Một số biện pháp cụ thể

Một phần của tài liệu bồi dưỡng khả năng học tập cho học sinh yếu kém về môn hóa học thông qua dạy học phần phi kim lớp 11 chương trình cơ bản, trung học phổ thông (Trang 53 - 124)

2.2.2.1. Biện pháp 1: Lấp lỗ hổng kiến thức

Kiến thức có nhiều lỗ hổng là một bệnh thường gặp của HS yếu kém. Việc tạo tiền đề xuất phát cũng chính là nhằm lấp lỗ hổng kiến thức và kỹ năng nhưng chỉ để phục vụ cho một số một nội dung mới của bài học.Trong quá trình dạy học trên lớp, chúng ta nên quan tâm, tìm hiểu, phát hiện những lỗ hổng kiến thức của học sinh. Những lỗ hổng nào điển hình, cơ bản đối với học sinh yếu kém. Từ đó, chúng ta có kế hoạch cụ thể giải quyết riêng trong nhóm học sinh yếu kém.

- Không nhớ hóa trị và viết công thức hóa học sai.

55 - Không thuộc các công thức tính toán

- Không thuộc các bước giải bài toán tính theo phương trình hóa học. - Lúng túng khi đổi đơn vị trong bài toán. Hay nhầm lẫn giữa tính % và

C%, thể tích dung dịch và thể tích chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn,…. Ví dụ khi cho học sinh làm một bài toán hóa học đơn giản: kim loại Al tác dụng với axit HNO3 sinh ra một chất khí duy nhất NO yêu cầu học sinh viết và cân bằng phương trình phản ứng. Học sinh khi đó khá lúng túng viết phương trình phản ứng: không biết rõ sản phẩm là gì, công thức muối nhôm Al(NO3)3. Sau đó kĩ năng cân bằng phản ứng hóa học rất chậm, không biết đưa hệ số vào phương trình như thế nào,…

HS yếu kém khả năng tiếp thu và nắm bắt kiến thức chậm, nên giáo viên (GV) cần giảm tải quá trình nhận thức của HS bằng cách giản lược hóa nội dung bài học, rút gọn lại dưới dạng trọng tâm, truyền tải súc tích dưới dạng hình ảnh trực quan, dễ hiểu dễ quan sát. Đối với bài tập thì cố gắng đưa ra các bước càng cụ thể, rõ ràng càng tốt, với phương châm: “Điều tôi nghe tôi quên. Điều tôi nhìn tôi nhớ. Điều tôi làm tôi hiểu”.

Ngoài ra, thông qua quá trình học lý thuyết và làm bài tập của học sinh trên lớp, giáo viên nên tập cho HS có ý thức tự phát hiện những lỗ hổng kiến thức của bản thân mình và biết cách tra cứu sách vở, tài liệu để tự lấp những lỗ hổng kiến thức đó.

2.2.2.2. Biện pháp 2: Giúp đỡ học sinh rèn luyện phương pháp học tập

Yếu về phương pháp học tập là một tình trạng phổ biến chung của học sinh yếu kém. Vì vậy, một trong những biện pháp khắc phục tình trạng học sinh yếu kém là giúp đỡ các em về phương pháp học tập.

Phương pháp học tập đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình học tập. Đối với học sinh yếu kém, giáo viên nên hướng dẫn và rèn luyện phương pháp học cụ thể. Cách học lý thuyết, xác định kiến thức trọng tâm, cách làm bài tập như thế nào?...…(Sử dụng sơ đồ tư duy để tổng hợp các kiến thức) - Phương pháp học tập trên lớp: Cách nghe giảng, ghi bài,..

56

- Phương pháp học tập ở nhà: Học sinh tự học ở nhà như thế nào?

Ví dụ khi sau khi học xong nội dung bài học Nitơ trên lớp học sinh về nhà cần phải học những nội dung nào, cách học ra sao. Khi đó, giáo viên nên có sự hướng dẫn cụ thể (qua các nhiệm vụ giao cho học sinh về nhà):

+ Tóm tắt lại các ý chính của bài ( trọng tâm là tính chất hóa học): qua sơ đồ.

+ Những vấn đề gì cần lưu ý, các dạng bài tập đơn giản vận dụng kiến thức: Hoàn thành dãy phản ứng hóa học, bài tập tính toán đơn giản.

+ Đọc nội dung và chuẩn bị cho bài học hôm sau.

2.2.2.3. Biện pháp 3: Luyện tập vừa sức học sinh yếu kém

Đối với học sinh yếu kém, mỗi GV nên coi trọng tính vững chắc của kiến thức, kỹ năng hơn là chạy theo mục tiêu đề cao mở rộng kiến thức. Do đó khi hướng dẫn học sinh luyện tập nên đặc biệt chú ý đến các điều sau:

* Đảm bảo học sinh hiểu đề bài: HS yếu kém nhiều khi gặp khó khăn ngay từ từ bước đầu tiên: không hiểu đề bài nói gì, cho các yếu tố gì, có mối liên hệ như thế nào với các yêu cầu bài hay việc áp dụng lý thuyết vào bài như thế nào,…do đó không thể tiếp tục quá trình giải bài tập. Vì vậy, việc đầu tiên giáo viên cần làm là giúp các em hiểu rõ yêu cầu đầu bài, bài toán đã cho yếu tố nào và yêu cầu tính toán gì, sử dụng kiến thức nào, công thức nào để giải bài tập.

Ví dụ: Cho 34 g hỗn hợp Zn và CuO tác dụng vừa hết với V lít dung dịch HNO3 2M thu được 2,24 lít N2 duy nhất (đktc) và dung dịch A.

a) Tính khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp đầu. b) Thể tích dung dịch HNO3 cần dùng

Đối với bài tập này giáo viên nên tóm tắt bài toán dưới dạng sơ đồ

- Bước 1: Hướng dẫn học sinh viết và cân bằng phương trình phản ứng hóa học nhanh và chuẩn nhất

57

- Bước 2: Khai thác dữ kiện bài toán: Cho m hỗn hợp, thế tích khí→ quy về đặt ẩn số mol để giải. Đưa ra công thức cụ thể tính số mol, phương trình biểu thị số gam khối lượng hỗn hợp → giải hệ

- Bước 3: Sau khi tìm ra số mol mỗi chất hướng dẫn học sinh tính % khối lượng, đưa công thức yêu cầu học sinh nhớ công thức đó.

- Bước 4: Để tính được thể tích axit áp dụng công thức CM

Sau bài toán ví dụ giáo viên nên tổng kết hệ thống lại và đưa ra các công thức hóa học cơ bản giúp học sinh làm bài tập

* Gia tăng số lượng bài tập cùng thể loại và mức độ: Để hiểu một kiến thức, rèn một kĩ năng nào đó, học sinh yếu kém cần giải những bài tập cùng thể loại và cùng mức độ với số lượng nhiều hơn so với các em khá giỏi và trung bình. Phần gia tăng này thường tiến hành trong các tiết ôn luyện hoặc những buổi phụ đạo riêng với nhóm học sinh yếu kém. Chẳng hạn với dạng bài toán viết phương trình phản ứng (hay hoàn thành chuỗi phản ứng giáo viên thiết kế thành nhiều các bài tập nhỏ có tính vừa sức, vừa giúp ôn luyện kiến thức, củng cố kĩ năng cân bằng phương trình phản ứng.

NH3→ (NH4)2SO4→ NH3→ NO → NO2→ HNO3

NH3→ NH4Cl → NH3→ NO → NO2→ HNO3→ Cu(NO3)2→ CuO

Trong các tiết luyện tập, bài tập là công cụ chính được thiết kế dưới dạng phiếu học tập. Đặc biệt hơn là sử dụng những bài tập vừa sức, chủ yếu là cho học sinh giải các bài tập thuộc dạng cơ bản, tránh ra thêm cho các em những dạng bài tập mới có tính chất mở rộng, nâng cao kiến thức.

2.2.2.4. Biện pháp 4: Xây dựng và sử dụng một số dạng bài tập cơ bản giúp rèn luyện khả năng học tập đối với học sinh yếu kém phần phi kim lớp 11(xem chi tiết mục 2.3)

a) Cơ sở để xây dựng các bài tập hóa học

58

+ Nội dung môn học, mục tiêu mà người học cần đạt được ở mức độ tư duy thấp.

+ Tùy theo đặc điểm lớp học lựa chọn hình thức phù hợp (trắc nghiệm, tự luận).

b) Nguyên tắc chung để xây dựng các bài tập hóa học

+ Đảm bảo nội dung kiến thức bài học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. + Có tính vừa sức, phù hợp với năng lực học sinh yếu kém.

+ Có tính hệ thống, logic, liên hệ giữa các kiến thức.

c) Sử dụng bài tập bồi dưỡng cho học sinh yếu kém + Sử dụng bài tập khi dạy bài mới

Ví dụ: Khi học về bài axit Nitric giáo viên có thể đưa ra một số hợp chất của nitơ yêu cầu học sinh xác định số oxi hóa của nitơ, cân bằng các phương trình phản ứng hóa học. Học sinh được rèn luyện kĩ năng cân bằng phương trình phản ứng hóa học..

+ Sử dụng trong giờ luyện tập – ôn tập

Giờ luyện tập hay ôn tập trên lớp là tiết học cần sử dụng bài tập nhiều bởi học sinh đã được học rất nhiều lý thuyết. Bài tập giúp học sinh ôn tập lại kiến thức đã học, vận dụng làm bài tập. Các bài tập nên theo mức độ từ đơn giản đến phức tạp theo từng dạng bài xác định, mỗi dạng bài có phương pháp giải cụ thể.

+ Sử dụng trong giờ học nhóm riêng (phụ đạo)

Giờ học nhóm riêng (phụ đạo) dành cho học sinh yếu kém giáo viên nên sử dụng các bài tập cơ bản bám sát nội dung chương trình để đảm bảo học sinh có thể làm được ở mức độ đáng kể. Ví dụ dạng bài kim loại tác dụng với axit sinh ra hỗn hợp khí, giáo viên nêu phương pháp chung để làm bài tập, cho ví dụ cụ thể, phân tích hướng dẫn học sinh giải từng bước. Tiếp đó cho các bài tập tương tự để học sinh làm.(Cụ thể trong phần hệ thống các dạng bài tập cơ bản chương Nitơ – Photpho)

59

Bài tập là công cụ giúp giáo viên đánh giá học sinh sau thời gian học một nội dung cụ thể. Giáo viên có thể xây dựng đề kiểm tra trắc nghiệm hoặc tự luận hoặc đan xen tùy mục đích kiểm tra kiến thức là gì? Với mục đích kiểm tra kĩ năng cân bằng phương trình phản ứng giáo viên có thể sử dụng bài tập sau: Cân bằng các phản ứng sau: a) CuO + NH3 →N2 + Cu + H2O b) NH3 + Na → NaNH2 + H2 a) Cu + HNO3  Cu(NO3)2 + NO + H2O b) NH4NO2 t0 N2 + 2H2O

2.2.2.5. Biện pháp 5: Tiến hành phụ đạo theo nhóm học sinh

Phụ đạo là hình thức tổ chức dạy học, trong đó giáo viên giúp đỡ học sinh yếu kém không theo kịp trình độ chung của cả lớp. Có thế tiến hành theo cá nhân, nhóm đối tượng học sinh cùng lớp, theo mức độ học tập tương đồng. Điều kiện để phụ đạo tiến hành có hiệu quả:

- Học sinh phải chủ động trong việc học với sự giúp đỡ của giáo viên không ỷ lại, không để giáo viên làm thay mình.

- Học sinh phải tích cực suy nghĩ, nêu thắc mắc các vấn đề mà mình chưa hiểu, bước đầu thử suy nghĩ về cách giải, cách trả lời trước khi giáo viên đưa ra đáp án hay câu trả lời chính thức.

- Học sinh phải suy nghĩ sâu sắc và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo những lời giải đáp, lời khuyên nhủ của giáo viên vào hoàn cảnh cụ thể của chính mình để vươn lên không ngừng.

- Giáo viên phải nhiệt tình, thực sự cảm thông với học sinh, hiểu rõ đặc điểm nhận thức và trình độ học tập của học sinh để có thể áp dụng những biện pháp cá biệt hóa trong việc giúp đỡ học sinh cho phù hợp với cá nhân từng người.

2.2.2.6. Biện pháp 6: Kiểm tra – đánh giá thường xuyên có khen – chê động viên khích lệ kết quả học tập của học sinh.

60

Kiểm tra đánh giá thường xuyên học sinh sẽ giúp cho học sinh củng cố kiến thức thu được trong quá trình học tập đồng thời rèn luyện năng lực tự đánh giá bản thân. Qua đó, động lực học tập của họ được nâng cao hơn. Đổi mới kiểm tra đánh giá là giáo viên phải hướng dẫn thêm cho học sinh tự biết kiểm tra đánh giá năng lực học tập của mình. Bên cạnh đó, giáo viên cần phải có kế hoạch đánh giá cho điểm đối với việc tự học ở nhà của học sinh thông qua giao công việc, bài tập về nhà có như thế học sinh mới biết được nhiệm vụ và tầm quan trọng của việc tự học (giúp học sinh rèn luyện thêm ở nhà). Đề kiểm tra cũng là khâu quan trọng: đề kiểm tra phải phân hóa được trình độ học sinh và phải dựa vào chuẩn kiến thức là chủ yếu (đề kiểm tra phải đảm bảo học sinh trung bình yếu kém có thể làm được 40-50%).

Hãy công nhận sự cố gắng của các em cho dù các em không vượt qua bài kiểm tra. Hãy dành một vài phút trước giờ học để nói rằng “Dạng bài tập về nhận biết các chất có vẻ vẫn khó khăn với em, nhưng cô nhận thấy là em đã có học chúng”. Và hãy để học sinh tự nhận thấy sự tiến bộ của mình: “Em có thấy là kĩ năng cân bằng phương trình phản ứng của em tốt hơn nhiều so với các tuần trước đó không ”.

2.3. Hệ thống bài tập phần phi kim lớp 11 – chương trình cơ bản

2.3.1. Các bài tập cơ bản chương Nitơ – Photpho [1], [2], [13],[14]

Dạng 1: Chuỗi phản ứng, phương trình phản ứng hóa học * Phương pháp

- Học sinh cần nắm chắc kiến thức về nitơ, amoniac, muối amoni, photpho, hợp chất của nitơ, photpho…

- Xác định rõ chất oxi hóa, chất khử và quá trình oxi hóa, khử.

- Xác định được chính xác sản phẩm, ghi rõ điều kiện phản ứng xảy ra.

* Một số lỗi sai học sinh hay mắc phải

- Xác định sai số oxi hóa, sai chất oxi hóa và chất khử. - Quên ghi điều kiện phản ứng.

61

- Cân bằng sai do không biết cách cân bằng hay đưa hệ số cân bằng vào phương trình sai.

* Bài tập ví dụ

Học sinh phải xác định đúng số oxi hóa của nitơ trong các chất khác nhau để có thể cân bằng chính xác các phản ứng hóa học.

Bài 1: Xác định số oxi hóa của nitơ trong các ion và phân tử sau: N2, NO, NO3-, NH3, NO2-, N2O, HNO3, NH4+, NO2, HNO2, NH4NO3

Bài 2:Thực hiện các chuỗi chuỗi ứng sau:

N2 1 NH3 2 NH4Cl 3 NH3 4 NH4NO3 5 N2 6 NO 7 NO2 8 HNO3 Bài giải: 1) N2+3H2→2NH3↑ 2) NH3 + HCl → NH4Cl 3) NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 ↑+ H2O 4) NH3+ HNO3→ NH4NO3 5) NH4 NO3→ N2↑+ ½ O2↑+ 2H2O 6) N2+ O2→ 2NO 7) NO + ½ O2→ NO2 8) 3NO2+ H2O → 2HNO3+ NO

Bài 3: Lập phương trình phản ứng cho các phản ứng sau:

a) Ag + HNO3(đặc) → NO2↑+ ? + ? b) Ag + HNO3(loãng) → NO↑+ ? + ? c) Al + HNO3 → N2O↑ + ? + ? d) Zn +HNO3 → NH4NO3 + ? + ? e ) FeO + HNO3→ NO ↑+ Fe(NO3)3 + ? f )*Fe3O4 + HNO3 → NO ↑+ Fe(NO3)3 + ? g) FeO + HNO3 loãng→ NO↑+ ? + ?

h) FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4+ NO↑ + H2O

Bài giải:

62

b) 3 Ag +4 HNO3 (loãng) → NO↑ + 3AgNO3+ 2H2O c) 8Al + 30 HNO3 → 3N2O↑ + 8 Al(NO3)3 + 15 H2O d) 8Zn + 20 HNO3→ 2NH4 NO3+ 8Zn(NO3)2 + 6 H2O e) 3FeO + 10 HNO3→ NO↑ + 3Fe(NO3)3+5 H2O

f *) 3Fe3O4+ 28 HNO3→ NO↑ + 9 Fe(NO3)3+ 14H2O g) 3FeO + 10HNO3 loãng→ NO↑ + 3Fe(NO3)3+ 5 H2O

Một phần của tài liệu bồi dưỡng khả năng học tập cho học sinh yếu kém về môn hóa học thông qua dạy học phần phi kim lớp 11 chương trình cơ bản, trung học phổ thông (Trang 53 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)