Mỗi nước cónhững quy định riêng trong việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, tuy nhiên để phát hànhcổ phiếu ra công chúng thông thường đểu phải đảm bảo những yêu cầu chung sau: - Về qui
Trang 1CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP THÔNG QUA PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU
1.1 - MỤC ĐÍCH PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU
1.1.1 - Đối với Công ty phát hành
Việc phát hành Cổ phiếu sẽ giúp cho Công ty có thể huy động vốn khi thành lậphoặc để mở rộng kinh doanh Nguồn vốn huy động này không cấu thành một khoản nợ màcông ty phải có trách nhiệm hoàn trả cũng như áp lực về khả năng cân đối thanh khoản củacông ty sẽ giảm rất nhiều, trong khi sử dụng các phương thức khác như phát hành tráiphiếu công ty, vay nợ từ các tổ chức tín dụng thì hoàn toàn ngược lại Tuy nhiên, mỗiphương thức huy động đều có những ưu nhược điểm riêng và nhà quản lý công ty phải cânnhắc, lựa chọn tùy từng thời điểm và dựa trên những đặc thù cũng như chiến lược kinhdoanh của công ty để quyết định phương thức áp dụng thích hợp
1.1.2 - Đối với nhà Đầu tư Cổ phiếu
Các nhà đầu tư trên thị trường sẵn sàng mua Cổ phiếu được công ty phát hành Giấychứng nhận sở hữu cổ phần được phát hành dưới dạng chứng thư có giá và được xác địnhthông qua việc chuyển dịch, mua bán chúng trên thị trường chứng khoán giữa các chủ thểđầu tư và được pháp luật bảo vệ Mặt khác, người mua cổ phiếu nghĩ rằng đồng vốn họ đầu
tư được các nhà quản lý công ty sử dụng có hiệu quả, tạo ra nhiều lợi nhuận hoặc đánh giáhoạt động cũng như tiềm năng phát triển, sinh lợi của công ty dự định đầu tư là cao, vàđương nhiên họ sẽ được hưởng một phần từ những thành quả đó thông qua việc thanh toán
cổ tức cho các cổ đông, đồng thời giá trị cổ phần sở hữu cũng sẽ gia tăng trên cơ sở thựctại và triển vọng phát triển của công ty mình đã chọn Thông thường, khả năng sinh lợi, thuhồi vốn đầu tư cổ phiếu tỷ lệ thuận với giá cả giao dịch cổ phiếu trên thị trường
1.2 - PHƯƠNG THỨC PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU
Việc chào bán lần đầu tiên chứng khoán mới gọi là phát hành chứng khoán Nếu đợtphát hành dẫn đến việc đưa một loại chứng khoán của một tổ chức lần đầu tiên ra côngchúng thì gọi là phát hành lần đầu ra công chúng Nếu việc phát hành đó là việc phát hành
bổ sung bởi tổ chức đã có chứng khoán cùng loại lưu thông trên thị trường thì gọi là đợtphát hành chứng khoán bổ sung Tuy nhiên, không phải mọi đối tượng đều được phát hànhchứng khoán mà chỉ những chủ thể phát hành mới có được quyền này Phát hành cổ phiếu
ra thị trường là một trong những hình thức huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp Có 2hình thức phát hành cổ phiếu là phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng
1.2.1 - Phát hành riêng lẻ
Phát hành riêng lẻ là quá trình trong đó cổ phiếu được bán trong phạm vi một sốngười nhất định (thông thường là cho các nhà đầu tư có tổ chức có ý định nắm giữ chứng
Trang 2khoán một cách lâu dài như công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí ), với những điều kiện (khốilượng phát hành) hạn chế.
Các ngân hàng đầu tư cũng có thể tham gia vào việc phát hành riêng lẻ với tư cáchnhà phân phối để hưởng phí phát hành Đa số các đợt phát hành trái phiếu đều thực hiệndưới hình thức phát hành riêng lẻ, việc phát hành cổ phiếu thường - cổ phiếu phổ thông ítkhi được thực hiện dưới hình thức này
Việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ thông thường chịu sự điều chỉnh của Luật công ty
Cổ phiếu phát hành theo phương thức này không phải là đối tượng được niêm yết và giaodịch trên thị trường chứng khoán sơ cấp, cụ thể là tại Sở giao dịch chứng khoán
1.2.2 - Phát hành cổ phiếu ra công chúng
1.2.2.1 - Khái niệm
Phát hành cổ phiếu ra công chúng là quá trình trong đó cổ phiếu được bán rộng rãi racông chúng cho một số lượng lớn người đầu tư nhất định (trong tổng lượng phát hành phảigiành một tỷ lệ nhất định cho các nhà đầu tư nhỏ) và khối lượng phát hành phải đạt đượcmột mức nhất định Những công ty phát hành cổ phiếu ra công chúng được gọi là các công
Có sự khác nhau giữa việc phát hành cổ phiếu và phát hành trái phiếu ra công chúng
Phát hành trái phiếu ra công chúng được thực hiện bằng một hình thức duy nhất,
đó là chào bán sơ cấp (phân phối sơ cấp)
1.2.2.2 - Điều kiện phát hành cổ phiếu ra công chúng của doanh nghiệp
Việc phát hành cổ phiếu ra công chúng phải chịu sự chi phối của pháp luật về cổphiếu và phải được cơ quan quản lý nhà nước về cổ phiếu cấp phép Những công ty phát
Trang 3hành cổ phiếu ra công chúng phải thực hiện một chế độ báo cáo, công bố thông tin côngkhai và chịu sự giám sát riêng theo qui định của pháp luật chứng khoán Mỗi nước cónhững quy định riêng trong việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, tuy nhiên để phát hành
cổ phiếu ra công chúng thông thường đểu phải đảm bảo những yêu cầu chung sau:
- Về qui mô vốn: tổ chức phát hành phải đáp ứng được yêu cầu về vốn điều lệ tốithiểu ban đầu, và sau khi phát hành phải đạt được một tỷ lệ phần trăm nhất định về vốn cổphần do công chúng nắm giữ và số lượng công chúng tham gia
- Về tính liên tục của hoạt động sản xuất kinh doanh: công ty được thành lập và hoạtđộng trong vòng một thời gian nhất định (thường khoảng từ 3 đến 5 năm)
- Về đội ngũ quản lý công ty: công ty phải có đội ngũ quản lý tốt, có đủ năng lực vàtrình độ quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty
- Về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh: công ty phải làm ăn có lãi với mức lợinhuận không thấp hơn mức qui định và trong một số năm liên tục nhất định (thường từ 2-3năm)
- Về tính khả thi của dự án: công ty phải có dự án khả thi trong việc sử dụng nguồnvốn huy động được
Tuy nhiên, các nước đang phát triển thường cho phép một số trường hợp ngoại lệ,tức là có những doanh nghiệp sẽ được miễn giảm một số điều kiện nêu trên, ví dụ: doanhnghiệp hoạt động trong lĩnh vực công ích, hạ tầng cơ sở có thể được miễn giảm điều kiện
về hiệu quả sản xuất kinh doanh
Ở Việt Nam việc quy định điều kiện phát hành cổ phiếu ra công chúng được quyđịnh tại điều 12 luật cổ phiếu ban hành ngày 29/6/2006
a) Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười
tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồngthời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán;
c) Có phương án phát hành và phương án khả thi về việc sử dụng vốn thu được từđợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông qua
d) Tối thiểu 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành phải được bán cho trên 100người đầu tư ngoài tổ chức phát hành; trường hợp vốn cổ phần của tổ chức phát hành từ
100 tỷ đồng trở lên thì tỷ lệ tối thiểu này là 15 % vốn cổ phần của tổ chức phát hành.e) Cổ đông sáng lập phải nắm giữ ít nhất 20 % vốn cổ phần của tổ chức phát hành vàphải nắm giữ mức này tối thiểu 3 năm kể từ ngày kết thúc việc phát hành
f) Trường hợp cổ phiếu phát hành có tổng giá trị theo mệnh giá vượt 10 tỷ đồng thìphải có tổ chức bảo lãnh phát hành
1.2.2.3 - Những ưu nhược điểm của việc huy động vốn thông qua việc phát hành
cổ phiếu ra công chúng
a) Ưu điểm
Trang 4- Phát hành cổ phiếu ra công chúng sẽ tạo ra hình ảnh đẹp và sự nổi tiếng của công
ty, nhờ vậy công ty sẽ dễ dàng hơn và tốn ít chi phí hơn trong việc huy động vốn qua pháthành trái phiếu, cổ phiếu ở những lần sau Thêm vào đó, khách hàng và nhà cung ứng củacông ty thường cũng sẽ trở thành cổ đông của công ty và do vậy công ty sẽ rất có lợi trongviệc mua nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm
- Phát hành cổ phiếu ra công chúng sẽ làm tăng giá trị tài sản ròng, giúp công ty cóđược nguồn vốn lớn và có thể vay vốn của ngân hàng với lãi suất ưu đãi hơn cũng như cácđiều khoản về tài sản cầm cố sẽ ít phiền hà hơn Ví dụ như các cổ phiếu của các công ty đạichúng dễ dàng được chấp nhận là tài sản cầm cố cho các khoản vay ngân hàng Ngoài ra,việc phát hành cổ phiếu ra công chúng cũng giúp công ty trở thành một ứng cử viên hấpdẫn hơn đối với các công ty nước ngoài với tư cách làm đối tác liên doanh
- Phát hành cổ phiếu ra công chúng giúp công ty có thể thu hút và duy trì đội ngũnhân viên giỏi bởi vì khi chào bán cổ phiếu ra công chúng, công ty bao giờ cũng dành một
tỷ lệ cổ phiếu nhất định để bán cho nhân viên của mình Với quyền mua cổ phiếu, nhânviên của công ty sẽ trở thành cổ đông, và được hưởng lãi trên vốn thay vì thu nhập thôngthường Điều này đã làm cho nhân viên của công ty làm việc có hiệu quả hơn và coi sựthành bại của công ty thực sự là thành bại của mình
- Phát hành cổ phiếu ra công chúng, công ty có cơ hội tốt để xây dựng một hệ thốngquản lý chuyên nghiệp cũng như xây dựng được một chiến lược phát triển rõ ràng Công tycũng dễ dàng hơn trong việc tìm người thay thế, nhờ đó mà tạo ra được tính liên tục trongquản lý Bên cạnh đó, sự hiện diện của các uỷ viên quản trị không trực tiếp tham gia điềuhành công ty cũng giúp tăng cường kiểm tra và cân đối trong quản lý và điều hành công ty
- Phát hành cổ phiếu ra công chúng làm tăng chất lượng và độ chính xác của các báocáo của công ty bởi vì các báo cáo của công ty phải được lập theo các tiêu chuẩn chung do
cơ quan quản lý qui định Chính điều này làm cho việc đánh giá và so sánh kết quả hoạtđộng của công ty được thực hiện dễ dàng và chính xác hơn
b) Nhược điểm
- Phát hành cổ phiếu ra công chúng làm phân tán quyền sở hữu và có thể làm mấtquyền kiểm soát công ty của các cổ đông sáng lập do hoạt động thông tin công ty Bêncạnh đó, cơ cấu về quyền sở hữu của công ty luôn luôn bị biến động do chịu ảnh hưởngcủa các giao dịch cổ phiếu hàng ngày
- Chi phí phát hành cổ phiếu ra công chúng cao, thường chiếm từ 8-10% khoản vốnhuy động, bao gồm các chi phí bảo lãnh phát hành, phí tư vấn pháp luật, chi phí in ấn, phíkiểm toán, chi phí niêm yết… Ngoài ra, hàng năm công ty cũng phảI chịu thêm các khoảnchi phí phụ như chi phí kiểm toán các báo cáo tài chính , chi phí cho việc chuẩn bị tài liệunộp cho cơ quan quản lý nhà nước về cổ phiếu và chi phí công bố thông tin định kỳ
- Công ty phát hành cổ phiếu ra công chúng phải tuân thủ một chế độ công bố thôngtin rộng rãi, nghiêm ngặt và chịu sự giám sát chặt chẽ hơn so với các công ty khác Hơn
Trang 5nữa, việc công bố các thông tin về doanh thu, lợi nhuận, vị trí cạnh tranh, phương thứchoạt động, các hợp đồng nguyên liệu, cũng như nguy cơ bị rò rỉ thông tin mật ra ngoài cóthể đưa công ty vào vị trí cạnh tranh bất lợi.
- Đội ngũ cán bộ quản lý công ty phải chịu trách nhiệm lớn hơn trước công chúng.Ngoài ra, do qui định của pháp luật, việc chuyển nhượng vốn cổ phần của họ thường bị hạnchế
1.3 - QUY TRÌNH PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU RA CÔNG CHÚNG
Để tiến hành phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng thì thông thường công ty cầnphải thực hiện những bước sau:
- Tổ chức đại hội cổ đông để xin ý kiến chấp thuận của đại hội cổ đông về việc pháthành cổ phiếu ra công chúng, đồng thời thống nhất mục đích huy động vốn; số lượng vốncần huy động; chủng loại và số lượng cổ phiếu dự định phát hành; cơ cấu vốn phát hành dựtính phân phối cho các đối tượng: Hội đồng quản trị, cổ động hiện tại, người lao độngtrong doanh nghiệp, người bên ngoài doanh nghiệp, người nước ngoài…
- Hội đồng quản trị ra quyết định thành lập ban chuẩn bị cho việc xin phép phát hành
cổ phiếu ra công chúng Chức năng chủ yếu của ban chuẩn bị là chuẩn bị các hồ sơ xinphép phát hành để nộp lên cơ quan quản lý nhà nước về cổ phiếu và thị trường chứngkhoán; lựa chọn tổ chức bảo lãnh phát hành (nếu cần), công ty kiểm toán và tổ chức tư vấn
và cùng với các tổ chức này xây dựng phương án phát hành và dự thảo bản cáo bạch đểcung cấp cho các nhà đầu tư
- Ban chuẩn bị lựa chọn người đứng đầu tổ hợp bảo lãnh phát hành Trong phần lớncác trường hợp phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, để đảm bảo sự thành công củađợt phát hành thì tổ chức phát hành phải chọn ra được một tổ chức bảo lãnh phát hành Tổchức bảo lãnh phát hành với uy tín và mạng lưới rộng lớn của mình sẽ giúp cho việc phânphối cổ phiếu của tổ chức phát hành diễn ra một cách suôn sẻ Chính vì vậy, khi tiến hành
phát hành cổ phiếu ra công chúng thì việc lựa chọn tổ chức bảo lãnh phát hành có ý nghĩa rất quan trọng, và mang tính quyết định đến sự thành bại của đợt phát hành.
- Người đứng đầu tổ hợp bảo lãnh phát hành lựa chọn các thành viên khác của tổhợp Trong trường hợp khối lượng cổ phiếu phát hành là quá lớn, vượt quá khả năng củamột tổ chức bảo lãnh phát hành thì tổ chức bảo lãnh phát hành chính (tổ chức bảo lãnh đãđược lựa chọn) sẽ đứng ra lựa chọn các thành viên khác để cùng với mình tiến hành bảolãnh cho toàn bộ đợt phát hành
- Ban chuẩn bị cùng với tổ hợp bảo lãnh phát hành, công ty kiểm toán và tổ chức tưvấn tiến hành định giá cổ phiếu phát hành Định giá cổ phiếu là khâu khó khăn nhất vàphức tạp nhất khi tiến hành phát hành cổ phiếu ra công chúng Nếu định giá cổ phiếu quácao thì sẽ khó khăn trong việc bán cổ phiếu, còn nếu định giá cổ phiếu quá thấp thì sẽ làmthiệt hại cho tổ chức phát hành Vì thế, việc định giá cổ phiếu một cách hợp lý sao cho
Trang 6người mua và người bán đều chấp nhận được là hết sức quan trọng và cần phải được phốihợp của tổ chức bảo lãnh, công ty kiểm toán và tổ chức tư vấn của công ty.
- Chính thức thành lập tổ hợp bảo lãnh phát hành và ký hợp đồng bảo lãnh phát hànhvới tổ chức phát hành
- Công ty kiểm toán xác nhận các báo cáo tài chính trong hồ sơ xin phép phát hành
- Tổ chức phát hành nộp hồ sơ lên Uỷ ban chứng khoán Thông thường tổ chức pháthành sẽ được trả lời về việc cấp hay từ chối cấp giấy phép trong một thời hạn nhất định kể
từ ngày nộp hồ sơ xin phép phát hành đầy đủ và hợp lệ Trong thời gian chờ Uỷ ban chứngkhoán Nhà nước xem xét hồ sơ, tổ chức phát hành có thể sử dụng nội dung trong bản cáobạch sơ bộ để thăm dò thị trường
- Sau khi được cấp phép phát hành, tổ chức phát hành phải ra thông báo phát hànhtrên các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời công bố ra công chúng bản cáo bạchchính thức và việc thực hiện việc phân phối cổ phiếu trong một thời gian nhất định kể từkhi được cấp giấy phép Thời hạn phân phối được qui định khác nhau đối với mỗi nước ởViệt nam, theo qui định tại Nghị định 48/Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứngkhoán thì thời hạn này là 90 ngày, trong trường hợp xét thấy hợp lý và cần thiết, Uỷ banchứng khoán nhà nước có thể gia hạn thêm
- Tiến hành đăng ký, lưu giữ, chuyển giao và thanh toán cổ phiếu sau khi kết thúcđợt phân phối cổ phiếu
- Sau khi hoàn thành việc phân phối cổ phiếu, tổ chức phát hành cùng với tổ chứcbảo lãnh phát hành phải báo cáo kết quả đợt phát hành cho Uỷ ban chứng khoán và tiếnhành đăng ký vốn với cơ quan có thẩm quyền
- Trường hợp tổ chức phát hành có đủ điều kiện niêm yết thì có thể làm đơn xinniêm yết gửi lên Uỷ ban chứng khoán và Sở giao dịch chứng khoán nơi công ty niêm yết
1.4 - BẢO LÃNH PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU
1.4.1 - Khái niệm
Bảo lãnh phát hành cổ phiếu là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thựchiện các thủ tục trước và sau khi chào bán cổ phiếu như định giá cổ phiếu, chuẩn bị hồ sơxin phép phát hành cổ phiếu, phân phối cổ phiếu và bình ổn giá cổ phiếu trong giai đoạnđầu sau khi phát hành Trên thế giới, các ngân hàng đầu tư thường là những tổ chức đứng
ra làm bảo lãnh phát hành
Bởi lẽ, các công ty khi có ý định phát hành cổ phiếu ra công chúng thường là nhữngcông ty chưa có kinh nghiệm và không có chuyên môn trong lĩnh vực phát hành cổ phiếu
Do đó, việc thuê những tổ chức tư vấn phát hành cổ phiếu và bảo lãnh phát hành cổ phiếu
là cần thiết Việc lựa chọn công ty bảo lãnh phát hành cổ phiếu ra công chúng là một khâuquan trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng đợt phát hành
Nếu tổ chức phát hành là một công ty nhỏ và số lượng phát hành không lớn, thì chỉcần có một tổ chức bảo lãnh phát hành Nếu đó là một công ty lớn, và số lượng chứng
Trang 7khoán phát hành vượt quá khả năng của một tổ chức bảo lãnh thì cần phải có một tổ hợpbảo lãnh phát hành, bao gồm một hoặc một tổ chức bảo lãnh chính và một số tổ chức bảolãnh phát hành thành viên.
Các tổ chức bảo lãnh phát hành được hưởng phí bảo lãnh hoặc một tỷ lệ hoa hồngnhất định trên số tiền thu được từ đợt phát hành Phí bảo lãnh phát hành là mức chênh lệchgiữa giá bán chứng khoán cho người đầu tư và số tiền tổ chức phát hành nhận được
Phí bảo lãnh hoặc hoa hồng bảo lãnh cao hay thấp là tuỳ thuộc vào tính chất của đợtphát hành (lớn hay nhỏ, thuận lợi hay khó khăn) Nói chung, nếu đợt phát hành đó là đợtphát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng thì mức phí hoặc hoa hồng phải cao hơn lầnphân phối sơ cấp Đối với trái phiếu, phí bảo lãnh hoặc hoa hồng phụ thuộc vào lãi suất tráiphiếu
1.4.2 - Các phương thức bảo lãnh phát hành
- Bảo lãnh với cam kết chắc chắn: là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo
lãnh cam kết sẽ mua toàn bộ số cổ phiếu phát hành cho dù có phân phối được hết cổ phiếuhay không Trong hình thức bảo lãnh tổ hợp theo "cam kết chắc chắn", một nhóm các tổchức bảo lãnh hình thành một tổ hợp để mua cổ phiếu của tổ chức phát hành với giá chiếtkhấu so với giá chào bán ra công chúng (POP) và bán lại các cổ phiếu đó ra công chúngtheo giá POP Chênh lệch giữa giá mua cổ phiếu của các tổ chức bảo lãnh và giá chào bán
ra công chúng được gọi là hoa hồng chiết khấu
- Bảo lãnh theo phương thức dự phòng: đây là phương thức thường được áp dụng
khi một công ty đại chúng phát hành bổ sung thêm cổ phiếu thường ở các nước phát triển.Trong trường hợp đó, công ty cần phải bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông hiện hữu, và nhưvậy, công ty phải chào bán cổ phiếu bổ sung cho các cổ đông cũ trước khi chào bán racông chúng bên ngoài Dĩ nhiên, sẽ có một số cổ đông không muốn mua thêm cổ phiếu củacông ty Do vậy, công ty cần có một tổ chức bảo lãnh dự phòng sẵn sàng mua những quyềnmua không được thực hiện và chuyển thành những cổ phiếu để phân phối ra ngoài côngchúng Có thể nói, bảo lãnh theo phương thức dự phòng là việc tổ chức bảo lãnh cam kết sẽmua nốt số cổ phiếu còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành và bán lại racông chúng Tại các nước đang phát triển, khi các tổ chức bảo lãnh còn non trẻ và chưa cótiềm lực lớn thì phương thức bảo lãnh phát hành dự phòng là phương thức bảo lãnh thôngdụng nhất
- Bảo lãnh với cố gắng cao nhất: là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo
lãnh tổ chức bảo lãnh thoả thuận làm đại lý cho tổ chức phát hành Tổ chức bảo lãnh khôngcam kết bán toàn bộ số cổ phiếu mà cam kết sẽ cố gắng hết sức để bán cổ phiếu ra thịtrường, nhưng nếu không phân phối hết sẽ trả lại cho tổ chức phát hành phần còn lại
- Bảo lãnh theo phương thức bán tất cả hoặc không: trong phương thức này, tổ
chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán một số lượng cổ phiếu nhất định, nếu khôngphân phối được hết sẽ huỷ toàn bộ đợt phát hành
Trang 8- Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu - tối đa: là phương thức trung gian giữa
phương thức bảo lãnh với cố gắng cao nhất và phương thức bảo lãnh bán tất cả hoặckhông Theo phương thức này, tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán tối thiểumột tỷ lệ cổ phiếu nhất định (mức sàn) Vượt trên mức ấy, tổ chức bảo lãnh được tự dochào bán cổ phiếu đến mức tối đa quy định (mức trần) Nếu lượng cổ phiếu bán được đạt tỷ
lệ thấp hơn mức yêu cầu thì toàn bộ đợt phát hành sẽ bị huỷ bỏ
1.5 - QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC VỀ VIỆC PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU RA CÔNG CHÚNG
Phát hành cổ phiếu ra công chúng là một hình thức phát hành phổ biến mà các tổchức phát hành áp dụng vì có nhiều thuận lợi hơn so với hình thức phát hành riêng lẻ.Trong phương thức phát hành này thì nội dung quản lý của nhà nước bao gồm
- Quản lý cấp giấy phép phát hành: Thông thường là do cơ quan quản lý và giám sátthị trường chứng khoán quản lý Ở Việt Nam và phần lớn các nước khác là do Ủy Ban cổphiếu nhà nước quản lý
- Quyết định đình chỉ, thu hồi giấy phép khi TCPH không tuân thủ các quy địnhtrước, trong và sau khi phát hành cổ phiếu ra công chúng
- Quản lý và giám sát việc công bố thông tin của tổ chức phát hành
- Ban hành các văn bản liên quan đến việc phát hành và cháo bán cổ phiếu ra côngchúng
Hiện tại trên thế giới có hai trường phái quản lý cổ phiếu trên thị trường sơ cấp được
gọi là trường phái quản lý theo chất lượng và trường phái “công bố thông tin đầy đủ” Theo trường phái quản lý chất lượng thì các cơ quan quản lý về cổ phiếu đặt ra rất
nhiều tiêu chuẩn để đảm bảo các công ty tham gia vào thị trường là các công ty có chấtlượng và có sự ổn định hợp lý
Theo trường phái công bố thông tin đầy đủ thì cơ quan quản lý về cổ phiếu ít đưa ra
tiêu chuẩn cho các công ty tham gia vào thị trường mà chú trọng vào việc đảm bảo thôngtin liên quan tới mọi mặt hoạt động của các công ty được công bố rộng rãi ra công chúng.Tại các nước phát triển, các cơ quan quản lý về cổ phiếu thường có xu hướng quản
lý thị trường theo trường phái công bố thông tin đầy đủ Còn tại các quốc gia đang pháttriển việc quản lý thị trường chứng khoán sơ cấp thường áp dụng trường phái quản lý theochất lượng Sự lựa chọn này phụ thuộc vào sự phát triển của thị trường chứng khoán mỗinước
1.6 - TÍNH HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG ÁN PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU
Tính hiệu quả của phương án phát hành cổ phiếu (CP) nếu theo nghĩa rộng, đầy đủ
và cao nhất của nó phải đem lại tác động tích cực đồng thời cho cả 3 phía: doanh nghiệp,nhà đầu tư và nhà nước (theo nghĩa nền kinh tế nói chung) Cụ thể:
Trang 9- Doanh nghiệp phải bán được hết CP với giá cao hơn giá khởi điểm, thu hút đượcnhiều nhà đầu tư, cổ đông chiến lược mới, tạo động lực mới cho phát triển, củng cố thươnghiệu và nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nhà đầu tư (người mua CP) phải tiếp cận thuận lợi, đầy đủ và giá rẻ các thông tinliên quan đến CP và phương án phát hành CP của doanh nghiệp, cũng như có điều kiện và
cơ hội thực hiện việc mua đủ số lượng CP theo giá mong muốn
- Nhà nước thực hiện được thuận lợi và phát huy được vai trò tích cực trong chứcnăng quản lý nhà nước của mình, đảm bảo sự ổn định, phát triển lành mạnh của TTCK và
có thể thu hồi phần vốn của mình một cách nhanh gọn, đầy đủ nhất khi CPH doanh nghiệp
nhà nước
Như vậy, để một phương án phát hành CP doanh nghiệp hiệu quả, các nhân tố cầnlưu ý là:
Thu thập, xử lý các thông tin về doanh nghiệp, thị trường và môi trường
pháp lý có liên quan một cách đầy đủ, cập nhật và chính xác nhất như một tiêu đề
quan trọng để tổ chức xây dựng phương án phát hành CP
Xác định đúng, rõ thời điểm, mục tiêu phát hành CP; giá trị khởi điểm
(mệnh giá CP); phương thức phát hành và tổ chức bảo lãnh phát hành (nếu cầnthiết) Trong 3 phương thức là: chào bán trực tiếp, chào bán qua đấu thầu và chàobán qua tổ chức bảo lãnh phát hành, thì phương thức chào bán qua đấu thầu luônđược đánh giá là lựa chọn tốt nhất của đa số doanh nghiệp phát hành chứng khoán
Tổ chức tốt các hoạt động thông tin tuyên truyền về doanh nghiệp, về phương ánphát hành và các thông tin khác cần thiết Đặc biệt, việc đăng tải các thông tin vềphương án phát hành trên các phương tiện thông tin thích hợp và với thời lượng dài
là rất có ý nghĩa trong quảng bá doanh nghiệp và thu hút các nhà đầu tư tiềmnăng…
Đặc biệt, các công ty chứng khoán có vai trò khá quan trọng đến sự thành công củaphương án phát hành CP của doanh nghiệp Như trên đã đề cập, hiệu quả của phương ánphát hành CP doanh nghiệp là rất rộng và hoàn toàn không thể do một đơn vị hoặc cá nhânnào tùy ý quyết định đơn phương, độc lập; hơn nữa, nếu là các doanh nghiệp nhà nướcthực hiện CPH, phát hành CP lần đầu ra công chúng, thì phương án phát hành CP phụthuộc rất lớn vào chủ trương, quyết định của các cơ quan nhà nước hữu quan, mà trước hết
là Ban đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước (Ban CPH doanh nghiệp) ở trung ương vàcác địa phương…
Trang 10CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN THÔNG QUA PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
2.1 - TÌNH HÌNH CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM THÔNG QUA PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU
2.1.1 - Trước năm 2009
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, thị trường chứng khoán (TTCK)cũng có những bước tăng trưởng nhất định Mức vốn hóa của thị trường cổ phiếu, trên 2 thịtrường giao dịch chứng khoán (TTGDCK) Tp.HCM và Hà Nội, tính đến ngày 29/6/2007đạt 304.000 tỷ đồng (tương đương 20 tỷ USD), chiếm khoảng 33% GDP, trong khi cuốinăm 2006, mức vốn hóa là 221.156 tỷ đồng (tương đương 14 tỷ USD), chiếm 22,7% GDP.Trong đó, tổng giá trị vốn hàng hóa tại TTGDCK Tp.HCM đạt trên 211.000 tỷ đồng(tương đương 13,2 tỷ USD) Điều này có thể chứng tỏ rằng, TTCK đã và đang trở thànhmột kênh huy động vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đãniêm yết trên TTGDCK Tp.HCM và Hà Nội
Trên thực tế, từ đầu năm 2007 đến nay đã có nhiều công ty nộp hồ sơ đăng ký chàobán chứng khoán ra công chúng dưới hình thức chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu,đối tác chiến lược, phát hành cổ phiếu trả cổ tức, phát hành cổ phiếu theo chương trình lựachọn cho người lao động Trong giai đoạn này, đã có 66 công ty được cấp giấy chứng nhậnđăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng với số vốn huy động lên đến trên 20 nghìn tỷđồng, đóng góp đáng kể vào sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng cũng như nền kinh tếnói chung
Ngoài ra, số lượng các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa (CPH), bán đấu giá quaTTGDCK cũng lên đến hơn 40 doanh nghiệp với gần 451 triệu cổ phần, trong đó có 2 tậpđoàn lớn là Công ty Phân đạm và Hóa chất dầu khí Việt Nam thu về cho ngân hàng nhànước hàng nghìn tỷ đồng…Trong đó đứng đầu là ngành Tài chính chiếm 28% tổng giá trịvốn hóa lưu động toàn thị trường niêm yết, đứng thứ hai là ngành Dịch vụ Tiêu dùng với13.51%, đứng thứ tư là ngành Hàng tiêu dùng và Công nghiệp, đứng thứ năm làngành Điện nước Ngành Dầu khí thấp nhất với tỷ lệ là 4%.Tuy nhiên công ty có tổng giátrị thị trường lớn nhất là FPT với tổng giá trị thị trường lưu động là 29 ngàn tỷ đồng (tươngđương với gần 1,8 tỷ USD) Trong danh sách Top 10 công ty có tổng giá trị thị trường lưuđộng lớn nhất, đứng sau FPT là Vinamilk với 1,2 tỷ USD và Ngân hàng Sài gòn Thươngtín với gần 1,1 tỷ USD
Trong Top 10, số lượng các công ty thuộc ngành Tài chính là nhiều nhất, 4 công ty,thể hiện rõ nét ưu thế vượt trội của ngành Tài chính đối với các ngành khác trên khía cạnhtổng giá trị vốn hóa lưu động trên toàn thị trường niêm yết
Trang 11Như vậy ta thấy rằng thông qua thị trường chứng khoán, các công ty đã có mộtnguồn huy động vốn dồi dào bằng cách phát hành chứng khoán ra công chúng Mục tiêu làđến năm 2010 chúng ta có thể huy động vốn qua thị trường chứng khoán 10- 15% GDP,tức là tương đương 10-15 tỷ USD.
2.1.2 - Từ năm 2009 tới nay
Từ cuối năm 2009 đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đã liên tục giảm điểm
và chịu ảnh hưởng từ hàng loạt các yếu tố bất lợi mà chưa có tín hiệu lạc quan nào…Trong năm 2011, mặc dù lượng cổ phiếu mới niêm yết không ngừng tăng lên, nhưng
sự sụt giảm thê thảm về giá đã khiến vốn hóa toàn thị trường mất khoảng 220,000 tỷ đồng,tức đã giảm hơn 10 tỷ USD so với cuối năm 2010
Năm 2011 có thể được xem là năm tồi tệ nhất của thị trường chứng khoán Việt Namtrong chặng đường 11 năm thành lập HNX-Index rơi xuống mức thấp chưa từng có tronglịch sự và lọt vào top 3 chỉ số giảm mạnh nhất thế giới VN-Index dù chưa rơi xuống mứcđáy năm 2009, nhưng mặt bằng giá cổ phiếu đã giảm mạnh hơn bao giờ hết Mặt bằng giá
cổ phiếu xuống thấp làm cho vốn hóa thị trường cũng giảm theo mặc dù quy mô niêm yếtvẫn tăng đáng kể so với năm 2010
Tại HOSE, vốn hóa thị trường tính đến hết năm 2011 chỉ còn 453,784 tỷ đồng, giảm137,561 tỷ đồng, tương ứng với mức giảm 23.26% so với cuối năm 2010 Trong khi đó, số
mã niêm yết đã tăng từ 280 lên 306 mã và số chứng khoán niêm yết cũng tăng từ 15.49 tỷđơn vị lên 18.88 tỷ đơn vị Tính chung cả năm, sàn HOSE có thêm 30 doanh nghiệp niêmyết mới, trong đó tiêu biểu với lượng cổ phiếu niêm yết lớn như MBB của Ngân hàngTMCP Quân Đội với 730 triệu cổ phiếu, tương ứng vốn điều lệ 7,300 tỷ đồng MBB giaodịch phiên đầu tiên vào ngày 01/11/2011 với giá tham chiếu 13,800 đồng/cp, nhưng đếncuối năm 2011, giá của MBB rớt còn 10,800 đồng/cp Xếp sau MBB là Công ty Cổ phầnChứng khoán BIDV (BSI) với số lượng cổ phiếu niêm yết là 86.5 triệu đơn vị BSI niêmyết lần đầu vào ngày 19/07/2011 với giá tham chiếu 10,300 đồng/cp, nhưng đến nay, giácủa BSI cũng chỉ còn 6,300 đồng/cp Bên cạnh đó còn có Công ty Cổ phần Bảo hiểmBIDV (BIC) niêm yết 66 triệu cổ phiếu, tương ứng vốn điều lệ 660 tỷ đồng và Công ty Cổphần Bảo hiểm Petrolimex (PGI) niêm yết gần 71 triệu cổ phiếu, tương đương số vốn 710
tỷ đồng Hai cổ phiếu này đều chốt năm 2011 ở mức giá khá thấp là 6,000 đồng/cp và6,500 đồng/cp Ngoài ra, Công ty Cổ phần Vinacafe Biên Hòa (VCF) chỉ niêm yết gần26.6 triệu cổ phiếu, tương đương vốn điều lệ 266 tỷ đồng và giá tham chiếu 50,000đồng/cp vào ngày 28/01/2011 Sau một năm niêm yết giá của VCF chốt tại mức giá 91,000đồng/cp, tức tăng khoảng 82% giá trị
Tại HNX, số mã niêm yết mới cũng tăng từ 366 lên 393 mã, tương ứng với đó là sựgia tăng về số lượng cổ phiếu niêm yết từ 6.2 tỷ đơn vị vào cuối năm 2010 lên 7.94 tỷ đơn
vị tính đến hết năm 2011 Như vậy, quy mô thị trường đã tăng thêm gần 30% Và cũngtương tự như sàn HOSE, vốn hóa thị trường của sàn HNX tính theo mức giá bình quân đã
Trang 12giảm gần 36% trong năm 2011, tương đương với 45,660 tỷ đồng Tính đến cuối năm 2011,vốn hóa tại HNX chỉ còn 81,889 tỷ đồng Trong năm qua, sàn HNX đón nhận thêm 30doanh nghiệp niêm yết mới và 3 doanh nghiệp hủy niêm yết Hầu hết các doanh nghiệpmới đều có vốn điều lệ dưới 200 tỷ đồng, ngoại trừ một số doanh nghiệp như Công ty Cổphần Vận tải Dầu khí Cửu Long (PCT) vốn 230 tỷ đồng, CTCP Đầu tư và Xây lắp dầu khíSài Gòn (PSG) vốn 350 tỷ đồng, hay Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) có vốn
450 tỷ đồng
Về mức biến động giá, tính đến hết năm 2011, trên sàn HOSE, số cổ phiếu và chứngchỉ quỹ dưới mệnh giá có đến 162 mã, chiếm gần 53% trên tổng số 306 mã đang niêm yết.Trong số đó, 7 mã có mức giá chưa đến 2,000 đồng/cp, thậm chí như VKP chỉ còn 900đồng/cp; 60 mã có mức giá từ 2,000 – dưới 5,000 đồng/cp, chiếm 20% toàn thị trường và
95 mã từ 5,000 – dưới 10,000 đồng/cp, chiếm tỷ lệ 31%
Như vậy, so với thời điểm cuối năm 2010, mức giá chứng khoán đã có sự sụt giảmrất lớn Cụ thể, cuối năm 2010, số lượng chứng khoán dưới mệnh giá chỉ chiếm 13% toànthị trường (280 mã), tương đương 36 mã, trong đó chỉ có 1 mã duy nhất có giá dưới 5,000đồng/cp là MAFPF1 (4,600 đồng/cp) Bên cạnh đó là 96 mã đạt mức từ 10,000 – dưới20,000 đồng/cp, chiếm 34%; số mã có mức giá từ 20,000 đến dưới 30,000 đồng/cp, chiếm23% và từ 30,000 đồng/cp trở lên là 30%
Tại sàn HNX, tính đến cuối năm 2011, số cổ phiếu dưới mệnh giá chiếm áp đảo vớitổng cộng 269 mã, tương ứng 68% trên tổng số 393 mã đang niêm yết Trong số này, gầnmột nửa có mức giá dưới 5,000 đồng/cp, tương đương 120 mã Trong số các mã còn lại, có
109 mã đạt mức giá từ 10,000 - dưới 30,000 đồng/cp, chiếm tỷ lệ 28% và chỉ vỏn vẹn 4%các mã đang niêm yết có giá từ 30,000 đồng/cp, trong khi cùng kỳ năm trước, tỷ lệ này là15%, tương đương 56 mã
Năm 2011 Vốn huy động qua phát hành thêm cổ phiếu, đấu giá cổ phần hóa đạt17,5 nghìn tỷ đồng, tương đương 22% so với năm 2010 Giá trị vốn hóa thị trường giảmmạnh chỉ còn chiếm hơn 20% GDP trong khi con số này ở năm 2007 là 33% và cuối năm
2006 là 22,7% GDP
Thị trường chứng khoán “èo uột” với nhiều cổ phiếu rớt xuống dưới mệnh giá đã trởthành bước cản lớn nhất cho kế hoạch tăng vốn của các doanh nghiệp Trong năm 2011, sốdoanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu có tỉ lệ chào bán không thành công khá cao Thậmchí có những đợt chào bán không huy động được vốn Theo Ủy ban Chứng khoán Nhànước, năm 2011, tỉ lệ chào bán thành công chỉ đạt 28,12% trên tổng giá trị đăng ký chàobán, trong khi năm 2009, tỉ lệ này là 63% và năm 2010 là 33,35% Nguyên nhân phát hànhkhông thành công là do tình hình thị trường không thuận lợi, giá phát hành cổ phiếu vàolúc chốt danh sách cổ đông cao hơn giá thị trường, khối lượng chào bán quá lớn so vớikhối lượng chứng khoán lưu hành (điều này có thể gây pha loãng giá cổ phiếu),
Trong năm 2011, nhiều doanh nghiệp đã hoãn các đợt phát hành chờ cho thị trường
ấm lên như Công ty Cổ phần Việt An (AVF) hủy bỏ kế hoạch tăng vốn thêm 7,5 triệu cổ