1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị công ty govscore

52 267 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

1.1 Lý do nghiên cứu Trong những năm qua, các cơquan quản lý ởViệt Nam đã không ngừng nỗlực cải thiện môi trường kinh doanh ởViệt Nam. Đã có nhiều chương trình được triển khai nhưrà soát, sửa đổi, bổsung các văn bản pháp luật, xây dựng và ban hành các quy định, hướng dẫn quản trịcông ty mang tính bắt buộc và tựnguyện. Chỉtrong vòng hai năm gần đây, BộTài chính đã ban hành một loạt các thông tưmới hướng dẫn về quản trị công ty và công bố thông tin như thông tư522012TTBTC ban hành ngày 05042012 – “Hướng dẫn về việc công bốthông tin trên thịtrường chứng khoán” – thay thếthông tư092010TTBTC ban hành ngày 15012010 và thông tư 1212012TTBTCban hành ngày 26072012 – “Quy định vềquản trịcông ty áp dụng cho các công ty đại chúng” – thay thếQuyết định 122007QĐBTC ngày 13072007 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc “Ban hành quy chếquản trịcông ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sởgiao dịch chứng khoánTrung tâm giao dịch chứng khoán”.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN ❧❧ ❧❧❧❧ ❧❧•❧❧ ❧❧❧❧ ❧❧ TIÊU LUẬN CHUYÊN ĐỀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CHẤP HÀNH VỀ KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ CÔNG TY TẠI CÁC NGÂN HÀNG ĐẠI CHÚNG Ở VIỆT NAM VÀO NĂM 2013 GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hiền ThS. Phạm Thị Ngọc Bích Lớp: Kế toán 1 – Tối Thứ Sáu Nhóm thực hiện: Nhóm 11 TP.Hồ Chí Minh tháng 11 năm 2014 Nhóm 11 Trang 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Lý do nghiên cứu Trong những năm qua, các cơ quan quản lý ở Việt Nam đã không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Đã có nhiều chương trình được triển khai như rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật, xây dựng và ban hành các quy định, hướng dẫn quản trị công ty mang tính bắt buộc và tự nguyện. Chỉ trong vòng hai năm gần đây, Bộ Tài chính đã ban hành một loạt các thông tư mới hướng dẫn về quản trị công ty và công bố thông tin như thông tư 52/2012/TT-BTC ban hành ngày 05/04/2012 – “Hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán” – thay thế thông tư 09/2010/TT-BTC ban hành ngày 15/01/2010 và thông tư 121/2012/TT-BTC ban hành ngày 26/07/2012 – “Quy định về quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng” – thay thế Quyết định 12/2007/QĐ-BTC ngày 13/07/2007 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc “Ban hành quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán/Trung tâm giao dịch chứng khoán”. Nhằm đáp ứng yêu cầu thu hút đầu tư, mục tiêu của những cải cách luật lệ này là tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, bảo đảm kỷ cương, uy tín và lòng tin vào thị trường của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Dự án Báo cáo Thẻ điểm Việt Nam là một phần của những nỗ lực này. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam (SSC) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) hiện đang hợp tác thực hiện một số sáng kiến nhằm cải thiện công tác quản trị công ty ở Việt Nam. Thẻ điểm quản trị công ty là một trong những sáng kiến này đã được triển khai tại Việt Nam từ năm 2010. IFC đã có báo cáo về tình hình quản trị công ty tại Việt Nam năm 2009, 2011 và 2012 dựa trên sáu nguyên tắc của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ban hành vào năm 2004. Các nguyên tắc của OECD được áp dụng đồng bộ và thống nhất cho tất cả các quốc gia trên thế giới; do đó, nếu áp dụng cứng nhắc một số nguyên tắc trong việc đánh giá Thẻ điểm quản trị công ty vào các công ty ở Việt Nam sẽ gây ra một số khó khăn và bất lợi cho doanh nghiệp trong việc huy động vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài. Nhóm chúng tôi không dùng Nhóm 11 Trang 2 thang đo do IFC dùng để đánh giá chất lượng quản trị công ty các doanh nghiệp Việt Nam các năm 2009, 2011 và 2012 vì thị trường tài chính ở Việt Nam là thị trường mới nổi, các định chế tài chính (ngân hàng) cũng đang dần dần hội nhập quốc tế; bên cạnh đó các văn bản pháp luật liên quan cũng chưa thật sự nhấn mạnh đến tầm quan trọng của quản trị công ty. Việc đánh đồng đánh giá chất lượng quản trị công ty tại các ngân hàng lâu năm trên thế giới với các ngân hàng mới thành lập tại Việt Nam là một đánh giá khập khiễng và bất lợi cho các ngân hàng Việt Nam. Bài nghiên cứu chủ yếu xây dựng thang đo chất lượng quản trị công ty dựa trên các chỉ tiêu của thông tư 121/2012/TT-BTC nhằm có một khuôn khổ pháp lý hợp lý để đánh giá tình hình thực tế chất lượng quản trị công ty tại các ngân hàng đại chúng ở Việt Nam. Nghiên cứu của nhóm chúng tôi có giá trị tham khảo trong ngắn hạn, về lâu dài các ngân hàng trong nước sẽ phải chuẩn hóa theo thông lệ quốc tế nên sẽ áp dụng các quy tắc đánh giá chất lượng quản trị công ty theo các tiêu chí của IFC. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu  Làm sáng tỏ các khái niệm nghiên cứu liên quan: công ty đại chúng, quản trị công ty, lý thuyết người đại diện.  Thiết lập thang đo chất lượng quản trị công ty dựa trên các tiêu chí của thông tư 121/2012/TT-BTC.  Đánh giá chất lượng quản trị công ty dựa trên thang đo đã được thiết lập.  Đề xuất, kiến nghị về mặt chính sách nhằm tăng cường công tác quản trị công ty tại các ngân hàng được khảo sát. 1.2.1 Nội dung cần làm sáng tỏ Kết quả nghiên cứu cần trả lời được các câu hỏi sau:  Công ty đại chúng là loại hình công ty như thế nào ?  Quản trị ngân hàng đại chúng có những điểm gì đặc trưng và đâu là những nguyên nhân của những khác biệt so với quản trị công ty ở lĩnh vực khác đó ? Nhóm 11 Trang 3  Chất lượng quản trị ngân hàng đại chúng ở Việt Nam đang nằm mức độ nào trên thang đo chất lượng quản trị công ty được xây dựng từ hệ thống chỉ tiêu của thông tư 121/2012/TT-BTC ?  Các chính sách đề xuất để nâng cao chất lượng quản trị ngân hàng đại chúng ? 1.2.2 Đối tượng nghiên cứu Nhóm nghiên cứu tiến hành tổng hợp dữ liệu từ các trang web chính thống về tài chính như cafef.vn, vietstock.vn, ssc.com.vn. Các tài liệu chính mà nhóm sử dụng thường là: Điều lệ công ty, Bảng cáo bạch, Báo cáo thường niên của Hội đồng quản trị, Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, Báo cáo của Ban Kiểm soát và Website chính thức…các ngân hàng đại chúng (đã niêm yết hoặc chưa niêm yết) tại Việt Nam năm 2013. 1.3 Giới hạn nghiên cứu - Về phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu đề tài là ba tháng (10-12/2014). - Về phạm vi không gian: Đánh giá chất lượng quản trị công ty tại các ngân hàng đại chúng tại Việt Nam năm 2013. - Về nhân sự: Nhóm nghiên cứu chỉ có ba thành viên, trong khi đó khối lượng tài liệu tham khảo khá lớn, nên nhóm không thể tham khảo hết tất cả các tài liệu nghiên cứu liên quan. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng: Bước 1: Dùng phương pháp phân tích và tổng hợp để thiết lập thang đo chất lượng QTCT. Bước 2: Kết hợp thang đo chất lượng QTCT và phương pháp thống kê để đánh giá chất lượng quản trị công ty tại các ngân hàng đại chúng. 1.5 Đóng góp của đề tài Đóng góp quan trọng nhất của đề tài nghiên cứu này là đưa ra một thang đo vững chắc về mặt khuôn khổ pháp lý cho các công ty đại chúng tại Việt Nam bằng thông qua việc sử dụng các chỉ tiêu trong thông tư 121/2012/TT-BTC để xây dựng thang đo và thông qua đó đo lường chất lượng QTCT tại các ngân hàng Nhóm 11 Trang 4 đại chúng tại Việt Nam năm 2013. Thông qua việc đánh giá chất lượng QTCT, nhóm kiến nghị các giải pháp về chính sách nhằm nâng cao chất lượng QTCT tại các ngân hàng đại chúng nhằm tăng tính minh bạch, chất lượng công bố thông tin và đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông thiểu số. Bên cạnh những đóng góp chính, đề tài của nhóm chúng tôi có một số hạn chế cần phải giải quyết trong các nghiên cứu tiếp theo như: • Đối tượng nghiên cứu: cần mở rộng nghiên cứu theo chiều ngang bằng việc mở rộng đối tượng nghiên cứu là các tổ chức tài chính bao gồm ngân hàng, công ty quản lý quỹ, công ty bảo hiểm hoặc rộng hơn nữa là các loại hình doanh nghiệp tài chính, dịch vụ, sản xuất hoặc thương mại. • Dữ liệu nghiên cứu: cần mở rộng nghiên cứu theo chiều dọc bằng việc nghiên cứu thêm cho nhiều năm (2012, 2013, 2014…) để có cái nhìn chính xác, toàn diện và có thể so sánh chất lượng QTCT qua các năm ứng với các thời kỳ kinh tế khác nhau. Nhóm 11 Trang 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 2.1 Giới thiệu Khuôn khổ pháp lý và cơ sở thể chế cho thị trường vốn ở Việt Nam mới đang ở trong giai đoạn phát triển ban đầu. Khuôn khổ pháp lý về QTCT được quy định trong Luật Doanh nghiệp (2005) và Luật Chứng khoán (2006) được Quốc hội thông qua vào ngày 23 tháng 06 năm 2006. Tuy nhiên, Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn trong việc thực thi luật, tăng cường các thể chế chịu trách nhiệm quản lý, cưỡng chế thực thi và phát triển thị trường vốn cũng như đẩy mạnh hoạt động QTCT tốt. Thị trường vốn của Việt Nam mới bắt đầu phát triển trong vài năm gần đây. Trung tâm Giao dịch Chứng khoán đầu tiên của Việt Nam được thành lập vào tháng 7 năm 2000 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đến giữa tháng 6 năm 2006 đã có 47 công ty được niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) và Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội ( ). Hiện nay, sàn Thành phố Hồ Chí Minh có…mã chứng khoán ngân hàng trên tổng số cổ phiếu đang niêm yết; sàn Hà Nội có…mã chứng khoán ngân hàng trên tổng số cổ phiếu đang niêm yết. “Quản trị công ty tốt có thể làm tăng giá trị doanh nghiệp bằng cách nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua quản lý hiệu quả, phân bổ tài sản tốt hơn, các chính sách lao động tốt hơn cũng như các cải thiện hiệu suất khác. Quản trị công ty kém có thể ảnh hưởng đến sự vận hành của các thị trường tài chính của một đất nước và khối lượng đầu tư nước ngoài. Ví dụ, quản trị công ty kém có thể làm tăng tình trạng bất ổn về tài chính.” 1 S. Claessens và B. Yurtoglu, Quản trị công ty và Phát triển, 2012. Nhóm 11 Trang 6 S. Claessens và B. Yurtoglu, Corporate Governance and Development – an update, trong Focus 10 do Diễn đàn Quản trị Công ty Toàn cầu phát hành, Washington DC, 2012. 2.2 Khái niệm các thuật ngữ liên quan 2.2.1 Khái niệm công ty đại chúng Theo điều 25, Luật Chứng khoán (2006) định nghĩa công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc trong ba loại hình sau đây: “a) Công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng; b) Công ty có cổ phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán; c) Công ty có cổ phiếu được ít nhất một trăm nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên.” Theo quy định trên thì khoản 1b và 1c của điều này khá rõ ràng và có thể áp dụng ngay để xem xét trường hợp công ty nào là đại chúng. Chỉ riêng khoản 1a sẽ phải dẫn chiếu điều kiện chào bán cổ phần ra công chúng. Theo quy định tại điều 12, doanh nghiệp chào bán cổ phiếu ra công chúng phải đáp ứng đủ điều kiện: có vốn điều lệ tại thời điểm đăng ký chào bán từ 10 tỷ đồng trở lên; năm liền trước phải có lãi và không có lỗ luỹ kế; có phương án phát hành và sử dụng vốn từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Như vậy, căn cứ Luật Chứng khoán thì công ty chào bán cổ phiếu ra công chúng sẽ trở thành công ty đại chúng, mà không cần đến điều kiện 100 cổ đông. 2.2.2 Khái niệm quản trị công ty 2.2.2.1 Phân biệt quản trị công ty và quản lý công ty Quản lý công ty (management coporate): Là việc quản lý và điều hành kinh doanh trong một doanh nghiệp. Quản lý công ty gồm có: lập kế hoạch, tổ chức, tìm tài nguyên, lãnh đạo, chỉ huy cùng kiểm soát công ty. Quản trị công ty (Corporate governance): Thuật ngữ quản trị công ty mới có từ khoảng 1985 đến nay. Nó là một quá trình (process) hay thủ tục về giám sát (supervision) và kiểm soát (control) được thực hiện để bảo đảm cho việc thực thi Nhóm 11 Trang 7 quản trị công ty (management) phù hợp với lợi ích của các cổ đông (Parkinson 1994). Luật công ty của mỗi nước sẽ làm cho các điểm đặc thù về “corporate governance’’ khác nhau; nhưng tất cả có một khuynh hướng là quy tập về những tiêu chuẩn chung dựa trên các nguyên tắc tổng quát sau: • Sự độc lập của các thành viên HĐQT và việc giám sát hữu hiệu của họ; • Chịu trách nhiệm với các cổ đông; • Minh bạchvà công bố thông tin; và • Bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số. Theo QĐ 12/2007 ban hành ngày 13 tháng 03 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính có đề cập: “Quản trị công ty là hệ thống các quy tắc để đảm bảo cho công ty được định hướng điều hành và được kiểm soát một cách có hiệu quả vì quyền lợi của cổ đông và những người liên quan đến công ty. Các nguyên tắc quản trị công ty bao gồm: • Đảm bảo một cơ cấu quản trị hiệu quả; • Đảm bảo quyền lợi của cổ đông ; • Đối xử công bằng giữa các cổ đông; • Đảm bảo vai trò của những người có quyền lợi liên quan đến công ty; • Minh bạch trong hoạt động của công ty; • Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát lãnh đạo và kiểm soát công ty có hiệu quả.” Quản trị công ty và quản lý công ty là hai khái niệm khác nhau. Nếu như quản trị công ty tập trung vào các cơ cấu và các quy trình của công ty nhằm đảm bảo sự công bằng, minh bạch, tính trách nhiệm và giải trình thì quản lý công ty tập trung vào các công cụ cần thiết để điều hành doanh nghiệp. Như vậy, quản trị công ty được đặt ở một tầm cao hơn nhằm bảo đảm rằng công ty sẽ được quản lý một cách hiệu quả và phục vụ lợi ích của các cổ đông. Nhóm 11 Trang 8 Quan niệm và nội dung của quản trị công ty ở các quốc gia khác nhau là rất khác nhau. Điều này do sự khác nhau về nguồn gốc thể chế luật pháp, đặc tính quốc gia, văn hóa và trình độ phát triển của thị trường tài chính tại mỗi nước… từ đó ảnh hưởng đến quyền của cổ đông, quyền của chủ nợ, và thực thi quyền tư hữu. Trong báo cáo về tình Tuân thủ Chuẩn mực và Nguyên tắc (ROSC) có đề cập: “Quản trị công ty đề cập đến các cơ cấu và quá trình cho việc định hướng và kiểm soát các công ty. Quản trị công ty liên quan đến mối quan hệ giữa ban giám đốc, Hội đồng Quản trị, các cổ đông lớn, các cổ đông nhỏ và những bên có quyền lợi liên quan. Quản trị công ty tốt góp phần vào phát triển kinh tế bền vững do cải thiện được hoạt động của các công ty và nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn bên ngoài của các công ty đó.” (Báo cáo về tình hình Tuân thủ Chuẩn mực và Nguyên tắc (ROSC) của Ngân hàng thế giới, 2006, trang 2) Cuốn “Các nguyên tắc quản trị công ty” xuất bản năm 2004 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đưa ra khái niệm quản trị công ty như sau: “Quản trị công ty liên quan tới một tập hợp các mối quan hệ giữa Ban Giám đốc, Hội đồng Quản trị, cổ đông và các bên có quyền lợi liên quan khác. Quản trị công ty cũng thiết lập cơ cấu qua đó giúp xây dựng mục tiêu của công ty, xác định phương tiện để đạt được các mục tiêu đó, và giám sát hiệu quả thực hiện mục tiêu.” (Các nguyên tắc quản trị công ty của OECD, 2004, trang 11) Một số (S. Claessens và B. Yurtoglu, 2012) corporate governance would include the relationship between shareholders, creditors, and corporations; between financial markets, institutions, and corporations; and between employees and corporations. Corporate governance would also encompassthe issue of corporate social responsibility, including such aspects as the firm’s dealings affecting culture and the environment and the sustainability of firms’ operations.Looking over the past decade, we see increased emphasis on CSR, as reflected in investor codes, companies’ best practices, company laws, and securities regulatory frameworks Nhóm 11 Trang 9 Cơ cấu quản trị công ty trong các loại hình doanh nghiệp khác khác với ngân hàng như thế nào ? Như vậy, có thể nhận thấy rằng hoạt động quản trị công ty có đặc điểm như sau: Thứ nhất, quản trị công ty được thiết lập trên cơ sở của sự tách biệt giữa nhà quản lý và sở hữu doanh nghiệp. Công ty là của người chủ sở hữu (nhà đầu tư, cổ đông…), nhưng để hoạt động và phát triển được cần phải có sự quản lý, điều hành và kiểm tra, giám sát của Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc và Ban Kiểm soát và sự đóng góp của người lao động trong doanh nghiệp. Những thành phần này không phải lúc nào cũng có chung ý chí, nguyện vọng và quyền lợi. Do đó, dẫn đến phải có một cơ chế để người chủ sở hữu và nhà đầu tư có thể kiểm soát công ty nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Thẻ điểm Quản trị Công ty nhằm mục đích:  Cung cấp một cơ sở mang tính chuẩn mực và hệ thống cho phép cơ quan quản lý và các nhà đầu tư có thể đánh giá hiện trạng quản trị công ty của doanh nghiệp cũng như có cái nhìn tổng thể về tình hình quản trị công ty tại Việt Nam;  Cho phép một công ty tự đánh giá chất lượng quản trị công ty của bản thân và thúc đẩy các công ty cải thiện thực tiễn quản trị công ty của mình;  Xây dựng một hệ thống phân tích quản trị công ty theo ngành nghề và hy vọng hệ thống này có thể hỗ trợ việc cải thiện các thông lệ quản trị công ty tại Việt Nam;  Hỗ trợ cơ quan quản lý trong việc xác định điểm mạnh và điểm yếu của luật lệ và thực tiễn quản trị công ty, từ đó đề ra các cải cách phù hợp;  Đánh giá tiến triển của công tác quản trị công ty qua các năm;  Hỗ trợ nâng cao nhận thức và hiểu biết về các thông lệ quản trị công ty tốt. [...]... bố tháng 3/2012 và báo cáo Giám sát ACGA-CLSA Quản trị Công ty, được công bố năm 2010 và 2012 Nguyên tắc, phương pháp luận của OECD và môi trường quản trị công ty ở Việt Nam là cơ sở xây dựng Thẻ điểm Quản trị Công ty của Việt Nam Việc đánh giá mỗi công ty dựa trên các thông tin tin cậy và được công bố ra bên ngoài của công ty, các dữ liệu và tài liệu công ty, các thông tin được cung cấp rộng rãi cho... là nền tảng cho quản trị công ty tốt bởi Các Nguyên tắc Quản trị Công ty của OECD11: Nhóm 11 Trang 14 Các Nguyên tắc Quản trị Công ty của OECD, sửa đổi năm 2004, là chuẩn mực quốc tế được sử dụng bới các nhà hoạch định chính sách, nhà đầu tư, các công ty và các bên có quyền lợi liên quan khác trên toàn thế giới Các nguyên tắc này đang tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của quản trị công ty và cung cấp... nguyên tắc Basel về quản trị công ty Hệ thống tính điểm của Standard and Poor’s về quản trị công ty Báo cáo của IFC 2012 3.3 Chọn mẫu Nhóm 11 Trang 19 PHỤ LỤC Nội dung Nguyên tắc quản trị công ty của OECD Số câu Trọng số hỏi A Quyền của cổ đông 21 15% B Đối xử công bằng với các cổ đông 18 20% C Vai trò của các bên có quyền lợi liên quan 8 5% trong quản trị công ty D Minh bạch và công bố thông tin 32... tin công khai khác Một công ty có thể thực hiện các thông lệ quản trị công ty tốt nhưng không báo cáo điều đó ra Nhóm 11 Trang 16 bên ngoài Trong trường hợp đó, điểm quản trị công ty của công ty có thể bị đánh giá thấp Tuy nhiên, tính minh bạch và công bố thông tin là có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định đầu tư Các nhà đầu tư khi có ý định đầu tư đều phải tìm kiếm và xem xét các thông tin quản trị công. .. câu hỏithuộc lĩnh vực nào của quản trị công ty trong thẻ điểm này dựa chủ yếu vào các Nguyên tắc OECD về Quản trị Công ty iv Trọng số của các nội dung đánh giá Có nhiều phương pháp xác định trọng số ở các quốc gia khác nhau khi xây dựng hệ thống thẻ điểm phân tích quản trị công ty Trọng số được áp dụng cho từng câu hỏi và/hoặc nhóm các câu hỏi Đối với thẻ điểm quản trị công ty của Việt Nam, trọng số được... định về quản trị công ty, đồng thời tuân thủ các thông lệ quản trị công ty tốt Do đó, việc áp dụng thẻ điểm để đánh giá các công ty mới chào bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) hay các công ty mới được niêm yết gần đây hoặc các công ty nhỏ sẽ không phù hợp Tuy nhiên, việc mới niêm yết và quy mô nhỏ có thể giải thích cho trình độ quản trị công ty kém nhưng không thể là lý do biện hộ cho điều này Tương... thường niên của công ty, các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị công ty, các tài liệu, báo cáo nộp cho cơ quan quản lí và Sở Giao dịch Chứng khoán, các thông báo họp Đại hội cổ đông thường niên (ĐHCĐ), các báo cáo kết quả của ĐHCĐ thường niên, biên bản họp ĐHCĐ thường niên, điều lệ công ty, và các tài liệu trên trang web công ty Điều quan trọng là các nguyên tắc và khái niệm quản trị công ty không chỉ... Quản trị công ty được xem là một yếu tố then chốt trong cải thiện hiệu quả và tăng trưởng kinh tế cũng như nâng cao niềm tin của nhà đầu tư” • Quyền của cổ đông; • Đối xử công bằng với các cổ đông; • Vai trò của các bên có quyền lợi liên quan trong quản trị công ty; • Minh bạch và Công bố thông tin; và • Trách nhiệm của Hội đồng Quản trị Nguyên tắc OECD I ”Đảm bảo cơ sở cho một khuôn khổ quản trị công. .. 100 công ty được chọn bao gồm 80 công ty niêm yết tại HOSE và 20 công ty niêm yết tại HNX Các công ty được chọn phản ánh tỷ trọng tương ứng Nhóm 11 Trang 15 của mỗi Sở Giao dịch trên tổng giá trị thị trường ở Việt Nam Thẻ điểm này áp dụng quan điểm cho rằng bằng cách niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán, các công ty có nghĩa vụ đối với thị trường là tuân thủ các luật lệ, quy định về quản trị công ty, ... về quản trị công ty Những quy định này hiện không được phản ánh trong bản câu hỏi của thẻ điểm thông qua các câu hỏi riêng Chúng có thể được đề cấp đến trong thẻ điểm của các năm sau Thẻ điểm này không chỉ rà soát sự tuân thủ các luật lệ, quy định của Việt Nam vì đó thực ra là công việc của cơ quan quản lý Việt Nam và là phương pháp tiếp cận tối thiểu về quản trị công ty Thông tin về quản trị công ty . của công ty; • Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát lãnh đạo và kiểm soát công ty có hiệu quả.” Quản trị công ty và quản lý công ty là hai khái niệm khác nhau. Nếu như quản trị công ty tập. xem xét các tiêu chí quản trị công ty khác trong khu vực – Thẻ điểm Quản trị Công ty của ASEAN được công bố tháng 3/2012 và báo cáo Giám sát ACGA-CLSA Quản trị Công ty, được công bố năm 2010 và. hiện trạng quản trị công ty của doanh nghiệp cũng như có cái nhìn tổng thể về tình hình quản trị công ty tại Việt Nam;  Cho phép một công ty tự đánh giá chất lượng quản trị công ty của bản

Ngày đăng: 19/12/2014, 09:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w