1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Tuyển tập văn mẫu lớp 7

56 1,6K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 2,25 MB

Nội dung

càng học hỏi được nhiều, và do đó càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống .Bài 2 : Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya bài hay Trăng là chủ đề sáng tác, là cảm hứng của các thi nhâ

Trang 1

TUYỂN TẬP NHỮNG BÀI VĂN MẪU LỚP 7

Bài 1: Hãy giải thích câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn

Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người,muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộcsống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộcsống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình

Ở câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn, xét về mặt chữ nghĩa, các từđều khá rõ ràng Ở đây chỉ có từ đàng là hơi khó hiểu vì nó là từ địa phương miềnTrung và miền Nam với nghĩa là đường Cái khó của câu tục ngữ này là ở chỗ, các

từ ngữ kết hợp với nhau tạo nên những đơn vị định danh vừa cụ thể lại vừa rất trừutượng Ngày đàng vừacó ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa thời gian Khi ngàyđàng kết hợp với từ chỉ số lượng một tạo thành chỉnh thể một ngày đàng vẫn khôngtạo nên một đại lượng cụ thể, dễ nắm bắt được Dẫu vậy, cả vế thứ nhất đi mộtngày đàng cũng toát lên cái ý “có sự ra đi trong một khoảng thời gian và khônggian nhất định dù là ngắn” Đây là tiền đề, là cơ sở để tạo nên kết quả học một sàngkhôn

Trong sự đối ứng với vế thứ nhất, đi một ngày đàng thì vế thứ hai học một sàngkhôn hàm chỉ kết quả học hỏi, thu nhận được rất lớn Sàng khôn trong câu tục ngữnày có tính biểu trưng và tạo nên những liên tưởng rất lí thú Dân gian hay dùngsàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre, hình tròn, nông và thưa có tác

Trang 2

dụng làm sạch trấu và tấm cho gạo, để làm danh từ chỉ đơn vị Đơn vị được đong,

đo, đếm bằng sàng trong quan niệm dân gian là lớn và nhiều Một miếng giữa làngbằng một sàng xó bếp là cách đối lập giữa số ít và số nhiều Vậy, học một sàngkhôn là học được nhau cái hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểubiết về cuộc sống xã hội Nếu thả mình vào trong sự liên tưởng, thì ít nhiều chúng

ta lại nghĩ tới một sự biểu trưng khác của từ sàng khôn này Thông thường, nói đếnsàng người ta nghĩ tới cái được giữ lại ở trên sàng là thứ to hơn, ngược lại cái lọtxuống, lọt qua sàng là thứ nhỏ Lọt sàng xuống nia mà lại! Sàng khôn có lẽ vì thế

mà gợi nên sự liên tưởng tới những điều khôn không chỉ có số lượng nhiều nóichung, mà còn là cái số luợng nhiều đã được chọn lọc Không hiểu cha ông ta cógửi gắm điều này không, nhưng đứng về phía người thưởng thức và sử dụng ngônngữ, những liên tưởng như vậy là hoàn toàn có lý Trở lại câu tục ngữ đi một ngàyđàng học một sàng khôn, hai vế câu tục ngữ được hỗ trợ của phép đối và điệp dễgây liên tưởng có tính khẳng định: hễ cứ đi ra là có thể học được điều hay lẽ phải

và càng đi nhiều càng khôn lớn trưởng thành Đó là thông điệp của cha ông gửi lạicho đời sau

Câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn còn có một dạng thức nữa là đimột quãng đàng, học một sàng khôn Dạng thức này hình thành trên cơ sở cụ thểhóa việc đi lại bằng đơn vị không gian (quãng đường) chứ không phải là đơn vịthời gian (ngày đàng) như dạng đang xét Sự thay đổi này không làm phuơng hại gìđến ý nghĩa của câu tục ngữ

Gần với câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn về cả ba phương diệncấu tạo và ý nghĩa là câu tục ngữ đi một buổi chợ, học một mớ khôn Câu tục ngữnày khuyên bảo người đời cần phải tiếp xúc nhiều người, càng tiếp xúc rộng rãi,

Trang 3

càng học hỏi được nhiều, và do đó càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống

Bài 2 : Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya (bài hay)

Trăng là chủ đề sáng tác, là cảm hứng của các thi nhân và Bác Hồ không chỉ làchiến sĩ mà còn là một nhà thơ lớn có tình yêu thiên nhiên với tâm hồn nhạy cảm.Trong những năm đầu ở chiến khu Việt Bắc, trong một đêm trăng đẹp, Bác đã sángtác ra bài thơ Cảnh khuya để lại trong em nhiều cảm xúc

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”

Trang 4

Bài thơ “Cảnh khuya” thể hiện tình yêu thiên nhiên song hành cũng là tìnhyêu nước sâu đậm của Bác trong một đêm trăng ở núi rừng Việt Bắc

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”

Khi mọi người đã chìm sâu vào giấc ngủ, một màn đêm thanh tĩnh buôngxuống khắp khu rừng, nó làm cho tiếng suối dủ ở rất xa vẫn theo gió mang tiếng ca

êm đềm, trong vắt của mình cho những người yêu vẻ đẹp sáng ngời của đêm trăngcùng thưởng thức Tiếng suối và ánh trăng, chao ôi hai thứ ấy hòa quyện thì thật làtuyệt vời! Nó khiến cho người đang tham gia chính sự như Bác đã có một cảmnhận tinh tế về tiếng ca này Tiếng suối dịu êm khoan nhặt như một khúc hát trữtình sâu lắng Bác đã khéo léo dùng nghệ thuật lấy động tả một khung cánh yêntĩnh có thể nghe rõ âm vang từ xa vọng lại Và Người đã so sánh tiếng suối vớitiếng hát để nhấn mạnh nét gợi tả mang sức sống và hơi ấm của con người Sự vívon trên đã làm cho em nhớ lại câu thơ trong tác phẩm “Côn Sơn ca” của NguyễnTrãi từng viết

“Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.”

Mỗi vần thơ, mỗi khung cảnh, âm thanh đều là tiếng suối nhưng được cảmnhận khác nhau ở nhiều khía cạnh Song tất cả vẫn là một tình yêu thiên nhiên Câuthơ đã cho ta thấy rằng: dù là một vĩ lãnh tụ cách mạng nhưng Bác vẫn mang tâmhồn tràn đầy tình cảm lãng mạn, đẹp đẽ Cám ơn Bác, ngòi bút tài hoa và tâm hồn

Trang 5

yêu thiên nhiên say đắm của Người đã giúp em cảm nhận sự ngọt ngào, du dươngcủa âm thanh suối chảy

“Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”

Ánh sáng dịu dàng, thanh khiết từ ánh trăng len lõi chiếu vào lá và hoa tạonên vẻ đẹp lấp lánh Hoa lá nghiêng bong trên mặt đất tạo nên những bức tranh lấploá, lúc ẩn lúc hiện Hoa lá cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau, trăng đan vàocậy cổ thụ, trăng tràn vào hoa Đó như một bức tranh tuyệt vời của đất nước Bác

đã làm mọi sự vật sống động qua nghệ thuật nhân hóa “lồng” để miêu tả đan xencay lá và ánh trăng Bác quả là một người đa cảm và có tâm hồn vô cùng phongphú! Trăng trở nên thú vị và lãng mạn trong cảnh khuya sáng ngời, lung linh,huyền ảo Đọc thơ mà em cứ hình dung cảnh thơ như đang hiện lên mờ ảo trướcmắt Khung cảnh thật thơ mộng kết hợp với nhạc tạo nên một bức tranh đầy sinhđộng Vì vẻ đẹp bất tận của mình, trăng là người bạn của các nhà thơ, ta khó có thểhững hờ với vẻ đẹp của trăng

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ”

Đọc đến đây ai cũng nghĩ Bác vẫn còn thức vì trăng, vì sự cuốn hút của thiênnhiên nhưng người không chỉ xúc động trước vẻ đẹp của đất trời mà còn vì

“Chưa ngủ vì nỗi lo nước nhà”

Nước nhà đang bị giặc xâm lăng, giày xéo, bao người còn sống trong cơ cực,

Trang 6

lầm than Và để nhấn mạnh nỗi lo của mình, Bác đã điệp vòng “chưa ngủ” như láylại tâm tư của Bác, một người luôn nặng lòng với quê hương Hai câu thơ cuối giúp

ta thấy rõ hơn con người của Bác Một con người yêu thiên nhiên tha thiết nhưngcũng chính vì yêu thiên nhiên mà luôn lo cho sự nghiệp của đất nước.Đây chính lànỗi lòng, là tâm tình của vị lãnh tụ Đồng thời ta cũng đã thấy Bác Hồ của chúng tadẫu bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn dành thời gian để chiêm nghưỡngthiên nhiên, có lẽ thiên nhiên chính là người bạn giúp Bác khuây khoả, bớt đi sựvất vả mà Bác phải chăng chở suy tư Từ đây, ta nhận thấy Bác là một người luônbiết hài hoà giữa công việc với tình yêu thiên nhiên và càng yêu thiên nhiên thìtrách nhiệm đối với công việc càng cao bởi ta có thể nhận thấy đằng sau hình ảnhngười ung dung ngắm trăng đó là một nõi khao khát về một đất nước thanh bình,

để ngày ngày con người được sống tự do, hạnh phúc Dường như trong Bác luônxoáy sâu câu hỏi: Biết đến bao giờ đất nước mới đc tự do để con người thoả sứcngắm trăng? Đọc đến đây ta càng hiểu rõ hơn con người của Bác đó là một ngườiluôn canh cánh trong lòng nỗi lo vì dân vì nước, vì đất nước Bác có thể hi sinh tất

cả Hình ảnh của Bác làm em dâng trào cảm xúc mến yêu, kính trọng Bác Và ta đãluôn tự hỏi rằng: Có bao giờ Người được thảnh thơi để tận hưởng niềm vui củariêng mình? Bác thật vĩ đại trong tâm hồn em và của cả dân tộc Việt Nam Qua bàithơ, ta cảm nhận được lòng yêu quê hương trong Bác thật sâu đậm, lớn lao và đãbắt gặp một tâm hồn thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản Tácphẩm là một bức tranh đẹp về quê hương, về con người và sự sự hài hòa giữa cảnh

và tình

Bài thơ đã khép lại trong niềm xúc động dạt dào Bác đã để lại cho đờinhững vần thơ hay đầy ý nghĩa, những vần thơ đó đã khơi dậy trong em tình yêuthiên nhiên và niềm kính yêu vô hạn vị Cha già của dân tộc Qua bài thơ này ta

Trang 7

càng hiểu rằng trong hoàn cảnh nào, Bác vẩn giữ được thái độ bình tĩnh chủ độngnhư vậy, mặc dù ẩn trong phong thái ung dung tự tại ấy là nỗi lo cho nước, nỗithương dân Trong cuộc đời 79 năm, Bác Hồ có biết bao đêm không ngủ vì nhiều

lẽ nhưng điều khiến chúng ta cảm phục vô hạn đó là ý thức, trách nhiệm của Báctrước vận mệnh nước nhà Ý thức ấy ở Bác không chút nào xao lãng

Bài 3 : Hãy giải thích ý nghĩa câu Thất bại là mẹ thành công

Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi?Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết?Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàusang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng mìnhsuy ngẫm Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công theo mộtcách giản dị đến bất ngờ Thành công là khi bố và con trai có dũng khí bước vàobếp, nấu những món ăn mẹ thích nhân ngày tám tháng ba Món canh có thể hơimặn, món cá sốt đáng lẽ phải có màu đỏ sậm thì lại ngả sang màu… đen cháy

Nhưng nhìn mâm cơm, mẹ vẫn cười Bởi vì hai bố con không thể thành công trên

“chiến trường” bếp núc, nhưng lại thành công khi tặng mẹ “đoá hồng” của tìnhyêu Một món quà ý nghĩa hơn cả những món quà quý giá, hạnh phúc ấy long lanh

in trong mắt mẹ

Thành công còn là hình ảnh một cậu bé bị dị tật ở chân, không bao giờ đi lại bìnhthường được Từ nhỏ cậu đã nuôi ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá Sau bao nỗlực khổ luyện, cậu bé trở thành cầu thủ dự bị trong một đội bóng nhỏ, và chưa bao

Trang 8

giờ được chính thức ra sân Nhưng đó không phải là thất bại Trái lại, thành công

đã nở hoa khi cậu bé năm xưa, với bao nghị lực và quyết tâm, đã chiến thắng hoàncảnh để theo đuổi ước mơ từ ngày thơ bé Thành công ấy, liệu có mấy người đạtđược?

Sau mỗi mùa thi đại học, có bao “sĩ tử” buồn rầu khi biết mình trở thành “tử sĩ”.Hai bảy điểm, cao thật đấy Nhưng cao mà làm gì khi nhiệm vụ một lấy tới hai bảyphẩy năm? Đó thật ra không phải là thất bại, chỉ là khi thành công - bị - trì - hoãn

mà thôi Cuộc sống vẫn chào đón họ với nhiệm vụ hai, nhiệm vụ ba Quan trọng là

họ đã nỗ lực hết sức để khẳng định mình Đó là ý nghĩa vẹn nguyên của các kỳ thi,

và cũng là bản chất của thành công

Ngày còn nhỏ, tôi đã được đọc một câu chuyện rất xúc động Chuyện kể về mộtcậu bé nghèo với bài văn tả lại mẹ - người phụ nữ đã che chở cuộc đời em Cậu béviết về một người mẹ với mái tóc pha sương, với đôi bàn tay ram ráp nhăn nheonhưng dịu hiền và ấm áp Cậu kết luận rằng: bà ngoại là người mẹ - người phụ nữ

đã nâng đỡ em trong suốt hành trình của cuộc đời Bài văn lạc đề, phải về nhà viếtlại Nhưng đó mới chính là một tác phẩm thành công, bởi ở đó chất chứa tình yêuthương của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại Liệu có thành công nào, tình cảmnào thiêng liêng hơn thế?

Nhiều năm trước, báo chí từng vinh danh một cậu học trò nghèo thi đậu đại học với

vị trí thủ khoa Đối với cậu, đó là một thành công lớn Nhưng có một thành côngkhác, lặng thầm mà lớn lao, đó là chiến thắng của một người cha gần hai mươi nămtrời đạp xích lô nuôi con ăn học Bao niềm tin và hi vọng hiện lên trên gương mặtvốn đã chịu nhiều khắc khổ Và ngày con trai đậu đại học cũng là ngày tốt nghiệp

Trang 9

khoá học của một người cha.

Tôi biết có một nữ sinh tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu gần hai mươi nămtrước Với tài năng của mình, cô có thể gặt hái thành công trên con đường sựnghiệp và danh vọng Nhưng cô sinh viên năm ấy đã chấp nhận hi sinh những cơhội của đời mình để trở thành một người vợ đảm đang, một người mẹ dịu hiền củahai cô công chúa nhỏ Cho tới bây giờ, khi đã là một phụ nữ trung niên, Người vẫnnói với tôi rằng: “Chăm sóc bố và hai con chu đáo, đối với mẹ đã là một thànhcông lớn” Mỗi khi nghe câu nói ấy, tôi lại rơi nước mắt Gia đình là hạnh phúc, làthành quả đẹp đẽ của đời mẹ, và chúng tôi phải cảm ơn mẹ vì điều đó

Con người luôn khát khao thành công, nhưng mù quáng theo đuổi thành công thìthật là vô nghĩa Bạn muốn mình giàu có, muốn trở thành tỷ phú như Bill Gates?Vậy thì hãy gấp đồng tiền một cách cẩn thận rồi trao nó cho bà cụ ăn xin bênđường Với việc làm đẹp đẽ ấy, bạn sẽ cho mọi người hiểu được bạn không chỉgiàu có về vật chất mà còn giàu có tâm hồn Khi đó, bạn đã thực sự thành công.Cũng có khi bạn ước mơ thành công sẽ đến với mình như đến với Abramovich -ông chủ của đội bóng toàn những ngôi sao? Thành công chẳng ở đâu xa, chỉ cầnbạn dành thời gian chăm sóc cho “đội bóng” của gia đình bạn Ở đó, bạn nhậnđược tình yêu thương vô bờ bến, thứ mà Abramovich không nhận lại được từnhững cầu thủ của ông ta Thành công đến với mọi người một cách giản dị và ngọtngào như thế!

Bạn được sinh ra, đó là một thành công vĩ đại của cha và mẹ Trách nhiệm của bạn

là phải gìn giữ cho vẻ đẹp hoàn thiện của thành công ấy Đừng bao giờ ủ ê nghĩrằng cuộc sống là một chuỗi của thất bại, bởi như một giáo sư người Anh từng nói:

“Cuộc sống này không có thất bại, có chăng là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc

mà thôi”

Trang 10

Bài 4: Kỉ niệm ngày đầu tiên đi học

Ai mà chẳng có những ngày ấu thơ nhỉ? Những ngày ấy, dù hạnh phúc, dù cựckhổ, dù đắng cay, nhưng đó cũng chính là những kỉ niệm không bao giờ quênđược Sau này khi bạn nhớ lại, nhìn lại nó, sẽ cảm thấy "sao ngày ấy mình hồnnhiên quá", hồn nhiên ở cái tuổi chưa hiểu đời Và đó cũng là những niềm vui nhonhỏ an ủi bạn trong cuộc sống hiện giờ

Ngày nay, công nghệ hiện đại tiến bộ, có nhiều thú vui hơn cả ngày xưa của tôi,cuộc sống thay đổi nhiều, nhưng trong kí ức, những kỉ niệm thời thơ ấu sẽ mãi theobạn suốt cả cuộc đời, sẽ mãi ở trong một góc kín tâm hồn của bạn! Có những dònghồi kí, đọc lại mà thấy buồn cười, đáng yêu làm sao, cũng có những trang hồi kínhoè nét mực vì những dòng nước mắt! Cũng như bao người khác, hồi kí của tôi

Trang 11

Ngày xưa, tôi cũng như mọi người khác, cũng có một ngày đầu tiên đi học Vànhững kỉ niệm ngày ấy đã luôn theo tôi cho đến tận bây giờ.Tôi vẫn nhớ như in câuđầu tiên của bài văn "tôi đi học" của nhà văn Thanh Tịnh: "Hằng năm, cứ vào cuốithu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc , lòngtôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường " Sau này nhà văn

Lý Lan cũng viết một bài văn rất hay về đêm trước ngày đầu tiên đi học của mộtcậu bé

Các bạn có biết không? Những hình ảnh thân thương, trìu mến, những tấm lòngyêu con, lo lắng chăm sóc cho con của những nguời mẹ trong ngày đầu tiên đi học,đối với tôi, chỉ là những mơ ước, những khát khao mà trong đời này tôi không baogiờ có được

Ngày đầu tiên đi học của tôi không giống và cũng không được hạnh phúc như câuchuyện của hai nhà văn nổi tiếng đã viết ra, mà khác nhiều lắm, khác xa lắm các

Trang 12

bạn ạ!

Tôi còn nhớ rõ buổi sáng ấy Mẹ gọi tôi thức dậy thật sớm Mẹ thay cho tôi một bộquần áo sạch, lành lặn ( không có quần áo mới đâu nhé!) Mẹ trao cho tôi mộtquyển vở và một cây bút chì, rồi vuốt tóc tôi bảo:

-Con đi học đi, ráng học giỏi nha con!

Thế là tôi đi học một mình cho buổi học đầu tiên của cuộc đời mình

Tôi cũng đi trên "con đường làng dài và hẹp" Lòng tôi buồn man mác khi nhìnnhững người mẹ âu yếm dắt tay con, những đứa trẻ nhỏ như tôi trên đường đếntrường Còn tôi, chỉ một mình lủi thủi đơn độc, bị nhấn chìm trong đại dương hạnhphúc của người khác

Khi đến trường, tôi đâu có được rụt rè "đứng nép bên người thân" Tôi đơn độcmột mình, đứng dựa lưng vào gốc cây phượng vĩ trong sân trường, đưa mắt nhìnlên những chú chim nho nhỏ đang ríu rít bên những chùm hoa đỏ rực Tôi thấy trênkhoảng trời xanh mênh mông, có những đám mây nhỏ trôi chầm chậm, rồi tan biếnmất Tôi chợt nghĩ:" mình có như những đám mây ấy không nhỉ?"

Rồi tiếng trống trường vang lên dồn dập Những tiếng trống như những nhát búa

bổ vào lòng tôi Tôi đang lo sợ Nỗi sợ ấy giờ đã chuyển thành khiếp sợ Tôi chạyvào hàng theo các bạn nhỏ khác, không hề hiểu mình phải làm gì, và làm sao chođúng Tôi im lặng cúi đầu, không dám nhìn thầy giáo đang đứng phía trước họcsinh Thầy gọi tên học sinh vào lớp Cuối cùng, chỉ còn lại một mình tôi đứng đối

Trang 13

diện với thầy Tôi không được gọi tên Tôi sợ quá, ngồi thụt xuống, ôm mặt, bậtkhóc nức nở Thầy đỡ tôi dậy, hỏi:

- Con tên gì?

- Dạ! Con tên Đực

- Con còn tên Đức nữa phải không?

Tôi chợt nhớ ra mẹ có dặn tôi tên là Đức Tôi mừng quá:

- Dạ phải rồi ạ! Con quên

- Trời! Thầy gọi nhiều lần mà con nín thinh thôi, con vào lớp đi!

Tôi đi vào lớp trong tiếng cười thương hại của nhiều người mẹ còn ở lại trong sântrường

Vậy đó Ngày đầu tiên đi học của tôi là như vậy đó Các bạn đừng nghĩ rằng mẹkhông thương tôi Mẹ thương tôi nhiều lắm Nhưng mẹ còn phải đi làm từ sángsớm để tôi có ăn và được đi học, còn cha tôi, vì bị một tai nạn, nên không thể ở nhàđược Nhà tôi nghèo lắm,các bạn ạ!

Từ ngày ấy, trong tôi luôn mang một nỗi buồn u ẩn, nhưng tôi cảm thấy mình rấthạnh phúc, vì cha mẹ tôi đã chịu nhiều gian khổ để cho tôi được đi học mà không

hề có một lời than vãn Họ chính là những thiên thần hộ mệnh của tôi Còn tôi, tôivẫn một mình đi học trên " con đường làng dài và hẹp"

Bài 5: Qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ hãy chứng minh cho

sự giản dị của Bác

Trang 14

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu

mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc.Ở con ngườiBác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị Bác mãi là tấmgương để chúng ta học tập noi theo

Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết Trước hết Bácgiản dị trong đời sống sinh hoạt Không chỉ trong những năm tháng khó khăn màngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ cóvài ba món đơn gián, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũngsạch sẽ Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với conngười Bác Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ LiênXô là những đồ vật giản dị gắn liền với cuộc đời Bác Dù là một vị chủ tịchnước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có longbào, không có lầu son gác tía, mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơngiản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng

Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giẳn dị của mình Việc gì làm được thì Báckhông cần ai giúp đỡ nên số người giúp việc cũng ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay.Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ nhũng công việchàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước

Không những vậy trong quân hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị Từ việc đithăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với cáccháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến Trong

Trang 15

lần về quê, khi mọi người kéo đến rất đông Bác đã cùng mọi người ngồi trước cửanhà nói chuyện Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang

xa vời mà luôn gần gũi thân thiết

Trong lời nói và bài viết Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọingười dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo nên Bác đã nói rất giản dị về những điều lớnlao, chân chính như:"Không có gì quý hơn độc lập tự do" hay để kêu gọi tinh thầnđoàn kết Bác đã nói' Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết

Thành công thành công đại thành công"

Và rất nhiều những lời nói, bài văn, bài thơ rất giản dị của Bác mà chúng ta có thểbiết

Tóm lại sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹpcon người Bác Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chung ta phải học tập và noitheo

Bài 6: Cảm nhận của em về bài thơ Rằm tháng Giêng của Hồ Chí Minh

Trang 16

“Nguyên tiêu” nằm trong chùm thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh viết trong 9 nămkháng chiến chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc: “Nguyên tiêu”, “Báo Tiệp”, “Thudạ”,…Sau chiến thắng Việt Bắc, thu đông năm 1947, sang xuân hè 1948, quân talại thắng lớn trên đường số bốn Niềm vui thắng trận tràn ngập tiền tuyến hậuphương Trong không khi sôi động và phấn chấn ấy, bài thơ “Nguyên tiêu” củaBác Hồ xuất hiện trên báo “

Cứu quốc” như một đoá hoa xuân ngào ngạt và rực rỡ sắc hương Xuân Thuỷ đãdịch khá hay bài thơ này Nguyên tác bằng chữ Hán, viết theo thể thơ thất ngôn tứtuyệt:

“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên;

Yên ba thâm xứ đàm quân sự,

Dạ bán quy lại nguyệt mãn thuyền”

Đêm nguyên tiêu trăng sáng ngời trên một không gian bao la Bài thơ nói lên cảmxúc và niềm vui dào đạt trong tâm hồn lãnh tu đêm nguyên tiêu lịch sử

Hai câu đầu vẽ lên cảnh đẹp tuyệt vời đêm nguyên tiêu Trên bầu trời, vầng trăngvừa tròn (nguyệt chính viên) Trăng rằm tháng giêng mang vẻ đẹp tươi xinh khácthường vì mùa xuân làm cho trăng thêm đẹp Và trăng cũng làm cho cảnh vật mang

Trang 17

vẻ đẹp hữu tình Đất nước quê hương bao la một màu xanh bát ngát Màu xanh lấplánh của “xuân giang” Màu xanh ngọc bích của “xuân thuỷ” tiếp nối với màu xanhthanh thiên của “xuân thiên” Ba từ “xuân” trong câu thơ thứ hai là những nét vẽđặc sắc làm nổi bật cái “thần” của cảnh vật sông, nước và bầu trời.

“Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên”

(Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân)

“Xuân” trong câu thơ chữ Hán của Bác là mùa xuân, là tuổi trẻ, là vẻ đẹp xinhtươi Nó còn gợi tả mùa xuân, của sông nước, đất trời vào xuân Nó thể hiện vẻ đẹp

và sức sống mãnh liệt của đất nước ta: trong lửa đạn vẫn dạt dào một sức sống trẻtrung, tiềm tàng Ngoài giá trị miêu tả cảnh đẹp đêm nguyên tiêu, vần thơ còn biểuhiện tinh tế cảm xúc tự hào, niềm vui sướng mênh mông của một hồn thơ đangrung động giữa một đêm xuân đẹp, một đêm xuân lịch sử, đất nước đang anh dũngkháng chiến

Với Bác Hồ, yêu vẻ đẹp đêm nguyên tiêu, yêu thiên nhiên cũng là yêu đời tha thiết.Bác yêu thiên nhiên nên sông, núi, cỏ cây, hoa lá, tạo vật trong thơ Bác rất hữutình Có “Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa” Có “Trăng vào cửa sổ đòi thơ” trongniềm vui thắng trận Bác yêu hoa núi, chim rừng Việt Bắc: “Xem sách, chim rừngvào cửa đậu – Phê văn hoá núi ghé nghiên soi”; yêu ngọn núi, chim rừng báo mùathu chợt đến… Thiên nhiên trong thơ Hồ chí Minh là một trong những yếu tố tạonên sắc điệu trữ tình và màu sắc cổ điển

Trang 18

Hai câu thơ cuối nói về dòng sông, khói sóng và con thuyền trăng:

“Yêu ba thâm xứ đàm quân sự,

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”

Ánh trăng ngày trước (1942-1943) chiếu vào ngục lạnh nơi đất khách quê người,thì đêm nguyên tiêu này là (1948), trăng lại soi xuống con thuyền trong đó Bácđang “đàm quân sự” (bàn bạc việc quân) Trăng nguyên tiêu là trăng ước hẹn, báotrước những mùa trăng trong năm, được nhân dân đón đợi với bao hy vọng, baotình cảm nồng hậu Lại nữa, trường hợp thưởng trăng không phải là trường hợpbình thường diễn ra trên sân nhà, ngõ xóm, hay “đăng lâu vọng nguyệt”, … mà làthưởng trăng trên khói sóng, nơi “yên ba thâm xứ” – cõi sâu kín, bí mật trên dòngsông, giữa núi rừng chiến khu bao la! Người đang thưởng trăng nguyên tiêu khôngchỉ mang cốt cách như các tao nhân mặc khách ngày xưa, mà còn là con ngườihành động, người chiến sĩ đánh giặc, vị lãnh tụ đang “bàn bạc việc quân” để lãnhđạo nhân dân kháng chiến, bảo vệ non sông đất nước Quả thật, đây là một trườnghợp thưởng trăng rất đặc biệt: “Yên ba thâm xứ đàm quân sự” “Yên ba” là khóisóng, một thi liệu cổ được Bác vận dụng rất sáng tạo làm hco bài thơ “Nguyêntiêu” mang phong vị Đường thi Ba chữ đàm quân sự” đã khu biệt thơ Bác với thơcủa người xưa, làm cho vần thơ mang màu sắc hiện đại và không khí lịch sử củathời đại

Sau những canh dài bàn bạc việc quân căng thẳng nơi khói sóng sâu kín, trời đã vềkhuya Nửa đêm (dạ bán), Bác trở về bến, tâm hồn sảng khoái vô cùng Con thuyềncủa vị thống soái, con thuyền kháng chiến trở thành con thuyền trăng của thi nhânnhẹ bơi trên sông nước mênh mông, chở đầy ánh trăng vàng:

Trang 19

“Dạ bán quy lai, nguyệt mãn thuyền”.

(Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền)

“Nguyệt mãn thuyền” là một hình ảnh rất đẹp và trữ tình, nó làm ta nhớ đến nhưngvần thơ hoa lệ:

“Bạn chơi năm ngoái nào đâu tá?

Trăng nước như xưa chín với mười”

(Triệu Hỗ - Đường thi)

“Thuyền mấy là đông, tây lặng ngắt,

Một vầng trăng trong vắt lòng sông…”

(Bạch Cư Dị)

“Nước biếc non xanh thuyền gối bãi,

Đêm thanh nguyệt bạc, khách lên lầu”

Trang 20

(Nguyễn Trãi)

.v.v…

Trở lại bài thơ Hồ Chí Minh, ta thấy con thuyền đang trôi nhẹ trên sông, ẩn hiệntrong màn khói sóng, mang theo bao ánh trăng, hiện lên một thủ lĩnh quân sự giàuhồn thơ đang lãnh đạo quân dân ta kháng chiến để giành lại độc lập, tự do, để giữmãi những đêm nguyên tiêu trăng đầy trời của đất nước quê hương thanh bình.Hình ảnh con thuyền trăng trong bài thơ này cho thấy tâm hồn Bác giàu tình yêuthiên nhiên, trong kháng chiến gian khổ vẫn lạc quan yêu đời

Qua bài thơ “Nguyên tiêu”, ta có thể nói, trăng nước trong thơ Bác rất đẹp Chínhvầng trăng ấy đã thể hiện phong thái ung dung, tâm hồn thanh cao của vị lãnh tụthiên tài của dân tộc mang cốt cách nghệ sĩ, nhà hiền triết phương Đông

“Nguyên tiêu” được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, man mác phong vị Đườngthi Bài thơ có đầy đủ những yếu tố của bài thơ cổ: một con thuyền, một vầngtrăng, có sông xuân, nước xuân, trời xuân, có khói sóng Điệu thơ thanh nhẹ.Không gian bao la, yên tĩnh… Chỉ khác một điều, ở giữa khung cảnh thiên nhiênhữu tình ây, nhà thơ không có rượu và hoa để thưởng trăng, không đàm đạo thi phú

từ chương, mà chỉ “đàm quân sự” Bài thơ như một đoá hoa xuân đẹp trong vườnhoa dân tộc, là tinh hoa kết tụ từ tâm hồn, trí tuệ, đạo đức của Hồ Chí Minh

Văn tức là người Thơ là tấm lòng, là tiếng lòng cộng hưởng từ một người đến vớimuôn người Thơ Bác Hồ tuy nói đến “trăng, hoa, tuyết, nguyệt…” nhưng đã phản

Trang 21

ánh tâm tư, tình cảm, lẽ sống cao đẹp của Bác Bác yêu nước, thương dân tha thiếtnên Bác càng yêu đêm nguyên tiêu với vầng trăng xuân thơ mộng Trong khángchiến gian khổ, Bác đã hướng tới vầng trăng rằm tháng giêng, hướng tới bầu trờixuân với tâm hồn trong sáng và phong thái ung dung Cuộc đời không thể thiếuvầng trăng Biết yêu trăng cũng là biết sống đẹp.

“Nguyên tiêu” là một bài thơ trăng tuyệt tác của nhà thơ Hồ Chí Minh Con thuyềnchở đầy ánh trăng cũng là con thuyền kháng chiến đang hướng tới chiến công vàniềm vui thắng trận

Bài 7: Cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh

Nhắc đến Xuân Quỳnh, người ta thường nghĩ tới những vần thơ nhẹ nhàng, sâulắng của một trái tim phụ nữ đa cảm Không da diết, khắc khoải như những sángtác về tình yêu, trong giây phút hướng về tình cảm gia đình gần gũi, như tình mẹcon, tình bà cháu,… tiếng thơ Xuân Quỳnh thường cất lên với giọng trong trẻonhưng vẫn thể hiện nét đẹp tâm hồn của một phụ nữ giàu yêu thương Tiếng gàtrưa là một bài thơ như vậy

Trang 22

"Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

“Cục… cục tác cục ta”

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ"

Bài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi.Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc củalàng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh môngtheo sức lan tỏa của nó Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âmthanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộngkhông gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc Đầu tiên là sự thayđổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác:Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi vềtuổi thơ Điệp từ nghe cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tếdiễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ Tiếng gà mở đầu bài thơ là một

âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ Nhưng đến cuối khổ,

nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phúttrầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ

Theo dòng hồi tưởng ấy, những kỉ niệm ùa về, sống động như đang hiện ra trướcmắt Điệp ngữ tiếng gà trưa mở đầu các đoạn thơ sau, lặp đi lặp lại bốn lần nhưmột điệp khúc, điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình Mỗi lần lặp lại,

nó mở ra một ô cửa lung linh làm sáng bừng lên cả khung trời kỉ niệm:

Trang 23

Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng

Nhân vật trữ tình đã ngược dòng thời gian để trải nghiệm lại những cảm xúc trẻ thơtrong sáng Đó là niềm thích thú khi nâng niu ổ trứng hồng ấm áp, là niềm vui saykhi ngắm nhìn không chán mắt màu hoa, màu nắng trên mình mỗi chú gà Từ hìnhảnh đàn gà và ổ trứng, người bà xuất hiện trong sự kết nối tự nhiên của mạch cảmxúc Đây chính là tâm điểm hội tụ mọi kí ức về những năm tháng tuổi thơ củangười cháu

Có giọng bà vang vọng:

Tiếng gà trưa

Có tiếng bà vẫn mắng

- Gà đẻ mà mày nhìn

Rồi sau này lang mặt!

Cháu về lấy gương soi

Trang 24

Cho con gà mái ấp

Tất cả đều hiện lên trong niềm xúc động của người cháu khi được sống lại trongtình yêu thương và sự chăm chút của bà Tiếng bà mắng, bàn tay bà khum khumsoi trứng, những mảnh kí ức ấy đã thức dậy trong lòng người cháu cả một tuổi thơsống trong sự tần tảo, chắt chiu, hi sinh quên mình của bà:

Cháu được quần áo mới"

Sự kéo dài của chuỗi thời gian “cứ hàng năm hàng năm” cũng là sự lặp lại của baonỗi lo âu, mong mỏi đã dệt nên đời bà Bà đổi những lo âu, mong mỏi và chắt chiu

ấy chỉ để lấy nụ cười được bộ quần áo mới của đứa cháu thơ Đó là món quà góitrọn tình cảm yêu thương và hi sinh của bà nên ấm áp và thiêng liêng vô cùng

"Ôi cái quần chéo go

Ống rộng dài quét đất

Cái áo cánh trúc bâu

Đi qua nghe sột soạt"

Những câu thơ giản dị mà dồn nén bao cảm xúc Đó không chỉ là niềm vui trong

Trang 25

quá khứ của đứa cháu nhỏ được quà mà còn là niềm xúc động rưng rưng trong hiệntại của người chiến sĩ khi thấm thía tình cảm của người bà thân thương.

Tiếng gà, ổ trứng và niềm hạnh phúc mà bà mang lại đã trở thành suối nguồn yêuthương nuôi dưỡng và ghi dấu trong tâm hồn người cháu:

"Tiếng gà trưa

Mang bao nhiêu hạnh phúc

Đêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng"

Từ những giấc ngủ bình yên và ấm áp niềm hạnh phúc trẻ thơ như thế, hình ảnh bà

và những kỉ niệm tuổi thơ gắn với tiếng gà đã đi sâu vào tâm thức và trở thành mộtphần thiêng liêng trong lòng người cháu Đó chính là một động lực mạnh mẽ đểngười chiến sĩ hôm nay quyết tâm chắc tay súng Khổ cuối, mạch cảm xúc quay trởlại hiện tại một cách tự nhiên bởi chính mối liên hệ sâu sắc ấy:

"Cháu chiến đấu hôm nay

Trang 26

từng dòng thơ mỗi lúc một thu hẹp lại về phạm vi: Tổ quốc xóm làng người bà tiếng gà, ổ trứng đã nói lên một quy luật tình cảm vô cùng giản dị: tình cảm giađình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước và sự thống nhất giữa hai tìnhcảm cao đẹp này là cội nguồn sức mạnh tinh thần của mỗi người lính Lòng yêunước cũng không phải là cái gì xa xôi, lớn lao hay trừu tượng Đó có thể chỉ là yêumột bếp lửa ấp iu như Bằng Việt; yêu một tiếng gà cục tác, một ổ rơm trứng hồngnhư Xuân Quỳnh hay yêu cái cây trồng trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sôngnhư I-li-a Ê-ren-bua chẳng hạn Nên ở một góc độ nào đó, sự thu hẹp phạm vi ởkhổ thơ cuối là cách thức cụ thể hóa lòng yêu nước, làm nổi bật chân lí giản dị:Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc Bài thơ được

-mở đầu bằng tiếng gà trưa và kết thúc lại trở về với tiếng gà Nhưng đó không đơnthuần là tiếng gà gọi về tuổi thơ nữa, mà là tiếng gà gọi dậy trong lòng người chiến

sĩ bản chất của lòng yêu nước, cái lí do cao cả mà rất đỗi cụ thể, hối thúc bàn chânbăng rừng lội suối đấu tranh vì độc lập, thống nhất nước nhà

Bằng một hình thức nghệ thuật độc đáo: thể thơ năm tiếng kết hợp biểu cảm với tự

sự, miêu tả; thỉnh thoảng, trong mỗi tiết đoạn liên tưởng được gợi ra từ tiếng gà, lạiđược ngưng nghỉ, phân định bởi một lời thơ ba tiếng (lời thơ: Tiếng gà trưa) nhưđánh dấu một nấc cảm xúc, bài thơ đã diễn đạt một cách tự nhiên những tình cảmbình dị mà thiêng liêng, sâu sắc của người chiến sĩ trẻ trên bước đường hành quân.Chất liệu dân gian thô mộc, cách lựa chọn tứ thơ thông minh, chất trữ tình vừabồng bột, nhí nhảnh vừa sâu lắng, đằm thắm là đặc trưng của thơ Xuân Quỳnhtrong giai đoạn này, cũng là một điểm chung của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chốngMỹ

Trang 27

Bài 9: Cảm nhận của em về bài thơ Qua đèo ngang)

Trong thơ ca Việt Nam có hai nữ sĩ đã ghi lại tên tuổi vào dòng văn học trung đại,

đó là Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan Nếu nói thơ của Hồ Xuân Hươngsắc sảo, góc cạnh thì thơ của Bà Huyện Thanh Quan lại mang sự trầm lắng, sâukín, hoài cảm, gửi gắm nỗi niềm vào lời thơ Phong cách đó của bà đã làm ta cảmnhận sâu sắc về tình cảm bà dành cho quê hương qua bài thơ “Qua Đèo Ngang”

“Bước đến Đèo Ngang, bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà

Trang 28

Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia

Dừng chân đứng lại trời, non, nước

Một mảnh tình riêng, ta với ta”

Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát, giọng thơ nhẹ, trầm lặng mang nétbuồn sâu lắng Nữ sĩ tài danh lần đầu xa nhà, đặt chân đến Đèo Ngang vào mộtbuổi xế chiều, không gian khiến ai nghe cũng cảm giác buồn, gợi nỗi niềm riêng

“Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà”

Ngay từ đầu, cảnh vật ở Đèo Ngang đã hiện lên dưới ánh nắng chiều sắp tắt, thậthữu tình nhưng vẫn hoang vu, hiu vắng Đó là khung hiện ra trong con mắt củangười xa sứ mang theo vẻ buồn mênh mang Khoảng khắc “xế tà” xuất hiện như đểbộc lộ tâm trạng buồn của một lữ khách cô đơn trước không gian rộng mà heo hút,hoang sơ của Đèo Ngang

“Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”

Điệp từ “chen” của tác giả làm cho cây cỏ lá hoa có sức sống mạnh liệtnhưng nơi đây còn hoang sơ, ít dấu chân người Câu thơ cho em cảm xúc bângkhuâng, niềm mong ước đặt chân đến miền đất xa sôi này Nơi đã khơi gợi niềm

Ngày đăng: 27/12/2014, 20:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w