1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tóm tắt luận án âm nhạc trong nghi lễ phật giáo ở hà nội

24 704 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 258 KB

Nội dung

Trong một phạm vi cụ thể, nghiên cứu âm nhạc Phật giáo qua trường hợpThăng Long - Hà Nội, đặt trong bối cảnh vùng châu thổ Bắc bộ là góp phần chỉ rabản chất của sự khác biệt mang tính vù

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trải qua gần hai thiên niên kỷ du nhập và phát triển, Phật giáo đã đi sâu vào hầu hết các khía cạnh của đời sống xã hội, trở thành một trong những bộ phận cấu thành nền văn hóa Việt Nam, để lại nhiều dấu mốc đáng chú ý trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Ngược lại,chính những yếu tố truyền thống đã tác động trở lại và là “chất liệu”, phương tiện

để Phật giáo nhập thế, phát triển với sắc thái riêng so với Phật giáo trong khu vực

và vùng lãnh thổ khác

Âm nhạc Phật giáo sinh ra từ trong nghi lễ Phật giáo, là kết quả của quátrình vận động liên tục từ sự biến đổi, hình thành tông phái đến diễn trình truyềnthừa vào các nền văn hóa khác nhau mà tính nhiều tầng, nhiều lớp trong âm nhạcPhật giáo Việt Nam là một minh chứng sống động Nằm trong truyền thống âmnhạc nước nhà, âm nhạc Phật giáo lấy âm nhạc bản địa là cơ sở chính trong quátrình hình thành và phát triển Ngoài thể hiện những đặc điểm chung của một nền

âm nhạc truyền thống dân tộc, âm nhạc Phật giáo Việt Nam nói chung còn là âmnhạc chức năng nên mang những đặc trưng riêng gắn với triết lý và tập quán tutập của tôn giáo này

Có thể nói, nghiên cứu âm nhạc Phật giáo là góp phần nghiên cứu Phật giáoViệt Nam, cũng là để thông qua đó nghiên cứu âm nhạc, văn hóa và tôn giáo ViệtNam trong lịch sử Nói cách khác, thực tế cho thấy, Phật giáo Việt Nam mangtính vùng miền và tông phái, bởi vậy nghiên cứu về tôn giáo và văn hóa ViệtNam nói chung cũng như trong nghiên cứu vùng văn hóa không thể không nghiêncứu Phật giáo Trong tương quan đó, nghiên cứu văn hóa, tư tưởng của Phật giáoViệt Nam không thể không nghiên cứu âm nhạc Phật giáo

Trong một phạm vi cụ thể, nghiên cứu âm nhạc Phật giáo qua trường hợpThăng Long - Hà Nội, đặt trong bối cảnh vùng châu thổ Bắc bộ là góp phần chỉ rabản chất của sự khác biệt mang tính vùng miền của âm nhạc và Phật giáo Việt Nam.Với vị trí là trung tâm kinh tế, chính trị văn hóa của đất nước, nơi hội tụ tinh hoa vănhóa của dân tộc hàng nghìn năm qua, âm nhạc Phật giáo Hà Nội chứa đựng và cònbảo lưu được nhiều yếu tố mang đặc trưng riêng; dù vậy chưa dành được những

nghiên cứu chuyên sâu Từ cơ sở lý luận và thực tiễn đó, chúng tôi chọn đề tài “Âm nhạc trong nghi lễ Phật giáo ở Hà Nội” để viết luận án Tiến sĩ chuyên ngành Tôn

giáo học

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Nguồn gốc, sự hình thành, đặc biệt là diện mạo và chức năng của âm nhạccùng mối quan hệ âm nhạc - nghi lễ Phật giáo ở Hà Nội; một số đặc trưng cơ bản

Trang 2

của âm nhạc Phật giáo; các lớp văn hóa âm nhạc, tôn giáo, tín ngưỡng trong âmnhạc - nghi lễ Phật giáo ở Hà Nội là đối tượng nghiên cứu chính của luận án.

2.2 Phạm vi nghiên cứu: 1 Không gian: nghiên cứu riêng phong cách Hà

Nội ở Hà Nội cũ và một số địa phương phụ cận; hai nghi lễ tiêu biểu là lễ Thườngnhật và lễ Trai đàn chẩn tế; 2 Âm nhạc: một số đặc trưng cơ bản như quan hệ ca

từ, giai điệu, tổ chức và chức năng của nhạc khí; vai trò, chức năng của các nhịptrống - có so sánh với một số thể loại âm nhạc truyền thống vùng châu thổ Bắc

bộ, âm nhạc Phật giáo Thái Bình và Huế; 3 Tên gọi, tên đề tài là nghiên cứu mốiquan hệ giữa âm nhạc và nghi lễ Phật giáo gắn với Mã ngành

3 Mục tiêu, mục đích nghiên cứu

3.1 Mục tiêu: Nghiên cứu để đưa ra các kết luận như: diện mạo của âmnhạc Phật giáo; chức năng và mối quan hệ giữa âm nhạc với nghi lễ Phật giáo;đặc trưng và những lớp văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng trong âm nhạc nghi lễ Phậtgiáo ở Hà Nội

3.2 Mục đích: đem kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong nghiên cứu vàđào tạo chuyên ngành tôn giáo học và âm nhạc truyền thống dân tộc

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Khảo cứu tài liệu và nghiên cứu thực địa và xây dựng các luận điểm để trảlời các câu hỏi: 1 Âm nhạc xuất hiện trong nghi lễ Phật giáo ở Hà Nội từ khi nào;

2 Âm nhạc có chức năng và ý nghĩa như thế nào trong nghi lễ Phật giáo ở HàNội; 3 Âm nhạc Phật giáo Hà Nội có những đặc trưng cơ bản nào khác biệt vàtương đồng so với một số thể loại âm nhạc phổ biến ở vùng châu thổ Bắc bộ và

âm nhạc Phật giáo ở một địa phương cụ thể cùng khu vực?

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận: Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa

duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng trong triết học Mác-Lênin và một

số lý thuyết trong nghiên cứu văn hóa, âm nhạc, tôn giáo và xã hội học

5.2 Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp nghiên cứu văn bản

học; Phương pháp điền dã; Phương pháp so sánh đối chiếu; Phương pháp phân tích

âm nhạc học; Phương pháp nghiên cứu lịch sử; Phương pháp tâm lý học tôn giáo

6 Những đóng góp của luận án

Về cơ sở lý luận, có thể khẳng định, đây là công trình đầu tiên sử dụng các

lý thuyết và phương pháp nghiên cứu liên ngành khoa học xã hội, tôn giáo học vànghệ thuật trong nghiên cứu âm nhạc Phật giáo ở Hà Nội

Về cơ sở thực tiễn, đây cũng là công trình nghiên cứu đầu tiên, toàn diện vềnguồn gốc, diện mạo, đặc trưng và chức năng của âm nhạc Phật giáo trong tươngquan với nghi lễ của tôn giáo này

Là nguồn tư liệu cần tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy âm nhạctruyền thống và một số lĩnh vực liên ngành gần ở nước ta trong bối cảnh hiện nay

Trang 3

7 Bố cục của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo và Công trìnhcủa tác giả, nội dung của luận án gồm bốn Chương, 11 tiết, các tiểu kết và phầnKết luận

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ

NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1.1 NGUỒN TÀI LIỆU

1.1.1 Tài liệu gốc từ kinh điển Phật giáo và các bộ quốc sử, khảo cổ

Nguồn này gồm các bộ kinh điển của Phật giáo; những cuốn cổ sử; một sốvăn bia cổ; những bức hình chạm khắc, vẽ và in trong kiến trúc các ngôi chùa và

bệ đá khuôn viên chùa; các tượng cầm Pháp khí

1.1.2 Tài liệu thứ cấp

Những ghi chép, nghiên cứu của một số tác giả trong và ngoài nước vềnhững vấn đề liên quan đến âm nhạc và nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng truyền thốngViệt Nam giai đoạn trung, cận và hiện đại, cung cấp bối cảnh lịch sử để luận án

có thể tham khảo hoặc kế thừa phương pháp luận nghiên cứu

1.1.3 Tài liệu điền dã

Tiến hành điền dã, khảo sát và nghiên cứu trực tiếp, trong đó điểm nhấn củaluận án là tư liệu phỏng vấn sâu các sư tăng, cư sĩ và phỏng vấn tham dự các nghi

lễ tại một số ngôi chùa thuộc 9 quận, huyện ở Hà Nội và một số tỉnh thuộc vùngchâu thổ Bắc bộ

1.1.4 Tài liệu tham khảo

Gồm những công trình nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam Ngoài ra là

những cuốn tư liệu lịch sử đã đề cập ở mục 1.1.2 và một số sách lý luận liênngành khác như Lý thuyết vùng văn hóa trong Vùng Văn hóa và Phân vùng Vănhóa ở Việt Nam, Lý thuyết chức năng trong Lịch sử và lý thuyết xã hội học, Lýthuyết về sự nhiều tầng, nhiều lớp trong âm nhạc cổ truyền Việt Nam,…

1.2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU

1.2.1 Những công trình tiếp cận dưới góc độ âm nhạc học

Nghiên cứu về âm nhạc Phật giáo Việt Nam nói chung đã có ít nhiều côngtrình nghiên cứu trước ít nhiều đề cập dưới góc độ âm nhạc học, đó là các tác giả

Trần Văn Khê (Pháp) với Du ngoạn trong Âm nhạc truyền thống Việt Nam (Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh - 2004), Nguyễn Huy Thông (chủ biên), Lễ nhạc Phật giáo

xứ Huế, Phân viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại Huế, Nxb Thành phố Hồ

Chí Minh, 2008, Nguyễn Đình Lâm, “Âm nhạc Phật giáo trong nghi lễ cầu siêu”,

Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, số 6, năm 2008, Hà Nội; “Diễn xướng thanh nhạc

Trang 4

trong nghi lễ Phật giáo (trường hợp lễ cầu siêu)”, Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo, số

12, 2008, Hà Nội; “Tổ chức dàn nhạc trong nghi lễ cầu siêu”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 1 năm 2009 Lê Toàn với “Bước đầu tìm hiểu âm nhạc Phật giáo

ở Bắc Ninh: trường hợp lễ cầu siêu” trên Tạp chí Di sản Văn hóa, Cục Di sản Văn hóa, số 02 năm 2008 Phạm Hồng Lĩnh với Góp phần tìm hiểu lễ nhạc Phật giáo xứ Huế, Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học, Viện Nghiên cứu Văn hóa, Viện

Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội 2009 Nguyễn Thuyết Phong (Mỹ) trong

“Bản sắc Lễ nhạc Phật giáo Việt Nam” in trong Nghệ thuật Phật giáo trong đời sống hôm nay (GS Hoàng Chương chủ biên, Nxb Dân trí, Hà Nội - 2010), Bùi Trọng Hiền với “Nhạc Phật giáo”, trong 1000 năm âm nhạc Thăng Long-Hà Nội

(quyển 2 - Nhạc cổ truyền), Nxb Âm nhạc, Hà Nội - 2010

Có thể nói, những nghiên cứu trên đã đóng một phần quan trọng ở nhiềuphương diện giúp tác giả luận án có thể kế thừa, tiếp thu để xây dựng luận án này

1.2.2 Những công trình tiếp cận dưới góc nhìn sử học-Phật giáo

Các công trình Lịch sử âm nhạc Việt Nam - từ thời Hùng Vương đến thời

Lý Nam Đế, Nxb Tp Hồ Chí Minh, 2001; Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2005; Tổng tập văn học Việt Nam, (Tập I, II), Nxb Văn

học, Hà Nội, 1996 Tác giả Thích Giác Duyên với bài nghiên cứu Về nguồn gốcChuông - Trống - Mõ đăng trên mạng điện tử Tác giả Nguyễn Lang với công

trình Việt Nam Phật giáo sử luận, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1994 Và tác giả Nguyễn Hùng Hậu với Đại cương Triết học Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội,

Hà Nội, 2000 - đã góp phần quan trọng giúp tác giả nhận thức vấn đề nhập thếcủa Phật giáo khi tiếp cận và biến những yếu tố truyền thống bản địa, trong đó có

âm nhạc và các yếu tố khác phù hợp để trên đó xây dựng những nghi lễ - âm nhạcPhật giáo mang sắc thái riêng của Việt Nam và Hà Nội

1.2.3 Đánh giá chung

1.2.3.1 Những khía cạnh cho luận án kế thừa

Các công trình nghiên cứu ở hai góc độ trên cùng với quá trình nghiên cứuriêng của tác giả đã giúp chúng tôi có được một nhận thức thống nhất và tươngđối toàn diện về âm nhạc Phật giáo Hà Nội nói riêng, Phật giáo Việt Nam nóichung từ khởi đầu hình thành cho đến những bước phát triển của nó - để kế thừaphát triển luận án này

1.2.3.2 Những khoảng trống để luận án nghiên cứu

Về cơ sở lý luận, các nghiên cứu chuyên về âm nhạc lại chưa có nhữngnghiên cứu sâu về “tính chất tôn giáo (Phật giáo)” của âm nhạc

Về cơ sở thực tiễn, chưa có công trình nào đưa ra được cái nhìn tổng thểcũng như diện mạo cùng với những đánh giá, kết luận khoa học về nhiều vấn đề

có tính bản chất trong âm nhạc Phật giáo địa bàn này

Trang 5

1.2.4 Những vấn đề đặt ra

- Âm nhạc Phật giáo ở Hà Nội cần được tổng hợp, khái quát lại những khíacạnh: 1) cơ sở, quá trình hình thành; 2) chức năng, vị trí và ý nghĩa của âm nhạcPhật giáo qua trường hợp Hà Nội; 3) đặc trưng của âm nhạc Phật giáo ở Hà Nội,đặt trong bối cảnh vùng châu thổ Bắc bộ khi so sánh với âm nhạc Phật giáo TháiBình; và bước đầu so sánh một vài khía cạnh của âm nhạc Phật giáo Huế

- Giải quyết vấn đề cơ bản đặt ra trong nghiên cứu lý luận và thực tiễn tôngiáo học và âm nhạc học hiện nay: nghiên cứu nghệ thuật tôn giáo trong nghiêncứu tôn giáo học và việc tiếp cận âm nhạc tôn giáo trong nghiên cứu, bảo tồn vàphát huy di sản âm nhạc truyền thống Việt Nam

1.3 KHUNG PHÂN TÍCH LÝ THUYẾT

Luận án đã sử dụng các lý thuyết làm hướng đi, gồm Lý thuyết duy vật lịch

sử trong hệ thống triết học Mác - Lênin; Lý thuyết chức năng; Lý thuyết vùng vănhóa; Lý thuyết về sự nhiều tầng, nhiều lớp trong âm nhạc truyền thống dân tộc.Các lý thuyết được sử dụng trong quan hệ hữu cơ với nhau nhằm phát hiện vàlàm rõ nhiều vấn đề xung quanh đối tượng nghiên cứu

Ngoài ra, luận án còn sử dụng lý thuyết âm nhạc phương Tây để mã hóanhững hiện tượng âm nhạc và nhạc khí Phật giáo

1.4 MỘT SỐ KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG LUẬNÁN

Luận án đã tập trung một số khái niệm, thuật ngữ liên quan trực tiếp đến luận án như âm nhạc, âm nhạc Phật giáo, Canh, Kinh, Kệ, Lý, Sự, Tào Động, Lâm Tế, Thiền Thông, Bùa, Chú, …

Tiểu kết chương 1

Thứ nhất, nếu như nguồn tư liệu gốc, bao gồm cả tư liệu cổ sử và khảo cổ,

mỹ thuật, cho thấy sự xuất hiện của âm nhạc Phật giáo ngay từ những thế kỷ đầucủa thiên niên kỷ thứ nhất, thì nguồn tư liệu nghiên cứu trên các phương diện lịch

sử, tôn giáo, văn hóa và âm nhạc được nhắc đến ít nhiều cho thấy âm nhạc Phậtgiáo Việt Nam là một dòng chảy liên tục có sự kế thừa, tinh lọc qua lịch sử vàđược hiện diện trong đời sống sinh hoạt văn hóa Phật giáo trong lịch sử dân tộc.Cũng thông qua những công trình nghiên cứu này mà tác giả luận án kế thừa một

số góc nhìn mới, cách tiếp cận mới để triển khai và trình bày những phát hiện vấn

đề ở những chương sau của luận án

Thứ hai, những vấn đề cơ bản về cơ sở lý thuyết đã được tác giả đề cậpcũng như xác định rõ Nếu như nguồn tư liệu là chất liệu chính của luận án thì cơ

sở lý thuyết chính là thế giới quan và phương pháp luận để tác giả xây dựng cácluận cứ cũng như trình bày những đóng góp mới, kết quả mới trên cả phươngdiện lý luận và thực tiễn khi nghiên cứu âm nhạc Phật giáo Hà Nội Cùng với đó,những khái niệm sử dụng trong luận án cũng là những vấn đề căn bản để tác giả

Trang 6

kiểm soát và làm rõ bản chất của các mối liên hệ liên quan đến đối tượng vàphạm vi nghiên cứu

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NGHI LỄ PHẬT GIÁO VÀ NGUỒN GỐC,DIỆN MẠO CỦA ÂM NHẠC TRONG NGHI LỄ PHẬT GIÁO Ở HÀ NỘI

2.1 ĐẶC ĐIỂM NGHI LỄ PHẬT GIÁO

2.1.1 Nghi lễ Phật giáo ở Việt Nam

2.1.1.1 Nghi lễ phản ánh sâu sắc giáo lý, giáo luật qua hoạt động tu hành của người xuất gia

Theo giáo luật Phật giáo nói chung, người xuất gia phải thụ giới, giữ giới.Quá trình tu tập diễn ra tuần tự theo các bậc từ khi mới vào chùa (Chú Tiểu) chođến khi đắc đạo Theo quy định của giáo luật, bậc tu hành căn bản dành chongười xuất gia là Sa di, Tỳ kheo và Bồ Tát giới (với Đại thừa), trong đó giai đoạnthụ giới tỳ kheo được coi là căn bản và quan trọng bậc nhất

Hoạt động này được thực hiện hằng ngày và liên tục trong suốt cuộc đời màhai nghi lễ Thường nhật và nghi lễ Trai đàn chẩn tế là nghi lễ phản ánh sâu sắc tưtưởng này

2.1.1.2 Nghi lễ ảnh hưởng đến nếp sống văn hóa làng xã, địa phương

Ngôi chùa là không gian để hai tư tưởng văn hóa Phật giáo và tín ngưỡngtruyền thống bản địa “va chạm” và hội nhập vào nhau để từ đó sinh ra nhiều nghi

lễ “tạp tiếu” liên quan cả đến Phật giáo và dân gian Người dân thì nương tựa vàocửa Phật, người tu hành lại “nhập gia tùy tục” để phát triển tôn giáo mình

Ở Hà Nội, những thời lễ buổi chiều, vì thế nhiều ngày có thêm những lá sớ,những mâm cúng cháo, thí thực bên cạnh cho các vong còn có chân linh có têntuổi cụ thể Những gia đình có người quá cố, ngoài được thờ cúng tại nhà cònđược mang lên chùa, nương nhờ cửa Phật Quan hệ qua lại giữa người tu hành vớingười dân, tín đồ và Phật tử địa phương vì thế trở thành “hạt nhân” tạo và bồi đắpnên văn hóa làng xã, phố phường Hà Nội

2.1.1.3 Nghi lễ có sự phân hóa sâu sắc giữa tông phái và văn hóa vùng miền

Sự phân hóa sâu sắc về vị trí địa lí, lịch sử, văn hóa và đặc điểm của quátrình truyền giáo chính là yếu tố căn bản quy định đặc điểm nghi lễ Phật giáo ởViệt Nam Điều này cũng đã được khẳng định qua các kỳ Đại hội của Giáo hộiPhật giáo Việt Nam từ năm 1981 đến năm 2012

2.1.2 Nghi lễ Phật giáo ở Hà Nội

2.1.2.1 Sự hòa quyện tư tưởng Thiền - Tịnh - Mật trong nghi lễ

Đặc điểm này có ở trong phần lớn nghi lễ Phật giáo ở Hà Nội, trong đóđáng chú ý là hai nghi lễ là Thường nhật và Trai đàn chẩn tế Ở đây, nếu như

Trang 7

phương pháp tự thân tập trung tư tưởng, tu tập để thu nhận tinh hoa bên ngoài vàobên trong ở trạng thái thiền là một trong những đặc trưng của phép tu tập này thìphương pháp trì chú, ấn quyết, chủ trương tiếp nhờ tha lực chính là một đặc trưngcủa pháp tu Tịnh Độ và Mật tông; riêng Tịnh độ có đặc trưng là niệm danh hiệuĐức Phật A Di Đà để có được cảnh giới Tây Phương Cực lạc sau này

2.1.2.2 Sự dung hợp Nho, Đạo giáo và tín ngưỡng bản địa trong nghi lễ

Biểu hiện của sự hỗn dung có thể thấy rất rõ trong đàn lễ, từ khâu chuẩn bị

cho đến các bước lễ 1)Lễ cúng tổ-thỉnh sư tăng, 2) Phát tấu, 3) triệu vong, tắm

vong-quy vong, 4) thỉnh Phật, tụng kinh, 5) chạy đàn-phá ngục, 6) giải oan-cắtkết, 7) Mông sơn, và 8) thỉnh xá-phóng xá

Nhưng một yếu tố quan trọng và là điểm nhấn trong quan hệ này là, để cầusiêu thoát cho các chân linh, cô hồn, các sư tăng phải chuẩn bị đàn tràng với đầy

đủ hai yếu tố: tượng chư Phật thánh và vật phẩm cúng dàng cần thiết Tượng và

đồ lễ đặt trong đàn lễ phổ biến gồm 5 lớp, gồm các tượng Phật, Thánh thờ hỗndung

Ngoài ra, những vật phẩm cúng dàng như hương, hoa, đăng, trà, quả, thực,các sư tăng còn phải chuẩn bị các loại vật phẩm khác gồm: sớ, điệp, trạng, sắc,phó ý, và các đồ mã khác như mũ, ngựa, hia, roi, hình nhân, quần áo, cỗ “mặn”(lợn, gà),… để dâng cúng cũng là những chi tiết cho thấy tinh thần ấy

2.2 NGUỒN GỐC CỦA ÂM NHẠC PHẬT GIÁO HÀ NỘI

2.2.1 Nguồn gốc tư tưởng

2.2.1.2 Qua quan niệm về Pháp khí/nhạc khí của người xuất gia

Đó là quan niệm về chuông, trống, mõ Ngoài ra, nhiều nhạc khí khác nhưThanh la, Não bạt, Sáo, Nhị, Tiu - Cảnh cũng đã được nhà chùa hóa - Phật hóathành những pháp khí sử dụng nhiều trong nhà chùa, nhất là các đàn lễ ứng phóđạo tràng, vì thế được sử dụng trong từng không gian, đàn lễ có quy định cụ thể

2.2.2 Nguồn chất liệu

2.2.2.1 Văn hóa âm nhạc dân gian bản địa

Âm nhạc Phật giáo là một bộ phận của âm nhạc truyền thống, sinh ra trên

cơ sở của nền âm nhạc dân gian cổ truyền Với tinh thần nhập thế, từ xa xưa, các

sư tăng đã biết vận dụng âm điệu dân gian bản địa làm phương tiện góp phần thấuhiểu kinh điển Phật giáo và giáo hóa chúng sinh thông qua việc tụng kinh, niệm

Trang 8

Phật, Đây là cơ sở, nền tảng cơ bản và quan trọng để, thông qua đó, hình thànhnền âm nhạc Phật giáo Hà Nội ngày nay

2.2.2.2 Văn hóa âm nhạc ngoại nhập và nhạc cung đình

Ở đây là quá trình tiếp nhận nhạc khí có nguồn gốc từ Trung Quốc, Ấn Độ

và Chăm Pa Ngoài ra, yếu tố âm nhạc cung đình trong nghi lễ Phật giáo cũng làkết quả của quá trình phát triển liên tục dựa trên cơ sở lý luận cũng như tư tưởngtriết học truyền thống của các tôn giáo ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể

2.3 DIỆN MẠO CỦA ÂM NHẠC PHẬT GIÁO HÀ NỘI

2.3.1 Diện mạo âm nhạc Phật giáo Hà Nội và vùng phụ cận qua những dấu ấn lịch sử

2.3.1.1 Tư liệu thành văn

Đó là những cuốn cổ sử, lịch sử Phật giáo, lịch sử âm nhạc Việt Nam, màLong Biên - Thăng Long - Hà Nội là một trong những địa danh gắn với lịch sửdân tộc và quá trình truyền giáo diễn ra sớm nhất được ghi chép Ngoài ra, tư liệuvăn bia cũng là nguồn rất có giá trị khác phản ánh âm nhạc Phật giáo giai đoạnđầu độc lập của nước ta

2.3.1.2 Tư liệu khảo cổ - mỹ thuật

Đó là những bức chạm - khắc trên chất liệu đá và gỗ trong chùa; các photượng tay cầm Pháp khí, v.v…

2.3.2 Diện mạo âm nhạc Phật giáo Hà Nội hiện nay

2.3.2.1 Nhạc hát và sự phân nhóm

Thứ nhất, nhóm gắn với những thể loại và hình thức tụng, tán, niệm giáo lý

và danh hiệu Phật Ở đây có tụng kinh, tán Canh và niệm danh hiệu Phật

Thứ hai, nhóm những bài thỉnh chư Phật thánh và than cô hồn

Thứ ba, nhóm những bài liên quan đến câu đọc, ngâm Ở đây đáng chú ý lànhững bài đọc Sớ, Điệp, Trạng, Phó ý

Mõ có hai loại là mõ tụng kinh và mõ cá (hình con cá);

Mộc bảng và khánh, dùng khi báo chúng, báo thức

Ngoài các nhạc cụ thân vang, đôi khi người xuất gia còn sử dụng trống để

mở đầu cho khoa cúng bố thí

Nhóm hai, nhóm nhạc cụ gắn với nghi lễ ứng phó đạo tràng (ở đây là nghi

lễ Trai đàn chẩn tế) Bên cạnh một số nhạc cụ ở nhóm 1, còn sử dụng ba họ nhạc

cụ khác:

Trang 9

Họ tự thân vang có Thanh la, Não bạt và Tiu - Cảnh;

Họ màng rung có trống lớn và trống bản (mỗi thứ một chiếc);

Họ dây có Nhị; và họ hơi có kèn Sô na (còn gọi là Già nam lam)

Hai nhóm khí nhạc này có khi được sử dụng diễn tấu độc lập, trong mộtkhông gian đặc thù trong nhà chùa, nhưng cũng nhiều lúc được phối hợp lại vớinhau, tổng hợp thành một “tổ chức dàn nhạc”

2.3.2.3 Nhạc đàn - nhịp trống

Nhịp trống sử dụng trong toàn bộ các nghi lễ Phật giáo gồm: 1)Trống lễ,2)Trống thượng đường, 3)Trống phát lôi, 4)Trống sai, 5) Trống hóa sớ và 6)Trống dẫn lục cúng

Các nhịp trống ở đây, chủ yếu được sử dụng trong nghi lễ ứng phó đạotràng, ở đây là Trai đàn chẩn tế, ít dùng trong nghi lễ Thường nhật Trống và cácnhịp trống có chức năng khá quan trọng, không chỉ như là “phần mở đầu” củanghi lễ mà còn có vai trò, vị trí như những “đoạn chen”, lưu không, giúp gắn kếtcác phần lễ lại với nhau trong suốt quá trình cử hành nghi lễ Điều đó giúp chonghi lễ Phật giáo ở Hà Nội mang một sắc thái riêng, vừa uy nghi, thiêng liêng,nhưng lại vừa chứa đựng những yếu tố truyền thống quen thuộc với người dânbản địa

Tiểu kết chương 2

Trong nghi lễ Phật giáo ở Hà Nội, bên cạnh ba yếu tố Thiền, Tịnh, Mậtđồng tu còn có sự hội nhập của Nho, Đạo giáo và văn hóa, tín ngưỡng bản địa.Những yếu tố này hội tụ trong cả hai nghi lễ, trong đó đáng chú ý là nghi lễ Traiđàn chẩn tế

Từ đặc điểm chung về vị trí địa lý, văn hóa vùng và quá trình truyền thừacủa Phật giáo đã tác động góp phần không nhỏ tới sự hình thành sắc thái âm nhạcPhật giáo Hà Nội Trên cơ sở tư tưởng của Phật giáo và nguồn văn hóa âm nhạcdân gian bản địa, âm nhạc Phật giáo Hà Nội đã được định hình và phát triển trong

sự tác động qua lại liên tục giữa các yếu tố này, đồng thời còn có sự ảnh hưởng

và bồi đắp bởi các yếu tố ngoại nhập và cung đình trong lịch sử Ở đó những ghichép từ trong chính sử cùng với nhiều tư liệu khảo cổ và mỹ thuật đã cho thấy sứcảnh hưởng và diện mạo của âm nhạc được phản ánh khá đậm đặc trong đời sốngsinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của người dân gắn với ngôi chùa ở Hà Nội và vùngphụ cận

Tiếp nối dòng chảy lịch sử, diện mạo âm nhạc Phật giáo Hà Nội ngày nayđược xác định trên ba thành phần chính là nhạc hát, tổ chức các nhạc khí và “nhạcđàn” - các nhịp trống Những bộ phận này có quan hệ hữu cơ và liên kết với nhau,

hỗ trợ nhau trong mỗi không gian và quá trình thực hành nghi lễ, tạo thành mộttổng thể thống nhất, một diện mạo mang đặc trưng, sắc thái riêng Đó là cơ sởquan trọng để luận án đi sâu nghiên cứu những khía cạnh, đặc trưng cơ bản của

Trang 10

âm nhạc Phật giáo Hà Nội trong mối tương quan với âm nhạc trong nghi lễ Phậtgiáo và âm nhạc truyền thống vùng châu thổ Bắc bộ.

Chương 3: CHỨC NĂNG VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA ÂM NHẠC

TRONG NGHI LỄ PHẬT GIÁO Ở HÀ NỘI

3.1 CHỨC NĂNG CỦA ÂM NHẠC TRONG NGHI LỄ

Ở đây, chúng tôi sử dụng lý thuyết chức năng của Emile Durkheim để tìmhiểu bản chất của mối quan hệ giữa âm nhạc và nghi lễ Phật giáo qua trường hợpPhật giáo Hà Nội

Theo ông, “khi người ta cắt nghĩa một hiện tượng xã hội thì cần phải tìmriêng nguyên nhân hữu hiệu là nguyên nhân sản sinh ra nó và chức năng mà nóhoàn thành” Điều này đúng khi nhìn vào hiện tượng âm nhạc Phật giáo qua phântích các chức năng dưới đây

3.1.1 Chức năng nghi lễ

3.1.1.1 Âm nhạc trong quá trình truyền và giữ giới cho người xuất gia

Trong Phật giáo Đại thừa, đối với tỳ kheo tăng cần phải lĩnh thụ 250 giới,

và với tỳ kheo ni là 348 giới Những người thụ giới là những thanh văn, nghe âmthanh để được đến với đạo và đắc đạo Âm thanh ở đây là những âm thanh khitụng kinh, đọc kệ, tán Canh, đó là những Tứ diệu đế, Thập nhị nhân duyên, và làBát chính đạo Và âm nhạc đã hiện diện trong hầu hết các nghi lễ của Phật giáo

3.1.1.2 Âm nhạc trong quá trình tu tập, quán tưởng và chuyển tải triết lý Phật giáo

Khi các sư tăng tụng kinh, tán Canh, đọc kệ chính là để tiếp xúc được vớiPhật-Pháp-Tăng Ở đây, tiếng chuông được thỉnh, tiếng mõ được điểm cùng vớitriết lý của Nhà Phật để người tu hành quay đầu trở về với cái bản thể tâm trongsáng, trí tuệ, nhận thức sự vật, hiện tượng là vô thường, diệt cái tôi - bản ngã,không có tham, sân, si

3.1.1.3 Âm nhạc kết nối giữa cõi tục - thiêng

Phật giáo lấy cái sự để hiển cái lý, lấy tâm truyền tâm và Phật giáo cũng lấycái màu nhiệm, lấy cái giả tướng để cứu vớt cái giả tướng của mình, lấy mục tiêusiêu thoát cho “người âm” để giúp “người dương” được giác ngộ

3.1.2 Chức năng chuyển hóa

3.1.2.1 Âm nhạc trong quá trình tu tập - chuyển hóa

Điều này thể hiện ở nguyên tắc của đạo Phật, đặc biệt là Phật giáo Đại thừa, là

có tu tập, giữ giới thì mới có sự chuyển hóa Người xuất gia được sống đạo từ khiquy y Tam Bảo cho đến lúc thụ giới ở các cấp bậc khác nhau và đều được trải quaquá trình sống và gắn bó với Pháp khí - âm nhạc Trong ba thời kinh: sáng, trưa, tối

và các nghi lễ khác đều có sự đồng hành của âm nhạc

Trang 11

3.1.2.2 Âm nhạc trong quá trình tập hợp -truyền giáo

Tư tưởng vô thường, vô ngã đã giúp cho những hành giả biết “lấy độc trịđộc”, lấy âm nhạc làm phương tiện gây sự chú ý tò mò, vốn là một trong nhữngđặc điểm tâm lý, tính cách của người Việt truyền thống, để cũng từ đó truyền bá

tư tưởng giải thoát của Đức Phật Như vậy, rõ ràng là, ở đây, âm nhạc đã thựchiện một chức năng vô cùng quan trọng là, từ đặc tính hấp dẫn của mình, đã thuhút sự chú ý của con người

3.2 MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA ÂM NHẠC PHẬT GIÁO

HÀ NỘI

Để tiếp cận vấn đề, một mặt, chúng tôi đặt đối tượng nghiên cứu trong tổngthể nền âm nhạc truyền thống Bắc bộ và, mặt khác, chọn âm nhạc Phật giáo TháiBình và Huế làm mẫu so sánh để làm rõ đặc trưng của âm nhạc Phật giáo Hà Nội.Như vậy, ở đây chúng tôi sẽ sử dụng hai lý thuyết là vùng văn hóa và lý thuyết vềtính nhiều tầng, nhiều lớp trong âm nhạc truyền thống Việt Nam

3.2.1 Nhạc hát

3.2.1.1 Nhạc hát Phật giáo Hà Nội mang đặc trưng riêng so với nhạc hát truyền thống vùng châu thổ Bắc bộ

- Nhạc hát Phật giáo sử dụng thể loại văn thơ mang đặc trưng riêng

Âm nhạc nghi lễ Phật giáo ở Hà Nội sử dụng phần lớn thể văn học với nộidung, ca từ mang đặc trưng riêng, không có trong âm nhạc truyền thống khácngoài Phật giáo ở châu thổ Bắc bộ Ở đây, có 3 thể loại văn thơ Phật giáo được sửdụng nhiều nhất, đó là trường hàng (văn xuôi), kệ và thơ thiền

- Từ đặc thù về thể loại ngôn ngữ - ca từ dẫn đến ở nhạc hát âm nhạc Phật giáo

ở Hà Nội xuất hiện đặc trưng trong tên gọi gắn với phong cách âm nhạc

Ở đây, ngay khái niệm tụng kinh cũng đã cho thấy việc trình bày âm nhạc,trước hết, theo nghĩa bóng, là quá trình đi từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong.Người tu hành tụng kinh đồng thời thực hiện hai quá trình, thiền để xả bỏ “vẩnđục” trong thân tâm, đồng thời tinh lọc, quán tưởng những tinh hoa, trí tuệ ở nộidung giáo lý để đạt cảnh giới Niết bàn Và như vậy, “tụng” được xuất hiện tronghoàn cảnh và không gian đặc thù này

Tương tự, ở tán Canh, toàn bộ tên gọi trong các bản Canh không chỉ phảnánh nội dung của Canh, giáo lý, tư tưởng Phật giáo mà còn thể hiện riêng chỉ cótrong âm nhạc Phật giáo như Chí tâm, Hạc xung thiên, Ba đông - Ba tây, Bảođỉnh, Đàn thượng, Hoàng Kim, Giới đinh, Lô hương, Tả thủ, Dương chi, Hồng

tự, Cửu hồng Những Canh này, có những bản tên thể loại lấy trực tiếp từ nộidung của bài bản nội dung nhưng có những bản để chỉ một thể loại riêng biệt Ví

dụ canh Lô hương, Ba đông - Ba tây, Giới đinh

Thuật ngữ “Tán” ở đây vừa là chỉ một thể loại âm nhạc, vừa là chỉ mộtđộng từ của thể loại nhưng cũng vừa là để chỉ một khuynh hướng sáng tạo Tán

Trang 12

có hai nghĩa: tán thán công đức Đức Phật, nhưng “Tán” cũng hàm nghĩa tán nhỏ.Hiện tượng một từ, hai hoặc ba từ cho ra một giai điệu âm nhạc như trình bày ởtrên gắn với đặc thù này.

Tương tự, trong các thể loại khác như Tụng, Niệm, Than, Thỉnh,…cũngnhư vậy Ở đây, sự đặc thù thể hiện ở mối quan hệ giữa nội dung tư tưởng, dẫnđến tập quán tu tập và thực hành nội dung tư tưởng và dẫn tới hình thành phongcách âm nhạc gắn với đặc điểm mang đặc trưng riêng

- Nội dung ca từ trong nhạc hát Phật giáo Hà Nội thể hiện tính nhiều tầng, nhiều lớp gắn với đặc trưng riêng của tôn giáo này

Đó là các lớp văn hóa được khúc xạ, những lớp văn hóa cũ - mới, sự hỗndung tôn giáo và sự hòa hợp tôn giáo và tín ngưỡng bản địa Có thể gặp nhữnghình ảnh quen thuộc là các địa danh gắn với văn hóa của Ấn Độ Đó là dấu ấn cổnhất và nguyên thủy nhất phản ánh trong nội dung kinh điển Phật giáo Nhữngyếu tố cổ nhất gắn với địa danh, bối cảnh thời Đức Phật đắc đạo và truyền đạođược ghi chép, đã được thể hiện một cách rõ nét trong thể loại Tụng

- Giai điệu và quan hệ cao độ - ca từ trong nhạt hát Phật giáo Hà Nội

mang đặc trưng riêng so với âm nhạc truyền thống vùng châu thổ Bắc bộ

Nếu như trong nhạc hát dân gian - truyền thống, giai điệu và cấu trúc âmnhạc thường chịu sự chi phối trực tiếp của thơ, ở đây là thể thơ hay cấu trúc thơthì trong âm nhạc Phật giáo cơ bản đi ngược quy luật này

Trong tán Canh ở Hà Nội, chỉ ba từ, thậm chí một từ có nghĩa cũng có thểhình thành một câu, một tuyến giai điệu nhạc gắn với các hư từ đơn không cónghĩa

Ở trường hợp khác, trong tụng kinh, người tụng không căn cứ vào bộ kinhđang tụng ở thể thơ hay thể văn nào, tuyến giai điệu vẫn được phát triển theo một

mô hình âm điệu, trường độ, cao độ thống nhất

Tương tự, trong than cô hồn, hay niệm danh hiệu của các vị Phật - Thánh;tên của gia chủ hay các chân linh, cô hồn cũng được thể hiện bằng một giai điệu

âm nhạc đặc thù nhưng không có vai trò chi phối của nội dung hay cấu trúc ca từ

Trong khi đó, sự hình thành giai điệu âm nhạc dân gian ở ngay vùng châuthổ Bắc bộ phần lớn chịu sự chi phối trực tiếp bởi cấu trúc thể thơ

Ở đây, mỗi câu thơ, hoặc một cặp câu thơ sẽ tương ứng với một câu hoặcmột đoạn nhạc Nói cách khác, thơ là điểm tựa, là cơ sở để trên đó, người ta sángtạo ra một mô hình giai điệu âm nhạc tương ứng

Vậy, quá trình hình thành cấu trúc giai điệu trong âm nhạc Phật giáo ở HàNội căn cứ vào đâu? Theo nghiên cứu bước đầu của chúng tôi, chúng chủ yếuđược xây dựng trên cơ sở khổ nhịp phách và sự phân chia của nhạc khí

Và như vậy, khái niệm “câu, đoạn nhạc” trong âm nhạc Phật giáo cũngmang đặc trưng riêng Theo nghiên cứu của chúng tôi, những hiện tượng này xuất

Ngày đăng: 19/12/2014, 13:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w