Nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài

Một phần của tài liệu đề án môn học lý thuyết tài chính tiền tệ (Trang 34 - 37)

II. Thực trạng và phương hướng hoàn thiện

2. Phương hướng hoàn thiện

2.3 Nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài

Để nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài và góp phần đảm bảo sự bền vững của ngõn sách nhà nước cần tập trung vào một số nội dung sau:

Xây dựng chính sách tổng thể về quản lý, giám sát vay và trả nợ nước ngoài trong mối tương quan chặt chẽ các chính sách và mục tiêu kinh tế - xã hội ở tầm vĩ mô và vi mô. Lâu nay việc này có thể còn bị coi nhẹ hoặc được chấp hành chưa triệt để dẫn đến phần vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh có mức thu hồi thấp, đầu tư dàn trải, lãng phí và cơ cấu đầu tư lệch lạc. Khi huy động thêm một khoản vốn vay nước ngoài nào đó, ở cấp vĩ mô, nên xem xét thận trọng các chỉ tiêu cơ bản về nợ nước ngoài hiện tại, khả năng hấp thụ vốn vay trong nước và cân nhắc nguồn vốn đối ứng để đảm bảo hiệu quả của và tính bền vững của dự án vốn vay, đồng thời không phá vỡ quy hoạch cũng như cân đối chỉ tiêu nợ quốc gia nói chung. Ngoài ra, cần nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng vốn vay để khắc phục tình trạng trùng lặp tài trợ, gây lãng phí nguồn lực của Chính phủ và các nhà tài trợ, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài. Tất cả các đơn vị có nhu cầu đăng ký sử dụng vốn vay nước ngoài cần phải thực hiện tốt cỏc khõu của quy trình dự án; lùa chọn, lập hồ sơ dự án, thẩm định và phê duyệt tổ chức triển khai… đồng thời phải tính toán đầy đủ các khía cạnh liên quan đến chất lượng và hiệu quả sử dụng vốn của dự án, đặc biệt là khả

tệ

năng trả nợ về sau này, tính bền vững của dự án trong quá trình phát triển và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hiệu quả của dự án.

Thống nhất công tác quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ vào một đầu mối nhằm theo dõi, quản lý và tổng hợp tình hình và hiệu quả sử dụng vốn theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Tăng cường vai trò giám sát của Quốc hội từ khâu vận động, phân bổ và sử dụng vay nợ nước ngoài của Chính phủ.

Tăng cường công khai hoá và minh bạch chính sách, chế độ quản lý, tình hình huy động và sử dụng vốn vay nước ngoài ở tất cả các cấp quản lý. Trao đổi thông tin và đối thoại giữa các nhà tài trợ với các cơ quan Việt Nam để cùng phân tích, đánh giá tiến độ và hiệu quả sử dụng vốn vay. Nâng cao trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý cũng như các đơn vị sử dụng vốn vay để nâng cao hiệu quả sử dụng, thực hiện tốt nghĩa vụ tín dụng nhằm đảm bảo tính bền vững dài hạn của ngân sách nhà nước.

Kết luận

Trong xã hội hiện đại, đặc biệt là thời đại hiện nay đối với nước ta, chức năng kinh tế của nhà nước ngày càng trở nên quan trọng. Nhà nước phải can thiệp vào quá trình kinh tế để sửa chữa những sai lầm của thị trường đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh và đảm bảo tính hiệu quả, công bằng và ổn định của nền kinh tế . Để thực hiện các chức năng đó nhà nước cần nắm được một lượng của cải vật chất nhất định được hình thành từ các nguồn thu khác nhau và hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước được gọi là quỹ ngân sách - là cơ sở vật chất để đảm bảo cho nhà nước tồn tại và hoạt động.

tệ

Việc sử dụng quỹ ngân sách để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của nhà nước chính là quá trình chi tiêu ngân sách. Chi tiêu ngân sách luôn gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của nhà nước trên mọi lĩnh vực và trong từng thời kỳ nhất định

Hiện nay ở nước ta chi thường xuyên chiếm gần 70% tổng số chi ngân sách nhà nước (khoảng 15 – 16%GDP). Chi đầu tư phát triển chiếm khoản 20% tổng chi ngân sách nhà nước (6 – 7% GDP) hàng năm. Ngân sách nhà nước phải dành khoảng 10% tổng chi ngân sách nhà nước để trả nợ và lãi cho các chủ nợ đến hạn.

Trong một số năm gần đây, tỷ trọng chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước đã có xu hướng tăng nhưng chi thường xuyên vẫn còn quá lớn. Do vậy, cùng với việc cần phải tăng cường huy động nguồn thu vào, ngân sách nhà nước phải đẩy mạng xã hội hoá một số khoản chi thường xuyên như y tế, giáo dục, đào tạo… để giảm chi thường xuyên của nhà nước dành vốn cho phát triển đầu tư nhằm đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.

tệ

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Tài chính công _ chủ biên GS. TS Dương Thị Bình Minh 2. Quản lý Tài chính công _ chủ biên PGS. TS Trần Đình Ty 3. Tạp chí Cộng sản

4. Tạp chí Quản lý ngân quỹ quốc gia 5. Tạp chí Quản lý nhà nước

6. Tạp chí Tài chính

Một phần của tài liệu đề án môn học lý thuyết tài chính tiền tệ (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w