1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vấn đề ô nhiễm môi trường nước tại Thành phố Huế

21 11,3K 30

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 443,98 KB

Nội dung

HỌC VIỆN ÂM NHẠC HUẾ KHOA CƠ BẢN  Tiểu luận môn học Phương pháp NCKH Tên đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại Thành phố Huế. Sinh viên thực hiện: Phan Ngọc Mỹ Hạnh Lớp ĐH3- CN: Đàn Tỳ bà Huế, tháng 11 năm 2014 PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1.1Lí do chọn đề tài: Môi trường sống rất quan trọng đối với bản thân mỗi con người chúng ta và nó cũng đang trở thành một trong những vấn đề được quan tâm và là thách thức lớn nhất với toàn nhân loại. Môi trường cũng là nhân tố và đồng thời là điều kiện thiết yếu quy định sự sống còn của nhân loại nói chung và sự phát triển của từng người nói riêng. Nhưng hiện nay, con người đang dần cướp đi sự sống của mình. Mỗi người đã vô tình làm cho môi trường sống chúng ta ngày một ô nhiễm. Trong đó ô nhiễm nguồn nước ở nước ta đang rất nghiêm trọng, đó chính là vấn đề cấp bách mà xã hội cần phải quan tâm và đặt lên hàng đầu. Ngoài các thành phố trọng điểm như Hà Nôi, TP.Hồ Chí Minh thì ở TP.Huế tình trạng ô nhiễm các dòng sông nhiều nơi đã lên mức BÁO ĐỘNG. Theo thời gian và dưới tác động của quá trình đô thị hóa, khu vực tp.Huế đang phải đối mặt với sự suy giảm chức năng thoát nước của các sông, hồ, sự xuống cấp của hệ thống mương cống. Dù đã có những cố gắng tích cực để cải tạo nguồn nước nhưng tình trạng ngập úng vẫn thường xuyên xảy ra vào mùa mưa. sự ô nhiễm nguồn nước phần nào đã xuất hiện do hầu hết nước thải không được xử lý mà xả thẳng vào các sông, hồ như sông Ngự Hà, sông Bach Đằng, sông Đông Ba, sông An Cựu,.v.v Nhận thấy vấn đề về nguồn lực đầu tư cho bảo vệ môi trường, trình độ áp dụng khoa học công nghệ cải thiện và phòng ngừa ô nhiễm môi trường tại tp.Huế vẫn còn nhiều hạn chế, kinh nghiệm quản lý môi trường đô thị và xử lý nước thải còn nhiều bất cập. Các cơ quan quản lí cấp thoát nước trên địa bàn vẫn chưa có trách nhiệm trong việc theo dõi và xử lý nước thải. Mặt khác, cũng do chính ý thức giữ gìn vệ sinh của người dân trong thành phố nói chung và người dân sống xung quanh khu vực sông, hồ bị ô nhiễm nói riêng còn thấp đã phần nào đẩy tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày một trầm trọng và cần được can thiệp ngay. Khắc phục, giải quyết được những vấn đề, những bất cập nêu trên sẽ phần nào giúp mĩ quan đô thị được nâng cao, thu hút khách du lịch đến Huế nhằm phát triển tốt tiềm năng du lịch của thành phố. Quan trọng hơn cả là vấn đề sinh hoạt, sức khỏe của người dân trong khu vực được cải thiện đáng kể, ngăn chặn các mầm bệnh nguy hiểm từ ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng trực tiếp đến con người. Từ đó, là một người sinh ra và lớn lên ở Huế cũng là thế hệ trẻ của đất nước với đam mê tìm hiểu hệ sinh thái môi trường, tôi cảm thấy bản thân cần có trách nhiệm đối với việc bảo vệ, nghiên cứu và tìm ra nguyên nhân, giải pháp phù hợp nhất để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường nước, đóng góp phần nào để tp.Huế xứng đáng là thành phố di sản, thành phố Festival , trung tâm du lịch quan trọng của cả nước. Đó chính là lí do tôi quyết định chọn đề tài: “THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ HUẾ” để nghiên cứu. 1.2 Mục đích nghiên cứu: - Tìm hiểu hiện trạng ô nhiễm nguồn nước ở các sông, hồ trong thành phố và nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm. - Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục vấn đề ô nhiễm tránh để tình trạng ô nhiễm ngày một ngiêm trong hơn. 1.3 Đối tượng nghiên cứu: - Thực trạng về vấn đề ô nhiễm môi trường nước đang xảy ra trên địa bàn tp.Huế. 1.4 Giả thiết khoa học: - Nếu đề tài này được quan tâm sẽ nâng cao được ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh thành phố cũng như ban quản lý môi trường thực hiện nhiều dự án, công trình bảo vệ nguồn nước, xử lý nước thải trong thành phố thì giảm thiểu được vấn đề ô nhiễm nguồn nước trong thành phố nói riêng và toàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung. 1.5Phạm vi nghiên cứu: - Cụ thể là các sông, hồ đang bị ô nhiễm như: sông Ngự Hà, sông Như ý, hồ Tịnh Tâm v.v 1.6 Nhiệm vụ nghiên cứu: - Để hoàn thành mục tiêu đặt ra tôi phải có nhiệm vụ: + Tìm hiểu cơ sở lý luận về vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở nước ta nói chung và trên địa bàn tp.Huế nói riêng. + Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước trong khu vực tp.Huế. + Từ đó đề xuất cách giải quyết để cơ quan ban ngành tham khảo đồng thời đặt ra nhiệm vụ cho bản thân và tất cả những người dân cần làm những gì để chống chế lại tình trạng ô nhiễm môi trường nước và bảo vệ nó. 1.7 Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, thu thập tài liệu từ các nguồn khác nhau liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở lý luận của thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại tp.Huế. - Phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp, phân loại tài liệu thu thập được nhằm nêu tổng quan về vấn đề ô nhiễm. - Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa nhằm đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước trong thành phố hiện nay, làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp đúng đắn khắc phục tình hình ô nhiễm nguồn nước. - Phương pháp thống kê toán học nhằm xử lý kết quả nghiên cứu. 1.8 Đóng góp đề tài: Đề tài “ Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại thành phố Huế” có những đóng góp sau: * Nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ nguồn nước, chỉ ra tầm quan trọng của nguồn nước đối với con người. * Nâng cao trách nhiệm trong việc quản lý môi trường đối với các ban ngành liên quan. PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Một số khái niệm liên quan: 1.1. Khái niệm ô nhiễm môi trường và các dạng ô nhiễm môi trường: - Khái niệm ô nhiễm môi trường: Khi có nhân tố môi trường tham gia thì hệ thống kinh tế được xem là một hệ thống mở. Điều này có nghĩa rằng, để hoạt động thì nền kinh tế phải khai thác tài nguyên môi trường, chế biến những tài nguyên này và thải trở laị môi trường xung quanh một khối lượng lớn những tài nguyên bị hao mòn hoặc đã qua quá trình biến đổi hoá học( thành những chất thải). Do đó, càng nhiều tài nguyên bị hút vào nền kinh tế thì càng có nhiều chất thải bị đẩy trở lại môi trường xung quanh. Điều này tạo ra những áp lực lên khả năng có hạn của môi trường thiên nhiên trong việc xử lý những chất thải mà không gây hại đến con người, thú vật, cây cỏ. Bởi vì, môi trường thiên nhiên chỉ có thể tự tổ chức và tự điều chỉnh trong một giới hạn cho phép khi mà có quá nhiều chất thải không đúng chỗ, không đúng lúc hoặc kéo dài quá lâu sẽ gây ra những thay đổi về sinh học cũng như những thay đổi khác trong môi trường(gọi là nhiễm độc). Chính những sự thay đổi này có thể làm hại đến súc vật, cây cỏ, hệ sinh thái và sức khoẻ con người. Đây chính là sự ô nhiễm môi trường. - Các dạng ô nhiễm môi trường: Có 4 dạng ô nhiễm môi trường cơ bản: ô nhiễm môi trường đất, không khí, nước và ô nhiễm môi trường rác. Mỗi loại ô nhiễm đều có mỗi kiểu biểu hiện và tác động khác nhau nhưng chung quy lại thì kết quả cuối cùng chúng vẫn là yếu tố quyết định chất lượng cuộc sống và sự tồn tại của mọi sinh vật. 1.2. Ô nhiễm môi trường nước: 1.2.1. Khái niệm ô nhiễm môi trường nước Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi theo chiều hướng xấu đi các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại đối với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất. Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất rồi thấm xuống nước ngầm. 1.2.2 Nguyên nhân gây ô nhiễm: Sự ô nhiễm nguồn nước có thể xảy ra do tự nhiên và nhân tạo: - Ô nhiễm tự nhiên là do quá trình phát triển và chết đi của các loài thực vật, động vật có trong nguồn nước, hoặc là do mưa rửa trôi các chất gây ô nhiễm từ trên mặt đất chảy vào nguồn nước - Ô nhiễm nhân tạo chủ yếu là do xả nước thải sinh hoạt và công nghệp vào nguồn nước. 1.2.3. Biểu hiện: - Có sự xuất hiện các chất nổi trên bề mặt nước và các cặn lắng chìm xuống đáy nguồn. - Thay đổi tính chất lý học ( độ trong, màu , mùi, nhiệt độ … ) - Thay đổi thành phần hóa học ( pH, hàm lượng của các chất hữa cơ và vô cơ, xuất hiện các chất độc hại … ) - Lượng oxy hòa tan (DO) trong nước giảm. 1.2.4. Vai trò của nước Cũng như không khí và ánh sáng, nước không thể thiếu được trong đời sống con người. Trong quá trình hình thành sự sống trên Trái Đất thì nước và môi trường nước đóng vai trò quan trọng. Nước tham gia vào vai trò tái sinh thế giới hữu cơ (tham gia vào quá trình quang hợp). Trong qúa trình trao đổi chất, nước đóng vai trò trung tâm. Trong khu dân cư, nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt, nâng cao đời sông tinh thần cho dân “một ngôi nhà hiện đại không có nước khác nào một cơ thể không có máu”. Nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. Đối với cây trồng là nhu cầu thiết yếu, đồng thời còn có vai trò điều tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí trong đất …Tóm lại, nước có vai trò cực kỳ quan trọng, do đó bảo vệ nguồn nước là rất cần thiết cho cuộc sống con người hôm nay và mai sau. 1.3. Tình trạng ô nhiễm nước tại Việt Nam - Việt Nam chúng ta đang trong quá trình công hiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và mặc dù nước ta có nền công nghiệp chưa phát triển, các khu công nghiệp và các đô thị chưa đông lắm nhưng tình trạng ô nhiễm nguồn nước đã xảy ra ở nhiều nơi với mức độ khác nhau. Nông nghiệp là ngành cần sử dụng nhiều nước trong hoạt động tưới tiêu, chủ yếu là hai vựa lúa lớn của nước ta là đông bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. - Việc sử dụng nông dược và phân bón hóa học càng góp thêm phần gây ô nhiễm môi trường đặc biệt là ngồn nước và đất. - Hầu hết các sông hồ ở các thành phố lớn như Hà Nội và tp.Hồ Chí Minh đều bị ô nhiễm do nước thài sinh hoạt và nước thải công nghiệp đều không được xử lý mà đổ thẳng vào các ao, hồ, rồi sau đó chảy ra các con sông lớn tại vùng châu thổ sông Hồng và sông Mê Kông. Ngoài ra nhiều cơ sở sản xuất như các lò mổ, các lò chế biến thực phẩm và ngay cả bệnh viện cũng không trang bị hệ thống xử lý nước thải Một đoạn sông Hồng bị ô nhiễm trầm trọng CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI TP.HUẾ: 2. Thực trạng ô nhiễm nguồn nước ở địa bàn TP.Huế và tìm hiểu các nhân tố gây ô nhiễm: 2.1. Đặc điểm chung về địa bàn Tp.Huế: Thành phố Huế nằm ở vị trí trung tâm của đất nước, trên trục Bắc-Nam của các tuyến đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển, gần tuyến hành lang Đông-Tây của tuyến đường bộ xuyên Á. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của khu vực Trung Bộ. Nằm ở vị trí có điều kiện thiên nhiên, hệ sinh thái đa dạng, phong phú, được xây dựng trong không gian phong cảnh thiên nhiên kì diệu với đủ các dạng địa hình: đồi núi, đồng bằng, sông hồ, tạo thành một không gian cảnh quan thiên nhiên đô thị - văn hóa lý tưởng để tổ chức các loại hình Festival và các loại hình du lịch thể dục, thể thao khác nhau. 2.2. Thực trạng ô nhiễm môi trường nước trên địa bàn TP.Huế: - Sự phát triển của các khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu tái định cư với quy mô hàng trăm ha đã làm cho hệ thống sông, kênh, hồ của Huế vừa có chức năng làm đẹp cảnh quan, vừa có chức năng tiêu thoát nước đang bị thu hẹp dần. Hầu hết các nguồn thải chưa được xử lý đều đổ vào hệ thống sông, hồ qua 119 điểm thải. Ven sông Hương, sông Đông Ba có khoảng 56 điểm thải lớn và xả thải ra với tải lượng lớn các chất gây ô nhiễm. Khoảng 40% nước thải sinh hoạt tại Huế có thể kiểm soát được. Lượng nước thải còn lại là các nguồn thải không kiểm soát được. - Tại khu vực nội thành và một số cửa ra vào thuộc kinh thành Huế, ngang qua các khúc sông cảnh tượng bèo lục bình với đủ các loại rác thải phủ kín mặt nước. Lâu ngày nước ở đây trở nên đen đục, bốc mùi hôi và ruồi muỗi phát sinh dày đặc. - Theo Trung tâm BTDT Cố đô Huế, ngoài hồ Tịnh Tâm và hồ Học Hải thì còn 33 hồ nằm trong khu vực kinh thành Huế xảy ra tình trạng ô nhiễm và bị người dân lấn chiếm để xây dựng nhà cửa. Trong đó, phải kể đến các hồ như: Hồ Nhơn Hậu, Tiên Y (phường Thuận Lộc); hồ Mộc Đức, hồ Đoài (phường Tây Lộc). Ngoài ra, có một số hồ di tích đã bị xóa sổ do công tác san lấp mặt bằng để xây dựng khu dân cư 2.3. Thực trạng người dân sống xung quanh các sông, hồ bị ô nhiễm: - Ở các khúc sông lớn như Ngự Hà, Phát Lát, Như Ý, Đông Ba, Bạch Yến cứ vào mùa hè, tình trạng bèo và rác thải nổi ngập mặt nước. Sở dĩ vẫn tồn tại và không thể xử lý triệt để là do suốt một thời gian dài, nguồn nước thải sinh hoạt của hàng ngàn hộ dân, các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa qua xử lý được xả thẳng xuống sông, hồ, tạo cơ hội thuận lợi cho một số bèo sinh trưởng và phát triển nhanh chóng . Nhiều đoạn sông còn bị bồi lấp bởi việc xây dựng nhà cửa, xả nước thải vô ý thức Anh Đặng Khương (sống ở đường Đào Duy Từ, cạnh cầu cửa Đông Ba than vãn về tình trạng ô nhiễm môi trường đang từng ngày ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của gia đình anh và nhiều hộ xung quanh khu vực. Do bèo, rác thải không được thu vớt, nước sông không được khơi thông, nên mùi hôi, ruồi muỗi cứ thế tấn công vào nhà, ảnh hưởng cả đến việc kinh doanh hàng đặc sản, phục vụ khách du lịch - Hồ Tịnh Tâm ở phường Thuận Thành, tp.Huế, có diện tích khoảng 11 héc-ta. Trải qua thời gian dài cùng với sự xuất hiện dày đặc của các khu dân cư mọc san sát dọc các tuyến đường Lê Văn Hưu, Đinh Tiên Hoàng, đã khiến hồ Tịnh Tâm trở thành hồ chứa nước thải và nhiều năm qua hồ đang trong tình trạng “kêu cứu” do ô nhiễm quá nặng . Bà Nguyễn Thị Hạ (70 tuổi) người dân sống ở khu vực hồ Tịnh Tâm, cho biết ngày xưa hồ này rất đẹp, diện tích mặt nước lớn. Nhờ sự lưu thông dòng chảy quanh năm nên nước trong ao hồ rất sạch: “Người dân thường ra đây lấy nước nấu ăn, giặt giũ. Chiều chiều trẻ con, người lớn xuống hồ tắm ”- chỉ tay vào hồ Tịnh Tâm, bà Hạc lắc đầu: “ Giờ nhìn hồ buồn quá, nước thải sinh hoạt của hàng ngàn hộ dân đổ ra khu vưc này không chảy ra ngoài được nên trở thành vũng chứa nước bẩn. Mùa hè hôi thối không chịu nổi. Còn mùa mưa người dân lãnh đủ vì nước tập trung vào hồ gâp ngập nhanh, rác bẩn bám đầy nhà cửa . Ngày xưa hồ tiện lợi cho người dân kinh thành bao nhiêu thì giờ nó trở thành nổi ám ảnh của người dân bấy nhiêu ” [...]... đề tài PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận 1 Một số khái niệm liên quan 1.1 Khái niệm ô nhiễm môi trường và các dạng ô nhiễm môi trường 1.2 Ô nhiễm môi trường nước 1.3 Tình trạng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam CHƯƠNG 2: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại Tp .Huế 2 Thực trạng ô nhiễm nguồn nước ở địa bàn Tp .Huế và các nhân tố gây ô nhiễm 2.1 Đặc điểm chung về địa bàn Tp .Huế. .. Thực trạng ô nhiễm môi trường nước trên địa bàn Tp .Huế 2.3 Thực trạng người dân sống xung quanh các sông hồ bị ô nhiễm 2.4 Hệ thống thoát nước trong khu vực Tp .Huế 2.5 Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước ở Tp .Huế 2.6 Đánh giá chung về thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở Tp .Huế CHƯƠNG 3: Giải pháp và cách khắc phục 3.1 Giải pháp đối với ban lãnh đạo và người dân 3.2 Giải pháp công trình 3.3... nhiễm phần lớn là do hệ thống thoát nước và xử lý nước thải chưa hiệu quả, do lượng nước thải có thể thất thoát từ dọc đường ống hay được thải trực tiếp xống sông, hồ mà không qua xử lý - Quá trình quản lí môi trường thiếu chặt chẽ, không kiểm soát được, bên cạnh đó các công ti môi trường vẫn chưa thực sự can thiệp sâu về vấn đề ô nhiễm môi trường nước trong thành phố, sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành... quan ô thị, nhất là các điểm du lịch, các khu di tích lịch sử trong kinh thành Huế 2.6 Đánh giá chung về thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại tp .Huế: - ý thức người dân trong việc giữ gìn vệ sinh thành phố vẫn còn rất thấp - Các ban ngành quản lí môi trường chưa làm hết trách nhiệm và vẫn còn thiếu chặt chẽ Các công ty môi trường chưa có đội ngũ kỹ thuật khoa học cao cũng như các nhà máy xử lý nước. .. đối mặt với tình trạng ô nhiễm - Nhận thức của nhiều cơ quan quản lý, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ môi trường nước chưa sâu sắc và đầy đủ, chưa thấy rõ ô nhiễm môi trường nước là loại ô nhiễm gây nguy hiểm và khó khắc phục đối với đời sống con người - Thiếu nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường, các cơ quan quản lý còn thiếu trách nhiệm trong vấn đề quản lý Đội ngũ khoa... mới hoàn thành một phần Đối với dự án cải thiện môi trường nước thành phố Huế có quy mô lớn (tổng đầu tư trên 200 triệu USD), với nguồn vốn vay ODA từ Nhật Bản trong giai đoạn 1 cũng chỉ mới triển khai cho khu vực Nam Sông Hương 2.5 Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước ở TP .Huế: 2.5.1 Nguyên nhân chủ quan: - Qua quan sát thực tiễn và kết quả điều tra cho thấy hầu hết các sông, hồ bị ô nhiễm phần... chặt chẽ Vì vậy, để góp phần bảo vệ môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng mỗi người chúng ta nên tự giác trong cuộc sống sinh hoạt như: xử lý rác thải sinh hoạt, không xả rác xuống sông, hồ, đấu tranh phản đối các hành vi gây ô nhiễm môi trường nước Hướng tới tương lai là thành phố Xanh- Sạch- đẹp nhất nước ta MỤC LỤC PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1.1Lý do chọn đề tài 1.2 Mục đích nghiên cứu 1.3... tâm hiện nay, không chỉ ở Huế mà còn ở tất cả tỉnh thành trong phạm vi nước Việt Nam ta và rộng hơn nữa là của cả toàn nhân loại Vấn đề ô nhiễm môi trường nước đã dấy lên một mối lo ngại về sức khỏe và môi trường sống của con người ngay hiện tại và trong tương lai Các ban ngành thuộc Tỉnh và thành phố cũng đã có những biện pháp nhằm cải thiện vấn đề này nhưng nhìn chung thì hiệu quả vẫn chưa cao do... vệ môi trường trong thành phố, đồng thời tác động được hành vi cũng như ý thức trách nhiệm của các lãnh đạo, các cơ quan ban ngành để từ đó có được “đáp án” tốt nhất cho cuộc sống người dân hôm nay và thế hệ mai sau PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: Qua các số liệu và hình ảnh đã trình bày ở trên ta có thể nhận thấy rằng vấn đề ô nhiễm môi trường nước là vấn đề rất đáng quan tâm hiện nay, không chỉ ở Huế. .. trào “Vì môi trường trong sạch, không đổ rác, phế thải ra đường và nơi công cộng” , mô hình đoạn đường phụ nữ tự quản; nhóm liên gia tự quản, xóm, cụm dân cư tự quản; phân loại, phân loại, xử lý rác thải tại gia đình, câu lạc bộ “Phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường ở thôn, xã - Xây dựng hệ thống cấp thoát nước một cách khoa học tránh tình trạng cống thoát nước bị ứ đọng, không lưu thông được, khu công nghiệp, . Khái niệm ô nhiễm môi trường và các dạng ô nhiễm môi trường. 1.2 Ô nhiễm môi trường nước. 1.3 Tình trạng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam. CHƯƠNG 2: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại Tp.Huế. 2 trường. - Các dạng ô nhiễm môi trường: Có 4 dạng ô nhiễm môi trường cơ bản: ô nhiễm môi trường đất, không khí, nước và ô nhiễm môi trường rác. Mỗi loại ô nhiễm đều có mỗi kiểu biểu hiện và tác. quyết định chất lượng cuộc sống và sự tồn tại của mọi sinh vật. 1.2. Ô nhiễm môi trường nước: 1.2.1. Khái niệm ô nhiễm môi trường nước Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi theo chiều hướng xấu

Ngày đăng: 21/12/2014, 12:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w