1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án tốt nghiệp ngành cơ khí đóng tàu Tính nghiệm nhiệt cho động cơ diesel 6S50MCC lắp cho tàu hàng 53000 tấn đóng mới

85 1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 1,6 MB

Nội dung

3, Nội dung chính của đề tài Tính nghiệm nhiệt cho động cơ Lập quy trình tháo Lập quy trình kiểm tra các chi tiết Nghiên cứu một số ảnh hưởng tới động cơ 4, Phương pháp nghiên cứu của đề

Trang 1

Mục lục

MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG 3

CHƯƠNG 2: TÍNH NGHIỆM NHIỆT ĐỘNG CƠ 6S50MC-C 22

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71

PHỤ LỤC 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

Trang 2

MỞ ĐẦU

1, Tính thời sự của đề tài

Trong thời kì phát triển đất nước, ngành giao thông vận tải đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, nhất là giao thông đường biển, bởi nước ta có đường bờ biển dài rất thuận tiện cho thông thương với các nước trên thế giới Ngoài ra vận tải đường biển tỏ ra ưu việt hơn các phương pháp khác, bởi giá thành và khả năng vận chuyển khối lượng lớn hàng hoá và các loại hàng có tải trọng rất lớn

Ngành đóng tàu đang được coi là ngành công nghiệp quan trọng trong nền kinh

tế đang phát triển của đất nước ta Nghành đóng tàu đang ngày càng phát triển, nhất là lĩnh vực đóng mới các tàu vận tải có tải trọng ngày càng lớn, công suất ngày càng cao

Hệ động lực đẩy tàu là một bộ phận quan trọng của con tàu Để có thể khai thác cũng như bảo dưỡng, sửa chữa được tốt thì cần phải hiểu rõ đặc tính của nó, các ảnh hưởng của môi trường đến việc khai thác, bảo dưỡng để đề ra chế độ khai thác bảo dưỡng hợp lý

2, Mục đích của đề tài

Tính nghiệm nhiệt cho động cơ diesel 6S50MC-C lắp cho tàu hàng 53000 tấn đóng mới

3, Nội dung chính của đề tài

Tính nghiệm nhiệt cho động cơ

Lập quy trình tháo

Lập quy trình kiểm tra các chi tiết

Nghiên cứu một số ảnh hưởng tới động cơ

4, Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Kết hợp nghiên cứu lý thuyết với thực nghiệm Nghiên cứu dựa trên lý thuyết

về các quá trình công tác của động cơ diesel của Vi Be

5, Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu cụ thể về động cơ lắp cho tàu hàng 53000 tấn của hãng MAN B&W đó là động cơ 6S50MC-C

6, Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Nghiên cứu hiểu sâu về động cơ diesel, cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới động cơ, tới các chi tiết cụ thể Cụ thể là động cơ diesel 6S50MC-C lắp cho tàu hàng

53000 tấn để đề ra phương pháp khai thác tốt nhất, cũng như các quy trình sửa chữa, kiểm tra

Trang 3

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG

1.1.1 Loại tàu, công dụng

Tàu hàng khô sức chở 53000 tấn là loại tàu vỏ thép, đáy đôi, kết cấu hàn điện

hồ quang, một boong chính Tàu được thiết kế trang bị 01 diesel chính 2 kỳ truyền động trực tiếp cho 01 hệ trục chân vịt

Tàu được thiết kế dùng để chở hàng rời thông thường

1.1.3 Các thông số chủ yếu của tàu

– Chiều dài lớn nhất Lmax = 190,00 m

– Chiều dài giữa hai trụ Lpp = 188,5 m

– Chiều dài đường nước thiết kế LWL = 188,0 m

Trong buồng máy lắp đặt 01 máy chính và các thiết bị phục vụ hệ thống động lực, hệ thống ống toàn tàu Điều khiển các thiết bị được thực hiện tại chỗ trong buồng máy Điều khiển máy chính được thực hiện tại chỗ trong buồng máy hoặc từ xa trên

Trang 4

4buồng lái Một số bơm chuyên dụng có thể điều khiển từ xa trên boong chính như bơm vận chuyển dầu đốt, bơm nước vệ sinh, sinh hoạt, các quạt thông gió

Buồng máy có các kích thước chính:

– Chiều rộng trung bình: 30,000 m– Chiều cao trung bình: 20,500 m

1.2.2 Máy chính

Máy chính có ký hiệu 6S50MC_C do hãng MAN-B&W sản xuất, là loại máy diesel chạc chữ thập, 2 kỳ, tác dụng đơn, tăng áp bằng hệ tuabin khí xả hiệu suất cao, một hàng xy-lanh thẳng đứng, làm mát gián tiếp ba vòng tuần hoàn, bôi trơn áp lực tuần hoàn kín, khởi động bằng không khí nén, tự đảo chiều, điều khiển trong phòng điều kiển của buồng máy hoặc từ xa trên buồng lái

1.2.2.1.Thông số của máy chính

– Công suất định mức, [H] 9480/(12640)kW/hp– Vòng quay định mức, [N] 127 vp

– Suất tiêu hao dầu xi lanh 0,7–1,5 g/kWh

– Áp suất cháy lớn nhất 15 MPa– Góc mở sớm xu páp thải 110 độ GQK (sau ĐCT)– Nhiệt độ nước làm mát vào xi lanh 65–70 oC

– Nhiệt độ dầu bôi trơn vào động cơ 45–50 oC– Áp suất dầu bôi trơn vào động cơ 0,22–0,30 MPa– Áp suất dầu bôi trơn vào xi lanh 5–6 MPa– Khối lượng động cơ 241,1 tấn– Chiều dài bao lớn nhất 5140 mm– Chiều rộng bệ động cơ 1580 mm

Trang 5

1.2.2.2.Thiết bị kèm theo máy chính

– Các bơm (bơm dầu FO,LO,DO, nước làm mát)01– Bầu ngưng và nồi hơi khí xả 01

Các trục được làm từ loại thép các bon

Kích thước trục chân vịt theo yêu cầu quy phạm, và đảm bảo các thông số như sau (sai số cho phép)

Đối với trục trung gian sai số cho phép là 5 mm

Đối với trục chân vịt sai số không quá 5mm

Đường kính các trục trong các bạc sẽ lớn hơn kích thước trục định mức là 5mm

Kích thước các trục được thiết kế dựa trên công suất vận hành liên tục tối đa ( MCR) (9480kw, 127 pm)

Số lượng các bạc trục (loại ngậm dầu tự bôi trơn kèm hệ làm mát bằng nưới ngọt) được yêu cầu tối thiểu để có thể đỡ trọng luợng chân vịt và hệ trục mà không cần đến lực chuyển động xoáy lốc của trục trong phạm vi tốc độ hoạt động

Tàu được lắp một thiết bị nối đất trục theo các chỉ dẫn của nhà chế tạo vật liệu lớp bảo vệ cathodic vỏ và nhà chế tạo máy chính Ngoài ra tàu sẽ được cấp 1 máy đo mômen xoắn hệ trục

1.2.3.2.Ống bao đuôi kèm các bạc

Ống bao đuôi được lắp ở các bạc phần đuôi phía sau và phía trước trên căn nhựa hoặc bằng loại nhựa khác tương tự được Đăng kiểm chứng nhận

Trang 6

6Mỗi đầu của ống bao trục đuôi được cấp một bạc ống bạo trục đuôi.Các bạc này được bôi trơn bằng dầu Đồng thời được cấp một van xả/ lấy mẫu.

Ống lót bạc được làm bằng vật liệu đã qua kiểm tra, xơmi bạc làm bằng kim loại màu trắng, chiều dài của bạc sẽ theo yêu cầu quy phạm

Khoảng thời gian tiến hành kiểm tra trục chân vịt tối thiểu là 10 năm theo yêu cầu quy phạm

Cảm biến đo nhiệt độ được gắn ở bạc phía sau ( một chiếc được nối và 1 chiếc cho dự phòng)

1.2.3.3.Cơ cấu làm kín trục

Tàu được cấp một bộ cơ cấu làm kín nước bên trong và bên ngoài trục loại

“ Simplex- “ gồm 4 séc măng gắn phía sau và 2 séc măng gắn phía trước bộ làm kín trục phía sau được bảo vệ bởi dây bảo vệ ( dưới dạng tấm) các dao cắt lưới được gắn ở củ sec tơ chân vịt

1.2.3.4.Chân vịt

Tàu được cấp 1 chân vịt loại cố định không khoá bên phải kèm cánh kiểu nghiêng, mớn nước dự tính và công suất máy chính sẽ được đưa ra sau khi thử các két ( xem mục 006)

1.2.4.1.Diesel lai máy phát

Diesel lai máy phát có ký hiệu 6DK-20 do hãng DAIHATSU sản xuất, là diesel

4 kỳ tác dụng đơn, một hàng xy-lanh thẳng đứng, tăng áp, làm mát từ một hệ làm mát trung tâm, bôi trơn áp lực tuần hoàn kín, khởi động bằng khi nén

Trang 7

1.2.4.3.Diesel lai máy phát sự cố

Diesel lai máy phát có ký hiệu 6CTB8.3DM do hãng CUMMINS sản xuất, là diesel 4 kỳ tác dụng đơn, một hàng xy-lanh thẳng đứng, không tăng áp, làm mát gián tiếp hai vòng tuần hoàn, bôi trơn áp lực tuần hoàn kín, khởi động bằng điện DC 24V

1.2.4.5.Thiết bị kèm theo mỗi tổ máy phát điện

– Bơm LO bôi trơn máy 01 tổ máy– Bơm nước ngọt làm mát 01 tổ máy– Bơm nước biển làm mát 01 tổ máy– Bầu làm mát dầu nhờn 01 cái– Bầu làm mát nước ngọt 01 cái

Trang 8

8– Ống bù hòa giãn nở 01 đoạn– Bình chứa khí nén khởi động 02 bình– Bơm chuyển nhiên liệu thấp áp 01 cụm

Hai máy nén khí chính nén khí sau khi được tách ẩm vào 2 chai gió chính Khí

từ chai gió chính được đưa đi khởi động máy chính, các máy phụ qua van giảm áp xuống áp suất khởi động

Chai gió trực nhật được cấp khí nén sau khi được giảm áp xuống 0,8 MPa từ chai gió chính để cấp gió điều khiển Chai gió trực nhật cũng được cấp gió từ máy nén khí trực nhật

Khi sự cố, máy nén sự cố hoạt động nén khí vào chai gió phụ để khởi động các máy phụ sau đó lai máy nén khí chính cấp khí nén cho chai gió chính

Hệ thống được lắp đặt để có thể khai thác được cả hai loại nhiên liệu

Từ két chứa, dầu được bơm lên két lắng, từ đó dầu được lắng rồi được máy phân ly tương ứng cấp dầu cho các két trực nhật tương ứng

Để phân ly hiệu quả thì phải trang bị thêm thiết bị hâm dầu lên đến 95 – 98 oC

Trang 9

Trong quá trình khai thác dầu từ két trực nhật được dẫn tới một trong hai bơm cấp lai bằng động cơ điện, áp suất dầu khoảng 0,4 MPa Dầu từ đó được dẫn tới một trong hai bơm tuần hoàn lai bằng dộng cơ điện, áp suất dầu khoảng 1 MPa, qua thiết bị kiểm tra độ nhớt, bầu lọc, và tới bơm cao áp cấp cho vòi phun vào động cơ Lưới lọc của bầu lọc: 50 – 30 µm Dầu tuần hoàn được dẫn trở lại cửa hút của bơm tuần hoàn.

Nhiệt độ lớn nhất cho phép của hệ thống: 150 oC để tránh quá nóng cho hệ thống nhất là tránh kẹt cặp piston – xilanh bơm cao áp

Khi chuyển sang khai thác với dầu DO thì phải chú ý tới việc hạ từ từ nhiệt độ của hệ thống xuống phù hợp với dầu DO, 60 – 80 oC

02 – Két tuần hoàn dầu xi lanh

Các bơm vận chuyển, bơm cấp, bơm tuần hoàn, máy phân ly, thiết bị lọc, sinh hàn dầu nhờn

2, Hoạt động hệ thống

Hệ thống bôi trơn máy chính

Dầu bôi trơn từ két gom máy chính được bơm tuần hoàn cấp cho sinh hàn dầu nhờn, qua thiết bị lọc, đưa vào bôi trơn máy chính

Áp suất, nhiệt độ dầu bôi trơn vào máy chính được kiểm soát và duy trì ở mức 0,20 – 0,23 MPa, 40 – 47 oC

Dầu được xử lý song song Dầu từ két gom máy chính được bơm đưa tới máy phân ly để xử lý, rồi trở về két gom Lượng hao hụt được bổ xung từ két dự trữ

Hệ thống bôi trơn xi lanh

Dầu bôi trơn từ két trực nhật được tổ bơm tăng áp bơm cấp cho xi lanh Áp suất khoảng 4 – 5 MPa, nhiệt độ 40 – 60 oC Dầu bôi trơn được bổ xung từ két chứa cho két trực nhật qua bơm bánh răng

Hệ thống bôi trơn máy phụ

Dầu từ két chứa được lọc rồi bơm vận chuyển tới bôi trơn cho máy phụ dầu sau khi bôi trơn máy phụ được bơm vận chuyển tới máy phân ly LO máy phụ rồi đưa trở lại bôi trơn máy phụ

1.2.5.4.Hệ thống làm mát

1, Thiết bị chính hệ thống

Các sinh hàn chính, các sinh hàn dầu nhờn, két giãn nở, thiết bị tách khí, thiết bị

xử lý nước, thiết bị lọc, các bơm cấp

Trang 10

2, Hoạt động hệ thống

Hệ thống làm mát nhiệt độ cao

Hệ thống tuần hoàn kín làm mát máy chính bằng nước ngọt

Nước làm mát được bơm tuần hoàn cấp cho máy chính để làm mát xi lanh máy chính, nắp xi lanh, hộp xu páp, tua bin tăng áp Áp suất nước làm mát vào xi lanh duy trì ở mức 0,35 – 0,45 MPa, nhiệt độ vào xi lanh 65 – 70 oC, ra khỏi xi lanh 75 – 80 oC Nước sau khi làm mát động cơ được cảm biến nhiệt độ, cảm biến chất lượng nước để điều chỉnh việc xử lý chất lượng nước, điều chỉnh lưu lượng nước qua sinh hàn chính nước ngot nhiệt độ cao Nước sau khi qua sinh hàn được đưa tới thiêt bị tách khí, rồi trở về cửa hút bơm tuần hoàn Nước ngọt bổ xung cho hệ thống được lấy từ két giãn

nở nhiệt độ cao

Hệ thống làm mát trung tâm

Hệ thống tuần hoàn kín nước ngọt nhiệt độ thấp

Nước làm mát được bơm tuần hoàn cấp tới sinh hàn chính nước ngọt nhiệt độ thấp, làm mát băng nước biển, để giảm nhiệt độ trước khi đi công tác Nước làm mát được dẫn qua làm mát tại sinh hàn gió máy chính, nhánh khác đi làm mát cho sinh hàn chính nước ngọt nhiệt độ cao Nhánh khác được đưa đi làm mát các máy phụ, bầu ngưng, điều hoà Nước được bổ xung từ két giãn nở nhiệt độ thấp

Trang 12

12– Công suất động cơ điện 13,2 kW

Trang 14

14– Hãng sản xuất HAMWORTH

Trang 15

– Kiểu Ly tâm nằm ngang

Trang 18

– Động cơ điện có thể đảo chiều

38, Quạt xả buồng máy lọc

Trang 21

56, Cửa thông biển

Trang 22

2.1.1 Lựa chọn công thức tính

Tính nghiệm nhiệt động cơ theo chương trình QB

1, Các thông số nhập vào chương trình

Phần tính nhiệt của động cơ được sử dụng chương trình tính tự động theo phần mền QB Tên đầy đủ là “Chương trình tính nhiệt độ trung bình của chu trình công tác”, thuộc đề tài nghiên cứu khoa học “ Nghiên cứu mô phỏng chu trình công tác của động

cơ Diesel” Chủ nhiệm đề tài: TS Lê Viết Lượng

Các thông số nhập vào chương trình gồm có:

– Áp suất môi chất đầu quá trình nạp, Pa = 365000 Pa

– To,Po_ nhiệt độ,áp suất môi trường, To = 298 K, Po=103000 Pa

– Lượng cấp nhiên liệu, b = 171(g/kwh)

2, Các công thức sử dụng trong chương trình

Nhiệt trị thấp của nhiên liệu:

– Nhiệt độ khí sót : Tr = 700 0K

– Áp suất khí sót : Pr = 355000 Pa

Hệ số khí sót γr: γr =

r a

r

r

s

P P

P T

T T

∆+

0

ε

Trong đó :

∆T0_ Nhiệt độ sấy nóng khí nạp mới vào xilanh, ∆T0 = (5 ÷ 10) 0C ,

Ts _ Nhiệt độ không khí trước xu páp nạp, Ts = Ta

Nhiệt độ không khí cuối quá trình nạp Ta =

r

r r o

T

γ

γ+

+

∆+

1

.Diện tích bề mặt xung quanh thể tích công tác khi piston ở ĐCD Fo, m2:

Trang 23

.2

2

0 = +π ε −

F

D, S_ đường kính xilanh và hành trình piston, m

Diện tích các chi tiết tiếp xúc với môi chất công tác Fvx , m2:

Fvx = Fo + π.D.S – 0,5π.D.S.(1- cosϕ +0,5λsin2ϕ)

ϕ_ góc quay trục khuỷu, rad

Thể tích công tác của xi lanh V1,m3: V S D2S

S

C V V

Thể tích công tác của xilanh ở ĐCD Va ,m3: Va = Vc + Vs

Thể tích công tác tính theo góc quay trục khuỷu, m3:

Vvx = Vc + 0,25 π.D.S (1- cosϕ +0,5λsin2ϕ)Lượng không khí khô cần thiết lý để đốt cháy hoàn toàn 1kg nhiên liệu Lo, kmol/kg

Lo = 0,121(

3232412

O S H

Hiệu suất nạp không kể đến hàm lượng ẩm: ηH =

r a s

s a

T P

T P

γε

ε

1

1Hiệu suất nạp có kể đến hàm lượng ẩm: d

r

r n

η

11

n

B

G

G

d = _ hàm lượng ẩm, là tỉ số giữa lượng không khí khô và lượng không khí

nước nạp vào xilanh trong 1 chu trình

Lượng không khí thực tế nạp vào xilanh trong 1 chu trình không kể đến hàm lượng ẩm của không khí, kg: GB = Vc ηn.ρs

Hệ số dư lượng không khí không kể đến hàm lượng ẩm:

gct _ lượng nhiên liệu cấp cho động cơ trong 1 chu trình, kg;

G0 _ lượng không khí lí thuyết cần thiết để đốt cháy 1 kg nhiên liệu, kg/kg;G0 = µs.L0

Hệ số dư lượng không khí có kể đến hàm lượng ẩm : t d

61,1

4,8217

f k f

m

i

T Pk

C

Tkf, Pkf _ nhiệt độ áp suất trong xilanh lúc bắt đầu phun nhiên liệu

Hệ số truyền nhiệt từ vách qua ông lót xilanh αcm:

Trang 24

24Công thức Xemenov sử dụng cho động cơ 2 kì và 4 kì :

4 4

3 12

1 P kc T kc C m D

mc

Pkc , Tkc _ áp suất cháy, nhiệt độ cháy

Bề mặt trao đổi nhiệt với môi chất công tác, m2:

επ

π

S

S D

D

F w

1 22

Phần trăm lượng nhiệt tỏa ra tính theo công thức Vibe:

908,0exp

Các thông số đặc trưng cho chu trình công tác

Áp suất chỉ thị trung bình Pi, MPa : Pi= Li/VS

Công suất chỉ thị, kW : Ni = i.Vs.pi.n.z/60Suất tiêu hao nhiên liệu chỉ thị gi =

i s o s

n s

P T L R

P

3600

αµ

η

Hiệu suất chỉ thị: ηi =

H s n

i s o s

Q P

P T L R

η

αµ

Áp suất có ích trung bình : Pc = Pi - Pm

Hiệu suất cơ giới : ηm = Pc/Pi

Công suất có ích của động cơ Ne (kW) :

s m n i

S

H s

e

L

Q z n i V

0

Suất tiêu hao nhiên liệu có ích : ge = gi/ηm

Hiệu suất có ích của động cơ: ηe = ηi.ηm

Suất tiêu hao nhiên liệu trong 1 giờ Bh, kg/h : Bh = ge.Ne

2.1.2 Chương trình tính

Chương trình tính được viết bằng ngôn ngữ PASCAL

Nội dung (xem phụ lục)

2.1.3 Kết quả tính

Trang 26

2.2 QUY TRÌNH THÁO VÀ KIỂM TRA CHI TIẾT

A YÊU CẦU CHUNG

Tháo dỡ động cơ Diesel là một giai đoạn quan trọng của quy trình sửa chữa nếu tháo không cẩn thận hoặc sai chu trình tháo sẽ gây ra biến dạng làm hư hỏng chi tiết, chất lượng tháo dỡ ảnh hưởng rất lớn đến thời gian và giá thành sửa chữa

Đọc hồ sơ kỹ thuật, nghiên cứu bản vẽ kết cấu động cơ, nắm vững kết cấu, đặc điểm riêng của máy

Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ ,thiết bị tháo và phải đúng chủng loại Trong quá trình tháo tránh sử dụng các dụng cụ bị hư hỏng không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật Đối với các chi tiết quan trọng cần sử dụng các thiết bị chuyên dùng Trong quá trình tháo hạn chế dùng mỏ nết để tháo, cấm sử dụng búa đục để tháo

Thiết bị nâng hạ vận chuyển phải đảm bảo an toàn, không dùng các thiết bị hư hỏng và khôi phục lại chưa có dấu hiệu kiểm tra an toàn hoặc không sử dụng thiết bị không rõ tải trọng

Giá đỡ các chi tiết phải đầy đủ và phải kiểm tra lại độ cứng vững

Để tránh nhầm lẫn khi tháo lắp cần phải kiểm tra dấu Nếu vì lý do nào đó các dấu máy bị mất thì ta phải đánh dấu lại

Vệ sinh phần ngoài động cơ sạch sẽ xả hết nhiên liệu, xả sạch dầu nhớt và nước làm mát ra khỏi động cơ

Đối với các đường ống sau khi tháo xong dùng nút bằng gỗ, nhựa nút lại để tránh bụi rơi vào Trong trường hợp không có nút gỗ, nhựa dùng vải sạch để bịt lại

Đối với thiết bị đo kiểm tra: các đồng hồ áp lực dầu, nước, các đầu đo cảm ứng nhiệt, sau khi tháo xong phải được vệ sinh lau chùi cẩn thận và cho vào hộp bảo quản

để tránh hư hỏng

Trang 27

B SƠ ĐỒ THÁO TỔNG QUÁT

Tháo xilanhKiểm tra đường kính

trong xi lanh

Tháo bạc trục khuỷu

Đo khe hở dầu bạc

Tháo cán piston

Kiểm tra khe hở bàn trượt

Tháo hộp làm kín cán piston

Tháo biên

Kiểm tra khe hở dầu bạc biênTháo guốc trượt

Kiểm tra khe hở dầu

Trang 28

C BẢNG NGUYÊN CÔNG SƠ BỘ

Thiết bị tháo: Cờ lê, kích, thiết bị thuỷ lực tháo bu lông

Thiết bị kiểm tra: Thước thẳng, thước

lá, đồng hồ so, gương soi

Thiết bị tháo: Cờ lê, pa lăng, móc cẩu,

bu lông vòng, cáp chuyên dùng, thiết bị tháo thuỷ lực, các thiết bị vhuyên dùng nhà sản xuất đưa ra

Thiết bị kiểm tra: Dây chì, thước cặp

4 Tháo trục cam Thiết bị tháo: Cờ lê, pa lăng, bu lông

vòng, kích, các thiết bị chuyên dùng

5 Tháo piston

Thiết bị tháo: Cờ lê, pa lăng, móc cẩu,

bu lông vòng, cáp chuyên dùng, thiết bị tháo thuỷ lực, các toa, kìm chuyên dùng

Thiết bị kiểm tra: Thước lá, dơ đờ căn

Thiết bị tháo: Cờ lê, pa lăng, thiết bị tháo thuỷ lực, cáp, bu lông vòng, móc cẩu chuyên dùng, vấu đỡ guốc trượt

Thiết bi kiểm tra: Dây chì, thước cặp, đồng hồ so, gương soi

7 Tháo xilanh

Thiết bị tháo: Cờ lê, tuốc nơ vít, kích,

pa lăng, móc cẩu, bu lông vòng, cáp chuyên dùng

Thiết bị kiểm tra: Thiết bị đo chuyên dùng

8 Tháo bạc trục

khuỷu

Thiết bị tháo: Kích thuỷ lực, cờ lê, bu lông vòng, cáp, móc cẩu, thiết bị tháo thuỷ lực, thiết bi nâng hạ, một số thiết bị chuyên dùng khác

Thiết bị kiểm tra: Thước cặp, dây chì,

Trang 29

D.DIỄN GIẢI NGUYÊN CÔNG

2.2.1.2.Kiểm tra độ gãy khúc φ và độ dịch tâm δ của hệ trục

Sau khi tách trục phải kiểm tra độ gãy khúc và độ dịch tâm của hệ trục cơ và hệ trục chân vịt

Vệ sinh sạch sẽ mặt bích và áp thước lá theo đường sinh của bích nối, tiến hành

đo các kích thước theo hai phương: thẳng đứng và phương nằm ngang để tính độ dịch tâm, gãy khúc theo hai phương

Độ gãy khúc φ = c1 c2

D

(mm/m)

Trang 30

Độ dịch tâm ( ).

2

a b mm

Đo lại vị trí đã đánh dấu trên má khuỷu

Giá trị co bóp tính theo mm của máy 6S50MC-C

Via trục khuỷu tới các vị trí đo và đọc kết quả ghi vào phiếu kiểm tra

Các vị trí đo như sau:

Trang 31

Các thiết bị gần tháo trước, sau đó đến các thiết bị nằm trong khó tháo.

Các đường ống sau khi tách ra phải được nút bằng gỗ

Tháo nhiệt kế đo nhiệt độ nước làm mát

Tháo nhiệt kế đo nhiệt độ khí xả khí, khí quét

Tháo các đồng hồ chỉ thị

Khóa toàn bộ các van của các hệ thống

Tháo đường ống cấp dầu đốt và dầu hồi, ống dầu bôi trơn, ống khí nén khởi động, khí nén điều khiển, ống nước làm mát

Trang 32

32Tháo các đầu nối các ống nối từ bơm nhiên liệu tới vói phun, ống dẫn dầu điều khiển xu páp.

Chú ý: Tháo đến đâu vệ sinh sạch sẽ và bảo quản đến đó, nút ngay các lỗ bằng nút gỗ

2.2.3 Tháo nắp xi lanh

2.2.3.1.Tháo hộp xu páp

1, Yêu cầu

Trước khi tháo kiểm tra lại toàn bộ các vị trí để tránh nhầm lẫn

Kiểm tra để chắc chắn rằng các ống của các hệ thống đã được tháo ra hoàn toàn, nhất là hệ thống khí khởi động

Thông gió cho các vi trí sắp tháo

2, Dụng cụ

Cờ lê, Pa lăng, thiết bị thuỷ lự, cáp, móc cẩu chuyên dùng, các thiết bị chuyên dùng khác

3, Tiến hành

Tháo các bích nối ống xả với bầu góp khí xả

Tháo các nắp bảo vệ ê cu của các gu dông liên kết hộp xu páp với nắp xi lanh.Lắp các thiết bị tháo thuỷ lực vào các đầu gu dông

Lắp các đường ống dẫn công chất từ bơm cao áp tới các thiết bị đã gắn trước đó thông qua một bộ chia công chất cho các ống

Bơm công chất áp suất cao vào làm giãn các gu dông rồi tháo lỏng các ê cu, áp suất bơm khoảng 150 ÷ 165 MPa

Giảm áp suất trong hệ thống, tháo các thiết bị ra

Móc cẩu vào thiết bị gắn trên đỉnh của hộp xu páp, cẩu ra ngoài, đặt lên giá đỡ.Tháo các gu dông trên lắp xi lanh ra

Tháo hộp xu páp

Trang 33

2.2.3.2.Kiểm tra chiều cao buồng đốt

Không làm biến dạng nắp xilanh, gờ lắp ghép

Không làm hư hỏng ren của các gudông

Dây nâng hạ phải được lắp cân đối

Trước khi tháo cần tháo hết công chất trong hệ thống ra

Kiểm tra chiều dày xéc măng của piston bộ đièu khiển

Giá trị chiều dày xéc măng:

Min : 2,6 mm

2, Dụng cụ

Cờ lê, pa lăng, bu lông vòng

3, Tiến hành

Trang 34

34Via máy sao cho con lăn nằm trên phần cam tròn đều (vị trí lúc không mở xu páp).

Bắt bu lông vòng vào lỗ bu lông trên bộ điều khiển, móc vào pa lăng

Tháo các ê cu trên hai bu lông ngắn, nới lỏng từ từ các ê cu trên bu lông dài, nhấc nắp đậy ra

Tháo lò so trong ra

Tháo miếng cố định piston của bộ điều khiển, xoay 90o nhấc piston ra ngoài.Tháo xéc măng ra khỏi piston

Kiểm tra chiều dày xéc măng

Via máy tới vị trí sao cho vào thời điểm không cấp nhiên liệu

Tháo các bu lông liên kết bơm cao áp với block

Bắt các bu lông vòng vào các lỗ bu lông trên bơm cao áp, móc vào pa lăng, cẩu

ra khởi vị trí, đưa lên giá đỡ

Trang 35

Tháo các ê cu trên nắp ổ đỡ trục cam.

Bắt các bu lông vòng vào lỗ bu lông, móc với pa lăng,đẩy nhẹ nắp trượt dọc về phía cam xả, cẩu nắp ra ngoài

Dùng kích đặt dưới trục cam, kích cho trục cam lên cao 0,3 mm

Dùng tay ấn nhẹ vào một đầu của bạc trục cam, đẩy nó xoay lên trên, lấy ra khỏi trục cam qua cửa thăm

Đo chiều dày bạc

Via động cơ theo chiều lùi 45o sau BDC(điểm chết dưới)

Gắn dụng cụ giữ cho guốc trượt nằm trên bàn trượt sao cho không bị biến dạng khi đo

Đo khe hở giữa piston và xi lanh trên mặt phẳng dọc tâm tại vị trí mũi lái (PF, PA), ghi kết quả vào phiếu kiểm tra

Đo khe hở giữa pa tanh dẫn hướng với bàn trượt tại vị trí hai pa tanh trượt phía trục cam, trên( J,L ) và dưới( K,M )

Đo khe hở giữa má dẫn hướng với bàn trượt tại vị trí 4 má trượt, trên và dưới

Trang 36

Vệ sinh sạch sẽ buồng đốt, lỗ ren, bề mặt piston

Tránh va đập gữa cán piston và xilanh

Tháo các bu lông liên kết cán piston với guốc trượt

Đưa hai thanh kim loại chuyên dùng vào lỗ trên chân cán piston để dẫn hướng hộp làm kín piston

Trang 37

Dùng dao cát toa vệ sinh sạch sẽ, cẩn thận bề mặt xilanh, vê tròn các bậc do sơ

Đưa hai nửa giá đỡ piston vào đỡ piston, via máy xuống BDC để gắn miếng bảo

vệ vào vị trí của cán piston trên guốc trượt

Cẩu piston lên đủ cao để gắn hai nửa vòng chặn rồi móc thanh ngang vào, tháo giá móc piston ra để cẩu piston ra khỏi xi lanh, đặt lên giá đỡ

Tháo piston2.2.5.3.Tháo hộp làm kín

Dùng Pa lăng nâng hộp làm kín lên, gắn giá đỡ lên cán piston sao cho ở độ cao

dễ thao tác, hạ hộp xuống giá đỡ

Tháo các bu lông liên kết hai nửa hộp ra, nhấc một nửa ra ngoài

Trang 38

38Tháo toàn bộ hộp.

Tháo hộp làm kín cán piston2.2.5.4.Tháo cán piston

Dùng Pa lăng dựng ngược piston và giữ cán

Dùng Cờ lê tháo các êcu liên kết giữa cán và piston, nhấc cán ra, hạ cán piston xuống giá đỡ Tháo váy piston

Tháo cán piston2.2.5.5.Tháo séc măng

Trang 39

Tháo xéc măng

2.2.6 Tháo biên

2.2.6.1.Tháo nửa dưới biên

1, Yêu cầu

Đo khe hở dầu bôi trơn bạc biên

Đo khe hở má khuỷu với biên

Giá trị khe hở má khuỷu với biên:

Max : 0,46 mmMin : 0,24 mm

2, Dụng cụ

Pa lăng, cờ lê, thước cặp, dây chì, bu lông vòng, móc cẩu, cáp, dơ đờ căn, thiết

bị tháo thuỷ lực

3, Tiến hành

Via máy xuống BDC

Xọc dơ đờ căn vào đo khe giữa má khuỷu với biên

Đo khe hở má khuỷu và biên

Trang 40

40Via máy lên TDC, gắn pa lăng lên đỉnh thân máy.

Dùng thiết bị thuỷ lực tháo các ê cu của bu lông biên, áp lực công chất 150÷

165 MPa

Bắt bu lông vòng vào hai bên nửa dưới của biên

Móc pa lăng vào bu lông vòng để giữ nửa dưới của biên

Tháo đầu to biên

Hạ nửa dưới biên xuống một chút, lau sạch và kẹp chì đo khe hở bằng cách đặt

2 dây chì song song với mép bạc và mỗi dây cách mép bạc 10 mm

Xiết lại êcu với với áp lực xiết của công chất thuỷ lực là 150 MPa

Tháo nửa dưới ra, lấy sợi chì ra và đo chiều dày dây chì

Hạ nửa dưới của biên và kéo ra khỏi các te

Lắp lại các bulông, êcu tháo theo đúng vị trí

Đo khe hở bôi trơn bạc biên

1 rãnh dầu 2 Dây chì 3 Bạc2.2.6.2.Tháo nửa trên biên, biên

1, Yêu cầu

Tránh làm biến dạng thanh trượt

Đo khe hở bạc chốt guốc trượt với chốt guốc trượt

Giá trị khe hở bạc guốc trượt với chốt :

Max : 0,29 mm

Ngày đăng: 25/12/2014, 10:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w