Công tác kiểm soát chi còn một số khó khăn, vướng mắc

Một phần của tài liệu đề án môn học lý thuyết tài chính tiền tệ (Trang 26 - 28)

II. Thực trạng và phương hướng hoàn thiện

1.2.2Công tác kiểm soát chi còn một số khó khăn, vướng mắc

1. Những thành tựu và hạn chế2

1.2.2Công tác kiểm soát chi còn một số khó khăn, vướng mắc

Thứ nhất: Công tác lập, quyết toán và phân bổ dự toán còn chậm và chất lượng dự toán chưa cao.

Về thời gian phân bổ và giao dự toán: Hầu hết các đơn vị dự toán cấp I, II phẩn bổ và giao dự toán cho các đơn vị dự toán trực thuộc còn chậm.

Về chất lượng dự toán: Dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm, dự toán bổ sung hoặc điều chỉnh đơn vị sử dụng ngân sách lập dự toán

tệ

chi tiết và được cơ quan Tài chính các cấp duyệt chi tiết đến Mục, có chia theo 4 nhóm mục chi và gửi đến Kho bạc nhà nước. Cơ quan Tài chính khi phê duyệt dự toán chỉ quan tâm theo dõi giá trị đối với mục chi mà không quan tâm đến nhóm mục, nhưng đối với Kho bạc nhà nước lại nhập dự toán theo từng nhóm mục, vì vậy trong thực tế đã xảy ra tình trạng cộng sai nhóm mục buộc đơn vị phải lập lại dự toán và trình cơ quan Tài chính duyệt lại. Hơn nữa việc điều chỉnh, bổ sung các mục chi trong một nhóm mục chi đều phải qua cơ quan Tài chính duyệt, điều này chưa tạo được tính chủ động trong việc chi tiêu của đơn vị.

Đối với đơn vị sự nghiệp có thu và đơn vị khoán chi hành chính chưa có sự thống nhất trong việc giao dự toán cho phần giao khoán vì vậy có đơn vị bố trí giao khoán vào cả 4 nhóm mục, có đơn vị chỉ giao trong một nhúm… thậm chí có đơn vị không phân định rõ phần kinh phí giao khoán và phần kinh phí không giao khoán.

Vẫn còn một số đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước đã sử dụng cán bộ kế toán có nghiệp vụ hạn chế, chưa nắm vững chế độ, chính sách, định mức, tiêu chuẩn chi tiêu tài chính dẫn đến tình trạng khi gửi chứng từ đến Kho bạc nhà nước kiểm soát không đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ, thiếu đồng bộ, chi không đúng tính chất hoặc sai mục chi (chủ yếu đối với khối ngân sách huyện, phường, xã) chưa chấp hành đúng quy định về thời gian hoàn tạm ứng, việc đối chiếu số liệu còn chậm trễ.

Thứ hai: Biện pháp kiểm soát chi chỉ dừng lại kiểm soát chi của Kho bạc nhà nước.

Trong thực tế, biện pháp kiểm soát chi ngân sách được nói đến lâu nay mới chỉ dừng lại kiểm soát chi của Kho bạc nhà nước. Hay nói cách khác trước khi Kho bạc xuất tiền ra khỏi quỹ phải kiểm tra, kiểm soát các khoản chi xem các khoản chi đó có đảm bảo tính hợp lý, hợp lờ,… hay không? Với cơ chế kiểm soát chi ngân sách như vậy nên hiệu quả của chi ngân sách nhà

tệ

nước lâu nay chưa cao, vẫn còn tình trạng vượt tiêu chuẩn, định mức: chi sai chính sách, chế độ, sử dụng lãng phí, kém hiệu quả.

Nguyờn nhân của tình trạng trên là do trong quá trình tiến hành kiểm soát chi mới chỉ chú trọng kiểm soát chi ở khâu chấp hành chi ngân sách cũn khõu lập dự toán và khâu quyết toán chưa được quan tâm đúng mức. Mặt khác, khi tiến hành kiểm soát chi cũng chỉ nhấn mạnh chủ thể tham gia chủ yếu ở đây là Kho bạc nhà nước mà chưa có sự phối hợp chăt chẽ với kiểm soát chi của các chủ thể khỏc nờn tác dụng của kiểm soát chi bị hạn chế là tất yếu.

Thứ ba: Công tác công khai tài chính - ngân sách chưa được triển khai đều khắp

Công khai tài chính - ngân sách là mục tiêu cần xúc tiến, nhằm tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức xã hội, và quyền làm chủ của nhân dân, đảm bảo việc quản lý, chi tiêu ngân sách nhà nước được rõ ràng, minh bạch; vốn, tài sản nhà nước và các khoản đóng góp của nhân dân được sử dụng đúng nơi, đúng chỗ, tiết kiệm, từ đó nâng cao hiệu suất sử dụng, đảm bảo đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên, hiện công tác này chưa được triển khai đều khắp; nội dung, đối tượng công khai chưa đầy đủ để đáp ứng được yêu cầu thực tế. Hình thức công khai cũng như thời gian công khai chưa được thực hiện thống nhất và kịp thời, tính tích cực của chế độ công khai tài chính chưa được phát huy rõ nét.

Một phần của tài liệu đề án môn học lý thuyết tài chính tiền tệ (Trang 26 - 28)