hoạt động của thị trường chứng khoán - nghiệp vụ repo

18 698 1
hoạt động của thị trường chứng khoán - nghiệp vụ repo

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 3 1.1. Giới thiệu chung về chứng khoán 3 1.1.1. Khái niệm chứng khoán 3 1.1.2. Đặc điểm và vai trò của chứng khoán 3 1.1.3. Phân loại chứng khoán 3 1.2. Giới thiệu chung về thị trường chứng khoán 4 1.2.1. Khái niệm và bản chất của thị trường chứng khoán 4 1.2.2. Đặc điểm và vai trò của Thị trường chứng khoán 5 1.2.3. Phân loại Thị trường chứng khoán 5 1.3. Nghiệp vụ REPO 8 1.3.1. Khái niệm REPO 9 1.3.2. Bản chất: 9 1.3.3. Hình thức biểu hiện: 9 1.3.4. Quá trình REPO bao gồm các bước sau: 10 CHƯƠNG 2: NGHIỆP VỤ REPO TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 11 2.1. Tính ưu việt của nghiệp vụ REPO 12 2.2. Mặt hạn chế của nghiệp vụ REPO trên thị trường chứng khoán Việt Nam 13 2.3. Những hệ lụy của nghiệp vụ REPO trên Thị trường chứng khoán Việt Nam 15 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ REPO 17 KẾT LUẬN 18 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 LỜI MỞ ĐẦU Có thể nói từ năm 2005 đến nay, Thị Trường Chứng Khoán ở Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng, là kênh huy động vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp, có quy mô thị trường ngày càng lớn, khối lượng giao dịch đã tăng gấp đôi, trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của rất nhiều người đặc biệt là từ khi thị trường bất động sản đóng băng, thị trường vàng bất ổn định và sự không hấp dẫn của các cơ hội đầu tư khác. Kết quả cho thấy thị trường thứ cấp đang thực sự phát triển, xu hướng cũng như chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước cộng với ưu thế của việc huy động vốn qua thị trường chứng khoán đã thúc đẩy thị trường sơ cấp phát triển, ngày càng khẳng định thị trường chứng khoán là nơi tích tụ, tập trung và phân phối có hiệu quả nhất, theo các xu hướng đó cơ cấu của thị trường chứng khoán cũng đang dần được hoàn thiện. Ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển, các giao dịch sử dụng loại công cụ có nguồn gốc chứng khoán được thực hiện một cách phổ biến như hợp đồng future, hợp đồng quyền chọn…, trong đó có sử dụng công cụ kì hạn nhằm hạn chế rủi ro và thực hiện đầu cơ thu lợi nhuận. Hợp đồng mua lại hay hợp đồng REPO là một công cụ trên thị trường tiền tệ, tuy nhiên sử dụng các chứng khoán như trái phiếu làm chứng khoán cơ sở cho các giao dịch kì hạn ngắn, loại hợp đồng này cũng được coi là một công cụ giao dịch kì hạn và rất linh hoạt vì tính chất cũng như đặc điểm của nó, sự phát triển của thị trường hợp đồng REPO thúc đẩy sự phát triển của thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường chứng khoán. Với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam như hiện nay, việc sử dụng các công cụ kì hạn trong hiện tại và tương lai là một điều tất yếu. 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 1.1. Giới thiệu chung về chứng khoán 1.1.1. Khái niệm chứng khoán Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau đây: a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ. b) Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán. 1.1.2. Đặc điểm và vai trò của chứng khoán 1.1.2.1. Đặc điểm Chứng khoán là giá khoán động sản, tức là các công cụ vốn dài hạn 1.1.2.2. Vai trò Chứng khoán là công cụ rất hữu hiệu trong nền kinh tế thị trường để tạo nên một lượng vốn tiền tệ khổng tồ tài trợ dài hạn cho các mục đích mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hay các dự án đầu tư của Nhà Nước và tư nhân. Chứng khoán là giấy tờ có giá trị kinh tế hay nói cách khác đó là công cụ tài chính có giá trị tương ứng như tiền mặt và được mua bán hoặc chuyển nhượng. Chứng khoán là một loại hàng hóa rất tiêu biểu trong cơ chế kinh tế thị trường tự do. 1.1.3. Phân loại chứng khoán 1.1.3.1. Căn cứ vào nội dung chứng khoán - Chứng khoán nợ là loại chứng khoán do Nhà Nước hoặc các doanh nghiệp phát hành cần huy động vốn cho các mục đích tài trợ dài hạn. Ví dụ: trái phiếu. - Chứng khoán vốn là giấy tờ chứng nhận sự góp vốn kinh doanh vào công ty cổ phần. Ví dụ: các loại cổ phiếu. 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 1.1.3.2. Căn cứ vào hình thức chứng khoán - Chứng khoán vô danh là loại chứng khoán không có gi tên người sở hữu trên các cổ phiếu, trái phiếu. Loại chứng khoán này có thể dễ dàng mua bán hay chuyển đổi trên Thị trường chứng khoán. - Chứng khoán ký danh là loại chứng khoán mà tên người sở hữu lưu giữ trong hồ sơ của chủ thể phát hành trên chứng khoán. Việc chuyển tên người sở hữu chứng khoán này có phần khó khăn hơn và phải có sự đồng ý của cơ quan phát hành chứng khoán. 1.1.3.3. Căn cứ vào lợi tức chứng khoán - Chứng khoán có lợi tức ổn định là loại chứng khoán mà người cầm giữ loại chứng khoán này được hưởng lợi tức ổn định theo tỷ lệ lãi suất tính trên mệnh giá chứng khoán điển hình là trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi. - Chứng khoán có lợi tức không ổn định là loại chứng khoán mà các nhà đầu tư mong đợi 1 mức lợi tức cao hơn nhiều so với chứng khoán có lợi tức ổn định, lãi suất không được ghi trên chứng khoán. Các loại chứng khoán này thường mang tính chất rủi ro cao và không ổn định. 1.2. Giới thiệu chung về thị trường chứng khoán 1.2.1. Khái niệm và bản chất của thị trường chứng khoán 1.2.1.1. Khái niệm: Thị trường giao dịch chứng khoán là địa điểm hoặc hình thức trao đổi thông tin để tập hợp lệnh mua, bán và giao dịch chứng khoán. 1.2.1.2. Bản chất: Thị trường chứng khoán phản ánh các quan hệ trao đổi, mua bán quyền sở hữu tư liệu sản xuất và vốn bằng tiền, tức là mua bán quyền sở hữu vốn. Trong nền kinh tế thị trường, vốn được lưu thông như một loại hàng hóa có giá trị và giá trị sử dụng. Thị trường chứng khoán là hình thái phát triển cao của nền sản xuất hàng hóa. 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 1.2.2. Đặc điểm và vai trò của Thị trường chứng khoán 1.2.2.1. Đặc điểm: Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường tài chính, được chuyên môn hóa về mua bán các chứng khoán trung và dài hạn. Thị trường chứng khoán ra đời là một tất yếu khách quan. 1.2.2.2. Vai trò: - Thị trường chứng khoán là phương tiện huy động vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. - Thị trường chứng khoán là công cụ khuyến khích dân cư tiết kiệm và sử dụng tiền tiết kiệm này vào đầu tư, từ đó xã hội hóa việc đầu tư. - Thị trường chứng khoán thúc đẩy các doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả. - Thị trường chứng khoán góp phần điều hòa vốn giữa các ngành trong nền kinh tế, tạo nên sự phát triển nhanh và đồng đều trong nền kinh tế. - Thị trường chứng khoán là công cụ thu hút và kiểm soát vốn đầu tư nước ngoài. 1.2.3. Phân loại Thị trường chứng khoán 1.2.3.1. Căn cứ vào phương diện pháp lý của hình thức tổ chức thị trường: - Thị trường chứng khoán chính thức (The stock exchange) hay còn gọi là Thị trường chứng khoán tập trung, là thị trường hoạt động theo quy định của pháp luật, là nơi mua bán các loại chứng khoán đã được đăng ký và chứng khoán ngoại lệ. Thị trường chứng khoán chính thức có địa điểm và thời gian mua bán rõ rệt, giá cả được định theo thể thức đấu giá công khai, có sự kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán, Thị trường chứng khoán chính thức được thể hiện bằng các sở giao dịch chứng khoán. - Thị trường chứng khoán phi chính thức (Over the counter market – OTC) hay còn gọi là Thị trường chứng khoán phi tập trung (còn gọi là Thị trường chứng khoán ngầm), là thị trường mua bán chứng khoán ngoài sở giao dịch, không có địa điểm tập trung những người môi giới, những người kinh doanh chứng khoán như ở sở giao dịch chứng khoán, không có sự kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán, không có ngày giờ hay thủ tục nhất định mà do sự thỏa thuận của 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 người mua và người bán được thực hiện bởi các công ty chứng khoán thành viên. Phương thức giao dịch thông qua điện thoại hay mạng vi tính. Các chứng khoán giao dịch trên thị trường này thường là các loại chứng khoán không được đăng ký, ít người biết hay ít được mua bán. Khối lượng giao dịch của thị trường này lớn hơn rất nhiều so với Thị trường chứng khoán tập trung. - Thị trường thứ ba dành cho các chứng khoán đích danh và giao dịch khối. Các chứng khoán đích danh thường có điều kiện đặc biệt trong chuyển nhượng vì vậy thường không được đăng ký tại các thị trường chính thức. Còn đối với giao dịch khối, sở giao dịch thường giới hạn khối lượng giao dịch. - Thị trường Private là thị trường cổ phiếu của các công ty cổ phần nội bộ. Cổ phiếu của các công ty này có tính thanh khoản kém, giao dịch chủ yếu diễn ra giữa các cổ đông cũ của công ty. 1.2.3.2. Căn cứ vào tính chất phát hành hay quá trình lưu hành của chứng khoán: - Thị trường chứng khoán sơ cấp Thị trường chứng khoán sơ cấp hay còn gọi là thị trường cấp một hay thị trường phát hành là thị trường phát hành các loại chứng khoán. Đây là nơi diễn ra các hoạt động mua bán chứng khoán mới phát hành lần đầu cho phép các chủ thể cần nguồn tài chính tiếp nhận được các nguồn tài chính bằng việc phát hành các chứng khoán mới, những chứng khoán bán cho người đầu tiên mua nó nhằm thu hút vốn đầu tư. Giá cả của chứng khoán là giá phát hành. Thị trường sơ cấp là thị trường tạo vốn cho đơn vị phát hành. Thị trường này tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi của các nhà đầu tư về phía các đơn vị phát hành, đồng thời các chứng khoán được chuyển đến tay các nhà đầu tư lần đầu. Thị trường sơ cấp làm tăng vốn cho nền kinh tế đồng thời tạo ra hàng hóa chứng khoán cho thị trường thứ cấp. Việc phát hành chứng khoán ở thị trường sơ cấp nhằm thu hút mọi nguồn vốn đầu tư, tiết kiệm vào phát triển kinh tế. Đối tượng mua bán trên thị trường này là quyền sử dụng các nguồn tài chính. Thị trường này chỉ được tổ chức một lần, việc phát hành chứng khoán chỉ được bắt đầu kể từ khi đơn vị phát hành chứng khoán chào bán chứng khoán ra công chúng và chấm dứt khi toàn bộ số chứng khoán của đợt phát hành đến tay các nhà đầu tư thứ nhất. - Thị trường chứng khoán thứ cấp 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Thị trường chứng khoán thứ cấp là thị trường cấp hai hay thị trường lưu thông, thị trường mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành trên Thị trường chứng khoán sơ cấp, làm thay đổi quyền sở hữu chứng khoán. Đây là nơi diễn ra các hoạt động mua bán chứng khoán đến tay người thứ hai. Thị trường cấp hai là một thị trường cạnh tranh tự do. Trên thị trường này các nhà đầu tư, các nhà môi giới, các nhà kinh doanh chứng khoán được tự do tham gia. Mặt khác, giá cả chứng khoán phản ánh nguyên tắc cạnh tranh và kết quả của quan hệ cung cầu chứng khoán. Thị trường thứ cấp là một thị trường hoạt động liên tục không ngừng nghỉ. Các nhà đầu tư có thể mua bán chứng khoán nhiều lần trên thị trường này. 1.2.3.3. Căn cứ vào phương thức giao dịch: - Thị trường giao ngay (Spot market): còn gọi là thị trường thời điểm, tức là thị trường thực hiện việc giao dịch mua bán chứng khoán theo giá thỏa thuận của ngày giao dịch nhưng việc thanh toán và giao hoán sẽ diễn ra tiếp sau đó hai ngày. - Thị trường tương lai ( Future market): là thị trường mua bán chứng khoán theo một hợp đồng định sẵn, giá cả được thỏa thuận trong ngày giao dịch nhưng việc thanh toán và giao hoán sẽ diễn ra trong một kỳ hạn nhất định trong tương lai 1.2.3.4. Căn cứ vào đặc điểm các loại hàng hóa lưu hành trên Thị trường chứng khoán: - Thị trường cổ phiếu Thị trường cổ phiếu là nơi mua bán các cổ phiếu, chủ thể giữ cổ phiếu được gọi là cổ đông. Cổ đông là chủ sở hữu của công ty và phải chịu trách nhiệm trong phần đóng góp của mình. Cổ phiếu sẽ cho phép họ có quyền yêu cầu đối với lợi nhuận sau thuế của công ty cũng như đối với tài sản công ty. Cổ phiếu là vô thời hạn vì chúng không xác định cụ thể ngày mãn hạn. - Thị trường trái phiếu Thị trường trái phiếu là một bộ phận của thị trường tài chính ở đó các loại trái phiếu được mua bán, trao đổi, giao dịch. - Thị trường các công cụ có nguồn gốc chứng khoán Đây là thị trường mua bán các chứng khoán phái sinh như hợp đồng quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn. 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 1.3. Nghiệp vụ REPO Trên thị trường tiền tệ, các công cụ phái sinh như Forward, Swap, Options, Futures…phát triển ngày càng sâu rộng và đóng vai trò quan trọng trong thị trường tài chính. Yếu tố lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng hoá không ngừng biến đổi gây ra những rủi ro khó có thể lường trước được cho các nhà đầu tư, sự phát triển của các công cụ phái sinh gắn liền với việc hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra cho nhà đầu tư do những biến động của yếu tố thị trường. Các công cụ phái sinh còn được xem như một hình thức “bảo hiểm rủi ro” hay thực chất là phân tán rủi ro tiềm ẩn. Rủi ro trên thị trường chứng khoán cũng chẳng kém gì những rủi ro trên thị trường tiền tệ, cơ hội và rủi ro luôn đi đôi với nhau khi có sự biến động về giá chứng khoán – rủi ro tiềm ẩn luôn là những thách thức “khó có thể thay đổi” trong các giao dịch tài chính. Nghiệp vụ phái sinh REPO ra đời được xem như “cuộc giải cứu ngoạn mục” cho các nhà đầu tư trước rủi ro. Thực chất của nghiệp vụ REPO là “cho vay có đảm bảo” chứng khoán và giấy tờ có giá ( cho vay cầm cố giấy tờ có giá và cho vay có đảm bảo bằng chứng khoán ). Hợp đồng mua lại (REPO) và mua lại đảo ngược (Reverse REPO) là hai công cụ phái sinh phổ biến trên thị trường chứng khoán – là hành động “bán có kì hạn” chứng khoán – nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản tại một thời điểm nhất định của người sở hữu chứng khoán và cam kết sẽ mua lại lượng chứng khoán đó trong một khoảng thời gian nhất định với giá cao hơn giá ban đầu. Trong hợp đồng Repo chuẩn người bán chứng khoán vẫn được nhận các khoản lãi từ chứng khoán trong suốt kỳ hạn của hợp đồng. Người bán chứng khoán và cam kết sẽ mua lại số chứng khoán đó gọi đây là hợp đồng mua lại nhưng người mua chứng khoán rồi sau đó bán lại gọi đây là hợp đồng mua lại đảo ngược. Tuy nhiên, các ngân hàng Trung ương gọi chung các giao dịch mua hay bán chứng khoán của mình với các thành viên khác trên thị trường tiền tệ là giao dịch REPO. Và theo đà phát triển của thị trường tài chính, công cụ phái sinh REPO ngày càng phổ biến và phát triển sâu rộng , góp phần gia tăng tính thanh khoản của thị trường chứng khoán, đồng thời giúp các bên tham gia (đặc biệt là đối với các trung gian tài chính) tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc kinh doanh chứng khoán (đi vay hoặc nhận thế chấp). 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 1.3.1. Khái niệm REPO REPO chứng khoán được hiểu là một giao dịch trong đó các chứng khoán được mua ở tỉ lệ giao ngay và được mua lại ở tỉ lệ kì hạn. 1.3.2. Bản chất: Nghiệp vụ REPO giống như một khoản vay có đảm bảo bằng các chứng khoán và các tài sản đảm bảo khác. 1.3.3. Hình thức biểu hiện: REPO chứng khoán sử dụng một hợp đồng mua lại (còn gọi là hợp đồng REPO) trong đó quy định các điều khoản mà mỗi bên tham gia phải tôn trọng. Một hợp đồng REPO quy định các điều sau: • Tư cách của các bên tham gia: là nhà đầu tư (người cho vay tiền), nhà buôn (người đi vay) • Quyền hạn và nghĩa vụ của mỗi bên • Tài sản đảm bảo • Tài sản dùng để REPO: như là trái phiếu, cổ phiếu, hay các chúng khoán khác. Trên thế giới sử dụng nhiều nhất là các trái phiếu chính phủ vì tính an toàn của nó. • Cách tính lãi suất REPO, thời hạn của hợp đồng, phương pháp định giá lại chứng khoán cơ sở, biên độ giao động, khoản giảm trừ. • Các điều khoản xử lý các vấn đề phát sinh trong thời gian thực hiện REPO • Các điều khoản khác Khi hai bên thực hiện kí một hợp đồng REPO thì bên A tức bên Nhà buôn sẽ thực hiện bán số chứng khoán tương đương với một khoản tiền vay nào đó tại một tỉ lệ lãi suất chấp nhận được cho cả hai bên cho bên B (nhà đầu tư) và cam kết sẽ mua lại vào một thời gian nào đó (thông thường dưới 1 năm vì hợp đồng REPO là công cụ trên thị trường tiền tệ). Giá mua lại chứng khoán là : Giá mua lại = Giá bán lần 1*( 1 + lãi suất REPO/365* số ngày thực sự sở hữu chứng khoán) Nói chung thì một giao dịch REPO có hai giai đoạn là giai đoạn bán chứng khoán và giai đoạn mua lại chứng khoán. 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Tham gia chủ yếu vào giao dịch REPO la các nhà đầu tư có tổ chức lớn như ngân hàng, công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư , các nhà buôn, nhà kinh doanh chứng khoán, ngân hàng trung ương, các tổ chức cung cấp dịch vụ riêng cho hoạt động REPO. Hợp đồng REPO cũng được coi là một công cụ thực hiện chính sách tiền tệ trong ngắn hạn. Để hoạt động REPO diễn ra suôn sẻ và tránh thiệt hại cho mỗi bên khi giá các chứng khoán REPO bị biến động bởi thị trường thì các bên tham gia thường thỏa thuận với nhau một biên độ giao động giá hay một khoản giảm trừ đối với các chứng khoán REPO. Vì thế giá của các chứng khoán cơ sở thường thấp hơn so với giá thị trường. Khoản giảm trừ này là tương đối nhỏ đối với các trái phiếu kho bạc và trái phiếu chính phủ và lớn hơn đối với cổ phiếu. Nghiệp vụ REPO làm tăng tính thanh khoản cho thị trường trái phiếu vì thế rất quan trọng nếu muốn phát triển thị trường trái phiếu. 1.3.4. Quá trình REPO bao gồm các bước sau: - Nhà đầu tư đến Công ty Chứng khoán hoặc ngân hàng nào có dịch vụ REPO, Công ty sẽ thảo hợp đồng mua lại cổ phiếu của bạn với một giá nào đó, thông thường là bằng 50% giá thị trường và trong một thời gian tùy bạn chọn (1 tháng, 3 tháng, 6 tháng), nhà đầu tư phải cam kết mua lại số cổ phiếu đó với giá bằng với bạn bán cộng với lãi suất, lãi suất tùy thuộc vào Công ty, đồng thời bạn phải làm giấy chuyển nhượng cổ phiếu cho họ, ở đây họ có sẵn các form mẫu chuyển nhượng của các công ty mà họ nhận REPO, nhà đầu tư chỉ cần điền thông tin vào rồi đem đến công ty chủ quản xác nhận chuyển nhượng. - Nhà đầu tư mang giấy chuyển nhượng đã được xác nhận nộp lại và nhận tiền. Vậy là xong, thời gian để bạn nhận được tiền phụ thuộc chủ yếu vào thời gian bạn đi xác nhận chuyển nhượng tại Công ty bạn giữ cổ phiếu. 10 [...]... nước và sự phát triển của thế giới Các nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán cần có những sửa đổi, bổ sung cho hoàn thiện thêm nhằm thúc đẩy quy mô và chất lượng hoạt động trên thị trường để bảo vệ nhà đầu tư, các công ty chứng khoán Và REPO là một trong những nghiệp vụ cần được quan tâm nhiều hơn nữa Có thể nói rằng nghiệp vụ REPO có tầm ảnh hưởng không nhỏ trên thị trường chứng khoán Việt Nam với những... của thị trường làm ảnh hưởng tới việc xử lý các hợp đồng REPO Với tình hình ảm đạm của thị trường chứng khoán năm 2008 – 2009, hiệu quả đầu tư của nhà đầu tư cũng giảm sút, khả năng trả nợ hay bổ sung tài sản của các nhà đầu tư vì thế cũng giảm theo, dẫn đến hoạt động REPO cổ phiếu tại các công ty chứng khoán gặp rất nhiều khó khăn - Góp phần làm tăng ảo giá cổ phiếu Việc thực hiện REPO để đầu tư chứng. .. chính và kinh doanh của các doanh nghiệp Tùy thuộc vào từng thời điểm khác nhau mà các công ty chứng khoán công bố danh sách nhận REPO khác nhau Đồng thời cũng tùy vào tình hình vốn của các công ty chứng khoán mà có thể nhận REPO và ngược lại Chẳng hạn, danh mục REPO của Công ty Chứng khoán ACBS phần lớn là cổ phiếu ngân hàng Hay danh mục cổ phiếu REPO của Công ty Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) cũng... dụng để trục lợi và làm lũng đoạn thị trường - Tiềm ẩn nhiều rủi ro + Rủi ro dễ thấy nhất là rủi ro từ biến động giá Chứng khoán sẽ mất giá nếu thị trường diễn biến ảm đạm Nhà đầu tư có thể sẽ không mua lại chứng khoán như đã cam kết Khi đó, công ty chứng phải “ôm” luôn chứng khoán bị mất giá Để thu hồi vốn, họ buộc phải thanh lý những chứng khoán cầm cố + Công ty chứng khoán sẽ phải đối mặt với rủi ro... nghiệp vụ REPO trên Thị trường chứng khoán Việt Nam Nghiệp vụ REPO cổ phiếu thời gian qua đã được các công ty Chứng khoán triển khai rất mạnh và hoạt động này đã tạo nên đòn bẩy rất mạnh góp phần khiến thị trường chứng khoán thăng hoa trong một khoảng thời gian dài Trong hợp đồng REPO có các điều khoản chính là nhà đầu tư bán chứng khoán cho ngân hàng hoặc Công ty chứng khoán trong thời điểm hiện tại và... CHƯƠNG 2: NGHIỆP VỤ REPO TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Ở Việt Nam, các thành viên trên thị trường tiền tệ đã sử dụng các hợp đồng mua lại trong quan hệ vay mượn nhau Nhưng chỉ từ tháng 7 năm 2000, các hợp đồng mua lại và mua lại đảo ngược bắt đầu được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sử dụng là một trong các công cụ điều hành chính sách tiền tệ (nghiệp vụ thị trường mở) Hoạt động mua bán chứng khoán. .. tại thị trường Việt Nam đều thiếu tiềm lực tài chính, nên khi gặp diễn biến bất lợi, họ bán tháo cổ phiếu để cắt lỗ Vì thế, vào giữa năm 2007, không phải đợi Ủy ban chứng khoán Nhà nước lên tiếng mà tự các Công ty chứng khoán như SBSC, ACBS đã phải tạm đóng cửa hoạt động REPO 14 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 2.3 Những hệ lụy của nghiệp vụ REPO trên Thị trường chứng. .. cho công ty chứng khoán Nhằm thu hút nhà đầu tư, các công ty chứng khoán có nghiệp vụ REPO đều chú trọng đến giá REPO và lãi suất sao cho hợp lý Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro cho cả nhà đầu tư cũng như cho công ty chứng khoán, các công ty chứng khoán thường xuyên rà soát tất cả các khoản đầu tư, tự doanh, đảm bảo tuân thủ quy trình, hạn mức đầu tư và từng khoản mục, không nên REPO giá chứng khoán quá... doanh thu lớn cho các công ty chứng khoán Nhiều công ty chứng khoán, được sự hậu thuẫn của các ngân hàng, đã dành ra những khoản tiền không nhỏ để giải ngân cho hoạt động này Chẳng hạn, giữa cuối năm 2008, nguồn vốn triển khai REPO của Công ty Chứng khoán Sacombank (SBSC) là 200 tỷ đồng Công ty Chứng khoán Đà Nẵng đã kết hợp với Agribank Quận 10 và BIDV hỗ trợ cho vay chứng khoán lên đến 6,5 tỷ đồng đối... ty chỉ đáp ứng nhu cầu REPO của các nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính và có thiện chí hợp tác ACBS còn tính chuyện liên kết với Trung tâm Thông tin Tín dụng (CIC) thuộc Ngân hàng Nhà nước đễ hỗ trợ Công ty trong việc đánh giá năng lực tài chính và tính pháp lý của nhà đầu tư 2.2 Mặt hạn chế của nghiệp vụ REPO trên thị trường chứng khoán Việt Nam - Tăng tốc độ xuống dốc của thị trường 13 Website: http://www.docs.vn . trình REPO bao gồm các bước sau: 10 CHƯƠNG 2: NGHIỆP VỤ REPO TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 11 2.1. Tính ưu việt của nghiệp vụ REPO 12 2.2. Mặt hạn chế của nghiệp vụ REPO trên thị trường chứng. và bản chất của thị trường chứng khoán 4 1.2.2. Đặc điểm và vai trò của Thị trường chứng khoán 5 1.2.3. Phân loại Thị trường chứng khoán 5 1.3. Nghiệp vụ REPO 8 1.3.1. Khái niệm REPO 9 1.3.2 trò của Thị trường chứng khoán 1.2.2.1. Đặc điểm: Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường tài chính, được chuyên môn hóa về mua bán các chứng khoán trung và dài hạn. Thị trường chứng khoán

Ngày đăng: 22/12/2014, 14:55

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

    • 1.1. Giới thiệu chung về chứng khoán

      • 1.1.1. Khái niệm chứng khoán

      • 1.1.2. Đặc điểm và vai trò của chứng khoán

        • 1.1.2.1. Đặc điểm

        • 1.1.2.2. Vai trò

        • 1.1.3. Phân loại chứng khoán

          • 1.1.3.1. Căn cứ vào nội dung chứng khoán

          • 1.1.3.2. Căn cứ vào hình thức chứng khoán

          • 1.1.3.3. Căn cứ vào lợi tức chứng khoán

          • 1.2. Giới thiệu chung về thị trường chứng khoán

            • 1.2.1. Khái niệm và bản chất của thị trường chứng khoán

              • 1.2.1.1. Khái niệm:

              • 1.2.1.2. Bản chất:

              • 1.2.2. Đặc điểm và vai trò của Thị trường chứng khoán

                • 1.2.2.1. Đặc điểm:

                • 1.2.2.2. Vai trò:

                • 1.2.3. Phân loại Thị trường chứng khoán

                  • 1.2.3.1. Căn cứ vào phương diện pháp lý của hình thức tổ chức thị trường:

                  • 1.2.3.2. Căn cứ vào tính chất phát hành hay quá trình lưu hành của chứng khoán:

                  • 1.2.3.3. Căn cứ vào phương thức giao dịch:

                  • 1.2.3.4. Căn cứ vào đặc điểm các loại hàng hóa lưu hành trên Thị trường chứng khoán:

                  • 1.3. Nghiệp vụ REPO

                    • 1.3.1. Khái niệm REPO

                    • 1.3.2. Bản chất:

                    • 1.3.3. Hình thức biểu hiện:

                    • 1.3.4. Quá trình REPO bao gồm các bước sau:

                    • CHƯƠNG 2: NGHIỆP VỤ REPO TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

                      • 2.1. Tính ưu việt của nghiệp vụ REPO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan