1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn để dạy tốt phần động cơ đốt trong công nghệ 11

36 2,6K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 7,37 MB

Nội dung

Trong quá trình giảng dạy bộ môn này, với phần tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý làm việc các hệ thống của động cơ đốt trong còn có nhiều khó khăn cả về vấn đềgiảng dạy của người thầy, sự ti

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NAM ĐỊNH

Trường THPT A Nghĩa Hưng

ĐỂ DẠY TỐT PHẦN

ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

CÔNG NGHỆ 11

Người làm đề tài: VŨ ĐỨC CHÍNH Môn : CÔNG NGHỆ

Tổ : THỂ DỤC – CÔNG NGHỆ

Nghĩa Hưng, ngày 03/02/2011

Trang 2

Phần I PHẦN MỞ ĐẦU1/- Lý do chọn đề tài:

Như chúng ta đã biết đối tượng nghiên cứu của Công nghệ là quá trình laođộng kỹ thuật của con người Đó là quá trình tác động vào thế giới tự nhiên để tạo

ra sản phẩm phục vụ lợi ích của con người Khi nghiên cứu về kỹ thuật - công nghệcần phải đặt nó trong mối quan hệ với con người, với xã hội, với tự nhiên và môitrường theo quan điểm sinh thái học Vì cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đangđưa đến cho loài người những niềm hy vọng với cả những nỗi lo tai hoạ khôn lườngcho nhân loại, tài nguyên bị cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm

Trong quá trình giảng dạy bộ môn này, với phần tìm hiểu cấu tạo và nguyên

lý làm việc các hệ thống của động cơ đốt trong còn có nhiều khó khăn cả về vấn đềgiảng dạy của người thầy, sự tiếp thu của học trò Xuất phát từ tình hình thực tếhiện nay các trường đều chưa có đầy đủ các mô hình thực tế của động cơ nhưng lạiđược trang bị các thiết bị dạy học hiện đại đáp ứng với dạy học theo công nghệhiện đại như máy chiếu đa năng, Máy chiếu vật thể, Máy tính phục vụ cho việc ứngdụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy là rất phù hợp Đó chính là lý do của đềtài này

2/- Mục đích của đề tài:

Sau khi nghiên cứu, rút kinh nghiệm hy vọng đề tài này sẽ tìm ra những giảipháp nhằm phát huy tốt việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy phầncấu tạo và nguyên lý hoạt động các hệ thống của động cơ đốt trong được tốt hơn.Với môn Công nghệ 11 phần động cơ đốt trong gắn liền các khái niệm, cấu tạo vànguyên lý hoạt động của các cơ cấu, của các hệ thống Một bước rất quan trọng đểhình thành khái niệm và nguyên lý hoạt động của các hệ thống là dẫn dắt học sinh

đi từ tư duy trừu tượng đến trực quan sinh động Ở đây việc áp dụng các phươngtiện dạy học hiện đại vào bài giảng là rất quan trọng, nó quyết định đến sự hìnhthành tư duy kỹ thuật cho học sinh tạo điều kiện cho việc lĩnh hội kiến thức và hình

Trang 3

thành kỹ năng Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong việc tiếp thu kiếnthức mới.

Làm cơ sở để giảng dạy các bài tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt độngcác hệ thống của động cơ đốt trong Giúp cho học sinh hiểu và nắm bài nhanh nhấtđồng thời tạo hứng thú cho học sinh trong học tập bộ môn Công nghệ

3/- Khách thể, đối tượng nghiên cứu và khảo sát:

Đối với bộ môn Công nghệ phổ thông Đây là môn học phản ánh nhữngthành tựu khoa học tương ứng, nhưng nó chịu sự quy định của những điều kiện dạyhọc Nội dung dạy học trong trường phổ thông phải cơ bản, thiết thực, hiện đại đồngthời phải phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý học sinh và đáp ứng yêu cầu tiến bộkhoa học - công nghệ Do đó môn Công nghệ trong trường THPT chỉ tập trungnghiên cứu các đối tượng về:

+ Các dạng nguyên vật liệu, năng lượng, thông tin phổ biến được sử dụng trong lĩnhvực sản xuất công nghiệp, như vật liệu cơ khí, vật liệu kỹ thuật điện, năng lượngdầu mỏ(xăng, dầu ), điện năng, cơ năng, bản vẽ kỹ thuật

+ Các phương tiện kỹ thuật phổ biến trong lĩnh vực công nghiệp và cách sử dụngchúng, như các dụng cụ cầm tay, các loại dụng cụ đo và kiểm tra, các loại máy móc

- thiết bị kỹ thuật

+ Các quá trình kỹ thuật - công nghệ điển hình trong sản xuất công nghiệp, như quátrình truyền và biến đổi các dạng chuyển động và năng lượng, quá trình sản xuất,truyền tải, phân phối và sử dụng điện năng, các quá trình và phương pháp gia côngvật liệu kỹ thuật, quá trình thu phát năng lượng điện từ

Như vậy đối tượng nghiên cứu của môn Công nghệ rất phong phú, đa dạng,thuộc nhiều lĩnh vực cụ thể khác nhau trong sản xuất công nghiệp (cơ khí, động lực,điện kỹ thuật, điện tử )

Nội dung và mức độ phản ánh những đối tượng trên được thể hiện trongchương trình và hệ thống tài liệu giáo khoa của môn học Chúng được lựa chọn vàsắp xếp thành các phân môn cụ thể đó là

+ Vẽ kỹ thuật - Gia công vật liệu - Động cơ đốt trong Chương trình lớp 11

+ Kỹ thuật điện - Điện tử Chương trình lớp 12

Trang 4

Vấn đề mà tôi nghiên cứu, được đưa ra làm đề tài là kinh nghiệm ứng dụngCông nghệ thông tin trong giảng dạy phần cấu tạo và nguyên lý hoạt động của một

số Hệ thống của động cơ đốt trong phạm vi từ Bài 25 đến Bài 30 Môn Công nghệ

lớp 11 Các bài này thuộc Chương 6 “Cấu tạo động cơ đốt trong ” Trong quá trình

giảng dạy tôi thấy học sinh rất khó hình dung về nguyên lý hoạt động của các hệthống ở động cơ đốt trong vì nó rất trìu tượng không nhìn thấy được Đây cũng lànhững kiến thức quan trọng để học sinh nắm vững được cấu tạo và nguyên lý hoạtđộng của các cơ cấu trong các hệ thống Khi giảng dạy bài này giáo viên cần dạytheo phương pháp dạy học như thế nào để:

+ Học sinh nắm được cấu tạo chung của hệ thống, hiểu được các sơ đồ khối của các

hệ thống, từ đó tìm hiểu được nguyên lý hoạt động của các hệ thống

+ Học sinh hiểu bài, vận dụng kiến thức của để khảo sát thực tế

4/- Nhiệm vụ của đề tài:

Qua nhiều năm công tác giảng dạy lớp 11 THPT, tôi cảm thấy có rất nhiềukhó khăn cho học sinh trong quá trình tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý làm việc củacác hệ thống Hiện nay việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy đang làmột bước đột phá để tìm ra phương pháp giảng dạy mới Chính vì vậy việc nghiêncứu ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy sẽ giúp học sinh nắm được cấutạo nguyên lý hoạt động các Hệ thống của động cơ đốt trong được dễ dàng hơn.Thời gian nghiên cứu từ năm học 2001-2002 đến nay thông qua các quá trình sau:

- Qua mỗi bài soạn hàng năm của cá nhân, sau mỗi năm đều có sự chỉnh lý để nângcao chất lượng bài soạn

- Qua quá trình dự giờ thăm lớp trao đổi với đồng nghiệp

- Qua quá trình kiểm tra đánh giá tín hiệu ngược của học sinh

- Qua quá trình tìm tòi tài liệu, mô hình động trên mạng Internet

5/- Tác dụng của đề tài:

Đề tài mong muốn được đóng góp một phần vào việc đổi mới phương phápdạy học trong trường THPT theo hướng tích cực lấy học sinh làm trung tâm vàhưởng ứng phong trào của ngành đó là ứng dụng công nghệ thông tin trong giảngdạy cụ thể là những giờ dạy truyền thống đang được thay thế bằng Giáo án điện tử.Đồng thời tạo sự hứng thú cho các em học tập bộ môn kỹ thuật khô khan, trừu

Trang 5

tượng nhằm thay đổi về nhận thức của các em học sinh khi tiếp cận với bộ mônkhoa học kỹ thuật này

Phần II NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI Chương I: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

1/- Cơ sở khoa học của đề tài.

Quan niệm giáo dục hiện nay với mục tiêu của giáo dục là: “Nâng cao dân

trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài ”, hướng tới công cuộc “Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước” các trường THPT trong toàn quốc hiện nay đã và

đang quan tâm tới việc nâng cao chất lượng giảng dạy và đổi mới phương pháp dạyhọc nhằm định hướng cho học sinh THPT về lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai.Đặc biệt là các môn khoa học tự nhiên, trong đó có môn Công nghệ đã từng bướcđưa các đồ dùng dạy học hiện đại vào giảng dạy Phát huy tính tích cực của họcsinh, lấy học sinh là trung tâm Vì vậy việc thay đổi phương pháp giảng dạy vànghiên cứu phương pháp giảng dạy để tiếp cận mang tính phù hợp với đối tượnghọc sinh là một vấn đề quan trọng

* Phương pháp đặc trưng của bộ môn:

- Công nghệ là môn học mang tính thực tiễn Dạy Công nghệ để học sinh lĩnh hội

kiến thức khoa học, góp phần đẩy mạnh công cuộc “ Công nghiệp hoá - hiện đại

hoá đất nước” Người giáo viên ngay ban đầu phải hình thành phương pháp giảng

dạy phù hợp với đặc trưng bộ môn

2/- Cơ sở thực tiễn của đề tài này.

a Khảo sát thực tế đối tượng nghiên cứu:

Trước đây căn cứ vào cách dạy trong sách giáo khoa là giáo viên giảng dạytheo phương pháp thuyết trình nêu vấn đề, việc sử dụng rất ít ví dụ và mô hình trựcquan, trang thiết bị thí nghiệm – thực hành trong nhà trường còn nhiều hạn chế làmcho học sinh rất khó hình dung ra nguyên lý hoạt động của các hệ thống

Trang 6

Dùng phương pháp thuyết trình, chỉ tập trung vào hình vẽ SGK sẽ không cóhiệu quả cao trong việc lĩnh hội kiến thức, cách giảng dạy này học sinh khó hiểugần như là áp đặt Học sinh chưa thấy rõ bản chất của vấn đề Không hiểu được quátrình chuyển động của các hệ thống như thế nào, Không hiểu được sự biến đổi nănglượng trong quá trình tiếp cận với kiến thức kỹ thuật.

* Ưu điểm: Cách dạy cũ có ưu điểm là đơn giản, không đòi hỏi trang thiết bị dạy

học ở mức độ cao, dễ thực hiện

* Hạn chế:

- Học sinh tiếp nhận kiến thức gần như là áp đặt, chưa thấy được bản chất cụ thể

- Học sinh vẫn còn mơ hồ khi tìm hiểu nguyên lý hoạt động đặc biệt việc khó tưởngtượng quá trình hoạt động của các hệ thống

- Đối với giáo viên giảng phần này sẽ thấy rất khó dạy cho học sinh hiểu bài

Qua thực tế rút ra bài học từ chính bài giảng của mình và kết quả vận dụngkiến thức của học sinh theo từng năm học Tôi thấy cần phải đổi mới phương phápdạy học đó là ứng dụng công nghệ thông tin để giảng dạy phần các Hệ thống củađộng cơ đốt trong giúp cho các em học sinh tiếp cận cấu tạo, nguyên lý của các hệthống này một cách đơn giản và rõ ràng hơn

Trong đề tài này, tôi mạnh dạn đưa ra những kiến thức, phương pháp củamình về hướng tiếp cận cấu tạo và nghiên cứu nguyên lý làm việc các hệ thống củaĐộng cơ đốt trong dành cho học sinh lớp 11 THPT

b/ Đề xuất hướng dạy mới.

- Dùng POWERPOINT để thiết kế và trình chiếu bài giảng

- Học sinh quan sát hình ảnh để hình thành khái niệm về từng chi tiết cũngnhư cấu tạo chung của các hệ thống

- Cho học sinh quan sát phim hoạt hình, mô phỏng hoạt động của các hệthống để nắm được nguyên lý hoạt động

- Dùng phần mềm Total Video Converte 3.02, phần mềm Media PlayerClassie và Macro Media Flash Player 7.0 r14, Macro Media Flash Player 8.0 r22,MP10setup.exe để đọc các Video Clip và chạy các liên kết trong bài giảng Dùngphần mềm GIF Animator, Flash Player để thiết kế ảnh động

Trang 7

Chương II NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1/- Căn cứ vào chương trình tài liệu:

Đối với phân phối chương trình của môn Công nghệ 11 các bài từ 25 đến bài

30 theo phương án sách giáo khoa mới chương trình phân ban nhìn chung là phùhợp giữa thời lượng phân phối và yêu cầu kiến thức cần đạt được Khi trình bàynguyên lý hoạt động ở trong phần này kiến thức đều là trìu tượng, vì không nhìnthấy được quá trình hoạt động của các hệ thống, do vậy khiến học sinh khó tiếp thubài

2/- Căn cứ vào phương tiện dạy học của nhà trường:

Đối với trường phổ thông việc đầu tư cho môn học này còn ít Hiện nay trongtình hình thực tế ở trường THPT Mô hình, tranh vẽ của chương trình phân banCông nghệ 11 có nhưng ít và không đầy đủ đặc biệt là mô hình động vì vậy rất khókhăn cho việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy

Hiện nay với trường THPT A Nghĩa Hưng Có 1 điều kiện thuận lợi là cómáy chiếu đa năng, máy tính sách tay, máy chiếu vật thể, có các phòng chuyêndùng cho việc tổ chức dạy bằng giáo án điện tử nên việc ứng dụng công nghệ thôngtin với bài giảng là rất thuận lợi

3/ Căn cứ vào tình hình học sinh trong trường phổ thông

Một vấn đề cần quan tâm là đối tượng học sinh tôi trực tiếp giảng dạy làHọc sinh ở vùng nông thôn nông nghiệp thuần tuý Trình độ nhận thức các emkhông đồng đều, các em đại đa số không thích học môn Công nghệ Mặt khác địabàn khu vực còn chưa có nền công nghiệp phát triển Như vậy việc áp dụng phươngpháp dạy học mới để tiếp cận phù hợp với đối tượng học sinh là rất khó khăn Tuy

Trang 8

nhiên, với việc hình thành phương pháp học mới và quá trình quan sát các hìnhđộng sẽ có tác dụng cho học sinh cảm thấy hứng thú và yêu thích môn học, giúpcho các em được hình thành các khái niệm kỹ thuật và tiếp thu bộ môn khoa học kỹthuật này.

4/ Căn cứ vào nội dung của từng bài dạy:

Đối với từng nội dung của bài dạy việc truyền tải toàn bộ kiến thức trọng tâmtheo yêu cầu của bài cần phải được quan tâm chú ý, vì nếu chúng ta không lựa chọnphù hợp thì việc tìm hiểu nguyên lý hoạt động thông qua sơ đồ sẽ gặp rất nhiều khókhăn và trìu tượng Chính vì vậy việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào bài dạycác em sẽ hiểu ngay được quá trình biến đổi năng lượng, đường đi của các hệ thốngnhư thế nào chính là điều kiện để các em tiếp thu bài nhanh nhất, giúp cho các emnắm bắt ngay được các yêu cầu trọng tâm đặt ra của bài

Chương III CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ CỦA NỘI DUNG ĐỀ TÀI

A HỆ THỐNG BÔI TRƠN CƯỠNG BỨC.

1/ Cấu tạo của hệ thống bôi trơn cưỡng bức:

Giáo viên chụp hình ảnh cấu tạo của Hệ thống bôi trơn hình 25.1 SGK Côngnghệ 11 chiếu trên POWERPOINT giới thiệu cho học sinh quan sát và nắm đượccấu tạo chung của hệ thống

Sơ đồ cấu tạo của hệ thống bôi trơn cưỡng bức

1- Các te 2 Lưới lọc dầu 3 Bơm dầu

4 Van an toàn 5 Bầu lọc li tâm 6 Van khống chế dầu

Trang 9

7 Két làm mát 8 Đồng hồ đo áp suất 9 Đường dầu chính

10 Đường dầu bôi trơn trục khuỷu 11 Đường dầu bôi trơn trục cam

12 Đường dầu bôi trơn các hệ thống phụ

Sau khi giới thiệu cho học sinh tìm hiểu về cấu tạo của hệ thống giáo viênchuyển sơ đồ hình 25.1 SGK về sơ đồ khối để học sinh nắm được các bộ phận của

hệ thống Đồng thời giúp học sinh tìm hiểu nhiệm vụ của từng chi tiết trong hệthống Sơ đồ khối được thể hiện như sau: (Thiết kế cho chuyển động từng bộ phậnđồng thời nêu công dụng của từng bộ phận đó trong hệ thống)

Sơ đồ khối của hệ thống bôi trơn cưỡng bức

Nhiệm vụ của các bộ phận chính:

- Các te dùng để chứa dầu bôi trơn

- Bơm dầu có nhiệm vụ tạo sự tuần hoàn của dầu trong hệ thống

- Bầu lọc dầu dùng để lọc sạn bẩn trong quá trình bôi trơn

- Két làm mát làm mát cho dầu khi nhiệt độ dầu cao

- Van 4 và van 6 giúp cho hệ thống làm việc được bình thường

2/ Nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức:

Giáo viên cho học sinh quan sát chuyển động của hệ thống bôi trơn trongtừng trường hợp bằng hình ảnh Flash Player như sau:

Các te dầu

Bơm dầu Bầu lọc dầu

Trang 10

Cho HS quan sát chuyển động theo sơ đồ khối để tìm hiểu các trường hợp :Trường hợp 1 khi nhiệt độ dầu bôi trơn bình thường: Giáo viên dùng sơ đồkhối có các mũi tên tạo hiệu ứng chuyển động cho học sinh quan sát đường đi củadầu bôi trơn trong trường hợp làm việc bình thường Học sinh sẽ dễ dàng nhận biếtngay được đường đi của dầu bôi trơn và chỉ ra được nguyên lý làm việc của hệthống không thấy có gì khó khăn.

Bơm dầu hút dầu từ Các te đẩy qua Bầu lọc, Khi nhiệt độ dầu bôi trơn cònthấp dầu khó đi qua két làm mát vì vậy van nhiệt mở để dầu đi đến đường dầuchính, đến bôi trơn cho các bề mặt ma sát sau đó trở về Các te

Mô phỏng 1 Chuyển động của hệ thống trường hợp làm việc bình thường.

Trang 11

Giáo viên tiếp tục trình chiếu chuyển động thứ 2 trong trường hợp dầu bôitrơn có nhiệt độ vượt quá giới hạn cho phép Lúc này học sinh quan sát chuyểnđộng của hiệu ứng trình chiếu trên POWERPOINT sẽ thấy được khi dầu nóng quágiới hạn cho phép van 6 sẽ đóng lại và dầu đi qua két được làm mát trước khi đưađến các bề mặt ma sát rồi trở về Các te

Chuyển động 2 được thể hiện như sau: Bơm dầu hút dầu từ các te qua bơmđẩy vào bầu lọc, lúc này nhiệt độ dầu cao lên loãng van 6 đóng lại toàn bộ dầu điqua két làm mát được quạt gió làm mát rồi đến đường dầu chính để đi bôi trơn chocác bề mặt ma sát rồi trở về các te

Mô phỏng 2 Chuyển động của hệ thống trường hợp dầu quá nóng.

Trang 12

Mô phỏng 3 Chuyển động của hệ thống trường hợp áp suất dầu đường ống cao.

Giáo viên cho học sinh quan sát chuyển động 3: Trường hợp hệ thống bị quátải do áp xuất dầu trong đường ống tăng lên để bảo vệ cho các thiết bị thì Van antoàn mở đưa dầu trở về trước bơm Khi quan sát chuyển động Học sinh sẽ thấy ngayđược van 4 mở dầu đi tắt về các te Hoạt động được diễn ra theo sơ đồ sau:

Giáo viên cho học sinh quan sát một lần nữa toàn bộ 3 trường hợp xảy ratrong quá trình hoạt động của hệ thống bôi trơn cưỡng bức để học sinh nắm chắcđược nguyên lý hoạt động của hệ thống

Kết luận:

- Trường hợp làm việc bình thường: Khi động cơ làm việc, dầu bôi trơn được Bơmdầu hút từ Các te qua Bầu lọc, qua Van nhiệt đến Đường dầu chính để bôi trơn các

bề mặt ma sát của Động cơ, sau đó trở về Các te

- Trường hợp nếu nhiệt độ dầu vượt quá giới hạn định trước, Van nhiệt đóng lại dầu

sẽ chuyển qua Két làm mát, được làm mát trước khi chảy vào Đường dầu chính

- Trường hợp áp suất dầu trên các đường ống vượt quá mức cho phép, Van an toàn

sẽ mở để 1 phần dầu chảy về trước Bơm dầu đảm bảo an toàn cho hệ thống

Bầu

lọc

Các bề mặt

ma sát Két

làm

mát

Trang 13

Sơ đồ cấu tạo của hệ thống làm mát bằng nước

Giáo viên dùng sơ đồ trên giới thiệu cho học sinh về cấu tạo các bộ phận của

Hệ thống làm mát sau đó chuyển về sơ đồ khối Dùng phương pháp vẽ trênPOWERPOINT và trình chiếu Sơ đồ khối chỉ cần giới thiệu các chi tiết chính của

hệ thống như sau:

Sơ đồ khối hệ thống làm mát bằng nước tuần hoàn cưỡng bức

Giáo viên dựa vào sơ đồ khối dùng các câu hỏi để cho học sinh trả lời và tìmđược nhiệm vụ của các chi tiết chính trong hệ thống làm mát cụ thể như sau:

- Bơm nước: Tạo sự tuần hoàn của nước trong hệ thống

- Áo nước: Chứa nước để thu nhiệt của các chi tiết cần làm mát

Két

làm

mát

Van Nhiệt

Bơm

làm mát

Quạt gió

Trang 14

- Két làm mát: Làm mát cho nước nóng từ trong áo nước chuyển ra.

- Van hằng nhiệt: Dùng để điều chỉnh nước theo nhiệt độ đi tắt về bơm, quaKét làm mát hoặc cả 2 đường

- Quạt gió làm tăng tốc độ làm mát của két nước

2/ Nguyên lý hoạt động của hệ thống làm mát bằng nước:

Giáo viên giới thiệu 1 trong 2 hoạt động của hệ thống làm mát như sau:

Hình động hoạt động của hệ thống làm mát ở 3 chế độ khác nhau

Trang 15

Học sinh nghe giáo viên hướng dẫn quan sát chuyển động của hệ thống theo

ba màu của mũi tên thể hiện 3 chế độ làm việc của hệ thống

Sau đó Giáo viên cho học sinh quan sát chuyển động của hệ thống theo sơ

đồ khối sử dụng hiệu ứng trên POWERPOINT trình chiếu trong từng trườnghợp:

+ Trường hợp thứ nhất: Khi động cơ mới nổ máy: Đường dẫn chuyển động củacác mũi tên nhỏ màu xanh để thể hiện đường đi của nước làm mát Khi học sinhquan sát chuyển động sẽ dễ dàng nêu được nguyên lý hoạt động của hệ thống

Mô phỏng 1 Hoạt động của hệ thống làm mát khi nhiệt độ nước < 75 0 C

+ Trường hợp 2 Khi nhiệt độ > 750 C van nhiệt mở một phần nước đi theo đườngnước chính qua Két làm mát rồi trở về bơm Đồng thời một phần nước đi theođường nước phụ về Bơm

Két

làm

mát

Van Nhiệt

Bơm nước

Áo nước làm mát

Quạt gió

Trang 16

Mô phỏng 2 Hoạt động của hệ thống làm mát khi nhiệt độ nước > 75 0 C

+ Trường hợp 3 khi nhiệt độ > 850 C Van nhiệt đóng hoàn toàn đường nước phụ

mở đường nước chính toàn bộ nước được đưa qua Két làm mát được Quạt giólàm mát rồi trở về Bơm

Sơ đồ khối chuyển động của nước như sau:

Mô phỏng 3 Hoạt động của hệ thống làm mát khi nhiệt độ nước > 85 0 C

Kết luận: Khi động cơ làm việc nước trong áo nước nóng dần lên

Van Nhiệt

Bơm nước

Áo nước làm mát

Két

làm

mát

Van Nhiệt

Áo nước làm mát

Trang 17

- Khi nhiệt độ trong áo nước còn thấp hơn giới hạn định trước (<750C ) van nhiệtđóng đường nước chính về két làm mát, mở đường nước phụ nước đi tắt về bơmrồi đi vào áo nước.

- Khi nhiệt độ nước trong áo nước gần đến giới hạn định trước (>750C ) vannhiệt mở cả 2 đường để nước vừa chảy qua két được làm mát, vừa đi qua đườngnước tắt chảy về bơm rồi được đưa đến các áo nước

- Khi nhiệt độ nước trong áo nước vượt quá giới hạn định trước ( >850C ), Vannhiệt đóng hoàn toàn đường nước phụ, mở đường nước chính toàn bộ nước nóng

đi qua Két làm mát được quạt gió làm mát rồi được bơm hút đưa trở lại áo nướccủa động cơ

C HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU VÀ KHÔNG KHÍ TRONG ĐỘNG

CƠ XĂNG

1/ Hệ thống cung cấp nhiên liệu dùng bộ chế hoà khí

a/ Tìm hiểu về cấu tạo của hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hoà khí

- Học sinh đã được nghiên cứu sơ bộ về phần cấu tạo chung của động cơ đốt trong

vì vậy yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ sau

Hình 1: Sơ đồ khối của hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hoà khí

Dùng phương pháp đàm thoại để dẫn dắt học sinh hiểu được cấu tạo của hệthống ( So sánh giữa Xe máy và Ôtô tại sao xe máy không cần có Bơm xăng)

Vì thời gian có hạn và xuất phát từ hướng đổi mới giảm tải của chương trìnhnên chỉ yêu cầu học sinh vẽ và tìm hiểu cấu tạo trên sơ đồ khối của hệ thống còn

Bộ chế hoà khí

Trang 18

giới thiệu cho các em biết sau này nếu theo chuyên ngành Cơ khí Động lực sẽ đượchọc đầy đủ hơn ở chương trình Trung cấp, Cao đẳng hoặc Đại học.

b/ Hoạt động tìm hiểu về nguyên lý làm việc của hệ thống.

Giáo viên dùng sơ đồ khối trên POWERPOINT sử dụng các hiệu ứng chuyểnđộng cho học sinh quan sát hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí ở động cơXăng dùng bộ chế hoà khí Đường dẫn màu đỏ thể hiện đường đi của nhiên liệu từthùng chứa qua bầu lọc vào bơm rồi đến bộ chế hoà khí, sau khi có đường khôngkhí dẫn vào rồi đến đường hoà khí vào xi lanh Sau khi cho học sinh quan sát Giáoviên đặt các câu hỏi dẫn dắt học sinh đi tìm hiểu nguyên lý làm việc của hệ thống đểhọc sinh tự xây dựng lên nguyên lý làm việc

Sau khi học sinh xây dựng song nguyên lý làm việc giáo viên cho học sinhquan sát lại trình chiếu trên POWERPOINT một lần nữa hiệu ứng của chuyển độngnguyên lý làm việc của sơ đồ khối hệ thống điều này sẽ giúp cho học sinh hiểu vànắm chắc ngay phần nguyên lý hoạt động của hệ thống cung cấp nhiên liệu vàkhông khí động cơ Xăng dùng bộ chế hoà khí Khi đó học sinh chưa hiểu được phầnhoà khí trong bộ chế hoà khí diễn ra như thế nào? lúc này Giáo viên cho học sinhquan sát thêm hình vẽ sau sử dụng hiệu ứng chuyển động tạo thành hoà khí ở trong

bộ chế hoà khí đơn giản như sau:

Hình 2 Nguyên lý hoạt động của bộ chế hoà khí đơn giản

Po

Ngày đăng: 19/12/2014, 13:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w