Yếu tố mật trong nghi lễ phật giáo ở nam bộ hiện ( Luận văn thạc sĩ)Yếu tố mật trong nghi lễ phật giáo ở nam bộ hiện ( Luận văn thạc sĩ)Yếu tố mật trong nghi lễ phật giáo ở nam bộ hiện ( Luận văn thạc sĩ)Yếu tố mật trong nghi lễ phật giáo ở nam bộ hiện ( Luận văn thạc sĩ)Yếu tố mật trong nghi lễ phật giáo ở nam bộ hiện ( Luận văn thạc sĩ)
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-o0o -
TĂNG MINH HOÀNG
YẾU TỐ MẬT TRONG NGHI LỄ
PHẬT GIÁO
Ở NAM BỘ HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC
HÀ NỘI - 2018
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-o0o -
TĂNG MINH HOÀNG
YẾU TỐ MẬT TRONG NGHI LỄ
PHẬT GIÁO NGƯỜI VIỆT Ở NAM BỘ
Ngành: TÔN GIÁO HỌC
Mã số: 8.22.90.09
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS NGUYỄN THÀNH NAM
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Tăng Minh Hoàng, người thực hiện luận văn này
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi, các luận điểm và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, chưa được ai công
bố trong bất cứ công trình nào khác Những trích dẫn cần thiết trong luận văn và nguồn gốc trích dẫn cũng được tôi chú thích rõ ràng và trung thực
Tác giả luận văn
Tăng Minh Hoàng
Trang 4LỜI TRI ÂN
Luận văn này được thực hiện trên nền tảng kiến thức học tập, nghiên cứu của học viên tại Khoa Tôn giáo học - Học viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Học viện Khoa học xã hội, nhà trường đã tạo những điều kiện thuận lợi về mọi mặt để tôi học tập và nghiên cứu tại đây
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo, những người phụ trách khoa Tôn giáo học đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian tôi học tập tại trường
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thành Nam, thầy hướng dẫn và tiền bối nhiều năm gắn bó với tôi Cũng như quý Thầy Cô liên ngành khoa học đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức, kinh nghiệm
có giá trị, giúp tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả những thiện hữu tri thức, những người
đã gắn bó và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp
Kính tri ơn!
Học viên
Tăng Minh Hoàng
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 12
1.1 Khái quát lịch sử hình thành Mật Tông 12
Chương 2: NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA YẾU TỐ MẬT TRONG
PHẬT GIÁO CỦA NGƯỜI VIỆT Ở NAM BỘ 33 2.1 Yếu tố Mật trong kinh sách Phật giáo 34 2.2 Yếu tố Mật trong kiến trúc Phật giáo 42
2.4 Yếu tố Mật trong trang phục, pháp khí, tượng thờ, tranh Thangka 48
Chương 3: YẾU TỐ MẬT TRONG ĐỜI SỐNG TĂNG NI, PHẬT
3.1 Yếu tố Mật trong đời sống tinh thần của tăng ni, Phật tử 52 3.2 Thực trạng của yếu tố Mật trong Phật giáo người Việt ở
3.3 Yếu tố Mật và sự truyền bá trong cộng đồng Việt ở Nam bộ
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do và tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập và giao lưu văn hóa hiện nay, tôn giáo cũng theo đó mà có những pha trộn và đào thải riêng của nó Tính thiêng liêng - niềm tin thuần khiết - cộng đồng thực hiện là yếu tố cần và đủ để cấu thành một chỉnh thể tôn giáo Qua đó, từ góc nhìn tôn giáo học để nghiên cứu một đối tượng chính là quán chiếu xuyên qua các lăng kính trên, từ đó phản ánh chân thật về các giá trị của đối tượng càng là việc làm cần thiết
Các nghi thức và niềm tin của tôn giáo không chỉ hướng đến cái thiêng
mà còn là sự thiết thực cũng như vai trò của tôn giáo trong cộng đồng xã hội Đây thật sự là một nhu cầu tất yếu và cần thiết trong đời sống tinh thần của cộng đồng người Tuy nhiên, ở khía cạnh khác, niềm tin cố chấp, tiêu cực
(mê tín), tin vào các yếu tố thiêng mà lại không được soi sáng bằng tuệ quán,
con người sẽ dễ dàng đánh đồng tôn giáo nói chung và hình thức cũng như nội dung của nó cũng sẽ dần xa rời với đời sống thực tế
So với các tôn giáo ngoại sinh khác ở Nam Bộ, Phật giáo được xem là tôn giáo có mặt lâu đời nhất, theo chân của các cư dân đi khai khẩn từ những ngày đầu lập làng, và cùng gắn bó qua thời gian, dần trở thành tôn giáo bản địa, ảnh hưởng tác động qua lại với các đặc điểm của nền văn hóa cư dân tại chỗ Mật thừa hay Kim Cang thừa, vốn tiềm tàng trong Phật giáo qua nhiều thế kỷ như là một thành tố làm cho Phật giáo nói chung , Phât giáo Việt Nam nói riêng thêm phần phong phú trong việc đưa tín đồ Phật tử tiếp cận tôn giáo mình, dễ đi vào trong lòng quần chúng hơn Ngày nay, Nam Bộ được xem là vùng đất sùng mộ Phật giáo nhất so với cả nước Đạo Phật tại đây có nhiều chi phái, hệ phái khác nhau cùng tồn tại, phát triển Tuy đa dạng nhưng chúng vẫn có sự thống nhất về cơ bản Sự thống nhất đó chính là nhờ tính dung hợp của đặc trưng nhiều tộc người Việt, và của Phật giáo nói riêng, tạo nên bản sắc văn hóa tôn giáo người Việt, đặc biệt là Nam bộ Không những
Trang 72
dung hợp trong nội bộ các giáo phái, mà Phật giáo, đặc biệt là Phật giáo người Việt tại đây còn có sự dung hợp với nhiều tôn giáo khác và cả tín ngưỡng dân gian Nhờ đó, Phật giáo người Việt ở Nam Bộ đang phát triển cũng cộng hưởng cùng sự phát triển của đất nước và có mối quan hệ gắn bó, ảnh hưởng đến nhiều hoạt động văn hóa xã hội Nam Bộ
Từ đó cho thấy việc nghiên cứu từng thừa phái Phật giáo, đặc biệt là nghiên cứu yếu tố Mật nói riêng trong Phật giáo Nam Bộ sẽ cho thấy tính nổi bật của yếu tố mật, bao trùm và chi phối các yếu tố khác trong Phật giáo người Việt tại đây Sự pha tạp có tính lịch sử này rất cần cho sự nhận thức, nghiên cứu chuyên sâu hơn vào bức tranh chung của Phật giáo Nam bộ
Mặt khác, người viết vốn xuất thân từ bên trong tăng đoàn của Phật giáo, được học tập và sinh hoạt trong cộng đồng Phật giáo Nam Bộ Vì vậy nghiên cứu về yếu tố mật trong Phật giáo Việt tại Nam Bộ - một đặc trưng quan trọng góp phần hình thành các nghi thức và cung cách ứng xử văn hóa lối sống Phật giáo miền Nam chính là trách nhiệm, đồng thời cũng là điều kiện thuận lợi để người viết tìm hiểu sâu sắc hơn, cũng như nhìn nhận lại các giá trị tôn giáo của mình nhằm hun đúc nên đời sống tâm linh tốt đẹp và thiết thực hơn trong tương quan đời sống chính trị xã hội hiện nay Với những lý
do đó, người viết chọn đề tài Yếu tố Mật trong nghi lễ Phật giáo ở Nam Bộ
hiện nay làm đề tài cho luận văn của mình
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những biểu hiện của Mật thừa trong các thành tố của văn hóa Phật giáo Nam bộ, nhất là trong nghi lễ Phật giáo Nam Bộ của người Việt, đồng thời chỉ ra vai trò của yếu tố mật trong đời sống tăng ni, phật tử người
Việt ở Nam Bộ
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát về Phật giáo Nam bộ trong tộc người Việt
Trang 8- Tiếp cận nghiên cứu vấn đề dung hợp yếu tố Mật theo chiều kích tôn giáo học, thông qua nghiên cứu trường hợp là Phật giáo Bắc tông
- Phân tích để tìm ra tính chất dung hợp văn hóa trong đó có yếu tố Mật của người Việt theo Phật giáo vùng Nam Bộ trong lịch sử
- Phân tích những yếu tố Mật được biểu hiện thông qua kinh, sách, các bài chú nguyện ; qua kiến trúc chùa, qua tượng thờ, tranh thờ, trang phục, nghi lễ, pháp khí trong Phật giáo của người Việt ở Nam bộ
- Chỉ ra vai trò của yếu tố mật trong đời sống của tăng ni, Phật tử người Việt tại Nam Bộ
3 Lịch sử tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay, hầu như chưa có công trình nghiên cứu chính thức nào đề cập trực tiếp đến đề tài luận văn, đa số chỉ dừng lại ở một số bài viết mang tính gợi mở và một số tác phẩm liên quan đến Phật giáo, đến Phật giáo Mật tông nói riêng Trên cơ sở những tài liệu tiếp cận được, chúng tôi chia thành 2 nhóm chính:
Nghiên cứu về Mật giáo
Trong sự hạn chế của kiến thức người viết về sự bao la của Mật điển, người viết tìm hiểu yếu tố Mật thể hiện qua các bản kinh đang lưu hành và một số tài liệu tham khảo ở các công trình nghiên cứu của các học giả dưới đây Nói đến Mật tông, không thể bỏ qua các kinh sách thuộc tư tưởng kinh
hệ Mật tông Tây Tạng, bởi lẽ họ là những chuyên gia về lĩnh vực Mật tông
Có thể nhận thấy rất nhiều bộ sách nghiên cứu và dẫn giải về vấn đề này như :
Yoga Tây Tạng 2007, Quỳnh Ngọc Hương dịch ; Alexander Simpkins &
Annellen Simpkins (2007) Ánh sáng Mật tông [16]; Nguyễn Tuệ Chân năm
2008 biên dịch Toàn tập giải thích các thủ ấn Phật giáo [8 ] Sách giới thiệu,
giải thích toàn bộ các thủ ấn trong Phật giáo, có bản vẽ minh họa và sắp xếp theo thủ ấn của các vị Phật, Bồ tát; Do Khyentse Hungkar Dorje năm 2009
Trang 94
Tranh tượng Phật giáo Tây Tạng (các Tangka tại golog) [17]; Bardo Bí Mật Nghệ Thuật Sanh Tử của Pháp vương Gyalwang Drukpa, xuất bản 2012 ; Thần Bản Tôn 2012, Thích Minh Tuệ ; Tạng thư sống chết, Thích Nguyên
Tạng dịch (https://thuvienhoasen.org/a8224/tang-thu-song-chet);Mật thừa Tây
Tạng 2009, Tantrain Tibet Tenzin Gyaso, Thích Nhuận Châu soạn dịch
Các tác phẩm này trình bày những khái niệm rõ nhất về thế giới và nhân sinh quan Mật tông hay Kim Cang thừa
Riêng về Mật điển tại Việt Nam, từ lâu đã manh nha tìm hiểu và phiên dịch Mật pháp của nhiều danh Tăng, có thể thấy tiêu biểu nhất là cố Tỳ Kheo Thích Viên Đức, một trong những bậc thầy đầu tiên trong Phật giáo cận đại biên dịch các bộ sách nghi quỷ đặc thù đậm chất Mật tông Các tác phẩm tiêu
biểu như : Hiển mật viên thông, 1971, Thích Viên Đức dịch ; Mật Thừa Việt
Nam, Thích Viên Đức, (tái bản có bổ sung thành 3 bộ) 2005[20 ] ; Chuẩn Đề
Phật Mẫu Đà la Ni kinh, Huyền Thanh dịch; Du già Diệm Khẩu thí thực khoa
nghi 2007, HT.Thích Huyền Tôn dịch ; Thai Tạng giới Mạn Đà La ni 2010,
Huyền Thanh dịch Tuy nhiên các nghi quỷ này chỉ dừng lại ở các diễn giải chú trọng hình thức nội dung hành trì dành cho hành giả, mà không có sự biện minh trong hình thức thực hành
Ngoài ra, một số tác phẩm công bố để bổ sung cho những hình thức rất
nguyên tắc của Mật tông, như Nhị Khóa Hiệp Giải, Dịch giả HT.Thích Khánh
Anh, 2001[1]; Du già Sư Địa Luận, Thích Giác Thiện-Trương Văn Minh dịch ; đây là các đầu tư liệu mà chúng tôi cố gắng lấy làm hướng chủ đạo
khảo cứu, tìm yếu tố dung hợp yếu tố Mật trong nghi lễ, cũng như đời sống thực thể của tăng sĩ Phật tử Từ đó khẳng định tôn chỉ nhận thức thực tế hơn
về các thực hành tôn giáo Mật pháp trong Phật giáo người Việt tại Nam bộ
Bên cạnh đó, Giáo trình Phật học 2008, Lê Kim San dịch ; Đại Thủ Ấn
2007, Viên Huê dịch, Du già hành tông 2005, Thích Nhuận Châu soạn dịch
Trang 10[10], HT Huyền Vi 2009 Kim Cang Và Chánh Pháp Chưa Từng Có ; Chánh Trí Mai Thọ Truyền 2012, Khảo cứu về Mật tông[66] ; hướng người viết từ
cách tiếp cận Phật giáo, từ vô thần đến hữu thần, từ phiến đến toàn diện hơn
trong vấn đề nghiên cứu Những tác phẩm này cung cấp cho người viết có cái
nhìn tổng quan hơn về Mật tông và phương pháp của các tông chỉ giáo pháp Mật trong quan niệm nhận thức về pháp, từ đó, nội suy yếu tố Mật trong Phật giáo Việt ở Nam bộ Trong tương quan đó, nhằm khẳng định yếu tố Mật đóng vai trò rất lớn trong hệ thống nghi lễ đời sống tôn giáo tại vùng đất này Chẳng
những thế, Hành trình vô trụ xứ 2012[66], Ban dịch thuật thiện tri thức, cũng là một tác phẩm cho người nghiên cứu tiến hành xem xét vấn đề từ hạ tầng niềm
tin thuần túy tôn giáo, đến thượng tầng thực hành rốt ráo thông qua giáo lý Đại thừa Phật giáo Mật pháp đề xuất Phải chăng chính sự khắt khe và trình độ để nhận thức Mật pháp đòi hỏi rất cao, để nhận thức và lý giải trong hoằng truyền Phật pháp thông qua yếu tố Mật là điều rất khó và thiếu cơ sở lý luận trên nền tảng Phật lý? Từ đó, người viết đưa ra ưu và nhược của yếu tố Mật trong cộng đồng tín đồ, đồng thời lý giải được phần nào nguyên nhân Mật pháp vốn cắm
rễ rất sâu trong mảnh đất Phật giáo Nam bộ, nhưng đại đa số Tăng sĩ, Phật tử vẫn chú trọng nghiêng xu hướng về Tịnh độ và Thiền pháp làm căn bản truyền dạy, mà không phải hoặc ít khi là Mật pháp Đó chính là thái độ của Phật giáo người Việt ở Nam bộ trong cách tiếp nhận của họ
Năm 2010, Nguyễn Minh Ngọc viết Mật tông trong đời sống văn hóa
tinh thần của người Việt [36] cung cấp cho chúng ta một bức tranh sinh động
về sự đa dạng, phong phú trong công đồng Phật giáo người Việt Đây là tài liệu tham khảo quý cho chúng tôi khi thực hiện chương 3 của luận văn
Trong quá trình khảo cứu, người viết được tiếp cận Nguyên nhân thăng
trầm, thịnh suy của Phật giáo Ấn Độ của Trần Quang Thuận [81], xuất bản
năm 2013 như một góc nhìn trực quan sinh động, lý giải vì sao Phật giáo và
Trang 116
Phật giáo Mật tông lại chết trên chính mảnh đất nó sinh ra Sự suy tàn hay hưng thịnh của nó có một lý do chính đáng khách quan dưới tác động xã hội, con người Như vậy, nhân tố con người, thể chế của cộng đồng dân cư, dân tộc nơi đó, vẫn là nhân tố quan trọng nhất trong việc quyết định sự tồn tại tôn giáo như thế nào Khác với quan kiến xưa nay mọi người vẫn cho cố gắng đi tìm tôn giáo hay Mật giáo muốn mình trở thành thế nào Mối tương quan nhân duyên là một chân lý trong đời sống Phật giáo
Nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Nam Bộ
Một trong những tác phẩm nghiên cứu sâu văn hóa và tôn giáo có nhiều
nhận định sâu sắc là Tư Tưởng Phật giáo Việt Nam, của Nguyễn Duy Hinh 1999[31]; không những có sự trình bày chi tiết về bối cảnh lịch sử văn
hóa tôn giáo Việt Nam ở Nam Bộ, tác phẩm còn hướng đến sự quy chiếu so sánh cũng như sự ảnh hưởng lẫn nhau của tư tưởng tôn giáo khác nhau trong cộng đồng
Bên cạnh đó, còn có Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang
1999 [44]; Việt Nam Phật giáo sử lược 2004 Mật Thể[63]; Lịch sử Phật
giáo Việt Nam của Lê Mạnh Thát 2006[60] , ngoài các yếu tố lịch sử du
nhập và phát triển, các công trình nghiên cứu còn đề cập đến yếu tố Mật thừa tồn tại và phát triển song song cùng các thừa phái khác cùng cộng sinh trong đời sống tâm linh cộng đồng Phật giáo người Việt ở Nam Bộ vốn dĩ rất chuộng tôn giáo
Đây là công trình Phật giáo sử quan trọng có nhận xét và bình luận sự kiện
Trần Hồng Liên, với Đạo Phật trong cộng đồng người Việt ở Nam Bộ -
Việt Nam từ thế kỷ XVII đến 1975 xuất bản năm 1995 [42] Tác giả trình bày
bao quát những đặc điểm của đạo Phật trong cộng đồng người Việt ở Nam Bộ trong khoảng thời gian trên Công trình đã khắc họa nên bức tranh cụ thể của Phật giáo người Việt tại đây, về các chi phái, hệ phái, các phong trào, cơ cấu
Trang 12tổ chức, cũng như những ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hóa -xã hội, Đây là công trình được phát triển lên từ luận án Phó Tiến sĩ Dân tộc học, nên rất có giá trị trong nghiên cứu, là nguồn tham khảo quan trọng cho những ai nghiên cứu về Phật giáo Nam Bộ
Nguyễn Hiền Đức năm 1995 công bố Lịch sử Phật giáo Đàng Trong
Đây là công trình đề cập chi tiết đến lịch sử các ngôi chùa, hành trạng các vị
tổ, và các dòng phái Phật giáo có mặt ở Đàng Trong
Năm 1995, Trần Hồng Liên có bài viết Về 3 yếu tố Thiền, Tịnh, Mật trong
đồ tùy táng của xác ướp Xóm Cải ( Tp.HCM),[75] đã nêu lên yếu tố Mật trong
đồ tùy táng, đó là bài chú Om Mani Padme Hum của Quan Thế Âm
Trần Hồng Liên với Phật giáo Nam bộ xuất bản năm 1996 [44 ] đi
chuyên sâu vào việc tìm hiểu các tổ chức Phật giáo ở Nam bộ
Tác phẩm Góp phần tìm hiểu Phật giáo Nam Bộ, xuất bản năm 2004 là
tuyển tập những bài viết, tham luận tại các hội thảo khoa học về những đặc trưng của văn hóa Phật giáo ở Nam Bộ trong quá trình du nhập, tồn tại và phát triển của mình, như các sự kiện lịch sử, văn hóa-nghệ thuật, kiến trúc Phật giáo,… ở Nam Bộ Sách cung cấp cho người đọc những đặc trưng của văn hóa Phật giáo Nam Bộ Trong tập sách này, tác giả đã có viết riêng một bài giới thiệu về chùa Tây Tạng, với cách bày trí và tượng thờ có yếu tố Mật tông Phật giáo
Năm 1998, Huỳnh Ngọc Trảng viết Đặc trưng kiến trúc truyền thống của
chùa Nam bộ [ 80 ], qua đó tác giả nêu lên một số những nét riêng tiêu biểu của
ngôi chùa ở Nam bộ có so sánh với Bắc bộ Bài viết có nêu yếu tố Mật trong ngôi chùa Nam bộ, thể hiện qua cách bày trí tượng thờ tại chính điện
Thích Thiện Ẩn, qua tập sách giới thiệu Mandala kiến trúc đặc trưng
chùa Tây Tạng [2] đã trình bày chuyên sâu vào những yếu tố Mật được thể
hiện qua ngôi chùa Tây Tạng ở tỉnh Bình Dương Do đây là tư liệu lưu hành nội bộ, nên không ghi năm xuất bản
Trang 13Luậ n vậ n đậ y đu ở file:Luậ n vậ n Full