ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN SINH HỌC ĐỀ SỐ 02 1. Phát biểu nào sau đây KHÔNG phù hợp với sự hiểu biết về giảm phân? A. Các chromatid chị em tách nhau ở kỳ sau giảm phân II B. Các nhiễm sắc thể tương đồng tách nhau ở kỳ sau giảm phân I C. Các NST tự nhân đôi trước khi bắt đầu giảm phân D. Sự phân chia NST tương ứng ở giảm phân I và II là nguyên nhiễm và giảm nhiễm 2. Một vi ảnh của một tế bào cây lúa đang phân chia cho thấy 12 NST, mỗi chiếc gồm 2 chromatid chị em. Giai đoạn nào của sự phân bào cho phép thu được bức ảnh ấy? A. Kỳ trước nguyên phân B. Kỳ trước I giảm phân C. Kỳ trước II giảm phân D. Kỳ cuối II giảm phân 3. Một sinh vật có 7 cặp NST có thể tạo ra bao nhiêu loại giao tử, nếu cho rằng có xảy ra các trao đổi chéo đơn tại 3 NST khác nhau trong số đó? A. 2048 B. 1024 C. 512 D. 256 4. Nếu sản phẩm giảm phân của một tế bào sinh giao tử gồm ba loại: n+1, n−1 và n mà từ đó đã sinh ra người mắc hội chứng siêu nữ; chứng tỏ đã xảy ra sự không phân tách một cặp NST ở: A. giảm phân II trong sự tạo tinh trùng. B. giảm phân I trong sự tạo trứng. C. giảm phân II trong sự tạo trứng. D. giảm phân II trong sự tạo tinh trùng hoặc trứng. 5. Phát biểu nào sau đây về sự xác định giới tính ở các sinh vật là KHÔNG thoả đáng? A. Ở chim và đa số bò sát, các con đực là dị giao tử B. Ở hầu hết động vật có vú, NST Y xác định tính đực C. Ở ruồi giấm, giới tính được được xác định bởi tỷ lệ X/A D. Ở đa số loài, giới tính được xác định lúc thụ tinh bởi yếu tố di truyền trong các hợp tử 6. Câu nào sau đây là đúng? A. Số lượng nhiễm sắc thể (NST) trong bộ NST phản ánh trình độ tiến hóa của loài. B. Các loài khác nhau có số lượng NST trong bộ NST khác nhau. C Số lượng NST trong bộ NST không phản ánh trình độ tiến hóa của loài. D Bô NST ở thực vật có số lượng, kích thước ổn định hơn ở động vật. 7. Mỗi NST kép được cấu tạo từ: A. Hai chromatid dính với nhau ở eo thứ hai. B. Hai chromatid dính với nhau ở tâm động. C. Hai NST đơn dính với nhau ở tâm động. D. Hai NST đơn dính với nhau ở eo thứ hai 8. Kí hiệu "bộ NST 2n" nói lên: A. NST luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng trong tế bào soma. B. NST có khả năng tự nhân đôi. C. NST tồn tại ở dạng kép trong tế bào. D. Cặp NST tương đồng có 1 NST từ bố, 1 NST từ mẹ. 9.Trên NST, tâm động có vai trò điều khiển quá trình : A. Tự nhân đôi của NST. B. Vận động của NST trong phân bào. C. Hình thành tơ vô sắc. D. Hình thành trung tử. 10. Bộ phận nào của NST là nơi tích tụ nhiều rARN : A. Tâm động. B.Eo sơ cấp. C. Eo thứ cấp. D. Thể kèm. 11. Sự đóng xoắn của NST có ý nghĩa : A. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phân li và tổ hợp NST trong các kì phân bào . B. Đảm bảo cho cấu trúc NST được ổn định . C. Tạo điều kiện cho sự tự nhân đôi của NST . D. Đảm bảo cho NST truyền đạt thông tin di truyền . 12. Thứ tự nào sau đây xếp từ đơn vị cấu trúc cơ bản đến cấu trúc phức tạp của NST? A. Nucleoxom; Sợi cơ bản;Sợi nhiễm sắc; Nhiễm sắc thể . B. Nucleoxom; Sợi nhiễm sắc; Sợi cơ bản;Nhiễm sắc thể . C. Nucleoxom;Nhiễm sắc thể; Sợi cơ bản;Sợi nhiễm sắc. D. Nhiễm sắc thể ; Sợi nhiễm sắc;Sợi cơ bản; Nucleoxom. 13. NST tự nhân đôi dựa trên cơ sở nào ? A. NST tháo xoắn ở kì trung gian . B. Sự tự nhân đôi của ADN . C. Sự xúc tác của enzim ADN polimeraza . D. Sự tự nhân đôi của trung tử . 14. Tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài sinh vật được thể hiện bởi : A. Số lượng NST trong tế bào. B. Hình thái NST trong tế bào. C. Cấu trúc NST trong tế bào. D. Tất cả các ý trên. 15. NST được xem là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào là vì : A. Có chứa ADN là vật chất di truyền. B. Có khả năng tự nhân đôi, phân li, tổ hợp trong nguyên phân, giảm phân, thụ tinh C. Cả A và B đúng. D. Tất cả đều sai. 16. Ở các loài sinh sản hữu tính giao phối, tính ổn định của bộ NST qua các thế hệ được duy trì thông qua các cơ chế : A.Nguyên phân và giảm phân. B. Giảm phân và thụ tinh. C.Nguyên phân và thụ tinh. D. Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. 17. Ở các loài sinh sản vô tính, tính ổn định của bộ NST qua các thế hệ được duy trì là nhờ : A.Sự nhân đôi và phân li của NST trong giảm phân. B. Sự nhân đôi và phân li của NST trong nguyên phân. C. Sự kết hợp của NST trong thụ tinh. D. Sự kết hợp của 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. 18. Phát biểu nào sau đây KHÔNG phù hợp với sự hiểu biết về giảm phân? A. Sự phân chia NST tương ứng ở giảm phân I và II là nguyên nhiễm và giảm nhiễm B. Các nhiễm sắc thể tương đồng tách nhau ở kỳ sau giảm phân I C. Các NST tự nhân đôi trước khi bắt đầu giảm phân phan duc duy1 D. Các NST tương đồng xếp hai hàng ở mặt phẳng xích đạo tế bào Đề bài này sử dụng cho các câu 19,20,21 . Một tế bào có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8 . Quan sát tiêu bản tế bào đang nguyên phân thấy các nhiễm sắc thể đang tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. 19. Tế bào đang ở kì nào trong nguyên phân ? A. Kì đầu . B. Kì giữa . C. Kì sau . D. Kì cuối . 20. Số nhiễm sắc thể ở kì đó là : A. 8 NST đơn . B. 8 NST kép . C. 16 NST đơn . D. 16 NST kép . 21. Kết thúc đợt phân bào trên, số NST có trong mỗi tế bào là : A. 8 NST đơn . B. 8 NST kép . C. 4 NST đơn . D. 4 NST kép . 22. Một sinh vật có 9 cặp NST có thể tạo ra bao nhiêu loại giao tử, nếu cho rằng có xảy ra các trao đổi chéo đơn tại 4 NST khác nhau trong số đó? A. 8192 B. 4096 C.1024 D. 512 23. Điểm giống nhau giữa NST thường và NST giới tính là : A. Chứa gen qui định tính trạng cho cơ thể. B. Có tính đặc trưng theo loài. C. Cả A và B đúng. D. Tất cả đều sai. 24. Điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính thể hiện ở : A. Vai trò trong việc xác định giới tính của cơ thể. B. Vai trò trong việc xác định các tính trạng thường của cơ thể. C. Hình thái NST trong tế bào sinh dưỡng giữa cá thể đực và cá thể cái cùng loài. D. Tất cả đều đúng. 25. Ở động vật, kích thước của tế bào trứng lớn hơn tinh trùng vì: A. Chứa lượng vật chất di truyền nhiều hơn. B. Dự trữ chất dinh dưỡng nhiều hơn. C. Kích thước của nhân lớn hơn. D. Hoạt động trao đổi chất mạnh hơn. 26. Sự khác biệt cơ bản giữa trứng và thể định hướng là : A. Khả năng di động. B. Số lượng nhiễm sắc thể. C. Lượng tế bào chất. D. Tất cả đều đúng. 27. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các cặp nhiễm sắc thể tương đồng xảy ra ở : A. Kì đầu của giảm phân I. B. Kì đầu của giảm phân II. C. Kì giữa của giảm phân I. D. Kì giữa của giảm phân II. 28. Hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo có ý nghĩa gì ? A. Dẫn đến sự thay đổi vị trí của các gen trên cặp NST tương đồng. B. Góp phần tạo ra nhiều biến dị tổ hợp. C. Cả A và B đúng. D. Tất cả đều sai. 29. Sự kiện nào dưới đây không xảy ra trong các kì nguyên phân ? A. Nhiễm sắc thể xoắn lại. B. Nhiễm sắc thể tự nhân đôi. C. Nhiễm sắc thể phân li về 2 cực tế bào. D. Cả A,B,C đều sai. 30. Một loài có 2n = 38 NST. Quan sát ảnh chụp hiển vi tế bào của loài đang phân chia thấy trong một tế bào có 19 NST, mỗi NST gồm 2 chromatid. Tế bào ấy đang ở kì nào ? A. Kì đầu nguyên phân. B. Kì đầu giảm phân I. C. Kì đầu giảm phân II. D. Kì giữa giảm phân II. 31.Xét một tế bào sinh trứng có 3 cặp NST tương đồng kí hiệu AaBbDd. Giả sử không xảy ra hiện tượng trao đổi chéo giữa các cặp NST tương đồng thì số loại giao tử thực tế sẽ được tạo ra là bao nhiêu ? A. 1. B. 2. C. 4. D. 8. 32.Xét một tế bào sinh tinh có 3 cặp NST tương đồng kí hiệu AaBbDd. Giả sử không xảy ra hiện tượng trao đổi chéo giữa các cặp NST tương đồng thì số loại giao tử thực tế sẽ được tạo ra là bao nhiêu ? A. 1. B. 2. C. 4. D. 8. 33. nhiẽm sắc thể chỉ có hoạt tính di truyền và khả năng tự nhân đôi khi : A. Ở trạng thái chưa đóng xoắn. B. Ở trạng thái đóng xoắn. C. Trong quá trình tự nhân đôi của ADN. D. Trong quá trình phân bào. 34. Từ 10 tế bào sinh trứng giảm phân sẽ tạo ra : A. 10 trứng và 10 thể định hướng. B. 10 trứng và 20 thể định hướng. C. 10 trứng và 30 thể định hướng. D. 20 trứng và 20 thể định hướng. 35. 64 tinh trùng được tạo thành là kết quả giảm phân của bao nhiêu tế bào sinh tinh ? A. 4. B. 8. C. 16. D. 32. 36. Câu khẳng định nào dưới đây liên quan đến một tế bào người có (22+X) NST ? A. Đó là tế bào sinh dưỡng. B. Đó là tế bào sinh dục. C.Đó là tế bào vừa trãi qua nguyên phân. D. Đó là tế bào vừa trãi qua giảm phân. 37. Sự phân li độc lập của các cặp NST kép tương đồng xảy ra trong kì nào của giảm phân ? A. Kì sau giảm phân I. B. Kì sau giảm phân II. C. Kì cuối giảm phân I. D. Kì cuối giảm phân II. 38. Số NST trong một tế bào của ruồi giấm ở kì sau của giảm phân I là bao nhiêu ? A. 4 cặp NST kép. B. 8 NST đơn. C. 4 NST kép. D. 16 NST đơn. 39. Một tế bào người ở kì giữa giảm phân II sẽ có : A. 23 NST đơn. B. 46 chomatid. C. 46 NST kép. D. 23 chomatid. 40. trong cơ thể, việc thay thế các tế bào già và chết được thực hiện bởi hình thức nào sau đây / A. Trực phân. B. Nguyên phân. C. Giảm phân. D. Cả A,B và C đều đúng. phan duc duy2 . phân C. Kỳ trước II giảm phân D. Kỳ cuối II giảm phân 3. Một sinh vật có 7 cặp NST có thể tạo ra bao nhiêu loại giao tử, nếu cho rằng có xảy ra các trao đổi chéo đơn tại 3 NST khác nhau trong. thể tương đồng tách nhau ở kỳ sau giảm phân I C. Các NST tự nhân đôi trước khi bắt đầu giảm phân phan duc duy1 D. Các NST tương đồng xếp hai hàng ở mặt phẳng xích đạo tế bào Đề bài này sử dụng. đơn . B. 8 NST kép . C. 4 NST đơn . D. 4 NST kép . 22. Một sinh vật có 9 cặp NST có thể tạo ra bao nhiêu loại giao tử, nếu cho rằng có xảy ra các trao đổi chéo đơn tại 4 NST khác nhau trong