Phòng bệnh

Một phần của tài liệu báo cáo đề tài tốt nghiệp tại trang trại lợn ngọc minh trực thuộc công ty japfa comfeed việt nam (Trang 34 - 36)

*Vệ sinh phòng bệnh

Vệ sinh phòng bệnh luôn được chú trọng và thực hiện thường xuyên nhằm ngăn chăn mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào chuồng nuôi, nhằm nâng cao sức đề kháng không đặc hiệu cho đàn lợn. Thuốc sát trùng được sử dụng ở trại là: Biocid, Han – Iodine 5%, vôi bột, dung dịch anolít, dung dịch Canolít, sút,… Công tác vệ sinh phòng bệnh luôn được thực hiện định kỳ hàng tuần cụ thể:

Trước cổng chính đi vào trại được xây 1 hố vôi khử trùng, định kỳ 1 tuần 2 lần thay vôi mới, mục đích cho các xe ra vào trại đi qua hố sát trùng. Ngoài cổng khu nhà tiếp khách có phòng sát trùng và thay quần áo cho khách tham quan, mua bán lợn,… trước khi vào trại. Luôn có một bình thuốc sát trùng để sẵn ở cửa ra vào trại để phun sát trùng cho những xe ra vào trại. Trên đường đi vào các khu chuồng được rắc vôi bột định kỳ 1 tuần 1 lần vào thứ 6. Khu vực đường đi xung quanh chuồng, khu ở của công nhân định kỳ phun thuốc sát trùng mỗi tuần 1 lần vào thứ 2 bằng dung dịch Biocid với nồng độ 4ml/10lít nước. Khu vực xung quanh chuồng nuôi luôn được dọn sạch cỏ và rắc vôi bột mỗi tuần 1 lần vào thứ 6.

Trước cửa ra vào mỗi chuồng nuôi có 1 hố vôi để sát trùng ủng trước khi vào chuồng. Trong chuồng định kỳ mỗi tuần phun sát trùng bằng Biocid với nồng độ 1,5ml/1lít nước hoặc Han–Iodine 5% với nồng độ 10ml/1lít nước, phun lên nền chuồng, tường , trần bạt và hệ thống giàn mát. Ngoài ra sử dụng dung dịch anolít nồng độ 150mg/1lít (1 tháng 2 lần) phun vào không khí trong

chuồng nuôi nhằm giảm mùi. Hai ngày một lần dùng vôi bột rắc lên hành lang và đường đi trong chuồng và dưới nền chuồng đẻ. Định kỳ 2 tuần 1 lần phun vôi lên tường chuồng.

Khu chuồng đẻ cứ sau mỗi lứa đẻ thì toàn bộ tấm phên sàn, ố úm, tấm gỗ được tháo và đưa ra ngâm trong bể có sút, sau đó được xịt sạch bằng máy xịt áp lực, rồi dùng xà phòng đánh lại bằng bàn trải, xịt sạch ngâm với nước vôi bột và thuốc sát trùng. Hệ thống khung được đánh sạch bằng bàn trải với xà phòng, sau đó phun sạch bằng nước rồi phun thuốc sát trùng, để khô lắp phên và đưa lợn nái chờ đẻ vào. Hàng ngày dùng thuốc sát trùng hoặc dung dịch anolít lau phên sàn ở các lồng lợn nái đang nuôi con. Hàng ngày phân được thu gom và nước thải được thải vào hầm Bioga. Khu chuồng mang thai thường xuyên rửa nền để tránh nền ẩm ướt dính phân. Cám ăn mỗi ngày lấy 1 lần tránh bị ôi mốc, nước uống ở riêng 1 khu được lọc và khử trùng bằng dung dịch anolít.

Hệ thống chuồng khép kín nên có thể điều chỉnh được chế độ nhiệt trong chuồng thích hợp. Chế độ nhiệt rất quan trọng trong quá trình phòng bệnh, ở khu chuồng mang thai nhiệt độ luôn đảm bảo thích hợp từ 26 – 280C, khu chuồng đẻ sử dụng bóng điện và ổ úm để đảm bảo nhiệt độ cho lợn con mới sinh từ 32 – 360C, sau mỗi tuần tuổi giảm 10C. Khu cai sữa và khu thịt luôn đảm bảo nhiệt độ 320C, sau mỗi tuần tuổi giảm đi 10C, nhiệt độ thích hợp của lợn thịt là 26 – 280C. Mùa đông dùng bạt che phía giàn mát đầu mỗi dãy chuồng hạn chế tốc độ gió, mùa hè bật hệ thống phun nước trên giàn mát làm giảm nhiệt độ chuồng nuôi.

* Phòng bệnh bằng vaccine:

Bảng 4.2. Lịch tiêm phòng bệnh bằng vaccine và thuốc tại Trại lợn Ngọc Minh

Tuổi Vaccin và thuốc Phòng bệnh

Cách dùng Liều lượng Đườngtiêm Lợn con theo mẹ (ngày tuổi)

1 Syvaquynol Tiêu chảy 1 ml Tiêm bắp

3 - 5 Fe – Dextran Thiếu sắt 2 ml Tiêm bắp

Policox Cầu trùng 3 giọt/con Cho uống

7 - 10 Mycogard 1 time Suyễn (Lần 1) 1 ml Tiêm bắp

14-19 Suishot circo one Circo 1 ml Tiêm bắp

Lợn hậu bị (Tuân trước khi phối)

8 Amervac PRRS Tai xanh (Lần 1) 2 ml Tiêm bắp

Một phần của tài liệu báo cáo đề tài tốt nghiệp tại trang trại lợn ngọc minh trực thuộc công ty japfa comfeed việt nam (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w