TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP VIỆN ĐIỀU TRA QUY HOẠCH RỪNG BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS ĐỂ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÁC QUY ĐỊNH KỸ THUẬT VỀ BẢ
Trang 1TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP VIỆN ĐIỀU TRA QUY HOẠCH RỪNG
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS
ĐỂ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÁC QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
VỀ BẢN ĐỒ DẠNG SỐ TRONG NGÀNH LÂM NGHIỆP
Chủ nhiệm: Mai Văn Tĩnh
Đơn vị thực hiện: Viện Điều tra Quy hoạch rừng
Thời gian: 2011 - 2012
Trang 2TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP VIỆN ĐIỀU TRA QUY HOẠCH RỪNG
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS
ĐỂ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÁC QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
VỀ BẢN ĐỒ DẠNG SỐ TRONG NGÀNH LÂM NGHIỆP
Chủ nhiệm: KS Mai Văn Tĩnh
Cộng tác viên:
KS Nguyễn Quang Vinh
KS Nguyễn Thị Thanh Hải
KS Nguyễn Hữu Đức ThS Nguyễn Ngọc An
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 6
1 T ÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC 6
2 T ÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC 8
3 T ÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 11
4 M ỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 12
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
1 N ỘI DUNG NGHIÊN CỨU 13
2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 15
1 Q UY ĐỊNH VỀ HỆ TỌA ĐỘ ÁP DỤNG CHO BẢN ĐỒ THÀNH QUẢ 15
2 Q UY ĐỊNH VỀ T Ỷ LỆ BẢN ĐỒ 15
3 Q UY ĐỊNH PHÂN LỚP CÁC YẾU TỐ NỘI DUNG TRÊN BẢN ĐỒ THÀNH QUẢ 16
4 Q UY ĐỊNH MỨC ĐỘ THỂ HIỆN CÁC LỚP BẢN ĐỒ TRONG BIÊN TẬP BẢN ĐỒ THÀNH QUẢ 18
5 Q UY ĐỊNH CẤU TRÚC BẢNG THUỘC TÍNH VÀ THÔNG TIN THUỘC TÍNH CÁC LỚP BẢN ĐỒ 20
5.1 Quy định trường dữ liệu cho lớp bản đồ hiện trạng rừng 23
5.2 Quy định trường dữ liệu cho lớp bản đồ hành chính(polygon) 23
5.3 Quy định trường dữ liệu cho lớp bản đồ ranh giới tiểu khu, khoảnh (Polygon) 24
5.4 Quy định trường dữ liệu cho lớp bản đồ ranh giới quy hoạch 3 loại rừng (Polygon) 24
5.5 Quy định trường dữ liệu cho lớp bản đồ kiểm kê rừng 25
5.6 Quy định trường dữ liệu cho lớp bản đồ chủ quản lý(Polygon) 26
5.7 Quy định trường dữ liệu cho lớp bản đồ thủy văn 2 nét (Sông đôi) 27
6 Q UY ĐỊNH VỀ TRÌNH BÀY BẢN ĐỒ THÀNH QUẢ 27
6.1 Bố cục bản đồ thành quả 27
6.1.1 Bản đồ thành quả cấp xã 27
6.1.2 Bản đồ thành quả cấp huyện 29
6.1.3 Bản đồ thành quả cấp tỉnh 30
6.2 Quy định về hệ thống ký hiệu bản đồ thành quả 32
6.2.1 Quy định ký hiệu dạng đường cho các loại bản đồ thành quả 32
6.2.2 Quy định ký hiệu dạng điểm cho các loại bản đồ thành quả 34
6.2.3 Quy định sử dụng ký hiệu dạng đường cho bản đồ quy hoạch lâm nghiệp 36
6.2.4 Quy định ký hiệu dạng điểm cho bản đồ quy hoạch lâm nghiệp 37
6.2.5 Quy định ký hiệu, màu hiện trạng rừng trên bản đồ thành quả 39
6.2.6 Quy định màu sắc, ký hiệu trên bản đồ quy hoạch lâm nghiệp 44
6.2.7 Quy định màu, ký hiệu của kiểu địa hình cho bản đồ dạng đất 46
6.2.8 Quy định ký hiệu, màu sắc biểu thị dạng lập địa (lập địa cấp I) 48
6.2.9 Quy định ký hiệu, màu sắc cho bản đồ thảm thực vật rừng 50
6.3 Quy định ghi chú trên bản đồ thành quả 52
6.4 Quy định ghi chú số liệu trong lô 52
6.5 Quy định cho chú dẫn bản đồ 53
6.6 Quy định tên bản đồ, cỡ chữ, kiểu chữ ghi trên bản đồ thành quả 53
6.5.1 Tên bản đồ 53
6.5.2 Cỡ chữ, kiểu chữ 53
6.7 Quy định đường bo ranh giới hành chính các cấp 63
a Quy định cho bản đồ tỷ lệ 1/5.000, 1/10.000, 1/25.000 63
b Quy định cho bản đồ tỷ lệ 1/50.000, 1/100.000 63
C Quy định cho bản đồ tỷ lệ 1/250.000, 1/500.000 và 1/1.000.000 65
6.8 Quy định thể hiện trong ô đóng dấu xác nhận 65
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67
1 K ẾT LUẬN 67
2 K IẾN NGHỊ 67
T ÀI LIỆU THAM KHẢO 68
Trang 4Năm thứ hai (2012): 100 triệu đồng
5 Lĩnh vực khoa học: Nông, lâm, ngư nghiệp;
6 Chủ nhiệm đề tài:
Họ và tên : Mai Văn Tĩnh, Kỹ sư chính
Tên cơ quan đang công tác: Phòng Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ Viện Điều tra Quy hoạch rừng
Điện thoại: CQ: 0438615313; NR: 0438618949; Di động: 0913381733
E-mail: maitinhfipi@gmail.com
Địa chỉ nhà riêng: Tập thể Viện ĐTQHR, Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội
7 Đơn vị thực hiện
Viện Điều tra Qui hoạch Rừng
Điện thoại: 04 3861 3858; Fax: (84-4) 3861 2881
E-mail: fipivn@hn.vnn.vn; dtqhr@fipivn.org.vn
Địa chỉ: Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì-hà Nội
Số tài khoản: Tài khoản số: 301.01.008.1
Tại: Kho bạc Nhà nước - Thanh Trì, Hà Nội
Tên cơ quan chủ quản đề tài: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Trang 5Những từ viết tắt
ĐTQHR: Điều tra Quy hoạch rừng
GIS: Geogasphic information system
DT_SBS: Diện tích sau bình sai
DT_HSĐC: Diện tích hồ sơ địa chính
Bảng3: Quy định thể hiện các yếu tố trong các lớp bản đồ
Bảng 4: Quy định cấu trúc bảng thuộc tính cho các lớp bản đồ
Bảng 5: Quy định về thông thuộc tính cho các lớp bản đồ
Bảng 6: Quy định trường dữ liệu cho lớp bản đồ hiện trạng rừng
Bảng 7: Quy định trường dữ liệu cho lớp bản đồ hành chính
Bảng 8: Quy định trường dữ liệu cho lớp bản đồ ranh giới tiểu khu, khoảnh Bảng 9: Quy định trường dữ liệu cho lớp bản đồ quy hoạch 3 loại rừng
Bảng 10: Quy định mã cho lớp bản đồ quy hoạch 3 loại rừng
Bảng 11: Quy định trường dữ liệu cho lớp bản đồ kiểm kê
Trang 6Bảng 12: Quy định trường dữ liệu cho lớp bản đồ chủ quản lý
Bảng 13: Quy định trường dữ liệu cho lớp bản đồ thủy văn
Bảng 14: Quy định ký hiệu dạng đường cho các loại bản đồ thành quả
Bảng 15: Quy định ký hiệu dạng điểm cho các loại bản đồ thành quả
Bảng 16: Quy định sử dụng ký hiệu dạng đường cho bản đồ quy hoạch lâm
nghiệp
Bảng 17: Quy định ký hiệu dạng điểm cho bản đồ quy hoạch lâm nghiệp
Bảng 18: Quy định ký hiệu, màu hiện trạng rừng trên bản đồ thành quả
Bảng 19: Quy định màu sắc, ký hiệu trên bản đồ quy hoạch lâm nghiệp
Bảng 20: Quy định màu, ký hiệu của kiểu địa hình cho bản đồ dạng đất
Bảng 21: Quy định ký hiệu, màu sắc biểu thị dạng lập địa
Bảng 22: Quy định ký hiệu, màu sắc cho bản đồ thảm thực vật rừng(Kiểu rừng)
Bảng 23: Quy định ghi chú trên bản đồ thành quả
Bảng 24: Quy định cỡ chữ, kiểu chữ trình bày và ghi chú trên bản đồ thành quả
Bảng 25: Quy định Chữ số, ghi chú trên bản đồ nền tỷ lệ 1/10.000 - 1/25.000
Bảng 26: Ghi chú trên bản đồ nền (tỷ lệ 1/50.000 - 1/100.000)
Bảng 27: Quy định đường bo cho bản đồ tỷ lệ 1/5.000, 1/10.000, 1/25.000
Bảng 28: Quy định đường bo cho bản đồ tỷ lệ 1/50.000, 1/100.000
Bảng 29: Quy định đường bo cho bản đồ tỷ lệ 1/250.000, 1/500.000 và 1/1.000.000
Trang 7M Ở ĐẦU
Cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin trong những năm cuối thế kỷ XX, nhu cầu về số hoá và lượng hóa thông tin trên bản đồ ngày càng cao, đặc biệt là những bản đồ chuyên đề đã cung cấp những thông tin hữu ích để khai thác và quản lý tài nguyên rừng, đất đai, khoáng sản …v v Ngoài ra trong xu thế hội nhập với khu vực và thế giới đòi hỏi những thông tin bản đồ phải phục vụ được nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và nhiều đối tượng khác nhau, có khả năng trao đổi dữ liệu giữa các ngành với nhau Những yêu cầu trên chỉ có thể thực hiện được đối với bản đồ dạng số Sự mô tả định lượng bị ngăn trở lớn do khối lượng số liệu
và những quan trắc định lượng quá lớn Ngoài ra hiện nay còn thiếu các công cụ quan trọng để mô tả sự biến thiên không gian mang tính chất định lượng Vì vậy, việc thành lập bản đồ số, một trong những bước đi ban đầu trong việc xây dựng cơ
sở dữ liệu cho hệ thống thông tin địa lý (GIS) quốc gia là rất cần thiết Các loại bản
đồ thành quả trong ngành Lâm nghiệp đã cung cấp những thông tin quan trọng cho
hệ thống thông tin địa lý (GIS) quốc gia, việc xây dựng hệ thống những quy định cho một số loại bản đồ thành quả trong ngành Lâm nghiệp là rất cần thiết, nhằm mục đích chuẩn hóa dữ liệu và thống nhất sử dụng các ký hiệu trong các phần mềm
đồ họa
Hệ thống những quy định cho bản đồ thành quả trong ngành Lâm nghiệp làm
cơ sơ để thẩm định, kiểm tra, nghiệm thu các công trình điều tra tài nguyên rừng, kiểm kê rừng, các công trình quy hoạch nông lâm nghiệp và các loại bản đồ chuyên
đề khác
Xuất phát từ những yêu cầu của công tác xây dựng bản đồ thành quả ở dạng
số trên các phần mềm đồ họa trong ngành lâm nghiệp, Viện Điều tra Quy hoạch rừng đã đề xuất và thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng Công nghệ GIS để xây dựng hệ thống các quy định kỹ thuật về bản đồ dạng số trong ngành Lâm nghiệp”
Nội dung báo cáo gồm 4 phần:
- Phần I: Tổng quan nghiên cứu
- Phần II: Nội dung và phương pháp nghiên cứu ;
- Phần III: Kết quả nghiên cứu
- Phần IV: Kết luận và kiến nghị
Trang 8PHẦN I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC
Hệ thống thông tin địa lý (GIS: Geogasphic information system) GIS là công
cụ dựa trên máy tính dùng cho việc thành lập bản đồ và phân tích các đối tượng tồn tại và các sự kiện bao gồm đất đai, sông ngòi, khoáng sản, con người, khí tượng thuỷ văn, môi trường nông, lâm nghiệp v.v xảy ra trên trái đất Công nghệ GIS dựa trên các cơ sở dữ liệu quan trắc, viễn thám đưa ra các câu hỏi truy vấn, phân tích thống kê được thể hiện qua phép phân tích địa lý Những sản phẩm của GIS được tạo ra một cách nhanh chóng, nhiều tình huống có thể được đánh giá một cách đồng thời và chi tiết Hiện nay nhu cầu ứng dụng công nghệ GIS trong lĩnh vực điều tra nghiên cứu, khai thác sử dụng, quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường ngày càng gia tăng không những trong phạm vi quốc gia, mà cả phạm vi quốc tế Tiềm năng kỹ thuật GIS trong lĩnh vực ứng dụng có thể chỉ ra cho các nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách, các phương án lựa chọn có tính chiến lược về sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường
GIS được thiết kế như một hệ thống chung để quản lý dữ liệu không gian, nó
có rất nhiều ứng dụng trong việc phát triển đô thị và môi trường tự nhiên cụ thể là: Quy hoạch đô thị, quản lý nhân lực, quản lý và quy hoạch phát triển tài nguyên rừng, nông nghiệp, điều hành hệ thống công ích, lộ trình, nhân khẩu, bản đồ, giám sát vùng biển, cứu hỏa và bệnh tật… Trong phần lớn những lĩnh vực này, GIS có vai trò như là một công cụ hỗ trợ cho việc lập kế hoạch hoạt động
Từ cuối những năm 70, đã có những đầu tư vào phát triển và ứng dụng máy tính trong bản đồ, đặc biệt là ở Bắc Mỹ, do các công ty tư nhân và nhà nước thực hiện Lúc đó, khoảng 1000 hệ thống thông tin địa lý đã được sử dụng, tới năm 1990 con số này là 4000 Ở châu Âu, tiến độ phát triển không bằng Bắc Mỹ, các nước phát triển chính là Thụy Sỹ, Na Uy, Đan Mạch, Pháp, Niu Di Lân, Anh và Đức(Trần Minh, 2000)
Tại châu Á việc phát triển GIS chậm hơn nữa Các nước có GIS phát triển thường là các nước có tin học và viễn thám phát triển như: Trung Quốc, Nhật Bản,
Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia…(Rajan, Mohan Sundara, 1991)
Những ứng dụng của GIS tập trung vào các lĩnh vực sau:
- Môi trường: Nhiều tổ chức môi trường trên thế giới cũng như nhiều quốc gia đã áp dụng GIS vào lĩnh vực môi trường Với mức đơn giản GIS được sử dụng
để đánh giá hiện trạng môi trường các khu vực trên trái đất, phức tạp hơn GIS được dùng để mô hình hóa các tiến trình xói mòn đất, cảnh báo sự lan truyền ô nhiễm trong môi trường
Trang 9- Khí tượng thủy văn: Trong lĩnh vực này GIS được dùng như một hệ thống đáp ứng nhanh phục vụ phòng chống thiên tai lũ lụt, xác định tâm bão, dự đoán luồng chảy, xác định mức độ ngập lụt
- Nông, Lâm nghiệp: Được sử dụng vào việc giám sát thu hoạch, quản lý sử dụng đất, dự báo về hàng hóa, nghiên cứu đất trồng, kiểm tra tưới tiêu, kiểm soát nguồn nước, dự báo phòng chống cháy rừng, xây dựng bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng cho đơn vị hành chính các cấp, quản lý tài nguyên rừng, quy hoạch và phát triển ngành Nông, Lâm nghiệp
- Dịch vụ tài chính: Các ứng dụng đặc trưng cho lĩnh vực này là: Đánh giá
và phân tích vị trí chi nhánh mới, quản lý tài sản, định hình nhân khẩu, tiếp thị, chính sách bảo hiểm, mô hình hóa và phân tích rủi ro cho các khu vực tài chính
- Y tế: GIS được ứng dụng nhằm vạch ra lộ trình nhanh nhất giữa vị trí hiện tại của xe cấp cứu, dựa trên cơ sở dữ liệu giao thông Nó cũng được sử dụng như một công cụ nghiên cứu dịch bệnh phân tích nguyên nhân bộc phát và lây lan bệnh tật trong cộng đồng
- Quản lý địa phương: Các nhà lãnh đạo chính quyền địa phương đưa GIS vào quản lý quy hoạch công trình, tìm kiếm thửa đất, điều chỉnh ranh giới, bảo dưỡng các công trình công cộng, phân tích tội phạm, chỉ huy và quản lý lực lượng công an cứu hỏa
- Giao thông: GIS được dùng trong việc lập kế hoạch và duy trì cơ sở hạ tầng Tiếp nữa, GIS còn được ứng dụng để định vị vận tải hàng hải, và hải đồ điện
Việc thành lập một hệ thống thông tin địa lý (GIS) toàn cầu hiện là một trong những vấn đề đang được đề cập nhiều và cũng là các chủ đề nóng bỏng trên nhiều diễn đàn quốc tế Tại các hội nghị được tổ chức gần đây, các đại biểu đã thảo luận
về việc tổ chức và chuyển đổi các xã hội hiện tại thành xã hội thông tin Họ cũng đã nêu ra vấn đề liệu xã hội thông tin toàn cầu có thực sự nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân loại hay không? cũng như làm sao để tránh việc hình thành các xã hội 2 tầng – (1) tầng lớp được tiếp cận tới các thiết bị, dịch vụ và mạng lưới thông tin mới, (2) tầng lớp không có hoặc được tiếp cận rất hạn chế, nhất là đối với các nước chậm phát triển (ASTINFO Newsletter, 1996)
Trang 10Các hệ thống cấu thành lên hệ thống thông tin địa lý GIS
• Hiển thị, xuất dữ liệu
• Giao diện với người dùng
• Người vận hành các thiết bị
MAPINFO là một trong các phần mềm đang được dùng như là một hệ thống GIS trong quản lý thông tin bản đồ MapInfo Professional là phần mềm chạy trên môi trường Windows có chức năng kết nối với các ứng dụng Windows khác (chẳng hạn như Microsoft Office)
MapInfo là phần mềm biên tập bản đồ với nhiều tính năng, tuy nhiên, điểm vượt trội của MapInfo so với các phần mềm khác (MicroStation là điển hình) là khả năng biên tập bản đồ chuyên đề rất tốt với công cụ create thematic map MapInfo được xây dựng chủ yếu để xử lý các số liệu bản đồ có sẵn, các số liệu thuộc tính của bản đồ, vì vậy, ta thấy khả năng số hoá và thành lập bản đồ gốc không được hỗ trợ nhiều MapInfo có khả năng kết nối với các phần mềm khác rất tốt, thông qua việc
hỗ trợ việc mở và lưu file với phần mở rộng rất đa dạng Có công cụ chuyển đổi giữa các định dạng file (Universal Translator)
Từ đầu thập niên 90 cho đến nay phần mềm Mapinfo đã được các cơ quan trong ngành Lâm nghiệp sử dụng rất có hiệu quả trong công tác điều tra, kiểm kê tài nguyên rừng, trong công tác đánh giá theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, quy hoạch phát triển lâm nghiệp…vv
Bộ k ý hiệu dạng điểm, dạng đường thường được xây dựng sẵn trong các phần mềm, nhưng chưa đầy đủ mới chỉ biểu thị những địa vật có cấu trúc hình học cơ bản, do đó cần có một bộ k ý hiệu chuẩn phù hợp với toàn đất nước Việt nam nói chung, ngành lâm nghiệp nói riêng
2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
Trong khi các nước trên thế giới việc áp dụng GIS đã rất mạnh mẽ thì tại Việt Nam công nghệ GIS còn nhiều hạn chế, mặc dù vấn đề này đã được đặt ra từ rất lâu
Trang 11Ngay từ những năm 80 đã có một số cơ quan tại nước ta đi vào nghiên cứu ứng dụng GIS (Đặng Văn Đức, 2001)
Các đề tài nghiên cứu những lĩnh vực được tập trung ứng dụng GIS là quy hoạch đô thị, quy hoạch Nông Lâm nghiệp, thủy sản, quản lý tài nguyên, đánh giá tác động môi trường quản lý sử dụng đất
Quản lý sử dụng đất là lĩnh vực ứng dụng GIS tương đối mạnh mẽ ở nước ta cho đến nay một số sở địa chính, sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các tỉnh
đã ứng dụng GIS vào quản lý đất đai, quản lý tài nguyên Nông-Lâm nghiệp, Thủy sản Tuy nhiên, việc ứng dụng cũng mới chỉ hạn chế ở các sở trong tỉnh còn các phòng ban cấp huyện, cấp xã hầu như còn rất hạn chế
Trong lĩnh vực quy hoạch có một số đề tài nghiên cứu như: “Ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý trong nghiên cứu quy hoạch đô thị Hà Nội” do tác giả Đinh Thị Bảo Thoa tiến hành Trong báo cáo quy hoạch tác giả đã nêu ra 11 loại hình sử dụng đất của thủ đô Hà Nội và dự đoán sự phát triển của thủ
đô Hà Nội (Đinh Thị Bảo Thoa, 1997)
“Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ đánh giá môi trường phục vụ chiến lược quy hoạch thành phố Hạ Long và các vùng lân cận” do tập thể các tác giả Viện Địa
lý tiến hành nghiên cứu tập trung vào việc xây dưng bản đồ sử dụng đất, bước đầu xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên đề và đưa ra những nhân định sơ bộ phát triển quy hoạch thành phố (Nguyễn Đình Dương và ctv, 1999)
Trong nghiên cứu GIS nhằm mục đích quản lý bảo vệ tài nguyên, tác giả Võ Quang Minh (2002) đã có một số công trình ứng dụng GIS bảo vệ cây nông nghiệp
và bảo vệ rừng, phòng tránh sâu hại thuộc phạm vi đồng bằng sông Cửu Long
Trong giao thông vận tải lần đầu tiên tại Việt Nam, công ty xe bus Hà Nôi đã
áp dụng hệ thống bản đồ số trong tìm đường đi, các trạm xe và điểm dừng thuộc khu vực thành phố Hà Nội
Trong giáo dục, năm 2003 trường đại học Đà Nẵng đã đưa ra hệ thống bản đồ
số các trường đại học và các chỉ dẫn giao thông phục vụ cho công tác tuyển sinh
Ngành Lâm nghiệp đã nhiều năm nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS vào trong công tác điều tra theo dõi diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc cho từng thời
kỳ, xây dựng bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ quy hoạch rừng cho các cơ quan quản
lý hành chính các cấp nhằm quản lý, quy hoạch phát triển tài nguyên rừng ngày càng có hiệu quả cao
Thời gian tới, việc đưa GIS vào ứng dụng rộng rãi đối với đời sống xã hội trở nên ngày càng bức thiết hơn và trở thành vấn đề tất yếu nếu muốn đưa đất nước bắt kịp với sự phát triển nhanh chóng của hệ thống thông tin thế giới Theo các chuyên gia, nếu muốn xây dựng hệ thống GIS một cách có quy mô, việc quan trọng nhất là
Trang 12huy động vốn phát triển hạ tầng thông tin Các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam cần phải xem xét kỹ lưỡng các điểm sau (Vista):
- Tạo ra một môi trường đầu tư có lợi
- Tạo ra một khuôn khổ pháp lý chấp nhận được trên cơ sở cạnh tranh và nhằm mục đích đưa ra nhiều lựa chọn hơn, chất lượng cao hơn và tiếp cận tốt hơn
- Tính đến các hoàn cảnh thực tiễn riêng của mỗi nước
- Khuyến khích đầu tư vào sáng tạo nội sinh, đồng thời kết hợp cả các yêu cầu về văn hoá và ngôn ngữ của mỗi nước
Bản đồ thành quả lâm nghiệp là một chỉnh thể bao gồm nhiều lớp thông tin chồng xếp lên nhau để mô tả quá trình hoạt động sản xuất của ngành Lâm nghiệp Thông tin trên bản đồ thành quả Lâm nghiệp được phân ra thành 4 loại cơ bản sau:
- Ðối tượng dạng điểm (point): thể hiện các đối tượng chiếm diện tích nhỏ nhưng là thông tin rất quan trọng không thể thiếu như; trụ sở cơ quan, các công trình xây dựng, cầu cống, Trạm tại nghiên cứu lâm sinh, chống cháy rừng
- Ðối tượng dạng đường (line): thể hiện các đối tượng không khép kín hình học, chúng có thể là các đường thẳng, các đường gấp khúc và các cung, ví dụ như đường giao thông, đường vận xuất, vận chuyển lâm sản, sông, suối
- Ðối tượng dạng vùng (region): thể hiện các đối tượng khép kín hình học bao phủ một vùng diện tích nhất định, chúng có thể là các polygon, ellipse và hình chữ nhật, ví dụ lãnh thổ địa giới 1 xã, hồ nước, trạng thái rừng, các đối tượng quy hoạch Lâm nghiệp, dạng đất v v
- Ðối tượng dạng chữ (text): thể hiện các đối tượng không phải là địa lý của bản đồ như nhãn, tiêu đề, ghi chú
- Năm 1995 Tổng Cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quy phạm 96TCN31-91 “ký hiệu cho bản đồ địa hình tỷ lệ: 1/500; 1/1000; 1/2000 và 1/5000” Bộ ký hiệu này được xây dựng cho phần mềm Microstation
- Năm 2000 Viện Điều tra Quy hoạch rừng đã ban hành “Qui định kỹ thuật
bản đồ thành quả Điều tra Quy hoạch rừng vẽ và in trên máy vi tính” bước đầu
qui định phương pháp thể hiện và trình bày bản đồ cho phù hợp với công nghệ mới, nhằm làm cho bản đồ thành quả đạt yêu cầu về chất lượng và thống nhất về thể thức trình bày, góp phần nâng cao chất lượng tài liệu chung trong toàn Viện Tuy nhiên bản quy định này mới chỉ đưa ra được một quy định chung chưa cụ thể, còn tồn tại một số hạn chế như sau:
ü Quy định về sử dụng màu mới chỉ quy định màu một cách tương đối, chưa
Trang 13ü Quy định về sử dụng các ký hiệu dạng điểm cũng không cụ thể mới chỉ định hướng cho người dùng tự vẽ các ký hiệu
ü Quy định về sử dụng các ký hiệu dạng đường chưa cụ thể, chưa thống nhất với các quy định chung của Bộ Tài nguyên và Môi trường, chưa bổ sung những dạng đường trong phần mềm Mapinfo chưa có
ü Chưa quy định cụ thể cho các lớp bản đồ cho một số bản đồ thành quả
ü Bản đồ thành quả chưa quy định cụ thể cho các trường dữ liệu
ü Chưa quy định về tỷ lệ khi biện tập bản đồ thành quả
ü Chưa quy định về sử dụng các hệ tọa độ trong biên tập bản đồ thành quả
ü Chưa quy định về gán mã phân loại các và gán các thông tin thuộc tính cho các đối tượng
- Năm 2006 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành bộ ký hiệu bản đồ địa
hình tỷ lệ 1/250 000, 1/500 000 và 1/1 000 000 Bộ ký hiệu này được xây dựng cho phần mềm Microstation
- Năm 2007 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành bộ ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỷ lệ 1/1 000, 1/ 2 000, 1/ 5 000, 1/10 000, 1/ 25 000, 1/ 50 000, 1/ 100 000, 1/250 000 và 1/1 000 000 Bộ ký hiệu này được xây dựng cho phần mềm Microstation
- Năm 2011 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành thông tư Quy định về
Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất dạng số trên phần mềm Microstation
Những bộ k ý hiệu do một số cơ quan trong nước nghiên cứu xây dựng như
Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ xây dựng, nhưng những bộ k ý hiệu này được xây dựng trên phần mềm Microstation và Autocad Tuy nhiên chưa đáp ứng được một
số phần mềm trên GIS
3 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Với sự phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt về GIS yêu cầu công tác xây dựng bản đồ trong lâm nghiệp cần có sự tiếp cận kịp thời với công nghệ mới;
Trong quá trình ứng dụng công nghệ GIS trong ngành Lâm nghiệp nói riêng,
ở Việt Nam nói chung, việc hiển thị các yếu tố trong hệ thống thông tin địa lý phụ thuộc nhiều vào các phần mềm nước ngoài, do đó còn có nhiều yếu tố chưa phù hợp với Việt Nam, chưa phù hợp với một số ngành chuyên môn Ngành Lâm nghiệp ở các tỉnh mỗi tỉnh được ứng dụng GIS một cách khác nhau như: Hiển thị các yếu tố địa lý, con người và các yếu tố xã hội không thống nhất , đặc biệt là sử dụng không thống nhất các bộ ký hiệu có sẵn trong các phần mềm;
Trang 14Sự điều chỉnh các văn bản pháp quy (Quyết định Số: 73/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về ban hành quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh; Thông tư Số: 34/2009/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn hướng dẫn về việc Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng, ) dẫn đến sự thay đổi về các nội dung trình bày bản đồ chuyên ngành lâm nghiệp;
Chính vì những lý do trên rất cần thiết phải có những nghiên cứu xây dựng hệ thống những quy định kỹ thuật chuẩn hóa dữ liệu bản đồ dạng số cho ngành lâm nghiệp, đặc biệt phải biên tập thống nhất bộ chuẩn ký hiệu về dạng điểm(Symbol),
bộ chuẩn ký kiệu dạng đường(Line), và xây dựng những quy định dạng chữ(Text)
4 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Mục tiêu của đề tài là xây dựng hệ thống những quy định kỹ thuật thống nhất khi sử dụng bộ chuẩn ký hiệu dạng điểm, dạng đường, dạng vùng và font chữ, cỡ chữ để biên tập một số loại bản đồ thành quả chính với một số loại tỷ lệ bản đồ tương ứng trong ngành Lâm nghiệp như bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ kiểm kê rừng, bản đồ quy hoạch lâm nghiệp vv
Cơ sở dữ liệu của bản đồ thành quả phải cụ thể, thống nhất về lớp bản đồ, trường dữ liệu, hệ tọa độ, về các thông tin thuộc tính, mã phân loại các đối tượng
Trang 15PHẦN II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
a) Nghiên cứu xây dựng và biên tập bộ chuẩn ký hiệu dạng điểm (Symbol) cho phần mềm MapInfo
b) Nghiên cứu xây dựng và biên tập bộ chuẩn ký hiệu dạng đường (Line) cho phần mềm MapInfo
c) Nghiên cứu xây dựng và biên tập hệ thống tọa độ cho phần mềm MapInfo
d) Xây dựng hệ thống những quy định kỹ thuật thống nhất khi sử dụng bộ chuẩn ký hiệu dạng điểm, dạng đường, dạng vùng và font chữ, cỡ chữ để biên tập một số loại bản đồ thành quả chính với một số loại tỷ lệ bản đồ tương ứng trong ngành Lâm nghiệp như bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ kiểm kê rừng, bản đồ quy hoạch lâm nghiệp vv
2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp kế thừa tài liệu cũ có chọn lọc và phương pháp tham khảo ý kiến của các chuyên gia Với các phương pháp cụ thể như sau:
- Tham khảo bộ ký hiệu hiện tại dùng trong biên tập và xây dựng bản đồ dạng giấy của ngành Lâm nghiệp ;
-Tham khảo bộ ký hiệu đo vẽ xây dựng bản đồ địa hình trên phần mềm Microstation của bộ Tài nguyên và Môi trường ;
Trang 16- Tiến hành xây dựng, biên tập bộ chuẩn ký hiệu phù hợp với ngành lâm nghiệp dùng cho một số loại bản đồ dạng số trên phần mềm MapInfo ;
- Tham khảo, so sánh hệ thống những quy trình, quy phạm xây dựng, biên tập bản đồ dạng giấy trong ngành Lâm nghiệp từ trước đến nay ;
- Tiến hành xây dựng hệ thống những quy định kỹ thuật cho biên tập bản đồ thành quả và quy định sử dụng bộ chuẩn ký hiệu;
- Tham khảo ý kiến các chuyên gia trong và ngoài ngành Lâm nghiệp, cấp trung ương và địa phương ;
- Tham khảo hệ thống tọa độ có sẵn trong phần mềm MapInfo, để xây dựng
hệ thống tọa độ đang được sử dụng phổ biến ở Việt Nam ;
Trang 17PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1 QUY ĐỊNH VỀ HỆ TỌA ĐỘ ÁP DỤNG CHO BẢN ĐỒ THÀNH QUẢ
Bản đồ thành quả lâm nghiệp được xây dựng trên nền bản đồ địa hình hệ tọa
độ VN 2000, cụ thể như sau:
- Trên phần mềm MapInfo thống nhất dùng chung file (MAPINFOW.PRJ) đã được nghiên cứu xây dựng trong nội dụng nghiên cứu của đề tài, file này chứa đựng
hệ thống tọa độ VN2000 có kinh tuyến trục của tất cả các tỉnh trên toàn quốc
- Bản đồ thành quả cấp xã được biên tập trên bản đồ nền địa hình VN2000, hoặc bản đồ địa chính cơ sở hoặc bản đồ địa hình có tỷ lệ gốc 1:10.000 (hoặc 1:5.000) múi 3 độ
- Bản đồ thành quả cấp huyện được biên tập từ bản thành quả cấp xã, biên tập theo quy định của bản đồ tỷ lệ 1:50.000 (hoặc 1:25.000), độ rộng múi chiếu và kinh tuyến trục theo bản đồ cấp xã
- Bản đồ thành quả cấp tỉnh được biên tập từ bản đồ thành quả cấp huyện, biên tập theo quy định của bản đồ tỷ lệ 1:100.000 (hoặc 1:50.000), độ rộng múi chiếu và kinh tuyến trục theo bản đồ cấp huyện
- Bản đồ thành quả cấp vùng và toàn quốc được biên tập từ bản đồ thành quả hiện trạng và kiểm kê rừng cấp tỉnh, biên tập theo quy định của bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 (hoặc 1:500.000), do biên tập ở nhiều kinh tuyến trục của các tỉnh, do
đó thống nhất độ rộng múi chiếu là 6 độ và kinh tuyến trục 105 độ hoặc 111độ
Trang 18TT Cấp hành chính/ Tỷ lệ bản đồ Diện tích tự nhiên (ha)
• Đối tượng kiểu điểm (point)
• Đối tượng kiểu đường (polyline)
• Đối tượng kiểu vùng (polygon)
• Đối tượng kiểu mô tả (text)
- Các đối tượng dạng đường chỉ được vẽ ở dạng Polyline, vẽ liên tục, không
đứt đoạn, chồng đè lên nhau và chỉ được dừng tại các điểm nút giao nhau giữa các đường
- Những đối tượng dạng vùng (polygon) phải được vẽ ở dạng polygon Những
đối tượng dạng vùng phải là các vùng khép kín, giữa 2 vùng không có khoảng hở, chồng đè lên nhau
- Các đối tượng trên bản đồ phải thể hiện đúng lớp, màu sắc, lực nét và các
thông số thuộc tính kèm theo như quy định
- Bản đồ thành quả được biên tập theo một quy định thống nhất về CSDL gồm các lớp thông tin như sau:
Trang 19Bảng 2: Quy định về phân lớp bản đồ
A Các lớp Text Các lớp bản đồ dạng chữ
1 (tenHC)_tde Text Lớp tên bản đồ, nguồn tài liệu, đơn vị xây
dựng bản đồ (theo quy định tại bảng 24)
2 (tenHC)_hctext Text Lớp tên đơn vị hành chính các cấp (tên xã, tên
huyện, tên tỉnh)
3 (tenHC)_Lntext
Tên tiểu khu, khoảnh, các ghi khác liên quan đến Lâm nghiệp (Tên lâm trường, phân trường, xí nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ…)
4 (tenHC)_dhtext
Ghi chú giá trị đường bình độ, điểm độ cao, tên địa danh (tên làng bản, thôn xóm, khu phố), tên núi, khe, sông, suối, đường và ghi chú khác trên bản đồ
5 (tenHC)_tenlo Text Ghi chú tên lô, trạng thái, diện tích
2 (tenHC)_rghcl Line Lớp ranh giới hành chính các cấp dạng line
3 (tenHC)_dh1 Line Lớp đường bình độ cái (50, 100m), phải có
giá độ cao cho từng đường bình độ
4 (tenHC)_dh2 Line Lớp đường bình độ con (20, 10m) ), phải có
giá độ cao cho từng đường bình độ
5 (tenHC)_tkkl Line Lớp ranh giới tiểu khu, khoảnh dạng line
6 (tenHC)_cnl Line Lớp ranh giới ba loại rừng
7 (tenHC)_cql Line Lớp ranh giới chủ quản lý
8 (tenHC)_gth Line Lớp mạng lưới giao thông
9 (tenHC)_tv1 Line Lớp mạng lưới thuỷ văn 1 nét
D Các lớp Vùng Các lớp bản đồ dạng vùng
1 (tenHC)_tv2 Polygon Lớp mạng lưới thuỷ văn 2 nét
2 (tenHC)_rung Polygon Lớp lô trạng thái rừng (bản đồ chuyên đề)
3 (tenHC)_rungkk Polygon Lớp lô kiểm kê rừng (bản đồ chuyên đề)
4 (tenHC)_QH Polygon Lớp lô bản đồ quy hoạch (bản đồ chuyên đề)
5 (tenHC)_Ldia Polygon Lớp lô bản đồ lập địa (bản đồ chuyên đề)
Trang 20TT Tên lớp bản đồ Loại Miêu tả
6 (tenHC)_Ddat Polygon Lớp lô bản đồ dạng đất (bản đồ chuyên đề)
7 (tenHC)_tkkp Polygon Lớp vùng tiểu khu, khoảnh
8 (tenHC)_cqlp Polygon Lớp vùng chủ quản lý
9 (tenHC)_cnrp Polygon Lớp vùng 3 loại rừng
10 (tenHC)_hcp Polygon Lớp vùng hành chính Tỉnh, huyện, xã
11 (tenHC)_tkkp Polygon Lớp vùng tiểu khu, khoảnh
12 (tenHC)_bo Polygon Lớp đường bo theo quy định mục 5.6
13 (tenHC)_chudan
Line, text, point, polygon
Theo hướng dẫn ghi chú mục 5.4 của quy định này
14 (tenHC)_Phaply Line, text Xác nhận pháp lý của chính quyền địa phương
Các lớp bản đồ được sắp xếp trong Layout theo thứ tự từ trên xuống dưới: Lớp Text – Lớp Point – Lớp Line – Lớp vùng
4 QUY ĐỊNH MỨC ĐỘ THỂ HIỆN CÁC LỚP BẢN ĐỒ TRONG BIÊN TẬP BẢN ĐỒ THÀNH QUẢ
Tuỳ từng cấp xây dựng bản đồ mà nội dung bản đồ nền cần thể hiện chi tiết khác nhau: ở tỷ lệ 1:5.000; 1:10.000, 1:25.000, 1:50.000 cần thể hiện đầy đủ và chi tiết Ở tỷ lệ 1:100.000 – cần lược bỏ những yếu tố nhỏ, cụ thể như sau:
Bảng3: Quy định thể hiện các yếu tố trong các lớp bản đồ
- Ranh giới lâm trường, phân
Trang 21Đơn vị xây dựng
- Thuỷ văn một nét Thể hiện đầy đủ
Sông, suối chính, lược bỏ những nhánh suối phụ
Sông, suối chính, lược bỏ những nhánh suối phụ
- Giao thông
+ Đường sắt Thể hiện đầy đủ Thể hiện đầy đủ Thể hiện đầy đủ
+ Các loại đường giao thông
Quốc lộ, tỉnh lộ
và đường liên huyện
(chỉ thể hiện màu trạng thái
rừng)
trạng thái rừng)
(chỉ thể hiện màu trạng thái rừng)
Thủy văn 2 nét, hồ ao, sông
nhóm chủ QL
Chỉ thể hiện màu trạng thái rừng
Trang 22Các lớp bản đồ dạng điểm
Chỉ thể hiện trên các đỉnh núi, đồi
Chỉ thể hiện trên các đỉnh núi, đồi
- Lớp các loại điểm UB, trạm
Điểm UB xã, huyện, tỉnh (x) Những nội dung cần thể hiện trên bản đồ hiện trạng và bản đồ kiểm kê rừng
(*) Đối với bản đồ hiện trạng và kiểm kê rừng cấp xã cần thể hiện đầy đủ thông tin về lô trạng thái rừng như số hiệu lô, loại đất loại rừng, diện tích
Ví dụ:
Shiệu lô – LDLR diện tích Trong trường hợp lô có diện tích nhỏ không đủ để hiển thị các yếu tố trên thì chỉ ghi số hiệu lô, kèm theo bảng ghi chú các thông tin trên theo khoảnh, tiểu khu, loại đất, loại rừng và diện tích Bảng này được bố trí tại những khoảng trống trong
tờ bản đồ, hoặc phía dưới, hoặc bên phải khung của tờ bản đồ
Loại đất loại rừng(LDLR) ghi theo cột 3 trong bảng ký hiệu đất lâm nghiệp trong bảng phân chia trạng thái rừng và đất lâm nghiệp (Mục 6.2.3 tại quy định này)
5 QUY ĐỊNH CẤU TRÚC BẢNG THUỘC TÍNH VÀ THÔNG TIN THUỘC TÍNH CÁC LỚP BẢN ĐỒ
a) Cấu trúc bảng thuộc tính:
Trang 23Bảng 4: Quy định cấu trúc bảng thuộc tính cho các lớp bản đồ
1 ID Integer
4 Value Decimal (8,1) Chỉ áp dụng cho lớp đường bình độ
và lớp điểm độ cao b) Thông tin thuộc tính
Bảng 5: Quy định về thông thuộc tính cho các lớp bản đồ
Trang 24Tên lô, trạng thái(loài cây đối với rừng trồng) 14
Các lớp dạng điểm(point)
Trang 255.1 Quy định trường dữ liệu cho lớp bản đồ hiện trạng rừng
Bảng 6: Quy định trường dữ liệu cho lớp bản đồ hiện trạng rừng
TT Tên trường Kiểu Độ rộng Chú thích
*Danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam 2008 – Ban hành kèm theo QĐ số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ thướng chính phủ và những thay đổi đã được Tổng cụa Thống kê cập nhật đến thời điểm 31/12/2008
** Không đánh số hiệu lô cho đất ngoài lâm nghiệp như: Giao thông, sông suối, dân cư, nông nghiệp …v…v
*** Nguyên tắc bình sai diện tích lô trạng thái: Lấy diện tích của tiểu khu đã được phê duyệt (Nếu có) hoặc số liệu diện tích tự nhiên của từng xã đã được phê duyệt theo chương trình kiểm kê đất đai năm 2010 của Bộ TNMT làm khống chế để bình sai cho diện tích từng lô trạng thái
5.2 Quy định trường dữ liệu cho lớp bản đồ hành chính(polygon)
Bảng 7: Quy định trường dữ liệu cho lớp bản đồ hành chính
cục thống kê (TCTK)
Trang 26cục thống kê (TCTK)
thống kê (TCTK)
5.3 Quy định trường dữ liệu cho lớp bản đồ ranh giới tiểu khu, khoảnh (Polygon)
Lớp bản đồ ranh giới tiểu khu, khoảnh bao gồm các trường sau:
Bảng 8: Quy định trường dữ liệu cho lớp bản đồ ranh giới tiểu khu, khoảnh
5.4 Quy định trường dữ liệu cho lớp bản đồ ranh giới quy hoạch 3 loại rừng (Polygon)
Lớp bản đồ ranh giới quy hoạch 3 loại rừng bao gồm các trường sau:
Bảng 9: Quy định trường dữ liệu cho lớp bản đồ quy hoạch 3 loại rừng
TT Tên cột Kiểu Độ rộng Chú thích
* Mã quy hoạch 3 loại rừng, theo quy định sau
Bảng 10: Quy định mã cho lớp bản đồ quy hoạch 3 loại rừng
Trang 27STT Tên_3lr Ma_3LR
Lớp ranh giới 3 loại rừng được xác định dựa trên kết quả của chương trình rà soát quy hoạch 3 loại rừng theo chỉ thị 38 đã được hiệu chỉnh theo bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000
5.5 Quy định trường dữ liệu cho lớp bản đồ kiểm kê rừng
Bảng 11: Quy định trường dữ liệu cho lớp bản đồ kiểm kê
TT Tên trường Kiểu Độ rộng Chú thích
kê
kê
mã mục III, phụ lục 1
Trang 28TT Tên trường Kiểu Độ rộng Chú thích
theo quy định bảng 18
Lớp ranh giới chủ quản lý được lấy từ bản đồ giao đất giao rừng chồng xếp lên bản
đồ hiện trạng, sau đó tiến hành gộp ghép những lô có diện tích nhỏ, làm sạch những lỗi của dữ liệu bản đồ
5.6 Quy định trường dữ liệu cho lớp bản đồ chủ quản lý(Polygon)
Bảng 12: Quy định trường dữ liệu cho lớp bản đồ chủ quản lý
TT Tên trường Kiểu Độ rộng Chú thích
Tên huyện theo quy định của Tổng cục thống
kê
Trang 295.7 Quy định trường dữ liệu cho lớp bản đồ thủy văn 2 nét (Sông đôi)
Lớp bản đồ các sông đôi, hồ, ao bao gồm các trường sau:
Bảng 13: Quy định trường dữ liệu cho lớp bản đồ thủy văn
6 QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH BÀY BẢN ĐỒ THÀNH QUẢ
6.1 Bố cục bản đồ thành quả
6.1.1 Bản đồ thành quả cấp xã
- Tiêu đề của bản đồ: Được bố trí cân đối ở giữa phía trên của khung bản đồ,
tùy theo khổ giấy khi in mà bố trí cỡ chữ cho cân đối phù hợp xem quy định tại bảng 24
- Góc trên (trái hoặc phải) của khung bản đồ bố trí sơ đồ thu nhỏ của xã nằm
trong huyện và ký hiệu chỉ hướng Bắc, tùy theo khoảng trống của khung mà bố trí hai nội dung này cho phù hợp
- Góc dưới (trái hoặc phải) của khung bản đồ bố trí ô chú dẫn và các ô ký
duyệt, tùy theo khoảng trống của khung mà bố trí hai nội dung này cho phù hợp
- Ghi chú phía trái bên dưới khung: Nguồn gốc tư liệu bản đồ, hệ tọa độ,
kinh tuyến trục, độ rộng múi chiếu
Ví dụ:
Bản đồ được xây dựng từ giải đoán ảnh vệ tinh Spot 5 năm 2010
Trên nền bản đồ địa chính cơ sở tỉnh Bắc Cạn tỷ lệ:1/10.000
Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 106o30’, múi 3 độ
- Ghi chú giữa bên dưới khung : Tỷ lệ bản đồ, thước tỷ lệ bản đồ
- Ghi chú phía phải bên dưới khung:
+ Cơ quan xây dựng bản đồ:
+ Điều tra thực địa: Tháng, năm
Trang 30- Khung bản đồ tỷ lệ 1/5 000 kẻ theo mẫu sau:
Trang 316.1.2 Bản đồ thành quả cấp huyện
- Tiêu đề của bản đồ: Được bố trí cân đối ở giữa phía trên của khung bản đồ,
tùy theo khổ giấy khi in mà bố trí cỡ chữ cho cân đối phù hợp xem quy định tại bảng 24
- Góc trên (trái hoặc phải) của khung bản đồ bố trí sơ đồ thu nhỏ của huyện
nằm trong tỉnh và ký hiệu chỉ hướng Bắc, tùy theo khoảng trống của khung mà bố trí hai nội dung này cho phù hợp
- Góc dưới (trái hoặc phải) của khung bản đồ bố trí ô chú dẫn và các ô ký
duyệt, tùy theo khoảng trống của khung mà bố trí hai nội dung này cho phù hợp
- Ghi chú phía trái bên dưới khung: Nguồn gốc tư liệu bản đồ, hệ tọa độ, kinh
tuyến trục, độ rộng múi chiếu
Ví dụ:
Bản đồ được tổng hợp từ bản đồ hiện trạng rừng cấp xã Bản đồ nền tổng hợp từ bản đồ nền hiện trạng rừng cấp xã
Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 105o, múi 6 độ
- Ghi chú giữa bên dưới khung : Tỷ lệ bản đồ, thước tỷ lệ bản đồ
- Ghi chú phía phải bên dưới khung:
+ Cơ quan xây dựng bản đồ:
+ Điều tra thực địa: Tháng, năm
Trang 32- Khung bản đồ tỷ lệ 1/50 000 kẻ theo mẫu sau:
6.1.3 Bản đồ thành quả cấp tỉnh
- Tiêu đề của bản đồ: Được bố trí cân đối ở giữa phía trên của khung bản đồ,
tùy theo khổ giấy khi in mà bố trí cỡ chữ cho cân đối phù hợp xem quy định tại bảng 24
Trang 33- Góc trên (trái hoặc phải) của khung bản đồ bố trí sơ đồ thu nhỏ của tỉnh
nằm trong lãnh thổ quốc gia và ký hiệu chỉ hướng Bắc, tùy theo khoảng trống của khung mà bố trí hai nội dung này cho phù hợp
- Góc dưới (trái hoặc phải) của khung bản đồ bố trí ô chú dẫn và các ô ký
duyệt, tùy theo khoảng trống của khung mà bố trí hai nội dung này cho phù hợp
- Ghi chú phía trái bên dưới khung: Nguồn gốc tư liệu bản đồ, hệ tọa độ, kinh
tuyến trục, độ rộng múi chiếu
Ví dụ:
Bản đồ được tổng hợp từ bản đồ hiện trạng rừng cấp huyện Bản đồ nền tổng hợp từ bản đồ nền hiện trạng rừng cấp huyện
Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 105o, múi 6 độ
- Ghi chú giữa bên dưới khung : Tỷ lệ bản đồ, thước tỷ lệ bản đồ
- Ghi chú phía phải bên dưới khung:
+ Cơ quan xây dựng bản đồ:
+ Điều tra thực địa: Tháng, năm
+ Hoàn thành: Tháng, năm
- Khoảng cách của lưới tọa độ đối với bản đồ tỷ lệ 1/100 000 là 10km
- Khung bản đồ tỷ lệ 1/100 000 kẻ theo mẫu sau:
Trang 34(Khung bản đồ các cấp có thể dùng tool kẻ khung tự động)
Lưới tọa độ có thể kẻ nét liền hoặc dấu chữ thập
6.2 Quy định về hệ thống ký hiệu bản đồ thành quả
- Hệ thống k ý dạng đường (polyline) được thiết kế trên một file pen
- Hệ thống k ý hiệu dạng điểm được thiết kế trong thư mục Custsymb
- Hệ thống k ý hiệu và kiểu màu dạng vùng dùng theo hệ thống của MapInfo
- Phông chữ dùng phông ABC trên máy tính (phần mềm Mainfo không hỗ trợ
phông Unicode)
6.2.1 Quy định ký hiệu dạng đường cho các loại bản đồ thành quả
Bảng 14: Quy định ký hiệu dạng đường cho các loại bản đồ thành quả
Kiểu ký hiệu /Màu trong MapInfo
Lực nét: mm 1/5.000,
1/10.000, 1/25.000
1/50.000 và 1/100.000
Ranh giới lâm
trường hoặc Cty
lâm nghiệp
6
Ranh giới phân
Trang 35TT Tên ký hiệu Ký hiệu
Kiểu ký hiệu /Màu trong MapInfo
Lực nét: mm 1/5.000,
1/10.000, 1/25.000
1/50.000 và 1/100.000
Trang 36TT Tên ký hiệu Ký hiệu
Kiểu ký hiệu /Màu trong MapInfo
Lực nét: mm 1/5.000,
1/10.000, 1/25.000
1/50.000 và 1/100.000
*A32/Points 1.0: Ký hiệu dạng đường cột A, hàng 32; * D1: Màu Cột D, hàng 1; Lực nét: 0.8mm khi in ra giấy;
6.2.2 Quy định ký hiệu dạng điểm cho các loại bản đồ thành quả
Bảng 15: Quy định ký hiệu dạng điểm cho các loại bản đồ thành quả
TT Tên ký hiệu Kiểu ký hiệu Thư mục ký hiệu trong MapInfo
Hàng, cột bảng
ký hiệu/ Hàng, cột bảng màu
Chiều cao (mm) 1/5.000,
1/10.000 và 1/25.000
1/50.000 và 1/100.000