kê toán tài sản cố định hữu hình tại doanh nghiệp tư nhân nhật dung

51 139 0
kê toán tài sản cố định  hữu hình tại doanh nghiệp tư nhân nhật dung

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Viện đại học mở Hà Nội Khoa QTKD LỜI MỞ ĐẦU Tài sản cố định (TSCĐ) là một trong những bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân, nó là yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất của xã hội. Hoạt động sản xuất thực chất là quá trình sử dụng các tư liệu lao động để tác động vào đối tượng lao động để tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người. Với doanh nghiệp, TSCĐ là nhân tố công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanh. Bởi vậy TSCĐ xem như là thước đo trình độ công nghệ, năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của DN. Trong những năm qua việc sử dụng TSCĐ đặc biệt được quan tâm. Đối với một doanh nghiệp, điều quan trọng không chỉ là mở rộng quy mô TSCĐ mà còn phải biết khai thác có hiệu quả nguồn TSCĐ hiện có. Do vậy một doanh nghiệp phải tạo ra một chế độ quản lý đảm bảo sử dụng hợp lý công suất TSCĐ, kết hợp với việc thường xuyên đổi mới TSCĐ. Để kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, được sự giúp đỡ của thầy cô giáo em mạnh dạn đi nghiên cứu chuyên đề 6 ‘‘Kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp”. Với mục đích cung ứng đủ cho người tiêu dùng, Doanh nghiệp đã tiếp cận một cách có chọn lọc nguyên vật liệu đầu vào, các chế độ do Nhà Nước ban hành. Bản báo cáo này bao quát một cách có hệ thống tổng quan về Doanh nghiệp , đến thực trạng quản lý ‘‘tổ chức công tác kế toán TSCĐ’’ và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Doanh nghiệp . Báo cáo gồm 3 chương: Chương I: Các vấn đề chung về kế toán TSCĐ tại DNTN Nhật Dung Chương II: Thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại DNTN Nhật Dung Chương III: Nhận xét và đánh giá về công tác kế toán TSCĐ tại Doanh nghiệp Sau thời gian thực tập DNTN Nhật Dung với thời gian thực tế còn ít và phần kiến thức còn hạn hẹp nên bài báo cáo của em khó tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo và những ý kiến đóng góp của Ban Giám Đốc, các anh chị kế toán và đặc biệt là giáo viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thanh Trang. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh Viên: Đỗ Hồng Xuân Lớp 15B-KI Viện đại học mở Hà Nội Khoa QTKD CHƯƠNG I TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN Ở DNTN NHẬT DUNG. I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP: 1.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. - Căn cứ vào trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ kế toán của Doanh nghiệp - Căn cứ vào khối lượng công việc, tính chất công việc Xuất phát từ đặc điểm, tính chất, quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp đã xây dựng bộ máy kế toán theo mô hình tổ chức bộ máy kế toán như sau: *. Sơ đồ bộ máy kế toán: Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Doanh nghiệp 1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy kế toán: a. Chức năng: Đảm nhận và chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo Doanh nghiệp về lĩnh vực tài chính- kế toán Sinh Viên: Đỗ Hồng Xuân Lớp 15B-KI Kế toán trưởng Kế toán ngân hàng Kế toán tiền mặt Kế toán vật tư Kế toán tổng hợp + TSCĐ, CCDC Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành Kế toán tiêu thu + công nợ Viện đại học mở Hà Nội Khoa QTKD b. Nhiệm vụ: - Phối hợp với các phòng, ban chức năng trong doanh nghiệp để thực hiện các công việt theo quy chế tài chính và pháp luật quy định - Tính toán hiệu quả kinh tế cho từng phương án sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp để Ban giám đốc có những quyết định chính xác và hiệu quả, thúc đẩy kinh doanh phát triển, bảo toàn vốn, hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước, nâng cao đời sống CBCNV trong doanh nghiệp. c. Công tác tài chính: - Tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch thu chi tài chính về các nguồn vốn sản xuất, xây dựng cơ bản, thực hiện dự án - Tham gia các hoạt động bán hàng và mua hàng d. Công tác kế toán: - Tính toán phản ánh chính xác, kịp thời chế độ quy định hạch toán về số vốn thực có, tình hình luân chuyển các loại vốn, tài sản cố định, vật tư bằng tiền, tình hình giá thành sản phẩm và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Tổ chức thực hiện chế độ hạch toán sản xuất, thu chi tài vụ, giá thành, thu nộp và thanh toán với ngân sách và các khoản công nợ. Quản lý TSCĐ, vật tư, sản phẩm về mặt số lượng và giá trị, đồng thời kiểm tra việc sử dụng các loại tài sản và kết quả sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn và kinh phí của doanh nghiệp. - Phát hiện và ngăn chặn kịp thời các vi phạm chính sách chế độ quản lý kinh tế tài chính e. Công tác khác: - Tham gia hội đồng phê duyệt các phương án, kế hoạch sản xuất, dự án đầu tư, hợp tác liên doanh, liên kết, chuyển nhượng cổ phần… của doanh nghiệp. Sinh Viên: Đỗ Hồng Xuân Lớp 15B-KI Viện đại học mở Hà Nội Khoa QTKD - Thực hiện các công việc khác theo quy định, quy chế, hướng dẫn của doanh nghiệp hoặc theo sự phân công của Giám đốc 1.1.2. Chức năng nhiệm vụ từng vị trí: a, Kế toán trưởng: * Chức năng: chịu trách nhiệm trước BGĐ về công tác tài chính kế toán của Doanh nghiệp, tham mưu về công tác tài chính kế toán, tổ chức hướng dẫn thực hiện công tác tài chính kế toán trong phòng, chỉ đạo việc thực hiện lập báo cáo tài chính định kỳ theo quy định hiện hành. * Nhiệm vụ: - Tổ chức bộ máy kế toán trong toàn doanh nghiệp, kiểm tra đôn đốc, theo dõi thường xuyên việc chấp hành các quy định về tài chính, tài sản, hạch toán kế toán trong doanh nghiệp. - Xác định và phản ánh chính xác kịp thời, đúng chế độ các kết quả kiểm kê định kỳ của doanh nghiệp. + Phân công, giao nhiệm vụ cho các nhân viên trong phòng b. Kế Toán ngân hàng: * Chức năng: - Kiểm tra,giám sát các khoản thanh toán qua ngân hàng theo đúng chế độ quy định hiện hành của bộ tài chính. * Nhiệm vụ:- Căn cứ chứng từ thanh toán của doanh nghiệp kiểm tra,đối chiếu với các quy định của Bộ tài chính, của ngành, để lập chuyển khoản thanh toán cho khách hàng. - Định kỳ hàng tháng: Đối chiếu số liệu thực thu, chi, số dư sổ sách với sao kê ngân hàng để khớp đúng. c. Kế toán tiền mặt: * Chức năng: - Kiểm tra, giám sát các khoản thanh toán trong nội bộ doanh nghiệp theo đúng chế độ quy định hiện hành của Bộ tài chính. - Kê khai các khoản thuế phát sinh của TK mình quản lý (TK111) * Nhiệm v: - Căn cứ chứng từ thanh toán của Doanh nghiệp, đối chiếu với các quy định của Bộ tài chính,của nghành, để ấn định khoản thanh toán. - Lập phiếu thu, chi, cập nhật số liệu báo cáo trên chương trình kế toán hiện hành. Sinh Viên: Đỗ Hồng Xuân Lớp 15B-KI Viện đại học mở Hà Nội Khoa QTKD - Định kỳ hàng tháng: Đối chiếu với sổ quỹ, Lập báo cáo số liệu thực thu, chi, số dư tiền mặt của doanh nghiệp. d .Kế toán vật tư: * Chức năng: - Kiểm tra,giám sát mọi biến động của vật tư,và thanh toán với người cung cấp hàng cho doanh nghiệp theo đúng chế độ quy định hiện hành của Bộ tài chính. - Tham mưu đề xuất cho lãnh đạo phòng, doanh nghiệp về quản lý vật tư tốt hơn. * Nhiệm vụ: - Căn cứ chứng từ phiếu xuất hàng của nhà cung cấp kế toán lập phiếu nhập kho chuyển cho thủ kho làm thủ tục nhập hàng. - Căn cứ vào phiếu yêu cầu xuất kho của bộ phận SX, bán hàng đó được ký duyệt kế toán lập phiếu xuất kho chuyển cho chủ kho xuất hàng. - Định kỳ hàng tháng: Đối chiếu số liệu nhập xuất tồn kho vật tư các kho của doanh nghiệp. Kiểm kê định kỳ vật tư theo quy định tại doanh nghiệp và tổng hợp báo cáo kiểm kê vật tư toàn doanh nghiệp. - Tham gia thành viên hội đồng thanh xử lý vật tư doanh nghiệp. Tham gia thành viên tổ xét thầu mua bán vật tư cho sản xuất. đ. Kế toán Tổng hợp, TSCĐ và công cụ dụng cụ: * Chức năng: - Kiểm tra, giám sát mọi biến động của TSCĐ,CCDC và cấp phát thanh toán vốn đầu tư của Doanh nghiệp theo đúng chế độ quy định hiện hành của Bộ tài chính. - Kiểm tra, giám sát các khoản hạch toán trong toàn doanh nghiệp theo đúng chế độ quy định hiện hành của Bộ tài chính. - Tổng hợp đối chiếu các báo cáo chi tiết, lên báo cáo kế toán khối sản xuất theo định kỳ tháng, năm. - Hợp nhất báo cáo khối sản xuất với khối xây dựng cơ bản, trình kế toán trưởng duyệt gửi Ban giám đốc và các cơ quan chức năng theo đúng quy định. * Nhiệm vụ: - Căn cứ quyết định phê duyệt, hồ sơ chứng từ thanh toán mua sắm, quyết toán công trình bằng vốn đầu tư,biên bản đóng điện,bàn giao Sinh Viên: Đỗ Hồng Xuân Lớp 15B-KI Viện đại học mở Hà Nội Khoa QTKD công trình đưa vào sử dụng thuộc KH vốn đầu tư. Đối chiếu với các quy định của Bộ tài chính, của nghành, để tăng giảm TSCĐ và CCDC. - Kiểm tra và ghi giá cho TSCĐ và CCDC theo biên bản bàn giao điều động trong nội bộ và ngoài doanh nghiệp. Kiểm tra thẻ TSCĐ cập nhật số liệu báo cáo trên chương trình kế toán TSCĐ hiện hành. - Định kỳ hàng tháng: Đối chiếu số liệu TSCĐ, CCDC trên báo cáo tổng hợp của doanh nghiệp với TSCĐ và CCDC quản lý tại các đơn vị trực thuộc để khớp đúng chi tiết với tổng hợp báo cáo. Kiểm tra đối chiếu TSCĐ điều động nội bộ Công ty cho các đơn vị trực thuộc. - Kiểm kê định kỳ TSCĐ theo quy định tại doanh nghiệp và tổng hợp báo cáo kiểm kê TSCĐ toàn doanh nghiệp. - Lập báo cáo theo dõi (TK153,211,TK214)v.v. - Tham gia thành viên hội đồng thanh xử lý Tài sản của doanh nghiệp - Kiểm tra sự chính xác trung thực của báo cáo của bộ phận liên quan trước khi Kế toán trưởng, Ban giám đốc ký duyệt. - Giải trình số liệu báo cáo với ban lãnh đạo Doanh nghiệp và cấp trên khi cần thiết. e.Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: * Chức năng: - Chịu trách nhiệm thực hiện công việc tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm theo định mức chi phí sản xuất của doanh nghiệp. * Nhiệm vụ:- Tập hợp và phân phối chi phí SX cho từng sản phẩm trên cơ sở tính đúng và đủ giá thành cho từng loại sản phẩm hoàn thành trong kỳ. - Kiểm tra các khoản chi phí sử dụng theo kế hoạch được duyệt, tổng hợp phân tích chỉ tiêu sử dụng chi phí bảo đảm tính hiệu quả trong sản xuất. - Đồng thời tiến hành hạch toán tiền lương,các khoản trích theo lương để phẩn bổ vào chi phí sản xuất trong kỳ. g. Kế toán Tiêu thụ - công nợ: * Chức năng: - Theo dõi chính xác công nợ phải thu, phải trả đối với khách hàng. Sinh Viên: Đỗ Hồng Xuân Lớp 15B-KI Viện đại học mở Hà Nội Khoa QTKD * Nhiệm vụ: - Theo dõi công nợ các khoản phải thu phải trả của Công ty, thực hiện các thủ tục hoàn ứng cho cán bộ công nhân viên trong Doanh nghiệp. - Nhắc nhở CB CNV các khoản thanh toán đến hạn - Kiểm tra, xem xét tính hợp pháp hợp lệ của bộ chứng từ thanh toán hoàn ứng. - Mọi khoản nợ phải trả được theo dõi chi tiết cho từng khách hàng phải trả. - Doanh thu phải được theo dõi chi tiết cho từng loại hình kinh doanh kể cả doanh thu bán hàng nội bộ.Doanh thu phải chi tiết cho từng loại hàng hóa,sản phẩm, dịch vụ nhằm phục vụ cho việc xác định đầy đủ chính xác kết quả kinh doanh theo yêu cầu quản lý tài chính và lập báo cáo kết quả HĐSXKD của doanh nghiệp. - Theo dõi và đôn đốc tình hình thanh toán của khách hàng cho doanh nghiệp. 1.2 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán - Hình thức sổ kế toán mà doanh nghiệp áp dụng là hình thức “Chứng từ ghi sổ” kết hợp với phần mềm kế toán - Trình tự kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ: hàng ngày các chứng từ được gửi lên phòng kế toán, trên cơ sở đó kế toán tổng hợp kiểm tra, phân loại rồi lập bảng kê chứng từ gốc. Căn cứ vào chứng từ gốc lập chứng từ ghi sổ. Sau đó căn cứ vào chứng từ ghi sổ kế toán ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Và căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi sổ cái. Đối với các nghiệp vụ liên quan tới các đối tượng cần hạch toán chi tiết thì căn cứ vào chứng từ gốc kế toán ghi vào sổ chi tiết. Cuối kỳ, căn cứ vào sổ chi tiết lập bảng tổng hợp chi tiết với sổ cái, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ để lập bảng cân đối tài khoản. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán lập báo cáo tài chính Sinh Viên: Đỗ Hồng Xuân Lớp 15B-KI Viện đại học mở Hà Nội Khoa QTKD *.Trình tự ghi sổ kê toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi hàng tháng Quan hệ đối chiếu, kiểm tra Sinh Viên: Đỗ Hồng Xuân Lớp 15B-KI Chứng từ kế toán Sổ quỹ Bảng tổng họp chứng từ kế toán cùng loại Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Viện đại học mở Hà Nội Khoa QTKD 1.3 Các chế độ và phương pháp kế toán áp dụng 1.3.1. Chế độ chứng từ kế toán: Doanh nghiệp sử dụng hệ thống chứng từ về lao động tiền lương, hàng tồn kho, bán hàng, tiền tệ, TSCĐ theo quy định của nhà nước. Ngoài ra doanh nghiệp còn sử dụng các chứng từ do doanh nghiệp lập phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được bộ tài chính chấp nhận 1.3.2. Tổ chức vận dụng báo cáo kế toán: - Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp được lập tuân thủ theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, hệ thống báo các tài chính được lập theo niên độ kế toán năm, bao gồm các loại báo cáo sau: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ , thuyết minh báo cáo tài chính 1.3.3. Vận dụng chế độ tài khoản kế toán Doanh nghiệp sử dụng hệ thống tài khoản kế toán do BTC ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành chỉ trừ các tài khoản được dùng để hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ, vì doanh nghiệp hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Các tài khoản của doanh nghiệp sử dụng sẽ được chi tiết hóa theo từng đối tượng cụ thể phù hợp với yêu cầu quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 1.3.4. Chế độ phần mềm kế toán Quy trình kế toán trên máy vi tính theo sơ đồ sau Trong phòng của kế toán, máy của mỗi kế toán vận hành đều được nối mạng với nhau, có một máy chủ của kế toán trưởng theo dõi, điều hành được toàn bộ máy trong phòng. Do đó rất thuận tiện cho việc nhân viên kế toán trong công việc đối chiếu sổ kế toán có liên quan với nhau Sơ đồ quy trình kế toán trên máy vi tính: Sinh Viên: Đỗ Hồng Xuân Lớp 15B-KI Dữ liệu đầu vào khai báo thông tin do máy yêu cầu Máy xử lý thông tin liên quan đến kế toán và cho ra dữ liệu máy Dữ liệu đầu ra các sổ kế toán chi tiết, tổng hợp theo yêu cầu của kế toán Viện đại học mở Hà Nội Khoa QTKD CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI DOANH NGHIỆP: II. KẾ TOÁN CHI TIẾT TSCĐ TẠI DOANH NGHIỆP NHẬT DUNG. 2.1. Tình hình đầu tư về TSCĐ tại đơn vị: - TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu và những tài sản khác tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc phục vụ cho sản xuất kinh doanh. - TSCĐ là sự thể hiện về tài sản của vốn cố định đó là yếu tố cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp. - TSCĐ gồm 2 loại : TSCĐ vô hình và TSCĐ hữu hình. Tại Doanh nghiệp chủ yếu là TSCĐ hữu hình và được chia thành 4 loại chủ yếu sau: + Nhà cửa vật kiến trúc + Máy móc thiết bị + Phương tiện vận tải truyền dẫn + TSCĐ khác Ta có thể khái quát cơ cấu một số loại TSCĐ chủ yếu của Doanh nghiệp qua biểu sau: STT Tài Sản Nguyên giá Tỷ trọng 1 Nhà cửa vật kiến trúc 4. 328.837.996 32% 2 Máy móc thiết bị 6.899.085.558 51% 3 Phương tiện vận tải truyền dẫn 1.352.761.874 10% 4 TSCĐ khác 946.933.312 7% Cộng 13.527.618.740 100% Thực trạng về tình hình quản lý và sử dụng, phân loại TSCĐ ở đơn vị: Nhìn chung TSCĐ ở Doanh nghiệp cố nhiều chủng loại khác nhau. Để đảm bảo công tác quản lý, kiêm tra giám sát sự biến động của nó. Doanh nghiệp đã phân loại TSCĐ thêo chức năng đối với quá trình sản xuất. - TSCĐ hữu hình: + Nhà cửa vật kiến trúc + Máy móc thiết bị + Phương tiện truyền dẫn - TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể mà nó biểu hiện bằng một lượng giá trị, một khoản chi lớn mà Doanh nghiệp đã đầu tư chi trả để được quyền hay lợi ích lâu dài mà giá trị của nó xuất phát từ quyền hay lợi ích đó. Tại Doanh nghiệp tài sản cố định vô hình chỉ có quyền sử dụng đất. Sinh Viên: Đỗ Hồng Xuân Lớp 15B-KI . II: Thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại DNTN Nhật Dung Chương III: Nhận xét và đánh giá về công tác kế toán TSCĐ tại Doanh nghiệp Sau thời gian thực tập DNTN Nhật Dung với thời gian thực tế. chức công tác kế toán TSCĐ’’ và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Doanh nghiệp . Báo cáo gồm 3 chương: Chương I: Các vấn đề chung về kế toán TSCĐ tại DNTN Nhật Dung Chương II:. chính- kế toán Sinh Viên: Đỗ Hồng Xuân Lớp 15B-KI Kế toán trưởng Kế toán ngân hàng Kế toán tiền mặt Kế toán vật tư Kế toán tổng hợp + TSCĐ, CCDC Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành Kế toán

Ngày đăng: 22/12/2014, 14:19

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan