1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo đề tài tốt nghiệp tại trang trại lợn ngọc minh trực thuộc công ty japfa comfeed việt nam

57 599 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 2 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được đề tài này trước hết tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy, cô trong Khoa Thú y - Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã trang bị cho tôi những kiến thức chuyên ngành bổ ích và quý báu trong suốt quá trình học tập vừa qua. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Bá Tiếp, Bộ môn Giải phẫu - Tổ chức – Phôi thai, Khoa Thú Y - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực tập và báo cáo tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng toàn thể công nhân Trang trại lợn Ngọc Minh trực thuộc công ty JAPFA COMFEED VIỆT NAM đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề tài thực tập tốt nghiệp của mình. Cuối cùng tôi xin chúc toàn thể các thầy cô giáo trong Khoa Thú Y - Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Ban lãnh đạo cùng toàn thể anh chị em công nhân Trang trại lợn Ngọc Minh trực thuộc công ty JAPFA COMFEED VIỆT NAM, cùng gia đình và bạn bè sức khỏe, đạt được nhiều thành tích cao trong công tác. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Hà nội, ngày 10 tháng 11 năm 2014 Sinh viên Bùi Thị Ngọc i MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC Trang ii DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH Phần I MỞ ĐẦU PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHẦN IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 53 53 53 ii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Chẩn đoán phân biệt các thể viêm tử cung. Bảng 4.1. Số lượng và cơ cấu đàn lợn nái của trại Ngọc Minh Bảng 4.2. Lịch tiêm phòng bệnh bằng vaccine và thuốc tại Trại lợn Ngọc Minh Bảng 4.3. Tình hình bệnh xảy ra trên đàn lợn nái Bảng 4.4. Tình hình mắc các bệnh sinh sản ở đàn lợn nái nuôi tại trại Ngọc Minh Bảng 4.5. Tình hình mắc một số bệnh sinh sản ở lợn nái theo giống Bảng 4.6. Tình hình mắc một số bệnh sinh sản ở lợn nái theo lứa đẻ Bảng 4.7. Tình hình mắc một số bệnh sinh sản ở lợn nái được nuôi ở các dãy chuồng khác nhau Bảng 4.8. Tình hình mắc một số bệnh sinh sản ở lợn nái vào các tháng khác nhau Bảng 4.9. Kết quả điều trị một số bệnh sinh sản bằng 2 phác đồ Bảng 4.10. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của lợn nái sau khi điều trị bệnh viêm tử cung Bảng 4.11. Kết quả hạch toán chi phí sử dụng thuốc trong điều trị iii DANH MỤC HÌNH Trang Hình 4.1. Tình hình mắc các bệnh sinh sản ở đàn lợn nái nuôi tại trại Ngọc Minh Hình 4.2. Tình hình mắc một số bệnh sinh sản ở lợn nái theo giống Hình 4.3. Tình hình mắc một số bệnh sinh sản ở lợn nái theo lứa đẻ iv Phần I MỞ ĐẦU 1.1. MỞ ĐẦU Việt Nam là một nước nông nghiệp, cuộc sống của người nông dân gắn liền với trồng trọt và chăn nuôi. Trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân thì ngành chăn nuôi chiếm một vị trí quan trọng, đặc biệt là ngành chăn nuôi lợn. Đây là ngành đã có truyền thống từ lâu đời, nhiều kinh nghiệm quý báu đã được tích luỹ, lưu truyền và luôn được khuyến khích phát triển ở nước ta. Những năm gần đây, do áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật ngành chăn nuôi gia súc nói chung và ngành chăn nuôi lợn nói riêng ngày càng phát triển. Đàn lợn nước ta đã và đang ngày càng tăng nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng, không những cung cấp một lượng lớn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho tiêu dùng trong nước và ngoài nước, ngoài ra chăn nuôi lợn còn cung cấp một lượng lớn phân bón cho ngành trồng trọt. Bên cạnh những tiến bộ mới về cải tạo giống, nâng cao chất lượng thức ăn, việc mở rộng quy mô sản xuất tập trung với cường độ ngày càng cao thì đồng thời cũng làm tăng nguy cơ bệnh tật, ảnh hưởng đến tăng trọng và có thể tăng tỷ lệ chết trong chăn nuôi lợn, gây thiệt hại lớn về kinh tế và ảnh hưởng sức khoẻ của người tiêu dùng. Trong chăn nuôi lợn, đàn lợn nái có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc làm tăng số lượng cũng như nâng cao chất lượng đàn lợn. Tuy nhiên, lợn nái thường hay mắc một số bệnh về sinh sản làm giảm năng suất sinh sản và chất lượng đàn con. Các bệnh sinh sản trên đàn lợn nái rất hay xảy ra và để lại hậu quả lâu dài, trường hợp nặng có thể gây mất khả năng sinh sản. Để góp phần giúp người chăn nuôi tìm ra hướng giải quyết phù hợp trong vấn đề phòng và trị một số bệnh sinh sản cho đàn lợn nái một cách có 1 hiệu quả chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu tình hình mắc một số bệnh sinh sản trên đàn lợn nái nuôi tại trại lợn Ngọc Minh, Thái Sơn, Hiệp Hòa, Bắc Giang và sử dụng một số phác đồ điều trị”. 1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI - Xác định tỷ lệ mắc một số bệnh sinh sản ở đàn lợn nái đã sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng. - Xác định được hiệu quả một số phác đồ điều trị bệnh sinh sản, từ đó chọn ra được phác đồ điều trị hiệu quả nhất. - Khuyến cáo một số biện pháp phòng bệnh tích cực để phòng bệnh sinh sản cho lợn nái sau đẻ. 2 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. CÁC CƠ QUAN THUỘC HỆ SINH DỤC LỢN CÁI 2.1.1. Buồng trứng Buồng trứng của lợn gồm một đôi treo ở trước dây chằng rộng, nằm trong xoang chậu. Hình dáng của buồng trứng rất đa dạng nhưng phần lớn có hình bầu dục hoặc hình ovan dẹt, không có lõm rụng trứng. Buồng trứng của lợn hình chum dâu, có màu hồng vân, vị trí nằm ở hai bên bang quang, trước cửa xoang chậu. Buồng trứng có hai chức năng cơ bản là nơi phát triển của namg trứng và tiết các hormone: oestrogen, progesterone. Các hormone mày tham gia vào điều khiển chu kỳ của lợn cái. Eostrogen cần thiết cho sự phát triển của tử cung và hệ thống ống dẫn của tuyến vú. Progesteron do thể vàng tiết ra giúp duy trì sự mang thai do nó kích thích sự phân tiết của tử cung để nuôi dưỡng thai, ức chế sự co thắt của tử cung và phát triển nang tạo sữa của tuyến vú. Oxytocin được tiết chủ yếu ở phần sau của tuyến yên nhưng cũng được tiết bởi thể vàng của buồng trứng khi thú gần sinh, nó làm co thắt cơ tử cung trong lúc đẻ và làm co thắt cơ trơn tuyến vú để thải sữa. Ở lợn, relaxin do thể vàng tiết ra gây giãn nở xương chậu, làm giãn và mềm cổ tử cung, do đó mở rộng đường sinh dục khi gần sinh. Inhibin có tác dụng ức chế sự phân tiết kích noãn tố (FSH) từ tuyến yên, do đó ức chế sự phát triển của nang noãn theo chu kỳ (Trần Thị Dân, 2004). Ở bề mặt buồng trứng có một tổ chức liên kết được bao bọc bởi lớp nhu mô hình lập phương. Bên dưới lớp này là lớp vỏ có chứa các noãn nang, thể vàng, thể bạch (thể vàng thoái hóa). Phần tủy của buồn trứng nằm ở giữa, gồm mạch máu, dây thần kinh, mạch bạc huyết và mô liên kết. Miền vỏ có tác dụng về sinh dục vì ở đó xảy ra quá trình trứng chin và trứng rụng. Trên 3 buồng trứng có từ 70.000-100.000 noãn bào ở các giai đoạn khác nhau, tầng ngoài cũng là các noãn bào sơ cấp phân bố tương đối đều, tầng trong là các noãn bào thứ cấp đang sinh trưởng, khi noãn bào chin sẽ nổi lên bề mặt buồng trứng (Khuất Tiến Dũng, 2005). 2.1.2. Ống dẫn trứng Ống dẫn trứng (vòi Fapllops) gồm có phễu, phần rộng và phần eo. Phễu mở để tiếp nhận noãn và có những sợi lông nhung để gia tăng diện tích tiếp xúc với buồng trứng khi xuất noãn. Ở lợn loa kèn phủ toàn bộ buồng trứng. Phễu tiếp nối với phần rộng. Phần rộng tiếp nối với ½ chiều dài của ống dẫn trứng , đường kính tương đối lớn và mặt trong có nhiều nếp gấp với tế bào biểu mô có lông nhỏ. Phần eo tiếp nối với sừng tử cung, có thành dày hơn phần rộng và ít nếp gấp hơn. Cấu tạo ống dẫn trứng được chia thành ba lớp: - Lớp ngoài là lớp lien kết. - Lớp giữa là cơ trơn. - Lớp trong là lớp niêm mạc. Lớp niêm mạc gồm các tế bào thượng bì có lông nhung. Khi tế bào trứng rơi vào loa kèn theo ống dẫn trứng đi xuống là nhờ sự rung động của các lông nhung và sự co bóp của lớp cơ. Thời gian tế bào trứng di chuyển trong ống dẫn trứng từ 3-10 ngày. Trên đường di hành trong ống dẫn trứng, tế bào trứng có thể bị đứng lại ở các đoạn khác nhau do những chỗ hẹp của ống dẫn trứng. Khi có tinh trùng vào đường sinh dục của gia súc cái, tế bào trứng được thụ tinh. Quá trình thụ tinh đó thường xảy ra ở ống dẫn trứng. Đường kính của ống dẫn trứng: 0.2- 0.4mm. Vai trò của ống dẫn trứng là vận chuyển noãn và tinh trùng đến nơi thụ tinh của ống dẫn trứng (1/3 phía trên của ống dẫn trứng) tiết ra các chất để 4 nuôi dưỡng noãn, duy trì sự sống và gia tăng khả năng thj tinh của tinh trùng, tiết các chất nuôi dưỡng phôi cho mấy ngày trước khi phôi đi vào tử cung. Nơi tiếp giáp giữa phần eo và tử cung có vai trò điều khiển sự di chuyển của tinh trùng đến phần rộng của ống dẫn trứng hoặc di chuyển của phôi vào tử cung. Ở lợn, sự co thắt ở nơi tiếp giáp eo-tử cung tạo thành cái cản đối với tinh trùng để không có quá trình tinh trùng đi đến phần rộng, nhờ đó tránh được hiện tượng nhiều tinh trùng xâm nhập vào.\ 2.1.3. Tử cung Tử cung nằm trong xoang chậu, dưới trực tràng, trên bang quang và niệu đạo trong xoang chậu, hai sừng tử cung ở phần trước xoang chậu. Tử cung được giữ tại chỗ nhờ sự bám của âm đạo vào cổ tử cung và nhờ vào dây chằng do các gấp nếp phúc mạc tạo thành. Các nếp phúc mạc đó chính là do tổ chức dưới phúc mạc( sợi lien kết, sợi cơ, sợi đàn hồi), tổ chức này ở giữa hai lá của dây chằng. - Dây chằng rộng: chum lên cả mặt trên và dưới sừng, thân tử cung kéo đến thành bên chậu hông. Dây chằng rộng ở giữa hai lá phúc mạc nên rất quan trọng, có nhiều mạch quản và thần kinh. - Dây chằng tròn: nhỏ, như một gấp nếp kéo từ sừng tử cung đến vùng bẹn, có nhiều mạch quản và thần kinh. Tử cung lợn thuộc loại tử cung sừng kép, gồm hai sừng thong với một thân và cổ tử cung. Sừng tử cung: Dài 50-100cm hình ruột non, thong với ống dẫn trứng. Thân tử cung: Dài 3-5 cm. Cổ tử cung: dài 10-18 cm, có thành dầy, hình trụ, có các cột thịt xếp thaeo kiểu cài răng lược, thong với âm đạo. Vách tử cung gồm ba lớp từ ngoài vào trong: Lớp tương mạc, lớp cơ trơn và lớp nội mạc. - Lớp tương mạc: là lớp màng sợi, dai, chắc phủ mặt ngoài tử cung và nối tiếp vào các hệ thống các dây chằng. 5 - Lớp cơ trơn: Gồm cơ vòng rất dày ở trong, cơ dọc mỏng hơn ở ngoài. Giữa 2 tầng cơ chứa tổ chức lien kết sơi đàn hồi và mạch quản, đặc biệt là nhiều tĩnh mạch lớn. Ngoài ra, các bó sợi cơ trơn đan vào nhau theo mọi hướng làm thành mạng vừa dày vừa chắc. Cơ trơn là lớp cơ dầy và khỏe nhất cơ thể. Do vậy nó có đặc tính co thắt (Đặng Đình Tín, 1986). Theo Trần Thị Dân (2004), trương lực cơ càng cao (tử cung trở nên cứng) khi có nhiều oestrogen trong máu và trương lực co giãn (tử cung mềm) thì có nhiều progesterone trong máu. Vai trò cơ tử cung là góp phần cho sự di chuyển của tinh trùng và chất nhày trong tử cung, đồng thời đẩy thai ra ngoài khi sinh đẻ. Khi mang thai, sự co thắt của cơ tử cung giảm đi dưới tác dụng của progesterone, nhờ vậy phoi tai có thể bám chắc vào tử cung. - Lớp nội mạc tử cung: là lớp niêm mạc màu hồng được phủ bởi một lớp biểu mô hình trụ xen kẽ có các ống đổ của các tuyến nhày tử cung. Nhiều tế bào biểu mô kéo dài thành lông nhung, khi lông nhung rộng thì gạt chất nhày tiết ra từ phía tử cung. Trên niêm mạc có các gấp nếp. Lớp nội mạc tử cung có nhiệm vụ tiết các chất vào long tử cung để giúp phôi thai phát triển và duy trì sự sống của tinh trùng trong thời gian di chuyển đến ống dẫn trứng. Dưới ảnh hưởng của oestrogen, các tuyến tử cung phát triển từ lớp màng nhày xâm nhập vào lớp dưới màng nhày và cuộn lại. Tuy nhiên các tuyến chỉ đạt khả năng phân tiết tối đa khi có tác dụng của progesterone. Sự phân tiết của tuyến tử cung thay đổi tùy theo giai đoạn của chu kỳ lên giống. 2.1.4. Âm đạo Âm đạo có hình ống nối tiếp với tử cung, phía sau ngăn cách với âm hộ bởi tiền đình âm đạo. Âm đạo là nơi tiếp nhận dương vật con đực khi giao phối hoặc để cho thai đi ra ngoài khi đẻ. -Cấu tạo: 6 [...]... TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại lợn Ngọc Minh, xã Thái Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang 3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU -Tình hình tổ chức chăn nuôi tại trang trại -Đánh giá hiệu quả quy trình phòng bệnh của trang trại - Tình hình mắc các bệnh sinh sản ở đàn lợn nái nuôi tại trại - So sánh hiệu quả điều trị của các phác đồ điều trị bệnh 3.3... Thời gian động dục trở lại trung bình Tỷ lệ phối đạt với lợn nái động dục (%) = Thời gian động dục trở lại trung bình (ngày/con) = 24 x 100 ∑ thời gian động dục trở lại từng con ∑ số con theo dõi PHẦN IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT CỦA TRẠI 4.1.1 Cơ sở vật chất Trại lợn Ngọc Minh là trại gia công của Công TNHH Japfa Comfeed Việt Nam, nằm trên địa bàn xã Thái Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh... Đàn lợn nái của trại Ngọc Minh trong 3 năm qua có sự tăng lên rõ rệt Sự biến động về tổng số lợn nái qua 3 năm gần đây là rất đáng kể Cụ thể: Qua 3 năm, tổng đàn lợn nái tăng từ 673 lên 1435 con (gấp hơn 2,13 lần) 27 và đàn nái đẻ tăng từ 633 lên 1295 con (gấp hơn 2,36 lần) Đây là chủ trương của công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam nhằm mở rộng quy mô đàn nái phù hợp với nhu cầu thị trường Số lượng lợn. .. đẻ bố trí ô úm và máng ăn cho lợn con tập ăn sớm - Nuôi dưỡng lợn con Chăm sóc và nuôi dưỡng lợn con theo mẹ là khâu quan trọng vì nó quyết định đến sinh trưởng của lợn con Tập ăn sớm cho lợn con: Cho lợn con tập ăn khi được 4 - 5 ngày tuổi Thức ăn cho lợn con phải giàu đạm và năng lượng Trại sử dụng thức ăn hỗn hợp Milăc-A của do công ty sản xuất cho lợn con 29 Chuồng trại được vệ sinh thường xuyên... tập của cán bộ công nhân viên 4.1.2 Cơ cấu đàn Để đánh giá tình hình phát triển sản xuất của trại lợn Ngọc Minh, chúng tôi đã tiến hành điều tra về số lượng và cơ cấu đàn lợn nái của trại qua 3 năm 2012 - 2014 Kết quả điều tra được thể hiện qua bảng 4.1 Bảng 4.1 Số lượng và cơ cấu đàn lợn nái của trại Ngọc Minh Năm STT 1 2 Loại nái Nái hậu bị Nái đẻ Tổng số ĐVT Con Con Con 2012 40 633 673 2013 57 717... Thắng khoảng 5 km về phía Tây Nam Trại cách xa khu vực dân cư khoảng 3km, nằm giữa cánh đồng lúa của xã Thái Sơn Với vị trí địa lý như trên, trại có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất, kinh doanh, thuận tiện trong việc vận chuyển thức ăn, xuất bán sản phẩm Trại lợn Ngọc Minh có địa hình bằng phẳng Tổng diện tích của trại là 95874 m2, trong đó: Đất xây dựng trang trại: 43674 m2 Đất trồng trọt:... theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông Trại đang có kế hoạch mở rộng quy mô, xây dựng nâng cấp hệ thống chuồng trại để sản xuất ngày càng phát triển Chuồng nuôi lợn được chia làm 2 khu vực: Khu nuôi lợn nái và khu nuôi lợn hậu bị Hệ thống chuồng trại ở đây khá hoàn chỉnh, phù hợp với từng loại lợn Khu nuôi lợn nái gồm: + Chuồng dành cho lợn nái nuôi con hay còn... nhập về trại đảm bảo an toàn dịch bệnh cho trại Trại có hệ thống cấp, thoát nước được bố trí hợp lý theo từng dãy chuồng thuận tiện cho việc sản xuất cũng như công tác vệ sinh, thoát nước thải Ở mỗi khu sản xuất của trại có 3 phòng sát trùng là nơi để cán bộ kỹ thuật và công nhân của trại sát trùng mỗi khi lên chuồng đi làm Trong khu sản xuất, mỗi khu trại có phòng kỹ thuật với đầy đủ các trang thiết... nước tự nhiên Chăn nuôi là nhiệm vụ quan trọng của trại, đóng vai trò quyết định vào sự phát triển của trại Vì vậy, chăn nuôi ngày càng được mở rộng về quy mô và đầu tư khá cao về trang thiết bị kỹ thuật Trại được công ty đầu tư về con giống, thức ăn, thuốc thú y và cán bộ kỹ thuật, công nhân, còn cơ sở hạ tầng là do trại cung cấp Khu sản xuất của trại được đặt trên khu đất khá cao, dễ thoát nước,... quy trình chăn nuôi, đảm bảo lợn hậu bị sinh trưởng theo đúng yêu cầu, có thể trạng tốt, không quá béo hoặc quá gầy Khi lợn đến tuổi phối giống, chúng tôi tiến hành phối giống cho lợn hậu bị vào lần động dục thứ hai Trước khi phối giống 10 ngày, cho lợn ăn theo khẩu phần tăng lên, sau khi phối giống, cho ăn theo chế độ lợn nái mang thai - Nuôi dưỡng lợn nái mang thai Để lợn con sinh ra có khối lượng . toàn thể anh chị em công nhân Trang trại lợn Ngọc Minh trực thuộc công ty JAPFA COMFEED VIỆT NAM, cùng gia đình và bạn bè sức khỏe, đạt được nhiều thành tích cao trong công tác. Tôi xin chân thành. cùng toàn thể công nhân Trang trại lợn Ngọc Minh trực thuộc công ty JAPFA COMFEED VIỆT NAM đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn. bằng vaccine và thuốc tại Trại lợn Ngọc Minh Bảng 4.3. Tình hình bệnh xảy ra trên đàn lợn nái Bảng 4.4. Tình hình mắc các bệnh sinh sản ở đàn lợn nái nuôi tại trại Ngọc Minh Bảng 4.5. Tình hình

Ngày đăng: 25/12/2014, 20:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Tấn Anh, Nguyễn Duy Hoan (1998), Sinh lý sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Tấn Anh, Nguyễn Duy Hoan (1998), "Sinh lý sinh sản gia súc
Tác giả: Nguyễn Tấn Anh, Nguyễn Duy Hoan
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1998
2. Trần Văn Bình, Trần Văn Thiên (2008), Thuốc và một số phác đồ điều trị bệnh gia súc, gia cầm. NXB Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Văn Bình, Trần Văn Thiên (2008), "Thuốc và một số phác đồ điều trịbệnh gia súc, gia cầm
Tác giả: Trần Văn Bình, Trần Văn Thiên
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 2008
3. Công ty cổ phần thú y Xanh Việt Nam (Green vet JSC): “Một số bệnh thường gặp trong chăn nuôi heo hướng nạc, các phương pháp phòng và trị bệnh” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công ty cổ phần thú y Xanh Việt Nam (Green vet JSC): "“Một số bệnhthường gặp trong chăn nuôi heo hướng nạc, các phương phápphòng và trị bệnh
4. Phạm Tiến Dân (1998), Khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm vú đàn lợn nái nuôi tại Hưng Yên, Luận văn Thạc sĩ chăn nuôi, Đại học Nông Nghiệp I 5. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Tiến Dân (1998), "Khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm vú đàn lợn nái nuôitại Hưng Yên", Luận văn Thạc sĩ chăn nuôi, Đại học Nông Nghiệp I"5
Tác giả: Phạm Tiến Dân
Năm: 1998
7. Hội chăn nuôi Việt Nam (2002), Cẩm nang chăn nuôi gia súc gia cầm, Nxb Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội chăn nuôi Việt Nam (2002), "Cẩm nang chăn nuôi gia súc gia cầm
Tác giả: Hội chăn nuôi Việt Nam
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 2002
8. Trương Lăng (2000), Cai sữa sớm lợn con, Nxb Nông nghiệp Hà Nội 9. Trương Lăng, Nguyễn Xuân Giao (2002), Hướng dẫn điều trị các bệnh ởlợn, Nxb Lao động - Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trương Lăng (2000), "Cai sữa sớm lợn co"n, Nxb Nông nghiệp Hà Nội "9." Trương Lăng, Nguyễn Xuân Giao (2002), "Hướng dẫn điều trị các bệnh ở"lợn
Tác giả: Trương Lăng (2000), Cai sữa sớm lợn con, Nxb Nông nghiệp Hà Nội 9. Trương Lăng, Nguyễn Xuân Giao
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Hà Nội "9." Trương Lăng
Năm: 2002
10. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (2003), Bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (2003), "Bệnh phổ biếnở lợn và biện pháp phòng trị
Tác giả: Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 2003
11. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2003), Thuốc thú y và cách sử dụng.NXB Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2003), "Thuốc thú y và cách sử dụng
Tác giả: Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 2003
12. Lê Văn Năm (2007), Thuốc thú y và hướng dẫn sử dụng. NXB Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Văn Năm (2007), "Thuốc thú y và hướng dẫn sử dụng
Tác giả: Lê Văn Năm
Nhà XB: NXB Nôngnghiệp Hà Nội
Năm: 2007
15. Nguyễn Như Thanh (1997), Vi sinh vật thú y. NXB Nông nghiệp Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Như Thanh (1997), "Vi sinh vật thú y
Tác giả: Nguyễn Như Thanh
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà nội
Năm: 1997
16. Nguyễn Như Thanh và cộng sự (2001), Vi sinh vật thú y. NXB Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Như Thanh và cộng sự (2001), "Vi sinh vật thú y
Tác giả: Nguyễn Như Thanh và cộng sự
Nhà XB: NXB Nông nghiệp HàNội
Năm: 2001
17. Nguyễn Thiện, Phan Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Hoàng Văn Tiến, Võ Trọng Hốt (2004), Chăn nuôi lợn hướng nạc ở gia đình và trang trại, NXB Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thiện, Phan Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Hoàng Văn Tiến, VõTrọng Hốt (2004), "Chăn nuôi lợn hướng nạc ở gia đình và trang trại
Tác giả: Nguyễn Thiện, Phan Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Hoàng Văn Tiến, Võ Trọng Hốt
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 2004
18. Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh (1993), Thụ tinh nhân tạo cho lợn ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh (1993), "Thụ tinh nhân tạo cho lợn ở ViệtNam
Tác giả: Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1993
19. Nguyễn Xuân Tịnh, Tiết Hồng Ngân, Nguyễn Bá Mùi, Lê Mộng Loan (1996), Giáo trình sinh lý học gia súc. NXB Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Xuân Tịnh, Tiết Hồng Ngân, Nguyễn Bá Mùi, Lê Mộng Loan(1996), "Giáo trình sinh lý học gia súc
Tác giả: Nguyễn Xuân Tịnh, Tiết Hồng Ngân, Nguyễn Bá Mùi, Lê Mộng Loan
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1996
6. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng (2000) bệnh ở lợn nái và lợn con, NXB Nông Nghiệp Khác
13. Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đằng Phong (2000), Bệnh sinh sản gia súc, NXB Nông Nghiệp Khác
14. Chu Đức Thắng, Hồ Văn Nam, Phạm Ngọc thạch (2008), chẩn đoán bệnh gia súc, NXB Nông Nghiệp Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w