1. Trang chủ
  2. » Mẫu Slide

Quy hoạch chăn nuôi tỉnh bắc giang

10 544 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 151,5 KB

Nội dung

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HUYỆN PHONG ĐIỀN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 102 /KH-UBND Phong Điền, ngày 30 tháng9 năm 2014 KẾ HOẠCH Phát triển số lượng và nâng cao chất lượng đàn bò trên địa bàn huyện năm 2014 Thực hiện Quyết định số 2884/QĐ-UBND ngày 06 tháng 8 năm 2014 của UBND huyện Phong Điền về Phê duyệt Dự án Phát triển số lượng và nâng cao chất lượng đàn bò trên địa bàn huyện giai đoạn 2014-2016. UBND huyện xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án trên địa bàn huyện năm 2014 như sau: I. MỤC TIÊU: 1. Mục tiêu tổng quát: - Cải tạo và từng bước nâng cao tầm vóc đàn bò vàng địa phương trên địa bàn huyện; tăng số lượng, chất lượng đàn bò; ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào công tác giống để mang lại hiệu quả kinh tế cao; góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người chăn nuôi, từng bước xóa đói giảm nghèo tại địa phương. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, cơ cấu cây trồng,vật nuôi, tăng sản phẩm có chất lượng cao, cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. - Chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản tại các hộ gia đình và trang trại với phương thức nuôi nhốt kết hợp với chăn thả có quản lý. - Quy hoạch ổn định vùng trồng cây thức ăn; tận dụng các sản phẩm phụ của ngành nông nghiệp (thân lá cây ngô, rơm rạ, ngọn mía…) làm thức ăn chăn nuôi. - Nâng cao trình độ kỹ thuật chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản; từng bước xóa bỏ tập quán chăn nuôi thả rông, chuyển sang hình thức chăn nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa. 2. Mục tiêu cụ thể: - Năm 2014 nhập vào địa bàn huyện 840 con bò cái lai sind để thay thế và tăng đàn. - Phối giống bằng thụ tinh nhân tạo cho 800 con bò cái. - Thiến (hoặc bán) 500 bò đực cóc - Trồng mới: 15 ha cỏ. II. NỘI DUNG THỰC HIỆN: a) Nội dung 1: Mua giống bò - Mua 840 con bò cái lai để thay thế và tăng đàn. Xem xét thẩm định các hộ chăn nuôi đủ điều kiện để tham gia dự án, xác định nguồn vốn vay và số lượng bò đầu tư nuôi mới theo mục tiêu và nội dung của dự án. b) Nội dung 2: Hỗ trợ thụ tinh nhân tạo bò - Hỗ trợ phối giống bằng thụ tinh nhân tạo cho 800 con bò cái đậu thai. 1 - Thiến (hoặc bán) 500 con bò đực cóc. c) Nội dung 3: Trồng cỏ - Hỗ trợ giống cỏ trồng mới 15 ha; trồng tập trung và phân tán trong hộ chăn nuôi. d) Nội dung 4: Tập huấn kỹ thuật - Tập huấn kỹ thuật cho các hộ chăn nuôi bò về chọn giống; chăm sóc nuôi dưỡng bò, phát hiện bò động dục để phối giống thời điểm thích hợp đạt tỷ lệ đậu thai cao; kỹ thuật trồng cỏ, công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi III. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN: Kế hoạch được thực hiện trên địa bàn 11 xã, thị trấn gồm: Phong Sơn, Phong Thu, Phong Hoà, Phong Hiền, Phong An, Phong Xuân, Phong Mỹ, Điền Hương, Điền Môn, Điền Lộc và Thị trấn Phong Điền, trong đó tập trung đẩy mạnh phát triển đàn bò trên địa bàn 5 xã gồm: Phong Sơn, Phong Xuân, Phong Mỹ, Phong An và Phong Hiền. IV. DỰ TOÁN KINH PHÍ: Tổng kinh phí thực hiện: 22,656,200.000 đồng, trong đó: + Vốn vay ngân hàng thương mại: 13.440.000.000 đồng; + Ngân sách huyện hỗ trợ: 2.985.200.000 đồng. + Nhân dân đóng góp: 6.231.000.000 đồng. Cơ cấu nguồn vốn như sau: TT Nội dung chi phí Kinh phí thực hiện năm 2014 (tr.đồng) Trong đó Vốn vay (tr.đồng) Vốn hỗ trợ (tr.đồng) Nhân dân đóng góp (tr.đồng) 1 Vay mua bò giống 840 con (16 triệu đồng/con) 13.440 13.440 2 Xây dựng chuồng trại: 1.580 316 1.264 3 Lãi suất ngân hàng mua bò giống 4.435 1,532 2.903 4 Bảo hiểm thụ tinh nhân tạo 800 con bò 240 120 120 5 Bảo hiểm công tác thú y, phòng chống dịch bệnh 2.520 756 1.764 6 Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi 25 25 7 Trồng cỏ 360 180 180 2 8 Lập dự án 3 3 9 Hỗ trợ kỹ thuật 43 43 Ở huyện: 3 người * 100.000 đồng/tháng * 12 tháng 3,6 3,6 Ở xã: 300.000 đồng/tháng * 11 xã *12 tháng 39,6 39,6 10 Quản lý dự án 10 10 Tổng cộng: 22.656,2 13.440 2.985,2 6.231 V. TIẾN ĐỘ THỜI GIAN THỰC HIỆN: TT Các nội dung thực hiện chủ yếu Thời gian Cơ quan chủ trì Cơ quan phối hợp thực hiện 1 - Xây dựng thuyết minh, phê duyệt dự án - Thành lập Ban điều hành dự án. Tháng 8/2014 Phòng Nông nghiệp và PTNT - Phòng Tài chính Kế hoạch 2 - Hội nghị triển khai thực hiện Dự án Tháng 8/2014 UBND huyện - Các ban ngành liên quan ở huyện, UBND, đoàn thể, thú y các xã thị trấn. 3 Tổ chức họp dân trên địa bàn các xã, thị trấn để thông tin mục tiêu, nội dung và chính sách hỗ trợ của dự án đến hộ chăn nuôi. Tháng 8/2014 UBND các xã, thị trấn tham gia dự án - Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm Khuyến nông lâm ngư, Trạm Thú y và đoàn thể các xã thị trấn. 4 - Các hộ đăng ký tham gia. - Điều tra, khảo sát, thẩm định nguồn vốn vay, chọn hộ (theo từng đợt). Tháng 8 đến tháng 12/2014 UBND các xã, thị trấn tham gia dự án - Phòng NN và PTNT, Trạm Khuyến nông lâm ngư, Trạm Thú y và đoàn thể các xã thị trấn. 3 Các cam kết của hộ chăn nuôi bò và các thủ tục liên quan dự án - Ngân hàng NN và PTNT 5 Tập huấn kỹ thuật hộ chăn nuôi bò Tháng 8- 12/2014. Trạm Khuyến nông lâm ngư, Trạm Thú y - Phòng NN và PTNT, UBND và thú y xã, thị trấn 6 Hợp đồng cung ứng giống bò, nhập bò ( theo từng đợt) và hướng dẫn, theo dõi thực hiện các nội dung dự án tại cơ sở. Tháng 8 đến tháng 12/2014 UBND các xã, thị trấn tham gia dự án - Phòng NN và PTNT, Trạm Khuyến nông lâm ngư, Trạm Thú y và đoàn thể, thú y các xã thị trấn. 7 Chăm sóc nuôi dưỡng tại hộ; thiến, bán bò đực cóc, quản lý bò đực giống, bò đực kéo Tháng 8 đến 12/2014 Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm Khuyến nông lâm ngư - Trạm Thú y và UBND, đoàn thể, thú y các xã thị trấn 8 Thủ tục giải ngân vốn, thu lãi Tháng 8 đến 12/2014 Phòng NN và PTNT -Phòng Tài chính- Kế hoạch, - Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, UBND các xã, thị trấn 9 Hội nghị sơ kết và triển khai thực hiện dự án năm 2015 Tháng 12/2014 UBND huyện - Các ban ngành liên quan ở huyện, UBND, đoàn thể, thú y các xã thị trấn. VI. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 1. Giải pháp chọn hộ tham gia dự án: - Các hộ chăn nuôi có diện tích đất để xây dựng chuồng trại, đất trồng cỏ và có điều kiện để mở rộng chăn nuôi, không gây ảnh hưởng đến môi trường. - Có lao động để chăn nuôi. - Có nguyện vọng và tự nguyện tham gia dự án - Có nguồn vốn đầu tư. - Có đủ điều kiện theo yêu cầu của các ngân hàng để vay vốn phát triển chăn nuôi và chịu trách nhiệm nguồn vốn vay của mình. 2. Giải pháp phát triển số lượng và nâng cao chất lượng đàn bò: a) Giải pháp về phát triển đàn: - Tăng khả năng sinh sản của đàn bò cái hiện có: 4 Tăng khả năng sinh sản đàn bò cái hiện có trên địa bàn huyện bằng các giải pháp đồng bộ như: nâng cao chất lượng bò đực giống nhảy trực tiếp, cung cấp trang thiết bị, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ dẫn tinh viên, hướng dẫn cho người chăn nuôi cách quản lý, theo dõi phát hiện bò động dục để phối giống kịp thời, chăm sóc tốt bò cái chửa, chăm sóc bê con - Mua bò giống: + Căn cứ số lượng bò các hộ đăng ký nuôi từng đợt, UBND các xã, thị trấn tổ chức khảo sát, hợp đồng cung cấp bò cho các hộ chăn nuôi có sự tham gia của đại diện các hộ chăn nuôi. + Bò nuôi mới được khảo sát chọn lọc từ các đàn bò đạt chất lượng của các cá nhân, các trang trại chăn nuôi, các đơn vị cung ứng và công ty chăn nuôi trong và ngoài tỉnh. b) Giải pháp về nâng cao chất lượng đàn bò: - Tổ chức phối giống bằng thụ tinh nhân tạo bò: + Hiện nay trên địa bàn huyện có 9 dẫn tinh viên đã được đào tạo và trang cấp đầy đủ trang bị phục vụ thụ tinh nhân tạo bò, các dẫn tinh viên đã được phân vùng để phụ trách phối giống đàn bò tại các địa phương. + Các xã, thị trấn xây dựng quy chế, thống kê và theo dõi biến động đàn bò, đặc biệt theo dõi để tổ chức thiến hoặc bán bò đực trước 12 tháng tuổi, quản lý tốt bò đực kéo để không ảnh hưởng đến công tác lai tạo đàn bò tại địa phương. - Tuyển chọn bò đực giống nhảy trực tiếp đạt chất lượng: Đối với bò đực giống nhảy trực tiếp cần phải được chọn lọc kỹ, không dùng bò đực kém chất lượng dùng làm bò đực giống nhảy trực tiếp cho đàn bò cái đối với những đàn không quản lý được chăn thả. - Áp dụng biện pháp quản lý cá thể, quản lý đàn: + Đối với các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ, chỉ áp dụng phiếu theo dõi khả năng sản xuất và sinh sản cho từng cá thể. + Đối với các hộ chăn nuôi quy mô vừa và lớn cần có thêm: sổ theo dõi tình hình chăn nuôi bò, phối giống, sinh sản, tiêu thụ thức ăn, dịch bệnh,… + Lập sổ theo dõi ghi chép các yếu tố đầu vào (công lao động, mua thức ăn, phối giống và trị bệnh, điện và nước,…) và sổ ghi chép các yếu tố đầu ra (bán bê đực, bán giống, bán phân) để có cơ sở tính toán chính xác hiệu quả trong chăn nuôi bò. 3. Giải pháp về kỹ thuật: a) Công tác giống: - Thực hiện tốt công tác thụ tinh nhân tạo bò. - Tuyển chọn đàn bò cái lai Zebu thay thế đàn bò cái địa phương. Đối với bò cái lai F1, là con lai giữa bò cái (bò vàng) X bò đực giống Zebu, tỷ lệ bò lai trên 50% nhóm máu Zebu. 5 - Triển khai thiến hoặc bán ra khỏi địa phương toàn bộ bò đực cóc không đủ tiêu chuẩn làm giống để tránh lai tạp. b) Thức ăn: - Hướng dẫn cho bà con nông dân các biện pháp kỹ thuật chế biến thức ăn cho gia súc (rơm ủ Urê, ủ chua) để các hộ tận dụng hết các nguồn phụ phẩm nông sản tại chổ như rơm, rạ, thân cây ngô, lạc dự trữ cho bò về mùa đông. - Hỗ trợ nông dân chuyển đổi một số diện tích các loại cây trồng khác sang trồng cỏ, kế hoạch đến 2014 sẻ trồng được 15 ha cỏ để chăn nuôi bò. c) Xây dựng chuồng trại: - Khuyến khích xây dựng chuồng trại chăn nuôi trên các vùng đã quy hoạch vào mục đích chăn nuôi trên địa bàn các xã, thị trấn. - Đối với chăn nuôi bò theo quy mô nông hộ cần xây dựng chuồng trại tách biệt với khu nhà ở, xa nguồn nước sinh hoạt và bếp nấu ăn để thuận tiện cho việc vệ sinh, tiêu độc khử trùng. - Xây dựng chuồng trại phải thực hiện theo các hướng dẫn kỹ thuật (hoặc các mẫu thiết kế) và theo quy định của ngành Nông nghiệp và PTNT (diện tích nuôi bò cái 4-6m²; đực giống 5 m²; bò chờ đẻ, bò đẻ có bê <6 tháng tuổi: 6m²). d) Đào tạo tập huấn, khuyến nông, thông tin tuyên truyền: - Tổ chức tập huấn kỹ thuật, tham quan các mô hình có hiệu quả về chăn nuôi bò lai cho cán bộ khuyến nông và bà con nông dân. - Xây dựng các mô hình chăn nuôi bò tập trung, mô hình trồng cỏ chăn nuôi bò thịt để bà con tham quan học tập. - Đề nghị cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể, các phòng ban chức năng thường xuyên phối hợp để tuyên truyền, nhân rộng các mô hình chăn nuôi có hiệu quả trên địa bàn huyện và khu vực lân cận. 4. Công tác thú y: - Tuyền truyền hướng dẫn nông dân xây dựng chuồng trại hợp lý, đảm bảo vệ sinh thú y. Tổ chức tiêm phòng định kỳ, phun thuốc tiêu độc khử trùng nhằm hạn chế dịch bệnh xảy ra và lây lan. - Thực hiện tốt công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y. Xây dựng lò mổ gia súc tập trung ở một số địa phương có số lượng gia súc giết mổ nhiều để kiểm soát dịch bệnh, ngăn ngừa lây lan, đồng thời đảm bảo vệ sinh môi trường. - Xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh tại những vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung. - Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ thú y cơ sở và có chính sách hỗ trợ phù hợp nhằm gắn trách nhiệm cũng như tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ thú y an tâm công tác. - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát điều kiện chăn nuôi, đảm bảo vệ sinh thú y đối với các hộ chăn nuôi, đặc biệt là các vùng chăn nuôi tập trung. 5. Công tác hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm: a) Hợp đồng trách nhiệm thụ tinh nhân tạo bò cái đậu thai: 6 Tổ chức thực hiện hợp đồng trách nhiệm thụ tinh nhân tạo cho bò cái đậu thai đối với một hoặc hai xã có đàn bò lớn, trong đó thực hiện tốt một số nội dung sau: - Tổ chức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi và cách phát hiện bò động dục để phối giống có kết quả. - Tổ chức thiến hoặc bán bò đực cóc trong đàn cho các hộ chăn nuôi bò khi đến dưới 12 tháng tuổi, quản lý đàn bò đực kéo và bò đực giống trong vùng. - Hợp đồng trách nhiệm giữa người chăn nuôi và cán bộ dẫn tinh viên để thụ tinh nhân tạo bò khi đã đậu thai với mức phí trách nhiệm có sự thống nhất giữa hộ chăn nuôi và dẫn tinh viên (dự kiến từ 300.000 đồng/bò đậu thai). b) Hợp đồng trách nhiệm bảo vệ đàn bò về công tác thú y, phòng chống dịch bệnh: - Tổ chức một hoặc hai xã hợp đồng trách nhiệm giữa người chăn nuôi và mạng lưới thú y cơ sở về công tác phòng chống dịch bệnh đối với đàn bò. Nội dung các hoạt động và trách nhiệm giữa các bên liên quan, phí bảo hiểm sẽ được bàn bạc và thống nhất với người chăn nuôi. 6. Phát triển mô hình bò vỗ béo trước lúc giết thịt: Để nâng cao số lượng, chất lượng thịt bò và hiệu quả chăn nuôi bò trên địa bàn huyện, trong thời gian tới cần vận động người chăn nuôi thiến bò đực khi dưới 12 tháng tuổi và bò già loại thải nuôi vỗ béo bằng bổ sung các loại thức ăn tinh sẵn có tại địa phương, nâng trọng lượng xuất chuồng của bò đực trên 250 kg và nâng cao chất lượng và hiệu quả bò loại thải đã qua vỗ béo để giết thịt. 7. Giải pháp về chính sách và nguồn vốn đầu tư: a) Nguồn vốn: - Nguồn vốn vay: UBND huyện tạo điều kiện để hộ nông dân tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng: Ngân hàng Chính sách-Xã hội, các ngân hàng Thương mại. - Nguồn hỗ trợ: Ngân sách huyện, xã và các tổ chức, doanh nghiệp. - Nguồn vốn của người dân. b) Chính sách hỗ trợ từ ngân sách huyện: b.1. Hỗ trợ lãi suất ngân hàng: - Nội dung hỗ trợ: Vốn vay mua bò giống. - Thời gian hỗ trợ 36 tháng, kể từ ngày ký hợp đồng vay vốn. - Mức hỗ trợ được tính như sau: X= (a - b)*36 tháng X: Mức hỗ trợ lãi suất a: Mức lãi suất ngân hàng thương mại (tính bằng % /tháng). b: Mức lãi suất ngân hàng chính sách (tính bằng % /tháng). Mức lãi suất (a,b) có thể được điều chỉnh theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước. b.2. Hỗ trợ chi phí xây dựng chuồng trại: - Nội dung hỗ trợ: Xây dựng chuồng trại và vật tư khác có liên quan. - Mức hỗ trợ: 2 triệu đồng/chuồng. 7 - Thời gian hỗ trợ: Hỗ trợ 1 lần khi làm chuồng trại. b.3. Hỗ trợ chi phí bảo hiểm thụ tinh nhân tạo: - Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ phí trách nhiệm thụ tinh nhân tạo cho mỗi con bò đậu thai. - Mức hỗ trợ: 50% con bò đóng bảo hiểm. - Hình thức hỗ trợ: Hỗ trợ lần đầu khi tham gia bảo hiểm. b.4. Hỗ trợ chi phí bảo hiểm công tác thú y: - Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ bảo hiểm thú y, phòng chống dịch bệnh. - Mức hỗ trợ: 30% con bò đóng bảo hiểm. - Hình thức hỗ trợ: Hỗ trợ lần đầu khi tham gia bảo hiểm. b.5.Hỗ trợ kỹ thuật: - Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ cán bộ kỹ thuật của huyện, xã, thị trấn trực tiếp tham gia chỉ đạo thực hiện dự án. - Mức hỗ trợ: + Ở huyện: 3 người x 100.000 đồng/ tháng/người. + Ở xã, thị trấn: 300.000 đồng/ tháng/xã ( 100.000 đồng/ người/ tháng x 3 người) - Thời gian hỗ trợ: 36 tháng. b.6. Hỗ trợ trồng cỏ: - Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ giống cỏ. - Mức hỗ trợ: 50%. - Hình thức hỗ trợ: Theo diện tích thực trồng khi nghiệm thu. b.7. Các chi phí hỗ trợ 100% khác: - Chi phí tập huấn kỹ thuật chăn nuôi. - Chi phí lập dự án và quản lý dự án. 8. Giải pháp về giải ngân và thu hồi vốn: a) Đối với vốn vay ngân hàng: - Hộ tham gia dự án được vay vốn ngân hàng để mua bò giống. Chủ dự án phối hợp với ngân hàng thương mại, chính quyền địa phương tiến hành lựa chọn hộ tham gia, thẩm định phương án vay vốn, kế hoạch trả nợ vốn, lãi vay. Thời hạn vay tùy thuộc chu kỳ phát triển sinh sản của bò nuôi; lãi suất theo công bố của ngân hàng thương mại. Hình thức giải ngân vốn được được thực hiện theo sự thống nhất giữa ngân hàng cho vay, hộ vay và chủ dự án. - Đối với gốc vốn vay lãi vốn vay ngân hàng (phần do hộ tham gia dự án trả) ngân hàng thống nhất với hộ vay để có kế hoạch thu, trả nợ vốn vay, lãi suất phù hợp với chu kỳ phát triển của đàn bò và thu nhập thực tế của hộ chăn nuôi. - Trong quá trình thực hiện phương án vay, trả nợ vốn gốc và lãi, hộ tham gia dự án chịu sự điều chỉnh bởi các quy định của ngân hàng thương mại. b) Đối với phần vốn do ngân sách huyện hỗ trợ: - Đối với hỗ trợ lãi suất vốn vay: Căn cứ các chứng từ hợp lệ, Chủ dự án thực hiện chuyển trả phần chênh lệch lãi suất theo chính sách trên cho ngân hàng thương mại. 8 - Đối với các khoản hỗ trợ khác: Căn cứ hồ sơ, chứng từ liên quan. Chủ dự án tiến hành giải ngân theo quy định, thực hiện quyết toán hàng năm với phòng Tài chính- Kế hoạch huyện. 9. Chính sách về đất đai: - Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, các xã, thị trấn cần có quy hoạch lâu dài cho việc phát triển chăn nuôi nói chung và nuôi bò nói riêng, đặc biệt là bố trí quỹ đất để phát triển các vùng chăn nuôi bò tập trung, tạo điều kiện cho các hộ đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại, hạn chế chăn nuôi phân tán trong các hộ dân cư, hạn chế ô nhiễm môi trường. - Ưu tiên cho các hộ, trang trại đã có sẵn quỹ đất hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ trồng trọt hoặc đất khác kém hiệu quả sang chăn nuôi bò. Bố trí quỹ đất để trồng cỏ, trồng các loại cây làm thức ăn cho bò. - Các trang trại chăn nuôi được hưởng chính sách hỗ trợ về đất đai, tài chính theo quy định hiện hành nhằm phát triển kinh tế trang trại. 10. Chính sách khen thưởng: Để khuyến khích động viên kịp thời cho nhân dân trong công tác phát triển chăn nuôi, hàng năm huyện tổ chức hội nghị tổng kết chăn nuôi, biểu dương khen thưởng những cá nhân tiêu biểu; đồng thời có phương án điều chỉnh kế hoạch, quy hoạch phát triển chăn nuôi hàng năm sát thực và khả thi hơn. VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 1. Ở huyện: Ban Điều hành thực hiện Dự án phát triển và nâng cao chất lượng đàn bò của huyện, phân công các thành viên phụ trách địa bàn các xã, thị trấn, chịu trách nhiệm chỉ đạo trong việc phát triển số lượng đàn và cải tạo nâng cao chất lượng đàn bò trên địa bàn huyện. - Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện là cơ quan thường trực, có nhiệm vụ phối hợp với các ban ngành liên quan, UBND các xã, thị trấn thông tin, hướng dẫn triển khai các nội dung dự án và chính sách hỗ trợ của Nhà nước đến các hộ chăn nuôi để đầu tư phát triển chăn nuôi. Thẩm định dự án các xã, thị trấn và xây dựng kế hoạch triển khai hàng năm trên địa bàn huyện. - Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện: Cân đối và đảm bảo các nguồn kinh phí triển khai thực hiện dự án, đồng thời kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí theo qui định. - Trạm Khuyến nông - lâm - ngư huyện: Chủ trì chuyển giao kỹ thuật đến hộ nông dân, kiểm tra giám sát công tác giống bò, công tác trồng cỏ. - Trạm Thú y huyện: Kiểm dịch đàn bò nhập vào huyện, tổ chức tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc trên địa bàn huyện, tổ chức điều hành mạng lưới dẫn tinh viên đảm bảo hoạt động có hiệu quả. - Đề nghị Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Thương mại: Căn cứ chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng, tư vấn hỗ trợ người chăn nuôi lập các thủ tục, thẩm định vốn vay theo quy định tạo điều kiện cho người chăn nuôi vay vốn đầu tư con giống và cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển chăn nuôi bò. 9 2. Ở các xã, thị trấn: Thành lập Ban Thực hiện dự án, xây dựng kế hoạch hàng năm, kinh phí đầu tư để triển khai tổ chức thực hiện tại địa phương mình (có báo cáo về UBND huyện trước ngày 15/10/2014). - Khảo sát lựa chọn những cá nhân, tổ chức có điều kiện tham gia dự án. - Tổ chức thiến bò đực cóc theo định kỳ và quản lý tốt bò đực kéo. - Xây dựng nội quy, quy chế chăn nuôi bò để các hộ chăn nuôi bò trong vùng dự án thực hiện và có biện pháp xử lý những trường hợp vi phạm ảnh hưởng đến công tác cải tạo chất lượng đàn bò tại địa phương. 3. Hộ chăn nuôi: - Lập các thủ tục vay vốn theo quy định tại các ngân hàng như: Ngân hàng Thương mại, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện,… để vay vốn phát triển chăn nuôi. - Ký cam kết và thực hiện đúng các nội dung mà dự án đề ra. - Thiến hoặc bán bò đực cóc, quản lý tốt bò đực kéo, chăm sóc, theo dõi phát hiện bò cái động dục để phối giống kịp thời đạt kết quả cao. - Chấp hành tốt chủ trương chính sách và nội quy, quy chế về công tác cải tạo chất lượng đàn bò tại địa phương. Trên đây là Kế hoạch phát triển và nâng cao chất lượng đàn bò trên địa bàn huyện năm 2014. UBND huyện đề nghị các ngành liên quan, địa phương và nhân dân chủ động xây dựng kế hoạch, tăng cường sự phối hợp để triển khai có hiệu quả./. TM. UỶ BAN NHÂN DÂN Nơi nhận: KT. CHỦ TỊCH - Thường vụ Huyện ủy; PHÓ CHỦ TỊCH - Thường trực HĐND huyện; - Chủ tịch, các PCT UBND huyện; - Các cơ quan, ban, ngành liên quan ở huyện; - UBND các xã, thị trấn; - VP HĐND và UBND: LĐ, KT2; - Lưu: VT. Nguyễn Văn Cho 10

Ngày đăng: 31/12/2014, 07:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w