1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tóm tắt sự nghiệp văn học của đông hồ

32 634 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 25,94 KB

Nội dung

2.1.4. Văn học Hà Tiên (1970) Công trình Văn học Hà Tiên (Chiêu Anh Các Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh) là một tập tư liệu đầy đủ và công phu về văn chương Chiêu Anh Các mà Đông Hồ đã tuyển chọn trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy cho sinh viên lớp chứng chỉ Văn chương quốc âm miền Nam tại Đại học Văn khoa Sài Gòn. Có thể ghi nhận đây là sự nối tiếp và hoàn thiện công việc khảo cứu còn dang dở về thi xã Chiêu Anh Các và Mạc Thiên Tích mà Đông Hồ đã từng thực hiện từ năm 1926 với Hà Tiên Mạc thị sử. Văn học Hà Tiên được nhà xuất bản Quỳnh Lâm ấn hành lần đầu năm 1970, nhà xuất bản Văn nghệ TP. HCM tái bản năm 1999. Mạc Cửu, Mạc Thiên Tích được người đời biết đến là những vị công thần đầu tiên có công khai phá và gây dựng vùng đất phía Tây Nam của Tổ quốc. Mạc Cửu sinh năm 1655 tại phủ Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), không chịu thuần phục nhà Thanh nên cùng gia quyến rời quê hương tìm đến vùng đất mới sinh cơ lập nghiệp. Ông đã tổ chức lưu dân khai phá, mở mang đất đai, biến Mang Khảm (Hà Tiên) thành một tiểu vương quốc trù phú. Nhưng danh tiếng của Mạc Thiên Tích còn vang xa hơn người cha của mình, không chỉ về tài thao lược phát triển kinh tế, ngoại giao, quốc phòng, mà quan trọng hơn, ông còn phát triển cả về mặt văn hóa. Mạc Thiên Tích là chủ soái của Tao đàn Chiêu Anh Các, một thi xã đầu tiên ở miền Nam. Thơ văn của Chiêu Anh Các được người đời biết đến, công đầu thuộc về Lê Quý Đôn. Ông đã giới thiệu thơ Mạc Thiên Tích và Chiêu Anh Các bằng sách chữ Hán, sau khi đã đọc và phải thốt lên rằng: “Không thể nói ở hải ngoại xa xôi không có văn chương vậy” (Phủ biên tạp lục, 1776). Đóng góp văn hóa của Tao đàn Chiêu Anh Các còn được ghi nhận trong những sách sử cũ như: Thanh văn hiến thông khảo (1747) của những nhà chép sử Trung Hoa, Kiến văn tiểu lục (1777) của Lê Quý Đôn, Mạc thị gia phả (1818) của Vũ Thế Dinh, Gia Định thành thông chí (1820 - 1841) của Trịnh Hoài Đức, Đại Nam liệt truyện tiền biên (1852) của Quốc sử quán triều Nguyễn. Trong các sách nghiên cứu hiện đại, ảnh hưởng của Chiêu Anh Các đối với nền văn học Nam Bộ vẫn được khẳng định, thậm chí nữ sĩ Mộng Tuyết còn viết nên một thiên tiểu thuyết lịch sử Nàng Ái Cơ trong chậu úp dựa trên truyền thuyết xung quanh dòng họ Mạc. Điều đó cho thấy Chiêu Anh Các vẫn luôn là một Tao đàn có sức lôi cuốn các nhà nghiên cứu văn học sử. Nhưng trên hết, người con của mảnh đất này - Đông Hồ mới là người giới thiệu và phổ biến thành công những áng thơ đó trên sách báo quốc ngữ, đưa những vần thơ của xứ sở Hà Tiên bay cao bay xa trên bầu trời văn học cả nước. Đánh giá công lao to lớn này của Đông Hồ, nhà nghiên cứu Hoài Anh đã công nhận: “Từ năm 1926, Đông Hồ đã lần đầu giới thiệu họ Mạc trên Nam Phong tạp chí, đến năm 1970, cuốn sách Văn học Hà Tiên (Quỳnh Lâm xuất bản) được xuất bản, mối duyên bút mực với họ Mạc kéo dài gần nửa thế kỷ, đó chẳng phải là một điều kỳ ngộ hay sao? Nếu không có công sức Đông Hồ đưa thơ Chiêu Anh Các ra ánh sáng và giải thích bình luận cặn kẽ thì những áng thơ này dẫu không chịu số phận mai một thì cũng khó lòng được phổ biến rộng rãi như vậy”. [69, 237]. Có thể nói Đông Hồ chính là “tri âm, tri kỷ” của Mạc Thiên Tích. Thật vậy, ngay trong lần đầu viết Hà Tiên Mạc thị sử (Nam Phong số 107/ 1926), Đông Hồ dùng tư liệu của lớp người đi trước, công bố 10 bài thơ Nôm của Mạc Thiên Tích, song ông vẫn còn nghi ngờ và thú nhận việc này một cách thành thật: “Mười bài sao lục ra sau đây truyền lại đã lâu, không chắc có khỏi tam sao thất bản, duyệt giả có tường hơn đính chính lại cho”. Tuy nhiên, “suốt mấy chục năm sau đó, không có ai đính chính, và cũng không ai cãi. Người ta yên chí mười bài ngâm song thất lục bát là của ông Thiên Tích, cho mãi đến ngày ông Vũ Văn Kính đặt vấn đề về bản chữ Nôm của Trần Đình Quang. Thế có nghĩa là, thời xưa chưa ai đặt thành vấn đề nghi ngờ các câu thơ kia cả”[57, 126]. Từ khi công bố 10 bài thơ Nôm đầu tiên của Mạc Thiên Tích cho đến suốt mấy chục năm về sau này, Đông Hồ vẫn tiếp tục khảo cứu thêm về Hà Tiên, thu thập tất cả sách báo, tư liệu Việt, Hán, Pháp viết về Hà Tiên, ghi chú kỹ lưỡng để có thể giới thiệu thơ văn của nhóm Chiêu Anh Các và Mạc Thiên Tích một cách trọn vẹn nhất. Một phần trong các tài liệu nghiên cứu của ông đã được sử dụng trong cuốn Văn học Hà Tiên này. Công trình Văn học Hà Tiên của Đông Hồ nếu tính cả lời tựa do GS. Lê Đình Kỵ viết thì có tổng cộng 11 đề mục. Trong đó, có thể thấy rõ có 2 phần chính như sau: Phần thứ nhất: từ đề mục đánh số I tới số X, chủ yếu là những bài nghiên cứu của Đông Hồ về thơ văn Chiêu Anh Các và Mạc Thiên Tích. Bên cạnh đó còn có các bài viết bổ sung của GS. Lê Đình Kỵ, nữ sĩ Mộng Tuyết và GS. Giản Chi xung quanh các vấn đề nghiên cứu của Đông Hồ. Phần thứ hai: “Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh”, Đông Hồ đăng tải và trình bày cặn kẽ trọn vẹn 10 bài thơ Nôm, 10 bài thơ Hán và 10 bài ngâm khúc của Mạc Thiên Tích về 10 cảnh đẹp của Hà Tiên. Đồng thời, ở mỗi bài Hán thi đó, Đông Hồ lại tự dịch ra một bản Nôm của mình. Trong phần 1, bằng sự hiểu biết của mình, Đông Hồ đã cung cấp cho người đọc những kiến thức về tao đàn Chiêu Anh Các mà ông đã có dịp nói qua trong Hà Tiên Mạc thị sử. Lần này, Chiêu Anh Các được tác giả giới thiệu một cách khái quát và đầy đủ hơn trên các mặt sau: Về hoàn cảnh và mục đích ra đời: Năm Bính Thìn (1736), là năm Mạc Thiên Tích sáng lập hội tao đàn, và kiến tạo Chiêu Anh Các. Chiêu Anh Các như tên gọi, là nơi chiêu tập những bậc anh tuấn anh tài trong thiên hạ, cùng nhau xướng họa thơ văn và luận đàm binh thư thao lược. Chiêu Anh Các còn là một Văn miếu, thờ đức Thánh Khổng Tử. Và cuối cùng, Chiêu Anh Các còn là một nhà nghĩa học, dạy học trò làm nghĩa chứ không lấy học phí. Về lực lượng sáng tác: Lực lượng sáng tác cụ thể của Chiêu Anh Các là bao nhiêu, Đông Hồ không nói rõ, có lẽ vì sử cũ chưa chép thật đầy đủ. Ông chỉ nói rằng: “Có sách chép 32, nhưng có sách chép 36. Số 36 này gọi là tam thập lục kiệt. Tam thập lục kiệt là 36 vị kiệt sĩ, mà trong số đó, có thập bát anh là 18 vị anh hoa xuất chúng. Thập bát anh, tức là phân nửa số của tam thập lục kiệt. Có câu thơ ca tụng rằng: Tài hoa lâm lập trứ Phương Thành /Nam Bắc hàm vân thập bát anh”. [52, 21] Danh sách tam thập lục kiệt của Chiêu Anh Các, các sử thư đều có ghi chép đầy đủ cả danh tính, tự hiệu, quê quán. Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Thuần cũng cho rằng: “những con số như tam thập lục kiệt hoặc thập bát anh… đều chỉ có ý nghĩa ước lệ của dân gian mà thôi”. [69, 142]. Trong Chiêu Anh Các, phần lớn là người Trung Quốc, những người Việt Nam không nhiều. Dựa vào bài Tựa sách Hà Tiên thập vịnh, Đông Hồ đã dịch ra quốc văn: “Mùa xuân năm Bính Thìn (1736), có thầy Trần Hoài Thủy từ Việt Đông vượt biển đến đây. Ta đãi làm thượng tân. Mỗi khi hoa sớm trăng đêm, ngâm vịnh chẳng thôi. Nhân, đem Hà Tiên thập cảnh trình cho tri kỷ. Thầy Trần dựng cờ Tao Đàn, mở hội phong nhã. Sau đó, thầy Trần trở thuyền về Châu Giang (tức Quảng Châu, tỉnh lỵ Quảng Đông) đưa ra làng thơ, nhờ được chư công chẳng bỏ. Khi đề vịnh xong góp thành tập cho ta, bèn cho khắc bản”[52, 70]. Qua đó, chúng ta có thể hiểu thêm rằng: rất nhiều người trong Chiêu Anh Các ở tận bên Trung Quốc, chưa từng đặt chân đến đất Hà Tiên, nhờ Trần Tử Hoài mang 10 bài thơ chữ Hán của Mạc Thiên Tích về Trung Quốc và làm thơ họa lại, sau đó gửi trả lại cho Mạc Thiên Tích khắc in. Tìm hiểu thành phần và nguyên quán của các thi nhân trong Chiêu Anh Các, Đông Hồ đã khảo sát khá tinh tường. Ông đưa ra một số văn liệu và sử liệu về phương diện này: Sách Phủ biên tạp lục (1776) của Lê Quý Đôn có 25 người Trung Quốc và 6 người Việt. Sách Kiến văn tiểu lục cũng do Lê Quý Đôn biên soạn (1777) có 25 người Trung Quốc, 6 người Việt Nam, chưa kể Mạc Thiên Tích. Kiến văn tiểu lục còn đưa thêm danh sách 32 vị thi nhân đã họa tập thơ vịnh cảnh bốn mùa ở Thụ Đức hiên của Mạc Thiên Tích có nhan đề là Thụ Đức hiên tứ cảnh. Lê Quý Đôn nói rõ tập thơ này do Phương Thu Bạch đề tựa và đã được khắc in. Như vậy Lê Quý Đôn chỉ nêu tên tác giả có thơ họa là 32 +32 = 64 người. Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức thì ghi cẩn thận hơn, có 15 văn nhân tỉnh Phúc Kiến, 13 người Quảng Đông, 4 người phủ Triệu Phong, 2 người phủ Gia Định, 2 người phủ Quy Nhơn, tổng cộng là 36 vị. Như vậy, Trung Quốc có 28 người, Việt Nam có 8 người, trong số [...]... 2: Sự nghiệp nghiên cứu văn học và dịch thuật của Đông Hồ 2.1 Sưu tầm, biên soạn 2.2 Nghiên cứu, phê bình văn học 2.3 Dịch thuật Chương 3: Sự nghiệp sáng tác của Đông Hồ 3.1 Tùy bút, ký sự 3.2 Thơ 3.2.1 Thơ Đông Hồ trước Phong trào thơ Mới 3.2.2 Phong trào thơ Mới và thơ Đông Hồ 3.2.3 Nghệ thuật thơ Đông Hồ 3.3 Những đóng góp của Đông Hồ đối với nền văn học Nam Bộ thế kỷ XX ... bảo tồn một nền văn học cổ “trong văn mạch phía Nam” Ngoài ra, trong cuốn sách này còn có bài viết của Mộng Tuyết “Thêm một tư liệu để bổ sung cho tập Văn học Hà Tiên của Đông Hồ và GS Giản Chi “Về bài phú Lư Khê nhàn điếu của Mạc Thiên Tích” đã cung cấp nguồn tư liệu đáng quý về mảng thơ chữ Hán của Mạc Thiên Tích mà Đông Hồ còn chưa nắm rõ Phần thứ hai của công trình nghiên cứu Văn học Hà Tiên là... thơ Hán của Mạc Thiên Tích về mười cảnh Hà tiên Về phần giới thiệu nhóm Chiêu Anh các, tiểu sử Mạc Thiên Tích, tài liệu cũng dồi dào, sau này khó có ai viết hơn ông được” [65, 124] MỤC LỤC Chương 1: Đông Hồ - Thân thế và sự nghiệp 1.1 Đôi nét về thân thế 1.2 Sự nghiệp của Đông Hồ 1.2.1 Một nhà thơ, nhà giáo tâm huyết 1.2.2 Một nhà báo, nhà kinh doanh văn hóa Chương 2: Sự nghiệp nghiên cứu văn học và... cứu của Đông Hồ trong Văn học Hà Tiên là nghiêm túc và khoa học Trong mỗi luận điểm của mình, ông đều đưa ra những bằng chứng cụ thể từ sử liệu và văn liệu để chứng minh nội dung cần trình bày Với cách trình bày sáng sủa, dễ hiểu, cách nghiên cứu tỉ mỉ, cẩn thận cộng với nội dung phong phú nói về văn học Chiêu Anh Các và Mạc Thiên Tích khiến cho đây là công trình đầu tiên và công phu nhất về văn học. .. những ai muốn tìm hiểu về một nền văn hiến xa xôi nơi biên cảnh Vì vậy, với những người yêu văn chương nói riêng và người dân Hà Tiên, miền Nam nói chung, công của Đông Hồ thật lớn lao Văn học Hà Tiên đã cung cấp cho họ những kiến thức quý báu về một thời kỳ rực rỡ của một nền văn học “chảy trong văn mạch phía Nam” tưởng như đã chìm vào quên lãng Mấy dòng nhận xét ngắn gọn của Nguyễn Hiến Lê về công trình... bước Đông Hồ, lớp hậu sinh đã cho ra đời nhiều công trình nghiên cứu về Chiêu Anh Các như Tao đàn Chiêu Anh Các (2003) của Lý Thị Mai, Trấn Hà Tiên và Tao đàn Chiêu Anh Các (2002) của Hà Văn Thùy, Nghiên cứu Hà Tiên (2008) của Trương Minh Đạt…cung cấp cho người đọc những vấn đề cụ thể về Chiêu Anh Các Xung quanh Tao đàn này vẫn còn nhiều điều thú vị cần được làm sáng tỏ, mà Văn học Hà Tiên của Đông Hồ. .. tự các bài thơ, do Đông Hồ thực hiện, làm nổi lên giá trị không chối cãi của một bộ phận văn chương chữ Nôm có tính cổ điển và độc đáo ở nửa phần phía Nam của đất nước”[57, 116] Như vậy, cho đến thời điểm hiện tại, Mạc Thiên Tích đích thực là tác giả của 10 bài vịnh Hà Tiên thập cảnh bằng thơ Nôm Bên cạnh việc giới thiệu về nhóm Chiêu Anh Các và thơ văn của họ, trong phần này, Đông Hồ còn đi sâu khảo... ngay chính Đông Hồ cũng còn băn khoăn trong Hà Tiên Mạc thị sử mà chúng tôi đã đề cập đến ở trên Nhưng sau khi được đọc thứ tự các tựa bài trong Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú và Nam Hải dân tộc anh hùng của Lý Văn Hùng và Thôi Tiêu Nhiên, (khoảng năm 1950) thì Đông Hồ đã xếp lại chùm thơ đã công bố năm 1926, đồng thời khẳng định đó là thơ Nôm của Mạc... 88 câu của 11 bài Đường luật, tất cả là 442 câu liên ngâm không gián đoạn”[52, 154] Và “đều là ý đẹp lời hay, đủ bóng bẩy, đủ thâm trầm, tỏ ra tác giả họ Mạc cũng là một tay thơ Nôm điêu luyện lắm”[52, 157] Về nội dung, Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh chủ yếu tả vẻ đẹp của quê hương xứ sở và cảnh sinh hoạt yên bình của người dân Hà Tiên Những bài khảo cứu của Đông Hồ trong Văn học Hà Tiên thực sự có ích... Thiên Tích.[57, 128] Năm 1992, cuộc bút chiến của ông Cao Phi Hồng (tức Cao Tự Thanh) và ông Nguyễn Quảng Tuân trên tạp chí Khoa học xã hội TP HCM số 12, 13, 15, 17…về vấn đề thơ Nôm của Mạc Thiên Tích cho thấy vấn đề này chưa bao giờ bị lãng quên [57, 115] Nhà nghiên cứu Trương Minh Đạt đã dùng sự hiểu biết của mình và các tư liệu chứng minh khám phá của Đông Hồ về thơ Nôm Mạc Thiên Tích là đúng “Cuộc . đẹp của quê hương xứ sở và cảnh sinh hoạt yên bình của người dân Hà Tiên. Những bài khảo cứu của Đông Hồ trong Văn học Hà Tiên thực sự có ích cho việc tìm hiểu, gìn giữ và bảo tồn một nền văn. tồn một nền văn học cổ “trong văn mạch phía Nam”. Ngoài ra, trong cuốn sách này còn có bài viết của Mộng Tuyết “Thêm một tư liệu để bổ sung cho tập Văn học Hà Tiên của Đông Hồ và GS. Giản. thơ văn của nhóm Chiêu Anh Các và Mạc Thiên Tích một cách trọn vẹn nhất. Một phần trong các tài liệu nghiên cứu của ông đã được sử dụng trong cuốn Văn học Hà Tiên này. Công trình Văn học

Ngày đăng: 23/12/2014, 16:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w