Nhiều Tập đoàn, Công ty kinh doanh từ mọi thành phần sở hữu tại các quốc gia trên thế giới, luôn có nhu cầu đầu tư nước ngoài để mở rộng thị trường và tìm kiếm lợi nhuận, đồng thời qua đ
Trang 1
-LỜI MỞ
ĐẦU-Lí do chọn đề tài:
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, xu hướng toàn cầu hóa và
tự do hóa thương mại diễn ra với tốc độ nhanh chóng, lan tỏa đến từng quốc gia Nhiều Tập đoàn, Công ty kinh doanh từ mọi thành phần sở hữu tại các quốc gia trên thế giới, luôn có nhu cầu đầu tư nước ngoài để mở rộng thị trường và tìm kiếm lợi nhuận, đồng thời qua đó giúp khẳng định vị thế thương hiệu, hình ảnh của Công ty Xu hướng đầu tư nước ngoài mang tính tất yếu của thời đại, các quốc gia trên thế giới tiếp cận nhận xu hướng đó như là một cơ hội, như là thách thức đối với nền kinh tế Đầu tư nước ngoài được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực và mọi phương diện của một quốc gia, trong đó lĩnh vực lĩnh vực Bưu chính - Viễn thông giữ một ví trị và vai trò quan trọng trong thông tin liên lạc của một quốc gia, hơn nữa đây cũng là Ngành được đánh giá mang lại rất nhiều lợi nhuận, khi mà chủ đầu tư khai thác và hoạt động một cách hiệu quả Đồng thời đây cũng là lĩnh vực khá nhạy cảm có thể ảnh hưởng đến An ninh quốc gia, chính vì thế các chính sách thu hút đầu tư của mỗi quốc gia trong lĩnh vực này thường có sự khác nhau và
bị hạn chế hoặc có những rào cản, quy định chặt chẽ dành cho các chủ đầu tư
Việt Nam là một quốc gia đang trên đường hội nhập với nền kinh tế thế giới, chính
vì thế Việt Nam đã và đang tìm cách tiếp cận những xu hướng đó một cách linh hoạt và sáng tạo Các Tập đoàn, Công ty kinh doanh của Việt Nam đã tự tìm cho mình những cơ hội đầu tư nước ngoài để tìm kiếm cơ hội kinh doanh giúp công ty ngày càng phát triển
và hội nhập tốt hơn Ngành Bưu chính – Viễn thông Việt Nam trong thời kì hội nhập có những bước phát triển đáng kể nhờ sự mở của thị trường, mà trong đó Tập đoàn Viettel được biết đến như một doanh nghiệp tiên phong trong việc phá vỡ thế độc quyền trong Ngành viễn thông tại Việt Nam Viettel dần dần từng bước khẳng định tên tuổi, vị thế để
Trang 2
rồi chiếm lĩnh thị trường trong nước và trở thành một trong hai Tập đoàn Viễn thông lớn nhất tại Việt Nam, không dừng lại đó Viettel là doanh nghiệp Viễn thông đầu tiên của Việt Nam trong việc tiến hành đầu tư nước ngoài với nhiều bước đi đầy táo bạo, trong đó đầu tư vào thị trường Campuchia được đánh giá là bước đi thành công và mang lại nền tảng vững chắc trong việc đầu tư nước ngoài của Viettel Hiện nay Viettel đã và đang vươn xa hơn ra những thị trường mới như Haiti, Mozambique, Peru, nhưng thị trường Campuchia vẫn là thị trường khẳng định quyết sách đúng đắn của Viettel, đồng thời đây cũng là thị trường mang lại cho Viettel nhiều thành công đầy ấn tượng Vậy điều gì đã thôi thúc Viettel có bước đi đầy táo bạo và ấn tượng như vậy, cũng như những thuận lợi
và khó khăn khi Viettel tiếp cận thị trường Campuchia
Xuất phát từ thực tiễn đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng đầu tư của Tập
đoàn Viettel vào thị trường Campuchia” với mong muốn phần nào giải đáp được những
thắc mắc nêu trên Mục đích bài luận sẽ giúp mọi người có cách nhìn nhận, đánh giá sâu hơn về việc doanh nghiệp Việt Nam đầu tư nước ngoài, điển hình là Viettel
Kết cấu đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, đề án gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về đầu tư nước ngoài
Chương 2: Tổng quan về Tập đoàn Viettel
Chương 3: Tình hình đầu từ của Tập đoàn Viettel vào thị trường Campuchia
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do kiến thức còn hạn hẹp nên trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để đề tài ngày một hoàn thiện hơn Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng đã giảng dạy, cung cấp cho tôi những kiến thức quý báu về kinh tế quốc tế, xã hội, đầu tư quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể thực hiện đề tài Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn cô Phùng Nam Phương, giảng viên Khoa Thương mại – Du lịch, thời gian qua đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm giúp cho tôi có thể hoàn thành tốt đề tài này
Trang 3
Xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 11 năm 2011
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
1.1- Khái niệm đầu tư nước ngoài
Đầu tư nước ngoài là hiện tượng di chuyển vốn từ Quốc gia này sang Quốc gia khác nhằm mục đích kiếm lời Với khái niệm đầu tư nước ngoài như thế, cho thấy mục tiêu của sự dịch chuyển vốn ra nước ngoài để đầu tư chính là lợi nhuận, cho nên ý nghĩa thực tiễn của vấn đề này là:
Trang 4
Đối với nhà doanh nghiệp khi đóng vai trò là người tìm đối tác đầu tư nước ngoài cùng hợp tác bỏ vốn làm ăn với mình thì họ phải sẵn có trong tay dự án đầu tư mang tính khả thi cao, có như vậy mới tạo ra sự quan tâm của đối tác
Đối với nhà doanh nghiệp khi đóng vai trò là nhà đầu tư ra nước ngoài thi trước khi thực hiện chuyển vốn ra nước ngoài phải nghiên cứu kĩ môi trường đầu tư ở nước sở tại ( nơi mà doanh nghiệp lựa chọn sự đầu tư ) và sự tác động của nó đối với khả năng sinh lời của dự án, tính rủi ro của môi trường đầu tư
Đối với Chính phủ muốn tăng cường thu hút vốn đầu tư quốc gia mình thì phải tạo
ra môi trường đầu tư mang tính cạnh tranh cao ( so với môi trường đầu tư của nước khác ) trong việc mang lại cơ hội tạo lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư nước ngoài
Đầu tư nước ngoài là một tất yếu khách quan do sự khác nhau về nhu cầu và khả năng tích lũy vốn của các quốc gia, do việc tìm nơi kinh doanh có lợi của các doanh nghiệp, do viêc gặp gỡ lợi ích giữa các bên, do việc tránh các hàng rào thuế quan và phi thuế quan cũng như do các nguyên nhân chính trị và kinh tế xã hội khác Đầu tư nước ngoài đưa đến những tác động tích cực khác nhau đối với bên đi đầu tư và bên nhận đầu
tư, đồng thời có thể đưa lại cả tác động tiêu cực Điều đó phụ thuộc nhiều vào những yếu
tố khách quan và chủ quan khác nhau, trước hết là phụ thuộc vào chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài và trình độ tổ chức, quản lý của cán bộ Đầu tư nước ngoài ở các nhóm nước có sự khác nhau về quy mô, về cơ cấu, về chính sách cũng như đưa đến những tác động khác nhau Việc nghiên cứu đặc điểm cơ bản của đầu tư nước ngoài hiện nay có ý nghĩa lí luận và thực tiễn quan trọng đối với một quốc gia
1.2- Đặc điểm của đầu tư nước ngoài
Đầu tư nước ngoài mang hai đặc điểm quan trọng: Tính sinh lợi và tính rủi ro Tính sinh lợi thể hiện ở việc nhà đầu tư thu lại những lợi ích từ việc bỏ vốn ra để tiến hành thực hiện đầu tư ở Quốc gia khác, trong khi đó tính rủi ro là yếu tố luôn đi kèm với tính sinh lợi khi mà nhà đầu tư thực hiện đầu tư nước ngoài sẽ vướng phải các yếu tố cản trở hoạt động đầu tư, thậm chí là gây ra những thiệt hại không lường trước được khi đầu
Trang 5
tư ở nước sở tại Hai thuộc tính này đã sàng lọc các nhà đầu tư và thúc đẩy sản xuất – xã hội phát triển Bên cạnh đó đầu tư nước ngoài còn có những đặc điểm đáng lưu ý: Chủ đầu tư là người nước ngoài, đặc điểm này có liên quan đến các khía cạnh về quốc tịch, luật pháp, ngôn ngữ, phong tục Tập quán,… Đây là yếu tố làm tăng thêm tính rủi ro và chi phí đầu tư của các chủ đầu tư ở nước ngoài Các yếu tố đầu tư di chuyển ra khỏi biên giới quốc gia, đặc điểm này có liên quan chủ yếu đến khía cạnh về chính sách - pháp luật, hải quan và cước phí vận chuyển Vốn đầu tư là ngoại tệ, đặc điểm này có liên quan đến vấn đề tỷ gía hối đoái và các chính sách tài chính – tiền tệ của các nước tham gia đầu tư
Khi quyết định đầu tư ra nước ngoài, các chủ đầu tư phải xem xét rất kĩ các đặc điểm trên và chính các đặc điểm khác biệt này thường làm nảy sinh nhiều vấn đề cho các nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư ở nước ngoài
1.3- Các hình thức đầu tư nước ngoài
Căn cứ vào mức độ tham gia quản lí vốn của chủ đầu tư thì đầu tư nước ngoài được chia thành hai hình thức chủ yếu: Đầu tư gián tiếp nước ngoài và đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.3.1- Đầu tư gián tiếp nước ngoài
1.3.1.1- Khái niệm
Đầu tư gián tiếp nước ngoài (Foreign Indirect Investment – FII) là loại hình di chuyển vốn quốc tế trong đó chủ sở hữu vốn đầu tư không trực tiếp tham gia quản lí vốn
1.3.1.2- Đặc điểm của hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài
Chủ đầu tư nước ngoài không trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư và chủ đầu tư bị khống chế mức góp vốn tối đa Hình thức đầu tư rất đa dạng dưới nhiều hình thức: trái phiếu, cổ phiếu, giấy nợ thương mại…Lợi ích của chủ đầu tư thu được tùy vào hình thức đầu tư nhưng không thật sự gắn liền với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.3.1.3- Ưu và nhược điểm của hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài
a) Ưu điểm
Trang 6
Đây là hình thức đầu tư mang tính thanh khoản cao, nhà đầu tư dễ dàng thay đổi mục tiêu đầu tư hoặc rút vốn khỏi thị trường nhằm giảm thiểu rủi ro và thu được lợi nhuận cao nhất Tính thanh khoản cao của đầu tư gián tiếp khiến nhiều nhà đầu tư coi đây
là hình thức đầu tư ngắn hạn mặc dù nhiều loại cổ phiếu, chứng khoán mang tính đầu tư dài hạn
Bên tiếp nhận vốn đầu tư hoàn toàn chủ động quản lý vốn kinh doanh theo ý mình một cách Tập trung
Khi tình hình tài chính, tiền tệ, chính trị của nước tiếp nhận đầu tư bất ổn định thì nhà đầu tư có thể dễ dàng bán hoặc chuyển nhượng chứng khoán Bên cạnh đó FII còn góp phần thúc đẩy cải cách thể chế và nâng cao kỷ luật đối với các chính sách của các quốc gia tiếp nhận vốn
b) Nhược điểm
Hạn chế khả năng thu hút vốn của từng chủ đầu tư nước ngoài vì bị khống chế mức góp vốn tối đa của từng chủ đầu tư và hạn chế khả năng tiếp thu kỹ thuật - công nghệ, những kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các chủ đầu tư nước ngoài
Sự gia tăng mạnh mẽ của dòng vốn FII sẽ khiến cho nền kinh tế của quốc gia tiếp nhận dễ rơi vào tình trạng phát triển quá nóng (kinh tế bong bóng) với những đặc trưng
cơ bản là tỷ giá hối đoái danh nghĩa hoặc lạm phát gia tăng Đồng thời sự di chuyển quá mức của dòng vốn FII sẽ khiến cho hệ thống tài chính trong nước dễ rơi vào khủng hoảng một khi gặp phải các cú sốc từ bên trong cũng như bên ngoài nền kinh tế
1.3.2- Đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.3.2.1- Khái niệm
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) là một loại hình thức di chuyển vốn quốc tế Trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn
1.3.2.2- Đặc điểm của hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số vốn tối thiểu hoặc tối đa tùy theo quy định của luật đầu tư từng nước, ví dụ như Luật đầu tư của Việt Nam quy định ‘ số
Trang 7
vốn đóng góp tối thiểu của phía nước ngoài phải bằng 30% vốn pháp định của dự án’, ở Campuchia quy định là 40% trong khi ở Mỹ lại quy định 10% và một số nước khác lại là 20%
Quyền điều hành doanh nghiệp phục thuộc mức độ góp vốn của chủ đầu tư trong vốn pháp định Nếu góp 100% vốn pháp định thì nhà đầu tư toàn quyền quyết định sự hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Lợi nhuận mà các chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh và tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định của doanh nghiệp : Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình Nhà đầu tư nước ngoài được quyền tự lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư, thị trường đầu tư, quy mô đầu tư cũng như công nghệ cho mình trên cơ sở tuân theo pháp luật của nước sở tại, do đó sẽ tự đưa ra những quyết định có lợi nhất cho họ Tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chia dựa vào tỷ lệ này
1.3.2.3- Ưu và nhược điểm của hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
a) Ưu điểm
Về phía chủ đầu tư nước ngoài
Giữ vững và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, công nghệ và thị trường cung cấp nguyên vật liệu
Khai thác được lợi thế của nước tiếp nhận vốn đầu tư, tận dụng được công nghệ
cũ, kéo dài được vòng đời sản phẩm, học hỏi được công nghệ nước ngoài
Tránh được các bất lợi khi hoạt động ở trong nước : như chi phí cao và gậy ô nhiễm môi trường
Chủ động điều hành quản lí vốn, điều này giúp đảm bảo hiệu quả của vốn đầu tư.Tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch ngày càng tinh vi vì xây dựng được cơ sở kinh doanh tại các nước thực thi chính sách bảo hộ
Thông qua các hoạt động đầu tư trực tiếp vào nước sở tại sẽ giúp chủ đầu tư tạo ảnh hưởng về mặt kinh tế, chính trị và các mặt khác ở nước sở tại
Trang 8
Về phía nước tiếp nhận đầu tư
Không hạn chế khả năng thu hút vốn từ các chủ đầu tư nước ngoài Nhiều nước thiếu vốn trầm trọng, nên đối với hình thức đầu tư trực tiếp không quy định mức đóng góp tối đa của mỗi chủ đầu tư, thậm chí đóng góp vốn càng nhiều thì càng được hưởng những ưu đãi về thuế của nước chủ nhà
Thu hút và học hỏi được công nghệ tiên tiến, kỹ năng quản lý hiện đại cũng như khả năng marketing hữu hiệu của nước ngoài
Tạo điều kiện khai thác tốt nhất các lợi thế của mình là những nguồn lực phi vốn,
và nâng cao được thu nhập và chất lượng của người lao động
Đầu tư trực tiếp nước ngoài với sự tham gia quản lý của chủ đầu tư nước ngoài giúp sử dụng có hiệu quả vốn góp của chủ đầu tư trong nước tham gia liên doanh hay hợp tác kinh doanh
Không ảnh hưởng đến uy tín tín dụng của nước nhận đầu tư và ít gây ảnh hưởng xáo trộn cho nền kinh tế tài chính của đất nước khi có biến động lớn
b) Nhược điểm
Về phía chủ đầu tư nước ngoài
Hình thức đầu tư này kém linh hoạt do đó dễ dẫn đến rủi ro mất vốn đầu tư do môi trường đầu tư của nước tiếp nhận vốn không ổn định
Di chuyển các cơ sở sản xuất ra bên ngoài để đầu tư nên gây tình trạng bất ổn cho nền kinh tế xã hội, nhất là nạn thất nghiệp
Đầu tư trực tiếp có thể gây tình trạng lộ bí mật kỹ thuật công nghê
Về phía nước tiếp nhận vốn đầu tư
Nếu quy hoạch đầu tư không hợp lí dễ dẫn đến tình trạng tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột quá mức và gây ô nhiễm môi trường
Nền kinh tế có sự tham gia của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài dễ phát triển theo chiều hướng phiến diện, mất cân đối
Nền chính trị, xã hội, văn hóa cũng bị những tác động tiêu cực như: sự phân hóa giàu nghèo, sự di dân ồ ạt ra thành thị
Trang 9
Có khả năng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trở thành một lực lượng thống trị nền kinh tế gây mất tự chủ quốc gia
1.4- Vai trò của đầu tư nước ngoài
Đầu tư nước ngoài và lợi thế so sánh trong phân công lao động quốc tế: Đầu tư
nước ngoài thực hiện khai thác trực tiếp lợi thế so sánh giữa các quốc gia Các yếu tố sản xuất di chuyển ra khỏi quốc gia từ nơi thừa đến nơi thiếu để tạo ra các sản phẩm và dịch
vụ với giá thành hạ, năng suất cao Nhờ đó mang lại nhiều lợi nhuận cho các chủ đầu tư, lợi ích cho các nước tham gia đầu tư và sản lượng thế giới tăng lên
Đầu tư nước ngoài và quá trình toàn cầu hóa: Toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới là
sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế quốc tế , tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động và phát triển hướng tới một nền kinh tế toàn cầu thống nhất Đầu tư nước ngoài, đặc biệt là FDI đã thúc đẩy nhanh quá trình hình thành thị trường toàn cầu thông qua việc tạo ra mối liên kết trong các thị trường vốn, công nghệ, lao động, hàng hóa và dịch vụ giữa các nước
Đầu tư nước ngoài và cơ hội phát triển nghề nghiệp: Đầu tư nước ngoài góp phần
quan trọng tạo cơ hội việc làm và cơ hội phát triển nghề nghiệp cho mọi người Làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc các tổ chức có liên quan đến đầu
tư nước ngoài thường có nhiều cơ hội tốt để phát triển nghề nghiệp: thu nhập cao, điều kiện làm việc tốt, được học hỏi trực tiếp các nhà quản lý, công nghệ nước ngoài và luôn phải cố gắng vươn lên trước sức ép của cạnh tranh
Trang 10
2.1.1- Giới thiệu chung
Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) là doanh nghiệp kinh tế Quốc phòng 100% vốn Nhà nước, chịu trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Loại hình doanh nghiệp của Tập đoàn Viễn thông Quân đội là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Bộ Quốc phòng thực hiện quyền chủ sở hữu và là một doanh nghiệp quân đội kinh doanh trong lĩnh vực Bưu chính - Viễn thông và Công nghệ thông tin Tập đoàn Viễn thông Quân đội có 74 đơn vị trực thuộc và các công ty con của Tập đoàn gồm: 2 Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên do Tập đoàn sở hữu 100% vốn điều lệ; 11 Công ty cổ phần do Tập đoàn nắm giữ 50% vốn điều lệ; 7 Công ty liên kết, liên doanh do Tập đoàn sở nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống
Quan điểm phát triển của Viettel
- Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng
- Đầu tư vào cơ sở hạ tầng
- Kinh doanh định hướng khách hàng
- Phát triển nhanh, liên tục ổn định
Triết lí kinh doanh của Viettel
- Mỗi khách hàng là một con người – một cá thể riêng biệt, cần được tôn trọng, quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt Liên tục đổi
Hình 2.1 Logo v Slogan c a T pà ủ ậ
o n Vi n thông Quân i
Trang 11
mới, cùng với khách hàng sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo
- Nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển là xã hội Viettel cam kết tái đầu tư lại cho xã hội thông qua việc gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo
- Chân thành với đồng nghiệp, cùng nhau gắn bó, góp sức xây dựng mái nhà chung Viettel
Slogan “ Hãy nói theo cách của bạn”: Để thấu hiểu khách hàng như những cá thể
riêng biệt, Viettel muốn được lắng nghe tiếng nói của khách hàng, và để được như vậy, khách hàng được khuyến khích nói bằng tiếng nói của chính mình Với slogan trên Viettel luôn cố gắng nỗ lực phát triển vững bước trong thời gian hoạt động
2.1.2- Ngành nghề kinh doanh của Tập đoàn Viettel
2.1.2.1- Ngành, nghề kinh doanh chính
Hoạt động Viễn thông có dây, Viễn thông không dây, Viễn thông vệ tinh, Viễn thông khác Sản xuất, cung cấp các sản phẩm Viễn thông quân sự, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh Sản xuất sửa chữa trang thiết bị kỹ thuật phục vụ uốc phòng, an ninh Lập trình, tư vấn và quản trị hệ thống máy vi tính; hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính Xuất bản phần mềm, xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan Cổng thông tin; hoạt động thông tấn, dịch vụ thông tin khác, hoạt động dịch vụ liên quan đến các cuộc gọi Xây dựng công trình công ích, hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan Hoạt động thiết kế chuyên dụng; lắp đặt hệ thốn điện, hệ thống xây dựng khác Sản xuất, sửa chữa máy vi tinhd và thiết bị ngoại vi, thiết bị liên lạc Nghiên cứu và phát triển thực nghiệm khoa học tự nhiên và kỹ thuật Sản xuất linh kiện điện tử, thiết bị truyền thông, sản phẩm điện tử dân dụng, dây cáp, sợi cáp quang học; sản xuất dây, cáp điện và điện tử khác, các loại thiết bị dây dẫn điện khác
Trang 12
2.1.2.2- Ngành, nghề kinh doanh có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh
chính
Bưu chính; chuyển phát; kho bãi và lưu trữ hàng hóa; vận atỉ hàng hóa bằng đường bộ Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy; bán lẻ thiết bị công nghệ thông tin liên lạc trong các cửa hàng chuyên doanh Kinh doanh bất động sản; xây dựng nhà các loại, công trình kỹ thuật dân dụng; hoạt động xây dựng chuyên dụng Hoạt động dịch vụ tài chính; đại lý chi trả ngoại tệ Sản xuất thiết bị điện; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị Hoạt động truyền hình và cung cấp chương trình truyền hình thuê bao Hoạt động điệ ảnh, sản xuất nội dung chương trình truyền hình, ghi âmvà xuất bản
âm nhạc; xuất bản sách, ấn phẩm định kỳ Quảng cáo và nghiên cứu thị trường Xây dựng
và phát triển thương hiệu (cho các doanh nghiệp khác); bán lẻ theo yêu cầua đặt hàng qua bưu điện hoặc iternet (bao gồm: thương mại điện tử) Sản xuất bột giấy, giấy và sản phẩm
từ giấy In ấn (bao gồm cả sản xuất thẻ thông minh: Sản xuất các loại thẻ dịch vụ cho Ngành bưu chính Viễn thông và các Ngành dịch vụ thương mại, ); dịch vụ liên quan đến
in Cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử Đào tạo ngắn hạn, dài hạn cho người lao động trong Tập đoàn Xuất, nhập khẩu ủy thác cho các đơn vị trong nước Dịch vụ lưu trú
2.1.2.3- Ngành, nghề kinh doanh khác
Đại lý, điều hành, dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch; dịch vụ ăn uống; sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng Bán buôn, bán lẻ trong các cửa hàng chuyên doanh, kinh doanh tổng hợp Hoạt động thể thao Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác Bán buôn thực phẩm, đồ uống, đồ dùng gia đình
2.1.3- Quá trình phát triển
Viettel được thành lập ngày 1/6/1989, tiền thân là Công ty Điện tử thiết bị thông tin, kinh doanh các dịch vụ truyền thông: khảo sát thiết kế, xây lắp các công trình thông tin, xuất nhập khẩu các thiết bị Viễn thông và dịch vụ bưu chính
Trang 13
Những thời kỳ phát triển chính
• Từ năm 1989-1995: Đây là thời kỳ sơ khai, hình thành Công ty được rèn luyện và
trưởng thành qua các công trình xây lắp thiết bị, nhà trạm Viễn thông và các cột ăng ten cho các tuyến vi ba
Tháng 2/1990: Hoàn thành tuyến vi ba số AWA Hà Nội – Vinh đầu tiên cho Tổng cục Bưu điện, đây cũng là công trình lớn đầu tiên của Công ty
Tháng 7/1993: Xây dựng tuyến viba băng rộng 140 Mbps Và rất nhiều công trình khác cho Tổng cục Bưu điện, Các Công ty, Bưu điện tỉnh của VNPT và Bộ Công
An, Quốc phòng
Năm 1995 Công ty Điện tử thiết bị thông tin được đổi tên thành Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội (tên giao dịch là Viettel)
• Giai đoạn 1996 – 1997: Thời kỳ Viettel lập dự án kinh doanh các dịch vụ bưu chính
Viễn thông (BCVT), ngoài việc xây lắp thi công các công trình Viễn thông, bán thiết
bị, linh kiện điện, điện tử và Viễn thông nhập khẩu còn thực hiện thiết kế, lắp đặt hệ thống tổng đài tự động, thiết bị vô tuyến điện, thiết bị truyền số liệu, thi công một số tuyến cáp quang để chuẩn bị cho việc thiết lập mạng và kinh doanh các dịch vụ BCVT thực sự
Năm 1996: Viettel tích cực chuẩn bị, lập dự án kinh doanh các dịch vụ BCVT
Tháng 9/1997: Hoàn thiện là lập dự án xin phép kinh doanh 6 loại hình dịch vụ BCVT: Dịch vụ điện thoại cố định; di động, nhắn tin, Internet, trung kế vô tuyến Radio trunking; dịch vụ bưu chính Cũng trong năm 1997, Viettel thiết lập mạng bưu chính công cộng với dịch vụ phát hành báo chí; cung cấp dịch vụ trung kế vô tuyến
• Giai đoạn 1998 -2000: Viettel được cấp phép kinh doanh dịch vụ BCVT:
- Thiết lập mạng và cung cấp các dịch vụ bưu chính
- Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất
- Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ điện thoại trung kế vô tuyến
Trang 14
- Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ Internet công cộng
- Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ điện thoại chuyển mạch công cộng (PSTN)
Năm 1999: Triển khai thử nghiệm và chính thức kinh doanh dịch vụ trung kế vô tuyến trên địa bàn thành phố Hà Nội Nghiên cứu và xây dựng dự án xin phép thử nghiệm dịch vụ điện thoại đường dài sử dụng công nghệ VOIP
Tháng 9/1999: Nghiệm thu bàn giao tuyến đường trục cáp quang 1A, dài gần 2.000 km với 19 trạm chính; là đường trục đầu tiên ở Việt Nam do người Việt Nam tự thiết kế, thi công không có sự tham gia của chuyên gia nước ngoài Một số công trình đánh dấu nhiều sáng kiến mang tính đột phá của Viettel như: đấu tắt cáp quang phục vụ ứng cứu thông tin; giải pháp thu phát trên một sợi quang và thiết kế mạng phẳng; giải pháp về đảm bảo thông tin khi xảy ra sự cố đồng thời trên 2 tuyến của vòng ring phẳng; sáng kiến sử dụng công vụ để quản lý các mã nguồn; giải pháp khai báo kênh công vụ cho trạm nhánh; thiết kế lại phần nguồn cho Card khuyếch đại quang
Tháng 2/2000: Viettel được cấp phép khai thác thử nghiệm dịch vụ VoIP (mã số 178) Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển mới trong sản xuất kinh doanh BCVT của Viettel
Tháng 9/2000: Thống nhất và ký thoả thuận kết nối cung cấp dịch vụ điện thoại VOIP đầu tiên ở Việt Nam với VNPT; tiến hành các thủ tục thuê kênh, Tập huấn
kỹ thuật để chuẩn bị triển khai dự án; đồng thời làm các thủ tục xin cấp phép dự án VOIP quốc tế
Ngày 15/10/2000: Chính thức tổ chức kinh doanh thử nghiệm có thu cước dịch vụ điện thoại đường dài VOIP trên tuyến Hà Nội - Hồ Chí Minh Đánh dấu sự kiện lần đầu tiên có một Công ty ngoài VNPT cung cấp dịch vụ Viễn thông tại Việt Nam, bước đầu phá vỡ thế độc quyền, người sử dụng được lựa chọn dịch vụ Viễn thông của nhà khai thác khác với giá cước rẻ hơn Lưu lượng bình quân đạt 50K-60K phút/ ngày
Trang 15
• Giai đoạn 2001-2003: Triển khai hạ tầng Viễn thông, mở rộng các loại hình dịch vụ
Viễn thông, liên tục củng cố hoàn thiện mô hình tổ chức Đây là thời kỳ một loạt các đơn vị thành viên của Viettel được thành lập: Trung tâm điện thoại cố định; Trung tâm Công nghệ thông tin và dịch vụ kỹ thuật; Trung tâm Mạng truyền dẫn; Trung tâm điện thoại di động là tiền thân của các Công ty thiết lập mạng và cung cấp các dịch
vụ Viễn thông sau này Việc thành lập các Trung tâm theo hướng tách riêng các dịch
vụ cố định, di động, Internet ra để Tập trung phát triển nhanh giai đoạn đầu
Các dịch vụ liên tục được mở rộng:
Tháng 7/2001: chính thức kinh doanh dịch vụ VoIP đường dài trong nước;
Tháng 12/2001: Chính thức kinh doanh dịch vụ VoIP quốc tế;
Tháng 10/2002: Cung cấp dịch vụ thuê kênh nội hạt và đường dài trong nước; chính thức cung cấp dịch vụ Internet
Tháng 1/2003: Cung cấp dịch vụ kết nối Internet (IXP)
Tháng 9/2003: Cung cấp dịch vụ điện thoại cố định (PSTN) tại Hà Nội và Hồ Chí Minh
Tháng 11/2003: Khai trương cổng quốc tế vệ tinh tại Sơn Tây
Đáng kể nhất chính là sự triển khai nhanh và mạnh mạng truyền dẫn toàn quốc và
đi quốc tế, với quan điểm “Truyền dẫn chính là hạ tầng của hạ tầng” Viettel phối hợp
với đường sắt triển khai tuyến cáp quang 1B dung lượng 1Gbps, nhằm phục vụ kết nối cho các dịch vụ điện thoại của Viettel và cho thuê kênh; triển khai cửa ngõ quốc tế làm cơ
sở để cung cấp dịch vụ điện thoại quốc tế và phục vụ kết nối Internet
• Năm 2004 – Nay: tăng tốc phát triển nhanh, định vị thương hiệu trên thị trường.
2004: Cung cấp dịch vụ điện thoại di động và cổng cáp quang quốc tế
2005: Cung cấp dịch vụ mạng riêng ảo
2006: Đầu tư sang Lào và Campuchia Kết nối cáp quang với Lào và Campuchia, vừa giải quyết được vấn đề thông tin liên lạc, an ninh mạng cho các nước bạn vừa tạo cho Viettel thành Hub của 3 nước
Trang 16
2007: Doanh thu 1 tỷ USD 12 triệu thuê bao Hội tụ 3 dịch vụ cố định – di động – Internet
2008: Doanh thu 2 tỷ USD Nằm trong 100 thương hiệu Viễn thông lớn nhất thế giới
2010: Doanh thu 4 tỷ USD Viettel trở thành Tập đoàn kinh tế Nhà nước
2011: Lọt vào top 20 nhà mạng lớn nhất thế giới
2.2- Vị thế của Viettel trong Ngành Viễn thông Việt Nam
Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) cùng với Tập đoàn Viễn thông VNPT là hai nhà mạng chiếm giữ hầu hết thị phần lĩnh vực Viễn thông ở Việt Nam Với sự lớn mạnh về vốn, quy mô lẫn chiến lược kinh doanh thì Viettel và VNPT đã bỏ xa những đối thủ còn lại và trở thành là hai đối thủ cạnh tranh trực tiếp với nhau, tuy vậy trong VNPT lại có sự cạnh tranh nội bộ giữa nhà mạng trực thuộc là Vinaphone và Mobiphone, điều này cũng góp phần đưa đến sự chạy đua trong cạnh tranh giành thị phần Viễn thông ở Việt Nam
Hình 2.2 Biểu đồ về thị phần tính đến năm 2010 của các nhà mạng
Nguồn: http://Viettel.com.vn/
Trang 17
Năm 2010 đã đánh dấu một giai đoạn khó khăn trên con đường phát triển của dịch
vụ Viễn thông Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, điều này đã tác động lên thị trường Viễn thông nói chung và thị trường các dịch vụ thông tin di động nói riêng Tuy nhiên trong bối cảnh như thế, cả hai Tập đoàn Viễn thông của Ngành Viễn thông Việt Nam là VNPT và Viettel đều đảm bảo tăng trưởng mạnh Hai đơn vị VNPT và Viettel lọt vào nhóm 10 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam Viettel là đơn vị công bố tăng trưởng và tỷ suất lợi nhuận trong Ngành Viễn thông sớm nhất Khép lại năm 2010, Viettel đã hoàn thành toàn diện và vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh đề ra trong năm 2010 Cụ thể, tổng doanh thu của Viettel đạt 91.561 tỷ đồng, tăng 52% so với năm 2009 Lợi nhuận của đơn vị này đạt 15.500 tỷ đồng Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân đạt 48,3% Trong năm 2010, Tập đoàn này phát triển mới 46,3 triệu thuê bao di động và 1,17 triệu thuê bao 3G Số thuê bao di động hai chiều mới trong năm 2010 của Viettel đạt 2,1 triệu thuê bao
và có tổng số thuê bao hoạt động trên toàn mạng là 49,9 triệu thuê bao
Hình 2.3 Biểu đồ doanh thu của Viettel thời kỳ 2000-2010
Trang 18kế hoạch đề ra, tăng 31,5% so với năm 2009 Tuy nhiên, thuê bao thực phát triển của nhà mạng này chỉ 5,95 triệu thuê bao Hầu hết các nhà mạng đều có chung đánh giá, thị trường Viễn thông Việt Nam đã tương đối bão hòa với tỷ lệ người dùng gần cao nhất khu vực Tốc độ tăng trưởng chung trên thị trường đang bị chậm lại trong bối cảnh có quá nhiều nhà khai thác Doanh thu tăng trưởng chậm, cạnh tranh giữa các nhà cung cấp càng trở nên quyết liệt Phát triển đã khó, phát triển trong môi trường bão hòa, số thuê bao vượt dân số như hiện nay lại càng khó.Thị trường trong nước đã đến điểm bão hòa khiến
Trang 19
một số Doanh nghiệp đã phải tính đến tìm kiếm thị trường nước ngoài, điển hình là Viettel, VNPT Trong ba nhà mạng lớn hàng đầu Việt Nam thì Viettel là thành công hơn
cả trong việc vươn ra khỏi biên giới, đầu tư vào thị trường Viễn thông nước ngoài Sóng 3G của Viettel đã phủ rộng ở ba nước Đông Dương Tính đến thời điểm này, Viettel đã có trên 18.000 trạm 3G tại 3 nước Đông Dương Năm 2010, Viettel còn tiếp tục mở rộng đầu
tư sang các thị trường mới xa hơn và khó khăn hơn là Haiti (châu Mỹ) và Mozambique (châu Phi)
Từ những phân tích trên ta nhận thấy rằng, vị thế của Viettel trong Ngành Viễn thông Việt Nam là vô cùng lớn, không chỉ là một trong hai Tập đoàn Viễn thông lớn nhất Việt Nam tại thị trường trong nước mà Viettel còn là đầu tàu của Ngành Viễn thông Việt Nam vươn ra đầu tư kinh doanh tại nước ngoài, trong đó có Campuchia
2.3- Thành tựu đạt được và đóng góp của Viettel đối với Ngành Viễn thông Việt
Nam
Với thời gian phát triển ngắn nhưng Viettel đã đạt được rất nhiều thành tựu, từ một công ty non trẻ Viettel đã vươn lên thành Tập đoàn Viễn thông hàng đầu ở Việt Nam Với chiến lược kinh doanh đúng đắn và hiệu quả đã giúp công ty kinh doanh thành công từ lĩnh vực này đến lĩnh vực khác, không chỉ thành công ở mạng điện thoại di động, điện thoại không dây, Viettel đang ngày càng sáng tạo và phát triển lần đầu tiên áp dụng công nghệ 3G thành công tại Việt Nam, Viettel đã và đang thu hút được nhiều người sử dụng Như đã phân tích ở nội dung trên, năm 2010 Viettel đã đạt tổng doanh thu 91.561 tỷ đồng, tăng 52% so với năm 2009; lợi nhuận đạt 15.500 tỷ đồng, tăng 52% và nộp ngân sách Nhà nước 7.628 tỷ đồng, tăng 45% Với những kết quả ấn tượng này, Viettel tiếp tục
là đơn vị dẫn đầu tăng trưởng và tỷ suất lợi nhuận trong Ngành Viễn thông
Viettel từ chỗ tay không 10 năm trước giờ trở thành doanh nghiệp có hạ tầng Viễn thông hiện đại bậc nhất Việt Nam Đặc biệt trong năm 2010, việc đầu tư cơ sở hạ tầng có những thành tựu vượt bậc Số liệu cho thấy Viettel có hơn 42.000 trạm BTS 2G và 3G, lớn nhất Việt Nam và hơn cả VinaPhone, MobiFone cộng lại Có hơn 9.000 xã đã được
Viettel quang hóa “Với mục tiêu 30% số xã có cáp quang mà Bộ Thông tin và truyền
Trang 20
thông (TT&TT) đưa ra thì hiện Viettel đã hoàn thành được 82%” Một mục tiêu chiến
lược khác mà Viettel cũng đạt được là đã có gần 120.000 km cáp quang Tương lai trong
10 năm tới là băng rộng, mà băng rộng lại phụ thuộc vào hạ tầng cố định, đặc biệt là cáp quang Viettel đã giữ vững tăng trưởng cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), đạt 50-60%, trong khi mục tiêu chiến lược mà Bộ TT&TT đề ra cho Ngành là tăng trưởng 1,5-2 lần tốc độ tăng trưởng GDP, tương đương 15-20% Viettel đã đầu tư cho công nghiệp CNTT và Viễn thông theo hướng nghiên cứu, phát triển công nghệ lõi và từng bước nội địa hóa các sản phẩm Viettel dù là doanh nghiệp làm kinh doanh nhưng cũng thực hiện nhiệm vụ an ninh quốc phòng, công ích và hoạt động nhân đạo từ thiện Viettel
đã làm tốt các nhiệm vụ công ích như hình thành được mạng dự phòng cho hệ thống thông tin quân sự hoặc đưa Internet miễn phí đến trường học - một việc mà ít quốc gia làm được không chỉ ở cấp doanh nghiệp mà cả ở cấp Nhà nước
Bên cạnh đó, Viettel đã làm chủ thị trường trong nước và từng bước vươn ra thị
trường quốc tế “Nếu trước đây chỉ thị trường Lào và Campuchia thì ai cũng nghĩ là chuyện đương nhiên vì gần gũi với Việt Nam, nhiều thuận lợi” nhưng khi Viettel đầu tư
sang các thị trường Mỹ La tinh, châu Phi (đã phát sóng tại Haiti, chuẩn bị triển khai ở Mozambique ) thì đó là một thành tựu hết sức quan trọng và là tấm gương để các doanh nghiệp khác học Tập”, hơn nữa Viettel đã xây dựng được mô hình bộ máy SXKD năng động, phù hợp với thị trường, theo hướng thống nhất cao và chuyên môn hóa
CHƯƠNG 3
TÌNH HÌNH Viettel ĐẦU TƯ VÀO THỊ TRƯỜNG CAMPUCHIA
Trang 21
3.1- Khái quát về thị trường Campuchia
3.1.1 Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
Trang 22
Campuchia là quốc gia có diện tích khoảng 181.040 km², có 800 km biên giới với Thái Lan về phía bắc và phía tây, 541 km biên giới với Lào về phía đông bắc, và 1.137 km biên giới với Việt Nam về phía đông và đông nam Nước này có 443 km bờ biển dọc theo Vịnh Thái Lan Đặc điểm địa hình nổi bật là một hồ lớn ở vùng đồng bằng được tạo nên bởi sự ngập lụt Đó là hồ Tonle Sap (Biển Hồ), có diện tích khoảng 2.590 km² trong mùa khô tới khoảng 24.605 km² về mùa mưa Đây là một đồng bằng đông dân, phù hợp cho cấy lúa nước, tạo thành vùng đất trung tâm Campuchia Phần lớn (khoảng 75%) diện tích đất nước nằm ở cao độ dưới 100 mét so với mực nước biển, ngoại trừ dãy núi Cardamon (điểm cao nhất là 1.771 m), phần kéo dài theo hướng bắc-nam về phía đông của nó là (cao độ 500-1.000 m) và dốc đá thuộc dãy núi Dangrek (cao độ trung bình 500 m) dọc theo biên giới phía bắc với Thái Lan Nhiệt độ dao động trong khoảng 10-38 °C Campuchia có các mùa mưa nhiệt đới: gió tây nam từ Vịnh Thái Lan/Ấn Độ Dương đi vào đất liền theo hướng đông bắc mang theo hơi ẩm tạo thành những cơn mưa
từ tháng 5 đến tháng 10, trong đó lượng mưa lớn nhất vào khoảng tháng 9, tháng 10; gió đông bắc thổi theo hướng tây nam về phía biển trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3, với thời kỳ ít mưa nhất là tháng 1, tháng 2.Campuchia cũng là quốc gia có nhiều loài động vật quí hiếm trên thế giới sinh sống, nổi bật nhất là hổ, voi và bò tót khổng lồ Rất nhiều loài đang đứng trước hiểm họa diệt chủng do nạn săn trộm và phá rừng Bên cạnh
đó Campuchia còn là quốc gia giàu tài nguyên: đá sa phia, ru-bi, thạch anh, ziecon, opal
có nhiều ở tỉnh Prear Vihear, Pursat, Ratanakiri Quặng sắt ở tỉnh Prear Vihear, Steung Treng, Siem Riep, Battambang Măng gan tỉnh Prear Vihear Bô-xít tỉnh Mondulkiri, Battambang Antimouny tỉnh Pursat Vàng phân bố nhiều ở tỉnh Siem Riep, Prear Vihear, Rattanakiri, Battambang Gần đây CPC đã tìm thấy dầu mỏ ngoài vịnh Thái Lan và Biển
Hồ Ngoài ra, CPC còn có nhiều mỏ đá vôi, sét, granite, đá hoa cương phục vụ làm vật liệu xây dựng
3.1.2 Con người
Dân số: 14,453,680 triệu người
Tuổi trung bình: 22.6 tuổi
Cấu trúc tuổi:
Hình 3.1 B n ả đồ Campuchia