Hiệp hội doanh nghiệp điện tửViệt Nam là hiệp hội ngành hàng của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vàdịch vụ trong lĩnh vực điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin trong cả nước,đ
Trang 1Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc
-o0o -LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan chuyên đề: “Một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động của Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam trong bối cảnh hội nhập” của em được thực hiện nghiêm túc dưới sự hướng dẫn của TS Ngô Thị
Tuyết Mai và GV Nguyễn Bích Ngọc, cùng với việc tham khảo các sách báo vàtài liệu trên Internet… và nhiều tài liệu liên quan đến đề tài Số liệu dẫn chứngtrong chuyên đề được lấy từ các báo cáo tài liệu chính thức của Hiệp hội Doanhnghiệp Điện tử không sửa chữa
Em xin cam đoan chuyên đề được thực hiện mà không có sự sao chép từ tàiliệu nào khác
Nếu sai phạm, em xin chịu mọi hình thức kỉ luật của Khoa và nhà trường
Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Trung Đức
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo của trường Đại học Kinh tếQuốc dân đã trang bị cho em những kiến thức, kỹ năng trong suốt 4 năm học để
em có thể hoàn thành chuyên đề: “Một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động của Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam trong bối cảnh hội nhập”.
Em xin chân thành cảm ơn TS Ngô Thị Tuyết Mai và GV Nguyễn BíchNgọc đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện chuyên đềnày
Em cũng xin cảm ơn tới Văn phòng Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử đã giúp
đỡ em trong thời gian thực tập tại cơ quan, tạo điều kiện cho em hoàn thànhchuyên đề này
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Trung Đức
Trang 3MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 5
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ 7
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 8
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 9
1.1 SỰ RA ĐỜI VÀ VAI TRÒ CỦA HIỆP HỘI 9
1.1.1 Sự ra đời của Hiệp hội 9
1.1.2 Khái niệm và vai trò của Hiệp hội 10
1.2 NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA HIỆP HỘI 12
1.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH VÀ NGUỒN LỰC CỦA HIỆP HỘI 13
1.3.1 Cơ cấu tổ chức điều hành 13
1.3.2 Nguồn lực của Hiệp hội 15
1.4 CÁC NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA HIỆP HỘI 17
1.4.1 Nguyên tắc về quyền và nghĩa vụ của Hội viên 17
1.4.2 Nguyên tắc biểu quyết 18
1.4.3 Nguyên tắc về chế độ làm việc 18
1.4.4 Nguyên tắc khen thưởng, kỷ luật 18
1.4.5 Nguyên tắc về thu, chi tài chính 18
1.5 KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG 19
1.5.1 Kinh nghiệm về liên kết doanh nghiệp trong nước của Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam…… 19
1.5.2 Kinh nghiệm về tìm kiếm thị trường và mở rộng quan hệ hợp tác của các Hiệp hội doanh nghiệp và ngành hàng tại Hàn Quốc 20
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 22
2.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NGÀNH ĐIỆN TỬ VIỆT NAM… 22
2.1.1 Khái quát quá trình phát triển của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam 1975 – 2005…… 22
2.1.2 Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh ngành điện tử Việt Nam từ 2006 – nay……….……… ……… 24
2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI 36
2.2.1 Vai trò tham vấn 37
2.2.2 Vai trò xúc tiến thương mại 38
2.2.3 Vai trò hợp tác quốc tế 40
Trang 42.2.4 Vai trò đào tạo truyền thông 42
2.3 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM… 43
2.3.1 Những kết quả tích cực đã đạt được và nguyên nhân 44
2.3.2 Những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân 44
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI CHO ĐẾN NĂM 2014 47
3.1 DỰ BÁO XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 47
3.2 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI TRONG 2011 – 2014 48
3.2.1 Xây dựng và phát triển mối quan hệ với các cơ quan nhà nước, các tổ chức và các Hiệp hội ngành hàng 48
3.2.2 Phát triển hội viên 49
3.2.3 Phát triển các hoạt động dịch vụ 49
3.2.4 Đổi mới cơ cấu tổ chức của Hiệp hội 50
3.2.5 Tuyên truyền tăng cường huy động vốn cho hoạt động của Hiệp hội 51
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 51
3.3.1 Đối với Nhà nước 51
3.3.2 Đối với Doanh nghiệp điện tử 52
KẾT LUẬN 53
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
Trang 5LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh đất nước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, sựthành công của mỗi ngành hàng phụ thuốc rất lớn vào các hoạt động hợp tácquốc tế, và hoạt động xúc tiến thương mại, cũng như liên kết phát triển giữa cácdoanh nghiệp nội ngành, nhất là với những ngành có đặc thù là toàn cầu hóarộng và chuyên môn hóa sâu như ngành điện tử Hiệp hội doanh nghiệp điện tửViệt Nam là hiệp hội ngành hàng của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vàdịch vụ trong lĩnh vực điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin trong cả nước,được thành lập tại thời điểm nước ta đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khuvực và thế giới Qua 10 năm xây dựng và phát triển, Hiệp hội doanh nghiệp điện
tử Việt Nam đã trở thành một trong những tổ chức xã hội nghề nghiệp hàng đầucủa ngành và có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước Với những hoạt động thiết thực của mình, Hiệp hội đãthực sự trở thành cầu nối đáng tin cậy giữa các doanh nghiệp, và giữa doanhnghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước nhằm mục tiêu xây dựng ngành côngnghiệp điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin Việt Nam lớn mạnh, thànhngành kinh tế mũi nhọn của đất nước
Nhân 10 năm thành lập Hiệp hội, là một thời gian đủ dài để nhìn lại vàđánh giá về 1 quá trình phát triển, từ đó rút ra nhận xét về Hiệp hội, phương thứcphát triển để đảm bảo sự phát triển bền vững và hoàn thiện trong thời gian tới
Vì lý do đó, hiểu rõ về Hiệp hội doanh nghiệp điện tử, quá trình hình thành, thựctrạng hoạt động, đồng thời tìm ra các giải pháp đề xuất cho sự phát triển hoànthiện hơn của Hiệp hội là một nhu cầu tất yếu Ngoài ra, với mong muốn tìmhiểu, nghiên cứu và tiếp cận sâu thêm về ngành điện tử Việt Nam nói chung và
hiệu quả hoạt động của Hiệp hội, sinh viên đã chọn đề tài: “Một số ý kiến nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam trong bối cảnh hội nhập”
2 Mục đích
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá hoạt động của Hiệp hội, từ đóđưa ra phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động củaHiệp hội Để thực hiện được mục đích trên, trước hết cần tiến hành những nhiệm
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung vào phân tích hiệu quả hoạt động của Hiệp hội
Trang 63.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: trong phạm vi Hiệp hội và ngành công nghiệp điện tử Việt
Nam
Về thời gian: chuyên đề sẽ tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động của
ngành điện tử Việt Nam và thực trạng hoạt động của Hiệp hội doanh nghiệp điện
tử Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến hết quý I năm 2012, và dự báo đến năm 2014
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp luận Đồng thời, phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp và phân tích cũng được sử dụng để luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn.Những nhận định, đánh giá, đề xuất đều dựa trên cơ sở khoa học, dẫn chứng cụ thể và được tham vấn chuyên gia
5 Kết cấu của đề tài
Ngoài các phần như mục lục, lời nói đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụlục, chuyên đề được trình bày trong 3 chương:
Chương I: Tổng quan về hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
Chương II: Thực trạng hoạt động của Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam trong thời gian qua
Chương III: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội cho đến năm 2014
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ
Bảng biểu
Bảng 1.1: Nguồn lực của Hiệp hội 16
Bảng 1.2: Kết quả thu được từ sự kiện Business Matching của doanh nghiệp Hàn Quốc 21
Bảng 2.1: Tổng sản lượng sản xuất toàn ngành điện tử 2006 - 2012 26
Bảng 2.2: Tổng giá trị xuất khẩu ngành điện tử 2006 - 2012 30
Bảng 2.3: Kim ngạch nhập khẩu toàn ngành điện tử 2006 – 2011 33
Bảng 2.4: Hoạt động xúc tiến thương mại của Hiệp hội từ 2005 - nay 39
Bảng 3.1: Dự báo tổng sản lượng sản xuất toàn ngành điện tử 2012 - 2016 47
Hình vẽ Hình 1.1: Logo của Hiệp hội 10
Hình 1.2: Cơ cấu tổ chức của Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử 15
Hình 1.3: Cơ cấu ngân sách của Hiệp hội 16
Hình 2.1: Cơ cấu sản xuất ngành điện tử Việt Nam 2009 26
Hình 2.2: Sản lượng sản xuất toàn ngành điện tử Việt Nam 2006 – 2012 27
Hình 2.3: Chuỗi giá trị ngành điện tử Việt Nam 29
Hình 2.4: Tổng giá trị xuất khẩu ngành điện tử 2006 - 2012 30
Hình 2.5: Cơ cấu xuất khẩu tại một số khu vực chủ yếu 2011 31
Hình 2.6: Những thành công nổi bật của Hiệp hội từ năm 2000 - nay 36
Hình 2.7: Điều tra về tình hình sử dụng quảng cáo của doanh nghiệp 42
Trang 8DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
OEM sản xuất hàng gia công theo thiết kế và thương hiệu của người mua
Trang 9CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP ĐIỆN
TỬ VIỆT NAM
1.1 SỰ RA ĐỜI VÀ VAI TRÒ CỦA HIỆP HỘI
1.1.1 Sự ra đời của Hiệp hội
Trong những năm cuối cùng của thế kỷ 20, khi đất nước đẩy mạnh quátrình đổi mới và hội nhập với khu vực và thế giới và nhất là sau khi Mỹ dỡ bỏcấm vận thì ngành công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin nước ta cũng bắtđầu khởi sắc và phát triển Các hãng điện tử nước ngoài ồ ạt tiến vào thị trườngViệt Nam để thăm dò, bán hàng, tìm cơ hội liên doanh, liên kết sản xuất kinhdoanh hàng điện tử, trong đó có nhiều hãng điện tử nổi tiếng hàng đầu thế giớinhư Sony, Samsung,… Sự xuất hiện của các hãng điện tử nước ngoài đã thúcđẩy ngành công nghiệp điện tử - công nghệ thông tin trong nước phát triển sau 1thời gian dài đình đốn vì cấm vận và Liên Xô tan rã khiến ngành hàng bị mấtnguồn cung cấp nguyên vật liệu và thị trường Từ năm 1990, ngành đã liên tụcphát triển và có những đóng góp nhất định cho nền kinh tế quốc dân Tuy pháttriển khá nhanh như vậy nhưng ngành cũng đã bộc lộ những nhược điểm cơ bản.Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 1/5 tổng số doanh nghiệpnhưng có vốn đầu tư gấp 10 lần các doanh nghiệp trong nước, doanh số gấp 4lần và chiếm hơn 90% kim ngạch xuất khẩu Các doanh nghiệp Việt Nam, kể cả
là doanh nghiệp nhà nước, phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiềm lựckinh tế công nghệ hạn chế Cơ chế kinh tế thị trường tuy còn rất mới mẻ nhưng
đã có những tác động to lớn đến phương thức sản xuất kinh doanh của cácdoanh nghiệp trong ngành hàng Các doanh nghiệp nhà nước phải từ bỏ cơ chếbao cấp, các doanh nghiệp tư nhân mới được thành lập lại không thuộc một bộchủ quản nào nên rất khó khan trong việc liên kết hỗ trợ nhau, phối hợp hoạtđộng sản xuất kinh doanh để tang cường quan hệ với các doanh nghiệp điện tửnước ngoài đề liên doanh, liên kể đẩy mạnh sản xuất kinh doanh Tình hình đóđòi hỏi phải có một tổ chức xã hội nghề nghiệp tập hợp các doanh nghiệp trongngành để hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất kinh doanh, thu thập ý kiếnnguyện vọng của các doanh nghiệp phản ánh với các cơ quan quản lý Nhà nước
và thực hiện các hoạt động tư vấn, phản biện đối với các chủ trương chính sáchcủa Chính phủ liên quan tới ngành hàng
Trước bối cảnh đó, được sự ủng hộ của Bộ Công thương, từ đầu năm
1997, một ban vận động thành lập Hiệp hội Doanh Nghiệp điện tử Việt Namgồm 13 thành viên đại diện cho hơn 40 doanh nghiệp điện tử thuốc cả 3 thànhphần kinh tế trong cả nước đã được thành lập Sau khi thành lập Ban Chấp hành,Hiệp hội thông qua các hoạt động đã được trù bị Sau hơn 2 năm làm việc trongđiều kiện khó khan về cơ sở vật chất và phải tìm kiến phương thức làm việc cho
Trang 10phù hợp tình hình thực tế Việt Nam, Hiệp hội đã đạt được một số kết quả đángghi nhận.
Từ 1997-nay, sau 15 năm xây dựng và phát triển, Hiệp hội đã có nhữngbước tiến lớn Từ 40 thành viên lúc đầu nay đã có 145 thành viên và vẫn tiếp tụcphát triển Trụ sở cũng đã được mở rộng vào phía Nam tại TP HCM, văn phòngmiền Trung tại Đà Nẵng
1.1.2 Khái niệm và vai trò của Hiệp hội
Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (Vietnam Electronics IndustriesAsociation - VEIA) là một tổ chức toàn quốc của các doanh nghiệp sản xuất,kinh doanh và dịch vụ trong lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông
ở Việt Nam Hiệp hội là một tổ chức phi chính phủ và không lợi nhuận đượcthành lập ngày 02/6/2000 theo Quyết định số 38/2000/QĐ-BTCCBCP của Ban
Tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) Logo của Hiệp hội được thể hiệntrong Hình 1.1
Nhiệm vụ của Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt
Nam là tập hợp các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ trong lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin và
viễn thông trong một tổ chức vững mạnh và gắn kết để phát triển nền côngnghiệp điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông trở thành một ngành côngnghiệp mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân Hiệp hội đại diện cho toàn ngànhcông nghiệp điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông trước Chính phủ và các
cơ quan nhà nước, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên và thúc đẩy hợp tácvới các nhà sản xuất và kinh doanh nước ngoài Hiệp hội thực hiện các nhiệm vụcủa mình thông qua các hoạt động rộng rãi trong các lĩnh vực điện tử, công nghệthông tin và viễn thông
Tất cả các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ tronglĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông trấn lãnh thổ Việt Nam đều
có thể gia nhập Hiệp hội không phân biệt quốc tịch Có hai loại hội viên: hộiviên chính thức và hội viên liên kểt Hội viên liên kết dành cho các doanhnghiệp có yếu tố nước ngoài Ngoài các quyền lợi bình đẳng như các hội viênkhác, các hội viên liên kết không tham gia vào cơ cấu lãnh đạo của Hiệp hội
Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam là một tổ chức xã hội nghềnghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông.Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam đã nỗ lực xây dựng mối quan hệ hợptác với các tổ chức quốc tế cùng ngành
Trong tiến trình hội nhập, vai trò của Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử ViệtNam đối với sự phát triển của ngành điện tử ngày càng quan trọng và không thểphủ nhận Dưới đây là những vai trò cơ bản của Hiệp hội:
Hình 1.1: Logo của Hiệp hội
Trang 11- Tạo dựng mối quan hệ giữa doanh nghiệp và Chính phủ:
Ngay từ đầu, mục đích thành lập Hiệp hội là để đoàn kết các doanhnghiệp trong nước, nhằm tương trợ nhau, và để ngành hàng có 1 tiếng nói chungđến cơ quan hữu quan Đối với vai trò này, Hiệp hội thiết lập và duy trì các mốiquan hệ với các cơ quan hữu quan của Chính phủ trong khuôn khổ thông tin vàhợp tác vì lợi ích của ngành như tư vấn cho Chính phủ trong việc hình thành cácchính sách có ảnh hưởng tới ngành công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin vàviễn thông, cập nhật các quan điểm của ngành cho các cơ quan nhà nước vàthông tin kịp thời cho hội viên về những chính sách của Chính phủ
- Thu thập và phân tích thông tin:
Thu nhận, đánh giá, phân tích các thông tin về ngành nghề, xuất bản vàphân phối các báo cáo và tài liệu tham khảo về các đề tài như phương hướng củacông nghiệp điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông của thế giới và ViệtBam, các dự báo về sản phẩm và phát triển công nghệ… Chủ trì các hội thảo,triển lãm và cung cấp dịch vụ đào tạo nâng cao trình độ nghề nghiệp
- Trợ giúp phát triển công nghệ:
Trợ giúp hoạt động nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực điện tử, côngnghệ thông tin và viễn thông, khuyến khích những sản phẩm mới ứng dụng côngnghệ cao
- Đẩy mạnh tiêu chuẩn hóa:
Tham gia và trợ giúp Chính phủ trong việc xây dựng tiêu chuẩn các sảnphẩm sản xuất trong nước theo các tiêu chuẩn quốc tế Xác nhận các chứng chỉchất lượng và chính chỉ xuất xứ hàng hóa
- Xúc tiến thương mại và hợp tác quốc tế:
Đẩy mạnh quan hệ với các Hiệp hội cùng ngành hàng nước ngoài thôngqua việc tổ chức và tham gia các hội nghị quốc tế và những sự kiện có liên quan.Phối hợp với các tổ chức nước ngoài trong các hoạt động trao đổi thông tin,cung cấp trợ giúp kỹ thuật và trao đội các đoàn tham quan học hỏi về công nghệ
và thương mại Tổ chức các cuộc tham quan và làm việc cho các phái đoànthương mại và đầu tư, mở rộng xuất khấu các sản phẩm điện tử, công nghệthông tin và viễn thông của Việt Nam
- Tăng cường hợp tác tương trợ giữa các hội viên:
Tạo điều kiện cho các hội viên gặp gỡ, thảo luận và trao đổi ý kiến về cácquan điểm và lợi ích chung, chia sẻ các thông tin có liên quan cho hội viên vàtạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các hội viên trong không khí bèbạn
Trang 121.2 NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA HIỆP HỘI
Trong khuôn khổ hoạt động của mình, Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tửViệt Nam có các nhiệm vụ, quyền hạn sau, dựa trên “Điều lệ hoạt động của Hiệphội”:
- Đại diện và bảo vệ quyền lợi chính đáng của các hội viên trong khuônkhổ pháp luật Việt Nam
- Tư vấn và kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước về chiến lượcphát triển, các quy hoạch và kế hoạch dài hạn, các chủ trương, chínhsách, xây dựng các tiêu chuẩn sản phẩm và các vấn đề khác liên quantới ngành theo quy định của pháp luật Phổ biến kịp thời các chủtrương, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan cho các hộiviên
- Nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động của ngành điện tử, công nghệthông tin và viễn thông ở Việt Nam, trong khu vực và trên thế giới để
tư vấn về đầu tư, chuyển giao công nghệ, liên doanh, liên kết với nướcngoài, tư vấn về phương hướng đầu tư sản xuất kinh doanh cho các hộiviên nhằm khai thác thế mạnh của từng hội viên và đảm bảo lợi íchtoàn ngành theo quy định của pháp luật
- Tổ chức các hoạt động giao lưu, hợp tác và liên kết kinh tế - khoa họccông nghệ giữa các hội viên, đẩy mạnh chuyên môn hoá và hợp táchoá, khai thác có hiệu quả tiềm năng của mọi hội viên trong các hoạtđộng sản xuất kinh doanh, làm đầu mối giải quyết những khó khănvướng mắc và tranh chấp giữa các hội viên
- Giữ mối quan hệ và tham gia các tổ chức quốc tế và hiệp hội cùngngành trên thế giới, trong khu vực theo quy định của pháp luật.Khuyến khích và tạo điều kiện cho các hội viên gặp gỡ, trao đổi vàhợp tác với các tổ chức cùng ngành nghề nước ngoài, hỗ trợ các hoạtđộng xúc tiến thương mại của hội viên theo phương hướng chung củaHiệp hội
- Tổ chức thu nhận phân tích các thông tin liên quan tới ngành nghề đểcung cấp cho các hội viên thông qua các hình thức trao đổi thông tin,hội thảo, toạ đàm, xuất bản các ấn phẩm, tài liệu tham khảo Tổ chức
và giúp đỡ các hội viên tham gia các hội nghị, hội thảo, hội chợ, triểnlãm, tham quan khảo sát thị trường trong và ngoài nước theo quy địnhcủa pháp luật
- Hỗ trợ doanh nghiệp hội viên trong việc chuyển giao công nghệ, kinhnghiệm quản lý, xúc tiến thương mại; giúp đỡ, tạo điều kiện cho cáchội viên phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và phổ biến, áp dụng các
Trang 13sáng kiến, cải tiến kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh để mạng lại hiệuquả cho doanh nghiệp.
- Tham gia các chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chongành khi được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu Tổ chức
và thành lập các trung tâm đào tạo, tư vấn và dịch vụ; triển khai cáchoạt động tư vấn, đào tạo, dịch vụ khoa học – công nghệ trong lĩnhvực điện tử, công nghệ thông tin, viễn thông và tự động hoá theo quyđịnh của pháp luật
1.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH VÀ NGUỒN LỰC CỦA HIỆP HỘI
1.3.1 Cơ cấu tổ chức điều hành
- Đại hội toàn thể:
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hiệp hội là Đại hội toàn thể tập hợp tất cảcác hội viên để thảo luận và quyết định các chính sách và các biện pháp quantrọng liên quan đến các hoạt động của Hiệp hội Đại hội toàn thể bốn năm họpmột lần và thực hiện những nhiệm vụ:
+ Thảo luận và thông qua báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của Hiệp hộibáo cáo kiểm điểm nhiệm kỳ của Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra
+ Xem xét và thông qua Báo cáo tài chính nhiệm kỳ trước và kếhoạch tài chính nhiệm kỳ tới của Hiệp hội
+ Thảo luận và quyết định phương hướng, chương trình hoạt độngcủa Hiệp hội nhiệm kỳ tới Thảo luận và thông qua việc bổ sung, sửa đổi Điều lệcủa Hiệp hội
+ Quyết định số lượng uỷ viên Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra, bầu
cử Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra
+ Thảo luận và thông qua Nghị quyết của Đại hội
+ Giải quyết các công việc cấp bách khác của Hiệp hội
- Ban Chấp hành:
Ban Chấp hành gồm 25 uỷ viên được Đại hội toàn thể bầu ra với nhiệm
kỳ 4 năm Ban chấp hành bầu ra Chủ tịch, các phó Chủ tịch và Tổng Thư ký củaHiệp hội Chủ tịch Hiệp hội do Ban Chấp hành bầu Chủ tịch Hiệp hội phải làngười có uy tín trong ngành hàng, là lãnh đạo đương nhiệm của một trongnhững doanh nghiệp lớn, tiêu biểu của ngành hàng và có quan hệ rộng rãi vớicác cơ quan quản lý Nhà nước, các Hiệp hội ngành hàng trong nước và quốc tế.Các Phó Chủ tịch giúp Chủ tịch lãnh đạo từng mặt công tác của Hiệp hội CácPhó Chủ tịch có trách nhiệm và quyền hạn trong phạm vi được phân công củaBan Chấp hành Trong trường hợp vắng mặt, Chủ tịch Hiệp hội có thể uỷ nhiệm
Trang 14một Phó Chủ tịch thay thế Ban Chấp hành điều hành các hoạt động cuả Hiệphội giữa hai kỳ Đại hội toàn thể.Về cơ bản, nhiệm vụ của Ban Chấp hành baogồm:
+ Bầu cử và bãi nhiệm các chức danh lãnh đạo của Hiệp hội: Chủtịch, Phó Chủ tịch và Tổng Thư ký Xét kết nạp và bãi miễn tư cách hội viên
+ Điều hành các hoạt động của Hiệp hội theo Nghị quyết của Đại hộitoàn thể Xây dựng, ban hành các quy chế, nội quy làm việc của Ban Chấp hành
và các tổ chức trực thuộc Hiệp hội Quyết định kế hoạch, chương trình công tácgiữa các kỳ họp của Ban Chấp hành
+ Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các Chương trình hoạt động và tàichính của Hiệp hội, quy định mức thu hội phí gia nhập và hội phí hàng năm.Thông qua kế hoạch tài chính và quyết toán nhiệm kỳ và hàng năm, đề xuất mứchội phí gia nhập Hiệp hội và hội phí hàng năm
+ Thực hiện vai trò quyết định thành lập Văn phòng đại diện, chi hộiđịa phương và các tổ chức trực thuộc Hiệp hội hay quyết định triệu tập Đại hộitoàn thể, hội nghị thường niên và chuẩn bị các vấn đề liên quan cho các hội nghịtrên
- Ban kiểm tra:
Đại hội toàn thể bầu ra Ban Kiểm tra gồm một Ủy viên Ban Chấp hànhlàm Trưởng Ban và một số thành viên khác không nằm trong Ban Chấp hành.Ban Kiểm tra có các nhiệm vụ:
1 Giám sát các nguồn thu và chi tiêu tài chính của Hiệp hội;
2 Giám sát các hoạt động của Hiệp hội để Hiệp hội hoạt động theo đúngchính sách của Đảng và Nhà nước và Điều lệ của Hiệp hội;
3 Kiến nghị với Hiệp hội những vấn đề cần chấn chỉnh trong các phiênhọp định kỳ hoặc bất thường của Hiệp hội hay Ban Chấp hành
- Các Ban chuyên môn:
Các ban chuyên môn được thành lập trực thuộc Ban Chấp hành để giúpHiệp hội thực hiện các nhiệm vụ đối nội và đối ngoại trong các lĩnh vực liênquan tới ngành nghề Công việc của Ban chuyên môn, tư vấn và đề xuất nhữngvấn đề thuộc phạm vi chuyên môn theo yêu cầu của Ban Chấp hành và có nhiệm
vụ phác thảo và lập kế hoạch cho các hoạt động của Hiệp hội cũng như thựchiện các kế hoạch đó
- Văn phòng Hiệp hội:
Văn phòng Hiệp hội gồm nhiều phòng ban nhỏ bao gồm: Hành chínhquản trị, Tiểu ban quan hệ quốc tế, Tiểu ban tổ chức, Tiểu ban đào tạo, Các văn
Trang 15phòng đài diện Nhiệm vụ của Văn phòng Hiệp hội là giúp Ban Chấp hành trongviệc thực hiện các nhiệm vụ của Hiệp hội.
Hình 1.2 dưới đây cho thấy cơ cấu tổ chức của Hiệp hội một cách hệthống
và khái quát
Nguồn: Điều lệ Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam – sửa đổi bổ sung 2010 Hình 1.2: Cơ cấu tổ chức của Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử
1.3.2 Nguồn lực của Hiệp hội
Có thể nhìn qua Bảng 1.1 để thấy sơ qua quy mô của Hiệp hội Hiện tại,Hiệp hội có 3 văn phòng trên cả nước, 1 trụ sở đặt tại Hà Nội và 2 văn phòng đạidiện ở Đà Nẵng và TP HCM Về nhân sự, số lượng nhân sự toàn bộ Hiệp hộigồm 30 người, bao gồm: 25 thành viên Ban chấp hành (Chủ tịch, các Phó chủtịch và Ủy viên ban chấp hành), và 5 nhân viên, cán bộ tại Văn phòng hiệp hội
và các văn phòng đại diện Số lượng hội viên hiện tại của hội tính đến cuối 2011
là 145 doanh nghiệp, trong đó có 14 doanh nghiệp hội viên liên kết, tức là doanhnghiệp liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài
ĐẠI HỘI TOÀN
THỂ
BAN CHẤP HÀNH
CÁC BAN CHUYÊN MÔN
BAN HỘI VIÊN
BAN THỊ TRƯỜNG
- XTTM
BAN CHÍNH SÁCH
VĂN PHÒNG HIỆP HỘI
HÀNH CHÍNH QUẢN TRỊ
TIỂU BAN QUAN
HỆ QT
TIỂU BAN TỔ CHỨC
TIỂU BAN ĐÀO TẠO
CÁC VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN BAN KIỂM TRA
Trang 16Bảng 1.1: Nguồn lực của Hiệp hội
1 tại Hà Nội 1 tại Đà Nẵng
1 tại TP HCM
Nguồn: Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam
Về điều kiện vật chất, Hiệp hội có cơ sở vật chất khá tốt Văn phòng trụ
sở của Hiệp hội được tách ra từ văn phòng làm việc của Tổng công ty Điện tử tin học Việt Nam Các trang thiết bị của văn phòng đều đầy đủ và phục vụ tốtnhu cầu làm việc
-Về ngân sách Hiệp hội vàcơ cấu sử dụng quỹđược thể hiện như trongHình 1.3 Ngân sách của Hiệp hội chủ yếu đến từ nguồn quỹ xúc tiến thươngmại và hội phí từ hội viên Ước tính trong năm 2011, ngân sách của toàn bộHiệp hội khoảng 1 tỷ đồng Nguồn ngân sách này chủ yếu được chi cho các hoạtđộng xúc tiến thương mại (hơn 50%), còn lại là chi cho các hoạt động tổ chứchội thảo (19%) và tiền lương cho cán bộ nhân viên
T ng chi ổng chi T ng thu ổng chi
- 200000000.000
550000000.000
491000000.000
H i phí ội phí Quỹ XTTM Các ho t đ ng khác ạt động khác ội phí
Ti n l ền lương, thưởng ương, thưởng ng, th ưởng ng cán bội phí
T ch c h i th o ổng chi ức hội thảo ội phí ảo
Ho t đ ng XTTM ạt động khác ội phí
Nguồn: ước tính từ số liệu báo cáo hoạt động của VEIA Hình 1.3: Cơ cấu ngân sách của Hiệp hội
Trang 171.4 CÁC NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA HIỆP HỘI
Nguyên tắc hoạt động của Hiệp hội tuân theo văn bản “Điều lệ hoạt độngcủa Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam” và pháp luật Nhà nước Theo đó,cách thức hoạt động, quyền và nghĩa vụ của Hiệp hội cũng như các Hội viên đềuđược quy định rõ
1.4.1 Nguyên tắc về quyền và nghĩa vụ của Hội viên
Đối với các Hội viên, có 3 loại:
- Hội viên chính thức là các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động nghiêncứu, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trong lĩnh vực điện tử, công nghệthông tin, viễn thông và tự động hóa của Việt Nam, tán thành Điều lệcủa Hiệp hội và tự nguyện viết đơn gia nhập Hiệp hội, đóng lệ phí gianhập Hiệp hội và hội phí hàng năm đều có thể trở thành hội viên chínhthức của Hiệp hội
- Hội viên liên kết: là các doanh nghiệp liên doanh hay 100% vốn nướcngoài (sau đây gọi chung là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)hoạt động tại Việt Nam, có đóng góp cho sự phát triển của Hiệp hội,tán thành Điều lệ Hiệp hội, tự nguyện đăng ký gia nhập thì được Hiệphội xem xét công nhận là Hội viên liên kết
- Hội viên danh dự: Các nhà khoa học, các chuyên gia, cán bộ quản lý
có kinh nghiệm trong lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin và viễnthông được Đại hội toàn thể hoặc Ban Chấp hành tôn vinh
Về quyền Hội viên, tất cả các hội viên đều bình đẳng, được hưởng mọiquyền lợi, ưu đãi do Hiệp hội mang lại và được Hiệp hội bảo vệ, giúp đỡ trongtrường hợp cần thiết Các hội viên chính thức được biểu quyết các vấn đề quantrọng của Hiệp hội, được tham gia ứng cử, bầu cử vào các chức vụ lãnh đạo củaHiệp hội và thông qua Hiệp hội, kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước đểgiải quyết các vấn đề về cơ chế, chính sách, bảo đảm lợi ích cho doanh nghiệp
và cho toàn ngành Doanh nghiệp Hội viên sẽ được cử đại diện tham dự Đại hộitoàn thể, hội nghị hàng năm và các hoạt động chính thức khác của Hiệp hội,được cung cấp các thông tin kinh tế-khoa học công nghệ của Hiệp hội, tham giacác hội nghị, hội thảo, hội chợ triển lãm, các đoàn công tác nước ngoài do Hiệphội tổ chức
Về nghĩa vụ Hội viên, các hội viên phải tuân theo Điều lệ tổ chức và hoạtđộng của Hiệp hội, tích cực tham gia các hoạt động của Hiệp hội, và đảm nhậnnhững công việc được Hiệp hội phân công Phải thường xuyên liên hệ với Hiệphội thông qua Ban Chấp hành Hiệp hội Báo cáo đầy đủ, chính xác và kịp thờicác thông tin có liên quan theo yêu cầu của Ban Chấp hành Đóng hội phíthường niên đầy đủ và đúng hạn theo quy định của Hiệp hội
Trang 181.4.2 Nguyên tắc biểu quyết.
Đại hội quyết nghị theo nguyên tắc biểu quyết đa số, ít nhất phải được 1/2
số đại biểu nhất trí Đối với những vấn đề quan trọng như sửa đổi, bổ sung Điều
lệ, giải thể Hiệp hội, bầu cử Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra, các quyết nghị Đạihội phải được ít nhất 2/3 số đại biểu tán thành
1.4.3 Nguyên tắc về chế độ làm việc.
Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hiệp hội và Thường vụ Ban Chấp hành làmviệc theo chế độ kiêm nhiệm Tổng Thư ký làm việc theo chế độ chuyên trách.Các Phó Tổng thư ký có thể làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêmnhiệm Các cán bộ, nhân viên công tác tại Văn phòng Hiệp hội và các Vănphòng đại diện làm việc và hưởng lương theo chế độ chuyên trách Mức lươngcủa cán bộ chuyên trách do Thường vụ Ban Chấp hành đề nghị Chủ tịch Hiệphội quyết định
1.4.4 Nguyên tắc khen thưởng, kỷ luật
Về khen thưởng, những cá nhân, tổ chức và hội viên có thành tích xuấtsắc trong việc thúc đẩy hợp tác, tương trợ, nâng cao hiệu quả hoạt động củaHiệp hội sẽ được Hiệp hội khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng ở cấp caohơn
Về kỷ luật, mọi cá nhân, tổ chức thuộc Hiệp hội vi phạm Điều lệ Hiệp hộihoặc làm phương hại đến danh dự, uy tín và lợi ích của Hiệp hội sẽ phải chịuhình thức kỷ luật từ phê bình, khiển trách đến khai trừ ra khỏi Hiệp hội
Các quy định cụ thể về quyền, thủ tục, tiêu chuẩn khen thưởng được BanChấp hành Hiệp hội quyết định
1.4.5 Nguyên tắc về thu, chi tài chính
Đại hội toàn thể quy định những nguyên tắc thu, chi tài chính cơ bản củaHiệp hội, trên cơ sở đó Ban Chấp hành Hiệp hội ấn định mức thu chi cụ thểhàng năm để đảm bảo các mặt hoạt động của Hiệp hội Tài sản của Hiệp hội làcác phương tiện phục vụ cho công tác điều hành của Hiệp hội được mua sắm từnguồn tài chính của Hiệp hội hoặc do các tổ chức cá nhân biếu tặng, ủng hộ.Toàn bộ tài sản, tài chính của Hiệp hội được thực hiện theo nguyên tắc quản lýchặt chẽ, tự trang trải và tuân theo các quy định hiện hành của Nhà nước Nămtài khóa của Hiệp hội bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng
12 hàng năm
Nguồn quỹ cho hoạt động của Hiệp hội bao gồm hội phí (gồm hội phítham gia và hội phí thường niên), hỗ trợ của Nhà nước cấp (nếu có), các khoảnthu từ các hoạt động hợp pháp của Hiệp hội, và các khoản biếu, tặng, ủng hộ, tàitrợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
Trang 19Khoản chi chính bao gồm lương, thưởng, trợ cấp cho cán bộ, nhân viên vàcác chi phí cho các hoạt động của Hiệp hội như hội nghị, hội thảo, kinh phí dựán…
1.5 KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG
1.5.1 Kinh nghiệm về liên kết doanh nghiệp trong nước của Hiệp hội Da
-Giầy Việt Nam
Tại nhiều quốc gia, hiệp hội có tiếng nói rất quan trọng trong hoạt độngkinh tế bảo vệ quyền lợi ngành nghề Một ví dụ điển hình về vai trò của hiệp hội
là Hiệp hội Cá da trơn của Mỹ, để bảo vệ quyền lại các thành viên, họ đã khiếncác doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam chịu nhiều phen khốn đốntại thị trường Mỹ Kể tử khi gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cácdoanh nghiệp Việt Nam đã thấy được tầm quan trọng của hiệp hội Rất nhiềucác hiệp hội ở Việt Nam đã được thành lập với mục tiêu đóng góp nhất định cho
sự phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế Việt Nam nóichung và tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp Tính đến nay, ở Việt Nam
đã có khoảng 400 hiệp hội doanh nghiệp và ngành nghề hoạt động Hiện tại cácngành nghề nằm trong nhóm có kim ngạch xuất khẩu lớn sẽ được sự quan tâmnhiều hơn của doanh nghiệp, điển hình là Hiệp hội Da – Giầy
Hiệp hội Da – Giầy Việt Nam (Vietnam Leather and FootwearAssociation - LEFASO) được thành lập ngày 09/06/1990 là tổ chức liên kết kinh
tế - xãhội tự nguyện của các nhà sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa học kỹthuật và dịch vụ Da Giầy thuộc mọi thành phần kinh tế đang hoạt động tại ViệtNam Mục tiêu của Hiệp hội là tổ chức các hoạt động liên kết kinh tế, phân công
và phối hợp thực hiện giữa các doanh nghiệp hội viên trong lĩnh vực sản xuấtkinh doanh, xuất nhập khẩu trong ngành Da Giầy nhằm khai thác tối đa tiềmnăng hiện có, nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế cho các doanhnghiệp hội viên, tăng khả năng cạnh tranh của toàn ngành trên thị trường xuấtkhẩu và có tiếng nói đại diện quyền lợi của các doanh nghiệp hội viên
LEFASO có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của các doanh nghiệptrong ngành, không chỉ trong xây dựng định hướng, quy hoạch phát triển ngànhgiúp cho các doanh nghiệp lựa chọn chiến lược phát triển, Hiệp hội còn là cầunối hữu hiệu giữa các doanh nghiệp với Chính phủ trong phản biện chính sách,
đề xuất giải pháp, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, bảo vệ Hội viên trong các vụ kiệntranh chấp thương mại LEFASO có thể nói là một trong những Hiệp hội lâu đời
và có kinh nghiệm nhất tại Việt Nam Cũng như các Hiệp hội doanh nghiệpkhác, LEFASO đã và đang thực hiện những chức năng hiệp hội của mình như:đại diện quyền lợi doanh nghiệp; cung cấp các dịch vụ hỗ trợ; xây dựng tổ chứccác diễn đàn, liên kết các doanh nghiệp hội viên… Trong quá trình hội nhập,LEFASO đã vấp phải nhiều khó khăn, từ đó rút ra nhiều bài học quý giá mà các
Trang 20Hiệp hội ngành hàng khác có thể học hỏi Trong đó bài học về khả năng xâydựng liên kết hỗ trợ để chống những vụ kiện bán phá giá giữa các doanh nghiệptrong ngành Da – Giầy và trong Hiệp hội Da – Giầy là điều đáng lưu ý nhất.
Năm 2002, Việt Nam vướng phải vụ kiện bán phá giá giày và đế giàykhông thấm nước tại Canada, sau quá trình điều tra và bảo vệ, toà Thương mạiquốc tế Canada đã ra phán quyết khẳng định mặt hàng “giầy và đế giầy khôngthấm nước có nguồn gốc hoặc được xuất khẩu từ Việt Nam không gây thiệt hại
và cũng không đe dọa sản xuất giầy Canada”.1 Đây là lần đầu tiên Việt Namthành công trong các tranh chấp loại này Qua đó, Hiệp hội đã rút ra kinhnghiệm cho mình và cả những hiệp hội khác cách ứng phó với những vụ tranhchấp thương mại quốc tế như vậy, mà kiện bán phá giá là những vụ điển hình,bởi chúng chính là những biện pháp thông thường thay thế cho việc dỡ bỏ ràocản thuế quan Sau đó đến năm 2005, Việt Nam bị Liên minh châu Âu khởikiện giày dép da Việt Nam bán phá giá tại thị trường này, Hiệp hội Da – Giầy đãtập hợp các doanh nghiệp hội viên hình thành một ban thường trực để hướngdẫn cách làm thủ tục kê khai cũng như chuẩn bị cho tiến trình điều tra, nhằm hạnchế những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra Hiệp hội Da – Giầy Việt Nam đã kịpthời tập hợp, kêu gọi sự đoàn kết giữa các doanh nghiệp đồng thời hướng dẫn
115 doanh nghiệp Việt Nam gửi mẫu điều tra thông tin tới Liên minh châu Âu
Dù đã có sự chuẩn bị kỹ càng và đầy đủ chứng cứ chứng minh rằng doanhnghiệp da giầy Việt Nam chỉ làm hàng gia công cho các công ty và tập đoànnước ngoài nên không thể quyết định được giá bán sản phẩm, song sự phátquyết của Liên minh châu Âu vẫn mang lại sự bất lợi cho các doanh nghiệp dagiầy Việt Nam Qua 2 sự kiện này, Hiệp hội Da – Giầy Việt Nam đã tự xác địnhvai trò của mình là liên kết doanh nghiệp, động viên doanh nghiệp tham gia hợptác đầy đủ với cơ quan điều tra, vận động Chính phủ tham gia vận động hànhlang và cam kết, mục đích cuối cùng là giảm bớt thiệt hại cho các doanh nghiệp
1.5.2 Kinh nghiệm về tìm kiếm thị trường và mở rộng quan hệ hợp tác của
các Hiệp hội doanh nghiệp và ngành hàng tại Hàn Quốc
Hàn Quốc là một trong những quốc gia đi đầu trong đường lối côngnghiệp hướng ngoại tại châu Á Đầu năm 2012, Hiệp hội doanh nghiệp điện tửHàn Quốc (KEA) và hiệp hội các doanh nghiệp liên doanh Hàn Quốc (KOVA)
đã có 2 buổi hội chợ xúc tiến thương mại hợp tác với Việt Nam dưới dạng
“Business Meeting” thông qua sự phối hợp tổ chức của Hiệp hội doanh nghiệpđiện tử Việt Nam Những hoạt động xúc tiến thương mại loại này rất được HànQuốc chú trọng và thực hiện thường xuyên Thông qua hoạt động này, cácdoanh nghiệp Hàn đã thu được rất nhiều lợi ích và mở rộng quan hệ làm ăn vớicác đối tác trên thế giới Bảng 1.1 cho thấy điều đó Đoàn Hàn Quốc gồm 9doanh nghiệp trong lĩnh vực vô tuyến, truyền thông đã đi làm việc tại Việt Nam,
Trang 21Thái Lan trong năm 2012, và thu về 5 triệu USD từ hoạt động này Các doanhnghiệp Hàn Quốc tham gia trong chuyến đi chủ yếu là các doanh nghiệp vừa vànhỏ với số vốn từ 40.000 – 100.000 USD, lợi nhuận hàng năm từ 1 triệu – 4triệu USD2 Có thể thấy, doanh nghiệp Hàn Quốc rất dũng cảm, nhạy bén và biếtnắm bắt cơ hội, không chỉ có các doanh nghiệp lớn và nổi tiếng của Hàn Quốcmới vươn ra toàn cầu mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng tích cực tìm kiếmthị trường trên thế giới So sánh với Việt Nam, doanh nghiệp điện tử Việt Namcũng đa phần là vừa và nhỏ, với số vốn thành lập xung quanh 100.000 USD, sốlượng nhân sự doanh nghiệp cũng thuộc loại nhỏ, tuy nhiên, vẫn nhiều doanhnghiệp Việt Nam giữ suy nghĩ làm ăn địa phương, sợ rủi ronên không tìm kiếm
cơ hội làm ăn với đối tác trên thế giới Về phía Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử,việc khuyến khích doanh nghiệp ra nước ngoài và tìm cơ hội cho doanh nghiệp,cao hơn là tự tạo ra cơ hội để doanh nghiệp có thể ra nước ngoài và xúc tiếnthương mại là một điều nên làm Mặc dù với điều kiện tài chính và nhân sự cònnhiều hạn chế nhưng học hỏi những hoạt động xúc tiến thương mại như thế nàycủa Hàn Quốc là một điều nên cân nhắc và đưa vào thực hiện
Bảng 1.2: Kết quả thu được từ sự kiện Business Matching của doanh nghiệp Hàn Quốc
Năm Khu vực Số lượng doanh
2012 Thái Lan và
Việt Nam
9 Thiết bị thu phát vô
tuyến, viễn thông
100 cuộc gặp (5 triệu USD)
Nguồn: số liệu từ mạng lưới doanh nghiệp Hàn Quốc (INKE)
Trang 22CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦAHIỆP HỘI DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN
QUA2.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NGÀNH ĐIỆN TỬ
có những sự chuyển biến rõ rệt nhằm phát triển và định hướng để trở thànhngành công nghiệp mũi nhọn trong quá trình hiện đại hóa đất nước Có thể chiaquá trình hình thành và phát triển của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam ralàm 4 giai đoạn chính như sau:
Giai đoạn trước năm 1975, khi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ còn xâm
chiếm thì ngành công nghiệp điện tử ở miền Bắc gần như hoàn toàn không pháttriển Trong suốt thời gian này nhiệm vụ của miền Bắc là tự cung tự cấp nhằmphục vụ đời sống và đánh đuổi giặc ngoại xâm Chỉ có khu vực miền Nam, thựcdân Pháp đã cho xây dựng nhiều công trình xây dựng, các nhà máy, xưởng cơkhí lớn nhằm khai thác thuộc địa Tính đến thời điểm năm 1957 – 1959 tư bảnnước ngoài đầu tư vào miền Nam với số vốn rầm rộ lên đến hơn 2 tỷ USD Đếnthời điểm năm 1975, Sài Gòn đã sở hữu đến 38.000 sơ sở sản xuất công nghiệp,thủ công nghiệp, trong đó có 766 công ti và 8.548 cơ sở sản xuất công nghiệp tưnhân Trong đó có các nhà máy sản xuất hàng điện tử với khả năng lắp ráp nhiềuloại máy như Vicasa, Vikimco, Vinappro, Sony…có từ 500 đến 1.000 thợ lắpráp Bên cạnh đó chính ngành cơ khí, luyện kim với các xí nghiệp có quy mô lớnnhư Caric và Citronen đã khiến cho ngành công nghiệp điện tử trong thời kỳ nàycũng có điều kiện để phát triển.3
Giai đoạn cải tạo và xây dựng, từ năm 1975 đến năm 1986, có thể nói
trong giai đoạn này, nền kinh tế nước ta còn gặp nhiều khó khăn khi đất nướchoàn toàn thống nhất Miền Bắc từng bước xây dựng kinh tế trong khi miềnNam sau khi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ rút ra khỏi lãnh thổ, các kế hoạchđầu tư viện trợ cũng bị dỡ bỏ, chính điều này đã khiến cho các cơ sở sản xuất cónhiều vấn đề cần phải giải quyết, ảnh hưởng lớn đến môi trường kinh doanh cho
Trang 23các DN Một số đặc điểm chung có thể nhận thấy rõ nét về ngành công nghiệpđiện tử trong thời gian này như sau:
- Thiếu đồng bộ giữa sản xuất linh kiện, vật liệu và thiết bị, sản phẩm chưađạt tiêu chuẩn Cở sở vật chất nghèo nàn lạc hậu Với đặc điểm của ngànhcông nghiệp điện tử đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn chính điều này đã gâycản trở cho quá trình phát triển ngành này trong giai đoạn sau năm 1975
Hạ tầng cơ sở từng bước được xây dựng nhưng còn gặp rất nhiều khókhăn, mặc dù ở Miền Nam hệ thống các nhà máy, xí nghiệp vẫn còn hoạtđộng tốt, tuy nhiên cũng cần vốn để sửa chữa và duy trì các máy móc
- Trình độ thiết kế và công nghệ: trong lĩnh vực chế tạo vật liệu bán dẫn,Việt Nam đã sử dụng công nghệ nóng chảy vùng, kéo đơn tinh thể, giacông cơ học các phiến bán dẫn…trong chế tạo linh kiện bán dãn đã chủđộng về công nghệ Plannar, thiết kế các linh kiện bán dẫn rời, các vi mạchđiện tử cỡ nhỏ (lưỡng cực và MOS), trong chế tạo thiết bị, đã chủ độngcông nghệ làm mạch in, lắp ráp theo dây chuyền
- Trong thời gian này đã thành lập Liên hiệp các xí nghiệp điện tử trựcthuộc Bộ cơ khí luyện kim Chính điều này đã củng cố tổ chức, ổn địnhsản xuất, có định hướng để đặt nền móng cho ngành công nghiệp điện tửphát triển Đặc biệt sảnphẩm nghe nhìn thương hiệu Viettronics của các xínghiệp thành viên đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng trong cảnước
- Đã đầu tư các dây chuyền sản xuất điện trở, tụ hóa, mạch in của Pháp, Ý,Tiệp (cũ) Ngoài ra còn sản xuất được tụ xoay, chuyển mạch, chiếp ápcung cấp cho các xí nghiệp trong nước và xuất khẩu sang các nước Xã hộichủ nghĩa cũ
Giai đoạn đổi mới và hội nhập kinh tế thế giới, từ năm 1986 đến 2005.
Giai đoạn này có những đặc điểm sau:
- Sử dụng chủ yếu là các công nghệ bán tự động và bước đầu ứng dụngcông nghệ dán bề mặt Công nghiệp sản xuất linh, phụ kiện được triểnkhai như chế tạo đèn hình, cuộn lái tia… công nghệ phụ trợ như côngnghệ ép các chi tiết và sản phẩm nhựa cũng đã đc hình thành phát triển đểphục vụ nội địa hóa các sản phẩm
- Sản phẩm hàng điện tử tiêu dùng chiếm tỷ lệ khá cao (80%) trong cơ cấusản phẩm ngành điện tử tại Việt Nam; trong khi công nghiệp sản xuất phụtùng, linh kiện và công nghiệp phụ trợ lại phát triển chậm nên tỷ lệ nội địahóa cũng như giá trị gia tăng của sản phẩm còn thấp Các doanh nghiệpFDI như Sony, Panasonic, Toshiba, Samsung, JVC, cùng một số doanhnghiệp Việt Nam như Viettronics Tân Bình, Viettronics Biên Hòa, Tiến
Trang 24Đạt chủ yếu lắp ráp sản phẩm điện tử tiêu dùng và điện lạnh phục vụ thịtrường tiêu thụ nội địa.4
- Ngày càng có nhiều tập đoàn điện tử, viễn thông nước ngoài quyết địnhchọn Việt Nam làm cứ điểm sản xuất để xuất khẩu ra toàn thế giới Khởiđầu cho xu hướng này là các tập đoàn điện tử Nhật Bản, như Nidec,Canon và Sanyo Tiếp đến là các tập đoàn đến từ Mỹ, Hàn Quốc và ĐàiLoan, trong đó đáng kể nhất là dự án của Intel, Hon Hai Foxconn, vàSamsung Electronics.5
- Công nghiệp phụ trợ đã chuyển biến tích cực do chiến lược của các tậpđoàn đầu tư với các dự án sản xuất mạch in điện tử, máy biến dòng, linh
kệ chống nhiễm từ, linh kiện cộng hưởng âm thanh, thẻ cảm ứng, bộ nốicáp quang, chip điện tử…
Giai đoạn toàn cầu hóa sâu rộng, từ 2006 đến nay Đây là giai đoạn
Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO (2005 – 2007) và bắt đầu quá trình hội nhậpsâu rộng (2007 – nay)
2.1.2 Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh ngành điện tử Việt Nam
từ 2006 – nay
Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam xuất hiện từ những năm 70 và bắtđầu phát triển từ giữa thập niên 90 đặc biệt kể từ khi một số doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam Nhìn chung,ngành công nghiệp điện tử Việt Nam còn non trẻ, tiềm lực tài chính cũng nhưcông nghệ lạc hậu so với khu vực và thế giới Tuy nhiên sau hơn 40 năm pháttriển, ngành điện tử Việt Nam cũng đã có những bước tiến lớn, so với thời kỳđầu Theo báo cáo thống kê hàng năm của BMI (Business MonitorInternational), đến nay có 51 doanh nghiệp nước ngoài, 48 Công ty thương mại
cổ phẩn, 25 Công ty trách nhiệm hữu hạn và 9 doanh nghiệp Nhà nước đangtham gia hoạt động trong lĩnh vực này.6 Lý do chính khiến cho ngành côngnghiệp điện tử chậm phát triển là do thiếu một chiến lược và tầm nhìn; khuyếnkhích các doanh nghiệp sản xuất để xuất khẩu hơn là tập trung vào thị trườngnội địa, trong khi đó vẫn chưa có một chính sách ưu đãi về thuế quan nhằm mụcđích thu hút đa dạng hóa sản phầm trong nước Các hoạt động chủ yếu củangành bao gồm sản xuất và lắp ráp và hoạt động xuất nhập khẩu
4 http://www.thv.vn/News/Detail/?gID=13&tID=58&cID=8112
5 http://veer.vn/News/9137/phat-trien-nganh-cong-nghiep-phu-tro-co-hoi-da-den
Trang 252.1.2.1.Hoạt động sản xuất, lắp ráp và công nghệ
2.1.2.1.1 Tình hình sản xuất, lắp ráp
Xuất phát điểm của Công nghiệp điện tử Việt Nam là lắp ráp các thiết bịđiện tử gia dụng dưới dạng SKD (Semi Knocked Down - nhập một nửa linhkiện), CKD (Complete Knocked Down - nhập tất cả các linh kiện), và IKD(Incomplete Knocked Down - nhập một phần linh kiện) là chính Ngoài ra,chúng ta còn tiến hành sản xuất, chế tạo các thiết bị điện tử công nghiệp, các hệthống cân đo điện tử, điều khiển tự động, các thiết bị điện tử y tế và chuyêndụng, tiếp đó là công đoạn lắp ráp máy vi tính, gia công xuất khẩu các bảngmạch điện tử và thực hiện các dịch vụ khác Tuy nhiên có một thực tế là hiệnnay cơ cấu của ngành thiên về hướng tiêu thụ hơn là sản xuất Doanh nghiệp tậptrung nhiều ở lĩnh vực thương mại Điều này có thể giải thích thông qua rào cảngia nhập ngành, lĩnh vực sản xuất điện tử đòi hỏi vốn lớn và công nghệ nên cácDoanh nghiệp nhỏ khó có thể gia nhập vào lĩnh vực sản xuất mà tập trung ở lĩnhvực phân phối lưu thông sản phẩm Và cơ cấu của ngành chú trọng đầu tư sảnxuất thành phẩm hơn là linh phụ kiện và bán thành phẩm, chính điều này khiếncho mức độ nhập khẩu của ngành tương đối cao
Về cơ cấu sản xuất, công nghiệp điện tử Việt Nam có thể chia thành 5
nhóm chính như sau:
- Điện tử gia dụng: Đa số các doanh nghiệp điện tử chủ yếu tham gia vàoloại hình chế tác và lắp ráp đơn giản, dạng CKD chiếm tới 80% Khoảng70% tổng số tivi và radio, cassette bán trên thị trường nội địa là lắp ráptrong nước, nhưng lại dùng linh kiện và các đầu vào khác của nước ngoài.Đây là ngành có quy mô sản xuất lớn nhất, có sự tham gia của cả doanhnghiệp Việt Nam xác định đây nhóm sản phẩm chủ lực, song lại là nhữngsản phẩm mà ta chậm hơn các nước trong khu vực từ 10-20 năm côngnghệ
- Thiết bị thông tin: Chủ yếu là kinh doanh lắp ráp máy tính, thiết bị mạng
và thiết bị ngoại vi Ví dụ: từ năm 1998, Việt Nam đã lần đầu lắp ráp máytính mang thương hiệu Việt Nam như CMS, T&H…nhưng toàn bộ linhkiện điện từ chip vi xử lý, chipset, connector, điện trở, tụ điện thậm chí cảpin, dung môi hàn, đế dây chuyền công nghệ lắp ráp đều là nhập khẩu
- Thiết bị viễn thông: Đây là lĩnh vực được nhà nước quan tâm nên đã đượcđầu tư chiều sâu với quy mô thích hợp có công nghệ hiện đại: sản xuấtđược một số sản phẩm có chất lượng cao, thay thế nhập khẩu và bước đầu
có sản phẩm xuất khẩu Tuy nhiên vẫn chỉ dừng ở mức độ lắp ráp và vẫnnhập khẩu phần lớn linh kiện
Trang 26- Sản xuất phụ kiện và vật liệu: Hiện nay, Việt Nam đã sản xuất được một
số loại linh phụ kiện như đế mạch in, tụ điện các loại, cuộn cao áp, cuộncảm, chi tiết nhựa, tuy nhiên năng lực sản xuất phụ kiện và vật liệu củaViệt Nam vẫn còn hạn chế
- Sản xuất điện tử chuyên dụng và công nghiệp: Bao gồm các máy móc vàcác thiết bị điện tử phục vụ các ngành công nghiệp như an ninh, y tế
Cơ cấu ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam còn mất cân xứngnghiêm trọngtrong đó hàng điện tử gia dụng chiếm tỷ lệ cao hơn 80%, còn lại làcác sản phẩm điện tử chuyên dụng và linh kiện, phụ kiện điện tử chỉ chiếm chưađến 20% Hình 2.1 dưới đây cho thấy điều đó
82.83%
0.51%
1.01%
0.51%
15.15% Đi n t gia d ng ện tử gia dụng ử gia dụng ụng
Thi t b thông tin ết bị thông tin ị thông tin Thi t b vi n thông ết bị thông tin ị thông tin ễn thông
S n xu t ph ki n và v t ảo ất phụ kiện và vật ụng ện tử gia dụng ật
li u ện tử gia dụng
s n xu t đi n t chuyên ảo ất phụ kiện và vật ện tử gia dụng ử gia dụng
d ng và công nghi p ụng ện tử gia dụng
Nguồn: nhận xét từ VCCI - báo cáo thường niên Doanh nghiệp Việt Nam 2009 Hình 2.4: Cơ cấu sản xuất ngành điện tử Việt Nam 2009
Về quy mô, Hình 2.2 cho thấy quy mô sản xuất toàn ngành từ 2006 đến
2012 Có thể thấy giá trị sản xuất toàn ngành liên tục tăng lên nhưng tốc độ tăngtrưởng trong cơ cấu GDP lại không thực sự lớn Tỷ trọng ngành công nghiệpđiện tử cũng không được cải thiện đáng kể, chỉ xấp xỉ mức 3% trong khi cácnước khác trong khu vực tỷ trọng này trên 18% Đến 2012, con số này đã tăngđến 5% nhưng cũng vẫn rất nhỏ Tính đến thời điểm năm 2009, theo báo cáo củaTổng cục thống kê Việt Nam thì sản lượng công nghiệp điện tử Việt Nam đạthơn 3.5 tỷ USD, và dự báo gia tăng đến 7,1 tỷ USD đến hết năm 2012
Bảng 2.3: Tổng sản lượng sản xuất toàn ngành điện tử 2006 - 2012
Trang 27Nguồn: Vietnam Consumer Electronics Report Q4/2011 - BMI
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 (d báo) ự báo) 0
Nguồn: Vietnam Consumer Electronics Report Q4/2011 - BMI Hình 2.5: Sản lượng sản xuất toàn ngành điện tử Việt Nam 2006 – 2012 2.1.2.1.2 Công nghệ sản xuất
Công nghệ sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam đi chậm hơn so với khuvực và thế giới từ 10-15 năm Doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu lắp ráp sản phẩmtrên các dây chuyền có từ những năm của thập niên 90 Mặc dù trở lại đây doanhnghiệp đã chú ý tới mua kỹ thuật, công nghệ từ nước ngoài song về mặt bằngchung vẫn chậm hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới Mẫu mãtính năng sản phẩm sản xuất nội địa không đa dạng và phong phú nhiều chủngloại như các mặt hàng nhập khẩu
Công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm của ngành này cũng được đánhgiá ở mức yếu kém Tỷ lệ đầu tư cho đổi mới công nghệ rất thấp, chỉ ở mức0,2% - 0,3% doanh thu Ngay cả doanh nghiệp lớn, tỷ lệ này cũng chỉ dao độngquanh con số 1% Trong khi đó tại Ấn Độ, tỷ lệ đầu tư đạt 5%, Hàn Quốc 10%
và Trung Quốc 12% Chính vì vậy giá trị gia tăng của sản phẩm điện tử ViệtNam đạt mức thấp, chỉ từ 5-10% dẫn đến khả năng cạnh trang của sản phẩmkhông cao.7Kể cả năng lực thiết kế cũng như marketing sản phẩm điện tử cácdoanh nghiệp nội địa cũng khá thấp, doanh nghiệp đóng vai trò sản xuất hàng
7 theo thứ trưởng Bộ khoa học công nghệ TS Nguyễn Văn Lạng Tạp chí Thăng Long T4/2010 Đổi mới công
Trang 28gia công theo thiết kế và thương hiệu của người mua (Original EquipmentManufacturer - OEM) chiếm chủ yếu, còn số doanh nghiệp đóng vai trò ODM(Original Design Manufacturer), sản xuất bằng thiết kế của mình với doanhnghiệp sản xuất sản phẩm bằng thương hiệu của mình chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ.8 Sốcác doanh nghiệp xuất khẩu hàng bằng thương hiệu của doanh nghiệp phần lớnlại là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Từ sau 2007 khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế(WTO), việc đổi mới công nghệ là yếu tố cốt lõi trong phương hướng phát triểncủadoanh nghiệp Các doanh nghiệp điện tử Việt Nam cũng nhận thức rõ đượctầm quan trọng của việc này đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp,tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ,khả năng tài chính hạn chế nên việc đầu tư đổi mới công nghệ gặp nhiều trởngại Nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tự thân vận động, mạnhdạn đổi mới công nghệ sản xuất để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm,tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp Công ty Điện tử Bình Hòa thành phố HồChí Minh đã đầu tư công nghệ lắp ráp mặt phẳng, một công nghệ lắp ráp tiêntiến nhất hiện nay để sản xuất các cụm linh kiện điện tử xuất khẩu Đội ngũ kỹ
sư, công nhân lành nghề của công ty không những làm chủ công nghệ này màcòn cài tiến máy móc để có năng suất cao hơn, thậm chí còn viết được cả phầnmềm mỗi khi làm sản phẩm mới thay vì sử dụng phần mềm nước ngoài hoặcmời chuyên gia Công ty CMS đổi mới dây chuyền lắp ráp máy tính, nâng cấptrang thiết bị kiểm tra chất lượng máy tính nên sản phẩm của công ty đang dẫnđầu cả về số lượng và chất lượng máy tính thương hiệu Việt và cạnh tranh ngangngửa với nước ngoài Công ty điện tử TQT (Nha Trang) do thường xuyên đổimới công nghệ nên đã sản xuất được các thiết bị điện tử chuyên dùng công nghệcao như mát phát hình 10kW, thiết bị truyền hình lưu động… chất lượng không
hề thua kém các sản phẩm của nước ngoài
Trong quá trình hội nhập, muốn tồn tại và phát triển được thì ngành điện
tử Việt Nam cũng cần tham gia vào chuỗi giá trị của ngành điện tử toàn cầu.Tuy nhiên để có thể tham gia được vào chuỗi giá trị của ngành điện tử thế giớicần xác định vị trí hiện tại của ngành điện tử Việt Nam Hiện nay trong chuỗigiá trị toàn cầu, doanh nghiệp Việt Nam thường ở vị trí là gia công, lắp ráp làchủ yếu Doanh nghiệp điện tử Việt Nam thường là nhà sản xuất các sản phẩmgia công xuất khẩu và cũng có một số các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩubăng thiết kế của doanh nghiệp Nếu so sánh với khu vực, cụ thể là các nướcASEAN 5 (gồm Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia và Philippines)ngành công nghiệp điện tử Việt Nam mới đang ở cuối giai đoạn 1 (lắp ráp sảnphẩm từ phụ kiện nhập khẩu), đầu giai đoạn đầu tư sản xuất linh kiện phụ tùng
8 Trong đề tài NCKH cấp Bộ “Nghiên cứu chuỗi giá trị toàn cầu và khả năng tham gia của các doanh nghiệp ngành điện tử của Việt Nam-2010” với quy mô chọn 38 mẫu quan sát thì có 16 doanh nghiệp là sản xuất OEM, 9
Trang 29phát triển công nghiệp phụ trợ Trong khi đó các nước ASEAN 5 đang phát triển
ở giai đoạn 3 (nghiên cứu thiết kế sản phẩm, đầu tư công nghệ cao, đẩy mạnhxuất khẩu)
Từ Hình 2.3 có thể thấy, ngành điện tử Việt Nam (bao gồm cả các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) hiện đang đứng ở vị trí thấp nhất trong chuỗigiá trị của ngành điện tử thế giới và có giá trị gia tăng rất khiêm tốn vì không chỉcác doanh nghiệp Việt Nam đang dừng ở công đoạn lắp ráp, gia công, mà cả cácdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng dừng ở đó
2.1.2.2.Hoạt động xuất nhập khẩu
2.1.2.2.1.Xuất khẩu
Về tốc độ tăng trưởng, so với các ngành công nghiệp khác, công nghiệp
điện tử vốn là một trong những ngành non trẻ của nước ta Trước đây, nhómhàng này chưa thực sự được quan tâm phát triển nhưng với bước nhảy vọt vềkim ngạch xuất khẩu trong mấy năm gần đây, điện tử và linh kiện máy tính đang
là một trong những nhóm hàng được xếp vào danh sách “Các mặt hàng xuấtkhẩu tiềm năng”.9Bảng 2.1dưới đây cho biết tổng giá trị xuất khẩu các mặt hàngđiện tử từ 2006 – nay
Marketing.Phâ nphối.Dịchvụs aubánhàng
Thiếtkếvàsảnxu
Nguồn: BáocáoThườngniênDoanhnghiệpViệt Nam 2009 - VCCI Nguồn: Báo cáo thường niên Doanh nghiệp Việt Nam 2009 - VCCI Hình 2.6: Chuỗi giá trị ngành điện tử Việt Nam