Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 23 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
23
Dung lượng
174 KB
Nội dung
- 1 - PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kế toán trách nhiệm là một nội dung cơ bản của kế toán quản trị. Kế toán trách nhiệm xuất phát từ sự phân quyền trách nhiệm của nhà quản trị. Kế toán trách nhiệm có vai trò và vị trí quan trọng trong quản lý ở các doanh nghiệp trên thế giới. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, kế toán quản trị nói chung và kế toán trách nhiệm nói riêng là một lĩnh vực vẫn còn khá mới mẽ. Tổng công ty xây dựng là một đơn vị có nhiều công ty thành viên hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Phạm vi hoạt động của Tổng công ty xây dựng trải rộng, cơ chế quản lý tài chính đối với các công ty thành viên cũng khá đa dạng nên việc đánh giá thành quả quản lý của từng đơn vị, bộ phận, cá nhân ở các công ty và toàn bộ Tổng công ty vẫn còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó, chất lượng các công trình xây dựng hiện nay có thể nói rất thấp, không đảm bảo đúng thiết kế và thật đáng báo động. Ngoài ra, công tác tổ chức thi công các công trình xây dựng hiện nay đang gây ra một số vấn đề tác động đến môi trường và xã hội. Tuy nhiên, những vấn đề nêu trên không dễ gì tìm thấy được đối tượng hay bộ phận nào chịu trách nhiệm cũng như các công ty phải tiêu tốn thêm nhiều chi phí cho việc khắc phục hậu quả. Cạnh tranh toàn cầu ngày càng diễn ra gay gắt cộng với những thay đổi không ngừng của khoa học công nghệ, môi trường cạnh tranh dẫn đến các hệ thống kiểm soát cũ không đủ khả năng đáp ứng nếu không chịu cập nhật, điều chỉnh. Nhu cầu cung cấp thông tin cho nhà - 2 - quản lý trong quá trình ra quyết định hiện nay bên cạnh các chỉ tiêu tài chính còn phải xét đến các chỉ tiêu phi tài chính … Để thực hiện được những vấn đề và các yêu cầu nêu trên, cần thiết phải có một công cụ kiểm soát hữu hiệu giúp cho nhà quản lý thực hiện việc kiểm soát quản lý trong môi trường cạnh tranh toàn cầu hiện nay; phù hợp với xu thế hội nhập, phát triển bền vững. Tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm trong các tổng công ty xây dựng là một trong những công cụ cần thiết có thể đáp ứng được các yêu cầu của thực tiễn, phù hợp với xu thế hiện nay. Xuất phát từ những yêu cầu cần thiết, khách quan đã nêu trên, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Tổ chức kế toán trách nhiệm trong các Tổng công ty xây dựng thuộc Bộ giao thông vận tải” làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình. 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu kế toán trách nhiệm Nhu cầu về thông tin để hoạch định và kiểm soát tài chính hoạt động sản xuất kinh doanh đã thúc đẩy sự hình thành kế toán trách nhiệm. Từ khi Robert Anthony giới thiệu quyển sách kế toán quản trị năm 1956, các nghiên cứu tiếp theo sau về kế toán quản trị nói chung, kế toán trách nhiệm nói riêng được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của các chuyên gia, nhà khoa học. Việc nghiên cứu kế toán trách nhiệm nói chung trong thời gian qua đã có một số cơ quan, tác giả đã đề cập và nghiên cứu. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này chưa đưa ra cụ thể về tổ chức kế toán trách nhiệm trong loại hình công ty xây dựng, trong xu thế hội nhập, phát triển bền vững. Đây chính là “lổ hổng” trong nghiên cứu mà tác giả đã phát hiện ra để tiếp tục nghiên cứu. - 3 - 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu của luận án là tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm trong các TCT xây dựng. - Phạm vi nghiên cứu của luận án được giới hạn trong các tổng công ty xây dựng thuộc Bộ giao thông vận tải. 4. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính của luận án nhằm đề xuất tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm cho các tổng công ty xây dựng trong xu thế hội nhập, phát triển bền vững. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp. Trong phương pháp này, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính mà cụ thể là phương pháp tình huống làm phương pháp nghiên cứu chính; sử dụng phương pháp định lượng hỗ trợ thêm để làm sáng tỏ thêm vấn đề cần nghiên cứu. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Ở Việt Nam hiện nay, kế toán quản trị vẫn là một lĩnh vực tương đối mới mẽ. Vì vậy, luận án là một tài liệu bổ ích cho việc nghiên cứu và vận dụng kế toán quản trị nói chung, kế toán trách nhiệm nói riêng. Thực tế ở nước ta, việc sử dụng các thông tin do kế toán cung cấp cho quản trị doanh nghiệp còn hạn chế. Kế toán quản trị ở vẫn chưa được quan tâm đầy đủ tương xứng với vị trí và vai trò của nó trong quản trị doanh nghiệp. Từ thực tế này, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần vào quá trình hoàn thiện nội dung tổ chức kế toán quản trị nói chung và kế toán trách nhiệm nói riêng để phục vụ cho việc quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh trong các tổng công ty, - 4 - đặc biệt là các tổng công ty xây dựng. Ngoài ra, nội dung tổ chức kế toán trách nhiệm được xác lập trong luận án cần được dựa trên tiến trình phát triển và hội nhập theo mục tiêu phát triển bền vững. Đây chính là điểm mới mà chưa có tác giả nào trong nước đã công bố. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần tổng quan, kết luận, tài liệu tham khảo … nội dung chính của luận án được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Lý thuyết về kế toán trách nhiệm và việc ứng dụng kế toán trách nhiệm ở các doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm trong các Tổng công ty xây dựng thuộc Bộ giao thông vận tải Chương 3: Xác lập mô hình tổ chức kế toán trách nhiệm cho các Tổng công ty xây dựng thuộc Bộ giao thông vận tải - 5 - PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM VÀ VIỆC ỨNG DỤNG KTTN Ở CÁC DOANH NGHIỆP 1.1. LƯỢC SỬ PHÁT TRIỂN CỦA KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM Kế toán trách nhiệm là một nội dung cơ bản của kế toán quản trị do vậy quá trình hình thành và phát triển của kế toán trách nhiệm gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của kế toán quản trị. Kế toán trách nhiệm đã được hình thành trong giai đoạn trọng tâm của kế toán quản trị đã chuyển sang cung cấp các thông tin cho mục đích lập kế hoạch và kiểm soát. 1.2. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG ĐƯỢC VÀ CÓ HIỆU QUẢ VÀO HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN Ở CÁC DOANH NGHIỆP 1.2.1. Định nghĩa và mục tiêu của Kế toán trách nhiệm Kế toán trách nhiệm là hệ thống thông tin của kế toán quản trị; xử lý, phân loại các thông tin có thể kiểm soát để lập các báo cáo trách nhiệm cho các cấp độ quản trị đánh giá và ra các quyết định trong hoạt động kinh doanh Mục tiêu chung là xây dựng và thiết lập các báo cáo cho các bộ phận trách nhiệm nhà quản trị, được phân quyền quản lý 1.2.2. Nội dung kế toán trách nhiệm Từ khi Robert Anthony đã công bố những nghiên cứu của mình về kế toán trách nhiệm vào năm 1956 đến nay, kế toán trách nhiệm đã được nghiên cứu và vận dụng trên khắp thế giới. Tuy vậy, cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có một khái niệm chuẩn, thống nhất về kế toán trách nhiệm. Theo tác giả, kế toán trách nhiệm là một hệ thống thông tin mà hệ thống thông tin này phân loại dữ liệu (thông tin có thể kiểm soát) - 6 - theo các bộ phận chịu trách nhiệm và báo cáo hoạt động của các bộ phận này theo doanh thu, chi phí và các nguồn lực tài chính, phi tài chính mà nhà quản lý được giao ở bộ phận này có thể kiểm soát. 1.2.3. Cơ sở tổ chức Kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp 1.2.4. Xác định các trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp 1.2.4.1. Khái niệm về trung tâm trách nhiệm (TTTN) TTTN là một bộ phận trong tổ chức, nơi mà nhà quản trị bộ phận chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của bộ phận mình. 1.2.4.2. Bản chất của trung tâm trách nhiệm Một trung tâm trách nhiệm có bản chất như một hệ thống, mỗi hệ thống được xác định để xử lý một công việc cụ thể. Có 2 tiêu chí để đo lường mức độ hoàn thành một trung tâm trách nhiệm: hiệu quả và kết quả. 1.2.4.3. Phân loại các trung tâm trách nhiệm Thông thường, có 4 loại trung tâm: Trung tâm chi phí; Trung tâm doanh thu; Trung tâm lợi nhuận; Trung tâm đầu tư. 1.2.5. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá các trung tâm trách nhiệm Lý thuyết về mô hình Knowledge Management Star (KM Star) trong việc đánh giá thành quả quản lý các TTTN Mô hình KM Star cho rằng kết quả thực hiện mục tiêu và chiến lược đề ra trong xu thế hội nhập cần được xem xét dựa trên 5 khía cạnh: Tài chính; Khách hàng; Quy trình; Nhận thức và Tính bền vững (Nirmal Pal et al., 2004, p15). Mục tiêu & Chiến lược Tài chính Khách hàng Tính bền vững Nhận thức Quy trình - 7 - 1.2.6. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm 1.2.6.1. Mục tiêu của báo cáo kế toán trách nhiệm Hệ thống báo cáo KTTN cung cấp dòng thông tin từ cấp thấp lên cấp cao hơn. Báo cáo thực hiện được sử dụng để truyền đạt và cung cấp thông tin về hoạt động của từng cấp bộ phận và toàn DN. 1.2.6.2. Đặc điểm báo cáo kế toán trách nhiệm Mức độ chi tiết của thông tin trên các báo cáo sẽ khác nhau đối với những cấp độ quản lý khác nhau. Những bản báo cáo được phát hành dưới một hệ thống báo cáo KTTN có mối quan hệ mật thiết với nhau. Báo cáo phải bao gồm tất cả những chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi nhuận, mà có thể xác định một cách trực tiếp hay phân bổ một cách gián tiếp đến một cấp quản lý cụ thể, điều này phải căn cứ vào tính có thể kiểm soát được hay không đối với từng chỉ tiêu cụ thể. 1.2.6.3. Phân loại báo cáo kế toán trách nhiệm 1.2.6.4. Nội dung của hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm Báo cáo kế toán trách nhiệm được thiết kế chứa đựng những thông tin về các dữ liệu tài chính, phi tài chính có thể kiểm soát được theo các trung tâm trách nhiệm 1.2.7. Mối quan hệ giữa phân cấp quản lý với việc hình thành kế toán trách nhiệm ở doanh nghiệp 1.2.7.1.Ảnh hưởng của phân cấp quản lý đến hệ thống KTTN - 8 - Kế toán trách nhiệm gắn liền với sự phân cấp về quản lý. Nếu trong nội bộ cơ cấu tổ chức quản lý không có phân cấp quản lý thì kế toán trách nhiệm không có tác dụng, nói cách khác, trong cơ cấu quản lý đó kế toán trách nhiệm không tồn tại. 1.2.7.2.Ảnh hưởng của KTTN đến sự phân cấp quản lý * Ảnh hưởng của trung tâm trách nhiệm đến kế toán trách nhiệm * Ảnh hưởng của các báo cáo trách nhiệm đến sự phân cấp quản lý 1.3. TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM Ở MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM. 1.3.1. Tổ chức kế toán trách nhiệm ở Mỹ 1.3.2. Tổ chức kế toán trách nhiệm ở các nước Châu Âu 1.3.3. Tổ chức kế toán trách nhiệm ở Ấn Độ 1.3.4. Kinh nghiệm cho Việt Nam 1.4. ĐẶC ĐIỂM MÔ HÌNH TỔ CHỨC TCT XÂY DỰNG VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM 1.4.1. Hoạt động xây dựng và các loại hình công ty xây dựng ở Việt Nam 1.4.2. Đặc điểm hoạt động của TCT xây dựng và những ảnh hưởng của nó đến việc tổ chức hệ thống đến kế toán trách nhiệm. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG CÁC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG THUỘC BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI 2.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG CHI PHỐI ĐẾN TỔ CHỨC KTTN 2.1.1. Tổng quan về doanh nghiệp xây dựng ở VN 2.1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động xây dựng chi phối đến tổ chức hệ thống KTTN - 9 - 2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG KTTN Ở CÁC TCT XÂY DỰNG VIỆT NAM THUỘC BỘ GTVT 2.2.1.Đối tượng và phạm vi khảo sát Luận án đã tiến hành khảo sát thực tế về kế toán quản trị và kế toán trách nhiệm đang được áp dụng trong các TCT xây dựng. Phạm vi khảo sát là các TCT xây dựng thuộc Bộ GTVT 2.2.2.Nội dung khảo sát - Công tác xây dựng tầm nhìn chiến lược - Công tác tổ chức bộ máy và phân cấp quản lý; - Hệ thống báo cáo và công cụ được sử dụng để đánh giá trách nhiệm quản lý - Yêu cầu của xu thế hội nhập, phát triển bền vững. 2.2.3.Phương pháp khảo sát Quan sát việc tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm trong các tổng công ty xây dựng kết hợp với khảo sát, phỏng vấn sâu các cấp có trách nhiệm (đặc biệt là các trưởng, phó phòng kế toán), các chuyên gia, nhà khoa học để thu thập và phân tích dữ liệu. Ngoài phương pháp chủ đạo nêu trên, luận án còn sử dụng các phương pháp khác như phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, … 2.2.4.Kết quả khảo sát 2.2.4.1. Đánh giá chung Việc áp dụng kế toán quản trị nói chung, kế toán trách nhiệm nói riêng còn rất nhiều hạn chế, không nằm ngoài xu hướng chung của toàn xã hội. Vai trò kế toán quản trị trong các tổng công ty xây dựng rất mờ nhạt. - 10 - 2.2.4.2. Tình hình vận dụng KTTN trong các TCT xây dựng theo đánh giá của các chuyên gia, nhà khoa học Do nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ về tầm nhìn chiến lược cũng như việc xây dựng tầm nhìn chiến lược nên đã dẫn đến hậu quả là các TCT xây dựng đầu tư tràn lan, nhiều lĩnh vực, kém hiệu quả … gây lãng phí, thất thoát lớn. Bên cạnh đó, do quy mô lớn, cơ chế phân cấp quản lý phức tạp … nên các tổng công ty hầu như không thể kiểm soát nổi tình hình thực hiện, đánh giá thành quả quản lý … tại các bộ phận trong đơn vị. Các đơn vị thiếu các thông tin hữu ích cần thiết cho nhà quản trị trong quá trình quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Tâm lý chạy theo lợi nhuận trong ngắn hạn, bất chấp những tác hại có thể xảy ra cho xã hội, cho cộng đồng, cho doanh nghiệp, cho cán bộ, nhân viên … trong tương lai vẫn còn tồn tại phổ biến trong các doanh nghiệp. Thái độ, tư duy quản lý của các TCT xây dựng vẫn còn nhiều điều đáng bàn. Bản thân người quản lý và người lao động vẫn không thấy được trách nhiệm của mình, thiếu động lực để phấn đấu. Công tác kế toán tại đơn vị chủ yếu tập trung vào “chế biến” số liệu để có được báo cáo tài chính tốt. 2.2.4.3. Tình hình vận dụng KTTN trong các TCT xây dựng thuộc Bộ GTVT theo đánh giá của các nhà lãnh đạo trong các TCT Qua khảo sát và tiến hành trao đổi, phỏng vấn sâu một số nhà lãnh đạo, tác giả được cho biết thêm rằng trong thời gian qua, thông tin các tổng công ty xây dựng đầu tư ngoài ngành, hiệu quả thấp … gây lãng phí, thất thoát là có. Việc kiểm soát tình hình thực hiện, đánh giá trách nhiệm quản lý … tại các bộ phận trong đơn vị rất khó. Thông tin cho nhà quản trị trong quá trình quản lý, điều hành hoạt động sản [...]... phương tiện thông tin, truyền thông, thái độ của người dân, đạo đức trong kinh doanh … gây sức ép không nhỏ - 14 - lên công tác quản lý, tổ chức thi công các công trình xây dựng, đánh giá trách nhiệm quản lý của các cá nhân, bộ phận - Các tổng công ty xây dựng đang đứng trước những thách thức, khó khăn trong việc thu thập, xử lý các thông tin hữu ích cung cấp cho nhà quản trị Đặc biệt là các thông tin... nhiệm cho các Tổng công ty xây dựng Thứ nhất, mô hình tổ chức hệ thống KTTN phải phù hợp với mô hình tổ chức quản lý tổng công ty, đặc điểm của ngành xây dựng - 15 - Thứ hai, mô hình tổ chức hệ thống KTTN phải phù hợp với yêu cầu và trình độ quản lý các tổng công ty xây dựng Thứ ba, mô hình tổ chức hệ thống KTTN phải đảm bảo thống nhất với hệ thống kế toán trong các tổng công ty xây dựng Thứ tư, mô... ràng và cụ thể 3.1.3 Thiết kế mô hình Các Công ty hạch toán phụ thuộc (TT lợi nhuận) Các Đội thi công xây dựng (Trung tâm chi phí) Các Tổ thi công (Bộ phận của TT chi phí) TỔNG CÔNG TY (Trung tâm đầu tư) Các Công ty con (TT lợi nhuận) Các phòng chức năng Tổng c .ty, các công ty thành viên (TT chi phí) Các Xí nghiệp hạch toán báo sổ (Trung tâm chi phí) Các Tổ thi công (Bộ phận của TT chi phí) Phòng Kinh... công ty thường chú trọng lợi nhuận trong ngắn hạn nhiều hơn trong dài hạn vì nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan Công tác kế toán tại đơn vị chủ yếu tập trung kế toán tài chính Kế toán quản trị nói chung và kế toán trách nhiệm nói riêng trong các tổng công ty xây dựng gần như chưa được triển khai thực hiện 2.2.4.4 Một số vấn đề khác có liên quan đến hoạt động xây dựng Quá trình thi công các công. .. toán trách nhiệm cho tổng công ty xây dựng CHƯƠNG 3: XÁC LẬP MÔ HÌNH TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM CHO TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG THUỘC BỘ GTVT 3.1 QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG XÁC LẬP MÔ HÌNH 3.1.1 Quan điểm 3.1.1.1 Quan điểm chung về vận dụng kế toán quản trị cũng như kế toán trách nhiệm trong các Tổng công ty xây dựng Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, công tác quản lý đòi hỏi... tại các Tổng công ty xây dựng, luận án đã xây dựng một mô hình quản lý và đánh giá được việc - 21 - thực hiện của các cấp (bộ phận) trong Tổng công ty từ cấp thấp đến cấp cao nhất Ngoài ra, để góp phần đánh giá một cách toàn diện, luận án đã đề xuất vận dụng mô hình KM Star để đánh giá thành quả quản lý của các trung tâm trách nhiệm trong tổng công ty xây dựng Đây là một nội dung mới trong việc kiểm... các đồng xây dựng chi phí phát sinh tại - Xây dựng các kế đơn vị hoạch cụ thể liên quan kinh đến công tác đấu thầu, doanh nhận thầu - Quan hệ với các Tổng công ty, các công ty thành đối tác, khách hàng để tìm kiếm những cơ hội tạo doanh thu cho đơn vị - 18 - viên) - Thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin thị trường; xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tiếp thị, quảng 2 cáo của Công ty - Đảm... tổng công ty, công cụ được sử dụng để đánh giá trách nhiệm quản lý về chi phí, doanh thu, lợi nhuận và đầu tư chưa thật sự dựa vào việc so sánh chi phí, doanh thu, lợi nhuận có thể kiểm soát được thực tế với dự toán Các công cụ ROI, RI, EVA, ROCE rất ít được sử dụng để đánh giá trách nhiệm đầu tư - Ngoài ra, công tác lập kế hoạch hiện nay trong toàn Tổng công ty xây dựng nói chung và các công ty cổ... trách nhiệm đi sâu vào từng mảng hoạt động của loại hình tổng công ty (trong trường hợp công ty hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực) hay đi chi tiết vào từng tổng công ty xây dựng cụ thể Mở rộng hơn, vấn đề nghiên cứu có thể phát triển thêm đó là việc xác lập mô hình tổ chức kế toán trách nhiệm trong các mô hình - 23 - doanh nghiệp như tập đoàn, công ty nơi có thực hiện phân cấp quản lý ... đưa ra được mô hình tổ chức cụ thể cho các tổng công ty xây dựng nhưng vẫn còn mang tính tổng quát chung, khuôn mẫu, chưa cụ thể cho 1 đối tượng tổng công ty xây dựng nào Hệ thống các báo cáo, bảng biểu và các chỉ tiêu đánh giá … được xây dựng mang tính minh họa, hướng dẫn chứ không cụ thể cho 1 đối tượng tổng công ty Dựa trên kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án, hướng nghiên cứu kế tiếp có thể . toán trách nhiệm trong các Tổng công ty xây dựng thuộc Bộ giao thông vận tải Chương 3: Xác lập mô hình tổ chức kế toán trách nhiệm cho các Tổng công ty xây dựng thuộc Bộ giao thông vận tải -. ty xây dựng là một đơn vị có nhiều công ty thành viên hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Phạm vi hoạt động của Tổng công ty xây dựng trải rộng, cơ chế quản lý tài chính đối với các công. chức kế toán trách nhiệm trong các tổng công ty xây dựng. Qua khảo sát, đánh giá thực trạng công tác kế toán trách nhiệm tại các Tổng công ty xây dựng, luận án đã xây dựng một mô hình quản