1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG KĨ THUẬT hệ THỐNG PHANH dầu XE TOYOTA FORTUNER 2009 -Đại học

60 1.3K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 2 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHANH DẦU 3 1.1: Tổng quan về hệ thống phanh dầu 3 1.1.1: Nhiệm vụ 3 1.1.2: Yêu cầu. 3 1.1.3: Phân loại. 3 1.2: Kết cấu hệ thống phanh thông dụng. 4 1.2.1: Hệ thống phanh thủy lực. 4 1.2.2: Hệ thống phanh khí nén 4 1.2.3: Hệ thống phanh cơ khí 5 1.2.4: Dẫn động phanh bằng khí nén – thủy lực kết hợp. 5 CHƯƠNG II: KẾT CẤU HỆ THỐNG PHANH DẦU XE TOYOTA FORTUNER 2009 8 2.1: Giới thiệu về đặc tính kĩ thuật của xe 8 2.2: Kết cấu hệ thống phanh. 10 2.2.1: Cơ cấu phanh tang trống. 10 2.2.2: Cơ cấu phanh đĩa 14 2.2.3: kết cấu và nguyên lý hoạt động các cụm của hệ thống dẫn động phanh 16 CHƯƠNG III: CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG, SỮA CHỮA HỆ THỐNG PHANH DẦU XE TOYOTA FORTUNER 2009 25 3.1: Chẩn đoán hệ thống phanh. 25 3.1.1: Khái niệm chẩn đoán 25 3.1.2 Chẩn đoán hệ thống phanh 25 3.2: Bảo dưỡng sửa chữa 27 3.2.1: Trình tự tháo hệ thống phanh dầu xe Fortuner 2009 27 3.2.2: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống phanh dầu xe Fortuner 2009 35 1 3.2.3: Trình tự lắp hệ thống phanh dầu xe Fortuner 2009 41 Kết luận 56 Tài liệu tham khảo 57 LỜI NÓI ĐẦU Đất nước ta hiện nay đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các ngành công nghiệp nặng luôn từng bước phát triển. Trong đó, ngành công nghiệp ô tô luôn được chú trọng và trở thành một mũi nhọn của nền kinh tế và tỷ lệ nội địa hóa cũng ngày càng cao. Tuy nhiên, công nghiệp ô tô Việt Nam đang trong những bước đầu hình thành và phát triển nên mới chỉ dừng lại ở việc nhập khẩu tổng thành, lắp ráp các mẫu xe sẵn có, chế tạo một số chi tiết đơn giản và sửa chữa. Do đó, một vấn đề lớn đặt ra trong giai đoạn này là tìm hiểu và nắm vững kết cấu của từng cụm hệ thống trên các xe hiện đại, phục vụ quá trình khai thác sử dụng đạt hiệu quả cao nhất, từ đó có thể từng bước làm chủ công nghệ. An toàn chuyển động của xe là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng xe, nó được đánh giá bằng nhiều tiêu chí trong đó có hệ thống phanh. Hệ thống phanh là một trong những cụm quan trọng nhất của xe ô tô, bởi vì nó đảm bảo cho xe chạy an toàn ở tốc độ cao, do đó có thể nâng cao được năng suất vận chuyển. Xuất phát từ những yêu cầu và đặc điểm đó, em đã thực hiện nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp với đề tài: “CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG KĨ THUẬT HỆ THỐNG PHANH DẦU XE TOYOTA FORTUNER 2009.” Trong thời gian thực hiện đề tài do thời gian có hạn và kiến thức còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong sự giúp đỡ, ý kiến đóng góp của quý thầy cô cùng tất cả các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn cùng các bạn đã giúp em hoàn thành đồ án này. Sinh viên thực hiện Trần Công Toàn 2 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHANH DẦU 1.1: Tổng quan về hệ thống phanh dầu. 1.1.1: Nhiệm vụ. -Hệ thống phanh ô tô dùng để điều khiển giảm tốc độ và dừng xe theo yêu cầu của người lái để đảm bảo an toàn giao thông khi vận hành trên đường. - Hệ thống phanh dùng để giảm tốc độ của ô tô đến một giá trị cần thiết nào đó hoặc dừng hẳn ô tô. - Giữ cho ô tô dừng hoặc đỗ trên các đường dốc. 1.1.2: Yêu cầu. - Phải nhanh chóng dừng xe trong bất khì tình huống nào, khi phanh đột ngột xe phải được dừng sau quãng đường phanh ngắn nhất, tức là có gia tốc phanh cực đại. - Hiệu quả phanh cao kèm theo sự phanh êm dịu để đảm bảo phanh chuyển động với gia tốc chậm dần đều giữ ổn định chuyển động của xe. - Lực điều khiển không quá lớn, điều khiển nhẹ nhàng, dễ dàng cả bằng chân và tay. - Hệ thống phanh cần có độ nhạy cao, hiệu quả phanh không thay đổi giữa các lần phanh. - Đảm bảo tránh hiện tượng trượt lết của bánh xe trên đường, phanh chân và phanh tay làm việc độc lập không ảnh hưởng đến nhau. - Các cơ cấu phanh phải thoát nhiệt tốt, không truyền nhiệt ra các khu vực làm ảnh hưởng tới sự làm việc của các cơ cấu xung quanh, phải dễ dàng điều chỉnh thay thế chi tiết hư hỏng. 1.1.3: Phân loại. - Phân loại theo tính chất điều khiển chia ra phanh chân và phanh tay. - Phân loại theo vị trí đặt cơ cấu phanh mà chia ra: phanh ở bánh xe và phanh ở trục chuyển động. 3 - Phân loại theo kết cấu của cơ cấu phanh: phanh guốc, phanh đai, phanh đĩa - Phân loại theo phương thức dẫn động có: Dẫn động phanh bằng cơ khí, chất lỏng, khí nén hoặc liên hợp. 1.2: Kết cấu hệ thống phanh thông dụng. 1.2.1: Hệ thống phanh thủy lực. + Cấu tạo 1. Bàn đạp phanh 2. Bộ trợ lực chân không 3. Xy lanh phanh chính 4. Bình chứa dầu 5. Cơ cấu phanh 6. Bộ điều hòa lực phanh 7. Cơ cấu phanh + Hoạt động - Khi đạp phanh, lực đạp được truyền từ bàn đạp qua cần đẩy vào xilanh chính để đẩy piston trong xilanh. - Lực của áp suất thuỷ lực bên trong xilanh chính được truyền qua các đường ống dẫn dầu đến các xilanh bánh xe thực hiện quá trình phanh. - Khi nhả phanh, người lái bỏ chân khỏi bàn đạp phanh lúc này piston xilanh chính trở lại vị trí không làm việc và dầu từ các xilanh bánh xe theo đường ống hồi về xilanh chính vào buồng chứa, đồng thời tại các bánh xe lò xo hồi vị kéo hai guốc phanh tách khỏi trống phanh và kết thúc quá trình phanh. 1.2.2: Hệ thống phanh khí nén. + Cấu tạo. 4 Hình 1.1 Sơ đồ cấu tạo hệ thống phanh thủy lực dẫn động hai dòng Hệ thống phanh khí thường bố trí trên các ô tô có trọng tải lớn. Các bộ phận chính gồm có: máy nén khí, van điều chỉnh áp suất, bình chứa khí nén, van phân phối (van điều khiển), các buồng hơi hãm cùng với cơ cấu hãm của các bánh xe, bàn đạp, ống dẫn hơi và các ống mềm. Trên một số xe có bố trí hai bình chứa khí, bình lọc và đường ống dẫn khí cho hệ thống phanh rơ moóc. Hình 1.2: Sơ đồ hệ thống phanh khí nén. 1. Máy nén khí; 2.Van điều chỉnh áp suất; 3. Đồng hồ áp lực 4. Van an toàn; 5,8. Bình khí nén; 6. Van trích hơi; 7. Van xả khí; 9,16. Buồng hơi hãm; 10,15. Ống mềm; 11,17. Guốc phanh; 13. Ống dẫn; 14. Bàn đạp phanh; 12. Van phân phối(van điều khiển) + Hoạt động. Máy nén khí (1) được dẫn động từ trục khuỷu động cơ, khi động cơ làm việc máy nén khí nén không khí vào các bình chứa (5) và (8). Van điều chỉnh suất (2) giữ áp suất của khí nén trong bình chứa ở mức độ quy đinh. Khi đạp bàn phanh, khí nén từ bình chứa qua van phân phối (12) tới buồng hơi hãm (6;9) của các bánh xe, khí nén ép màng, đẩy cần đẩy và cần hãm, làm trục quả đào quay, đẩy má phanh ra áp chặt với tang trống phanh để hãm bánh xe. Khi nhả bàn đạp phanh, van phân phối đóng kín đường nén của bình chứa, đồng thời mở cho khí nén từ các buồng hơi hãm thoát ra ngoài. Lò xo kéo má phanh ra khỏi tang trống phanh. Quá trình phanh kết thúc. 1.2.3: Hệ thống phanh cơ khí. Hệ thống phanh dẫn động bằng cơ khí có ưu điểm kết cấu đơn giản nhưng không tạo được mô men phanh lớn do hạn chế lực điều khiển của người lái vì vậy ít được sử dụng. 1.2.4: Dẫn động phanh bằng khí nén – thủy lực kết hợp. 1.2.4.1: Dẫn động phanh một dòng. 5 Hình 1.3: Sơ đồ hệ thống dẫn động phanh một dòng. + Dẫn động thủy lực: có hai xy lanh chính dẫn hai dòng dầu đến các xy lanh bánh xe phía trước và phía sau. + Dẫn động khí nén: bao gồm từ máy nén khí, bình chứa khí, van phân phối khí và các xy lanh khí nén. Đây là dẫn động khí nén – thủy lực kết hợp hai dòng nên van phân phối khí là loại van kép, có hai xy lanh chính và hai xy lanh khí. Hệ thống phanh dẫn động kết hợp khí nén – thủy lực phối hợp cả ưu điểm của phanh khí và phanh dầu cụ thể là lực tác dụng lên bàn đạp bé, độ nhậy cao, hiệu suất lớn và có thể sử dụng cơ cấu phanh nhiều loại khác nhau. Phanh khí nén – thủy lực có những nhược điểm ở phần truyền động thủy lực là: ở nhiệt độ thấp hiệu suất giảm, chăm sóc kĩ thuật phức tạp như khi kiểm tra mức dầu và thoát không khí khỏi chuyển động. Dẫn động một dòng tuy kết cấu đơn giản nhưng độ tin cậy không cao. Vì một lý do nào đó, bất kì một đường ống dẫn khí hoặc dẫn dầu nào đến các van phanh và xy lanh bánh xe bị rò rỉ khí, dầu trong hệ thống bị mất áp suất khi đó hiệu quả phanh ở tất cả các bánh xe bằng không. Xe thường được sử dụng cho xe có trọng tải trung bình. 1.2.4.2: Dẫn động phanh hai dòng. 6 Hình 1.4: Sơ đồ hệ thống dẫn động phanh hai dòng. 1. Van điều khiển; 2. Cơ cấu phanh; 3. Bình dầu 4. Van điều khiển; 5. Xi lanh chính; 6. Máy nén khí; 7. Xy lanh thủy lực Hệ thống phanh khí nén – thủy lực gồm có máy nén khí dẫn động bằng động cơ ô tô, bình chứa khí nén, van điều khiển, xy lanh lực, van điều khiển và xy lanh phanh chính (ba bộ phận này kết hợp thành một cụm), các loại đường ống dẫn, cụm cơ cấu phanh. - Nguyên lý hoạt động: máy nén khí cung cấp khí nén đến bình chứa khí. Khi có tác dụng từ bàn đạp của người lái van phân phối sẽ mở đường khí nén từ bình chứa tới van điều khiển. Tại đây khi van điều khiển nhận được dòng khí nén điều khiển này sẽ mở thông cửa để một dòng khí nén lớn từ bình chứa khí nén tới sẽ sinh lực ép lên pistông của xy lanh chính. Dầu dưới áp lực cao sẽ truyền qua các ống dẫn dầu tới ép các pistông xy lanh phanh do đó sẽ dẫn động các guốc phanh và thực hiện các quá trình phanh. - Ngoài ra, cũng nhằm mục đích giảm tổn thất và tăng độ nhạy cho hệ thống khí nén – thủy lực kết hợp thì các cụm của hệ thống được bố trí theo nguyên tắc: + Phần dẫn động khí nén kể từ xy lanh khí nén phải gần với van điều khiển nhằm mục đích giảm tổn thất và giảm thời gian chậm tác dụng của khí nén. Còn từ xy lanh chính đến các xy lanh bánh xe có thể bố trí xa vì dầu không chịu nén nên ít ảnh hưởng tới thời gian chậm tác dụng. + Hệ thống phanh dẫn động kết hợp khí nén – thủy lực phối hợp cả ưu điểm của phanh khí và phanh dầu cụ thể là lực tác dụng lên bàn đạp bé, độ nhạy cao, hiệu suất lớn và có thể sử dụng cơ cấu phanh nhiều loại khác nhau. + Phanh khí nén – thủy lực có những nhược điểm ở phàn truyền động thủy lực là: ở nhiệt độ thấp hiệu suất giảm, chăm sóc kĩ thuật phức tạp như khi kiểm tra mức dầu và thoát không khí khỏi truyền động. 7 CHƯƠNG II: KẾT CẤU HỆ THỐNG PHANH DẦU XE TOYOTA FOTUNER 2009. 2.1: Giới thiệu về đặc tính kĩ thuật của xe. Hình 2.1 Hình ảnh tổng thể xe. Bảng 2.1 Thông số kĩ thuật. Thông số Đặc điểm kỹ thuật Hộp số truyền động Số tự động Hãng sản xuất Toyota Loại động cơ 2.7L gasoline, 4 xy lanh thẳng hàng, 16 Valve, DOHC 8 Kiểu động cơ 2TR-FE Dung tích xy lanh 2649cc Loại xe SUV Nhiên liệu Xăng Mức tiêu thụ nhiên liệu 12,7 lít/ 100Km Thùng nhiên liệu 65 lít Hệ thống lái Vô lăng gật gù điều chỉnh, tay lái trợ lực Ngoại thất Kính điện, gương chiếu hậu chỉnh điện, gương chiếu hậu chống lóa Nội thất Ghế nỉ, cần số vô lăng bọc da, đèn trong xe, ổ khóa quang An toàn Túi khí bên lái- Phụ Màu Bạc, đen, xám lông chuột Chiều dài cơ sở 2750 mm Chiều rộng cơ sở 1540 mm Trọng lượng không tải 1850 kg Số cửa 5 cửa Số chỗ ngồi 7chỗ 9 2.2: Kết cấu hệ thống phanh. 2.2.1: Cơ cấu phanh tang trống. * Cấu tạo. Hình 2.3 Cấu tạo cơ cấu phanh tang trống. Cơ cấu phanh trống gồm có trống phanh quay cùng với các bánh xe, các guốc phanh lắp với phần không quay là mâm phanh, trên guốc có lắp các má phanh, một đầu của guốc phanh quay quanh chốt tựa, đầu còn lại tỳ vào piston của xilanh công tác nếu là dẫn động thuỷ lực, hoặc là cam ép nếu là dẫn động khí nén. Trong trường hợp dẫn động thuỷ lực áp suất chất lỏng trong xilanh tác dụng lên các piston và đẩy các guốc phanh ép vào tang trống thực hiện quá trình phanh. Đối với dẫn động khí nén, áp suất khí tạo nên lực trên ty đẩy và thông qua đòn dẫn động làm quay cam đẩy các guốc phanh ép vào tang trống. Khe hở giữa các guốc phanh được điều chỉnh thường xuyên trong quá trình sử dụng. Các cơ cấu điều chỉnh sử dụng hiện nay rất phong phú, trong đó có các phương pháp điều chỉnh tự động. * Phân loại. Phanh trống có nhiều loại khác nhau tuỳ thuộc vào sự kết hợp của hai guốc phanh và mục đích sử dụng. 2.2.1.1: Các loại cơ cấu phanh * Cơ cấu phanh guốc đối xứng trục. 10 [...]... của xe 3.1.2: Chẩn đoán hệ thống phanh Bảng 3.1 chẩn đoán hệ thống phanh Triệu chứng Khu vực nghi ngờ - Rò rỉ dầu trong hệ thống phanh - Có khí trong đường ống phanh - Cuppen piston bị mòn hoặc hỏng Bàn đạp bị thấp hoặc hẫng - Khe hở guốc phanh quá lớn - Xy lanh phanh chính - Cần đẩy trợ lực phanh 26 - Hành trình tự do của bàn đạp phanh quá nhỏ - Hành trình của cần đẩy guốc phanh - Dây phanh. .. xe Tín hiệu thay đổi đó truyền qua thanh đòn nằm dưới gầm xe tác động lên đầu ngoài của con trượt (của bộ ĐHLP) làm thay đổi vị trí con trượt, do vậy trạng thái đóng đường dầu ra cầu sau cũng thay đổi - Khi tải trọng giảm, con trượt đi xuống và cửa van sẽ đóng sớm hơn, thực hiện điều hòa lực phanh theo tải trọng 25 CHƯƠNG III: CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHANH DẦU XE FORTUNER 2009. .. các má phanh được ép vào trống phanh tạo nên sự phanh Khi nhả bàn đạp phanh, lò xo hồi vị trên cơ cấu phanh và lò xo giữa các piston sẽ kéo các guốc phanh trở lại vị trí ban đầu Quá trình phanh kết thúc Trong quá trình sử dụng phanh, các má phanh sẽ hao mòn, do đó khe hở giữa má phanh và trống phanh sẽ tăng lên Muốn cơ cấu phanh hoạt động hiệu quả, phải điều chỉnh khe hở giữa má phanh và trống phanh. .. 1 kẹt Bó phanh - Dây phanh đỗ số 2 kẹt - Dây phanh đỗ số 3 kẹt - Khe hở guốc phanh sau - Má phanh ( nứt hoặc biến dạng) - Piston phanh trước bị kẹt - Piston phanh sau bị kẹt - Cần đẩy hỗ trợ lực phanh - Rò rỉ chân không trong hệ thống trợ lực - Xilanh phanh chính hỏng - Rò rỉ dầu trong hệ thống phanh - Có khí trong đường ống phanh - Má phanh (dính dầu, chai cứng) Lực phanh không đủ - Đĩa phanh (chai... trục dẫn hướng Khi phanh má phanh bị đẩy càng phanh trượt theo chiều ngược lại và đẩy rôto phanh từ cả hai bên Cấu tạo bao gồm: Hình 2.13 càng phanh di động Các loại đĩa phanh: Cũng giống như trống phanh, đĩa phanh tạo ra bề mặt ma sát với má phanh và được làm bằng thép đúc Tùy theo điều kiện sử dụng của từng xe mà ta có các loại đĩa phanh khác nhau 2.2.2.4: Má phanh Hầu hết các má phanh có lưng đỡ... lực phanh + Bộ điều hòa lực phanh (ĐHLP) có tác dụng hạn chế bớt lực phanh ra cầu sau, nhằm tránh cho các bánh xe sau bị bó cứng và gây trượt lết bánh xe khi phanh ngặt, nâng cao khả năng ổn định khi phanh của ô tô + ĐHLP có cấu trúc tùy thuộc vào hệ thống phanh được lắp đặt trên xe: phanh thủy lực, phanh khí nén, phổ biến chúng có mặt trên ô tô con giá rẻ không có ABS Cấu trúc nói ở đây là hệ thống phanh. .. guốc phanh sau - Cần đẩy trợ lực phanh (cần phải điều chỉnh) - Rò rỉ chân không trong hệ thống trợ lực 27 - Má phanh nứt, méo, bẩn dính dầu, chai cứng Tiếng ồn từ phanh - Lớp ma sát nứt, méo, bẩn hoặc chai cứng - Bu lông bắt - Tấm đỡ má phanh lỏng - Móc, lò xo hồi vị, lò xo căng hỏng - Lò xo giữ guốc phanh hư hỏng 3.2 :Bảo dưỡng, sửa chữa 3.2.1 Trình tự tháo hệ thống phanh dầu xe Fortuner 2009 3.2.1.1... kìm, tháo lò xo giữ guốc phanh, các chốt, guốc phanh trước và guốc phanh sau - Hãy ấn lên phía trước Cẩn 34 hoặc phía sau của xy lanh bánh xe bằng một guốc phanh Rồi tháo guốc phanh đối diện với guốc phanh được ấn vào Cuối cùng tháo guốc phanh còn lại thận không làm hỏng cao su chắn bụi xy lanh phanh - Dịch chuyển một guốc phanh xuống dưới và tháo lò xo bắt guốc phanh - Tháo guốc phanh trước và sau - Tháo... trình phanh được thực hiện Khi nhả bàn đạp phanh, lò xo hồi vị trên cơ cấu phanh sẽ kéo các guốc phanh trở về vị trí ban đầu Khe hở giữa má phanh và trống phanh xuất hiện nên kết thúc quá trình phanh Điều chỉnh khe hở giữa trống phanh và má phanh được thực hiện bằng cách xoay cam lệch tâm + Ưu, nhược điểm - Ưu điểm: Do bố trí xy lanh làm việc và chốt lệch tâm đối xứng nên hiệu quả phanh của hai má phanh. .. đầu má phanh * Cơ cấu phanh guốc dạng bơi Đặc điểm cấu tạo và nguyên lý hoạt động: Đặc điểm của loại cơ cấu phanh này là guốc phanh có 2 bậc tự do và không có điểm tựa cố định Cơ cấu phanh dạng bơi hai xy lanh làm việc đều tác dụng lên đầu trên và đầu dưới của guốc phanh, khi phanh các guốc phanh sẽ dịch chuyển theo chiều ngang và ép sát vào trống phanh Nhờ sự áp sát giữa trống phanh và má phanh cho . 25 3.1.2 Chẩn đoán hệ thống phanh 25 3.2: Bảo dưỡng sửa chữa 27 3.2.1: Trình tự tháo hệ thống phanh dầu xe Fortuner 2009 27 3.2.2: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống phanh dầu xe Fortuner. của hệ thống dẫn động phanh 16 CHƯƠNG III: CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG, SỮA CHỮA HỆ THỐNG PHANH DẦU XE TOYOTA FORTUNER 2009 25 3.1: Chẩn đoán hệ thống phanh. 25 3.1.1: Khái niệm chẩn. VỀ HỆ THỐNG PHANH DẦU 3 1.1: Tổng quan về hệ thống phanh dầu 3 1.1.1: Nhiệm vụ 3 1.1.2: Yêu cầu. 3 1.1.3: Phân loại. 3 1.2: Kết cấu hệ thống phanh thông dụng. 4 1.2.1: Hệ thống

Ngày đăng: 03/01/2015, 07:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w