1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu về thị trường lao động tiền lương và tiền lương tối thiểu

39 3,2K 20
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 229 KB

Nội dung

Nghiên cứu, thị trường lao động tiền lương , tiền lương tối thiểu

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm vừa qua tình hình kinh tế xã hội nước ta đã có nhiềuthay đổi quan trọng, đánh dấu bước ngoặt trên con đưòng phát triển: chỉ tiêutăng trưởng luôn được duy trì, trung bình năm khoảng 7%, các chỉ báo xoáđói giảm nghèo, phát triển con người, bình đẳng giới tương đối khả quantrong điều kiện trình độ phát triển kinh tế với xuất phát điểm thấp, bối cảnhthế giới và khu vực có nhiều biến động không thuận lợi Những thành tựu đó

do đường lối đổi mới đã được Đảng và Nhà nước ta đề ra và thực hiện thôngqua các chính sách và biện pháp trên mọi lĩnh vực trong đó các chính sách

về tiền lương

Tiền lương là một trong những công cụ kinh tế cực kỳ quan trọng và

vô cùng nhạy cảm trong đời sống kinh tế - chính trị và xã hội của bất cứ mộtquốc gia nào Đồng thời, tiền lương cũng là một trong những vấn đề cực kỳphức tạp trên cả phương diện lý thuyết và thực tiễn Chính vì vậy, sự cầnthiêt của việc nghiên cứu tiền lương nhất là về tiền lương tối thiểu phải luônluôn được xã hội quan tâm trao đổi thường xuyên và liên tục để có thể giúpcác nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà chức trách có được một cáinhìn đầy đủ, toàn diện, chính xác và sâu sắc hơn nữa về “đòn bẩy” kinh tếđặc biệt quan trọng này

Là một sinh viên của chuyên ngành kinh tế lao động, em đã được học

về một số vấn đề liên quan tới tiền lương, đăc biệt là đã nhận thấy được tầmquan trọng và tính cấp thiết của tiền lương tối thiểu - vấn đề quan trọng bậcnhất trong nền tài chính quốc gia trong giai đoạn hiện nay Thông qua việcthực hiện đề án em muốn tìm hiểu rõ hơn về một nội dung môn học củamình Tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế nên đề án của em còn nhiều saisót, mong cô hướng dẫn và chỉ bảo để em hoàn thành đề án hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Phương Mai!

Trang 2

NỘI DUNG

I.Cơ sở lý luận

1 Thị trường lao động, tiền lương và tiền lương tối thiểu

1.1 Hàng hoá sức lao động và giá cả sức lao động

Trong nền kinh tế thị trường, mọi yếu tố đầu vào của sản xuất đều là

hàng hoá kể cả yếu tố sức lao động Nó là một loại hàng hoá đặc biệt, là một

yếu tố chủ yếu của quá trình sản xuất, nhưng khác với các tư liệu sản xuất ởchỗ nó đưa các yếu tố khác của sản xuất nào hoạt động và tạo ra một giá trịmới, lớn hơn giá trị ban đầu Hàng hoá sức lao động cũng giống như mọi

hàng hoá khác đều có giá trị và giá trị sử dụng Giá trị sức lao động bao gồm

giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết để bù đắp lại sức lao động đã hao phítrong quá trình sản xuất, giá trị những chi phí để nuôi dưỡng con người trước

và sau tuổi có khả năng lao động, giá trị của những chi phí cần thiết cho việchoc hành Những chi phí này không chỉ phụ thuộc vào nhu cầu tự nhiên vàsinh lý của con người mà còn phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xãhội Do vậy giá trị sức lao động không phải là yếu tố cố định, nó thườngxuyên thay đổi giữa các giai đoạn phát triển của lịch sử và có thể khác nhau

giữa các nước các vùng Trong kinh tế thị trường giá cả sức lao động có thể

dao động quanh giá trị của nó tuỳ thuộc vào quan hệ cung cầu sức lao động

Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động chỉ thể hiện rõ trong quá trình

người chủ sử dụng sức lực của người làm thuê, nghĩa là trong việc tiêu dùngsức lao động của người làm thuê

Và cũng như mọi hàng hoá khác, hàng hoá sức lao động cũng đượcđem ra trao đổi mua bán trên thị trường Đó là thị trường lao động

Trang 3

1.2 Thị trường lao động

Có khá nhiều định nghĩa về thị trường lao động, mặc dù còn có nhữngđiểm khác biệt nhưng các định nghĩa hiện có đều thống nhất với nhau về mặt

nội dung cơ bản và được nêu ra như sau: Thị trường lao động là nơi thực

hiện các quan hệ xã hội giữa người bán sức lao động (người làm thuê) vàngười mua sức lao động (người sử dụng lao động) thông qua các hình thứcthoả thuận về giá cả (tiền công, tiền lương) và các điều kiện làm việc kháctrên cơ sở một hợp đồng lao động bằng văn bản, bằng miệng hoặc thông quacác dạng hợp đồng lao động hoặc thoả thuận khác

Thị trường lao động chỉ có thể được hình thành khi hội đủ các yếu tốsau: 1) Có nền kinh tế hàng hoá phát triển theo cơ chế thị trường 2) Có địnhchế pháp luật cho phép tồn tại thị trường lao động 3) Người lao động không

sở hữu tư liệu sản xuất đủ đảm bảo các nhu cầu cá nhân 4) Có hệ thống thểchế thị trường lao động thích hợp Sự hình thành, phát triển và hoạt động củathị trường lao động chịu sự tác động của hệ thống quy luật của nền kinh tếthị trường như quy luật giá trị, giá cả, cạnh tranh, độc quyền Các quy luậtnày tác động chi phối quan hệ cung cầu lao động

Trong nghiên cứu, phân tích thị trường lao động trước hết phải phântích làm rõ các yếu tố ảnh hưởng tới cung cầu lao động và sự vận động củachúng, mối quan hệ giữa cung cầu và ảnh hưởng của mối quan hệ đó tới sựhình thành giá cả sức lao động Dưới đây là những phân tích cụ thể về cácyếu tố đó

1.3 Cung lao động

Theo Samuelson cung lao động biểu hiện số lượng lao động mà các

hộ gia đình sẵn lòng đem bán trên thị trường Cung lao động là tập hợp

những người có khả năng và có nhu cầu làm việc Lý thuyết cung lao độngđược xác định trên cơ sở học thuyết tiêu dùng, việc tham gia vào hoạt động

Trang 4

lao động phụ thuộc vào mức lương thực tế họ dự kiến sẽ thu được và khảnăng thu nhập từ các nguồn khác mang lại Điều này sẽ khiến quyết định lựachọn của con người tuỳ theo các mức tiền lương khác nhau trên thị trườngcũng như khả năng thoả dụng tối đa của các mức lương đó

Thông thường khi nói tới cung trên thị trường lao động thường phânbiệt rõ thành cung thực tế và cung tiềm năng Cung thực tế về lao động gồmtất cả những người đủ 15 tuổi đang làm việc và những người thất nghiệp.Cung tiềm năng gồm tất cả những người đủ 15 tuổi trở lên đang lam việc,những người thất nghiệp và những người đang đi học, đang làm công việcnội trợ hoặc không có nhu cầu làm việc

Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới cung lao động: quy mô và tốc độtăng dân số, quy định về độ tuổi lao động, tình trạng bản thân người laođộng, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động…

1.4 Cầu lao động

Cầu lao động cho thấy sức lao động mà nhà sản xuất sẵn sàng thuê để

sản xuất hàng hoá dịch vụ với từng mức tiền lương nhất định Trong nềnkinh tế thị trường cầu lao động là cầu dẫn xuất Lao động là yếu tố đầu vàocần thiết để sản xuất ra một khối lượng hàng hoá vật phẩm nhất định do vậyquy mô của nó phụ thuộc vào mức cầu của hàng hoá do lao động sản xuấtcũng như là giá cả của hàng hoá đó trên thị trường

Cầu thực tế là nhu cầu thực tế về lao động cần được cung tại một thờiđiểm nhất định thể hiện qua số lượng những chỗ làm việc trống và nhữngchỗ làm việc mới Còn cầu tiềm năng là nhu cầu về lao động cho tổng số chỗlàm việc có thể có được sau khi đã tính đến các yếu tố ảnh hưởng tới khảnăng tạo việc làm trong tương lai như vốn, đất đai, tư liệu sản xuất, côngnghệ và cả những điều kiện khác như chính trị, xã hội …

Trang 5

Cầu về lao động gồm hai mặt: thứ nhất cầu về chất lượng lao động.Thứ hai, cầu về số lượng lao động Xét từ góc độ số lượng, trong điều kiệnnăng suất lao động không biến đổi cầu về số lượng lao động xã hội tỷ lệthuận với quy mô và tốc độ sản xuất Nếu quy mô sản xuất không đổi cầu về

số lượng lao động tỷ lệ nghịch với năng suất lao động Còn xét từ góc độchất lượng, việc nâng cao năng suất lao động, mở rộng quy mô, tiền vốn, trithức… của doanh nghiệp ngày càng đòi hỏi nâng cao cầu về chất lượng sứclao động

1.6 Mối quan hệ giữa giá cả sức lao động và cân bằng cung cầu lao

động

Kinh tế thị trường là một thể thống nhất của các thị trường: hàng hoá

tiêu dùng và dịch vụ, vật tư, vốn, tài chính, sức lao động, trong đó thị trường sức lao động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Trong lịch sử phát triển, so với

các thị trường khác thì thị trường lao động được hình thành và phát triểnchậm hơn, có mối quan hệ và chịu ảnh hưởng của các thị trường nói trên.Thị trường sức lao động là một loại thị trường gắn với các yếu tố đầu vàocủa quá trình sản xuất – kinh doanh, là sự biểu hiện mối quan hệ tác độnggiữa một bên là người sử dụng sức lao động và một bên là người có sức laođộng dựa trên nguyên tắc thoả thuận để xác định giá cả sức lao động Và giá

cả sức lao động cũng như cũng như các loại hàng hoá khác có thể biến động

tăng giảm phụ thuộc vào quan hệ cung cầu sức lao động

Sự vận động của cung cầu lao động sẽ chi phối số lượng người thamgia vào thị trường lao động và mức tiền công Nếu mức cung lao động phùhợp với mức cầu với điều kiện mức cầu có khả năng thu hút tất cả nhữngngười có khả năng lao động và mong muốn làm việc thì thị trường lao độngvận hành tốt Nếu cung lớn hơn thì tiền lương sẽ giảm xuống, ngược lại nếucung nhỏ hơn cầu, tiền lương sẽ được nâng cao Mặt khác giá trị sức laođộng bằng giá trị các tư liệu sinh hoạt cần thiết bù đắp lại sức lao động đã

Trang 6

hao phí Nếu giá cả các tư liệu sinh hoạt thay đổi thì tiền lương danh nghĩacũng phải thay đổi theo Như vậy tiền lương thường xuyên biến động nhưng

nó phải xoay quanh giá trị sức lao động

Tuy nhiên không có thị trường lao động hoàn hảo, trong đó các yếu tốcủa nó hoạt động cân bằng tuyệt đối, không có tình trạng thất nghiệp, không

có bất bình đẳng về tiền công và thu nhập vì vậy Nhà nước luôn nỗ lực tìm cách kiểm soát cung cầu lao động và tiền công sao cho giữ chúng ở vị trí cân bằng nhưng sự cạnh tranh với mục đích tạo ra động lực lại phá vỡ sự

cân bằng Các yếu tố thị trường lao động luôn thay đổi theo sự phát triểnkinh tế xã hội Xã hội càng phát triển thì các yếu tố càng được kiểm soáthiệu quả hơn và ngược lại các nước kém phát triển thì sự dao động của cácyếu tố này xung quanh vị trí cân bằng càng lớn tính tự phát của thị trườngcàng lớn

Trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo do cung cầu điều chỉnh linhhoạt theo mức tăng của tiền công thì thất nghiệp không xảy ra( tuy nhiênmức tiền lương có thể thấp một cách tuỳ ý) Nhưng không phải lúc nào thịtrường lao động cũng vận hành suôn sẻ, sự mất cân bằng cung cầu lao động

sẽ dẫn tới hiện tượng thất nghiệp Theo quan điểm của các nhà kinh tế, hiệntại trong nền kinh tế thị trường thất nghiệp là hiện tượng không thể tránhkhỏi do vậy mối bận tâm của mọi chính phủ là làm sao tìm ra và duy trì một

tỷ lệ thất nghiệp hợp lý sao cho việc tăng việc làm không dẫn tới việc tănglạm phát và kết hợp đồng thời với mức độ tăng tiền lương thực tế cho ngườilao động Thất nghiệp - tiền lương - việc làm có mối quan hệ với nhau thôngqua chỉ số lạm phát Theo nguyên lý của đường cong Phillips nếu thấtnghiệp thấp hơn giới hạn tự nhiên của nó( nhằm mục đích tăng việc làm) thìlạm phát có xu hướng tăng lên, kết quả là giảm mức tiền lương thực tế củangười lao động

Trang 7

2 Bản chất tiền lương trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ

mô của Nhà nước

Trước đây quan niệm cũ cho rằng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa khôngthể là nền kinh tế thị trường mà là nền kinh tế hoạt động trên cơ sở kế hoạchhoá tập trung và do đó về bản chất tiền lương không phải là giá cả sức laođộng mà là một phần thu nhập quốc dân được Nhà nước phân phối một cách

có kế hoạch cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động Nhưvậy tiền lương chịu sự tác động của quy luật phát triển cân đối, có kế hoạch

và chịu sự chi phối trực tiếp của Nhà nước Từ đó mỗi chính sách chế độ vàmức lương cụ thể đều do Nhà nước thống nhất ban hành để áp dụng cho mỗingười lao động bất kỳ họ công tác ở khu vực hành chính sự nghiệp hay cácđơn vị sản xuất kinh doanh

Theo quan điểm mới tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao độngtrả cho người lao động để hoàn thành công việc theo chức năng, nhiệm vụ

quy định Với khái niệm này bản chất tiền lương là giá cả sức lao động

được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động thông qua sự thoả thuận giữangười có sức lao động và người sử dụng sức lao động, đồng thời chịu sự chiphối của các quy luật kinh tế trong đó có quy luật cung cầu Mặt khác lươngphải bao gồm đủ các yếu tố cấu thành để đảm bảo là nguồn thu nhập, lànguồn sống chủ yếu của bản thân và gia đình người lao động và là điều kiện

để người hưởng lương hoà nhập vào thị trường xã hội Khái niệm về tiềnlương nêu trên đã khắc phục được quan niệm cho rằng tiền lương là mộtphần thu nhập quốc dân được Nhà nước phân phối một cách có kế hoạch chongười lao động Đồng thời khái niệm mới về tiền lương đã nghiêng về việcthừa nhận sức lao động là hàng hoá đặc biệt và đòi hỏi phải trả lương chongười lao động theo sự đóng góp và hiệu quả cụ thể

Để phù hợp với khái niệm mới về bản chất tiền lương trong nền kinh tếthị trường ở nước ta, có một yêu cầu mới là phải làm cho tiền lương thực

Trang 8

hiện đầy đủ các chức năng của nó: chức năng thước đo giá trị - là cơ sở để

điều chỉnh giá cả cho phù hợp mỗi khi giá cả biến động Chức năng tái sảnxuất sức lao động nhằm duy trì năng lực làm việc lâu dài, có hiệu quả trên

cơ sở tiền lương bảo đảm bù đắp được sức lao động đã hao phí cho ngườilao đông Chức năng kích thích bảo đảm khi người lao động làm việc cóhiệu quả, có năng suất cao thì về mặt nguyên tắc tiền lương phải được nânglên và ngược lại Chức năng tích luỹ đảm bảo tiền lương của người lao đôngkhông những duy trì cuộc sống hàng ngày trong thời gian làm việc mà còn

để dụ phòng cho cuộc sống lâu dài khi họ hết khả năng lao động hoặc gặpbất trắc rủi ro

Thêm vào đó khi xây dựng các chế độ tiền lương và tổ chức trả lươngphải tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Trả lương ngang nhau cho các lao động ngang nhau

- Đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân

- Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người laođộng làm việc trong các ngành nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân Trên đây là một số vấn đề cơ bản thuộc bản chất kinh tế của tiền lương.Ngoài bản chất kinh tế, tiền lương còn mang bản chất xã hội vì nó gắn liềnvới người lao động và cuộc sống của họ Sức lao động của con người khônggiống với hàng hoá khác mà là tổng thể các mối quan hệ xã hội Vì vậy trongquá trình nghiên cứu xây dựng chính sách, chế độ tiền lương lần này khôngnhững chỉ tính về mặt kinh tế mà còn đề cập và tính toán đầy đủ cả về mặt

xã hội của tiền lương

Những phân tích trên đây đã cho chúng ta hiểu rõ về bản chất của tiềnlương Tiền lương được phân thành hai loại đó là tiền lương danh nghĩa vàtiền lương thực tế

Trang 9

2.3 Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế

Tiền lương danh nghĩa được hiểu là số tiền mà người sử dụng lao

động trả cho người lao động Số tiền này nhiều hay ít phụ thuộc trực tiếp vàonăng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động, phụ thuộc vàotrình độ, kinh nghiệm làm việc ngay trong quá trình lao động

Tiền lương thực tế được hiểu là số lượng các loại hàng hoá tiêu dùng

và các loại dịch vụ cần thiết mà người lao động hưởng lương có thể muađược bằng tiền lương danh nghĩa của họ

Như vậy, tiền lương thực tế không chỉ phụ thuộc vào số tiền lươngdanh nghĩa mà còn phụ thuộc vào giá cả của các loại hàng hoá tiêu dùng vàcác loại dịch vụ cần thiết mà họ muốn mua Mối quan hệ giữa tiền lươngthực tế và tiền lương danh nghĩa được thể hiện qua công thức sau đây:

Itltt = Itldn / Igc

Ta có thể thấy rõ nếu giá cả tăng lên thì tiền lương thực tế giảm đi.Điều này có thể xảy ra ngay cả khi tiền lương danh nghĩa tăng lên( do cónhững thay đổi, điều chỉnh trong chính sách tiền lương) Đây là một quan hệrất phức tạp do sự thay đổi của tiền lương danh nghĩa, của giá cả và phụthuộc những yếu tố khác nhau Trong xã hội tiền lương thực tế là mục đíchtrực tiếp của người lao động hưởng lương Đó cũng là đối tượng quản lý trựctiếp trong các chính sách về thu nhập, tiền lương và đời sống

Giá - lương - tiền là quan hệ kinh tế vĩ mô rất nhạy cảm Khi quan hệgiá - lương - tiền hợp lý sẽ có tác dụng kích thích sản xuất, bảo đảm đời sốngcho người lao động và góp phần vào ổn định kinh tế đất nước có 2 loại tiềnlương là tiền lương danh nghĩa phụ thuộc vào cường độ, năng suất, hiệu quảcông việc và tiền lương thực tế Tiền lương thực tế chính là khối lượng hànghoá có thể mua được bằng tiền lương danh nghĩa để phục vụ cho nhu cầusinh hoạt Tiền lương thực tế bị ảnh hưởng bởi giá cả, lạm phát Khi giá cả

Trang 10

tăng, tiền lương thực tế giảm Nếu tiền lương danh nghĩa không tăng, thì tiềnlương thực tế sẽ giảm đi, cuộc sống của người lao động sẽ giảm Khi giátăng, lương không tăng thì đời sống của người hưởng lương sẽ khó khăn.Nếu giá tăng, lương cũng tăng sẽ làm cho lượng tiền trong lưu thông tăngmạnh, một mặt góp phần tạo ra tăng trưởng kinh tế cao song mặt khác sẽ tạo

ra tâm lý "bù giá vào lương" của người lao động và làm giảm lòng tin của

người lao động vào giá trị của đồng tiền Hiệu quả tăng lương bị triệt tiêu

3 Tiền lương tối thiểu

3.1 Các khái niệm liên quan

Nhu cầu tối thiểu: được hiểu như là một sự đòi hỏi của người lao động

về điều kiện sinh hoạt tối thiểu về vật chất và tinh thần để tồn tại và làmviệc, được phân chia thành hai hệ thống là nhu cầu sinh học và nhu cầu xãhội học Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội thì nhu cầu của conngười ngày càng tăng

Mức sống tối thiểu: là một mức độ thoả mãn những nhu cầu tối thiểu

của người lao động trong một thời kỳ nào đó được biểu hiện dưới hai dạnghiện vật và giá trị Mức sống tối thiểu bao gồm cơ cấu, chủng loại các tư liệusinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động giản đơn Về mặt giá trị,được biểu hiện giá trị của các tư liệu sinh hoạt và công việc dịch vụ, nó liênquan chặt chẽ với lương tối thiểu Mức sống tối thiểu được đảm bảo thôngqua tiền lương tối thiểu và các phúc lợi công cộng

Trang 11

Tiền lương tối thiểu: Lương tối thiểu là mức tiền trả công (mức lương)

thấp nhất do luật định, có thể được trả theo giờ, ngày hoặc tháng cho laođộng giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường, nhằm đảm bảomức sống tối thiểu theo nhu cầu thiết u của người lao động và gia đình họ,phù hợp với giá cả sinh hoạt, quan hệ cung - cầu lao động và điều kiện kinh

tế - văn hoá - xã hội của mỗi nước; được đảm bảo thực hiện bằng pháp luật,không thể bị giảm bớt bởi thoả ước lao động tập thể hoặc thoả thuận cánhân Các mức lương thấp nhất không được ấn định bằng luật thì khôngđược gọi là mức lương tối thiểu Mức lương tối thiểu không bao gồm cáckhoản tiền thưởng, phúc lợi xã hội, không phải là trợ cấp xã hội

3.2 Chức năng của tiền lương tối thiểu:

Chức năng xã hội (chức năng cơ bản): Mức lương tối thiểu là lưới antoàn đối với mọi người làm công ăn lương, không một người sử dụng laođộng nào được trả thấp hơn nhằm loại trừ bóc lột quá đáng và ngăn cản sựđói nghèo của người lao động dưới mức cho phép; đồng thời là một công cụ

để phòng ngừa và giải quyết tranh chấp lao động

Chức năng kinh tế: Loại bỏ cạnh tranh không công bằng, buộc chủ

doanh nghiệp phải tìm cách khác (ngoài tiền lương) để giảm chi phí sảnxuất; đồng thời người lao động được chia sẻ lợi ích từ sự phát triển, tạo độnglực lao động của người lao động

3.3 Các phương pháp xác định mức lương tối thiểu

3.3.1 Xác định mức lương tối thiểu chung

Việc xác định mức lương tối thiểu chung trong nền kinh tế thị trường

là vấn đề rất phức tạp, phải bảo đảm tái sản xuất sức lao động cho người laođộng, phù hợp với khả năng chi trả tiền lương của người sử dụng lao độngnhằm thúc đẩy thị trường lao động phát triển Trên cơ sở khuyến nghị của

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ở nước ta từ năm 1993 đến nay, khi cải

Trang 12

cách tiền lương theo yêu cầu kinh tế thị trường đã sử dụng 4 phương pháptiếp cận để xác định mức lương tối thiểu chung như sau:

Phương pháp 1: Xác định từ mức sống tối thiểu theo nhu cầu thiết

yếu của người lao động có nuôi con (gọi tắt là từ nhu cầu tối thiểu)

Phương pháp này được xác định trên cơ sở hệ thống nhu cầu tối thiểu(chi cho ăn uống và nhu cầu xã hội khác) của người lao động có nuôi con đểngười lao động hoà nhập vào thị trường lao động Kết quả của phương phápnày phụ thuộc vào việc xác định rổ hàng hoá lương thực, thực phẩm, hệ sốnuôi con, tỷ lệ chi cho ăn uống (lương thực, thực phẩm) và chi nhu cầu xãhội khác trong tổng chi tiêu của gia đình người lao động (về việc xác địnhcác yếu tố này còn có ý kiến khác nhau)

Phương pháp 2: Xác định từ điều tra mức chi trả tiền lương đối với

lao động giản đơn (chưa qua đào tạo nghề) trên thị trường lao động

Phương pháp này được xác định trên cơ sở: (1) thống kê các mức lươngthấp nhất Chính phủ quy định áp dụng cho các đối tượng hưởng lương khácnhau; và (2) tính bình quân các mức lương thấp nhất thực trả trên thị trườnglao động Kết quả của phương pháp này phụ thuộc vào mẫu và các tiêu chíđiều tra tiền lương thực trả thấp nhất trên thị trường lao động (hiện chưa cómẫu điều tra chuẩn)

Phương pháp 3: Xác định từ khả năng của nền kinh tế

Phương pháp này được xác định trên cơ sở các số liệu công bố củaTổng cục Thống kê về quỹ tiêu dùng cá nhân dân cư trong GDP, lao độnglàm việc trong nền kinh tế, quy mô hộ gia đình, thời gian làm việc hưởnglương, năng suất lao động xã hội và tương quan về thu nhập giữa các tầnglớp dân cư Kết quả của phương pháp này phụ thuộc vào việc xác định hệ sốnuôi con, tỷ trọng tiền lương trong tổng thu nhập, quan hệ giữa lương bình

Trang 13

quân so với lương thấp nhất (về các hệ số điều chỉnh này còn có ý kiếnkhác nhau)

Phương pháp 4: Xác định từ chỉ số tăng giá tiêu dùng

Kết quả của phương pháp này là tính đủ trượt giá tiêu dùng vàolương tối thiểu hiện áp dụng để giữ tiền lương thực tế bằng thời kỳ trước(chưa tính tăng trưởng GDP và mức tăng năng suất lao động xã hội) Trướcnăm 2001, bù đủ trượt giá vào lương là mục tiêu của chính sách tiền lương ởnước ta, nhưng từ năm 2001 mức lương tối thiểu chung đã được điều chỉnhcao hơn mức tăng giá tiêu dùng do Tổng cục Thống kê công bố Tuy nhiên,

đến nay mức lương tối thiểu chung (450.000 đồng/tháng), theo nhiều chuyên gia đánh giá là vẫn chưa đáp ứng được mức sống tối thiểu của người lao động, chưa thực hiện được các chức năng của tiền lương tối thiểu Vì vậy,

phương pháp này chỉ có ý nghĩa thực tiễn khi tiền lương tối thiểu đã đảmbảo được mức sống tối thiểu theo nhu cầu thiết yếu của người lao động Căn cứ kết quả của 4 phương pháp tiếp cận xác định mức lương tốithiểu chung nêu trên, từ năm 1993 đến nay khi trình Chính phủ ấn định mứclương tối thiểu chung, chúng ta đều đưa ra một miền xác định lương tốithiểu, với sự chênh lệch nhau nhiều lần giữa mức cao nhất so với mức thấpnhất (thấp nhất bằng mức bù trượt giá; cao nhất là nhu cầu tối thiểu, theonhững tính toán thời gian gần đây đó là mức lương thấp nhất được áp dụng ởdoanh nghiệp nhà nước 1.050.000 đồng/tháng) Với cách làm này và trongđiều kiện ngân sách khó khăn thì đương nhiên quyết định chính sách là ấnđịnh mức lương tối thiểu thuộc miền xác định gần cận dưới Đây là nhượcđiểm cơ bản của việc xác định tiền lương tối thiểu ở nước ta từ năm 1993đến nay; đồng thời do mức lương tối thiểu chung là “nền” của chế độ tiềnlương đã dẫn đến chính sách tiền lương rất lạc hậu so với thực tiễn, gây khókhăn cho cải cách cơ bản chính sách tiền lương theo yêu cầu của nền kinh tế

thị trường

Trang 14

3.3 2 Xác định mức lương tối thiểu vùng

Mức lương tối thiểu vùng có thể được xác định theo 5 yếu tố: (1)mức sống tối thiểu của người lao động trong vùng; (2) mức sống chung đạtđược trong vùng (vùng mức sống); (3) mặt bằng tiền lương trong vùng; (4)giá cả tiêu dùng trong vùng; và (5) các yếu tố về vị trí, vai trò, mức độ hấpdẫn của vùng

3.3.3 Xác định mức lương tối thiểu ngành

Mức lương tối thiểu ngành có thể được xác định theo 3 yếu tố: (1)chất lượng và điều kiện lao động theo yêu cầu của ngành; (2) quan hệ cungcầu lao động của ngành; và (3) các yếu tố về vị trí, vai trò, mức độ hấp dẫncủa ngành

4 Vai trò của Nhà nước

Chính sách tiền lương là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chínhsách kinh tế - xã hội của đất nước, là một trong những động lực phát triển vàtăng trưởng kinh tế, góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhànước Tiền lương cũng là vấn đề hết sức nhạy cảm, có ảnh hưởng to lớn đếntình hình kinh tế xã hội Việc trả lương cho người lao động theo nguyên tắcthực hiện chính sách tiền lương thống nhất, nhưng cơ chế phân phối tiềnlương được phép linh hoạt Các cơ quan đơn vị được quản lý toàn diện cácnguồn tài chính làm ra, nguồn ngân sách cấp, nguồn ngân sách hỗ trợ để chủđộng chi tiêu phát triển hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ, trả lương

cho cán bộ công chức Nhà nước thực hiện vai trò giám sát và điều tiết thông qua các công cụ vĩ mô.

Theo đó, đối với khu vực sự nghiệp, thực hiện phân loại các đơn vị sự

nghiệp dựa theo khả năng tự đảm bảo nguồn kinh phí hoạt động (tự đảm bảotoàn bộ, tự đảm bảo một phần, ngân sách nhà nước lo) để xây dựng, thiết kếcác phương thức trả lương khác nhau trên cơ sở gắn với năng suất, hiệu quả

Trang 15

từng cơ quan, đơn vị và kết quả công việc của mỗi người lao động Trên cơ

sở phân loại này, Nhà nước thực hiện trách nhiệm đầu tư, hỗ trợ và vai tròthanh tra, kiểm tra nhằm thúc đẩy các đơn vị sự nghiệp nâng cao chất lượng,phát triển hoạt động Đồng thời với việc phân loại, thực hiện cơ chế quản lýtiền lương nói trên, khẩn trương sửa đổi các quy định hiện hành về phânphối, sử dụng học phí, viện phí và các khoản thu sự nghiệp, tạo điều kiện đivào cơ chế quản lý mới về tiền lương, thu nhập trong các lĩnh vực này Tuynhiên, bài học rút ra từ việc thực hiện Nghị định 10/2002/ND-CP là để tránhtình trạng trông chờ, ỷ lại vào sự bao cấp toàn bộ của ngân sách nhà nước,cần tập trung chỉ đạo, giao trách nhiệm cụ thể cho các Bộ, ngành và địaphương trong việc giao quyền chủ động về tổ chức công việc, về quản lý và

sử dụng lao động, về quản lý tài chính cho đơn vị Qua đó tạo điều kiện chocác đơn vị tự đảm bảo kinh phí tăng thêm khi Nhà nước điều chỉnh chínhsách tiền lương Ngân sách chỉ hỗ trợ khi đã khai thác hết khả năng tại chỗ

Đối với khu vực quản lý hành chính, cần thực hiện tinh giản biên chế và

rà soát lại chức năng, nhiệm vụ, chuyển bộ phận làm công tác dịch vụ sangchế độ hợp đồng thuê khoán theo công việc, triển khai mở rộng khoán biênchế và kinh phí hành chính đối với các cơ quan, đơn vị thuộc bộ, ngành vàđịa phương trên cả nước Các đơn vị được chủ động sử dụng nguồn kinh phíđược khoán, được quyền trả lương cao hơn mức quy định chung trên cơ sởđảm bảo hiệu quả và hoàn thành nhiệm vụ được giao

Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:

- Nhà nước đã thể hiện chính sách tiền lương làm cơ sở cho các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ký hợp đồng lao động, thựchiện các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động

- Nhà nước qui định việc xây dựng thang, bảng lương mang tính chất địnhhướng, giao doanh nghiệp chủ động xây dựng và trả lương phù hợp với

Trang 16

quan hệ cung, cầu lao động trên thị trường, khuyến khích các doanh nghiệpquy định các chế độ có lợi cho người lao động.

- Chính sách tiền lương do Nhà nước ban hành đã góp phần tạo môitrường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, bảo vệ chính đángquyền lợi của người lao động và từng bước nâng cao vai trò quản lý củaNhà nước về tiền lương trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài

Việc quản lý Nhà nước về tiền lương được thực hiện như sau:

- Bộ lao động Thương binh và Xã hội là cơ quan quản lý về Nhà nước vềtiền lương ở cấp cao nhất Bộ LĐ-TBXH ban hành các văn bản pháp luật

để hướng dẫn các doanh nghiệp phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương,các thông số tiền lương và các hệ số điều chỉnh cần thiết và thông báo cácthông tin cần thiết về tiền lương trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế Qua đóchỉ đạo việc quản lý tiền lương của các bộ, ngành và địa phương toàn quốc

- Các bộ quản lý chuyên ngành, các địa phương cấp tỉnh, thành phố cótrách nhiệm và quyền hạn quản lý công tác tiền lương của các doanhnghiệp, cơ quan trong phạm vi của mình trên cơ sở chỉ đạo của Bộ LĐ-TBXH Trong đó phải báo cáo thường xuyên lên Bộ LĐ-TBXH về côngtác quản lý lao động tiền lương tại bộ, ngành mình

Qua việc tìm hiểu cơ sở lý luận trên đây chúng ta đã có thể hiểu rõ

và nắm bắt được về thị trường lao động, tiền lương và các yếu tố liên quan

và mối liên hệ, tác động qua lại giữa chúng Từ đó, chúng ta có thể áp dụng

để nhận định tình hình thực tế một cách đúng đắn, trên cơ sở đó thấy được

ưu nhược điểm và đề ra các biện pháp khắc phục

II Thực trạng tiền lương tối thiểu và tác động qua lại giữa tiền lương

tối thiểu và các yếu tố trên thị trường lao động Việt Nam hiện nay

1 Cải cách tiền lương tối thiểu ở Việt Nam

Trang 17

Từ năm 1993 trở lại đây, Nhà nước quy định mức lương tối thiểu vàđược điều chỉnh từng năm theo mức độ trượt giá để bù đắp tiền lương thực

tế và cải thiện đời sống theo mức độ tăng trưởng GDP Cụ thể là:

Đặc biệt từ năm 2000 đến năm 2006, chỉ trong vòng 6 năm, Nhà nước

đã phải thực hiện 5 lần điều chỉnh tiền lương tối thiểu Xét về mặt bản chất,việc điều chỉnh lương tối thiểu trong thời gian qua có cả yếu tố tăng thu nhậpthực tế cho người lao động, và có cả yếu tố bù đắp phần thu nhập thực tế bị

mất đi do giá của nhiều mặt hàng thiết yếu tăng lên Tất nhiên, đây là cả một

sự nỗ lực rất lớn của Đảng và Nhà nước trong việc chăm lo đời sống của

người lao động trong khu vực Nhà nước

Tuy nhiên, nhìn vào diễn biến của chỉ số lạm phát tiền tệ trong nhữngnăm gần đây thì chỉ số giá hàng tiêu dùng vẫn cao; do vậy, tác động làmtăng thu nhập thực tế cho người lao động qua các lần điều chỉnh tiền lươngtối thiểu vẫn chưa đủ độ để “khoả lấp” phần tiền thu nhập thực tế bằng tiềnlương bị giảm sút do tốc độ tăng giá vẫn cao hơn tốc độ tăng của tiền lương

Để khắc phục được nhược điểm này, có thể có nhiều giải pháp khác nhau

Trang 18

Trong số các giải pháp đó thì hoặc là ổn định được giá cả; hoặc là tiền lươngtối thiểu cần được điều chỉnh kịp thời hơn mỗi khi giá cả hàng hoá - dịch vụtiêu dùng tăng lên Trong thời gian qua, Nhà nước ta đã kết hợp cả hai giải

pháp này Tuy nhiên, việc kết hợp đó còn những hạn chế nhất định nên hiệu quả của mỗi lần điều chỉnh lương tối thiểu là chưa cao; thậm chí còn có

những tác động ngược lại đối với phát triển kinh tế - xã hội Đó là tình trạng,việc điều chỉnh tiền lương đã được mọi người “biết trước” một cách quásớm, nên lương chưa được điều chỉnh thì giá cả đã tự động tăng lên Vì vậy,

ý nghĩa kinh tế - xã hội của mỗi lần điều chỉnh tiền lương không được thểhiện một cách rõ nét

Một trong những nguyên nhân của tình trạng này được bắt nguồn từviệc quan niệm quan hệ giữa giá cả trong nước với giá cả trên thị trường thếgiới qua một số mặt hàng chiến lược như xăng dầu, sắt thép, phân bón chưathật phù hợp với thực tiễn của Việt Nam Đó là quan niệm về sự thống nhấtgiữa các hệ thống giá cả nội địa ở từng quốc gia với giá cả trên thị trườngmang tính toàn cầu Do quan niệm như vậy, nên mỗi lần giá cả trên thịtrường trong nước tăng lên là được giải thích ngay là, do giá dầu thô, giá sắtthép, giá phân bón trên thị trường thế giới tăng lên, thì giá trên thị trườngtrong nước cũng phải tăng theo

Những cách quan niệm còn khác nhau trong giới hoạch định chính sách

là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiền lương tối thiểu đãđược điều chỉnh một cách liên tục Bên cạnh đó là các quan niệm còn khá xanhau về tiền lương tối thiểu Lương tối thiểu được sử dụng để làm cơ sở choviệc trả lương cho những người lao động trong bộ máy Nhà nước có gì khácvới mức lương tối thiểu của các thành phần kinh tế không phải là Nhà nước.Tình trạng chưa rõ ràng về quan niệm lương tối thiểu là một trong nhữngnguyên nhân chủ yếu tạo ra sự không công bằng về thu nhập trong xã hội.Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bỏ Nhà nước ra làm

Trang 19

ngoài Vấn đề đáng lưu tâm hơn là, do chưa có sự rõ ràng trong quan niệm

về lương tối thiểu, về thu nhập giữa các thành phần kinh tế khác nhau nên đã

và đang tồn tại tình trạng không ít khu vực Nhà nước có mức lương rất cao;đặc biệt là ở một số ngành dịch vụ Rõ ràng là, với những ngành như vậy,Ngân sách Nhà nước đã và đang bị mất đi một khoản thu khá lớn Do vậy, ýnghĩa của việc xác định lương tối thiểu là rất lớn

2 Hệ thống tiền lương tối thiểu ở nước ta hiện nay

Bộ luật Lao động hiện hành đã quy định hệ thống tiền lương tối thiểu

ở nước ta có mức lương tối thiểu chung, mức lương tối thiểu vùng và mứclương tối thiểu ngành

Mức lương tối thiểu chung là mức lương sàn thấp nhất (lưới an toàn)

bắt buộc áp dụng chung trong mọi quan hệ lao động Ở nước ta hiện nay,mức lương tối thiểu chung được dùng làm "nền" để tính các mức lươngtrong các thang, bảng lương và phụ cấp của người hưởng lương và là căn cứ

để tính các chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp thôi việc (trừ khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có mức lương tối thiểu riêng)

Mức lương tối thiểu vùng (cao hơn mức lương tối thiểu chung) được

quy định để nhấn mạnh yếu tố đặc thù vùng mà khi xác định mức lương tốithiểu chung chưa tính đến Mức lương tối thiểu vùng có 3 chức năng cơ bản:(1) bảo đảm sức mua ngang nhau của mức lương tối thiểu tại các vùng khácnhau; (2) điều tiết cung cầu lao động; và (3) khuyến khích phân bố đầu tưhợp lý giữa các vùng ở nước ta hiện nay, khu vực kinh tế FDI đã được ápdụng các mức lương tối thiểu vùng (còn khu vực trong nước chưa áp dụng)

Mức lương tối thiểu ngành (cao hơn mức lương tối thiểu vùng) được

hình thành từ thoả ước lao động tập thể ngành (yêu cầu của thị trường laođộng phát triển) để áp dụng chung trong ngành đó Mức lương tối thiểungành có 3 chức năng cơ bản: (1) bảo đảm mức lương phù hợp với mức độ

Ngày đăng: 28/03/2013, 14:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w