1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề án môn học lý thuyết tài chính tiền tệ

37 614 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 178 KB

Nội dung

Đề án môn học Lý thuyết tài chính tiền tệ Lời mở đầu Trong tiến trình lịch sử, ngân sách nhà nước đã xuất hiện và tồn tại từ lâu. Với tư cách là công cụ tài chính rất quan trọng của nhà nước, ngân sách nhà nước ra đời, tồn tại và phát triển trên cơ sở 2 tiền đề khách quan là tiền đề nhà nước và tiền đề kinh tế hàng hoá - tiền tệ. Hoạt động ngân sách nhà nước là hoạt động thu và chi tiêu quỹ tiền tệ của nhà nước, làm cho nguồn tài chính vận động giữa một bên là nhà nước với một bên là các chủ thể kinh tế, xã hội trong quá trình phân phối tổng sản phẩm quốc gia dưới hình thức giá trị. Đằng sau các hoạt động thu chi đó chứa đựng các mối quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các chủ thể khác. Việc sử dụng ngân sách nhà nước có ý nghĩa quốc gia, có phạm vi tác động rộng lớn chứ không chỉ cần cho chi tiêu hành chính. Nó được sử dụng chủ yếu cho nhu cầu có tính toàn xã hội như chi tiêu cho sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá xã hội, an ninh, quốc phòng, chi cho đầu tư phát triển… Thông qua sự vận động của vốn ngân sách nhà nước, nhà nước thực hiện hướng dẫn, chi phối, kiểm soát các nguồn lực tài chính khác của đất nước. Sự phát triển của xã hội trong giai đoạn kinh tế thị trường hiện đại đã cho thấy vai trò của chi tiêu ngân sách nhà nước ngày càng trở nên quan trọng, nó tạo ra sự tái phân phối giữa các khu vực trong nền kinh tế. Chi tiêu ngân sách đúng chỗ, đúng lúc thì sẽ tạo ra được hiệu quả lớn trong việc phát triển kinh tế. Nhưng nếu sử dụng không hợp lý thì sẽ gây tổn thất, lãng phí rất lớn cho xã hội. Chính vì vậy, việc lùa chọn cơ cấu chi tiêu, phân bổ hợp lý các nguồn lực và quản lý chặt chẽ việc chi tiờu cụng là một trong những nhiệm vụ chủ yếu trong hoạt động của ngân sách nhà nước. 1 Đề án môn học Lý thuyết tài chính tiền tệ MỤC LỤC Lời mở đầu 1 I. Tổng quan về chi tiêu ngân sách và quản lý chi ngân sách nhà nước 4 1. Chi tiêu ngân sách nhà nước 4 1.1.Khái niệm và đặc điểm của chi tiêu ngân sách nhà nước 4 1.1.1 Khái niệm 4 1.1.2 Đặc điểm 4 1.2 Phân loại chi tiêu ngân sách nhà nước 5 1.2.1 Chi thường xuyên 6 1.2.1.1 Phân loại chi thường xuyên 6 1.2.1.2 Đặc điểm của chi thường xuyên 8 1.2.1.3 Vai trò của chi thường xuyên 9 1.2.2 Chi đầu tư phát triển 10 1.2.2.1 Phân loại chi đầu tư phát triển 10 1.2.2.2 Đặc điểm của chi đầu tư phát triển 11 1.2.3 Các khoản chi khác 12 1.2.3.1 Phân loại các khoản chi khác 12 1.2.3.2 Đặc điểm của các khoản chi khác 13 1.2.3.3 Vai trò của các khoản chi khác 13 1.3 Vai trò của chi ngân sách nhà nước 15 2. Quản lý chi ngân sách nhà nước 17 2.1 Quản lý chi đầu tư phát triển 17 2.2 Quản lý chi thường xuyên 18 II. Thực trạng và phương hướng hoàn thiện 21 1. Những thành tựu và hạn chế21 21 1.1 Thành tựu 21 1.2 Hạn chế 23 2 Đề án môn học Lý thuyết tài chính tiền tệ 1.2.1 Lãng phí về quản lý và sử dụng ngân sách trong chi đầu tư và chi thường xuyên 23 1.2.2 Công tác kiểm soát chi còn một số khó khăn, vướng mắc 25 1.2.3 Việc quản lý và sử dụng nợ nước ngoài vẫn còn nhiều bất cập 27 2. Phương hướng hoàn thiện 28 2.1 Các giải pháp chống lóng phớ28 28 2.2 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước31 31 2.3 Nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài 32 Kết luận 34 Tài liệu tham khảo35 35 3 Đề án môn học Lý thuyết tài chính tiền tệ I. TỔNG QUAN VỀ CHI TIÊU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1. Chi tiêu ngân sách nhà nước [ 1.1 Khái niệm và đặc điểm chi tiêu ngân sách nhà nước 1.1.1 Khái niệm Chi ngân sách nhà nước (hay chi tiêu công) là những khoản chi tiêu do Chính phủ hoặc các pháp nhân hành chính thực hiện để đạt được các mục tiêu công Ých, chẳng hạn như: bảo vệ an ninh và trật tự, cứu trợ bảo hiểm, trợ giúp kinh tế, chống thất nghiệp… Về mặt bản chất, chi ngân sách nhà nước là hệ thống những quan hệ phân phối lại các khoản thu nhập phát sinh trong quá trình sử dụng có kế hoạch quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước nhằm thực hiện tăng trưởng kinh tế, từng bước mở mang các sự nghiệp văn hoá - xã hội, duy trì hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng. Chi ngân sách nhà nước có quan hệ chặt chẽ với thu ngân sách nhà nước. Thu ngân sách là nguồn vốn để đảm bảo nhu cầu chi ngân sách, ngược lại sử dụng vốn ngân sách để chi cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế lại là điều kiện để tăng nhanh thu nhập của ngân sách. Do vậy, việc sử dụng vốn, chi tiêu ngân sách một cách có hiệu quả, tiết kiệm luôn được nhà nước quan tâm. Chi ngân sách nhà nước gắn liền với việc thực hiện các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội của nhà nước trong từng thời kỳ. Điều này chứng tỏ các khoản chi của ngân sách nhà nước có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia. 1.1.2 Đặc điểm Đặc điểm nổi bật của chi tiêu ngân sách là nhằm phục vụ cho lợi Ých chung của cộng đồng dân cư ở các vùng hay ở phạm vi quốc gia. Điều này xuất phát từ chức năng quản lý toàn diện nền kinh tế - xã hội của nhà nước và 4 Đề án môn học Lý thuyết tài chính tiền tệ cũng chính trong quá trình thực hiện chức năng đó nhà nước đã cung cấp một lượng hàng hoỏ cụng khổng lồ cho nền kinh tế. Thứ đến, chi tiờu ngân sách luôn gắn liền với bộ máy nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà nhà nước thực hiện. Các khoản chi tiêu ngân sách do chính quyền nhà nước các cấp đảm nhận theo nội dung đã được quy định trong phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và các khoản chi tiêu này nhằm đảm bảo cho các cấp chính quyền thực hiện chức năng quản lý, phát triển kinh tế - xã hội. Song song đú, cỏc cấp của cơ quan quyền lực nhà nước là chủ thể duy nhất quyết định cơ cấu, nội dung, mức độ của các khoản chi tiêu ngõn sách nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia. Các khoản chi tiêu ngân sách hoàn toàn mang tính công cộng. Chi tiêu ngân sách tương ứng với đơn đặt hàng của Chính phủ về mua hàng hoá dịch vụ nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Đồng thời đó cũng là những khoản chi cần thiết, phát sinh tương đối ổn định như: chi lương cho viên chức bộ máy nhà nước, chi hàng hoá dịch vụ công đáp ứng nhu cầu tiêu dùng công cộng của các tầng lớp dõn cư… Các khoản chi tiờu ngân sách mang tớnh khụng hoàn trả hay hoàn trả không trực tiếp và thể hiện ở chỗ không phải mọi khoản thu với mức độ và số lượng của những địa chỉ cụ thể đều được hoàn lại dưới hình thức các khoản chi tiêu ngân sách. Điều này được quyết định bởi những chức năng tổng hợp về kinh tế - xã hội của nhà nước. 1.2 Phân loại chi tiêu ngân sách nhà nước Chi ngân sách nhà nước gồm nhiều nội dung với các mục đích khác nhau. Để quản lý ngân sách dễ dàng hơn, người ta đã phân loại dùa vào nội dung kinh tế và tính chất phát sinh của các khoản chi. Theo cách đó, chi ngân sách nhà nước được phân thành: - Chi thường xuyên. - Chi đầu tư phát triển. 5 Đề án môn học Lý thuyết tài chính tiền tệ - Các khoản chi khác. 1.2.1 Chi thường xuyên Chi thường xuyên của ngân sách nhà nước là quá trình phân phối, sử dụng vốn từ ngân quỹ ngân sách nhà nước để đáp ứng các nhu cầu chi gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của nhà nước về quản lý kinh tế, xã hội. 1.2.1.1 Phân loại chi thường xuyên Có nhiều cách phân loại chi thường xuyên: Một là, xét theo từng lĩnh vực chi, nội dung chi thường xuyên của ngân sách nhà nước bao gồm: + Chi cho các đơn vị thuộc lĩnh vực văn hoá - xã hội. Lĩnh vực văn hoá - xã hội thuộc phạm vi chi của ngân sách nhà nước bao gồm nhiều loại hình đơn vị thuộc các hoạt động: Sự nghiệp giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá, nghệ thuật, thể dục - thể thao, thông tấn, báo chí phát thanh, truyền hình v.v… do nhà nước thành lập và giao nhiệm vụ hoạt động. `+ Chi cho các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước. + Chi cho các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước. Việc thành lập các đơn vị sự nghiệp để phục vụ cho hoạt động của mỗi ngành và phục vô chung cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân là vô cùng cần thiết. Để đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của các đơn vị này, nguồn kinh phí chủ yếu được đảm bảo bằng số chi thường xuyên của ngân sách nhà nước. + Chi cho các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước. Khoản chi này phát sinh ở các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Với chức năng quản lý toàn diện mọi hoạt động kinh tế, xã hội bộ máy quản lý hành chính nhà nước đă được thiết lập từ trung ương đến địa phương và có ở mọi ngành, mọi cấp. + Chi an ninh - quốc phòng. 6 Đề án môn học Lý thuyết tài chính tiền tệ Phần lớn số chi ngân sách nhà nước cho quốc phòng an ninh được tính vào cơ cấu chi thường xuyên của ngân sách nhà nước (trừ chi đầu tư xây dựng cơ bản cho các công trình quốc phòng, an ninh). Sở dĩ sắp xếp như vậy là do nhu cầu chi cho quốc phòng - an ninh được coi là tất yếu của mỗi quốc gia. Như vậy, số chi cho binh lính, cho sĩ quan, cho vũ khí và khí tài chuyên dụng của các lực lượng vũ trang đều được tính vào chi thường xuyên của ngân sách nhà nước hàng năm. + Chi khác: Ngoài các khoản chi lớn đã được sắp xếp vào 4 lĩnh vực trờn, cũn cú một số khoản chi khác cũng được xếp vào cơ cấu chi thường xuyên như: Chi trợ giá theo chính sách của nhà nước, chi hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội v.v… Nếu xét riêng từng khoản chi này thỡ nú khụng phát sinh đều đặn và liên tục trong cỏc thỏng của năm ngân sách nhưng nó lại được coi là những giao dịch thường niên tất yếu của nhà nước. Việc phân loại số chi thường xuyên theo từng lĩnh vực cho phép phân tích đỏnh gớa tình hình sử dụng vốn ngân sách nhà nước phục vụ công tác quản lý nhà nước ở từng lĩnh vực. Trên cơ sở đó, việc hoạch định các chính sách chi hay hoàn thiện cơ chế quản lý đối với mỗi khoản chi thường xuyên được xây dựng phù hợp hơn. Hai là, xét theo đối tượng sử dụng kinh phí, nội dung chi thường xuyên của ngân sách nhà nước bao gồm: + Các khoản chi cho con người thuộc khu vực hành chính - sù nghiệp như: Tiền lương, tiền công, phụ cấp, phóc lợi tập thể, y tế, vệ sinh, học bổng cho học sinh và sinh viên v.v… + Các khoản chi về hàng hoá, dịch vụ tại các cơ quan nhà nước như: Chi trả tiền mua văn phòng phẩm, sách báo, tiền điện nước, dịch vụ thông tin liên lạc, chi hội nghị phí, công tác phí v.v… + Các khoản chi hỗ trợ và bổ sung nhằm thực hiện các chính sách xã hội hay góp phần điều chỉnh kinh tế vĩ mô của nhà nước như: Chi cho công tác xã 7 Đề án môn học Lý thuyết tài chính tiền tệ hội (trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần, xây nhà tình nghĩa v.v…) chi hỗ trợ kinh tế tập thể và dân cư, chi trợ giá theo chính sách của nhà nước v.v… + Các khoản chi để trả lãi tiền vay và lệ phí có liên quan đến các khoản vay. Thuộc khoản chi này bao gồm: Chi trả lãi tiền vay trong nước (trả lãi tín phiếu, trái phiếu kho bạc nhà nước, tiền vay của ngân hàng nhà nước theo lệnh của chính phủ). Chi trả lãi tiền vay ngoài nước như: Tiền vay của các tổ chức tài chính và tiền tệ quốc tế, vay của các chính phủ nước ngoài, vay của các tổ chức phi chính phủ và tư nhân v.v… Chi trả các khoản phí và lệ phí liên quan đến các khoản vay như: Lệ phí hoa hồng, lệ phí rút tiền, phí bảo lãnh, lệ phí phát hành và phớ khỏc. + Các khoản chi khác: Ngoài các khoản đã được xếp vào chi thường xuyên theo 4 nhóm kể trên, một số khoản chi sau cũng được xếp vào chi thường xuyên của ngân sách nhà nước: - Chi nép ngân sách cấp trên. - Chi xử lý tài sản được xác lập sở hữu nhà nước. - Chi trả các khoản thu của năm trước. Những khoản chi này thường phát sinh trong thời gian chỉnh lý quyết toán khi phải thoái trả lại các khoản thu thừa, thu sai cho người nép. - Chi bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp gồm: Chi để tuyên truyền vận động, chi để chuẩn bị bầu cử và chi để tổ chức bầu cử. - Các khoản chi khác như: Chi phí in, đổi tiền, chi phí đón tiếp Việt kiều v.v… Việc phân loại theo đối tượng sử dụng kinh phí là tiêu thức được dùng phổ biến nhất trong ngân sách nhà nước. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay theo Luật Ngân sách nhà nước hiện hành thì vấn đề cụ thể hoá từng đối tượng sử dụng kinh phí phải được thể hiện ngay trong dự toán. Mặt khác, thông qua việc phân loại chi thường xuyên theo đối tượng sử dụng kinh phí, các nhà quản lý có thể thu thập được các thông tin một cách chính xác về tình hình 8 Đề án môn học Lý thuyết tài chính tiền tệ quản lý biên chế và quỹ lương, tình hình tuân thủ các chính sách chế độ chi ngân sách nhà nước tại mỗi đơn vị thụ hưởng. 1.2.1.2 Đặc điểm của chi thường xuyên Đại bộ phận các khoản chi thường xuyên mang tính ổn định khá rõ nét. Những chức năng quản lý của nhà nước như: Bạo lực, trấn áp và tổ chức quản lý các hoạt động kinh tế, xã hội đều đòi hỏi phải được thực thi cho dù có sự thay đổi về mặt thể chế chính trị. Để đảm bảo cho nhà nước có thể thực hiện được các chức năng đó, tất yếu phải cung cấp nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Tính ổn định của chi thường xuyên còn bắt nguồn từ tính ổn định trong từng hoạt động cụ thể mà mỗi bộ phận cụ thể thuộc guồng máy nhà nước phải thực hiện. Đặc điểm này bắt nguồn từ tính ổn định trong hoạt động quản lý nhà nước. Đại bộ phận các khoản chi của ngân sách nhà nước mang tính chất tiêu dùng xã hội. Khi nghiên cức ngân sách nhà nước theo mục đích sử dụng cuối cùng của vốn cấp phát, người ta phân loại các khoản chi thành 2 nhóm: Chi tích luỹ và chi tiêu dùng. Theo tiêu thức này thì đại bộ phận các khoản chi thường xuyên được xếp vào chi tiêu dùng (tiêu dùng chung cho toàn xã hội). Bởi lẽ, các khoản chi thường xuyên chủ yếu nhằm trang trải cho các nhu cầu về quản lý hành chính nhà nước, về quốc phòng, an ninh, về các hoạt động sự nghiệp, các hoạt động xã hội khác do nhà nước tổ chức. Kết quả các hoạt động trên hầu như không tạo ra của cải vật chất hoặc không gắn trực tiếp với việc tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Song điều đó không làm mất đi ý nghĩa chiến lược của một số khoản chi thường xuyên. Và theo đó, người ta lại có thể coi nó như là những khoản chi có tính chất tích luỹ đặc biệt. Phạm vi, mức độ chi thường xuyên của ngân sách nhà nước gắn chặt với cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước và sự lùa chọn của nhà nước trong việc cung ứng các hàng hoá công cộng. Với tư cách là quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, nên tất yếu quá trình phân phối và sử dụng vốn ngân sách nhà nước luôn phải hướng vào việc đảm bảo sự hoạt động bình thường của bộ máy nhà 9 Đề án môn học Lý thuyết tài chính tiền tệ nước đú. Nờn một khi bộ máy quản lý của nhà nước gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả thì số chi thường xuyên cho nó giảm và ngược lại. Quyết định của nhà nước trong việc lùa chọn phạm vi và mức độ cung ứng các hàng hoá công cộng cũng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến phạm vi và mức độ chi thường xuyên của ngân sách nhà nước. 1.2.1.3 Vai trò của chi thường xuyên Chi thường xuyên có vai trò đặc biệt quan trọng, được thể hiện qua những vấn đề sau: Chi thường xuyên quyết định chất lượng, hiệu quả và hiệu lực của việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Chi thường xuyên là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của nhà nước. Thông qua chi thường xuyên nhà nước điều chỉnh các cán cân trên thị trường vận động theo ý đồ, mục tiêu của nhà nước. Do vậy, nó là công cụ ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định tài chính của nhà nước. Chi thường xuyên còn là công cụ ổn định chính trị xã hội, an ninh, quốc phòng. Thông qua chi thường xuyên nhà nước thực hiện các chính sách xã hội, bảo đảm ổn định xã hội. Từ nguồn chi thường xuyên lực lượng vũ trang được hiện đại hoá toàn diện về mọi mặt, đây là cơ sở để ổn định an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. 1.2.2 Chi đầu tư phát triển Với vai trò phát triển kinh tế, Nhà nước ở bất kỳ một quốc gia nào cũng sử dụng ngân sách nhà nước để đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, phần chi này có ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong đời sống kinh tế, tạo cơ sở để kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước là quá trình Nhà nước sử dụng một phần vốn đã được tạo lập thông qua hoạt động thu của ngân sách nhà nước để đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, đầu tư phát triển sản xuất và để dự trữ vật tư hàng hoá Nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu ổn định 10 [...]... chất lượng dự toán chưa cao Về thời gian phân bổ và giao dự toán: Hầu hết các đơn vị dự toán cấp I, II phẩn bổ và giao dự toán cho các đơn vị dự toán trực thuộc còn chậm Về chất lượng dự toán: Dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm, dự toán bổ sung hoặc điều chỉnh đơn vị sử dụng ngân sách lập dự toán 26 Đề án môn học tệ Lý thuyết tài chính tiền chi tiết và được cơ quan Tài chính các cấp duyệt... cung ứng nó thuộc về trách nhiệm tối cao mà Chính phủ phải đầu tư thoả đáng Đối với những nền kinh tế đang chuyển đổi, Chính phủ phải tiến hành đẩy mạnh chính sách thị trường hoỏ các quan hệ tài chính của chi tiêu ngân sách, một mặt là nhằm cải thiện tính minh bạch, rõ 15 Đề án môn học tệ Lý thuyết tài chính tiền ràng về tài chính và điều chỉnh chức năng quản lý sao cho phù hợp với cơ chế thị trường;... mua sắm tài sản, chi sửa chữa tài sản cố định, kiên quyết từ chối thanh toán bất kỳ khoản chi nào không đủ hồ sơ, thủ tục hoặc sai chế độ, định mức, tiêu chuẩn đồng thời cần quy định rõ trách nhiệm cụ thể của cán bộ và lãnh đạo khi chấp nhận thanh toán các khoản chi 33 Đề án môn học tệ Lý thuyết tài chính tiền - Tăng cường công tác tuyên truyền về giám sát chi ngân sách Thực hiện công khai tài chính. .. hưởng đến tiến trình giải ngân của các dự án Hai là, việc quy hoạch, phân bổ, sử dụng vốn vay và việc kiểm soát đánh giá hiệu quả của các khoản vay nợ nước ngoài chưa được thực hiện đúng 28 Đề án môn học tệ Lý thuyết tài chính tiền mức Nhiều dự án còn thực hiện theo phong trào, chưa tính toán đầy đủ các nhân tố đảm bảo tính khả thi của dự án nên một số dự án không có khả năng trả nợ, dẫn đến phải chuyển... thầu, xác định khối lượng đúng, Bộ Tài chớnh đã loại bỏ nhiều khoản quyết toán đối với các hạng mục, công trình có tính toán thừa, qua đó tiết kiệm được một số tiền lớn, chẳng hạn năm 2001 tiết kiệm 222,3 tỷ đồng; năm 2002: 419,5 tỷ đồng và năm 2003: 620,5 tỷ đồng 25 Đề án môn học tệ Lý thuyết tài chính tiền Việc xây dựng trụ sở làm việc quá tiêu chuẩn, định mức do Bộ Tài chính quy định cũng là một dạng... quy trình dự án; lùa chọn, lập hồ sơ dự án, thẩm định và phê duyệt tổ chức triển khai… đồng thời phải tính toán đầy đủ các khía cạnh liên quan đến chất lượng và hiệu quả sử dụng vốn của dự án, đặc biệt là khả 34 Đề án môn học tệ Lý thuyết tài chính tiền năng trả nợ về sau này, tính bền vững của dự án trong quá trình phát triển và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hiệu quả của dự án Thống nhất... trường và bù đắp các thua thiệt cho các doanh nghiệp phải hoạt động theo chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh tế Đó là chưa kể chính sách hỗ trợ quan trọng và thiết thực 16 Đề án môn học tệ Lý thuyết tài chính tiền của Chính phủ về nguồn nhân lực thông qua các chính sách phát triển hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, y tế… Chi tiêu ngân sách góp phần điều chỉnh chu kỳ kinh tế Cũng... thực hiện trong toàn bộ quá 18 Đề án môn học tệ Lý thuyết tài chính tiền trình đầu tư, bắt đầu từ lúc lập dự toán đến lúc cụng trình hoàn thành đưa vào sử dụng Thực hiện kiểm tra bằng đồng tiền trong quá trình cấp phát đầu tư xây dựng cơ bản nhằm bảo đảm tính hợp lý và nâng cao hiệu quả việc sử dụng vốn đầu tư 2.2 Quản lý chi thường xuyên Theo Luật Ngân sách nhà nước, quản lý chi thường xuyên của ngân... các quy định cụ thể về tài chính mà chịu ảnh hưởng lớn từ toàn bộ công tác quản lý các hoạt động sử dụng kinh phí của nhà nước.Vớ dụ, các lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản 29 Đề án môn học tệ Lý thuyết tài chính tiền bắt nguồn từ việc làm không tốt công tác quy hoạch, quản lý không chặt cỏc khõu thiết kế, giải phóng mặt bằng, thi công… Vì vậy, cần sớm chấn chỉnh công tác quản lý đối với tất cả cỏc... vị khi phân tích đánh giá kết quả thực hiện của kỳ báo cáo phải lấy dự toán làm căn cứ đối chiếu 19 Đề án môn học tệ Lý thuyết tài chính tiền Thứ hai, nguyên tắc tiết kiệm Tiết kiệm trong nền kinh tế thị trường là hiệu quả và hợp lý Có thể nói tiết kiệm là một trong những nguyên tắc quan trọng hàng đầu của quản lý kinh tế, tài chính Nguồn lực luụn cú giới hạn nhưng nhu cầu không có giới hạn Do vậy, . cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài 32 Kết luận 34 Tài liệu tham khảo35 35 3 Đề án môn học Lý thuyết tài chính tiền tệ I. TỔNG QUAN VỀ CHI TIÊU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ. thu thập được các thông tin một cách chính xác về tình hình 8 Đề án môn học Lý thuyết tài chính tiền tệ quản lý biên chế và quỹ lương, tình hình tuân thủ các chính sách chế độ chi ngân sách nhà. sách, một mặt là nhằm cải thiện tính minh bạch, rõ 15 Đề án môn học Lý thuyết tài chính tiền tệ ràng về tài chính và điều chỉnh chức năng quản lý sao cho phù hợp với cơ chế thị trường; mặt khác

Ngày đăng: 19/12/2014, 15:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w