1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÁT TRIỂN ĐÀN BÒ Ở NÔNG HỘ

26 443 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 168 KB

Nội dung

Mục tiêu tổng quát: Dự án nhằm phát triển chăn nuôi bò thịt góp phần tăng thu nhập cho nông dân ở hai xã vùng sâu còn gặp nhiều khó khăn. Đồng thời tạo ra một số lượng bê lai nhóm giống Zêbu đáng kể có chất lượng cao thay thế dần cho đàn bò vàng Việt Nam hiện nay ở địa phương có tầm vóc quá nhỏ và thay đổi tập quán sản xuất trong nông nghiệp. Mục tiêu trước mắt: + Tăng thu nhập cho người dân, giải quyết việc làm cho lao động nông nhàn ở địa phương. + Giúp nông hộ có nhu cầu chăn nuôi bò nắm được kỹ thuật và có vốn để đầu tư nuôi bò. + Tạo mô hình nuôi bò có hiệu quả để kích thích nông hộ lân cận học hỏi và mạnh dạn đầu tư.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DỰ ÁN CẤP TỈNH PHÁT TRIỂN ĐÀN BÒ Ở NÔNG HỘ Cơ quan chủ trì: PHÒNG KINH TẾ VÀ HẠ TẦNG HUYỆN PHỤNG HIỆP Chủ nhiệm dự án: TRẦN KHÔNG DẬN 1 HẬU GIANG – 2010 I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN 1.Tên dự án: Phát triển đàn bò ở nông hộ. Lĩnh vực: chăn nuôi. 2.Chủ nhiệm dự án: Trần Không Dận. 3.Tổ chức chủ trì: Phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Phụng Hiệp. Địa chỉ: Khu hành chính UBND huyện Phụng Hiệp Số điện thoại: 07113.961155 4.Danh sách cán bộ tham gia chính (tên, học vị, chức danh, đơn vị công tác): Trần Không Dận Kỹ sư Chủ nhiệm dự án Phòng TN và Môi trường Ngô Hoàng Oanh Kỹ sư Kỹ thuật dự án Trạm Khuyến nông Châu Ngọc Lợi Kỹ sư Thống kê, kế toán dự án Phòng Kinh tế và hạ tầng 5.Thời gian thực hiện đã được phê duyệt: 30 tháng. Năm bắt đầu: 2007 Năm kết thúc: 2010. 6. Thời gian kết thúc thực tế (thời điểm nộp báo cáo kết quả): 2010. 7. Kinh phí thực hiện dự án: 292.000.000đồng. II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CỦA DỰ ÁN 1. Kết quả nghiên cứu 1.1. Ý nghĩa khoa học của kết quả nghiên cứu: - Tạo được mô hình chăn nuôi khép kín đạt hiệu quả kinh tế cao để kích thích các nông hộ khác học hỏi và áp dụng theo. - Đem lại cho nông hộ tư duy mới về sản xuất với việc đầu tư hợp lý, khai thác tốt nguồn nội lực ở địa phương theo phương pháp khoa học. 1.2. Ý nghĩa thực tiễn và khả năng ứng dụng kết quả khoa học. - Dự án đã xây dựng được mô hình chăn nuôi bò lai nhóm giống Zêbu khép kín: Bò – Biogas - Cá, kết hợp trồng cỏ voi phù hợp với vùng kinh tế nông thôn, kém phát triển; tập huấn kỹ thuật cho 103 lượt hộ dân về kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng bò lai nhóm giống Zêbu, kỹ thuật nuôi cá, trồng cỏ. Đây sẽ là nguồn lực quan trọng trong quá trình xây dựng và mở rộng quy mô sản xuất sau dự án. 2 - Tạo được mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, đã tác động tích cực đến việc kích thích nông hộ khác học hỏi và áp dụng. Góp phần xóa đói, giảm nghèo ở địa phương. Đồng thời hạn chế được rất nhiều tình trạng ôn nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi, các phế phẩm nông nghiệp,… 2. Các sản phẩm khoa học (nếu có) (các công trình, các báo cáo khoa học đã công bố trên các tạp chí khoa học, hội nghị khoa học trong và ngoài nước và các kết quả ứng dụng ……có liên quan đến kết quả đề tài. Ghi rõ tên công trình,tạp chí, số tạp chí, trang, thời gian đăng; tên báo cáo, địa điểm thời gian hội nghị; địa điểm, thời gian, kết quả ứng dụng) 3. Kết quả tham gia đào tạo sau đại học (nếu có) Số TT Họ và tên học viên Tên luận văn Cấp đào tạo ThS/ NCS Ghi chú * * Ghi các thông tin về: chủ nhiệm đề tài hướng dẫn chính hay tham gia hướng dẫn, thời gian và kết quả bảo vệ. 4. Các kết quả khác (nếu có) Bằng sáng chế hoặc giải pháp hữu ích từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ số, ngày tháng năm cấp) Phụng Hiệp, ngày 18 tháng 11 năm 2010 Xác nhận của tổ chức chủ trì Chủ nhiệm dự án (Ký tên và đóng dấu) MỞ ĐẦU - Phụng Hiệp là huyện vùng sâu, thuần nông của tỉnh Hậu Giang, có tổng diện tích 48.554,8ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 41.996,94 ha. Vì có diện tích đất nông nghiệp rất lớn như thế nên có rất nhiều phụ phế phẩm trong nông nghiệp. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành chăn nuôi gia súc nhai lại nói chung và chăn nuôi bò nói riêng. 3 - Là vùng đất nông nghiệp màu mỡ, nguồn thức ăn cho bò dồi dào (cỏ, rơm, ngọn mía), điều kiện tự nhiên từ lâu đã thích hợp cho việc chăn nuôi bò (đất rộng, người thưa). Đồng thời huyện Phụng Hiệp cũng có nguồn lao động dồi dào, trẻ, cần cù, chịu khó, có khả năng tiếp thu và ứng dụng công nghệ vào sản xuất, điều kiện an ninh trong vùng rất tốt. - Xuất phát từ những điều kiện thuận lợi trên, huyện Phụng Hiệp từ lâu đã chú trọng đến việc phát triển đàn bò theo hướng thịt. Nên việc nhân giống và chăn nuôi bò hướng thịt có nguồn gốc từ bò lai nhóm giống Zêbu (lai Sind, lai Brahman) là hướng đi đúng, phù hợp nhằm cải thiện tầm vóc và chất lượng thịt, nâng cao hiệu quả chăn nuôi và thu nhập cho người dân. Đồng thời đây cũng là vấn đề thời sự của ngành chăn nuôi bò: thiếu giống bò thịt năng suất cao và chất lượng thịt tốt, thiếu điều kiện kỹ thuật, thiếu vốn chăn nuôi. Vì thế việc thực hiện dự án "Phát triển đàn bò ở nông hộ" nhằm xác định khả năng phát triển bò thịt, Zêbu hóa đàn bò ở địa phương và tận dụng triệt để các điều kiện tự nhiên - xã hội thuận lợi hiện có ở địa phương và nâng cao thu nhập cho người dân là việc làm rất cần thiết. 1. Mục tiêu của dự án: - Mục tiêu tổng quát: Dự án nhằm phát triển chăn nuôi bò thịt góp phần tăng thu nhập cho nông dân ở hai xã vùng sâu còn gặp nhiều khó khăn. Đồng thời tạo ra một số lượng bê lai nhóm giống Zêbu đáng kể có chất lượng cao thay thế dần cho đàn bò vàng Việt Nam hiện nay ở địa phương có tầm vóc quá nhỏ và thay đổi tập quán sản xuất trong nông nghiệp. - Mục tiêu trước mắt: + Tăng thu nhập cho người dân, giải quyết việc làm cho lao động nông nhàn ở địa phương. + Giúp nông hộ có nhu cầu chăn nuôi bò nắm được kỹ thuật và có vốn để đầu tư nuôi bò. + Tạo mô hình nuôi bò có hiệu quả để kích thích nông hộ lân cận học hỏi và mạnh dạn đầu tư. - Mục tiêu lâu dài: + Tận dụng nguồn thức ăn thô xanh (cỏ, rơm rạ, ngọn mía) sẳn có ở địa phương một cách có hiệu quả, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường do đốt rơm rạ, ngọn mía hoặc xô ủ xuống ao mương. 4 + Xây dựng mô hình chăn nuôi bò lai nhóm giống Zêbu theo quy trình khép kín dựa trên nguồn thức ăn thô xanh dồi dào, lao động nông nhàn, tận dụng diện tích ao mương để nuôi cá góp phần tăng thu nhập trên cùng diện tích canh tác. 2. Đối tượng, phạm vi thực hiện dự án: - Từ năm 2001, phong trào nuôi bò, đặc biệt là bò lai nhóm giống Zêbu phát triển mạnh và gặt hái được nhiều thành công. - Trước tình hình dịch cúm gia cầm diễn biến phức tạp, giá heo bất ổn mà chi phí thức ăn lại tăng cao nên người chăn nuôi rất ngần ngại đầu tư nuôi heo, gia cầm. Vì thế việc lựa chọn vật nuôi cho phù hợp, tránh được rủi ro là một việc làm hết sức cần thiết. - Đối tượng thực hiện dự án: Sử dụng bò cái lai Sind làm nền để gieo tinh nhân tạo bằng bò nhóm giống Zêbu (Sind, Brahman). Sau khi sinh sản, bò mẹ có thể tiếp tục để lại nuôi, bê lai đực có thể nuôi lên bán thịt và bê lai cái có thể nuôi lên bán giống. - Sử dụng bò đực lai Sind, Brahman để vỗ béo bán bò thịt. - Phạm vi thực hiện dự án: dự án được thực hiện thí điểm ở 2 xã Hiệp Hưng và Phương Phú, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Số hộ theo dự tính ban đầu là 30 hộ nuôi 90 con bò lai Sind. Tuy nhiên, cơ quan chủ trì, chủ nhiệm dự án và các ngành hữu quan chỉ lựa chọn được 18 hộ nhưng do nhiều yếu tốt khách quan nên đến cuối dự án chỉ còn 15 hộ tham gia với 70 con bò lai Sind đăng ký ban đầu. 3. Ý nghĩa của Dự án: - Dự án đã xây dựng được mô hình chăn nuôi bò lai nhóm giống Zêbu khép kín: Bò - Biogas - Cá, kết hợp trồng cỏ voi phù hợp với vùng kinh tế nông thôn, kém phát triển; tập huấn kỹ thuật cho 103 lượt hộ dân về kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng bò lai nhóm giống Zêbu, kỹ thuật nuôi cá, trồng cỏ. Đây sẽ là nguồn lực quan trọng trong quá trình xây dựng và mở rộng quy mô sau dự án. - Tạo được mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, tác động tích cực đến việc kích thích nông hộ khác học hỏi và áp dụng. Góp phần xóa đói, giảm nghèo ở địa phương. Đồng thời hạn chế được rất nhiều tình trạng ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi, các phế phẩm nông nghiệp,… 5 CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 1.1 Đặc điểm của giống bò Zêbu: 1.1.1 Nguồn gốc: Zêbu là tên gọi chung của một nhóm các giống bò u nhiệt đới (Bos indicus), có nguồn gốc ở Ấn Độ, Pakistan, Châu Phi. Hiện có trên 30 giống bò Zêbu, tập trung chủ yếu ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. 6 1.1.2 Đặc điểm chung: Các giống bò Zêbu có tầm vóc khá lớn, kết cấu ngoại hình chắc chắn, u vai phát triển; yếm và dậu phát triển, tai to, màu sắc đa dạng, năng suất sữa, thịt trung bình nhưng thích nghi tốt với điều kiện nhiệt đới nóng ẩm và hệ thống chăn nuôi đầu tư thấp, ít bệnh tật và ký sinh trùng. Trong các giống bò Zêbu có những giống cho thịt như Brahman, Africander , có những giống kiêm dụng thịt, sữa như Red Sindhi, Sahiwal, Ongole, Thaparka, Guzerat 1.1.3 Bò Red Sindhi (bò Sind): Bò Sind có nguồn gốc từ tỉnh Karachi và Hyderabad của Pakistan. Bò Sind thuộc nhóm có kích cỡ nhỏ. Kết cấu cơ thể vững chắc, mông tròn, cơ bắp nổi rõ. Màu lông nổi bật là màu đỏ cánh gián, có lẫn những mảng tối ở hai bên cổ, u vai và dọc lưng. Đôi khi có những đốm trắng nhỏ ở yếm và ở trán. Có u yếm phát triển. Khối lượng bò đực 370-450kg, bò cái 300-350kg, bê sơ sinh 18- 21kg. Tỷ lệ thịt xẻ 48-50%. Bò cái có khoảng cách lứa đẻ 13-18 tháng. Bò Sind không chỉ có được những đặc điểm quý của bò Vàng mà chúng còn có màu sắc và vóc dáng đẹp, khối lượng lớn, sản lượng sữa cao và sức kéo hơn hẳn bò Vàng. Nhờ những điểm nổi trội này nên giống bò Sind và con lai của chúng với bò Vàng đã nhanh chóng phát tán ra mọi vùng của đất nước. 1.1.4 Bò Brahman: Bò Brahman nổi tiếng là giống bò thịt nhiệt đới, được nuôi rộng rãi ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Bò Brahman có màu lông thay đổi, nhưng trội hơn cả là màu trắng ghi đến trắng xám (Brahman trắng) và màu đỏ sáng (Brahman đỏ). Ngoại hình chắc khỏe, hệ cơ bắp phát triển. Chúng có đặc điểm của giống bò indicus là có u cao, yếm thõng, da mềm, thịt săn và tai to dài cụp xuống. Năng suất thịt cao hơn hẳn các giống bò có u khác, thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, có khả năng sử dụng thức ăn thô tốt và chịu gặm cỏ. Bò cái mắn đẻ, tuổi thọ cao, đẻ dễ và rất ham con. Bò cái trưởng thành đạt 450- 500kg, bò đực 800-900kg, bê sơ sinh 22-25kg. Bê đực có khả năng tăng trọng tốt. Tỷ lệ thịt xẻ 52-55%. Hiệu quả sinh sản chưa cao, bò cái tơ có tuổi phối giống lần đầu muộn (trên 24 tháng), khoảng cách lứa đẻ 15-17 tháng/lứa. So với các giống bò chuyên thịt ôn đới thì vóc dáng còn cao, chất lượng thịt cũng chưa cao do thớ thịt còn thô và mùi vị chưa thơm bằng bò thịt ôn đới. Nếu giống Sahiwal được dùng làm nền cho lai tạo bò sữa thì giống Brahman được sử dụng phổ biến để lai tạo bò thịt. 7 1.2 Bò lai nhóm giống Zêbu: - Bò lai nhóm giống Zêbu là kết quả lai tạo giữa nhóm giống bò Zêbu và bò vàng Việt Nam. - Việc lai tạo được tiến hành như sau: Sử dụng đực Zêbu (Sind, Sahiwal, Brahman) để cải tạo bò vàng Việt Nam đã được chọn lọc để tạo ra con lai Zêbu chất lượng cao. Con lai Zêbu về cơ bản giữ được các đặc điểm quý của bò vàng Việt Nam nhưng khối lượng tăng lên rõ rệt (bò cái 270 – 300kg tùy mức độ lai máu). 1.3 Bò lai Sind: Bò lai Sind là kết quả lai tạo giữa giống bò Red Sindhi (Pakixtan) với giống bò vàng Việt Nam. Bò lai Sind có màu vàng sậm hay màu cánh gián, có u yếm phát triển, đầu thanh nhỏ, phần sau phát triển, vú to, núm vú mềm, sinh sản tốt, đẻ con dễ, tính hiền. U yếm càng phát triển, màu vàng càng đậm thì tỷ lệ máu bò lai Sind càng cao, bò càng tốt. Bò lai Sind có tầm vóc lớn, con cái trưởng thành nặng trên 250kg, con đực nặng trên 450kg. Tỷ lệ thịt xẻ 50%. Thích nghi rộng ở nước ta. Tuổi thành thục: 8-12 tháng tuổi. Phối giống: 18-24 tháng tuổi. Tỷ lệ đẻ khá, khoảng cách lứa đẻ khoảng 13 tháng. Thời gian mang thai: 280-285 ngày (9 tháng 10 ngày). Tuổi và trọng lượng thích hợp phối giống lần đầu đối với bò cái lai Sind là 18-24 tháng tuổi và trên 200 kg. 1.4 Kỹ thuật chế biến rơm làm thức ăn cho bò: 1.4.1 Phương pháp mềm hoá: Rơm phơi khô hoặc còn tươi. Tính lượng rơm bò có thể sử dụng hết trong ngày để riêng hoặc cho vào máng rồi dùng nước muối 1% tưới lên. Sử dụng 1 lít nước cho 1kg rơm. 1.4.2 Phương pháp kiềm hoá: - Dụng cụ: sử dụng bể xây hoặc chảo, thùng nhựa để ngâm rơm, giá để, cây đảo. - Nguyên liệu: Rơm khô, vôi, nước sạch. - Công thức: 100kg rơm khô + 6kg vôi + 600 lít nước. - Cách làm: Cho rơm vào bể hoặc chảo rồi đổ nước vôi 1% vào đảo đều trong 3 ngày (mỗi ngày đảo 2 - 3 lần). Sau đó cho rơm lên giá để ráo nước vôi. Tiếp theo dùng nước rửa sạch vôi là có thể cho bò ăn ngay hoặc phơi khô cho ăn dần. 8 1.4.3 Phương pháp ủ urê: - Công thức: 100kg rơm + 4kg urê + 100 lít nước. - Có thể dùng hố ủ nửa chìm như phương pháp ủ chua hoặc xây bể nổi, ủ trong bao nylon, ủ thành cây rơm phủ kín nylon có dây buộc chặt. Tuỳ lượng rơm cần ủ để lựa chọn kích thước cho phù hợp. Mỗi hố kích thước dài, rộng, sâu tương ứng: 1,5 x 1, 5 x 1m có thể ủ được 200kg rơm khô. Sau khi bỏ rơm vào, nén chặt thành hố hoặc lót 1 lớp bao tải xác rắn xung quanh. * Cách ủ rơm cho vào túi nylon - Nguyên liệu: 100kg rơm khô + 4kg đạm urê + 100 lít nước. - Dụng cụ: 12 chiếc bao tải, 12 túi nylon loại to, 1 tấm vải dứa, bạt, ôdoa, cân, xô đựng nước, lạt buộc, cào để đảo rơm. - Cách làm: Cân 10kg rơm khô, rải đều lên sân gạch hoặc vải nhựa. Dùng bình ô doa chứa 10 lít nước hoà với 0,4kg urê tưới; nếu rơm tươi và ướt thì chỉ tưới 6 - 7 lít nước/10kg rơm nhưng vẫn hoà đủ 0,4kg urê. Tưới xong đảo đều để rơm thấm urê, sau đó dùng tay cuộn từng nắm rơm nhét chặt vào bao tải. - Cho ăn: Sau khi ủ 7 - 10 ngày có thể lấy rơm cho trâu, bò ăn. Ban đầu cho ăn 1-2kg. Mỗi ngày cho ăn tối đa 7 - 10 kg/con. - Lưu ý: Khi bò ăn rơm ủ urê phải cho uống đủ 20 lít nước/con/ngày. 1.5 Kỹ thuật sử dụng ngọn mía làm thức ăn cho bò: Ngọn mía sau khi thu hoạch được băm nhỏ với kích thước từ 1-3cm. Sau đó trộn đều với urê (2%), rỉ mật (2 - 4%) hoặc bột sắn, bột ngô, cám gạo,… (tỷ lệ 4 - 6%). Nếu là rỉ mật thì có thể dùng vòi phun hoặc pha trong bình ô doa để tưới đều vào đống lá và ngọn đã băm nhỏ. Nếu là bột mì, bột ngô hoặc cám gạo thì dùng tay trộn đều trước khi đem ủ trong các silo (silo là những ống tròn rỗng có đường kính khoảng 1,2 - 1,4m, cao 1,3 - 1,4m được làm bằng nhiều loại vật liệu khác nhau như bê tông, gỗ, tôn sắt và có thể chồng lên nhau để có chiều cao theo ý muốn). Trong trường hợp không có các silo thì có thể đào hố đất, xây bể xi măng hoặc dùng các bao nilon chắc chắn để nén ủ. Dùng nilon để lót đáy và xung quanh silo trước khi cho hỗn hợp ngọn, lá mía và chất phụ gia gây lên men vào ủ. Sau 1 lớp ngọn, lá mía dày 10 - 15cm dùng chân để nén chặt xuống cho đến khi đầy silo. Sau cùng dùng nilon đậy kín rồi lấp 1 lớp đất dày 20-30cm (nện chặt) lên trên. Dùng bao đựng cát hoặc đất xếp 1 lớp lên trên, làm giàn mái che mưa nắng. Sau 30-45 ngày có thể lấy ra cho bò ăn dần. 1.6 Kỹ thuật trồng cỏ voi: 9 - Điều kiện đất đai khí hậu: Cỏ mọc được khắp nơi. Trên vùng đất cao, đất thấp, sườn đồi. Nhưng tăng trưởng mạnh nơi đất có nhiều chất mùn, ẩm độ cao. Cỏ voi dễ bị thối gốc và chết nếu đất bị ngập nước. Sức chịu đựng hạn hán không bằng cỏ sả. - Làm đất: Trước khi trồng phải cày bừa thật kỹ và làm sạch cỏ. Cày đất ở độ sâu 20 - 25cm, nhặt hết cỏ dại và san bằng đất trồng. Đào rãnh sâu 15 - 20cm. - Cách trồng: Cỏ voi sinh sản vô tính, trồng bằng thân. Tốt nhất sử dụng thân giống có độ tuổi từ 80 - 100 ngày và được chặt thành hom có độ dài từ 20- 25cm/hom. Mỗi hom có 3- 5 mắt mầm. Bảo quản hom giống trong râm mát, vài hôm sau đem trồng là tốt nhất. Đặt hom gối đầu nối tiếp nhau, rồi lấp đất dày từ 7- 10cm. Sử dụng 7 - 10 tấn giống/ha. Nên trồng theo từng hàng, tiện cho việc chăm sóc như làm cỏ dại, bón phân, Khoảng cách trồng: 30cm x 40cm. - Bón phân: Tùy theo từng loại đất tốt, trung bình, xấu mà bón phân cho phù hợp. Cách bón phân cho 1ha đất/năm tham khảo: Phân chuồng: 15- 20 tấn, Super lân: 250- 300 kg, KCL: 100- 200 kg, urê: 400-500 kg. Trong đó, phân chuồng và super lân được sử dụng toàn bộ để bón lót. KCL và urê chia đều cho bón thúc (sau khi trồng từ 20- 30 ngày) và sau mỗi đợt thu hoạch. Tuy nhiên tùy theo đất tốt hay xấu và mùa nắng hay mùa mưa mà chúng ta tăng hay giảm lượng phân bón cho phù hợp. - Chăm sóc: Để cỏ sử dụng được lâu và năng suất ổn định, cần chăm sóc thường xuyên theo đúng quy trình kỹ thuật. Sau khi trồng được 10 - 15 ngày, tiến hành kiểm tra tỷ lệ nẩy mầm. Trồng dặm những chỗ bị chết. Làm cỏ dại 2 - 3 lần trước khi cỏ trồng lên cao phủ kín mặt đất. Sau mỗi lần thu hoạch, xới đất, diệt cỏ dại, tưới nước, bón phân urê để cỏ trồng tái sinh nhanh, cho năng suất cao. - Thu hoạch: Thu hoạch lần đầu sau 2 tháng kể từ ngày trồng. Những lần sau, chu kỳ thu hoạch từ 30- 40 ngày trong mùa mưa. Mùa nắng đối với những đồng cỏ không có hệ thống tưới, thời gian thu hoạch có thể tới 60 ngày. Một năm trung bình thu hoạch từ 6- 10 lần. Cỏ voi có thể cao đến 3m, nhưng thường khi cỏ cao độ 1m là cho thu hoạch. Vì nếu cỏ càng già, thành phần giá trị dinh dưỡng càng kém và tỷ lệ chất xơ sẽ gia tăng nhiều. Nếu cỏ còn non quá, chứa nhiều nước, gia súc ăn vào dễ bị tiêu chảy. Gốc cỏ chừa lại cao từ 20- 30cm, để 10 [...]... hưởng rất lớn đến khả năng đậu thai của bò, số bê lai được sinh ra và hiệu quả kinh tế của dự án 3.3 Phòng, trị bệnh cho bò, cá: - Về Bò: Đã tổ chức được 03 đợt tập huấn và 02 đợt hội thảo cho nông hộ tham gia dự án và các nông hộ lân cận trong vùng về kỹ thuật chăm sóc bê lai, bò trưởng thành, sinh sản, Đồng thời nông hộ cũng thường xuyên được nhắc nhở và chấp hành tốt việc tiêm phòng các bệnh: lở... tận nhà nông hộ mua với giá cả tương đối phù hợp với giá thị trường, không có hiện tượng ép giá, nông hộ tự quyết định và thương lượng giá cả 3.7 Cấp phát vốn: - Vốn mua bò giống: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Phụng Hiệp cho 100% nông hộ tham gia dự án vay bằng hình thức thế chấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với mức vay là 5 triệu đồng/con bò Tổng cộng có 18 hộ vay... kiến thức nuôi bò, cá cho nông hộ tham gia dự án và các nông hộ lân cận - Tạo được mô hình làm ăn hiệu quả, đem lại thu nhập cao cho nông dân - Môi trường chăn nuôi nói riêng và môi trường ở nông thôn nói chung được cải thiện 3.10 Phương án triển khai sau khi kết thúc dự án: - Sau khi kết thúc dự án, chúng tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến của các nông hộ tham gia dự án và các nông hộ ở khu vực lân cận... thoáng mát và ban đêm có mắc màng cho bò Kết thúc dự án không có bò bị bệnh lở mồm long móng và 01 hộ có bò bị bệnh tụ huyết trùng Nguyên nhân là do số bò này được mua từ Vĩnh Long đã có bệnh từ trước nhưng chưa biểu hiện Khi bò đã phát bệnh, nông hộ phát hiện và báo cho cán bộ kỹ thuật, chủ nhiệm dự án thì bò đã chuyển sang giai đoạn nặng (đã chết 07 con) Số bò còn lại (03 con) được cán bộ kỹ thuật... lắp đặt túi Biogas nông hộ đối ứng 40%; chi phí chuồng trại, thức ăn, thuốc thủy sản, nông hộ tự đầu tư 100%, thuốc thú y nông hộ đối ứng 50%, chi phí gieo tinh nông hộ đối ứng 70%, thức ăn và các khoản đầu tư khác do nông hộ tự đầu tư 100% Không tính chi phí thức ăn xanh cho bò và công lao động chăn nuôi của chủ hộ Bảng 3.2: Tổng doanh thu của dự án STT 01 02 03 04 Tên sản phẩm Bò Bê lai Cá Biogas... đầu, trong đó có 01 hộ nuôi bò đực vỗ béo Chúng tôi có nhận xét như sau: - Đối với hộ nuôi bò đực vỗ béo: + Hiệu quả kinh tế: sau 30 tháng hộ đã vỗ béo được 03 đợt với 22 con bò Lợi nhuận mà nông hộ thu được là 95 triệu đồng + Hiệu quả môi trường: tương đối tốt, phân bò được tận dụng để bón cây trồng - Đối với 03 hộ nuôi bò sinh sản: + Hiệu quả kinh tế: sau 30 tháng 11 con bò (01 con bò đực) ban đầu đẻ... huấn kỹ thuật và hội thảo rút kinh nghiệm: - Tổ chức 3 đợt tập huấn cho nông hộ tham gia dự án và có mở rộng cho các hộ nông dân có ý định nuôi bò về kỹ thuật nuôi bò qua các giai đoạn: bê, bò trưởng thành và sinh sản Kỹ thuật nuôi cá, lắp đặt và sử dụng túi Biogas, xây dựng chuồng trại, trồng cỏ voi và cách chế biến, sử dụng hiệu quả thức ăn thô xanh - Tổ chức 02 đợt hội thảo để nông dân trao đổi... thực hiện dự án Phát triển đàn bò ở nông hộ, chúng tôi có một số nhận xét như sau: - Bò cái lai Sind làm nền để sản xuất bò lai nhóm giống Zêbu cho kết quả tốt Bê được sinh ra rất dễ dàng không cần phải can thiệp về thú y 23 - Đây là dự án mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội rõ rệt Dự án đã góp phần cải thiện đời sống nhân dân, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn Lợi... với kiều kiện ở địa phương và tất cả đều hài lòng về mô hình, hiệu quả mà dự án đem lại Các nông hộ ở khu vực lân cận cũng đã đến tìm hiểu và về áp dụng tại nông hộ mình Trước khi thực hiện dự án, trên địa bàn 2 xã Hiệp Hưng và Phương Phú có khoảng 15 hộ nuôi với 100 con bò và hiện nay có 35 hộ nuôi với trên 30 con bò (một trong những nguyên nhân là do tác động từ dự án) (số liệu do khuyến nông 2 xã cung... nhân tạo cho bò: Nhìn chung việc gieo tinh nhân tạo cho bò được thực hiện kịp thời, đảm bảo đúng kỹ thuật, chất lượng tinh bò Sau 30 tháng có 54 con bò cái lai được gieo tinh (39 con bò cái lai Sind và 15 con bò cái lai Brahman) và tỷ lệ bò đậu thai đạt 77,77% (32 bò lai Sind và 10 bò lai Brahman) Dự án đã thực hiện 62 lần gieo tinh nhân tạo cho bò cái lai (42 lần gieo tinh nhân tạo cho bò cái lai Sind . thuật và hội thảo rút kinh nghiệm: - Tổ chức 3 đợt tập huấn cho nông hộ tham gia dự án và có mở rộng cho các hộ nông dân có ý định nuôi bò về kỹ thuật nuôi bò qua các giai đoạn: bê, bò trưởng thành. có bò bị bệnh lở mồm long móng và 01 hộ có bò bị bệnh tụ huyết trùng. Nguyên nhân là do số bò này được mua từ Vĩnh Long đã có bệnh từ trước nhưng chưa biểu hiện. Khi bò đã phát bệnh, nông hộ phát. ngành chăn nuôi bò: thiếu giống bò thịt năng suất cao và chất lượng thịt tốt, thiếu điều kiện kỹ thuật, thiếu vốn chăn nuôi. Vì thế việc thực hiện dự án " ;Phát triển đàn bò ở nông hộ& quot; nhằm

Ngày đăng: 25/12/2014, 21:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w