7 Giả dại+ Khô thai (Lần 2) Giả dại+ Khô thai (Lần 1) 2 ml Tiêm bắp
4.2.4. Tình hình dịch bệnh xảy ra trên đàn lợn nái của trạ
Trên đàn lợn sinh sản của trại mặc dù đã được tiêm phòng vaccine đầy đủ nhưng vẫn mắc những bệnh sản khoa, ngoại khoa,… Được trình bầy cụ thể ở bảng 4.3:
Bảng 4.3. Tình hình bệnh xảy ra trên đàn lợn nái
(từ tháng 7 –tháng 11 năm 2014)
STT Tên bệnh
Nái sinh sản (n=1295)
Theo dõi Số con mắc
(con) Tỷ lệ mắc (%)
1 Viêm vú 560 6 1.07
2 Viêm tử cung và âm đạo 560 90 16.07
3 Lộn tử cung 560 1 0.18
4 Sảy thai - đẻ non 560 14 2.5
5 Đẻ khó 560 82 14.64
6 Khô thai 560 6 1.07
7 Chậm động dục 560 8 1,43
Qua bảng 4.3 cho thấy bệnh sản khoa xảy ra trên đàn lợn nái sinh sản với tỷ lệ mắc là: Bệnh viêm vú là 1,07%, bệnh viêm tử cung - âm đạo là 16,07%, bệnh sảy thai - đẻ non là 2,5%, bệnh lộn tử cung là 0,18%, bệnh đẻ khó là 14,64%. Bệnh chậm động dục là 1,43% ở lợn nái sinh sản.
Như vậy ở lợn nái sinh sản bệnh viêm tử cung - âm đạo tỷ lệ mắc cao nhất là 16,07% do trong quá trình lợn đẻ can thiệp bằng tay móc lợn con hoặc trong quá trình thụ tinh nhân tạo kỹ thuật thụ tinh không tốt làm tổn thương niêm mạc tử cung gây viêm tử cung - âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây viêm mủ xâm nhiễm. Với triệu chứng điển hình là chảy dịch màu vàng hoặc
màu trắng mủ có lẫn máu, mùi hôi tanh, lợn sốt. Đối với những con đang mang thai khi bị viêm tử cung – âm đạo thì lợn bỏ ăn, dịch như mủ chảy ra, sau vài ngày dịch chảy ra màu nâu sau đó sảy thai. Bệnh sảy thai - đẻ non xảy ra là do một số nguyên nhân khách quan trong quá trình vận chuyển, do thời tiết thay đổi đột ngột hoặc do mắc bệnh truyền nhiễm gây ra, nhưng nguyên nhân chính là do di chứng của bệnh viêm tử cung - âm đạo.
Bệnh lộn tử cung xảy ra do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu do nền chuồng trơn dốc, quá trình mang thai, thai bị dồn về phía sau gây áp lực với cơ trơn cổ tử cung, nên lợn mang thai giai đoạn cuối hay mắc, hoặc do lợn đẻ thai to, rặn đẻ mạnh nên khi rặn tử cung bị lộn ra ngoài. Tỷ lệ mắc là 0,18%.
Mặc dù lợn nái đã được tiêm vaccine phòng bệnh khô thai nhưng bệnh vẫn diễn ra có thể thấy do một số nguyên nhân như trong quá trình nuôi dưỡng không tốt, số lượng thai nhiều dẫn đến sự cạnh tranh thức ăn hoặc do chất lượng tinh trùng không đảm bảo nên khi lợn mang thai, thai bị chết khô khi còn nhỏ. Đến khi đẻ ra thai khô và nhỏ như củ lạc, tỷ lệ mắc bệnh là 1,07%.
Bệnh đẻ khó thường sảy ra đối với những lợn nái tơ hoặc nái già do thai to, sức rặn đẻ yếu. Hoặc trong quá trình nuôi dưỡng lợn mang thai cho ăn quá nhiều làm thai to dẫn đến đẻ khó, tỷ lệ mắc bệnh là 0,89%. Bệnh viêm vú xảy ra với nái sau đẻ 2 – 3 ngày với triệu chứng bầu vú nóng, đỏ tấy, lợn sốt bỏ ăn, mất sữa không cho con bú, lợn con gầy yếu dần, tỷ lệ mắc bệnh là 14,64%.
Đối với lợn nái ngoại thường xuyên xảy ra hiện tượng chậm động dục, thời gian động dục trở lại sau cai sữa chậm, hoặc lợn nái hậu bị không động dục, nguyên nhân là do quá trình nuôi dưỡng không tốt, hay do viêm nhiễm cơ quan sinh dục dẫn đến tuyến nội tiết phát triển không bình thường gây ra hiện tượng lợn chậm động dục. Tỷ lệ mắc ở lợn sinh sản là 1,43%.