Tổng quan nền kinh tế

Một phần của tài liệu thực trạng đầu tư của tập đoàn viettel vào thị trường campuchia (Trang 26)

Một số chỉ tiêu phát triển của nền kinh tế Campuchia trong những năm gần đây • GDP : $ 11.36 tỷ (2010) GDP theo sức mua: $29.46 tỷ (2010) Tốc độ độ tăng trưởng GDP: 4.1 % (2010), -1.5% (2009) GDP/người : $ 2,000 /người Cơ cấu GDP:

Đề án: Kinh Tế Quốc Tế GVHD: Phùng Nam Phương

Lao động: 8 triệu

Phân bổ lao động theo Ngành:

Hình 3.3 Cơ cấu lao động phân bổ theo Ngành

Nguồn: VCCI

Tỷ lệ thất nghiệp: 3.5% (2007) • Tỷ lệ lạm phát: -0.7 %

Nông nghiệp: Gạo, cao su, ngũ cốc, hạt dẻ, bột sắn, lụa

Công nghiệp: Du lịch, dệt may, xây dựng, đánh bắt cá, gỗ và sản phẩm gỗ, cao su, xi măng, khai quặng, dệt may.

Kim ngạch XNK: 12.156 tỷ USD (2010)

-Xuất khẩu: 5.212 tỷ USD (2010) tăng hơn 21% so với 2009. 4.302 tỷ USD (2009)

Đề án: Kinh Tế Quốc Tế GVHD: Phùng Nam Phương

Bạn hàng XK chính: Mỹ 45.32%, Singapore 9.46%, Đức 7.52%, UK 7.52%, Canada 6.31%, Việt Nam 4.15%

-Nhập khẩu: 6.944 tỷ USD (2010) tăng 18.1% so với 2009 5.876 tỷ USD (2009)

Mặt hàng NK chính: Sản phẩm dầu khí, thuốc lá, vàng, vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị, động cơ xe cộ, dược phẩm

Bạn hàng NK chính: Thái Lan 24.83%, Việt Nam 19.73 %, Trung Quốc 14.08%, Singapore 11.34%, Hồng Kông 7.41%, Đài Loan 5.1%, Hàn Quốc 4.06%

• Các thông tin kinh tế khác

• Tiền tệ: Đồng riels

Tỉ giá với USD: riels (KHR) USD – 4,217 (2010), 4,135.39 (2009), 4,070.94 (2008), 4,006 (2007), 4,103 (2006), 4,092.5 (2005)

• Điện thoại: 54,200 đường dây (2009)

• Điện thoại di động: 5.593 triệu (2009)

Đánh giá chung: hệ thống thông tin Viễn thông trung bình, sử dụng liên lạc bằng di động là chủ yếu

Mã vùng : 855 • Sân bay: 17 (2010)

3.2- Môi trường đầu tư tại Campuchia

3.2.1 Tình hình chính trị

Chính trị Campuchia được nhiều người nước ngoài biết đến bởi thời kỳ diệt chủng của Khmer Đỏ, việc này gây ra những đổ vỡ lớn trong nội bộ những nước đã từng ủng hộ chế độ này. Đất nước này được cai trị bởi Quốc vương Norodom Sihanouk sau khi ông trở lại làm vua vào tháng 9 năm 1993 đây là chế độ quân chủ lập hiến và trên thực tế quốc vương không điều hành đất nước. Hiện nay ở Campuchia có 57 đảng chính trị, trong đó có các đảng lớn là: Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Đảng Sam Rensi (SRP) của Sam Rensi , Đảng Mặt trận đoàn kết dân tộc vì một nước Campuchia độc lập, trung lập, hoà bình và thống nhất (FUNCINPEC), Đảng Norodom Sihanuk (NRP) của Hoàng

Đề án: Kinh Tế Quốc Tế GVHD: Phùng Nam Phương

Rensi và Đảng Nhân quyền (HRP) của Kim Sokha là hai đảng đối lập chính. Chính phủ hiện thời do Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) chiếm đa số (90/123 ghế), liên minh với FUNCIPEC; CPP cũng nắm tất cả 26 bộ của Chính phủ. Campuchia duy trì quan điểm chính trị trung lập, chính sách không liên kết vĩnh Viễn, không xâm lược hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác. Nhìn chung Campuchia đã đạt được sự ổn định tương đối về chính trị từ thập niên 1990 trở lại đây.

3.2.2 Tình hình kinh tế

Campuchia là nước nông nghiệp (70% dân số làm nghề nông), phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên; có nhiều tài nguyên quý hiếm như đá quý, hồng ngọc, vàng, gỗ. Angkor Wat được xếp là một trong số các kì quan nổi tiếng của thế giới. Nền công nghiệp của Campuchia còn yếu kém. Bình quân đầu người 589 USD/năm (năm 2007). Tại Hội nghị các nhà tài trợ cho Campuchia (CG) lần thứ 8 (03/3/2006), các nước đã cam kết tài trợ cho Campuchia khoảng 1,4 tỷ USD cho giai đoạn 2006-2008, riêng năm 2006 là 623 triệu USD. Chính phủ Campuchia đề ra Kế hoạch Phát triển Chiến lược Quốc gia 2006- 2010 (NSDP) và Chiến lược Tứ giác... đã thu được thành tựu đáng kể. Nền kinh tế Campuchia thoát khỏi tình trạng suy thoái, trì trệ. Kinh tế vĩ mô ổn định, tiếp tục giữ được mức tăng trưởng cao trên dưới 10% năm (năm 2004 là 11,7%, năm 2005 đạt 13,4%, năm 2006 đạt 10,6%, năm 2007 đạt 9,6%). Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Quý I năm 2008 tăng 10,1%. Năm 2007, sản lượng gạo đạt 6,2 triệu tấn, đáp ứng đủ yêu cầu tiêu dùng trong nước và có dư thừa để xuất khẩu. Các trụ cột chính của nền kinh tế Campuchia vẫn là dệt may, du lịch và nông nghiệp. Đời sống của người dân Campuchia tuy còn có khó khăn nhưng đang từng bước ổn định. Tuy nhiên, kinh tế Campuchia còn lạc hậu và gặp nhiều khó khăn, 50% ngân sách Chính phủ dựa vào viện trợ và cho vay của nước ngoài. Chính phủ Campuchia đang nỗ lực triển khai nhiều biện pháp nhằm giảm tỷ lệ lạm phát, tăng cường khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp, trợ giá nhiên liệu và tăng dự trữ của các ngân hàng, giảm thuế hàng hóa, dỡ bỏ một số rào cản trong cạnh tranh thương mại, kể cả mở cửa để hàng hóa trong nước tự do cạnh tranh với các sản phẩm của các Tập đoàn kinh tế lớn. Chính phủ Campuchia cho rằng sau 4-5 năm

Đề án: Kinh Tế Quốc Tế GVHD: Phùng Nam Phương

liên tiếp nền kinh tế phát triển với tốc độ hai con số, trong tương lai ngắn hạn, Campuchia vẫn có cơ hội để đạt mức tăng trưởng cao, trong bối cảnh chính phủ đang nỗ lực đẩy mạnh các hoạt động thăm dò và khai thác dầu mỏ và quặng, nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào lĩnh vực dệt may và du lịch. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đưa ra dự báo rằng với đà giảm chung 2,2% của kinh tế toàn cầu trong năm 2009, kinh tế Căm-pu-chia sẽ tăng trưởng ở mức thấp (4,8%), chưa bằng 50% mức tăng trưởng năm 2007.Kinh tế Campuchia chủ yếu dựa vào 3 Ngành chính là: xuất khẩu dệt may, du lịch và xây dựng.

Sự tăng trưởng công nghiệp đã chiếm ưu thế bởi việc tăng các xí nghiệp may mặc. Campuchia là nước xuất khẩu các sản phẩm may mặc đứng thứ năm trên thế giới, cạnh tranh với các đối tác từ Trung Quốc, Việt Nam, Bangladesh và Indonesia. Ngành công nghiệp may sử dụng hơn 330.000 lao động. Hơn 80% lao động là phụ nữ nông thôn nghèo. Ngành may mặc xuất khẩu của Campuchia thu được 3,6 tỷ USD mỗi năm. Theo số liệu của Bộ thương mại Hoa Kỳ DOC xuất khẩu may mặc của Campuchia vào thị trường Hoa Kỳ đạt 1,8 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2008. Khoảng 70% sản phẩm may mặc của Campuchia xuất khẩu sang Hoa Kỳ, 24% xuất khẩu sang EU. Đây là hai thị trường lớn của Ngành công nghiệp may mặc Campuchia. Năm 2008, mặc dù sức mua của các khách hàng Mỹ và châu Âu đã sa sút do cuộc khủng hoảng tài chính ở thị trường nhiều nước, tuy nhiên, Ngành dệt may Campuchia vẫn trong tình trạng ổn định, nhưng nhiều nhà sản xuất sẽ phải chấp nhận mức lợi nhuận biên thấp hơn.

Xây dựng cũng là một Ngành chủ đạo của kinh tế Campuchia, chiếm 1/3 các hoạt động công nghiệp. Xi măng chiếm 90% giá trị vật liệu xây dựng nhập khẩu. Tuy nhiên những dự án về xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng văn phòng, nhà ở và khôi phục lại công trình cũng cần cho phát triển lĩnh vực này.

Du lịch: Thế mạnh du lịch mang lại nguồn thu rất lớn cho Campuchia. Với hơn hai triệu lượt khách nước ngoài vào thăm Campuchia trong năm 2007, các quan chức Bộ Du lịch Campuchia ước tính con số này sẽ tăng từ 20% đến 25% trong năm 2008 và có thể đạt ba triệu lượt du khách vào năm 2010. Qua thống kê của Ngành du lịch, du khách vào

Đề án: Kinh Tế Quốc Tế GVHD: Phùng Nam Phương

Ngành du lịch Campuchia đang nỗ lực phát huy vai trò mũi nhọn của nền kinh tế đang lên và bảo đảm môi trường du lịch bền vững. Các danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Campuchia Thủ đô Phnôm Pênh, hoàng cung, đền Vàng, đồi Bà Pênh, Ăngco Thom, Ăngco Vát (tỉnh Xiêm Riệp), v.v...

Ngoài 3 Ngành trên, thành tích nông nghiệp Campuchia cũng đang đóng góp tích cực cho sự nghiệp ổn định xã hội và xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an ninh lương thực và có dư xuất khẩu (khoảng 2,3 triệu tấn/năm).

3.2.3 Các chính sách – Pháp luật

Chính phủ Campuchia duy trì chính sách coi trọng đầu tư của khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài. Ủy ban Phát triển Campuchia (CDC). Cơ quan phụ trách hoạt động đầu tư là Ủy ban Phát triển Campuchia (CDC) thi hành chính sách giao dịch “Một cửa” đối với nhà đầu tư và cam kết là cơ quan có tốc độ xử lý hồ sơ và cấp phép đầu tư nhanh nhất trong khu vực (trong vòng 45 ngày). CDC cũng là cơ quan có chức năng phê duyệt các yêu cầu miễn giảm thuế, đăng ký thành lập doanh nghiệp, cấp visa và giấy phép lao động cũng như tạo điều kiện cho các thủ tục hành chính kế tiếp. Ngoài ra, tại các khu công nghiệp đang được phát triển ở Phnom Penh và Sihanouk Ville, nhà đầu tư còn được trao thêm nhiều ưu đãi khác.

Từ năm 1999, Chính phủ Hoàng gia Campuchia khởi động Diễn đàn giữa Chính phủ - Khu vực Tư nhân (Government - Private Sector Forum, G-PSF), một cơ chế đối thoại để chính phủ lắng nghe góp ý của khu vực dân doanh về các chính sách mới, và cung cấp một cơ chế để chính phủ biết và giải quyết những khó khăn mà khu vực dân doanh gặp phải trong quá trình hoạt động. Diễn đàn này được tổ chức 2 lần mỗi năm và được chủ trì bởi Thủ tướng Chính phủ, và được coi như một cuộc họp Nội các mở rộng.

Theo quy định tại Luật Đầu tư, khi đầu tư vào Campuchia, doanh nghiệp sẽ không bị phân biệt đối xử, không bị quốc hữu hóa, không giới hạn vốn đầu tư, không bị can thiệp vào giá cả, được tự do chuyển tiền về nước và được hưởng nhiều ưu đãi như quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) từ nhiều nước, nhất là các nước ở khu vực Liên minh châu Âu (EU). Cụ thể một số chính sách liên quan đến đầu tư tại Campuchia như sau:

Đề án: Kinh Tế Quốc Tế GVHD: Phùng Nam Phương

Chính sách liên quan đến đất đai: Luật Đất đai Campuchia quy định tất cả đất đai thuộc sở hữu nhà nước. Hiến pháp Campuchia cũng quy định chỉ có các pháp nhân và công dân mang quốc tịch Campuchia mới có quyền sở hữu đất ở Campuchia. Một pháp nhân được coi là mang quốc tịch Campuchia nếu có ít nhất 51% cổ phần được nắm giữ bởi các công dân Campuchia. Luật Đầu tư quy định thời hạn thuê đất có thể lên đến 70 năm và có thể gia hạn. Luật này không đề cập đến quy định giới hạn số lần gia hạn thời gian thuê. Với các bất động sản trên đất, nếu là tài sản hợp pháp thì người chủ có quyền sở hữu. Bên cạnh đó, nhà đầu tư có đầy đủ các quyền khác liên quan đến đất đai như chuyển nhượng, thuê, cho mượn, chuyển đổi, … Các pháp nhân khi đã có hợp đồng thuê đất, sau 3 năm nếu được sự cho phép của Chính phủ thì có thể được cho một bên thứ 3 thuê lại.

Chính sách quản lý ngoại hối và chuyển lợi nhuận: Theo quy định tại Luật Ngoại hối năm 1997, những khoản tiền được tạo ra từ các dự án đầu tư nước ngoài phù hợp với quy định tại Luật Đầu tư thì sẽ được lưu chuyển tự do. Các khoản tiền này phải được chuyển thông qua các trung gian tài chính được ủy quyền, là những ngân hàng được thành lập và hoạt động vĩnh Viễn ở Campuchia. Nếu khoản tiền được chuyển lớn hơn 100,000 USD thì ngân hàng đó sẽ phải báo cáo cho Ngân hàng Trung ương. Các khoản vay và cho vay được tự do thỏa thuận giữa người cư trú và không cư trú, miễn là các giao dịch vay-trả được thực hiện thông qua các ngân hàng được ủy quyền. Các khoản chuyển tiền ra ngoài dưới 10,000 USD thì không cần chứng từ kèm theo.

Ưu đãi thuế: Một số ưu đãi thuế theo quy định tại Luật Đầu tư năm 1994 như sau:

 Thuế suất thuế TNDN theo luật định là 20%, thấp hơn đáng kể so với các quốc gia ASEAN khác.

 Những Ngành được ưu đãi thuế (không phải được miễn thuế) bao gồm: công nghệ cao, xuất khẩu, du lịch, hạ tầng, năng lượng, phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường.

 Thời gian miễn thuế có thể lên tới 8 năm.

Đề án: Kinh Tế Quốc Tế GVHD: Phùng Nam Phương

 Những lĩnh vực đầu tư được khuyến khích sẽ được miễn thuế nhập khẩu đầu vào.

 Thời gian chuyển lỗ lên tới 5 năm.

 Khấu hao nhanh.

 Năm 2005, Campuchia bổ sung thêm ưu đãi thuế suất 0% đối với các doanh nghiệp trong nước cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may xuất khẩu.

 Năm 2008, Campuchia bãi bỏ quy định trả trước hàng tháng thuế TNDN đối với các công ty sản xuất hàng xuất khẩu.

Chính sách khác:

 Dịch vụ Một cửa: Hỗ trợ đầu tư bằng cách hướng dẫn và thúc đẩy quy trình nộp hồ sơ và chúng nhận cho các dự án đầu tư. Ví dụ, với những dự án đầu tư yêu cầu chứng nhận của Ban Lãnh đạo CDC thì quá trình xử lý hồ sơ chỉ mất tối đa 7 ngày.

 Hợp tác giữa khu vực tư với các dự án về cơ sở hạ tầng: chương trình Tiểu vùng Sông Mê Kông mở rộng (GMS), phát triển bởi ADB, đang nỗ lực thu hút nguồn vốn tư nhân vào các dự án hạ tầng quan trọng.

Các lĩnh vực được ưu tiên đầu tư:

 Các Ngành công nghệ cao.

 Ngành tạo ra nhiều việc làm.

 Ngành định hướng xuất khẩu.

 Du lịch.

 Công nghiệp chế biến.

 Hạ tầng và năng lượng.

 Phát triển nông thôn.

 Bảo vệ môi trường.

 Đầu tư vào các Đặc khu (SPZ).

3.2.4 Đặc điểm phát triển Văn hóa – Xã hội

Campuchia là quốc gia thuần nhất về dân cư với hơn 90% dân số là người Khmer và nói tiếng Khmer, ngôn ngữ chính thức. Số còn lại là người Việt, người Hoa, người Chàm và người Thượng sống Tập trung ở miền núi phía bắc và đông bắc. Phật giáo Tiểu Thừa bị Khmer Đỏ hủy diệt đã được phục hồi là tôn giáo chính thức, với khoảng 95% dân số. Phật giáo Đại Thừa chủ yếu Tập trung trong cộng đồng người Việt và người Hoa. Hồi giáo và Đạo Bà la môn ở các cộng đồng Chăm, Thiên Chúa Giáo chiếm khoảng 2% dân số...Tiếng Pháp và tiếng Anh được nhiều người Campuchia sử dụng như là ngôn ngữ

Đề án: Kinh Tế Quốc Tế GVHD: Phùng Nam Phương

thứ hai và thông thường là ngôn ngữ phải học trong các trường phổ thông và đại học. Nó cũng được sử dụng thường xuyên trong chính quyền. Một số lớn trí thức mới của Camphuchia được đào tạo tại Việt Nam là một thuận lợi cho quan hệ kinh tế - văn hóa ba nước Đông Dương. Cuộc nội chiến có ảnh hưởng mạnh đến cấu trúc dân số Campuchia. Độ tuổi trung bình là 20.6, với hơn 50% dân cư trẻ hơn 25 tuổi. Tỷ lệ nam/nữ là 0.95, thấp nhất trong số các quốc gia tiểu khu vực sông Mê công. Trong số người Campuchia độ tuổi hơn 65, tỷ lệ nữ/nam là 1.6:1. Nền văn hóa Campuchia có lịch sử phong phú đa dạng trải qua nhiều thế kỷ và chịu ảnh hưởng nặng của Ấn Độ. Nền văn hóa Campuchia cũng gây ảnh hưởng mạnh lên Thái Lan, Lào và ngược lại. Trong lịch sử Campuchia, tôn giáo có vai trò lớn trong các hoạt động văn hóa. Trải qua gần 2000 năm, người dân Campuchia đã phát triển một tín ngưỡng Khmer độc đáo với các tín ngưỡng hỗn hợp gồm tín ngưỡng thuyết vật linh bản địa và các tôn giáo Ấn Độ như Phất giáo và Hindu giáo.Tỷ lệ biết chữ ở Campuchia khoảng 73,6% trong đó tỷ lệ nam biết chữ cao hơn nữ và thành thị cao hơn nông thôn. Trong thời kỳ Khmer đỏ thống trị, giáo dục Campuchia bị tàn phá nặng nề và hiện nay đang từng bước được phục hồi.

3.3 Tình hình đầu tư của Viettel sang thị trường Campuchia

Một phần của tài liệu thực trạng đầu tư của tập đoàn viettel vào thị trường campuchia (Trang 26)