1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích đầu tư của co.opmart vào thị trường lào

29 762 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 171,67 KB

Nội dung

I. Giới thiệu về công ty-Coopmark Với xu thế mở cửa, phát triển kinh tế và hội nhập, mức sống của người dân được nâng lên, đặc biệt là tại Tp. Hồ Chí Minh, do đó nhu cầu mua sắm văn minh, lịch sự đã được hình thành trong một bộ phận dân cư vào đầu những năm 1990. Đến năm 1994-1995 tại thành phố này đã bắt đầu xuất hiện loại hình siêu thị tự chọn như Maximark, Citimark với qui mô không lớn và giá cả còn cao. Trước tình hình đó Saigon Co-op đã quyết định chuyển hướng chiến lược từ tập trung xuất nhập khẩu và đầu tư sang hoạt động bán lẻ, đặc biệt là bán lẻ với hình thức siêu thị tự chon, văn minh, hiện đại. Siêu thị Co-op Mart Cống Quỳnh, siêu thị đầu tiên của chuỗi đã ra đời vào ngày 9/2/1996 phá vỡ tâm lý siêu thị “siêu giá” của người tiêu dùng trong giai đoạn này, thu hút nhiều khách hàng và hoạt động có hiệu quả cao. Co-op Mart Cống Quỳnh ra đời còn là kết quả của quá trình các HTX trên thế giới cũng như quyết tâm và tấm lòng của CBCNV Saigon Co-op nhằm xây dựng cửa hàng bán lẽ văn minh hiện đại dành cho tầng lớp CBCNV và khách hàng có thu nhập trung bình. Với phương châm kinh doanh “hàng hóa chất lượng, giá cả phải chăng, phục vụ ân cần”, chuỗi siêu thị Co-op Mart dần hình thành và không ngừng lớn mạnh. Đến tháng 12/2008, qua hơn 12 năm xây dựng và phát triển (tháng 2/1996 đến 12/2008), chuỗi siêu thị Co-op Mart đã đạt được những kết quả sau: -Số lượng siêu thị: 39 siêu thị -Doanh số: 6000 tỷ đồng/năm -Nghĩa vụ thuế: trên 120 tỷ đồng/năm -Số lao động: 6630 người -Thu nhập bình quân: 3,5 triệu đồng/người/tháng -Thị phần: khoàng 60% thị phần siêu thị tại Tp.Hồ Chí Minh Kế hoạch phát triển mạng lưới Co-op Mart dự kiến đến 2015 sẽ có 100 siêu thị Co-op Mart trên phạm vi cả nước, như vậy bình quân hằng năm sẽ khai trương 10 Co- op Mart. Địa bàn trọng điểm mà Saigon Co-op nhắm tới để đầu tư các siêu thị Co-op Mart là Tp.HCM, Cần Thơ, Biên Hòa, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng và các Tình, thành, thị xã, thị trấn đông dân cư, tuy nhiên trong tương lai sẽ phủ sóng toàn quốc. II. Phân tích môi trường A. MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI 1. Môi trường vĩ mô 1.1 Kinh tế a) Môi trường tổng quát Từ năm 1986 Lào bắt đầu có các chính sách cải cách kinh tế, giảm tập trung khuyến khích kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế. Những biện pháp đổi mới này đã đưa tốc độc tăng trưởng của Lào đạt 6% kể từ năm 88 đến 2008 ( một vài năm bị ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 2007). Năm 2009, GDP Lào đã đạt mức tăng trưởng 6.5%. Mặc dù có tốc độ phát triển kinh tế khá quan, cơ sở vật chất hạ tầng của Lào vẫn còn yếu kém, đặc biệt là khu vực nông thôn, Hệ thống đường xá còn rất sơ khai, viễn thông, điện còn chưa cung cấp đầy đủ đến các vùng sâu vùng xa. Tuy nhiên, CHDCND Lào cố gắng thu hút đầu tư từ các nước láng giềng để phát triển nguồn lực và hạ tầng cơ sở. Sự tăng trưởng này chủ yếu dựa vào sản xuất điện từ các nhà máy thủy điện,nhiệt điện, khai thác đồng và vàng, du lịch và tiêu dùng nội địa. Tăng trưởng kinh tế của Lào chủ yếu dựa vào thủy điện và khai thác mỏ, chiếm khoảng 80% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tính đến năm 2011, nông nghiệp vẫn duy trì với tỷ trọng hơn 27.8% tổng số GDP và là nguồn cung cấp lao động chính (hơn 70%). Trong nửa cuối 2008 đầu 2009 Lào đã nhận khoảng 560 triệu đo la tiền viện trợ. Tỷ lệ đói nghèo giảm từ 46% năm 1992 xuống 26% năm 2010. Lào đã đạt được bình thường hóa quan hệ thương mại vào năm 2004 để chuẩn bị gia nhập Tổ chức kinh tế thế giới WTO. Về lĩnh vực tài chính, Lào đang nỗ lực để đảm bảo thu thuế do kinh tế thế giới có dấu hiệu đi xuống dẫn đến giảm thu nhập trong các dự án khai khoáng. Một cơ chế đầu tư đơn giản, mở rộng tín dụng ngân hàng cho tiểu nông và doanh nghiệp nhỏ sẽ góp phần giúp kinh tế Lào phát triển tốt. Chính phủ cũng cam kết sẽ hỗ trợ các nhà đầu tư. Dự kiến năm 2020 Lào sẽ không còn nằm trong số các nước kém phát triển nữa. a) Chỉ số kinh tế Năm 2009 2010 2011 GDP (PPP)-Tỷ USD 14.89 16.12 17.44 GDP (OER)-Tỷ USD 6.341 7.9 Tăng trưởng GDP 7.60% 7.90% 8.30% GDP theo đầu người 2,400 USD/người 2,500 USD/người 2,700 USD/người GDP theo ngành (2011) NN: 27.8 % CN: 34.8% DV: 37.4% Lực lượng lao động 3.65 triệu người 3.69 triệu người Tỷ lệ lạm phát 0% 5.70% 7.80% Tăng trưởng CN 17.70% Tổng kim ngạch 2.412 tỷ USD 3.534 tỷ USD 4.212 tỷ USD Kim ngạch xuất khẩu 1.104 tỷ USD 1.474 tỷ USD 1.842 tỷ USD Kim ngạch nhập khẩu 1.308tỷ USD 2.06 tỷ USD 2.37 tỷ USD Nhận xét: Lào có tốc độ tăng trưởng GDP cao, tuy nhiên nhìn chung trên mặt bằng thế giờ thì GDP theo đầu người ở lào là rất thấp. Nhờ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và nguồn vốn viện trợ chính thức (ODA). Thông qua FDI, nền kinh tế Lào đã đạt được tăng trưởng khá cao Tỉ lệ lạm phát ở lào xếp thứ hạng nhất trong khu vực Đông Nam Á và thuộc hạng cao trên thế giới, điều này có thể tác động nghiêm trọng đến việc đạt được các mục tiêu thiên niên kỷ (MDG) về xóa đói giảm nghèo vào năm 2015 của nước này, theo công bố của Ủy ban Kinh tế - Xã hội châu Á-Thái Bình Dương (ESCAP) của Liên Hiệp Quốc (UN). Cán cân thương mại ở Lào thâm hụt trong 3 năm gần đây, kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh vào năm 2011( tăng 15.05%). 1.2 Chính trị, phát luật a) Tình hình chính trị Thời gian gần đây tình hình chính trị ở Lào tương đối ổn định. Chính đảng duy nhất là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (ĐNDCM Lào). Người đứng đầu nhà nước là Chủ tịch nước được Quốc hội cử ra có nhiệm kỳ 5 năm. Người đứng đầu chính phủ là Thủ tướng. Chính phủ được Chủ tịch nước đề cử và Quốc hội thông qua. Đường lối chính sách của chính phủ do Đảng lãnh đạo thông qua 9 ủy viên Bộ Chính trị và 49 ủy viên Trung ương đảng. Các quyết sách quan trọng của chính phủ do Hội đồng bộ trưởng biểu quyết thông qua Quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Lào rất tốt đẹp, hai bên đã có nhiều chuyến thăm cấp cao và các cấp ngành, địa phương; đặc biệt là các chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Chum-ma-ly Xay-nha-xỏn 19-22/6/2006; chuyến thăm hữu nghị chính thức Lào của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh 10-13/10/2006 đã mở ra thời kỳ mới cho quan hệ hai nước sau khi cả hai nước kết thúc thắng lợi Đại hội Đảng ở mỗi nước. Tần suất các chuyến thăm lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao hai nước từ sau Đại hội Đảng ở mỗi nước năm 2006 đến nay ngày càng cao: tất cả các đồng chí lãnh đạo hai nước đã sang thăm chính thức lẫn nhau. Và ngày càng khẳng định sự coi trọng của Lãnh đạo cấp cao Lào trong quan hệ đối ngoại với Việt Nam b) Pháp luật Lào thông qua hiến pháp mới năm 1991. Với những chính sách ưu đãi về thuế và sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền các cấp, Lào đang ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam sang Lào làm ăn nhưng lại không nắm chắc pháp luật và chính sách của Lào, hoạt động còn mang tính tự phát, rất dễ xảy ra tranh chấp. Hiện tượng này trong thời gian gần đây tuy đã giảm bớt nhưng vẫn còn. Khi tranh chấp xảy ra thì việc xử lý rất khó khăn, phức tạp, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Về quản lý Nhà nước, hiện cũng chưa có cơ quan có đủ thẩm quyền, điều kiện và năng lực triển khai quản lý, theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động tại Lào, cũng như chưa có sự chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ trong quản lý, chưa làm rõ nội dung quản lý, từ khâu thẩm định tư cách pháp nhân, thẩm định năng lực của các doanh nghiệp đến khâu giám sát hoạt động. nghiên cứu và ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn riêng áp dụng cụ thể cho địa bàn Lào. Đặc biệt, hiện công tác thông tin và tư vấn cho các doanh nghiệp còn rất nhiều hạn chế, chưa có giải pháp hữu hiệu để thu thập, biên dịch, in ấn cung cấp các văn bản pháp luật của cả Việt Nam và Lào tới các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam tại Lào cũng chưa được tổ chức trong một tổ chức, chưa có sự gắn bó hỗ trợ nhau dưới sự chỉ đạo và bảo trợ thống nhất của hai Nhà nước. Về việc này, Đại sứ quán Việt Nam tại Lào đã dự thảo Đề án thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Lào, đang vận động thành lập, song vẫn còn nhiều vướng mắc cần tháo gỡ. Cần nghiên cứu ban hành quy chế quản lý các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động tại Lào; tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam được tiếp xúc và đối thoại định kỳ hàng năm với các cơ quan quản lý nhà nước của Lào. Sự kiện gần đây nhất là sáng 4/9/2012 Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lào Chalơn Nhiapaohơ đã có buổi hội đàm với Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Hà Hùng Cường – hoạt động chính thức đầu tiên trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc của đoàn cán bộ cao cấp Bộ Tư pháp Lào tại Bộ Tư pháp Việt Nam. Hai Bộ trưởng tiếp tục thống nhất về định hướng hợp tác giữa hai Bộ Tư pháp năm 2013 với ưu tiên số 1 là hỗ trợ, bổ trợ cho nhau về công tác đào tạo luật và cán bộ pháp luật, trao đổi về những vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm và chia sẻ hơn nữa về quan điểm, chính sách thúc đẩy hiệu quả các hội nghị Bộ trưởng Tư pháp ASEAN và công tác tư pháp, làm “cầu nối” cho 10 tỉnh giáp biên hợp tác nhiều hơn nữa trong lĩnh vực pháp luật, tư pháp và phát triển kinh tế xã hội bằng hoạt động nổi bật là tổ chức thành công hội nghị các tỉnh giáp biên giới Việt Nam – Lào lần thứ hai tại Lào vào năm 2013. 1.3 Văn hóa, xã hội a) Dân số Cơ cấu dân số: Theo thống kê năm 2006, dân số của Lào ước tính là 5.924.145 người, mật độ dân số của Lào là 25 người/km 2 , thuộc dạng khá thấp. Lào có 68 bộ tộc chia làm 3 hệ chính là Lào Lùm (Lào Loum) chiếm 65% dân số, Lào Thâng (Lào Theung) chiếm 22% và Lào Xủng (Lào Soung) chiếm 13% dân số. Chất lượng dân số: • Nền giáo dục:  Tạo ra sự công bằng trong giáo dục.  Thực hiện các cuộc cải cách giáo dục. Đặc biệt chú trọng đào tạo học viên từ các trường dạy nghề, đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong việc gia tăng giá trị nông nghiệp. Bên cạnh đó, Lào cũng đào tạo nhiều học viên từ các trường dạy nghề để hỗ trợ cho sự phát triền ngành công nghiệp.  Cơ sở hạ tầng và môi trường học tập cũng sẽ được cải thiện so với trước đây.  Khuyến khích học tập và giảng dạy: phân bổ giáo viên đến các khu vực xa xôi cũng sẽ giúp đẩy mạnh giáo dục cơ bản và tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cũng là những mục tiêu chính của kế hoạch. Ở thời điểm này, 93% học sinh tiểu học được tiếp cận nền giáo dục cơ bản và Lào hướng đến mục tiêu 98% vào năm 2015. Tuy nhiên, số học sinh lớp 1 bỏ học lại tăng lên do phải làm việc để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Thiếu cơ hội tiếp cận và học tập cũng như tỉ lệ bỏ học là những vấn đề cấp bách cần giải quyết của nền giáo dục Lào. • Thu nhập bình quân: Theo Tổ chức Ngân hàng thế giới (WB), năm 2010, nói rằng Lào là nước có thu nhập thấp với thu nhập bình quân đầu người năm 2008 đạt 841USD/người/năm. b) Xã hội Tệ nạn: Tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS ở Lào hiện nay chỉ ở mức dưới 1% dân số, tuy nhiên nó là một thách thức lớn đối với phát triển ở Lào Xóa đói, giảm nghèo: Tỷ lệ người nghèo ở nước này đã giảm từ 33,4% dân số trong năm 2003 xuống còn 24-25% trong năm 2010. Đây là sự nỗ lực to lớn của Chính phủ Lào. Thái độ của người tiêu dùng Lào đối với chất lượng sản phẩm Việt Nam: Trình độ sản xuất, tiêu dùng ở Lào hiện tại tương đương với Việt Nam. Do đó, hàng Việt Nam hoàn toàn có thể tiêu thụ được ở hai thị trường này. Các mặt hàng Việt Nam đang được bày bán tại Lào là thực phẩm, trái cây, cá, bóng đèn, ổn áp, dây điện, … Người Lào có thái độ rất tích cực đối với hàng Việt Nam cũng như rất có ấn tượng về trình độ phát triển đô thị, du lịch, y tế của Việt Nam. Nhu cầu tiêu dùng có thể xem là tương đương với yêu cầu của người tiêu dùng Việt Nam trong đầu thập niên 90 với các tiêu chuẩn tốt, bền, rẻ, đẹp khi mua sản phẩm. c) Tôn giáo Đạo Phật chiếm 85% dân số và được coi là Quốc đạo. Nó không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt văn hóa tâm linh của con người Lào. Do đã thấm nhuần trong mình những lời Phật dạy, nên chính “Giáo lý chính yếu của đức Phật là hòa bình, thiện chí và hòa hợp giữa mọi chúng sanh” đã góp phần tạo nên một đất nước yên bình, ít xung đột vũ trang. 1.4 Tự nhiên a) Vị trí địa lý Nằm trong khu vực Đông Nam Á, tại trung tâm bán đảo Đông Dương. Lào là quốc gia không có biển. Phía bắc giáp Trung Quốc, tây bắc giáp Myanmar, tây nam giáp Thái Lan, phía nam giáp Campuchia và phía đông giáp Việt Nam, tạo thuận lợi trong việc phân phối và di chuyển sản phẩm từ Việt Nam trong thời gian ngắn, nhất là những thực phẩm có hạn sử dụng ngắn. b) Địa hình Là nước nằm sâu trong lục địa, không có đường thông ra biển, đất đai chủ yếu là đồi núi và cao nguyên (chiếm ¾ diện tích), diện tích rừng bao phủ khoảng 47% diện tích mặt đất. Vì vậy ít bị hứng chịu thiên tai lũ lụt. c) Khí hậu Lào có khí hậu lục địa, chia làm hai mùa: mùa khô (từ tháng 11đến tháng 6) và mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 11), cho thấy rằng khí hậu ở đây tương đối ổn định. 1.5 Công nghệ Theo Tiến sĩ Khamlien Pholsena, Cục trưởng Cục Xúc tiến và quản lý đầu tư trong và ngoài nước nói rằng, mặc dù Lào rất giàu tiềm năng thiên nhiên, nhưng còn thiếu công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện của đất nước mình. Chính vì vậy, Chính phủ Lào nỗ lực xúc tiến các dự án đầu tư từ nước ngoài, để được tiếp cận với những công nghệ mới, cũng như được chuyển giao công nghệ tiên tiến trên thế giới. 2. Môi trường cạnh tranh 2.1 Đối thủ tiềm ẩn Lào là một nước đang phát triển với chính sách mở của,chào đón sự đầu tư từ những công ty trong và ngoài nước nên hiện nay, có rất nhiều công ty trong khu vực Đông Nam Á muốn đầu tư vào, nhất là hệ thống siêu thị ở đây. Nhất là với thủ đô viên chăn với dân số đông và người dân ngày càng quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe tiêu dùng của chính bản thân mình. Tuy nhiên do thói quen của người dân vẫn thích đi chợ nhiều hơn nên số lượng siêu thi ở đây vẫn chưa nhiều, chỉ tập trung chủ yếu ở thủ đô Viên Chăn, và một số thành phố lớn khác, các nhà đầu tư lớn nhất đến từ Thái Lan và Việt Nam, với lợi thế về khoảng cách và cùng văn hóa trong khu vực,hiện tại Bic C đã chính thức đầu tư một siêu thị vào thủ đô Viên Chăm. Thách thức với các nhà đầu tư Việt Nam hiện nay là đối đầu với những tập đoàn tài chính đền từ Thái Lan với kinh nghiệm phong phú trong việc xây dựng và phát triển chuỗi siêu thị, ngoài ra họ còn có thế mạnh về công nghệ và hệ thống quản lí theo tiêu chuẩn cao. Với kinh nghiệm quản lí và phát triển ở thị trường Việt Nam, Big C đã chính thức xâm nhập vào lào tháng 11.2012, qua đó khẳng định vị thế ở ba nước Thái Lan, Việt Nam, Lào. 2.2 Đối thủ hiện tại Một số siêu thị ở Lào: • D Mart Supermarket • D Mart Supermarket • M-Point Minimarts • Phimphone Marke • Phimphone Minimar • Maninyom Supermarket • Simuang Minimart • Vientiane Department Store • V-Shop on Thanon Khun Bulom • Riverside Minimart • City Minimart Các siêu thị này phần lớn chưa có một hệ thống rộng lớn mà chỉ là 1,2 siêu thị, tập trung nhiều vào các mặt hàng tiêu dụng hàng ngày,ngoài ra ở lào còn rất nhiều siêu thị MiNi do các hộ gia đình có nguồn lực tài chính lập nên nhằm kinh doanh ở khu vực mình sinh sống. Thị phần hiện nay khó có thể xác định rõ ràng chính xác. Tuy nhiên chưa có một hệ thống siêu thị nào chiến phần lớn hệ thống siêu thị trong nước, vì thói quen đi chợ vẫn còn rất cáo nên hiện nay Siêu thị vẫn là một nét sa xỉ. Các đối thủ hiện tại đến chủ yếu từ Thái Lan, với kinh nghiệm nhiều năm trong việc phát triển,cũng như uy tín được xây dựng từ lâu ở Lào, các siêu thị này đang có những bước tăng trưởng vững chắc theo thời gian. Phần lớn các siêu thị này tập trung bán các loại nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân khu vực xung quanh. Theo một du học sinh Lào ở Việt Nam thì trừ thủ đô Viên Chăm ra, các siêu thị ở các tỉnh khác ít bán đồ tươi sống trong siêu thị, mà chủ yếu là các mặt hàng khô dễ bảo quản như: mì tôm,thức ăn khô đóng hộp,các sản phẩm sấy khô làm từ nông sản … 2.3 Áp lực dịch vụ thay thế Hiện nay siêu thị đang chịu áp lực của dịch vụ thay thế đó là chợ và các cửa hàng nhỏ lẽ, trong những năm gần đây, sự xuất hiện của các chuỗi siêu thị tại lào làm cho hệ thống chợ có phần giảm sút. Tuy nhiên thói quen mua chợ vẫn còn, và người tiêu dùng chưa quen với hình thức kinh doanh hiện đại. Hệ thống phân phối hàng hóa vẫn theo tập quán truyền thống, hàng hóa đến người tiêu dùng vẫn đa số qua chợ và cửa hàng nhỏ lẻ. Hàng hóa được bán qua hệ thống siêu thị chủ yếu tập trung ở các thành phố. Hệ thống chợ cửa hàng nhỏ lẽ vẫn chiếm vị thế quan trọng đối với người dân địa phương vì có thể dễ tiếp cận, dễ mua chịu và giá cả phải chăng. Mặc khác đi chợ tại siêu thị lại tốn rất nhiều thời gian (gởi xe, gởi túi, xếp hàng tính tiền …) trong khi đó họ có thể mua tại các chợ gần nhà mà không cần phải tốn thời gian như tại siêu thị. Hầu hết người tiêu dùng tại Lào hài lòng với các chợ truyền thống và cửa hang nhỏ lẻ. Tuy nhiên người tiêu dùng cũng không phủ nhận sự thuận lợi của hệ thống siêu thị đó là sự đa dạng mặt hàng, chất lượng sản phẩm và độ an toàn vệ sinh thực phẩm. Để hạn chế sự ảnh hưởng của hệ thống chợ và cửa hàng nhỏ lẽ, siêu thị sẽ phát huy dịch vụ giao hàng tận nhà, đặt hàng qua điện thoại, miễn phí gởi xe …. 2.4 Áp lực từ nhà cung ứng Các nhà cung ứng thể hiện quyền lực của mình bằng các đe dọa tăng giá hàng hóa hay mặc cả về chất lượng dịch vụ. Họ có thể gây áp lực làm cho lợi nhuận của siêu thị giảm. Lý do làm cho nhiều nhà cung ứng tăng giá có nhiều yếu tố như ảnh hưởng của giá xăng, giá điện, chi phí nguyên liệu đầu vào hay lương nhân công. Để đối phó với vấn đề này các siêu thị cần mở rộng quy mô, gia tăng các cơ sở kinh doanh nhằm đạt lợi thế về quy mô, nâng cao dần vị thế mặc cả đối với nhà cung ứng. 2.5 Áp lực mặc cả của khách hàng [...]... tư trị giá 3,2 tỷ USD, tư ng đương 32% GDP Một tín hiệu đáng mừng của thị trường tiêu dùng Lào trong giai đoạn tới đây Các nhà đầu tư hẳn sẽ đánh hơi thấy Miếng bánh này Các nhà đầu tư cần có những chiến lược đúng đắn, một tầm nhìn theo sát biến động Vĩ mô của thị trường Lào Thị trường siêu thị ở Lào: Tình hình thị trường siêu thị của Lào đã đạt được tốc độ phát triển cao và khá ổn định trong những... lược thâp nhập thị trường: Sử dụng hữu hiệu sức mạnh tài chính, kinh nghiệm trong lĩnh vực bán lẽ và hệ thống quản lí tiên tiến để tận dụng cơ hội khi thị trường rộng lớn, chưa phát triển về hệ thống siêu thị và có khả năng sinh lợi cao Chiến lược phát triển thị trường: Đầu tư và phát triển thêm các hệ thống siêu thị vào Lào bằng cách tận dụng những chính sách ưu đãi về đầu tư của Cp Lào và mối quan... tiêu thực tế" Tuy nhiên, Lào sẽ phải sửa đổi một số điều khoản pháp luật về thâm nhập thị trường để phù hợp với quy định của WTO Đây là điều kiện để Thị trường Siêu thị Lào phát triển mạnh mẽ, là Cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài thâm nhập vào thị trường đầy tiềm năng này Trong những năm tới, rào cản thương mại dần được tháo gỡ, hội nhập với kinh tế toàn cầu Các nhà đầu tư trước đây cũng sắp phải... làm việc tại Lào nhưng những người hiểu biết pháp luật về đầu tư của Lào, đủ trình độ lập hồ sơ dự án bằng tiếng Lào lại không nhiều Chính sách, văn bản quy phạm pháp luật không dễ tiếp cận, phải mất thời gian tìm kiếm, dịch sang tiếng Việt cũng là một trong những cản trở hoạt động đầu tư sang Lào của doanh nghiệp Việt Nam 3.2 Đặc điểm kinh doanh siêu thị ở Lào Thị hiếu người tiêu dùng tại lào có nhiều... “hồn” của tổ chức Hợp tác xã: luôn mãi vì người tièu dùng, vì cộng đồng xã hội, vì sự phát triển của cả nước, của dân tộc Việt nam, của tổ chức Hợp tác xã khu vực và vươn xa hơn nữa III Phân tích SWOT Cơ hội (O) 1 Mối quan hệ ngàn đời tốt đẹp giữa Việt Nam và Lào 2 Những chính sách ưu đãi về thu hút đầu tư 3 Đề án thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Lào 4 Người tiêu dùng Lào có thái độ tích. .. kinh nghiệm, danh tiếng thương hiệu Với khẩu hiệu Co.opMart- Bạn của mọi nhà”, Co.opMart thâm nhập thị trường cả nước qua phong cách Saigon kết hợp với từng nét đặc thù của địa phương, tập hợp giữa tập trung và sự linh hoạt , sáng tạo và cải tiến không ngừng của mỗi đơn vị , mỗi cá nhân Với phương châm Co.opMart – Bạn của mọi nhà”, hệ thống siêu thị Co.opMart luôn đề cao sự thân thiện trong phục vụ,... đổi trong thị trường tiêu dùng, do áp lực cạnh tranh Đặt mục tiêu tăng GĐP 8% trong năm tài khóa mới: Bất chấp những thách thức về kinh tế, bản kế hoạch mới đây do Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào soạn thảo vẫn đưa ra mục tiêu trong tài khóa 2012-2013 (kết thúc vào ngày 30/9/2013) với mục tiêu Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Lào sẽ tăng 8%, đồng thời huy động được quỹ đầu tư trị giá 3,2 tỷ USD, tư ng đương... 2009, với sự trợ giúp của Cty CP đầu tư và phát triển Saigon Co-op (SCID), Co-opmart đã mở rộng 2 tổng kho phân phối lên diện tích 25.000m , sắp tới sẽ thành lập mới trung tâm phân phối khu vực miền Tây và kho thực phẩm tư i sống tại Tp.HCM (kho chung) 5 Hoạt động R&D Hiện tại Saigon Co.opmart có phòng Nghiên cứu & Phát triển chịu trách nhiệm nghiên cứu thị trường, nghiên cứu hoạt động của đối thủ cạnh... bước chuyển mình mạnh mẽ, toàn diện của hệ thống siêu thị Co.opmart, từ định hướng trở thành hệ thống siêu thị bán lẻ dẫn đầu tại Việt Nam và tiên phong cho hình ảnh siêu thị thuần Việt của mọi gia đình Bên cạnh đó hoạt động Marketing của co-opmart còn một số hạn chế như sau: • Các chương trình Marketing còn bị động theo yêu cầu của nhà cung cấp, lại quá trùng lặp về ý tư ng, cũng như nội dung, chưa có... thâm nhập nhưng gia tăng thị phần nhanh chóng Do đó hàng Việt Nam chưa có sự định vị cao trong lòng người dân Lào 4 Dự báo môi trường 4.1 Đặc điểm thị trường Lào Gia nhập WTO: Chủ tịch đoàn đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Lào, ông Yi Xiaozhun, ngày 20/3 cho biết Lào có thể gia nhập WTO cuối năm 2012 Bộ trưởng Thương mại Lào, ông Nam Viyaketh, cho biết việc Lào gia nhập WTO là "mục . dùng Lào trong giai đoạn tới đây. Các nhà đầu tư hẳn sẽ đánh hơi thấy Miếng bánh này. Các nhà đầu tư cần có những chiến lược đúng đắn, một tầm nhìn theo sát biến động Vĩ mô của thị trường Lào. Thị. thúc vào ngày 30/9/2013) với mục tiêu Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Lào sẽ tăng 8%, đồng thời huy động được quỹ đầu tư trị giá 3,2 tỷ USD, tư ng đương 32% GDP. Một tín hiệu đáng mừng của thị trường. bán hàng của các doanh nghiệp sẽ tăng từ 2 - 4 lần, doanh thu của hệ thống Co- opMart tăng 40- 55%. Co- opmart luôn theo đuổi phương châm kinh doanh của mình “Giá cả phải chăng”, chổi co- opmart luôn

Ngày đăng: 21/12/2014, 10:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w