tóm tắt luận án nghiên cứu điều trị cắm lại răng cửa vĩnh viễn hàm trên bật khỏi huyệt ổ răng do chấn thương

24 515 0
tóm tắt luận án nghiên cứu điều trị cắm lại răng cửa vĩnh viễn hàm trên bật khỏi huyệt ổ răng do chấn thương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN ĐẶT VẤN ĐỀ Chấn thương bật răng khỏi huyệt ổ răng là tình trạng răng rơi hoàn toàn ra khỏi huyệt ổ răng sau chấn thương. Trên thế giới, tỷ lệ gặp từ 0,5 - 16% sau chấn thương. Tại Việt Nam, tỷ lệ này là 5,6%. Chấn thương thường gặp ở tuổi trẻ, dưới 18 tuổi. Răng cửa hàm trên là răng hay gặp chấn thương nhiều nhất, chiếm 87%. Các giải pháp điều trị bao gồm: cắm lại răng vào huyệt ổ răng, làm răng giả tháo lắp, làm cầu răng, cắm implant. Trong các giải pháp trên, cắm lại răng là lựa chọn điều trị tốt nhất, trả lại cho bệnh nhân chức năng, thẩm mỹ, đảm bảo giữ nguyên vẹn thể tích xương hàm xung quanh đặc biệt trong trường hợp bệnh nhân đang tuổi phát triển mà không loại phục hình nào làm được, không ảnh hưởng đến răng lân cận, tiết kiệm kinh phí. Điều trị cắm lại răng phụ thuộc thời gian khô ngoài huyệt ổ răng. Thực tế ở Việt Nam, 84% các trường hợp đến muộn, răng khô ngoài huyệt ổ răng từ 60 phút trở lên. Khó khăn điều trị trong các trường hợp này đó là: Dây chằng quanh răng đã hoại tử do vậy chân răng bị tiêu nhanh chóng sau điều trị, thái độ điều trị của bác sỹ đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến thành công của điều trị. Ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu sâu về điều trị cắm lại răng muộn trên lâm sàng và đặc biệt chưa có một nghiên cứu nào trên thực nghiệm về lành thương sau điều trị cắm lại răng. Xuất phát từ các vấn đề trên chúng tôi thực hiện đề tài này với 3 mục tiêu: 1.Mô tả đặc điểm lâm sàng, X quang các bệnh nhân có răng cửa hàm trên bật khỏi huyệt ổ răng do chấn thương, thời gian răng khô ngoài huyệt ổ răng lớn hơn hoặc bằng 60 phút. 2. Đánh giá kết quả điều trị cắm lại răng trong số bệnh nhân trên. 3. Mô tả quá trình lành thương của răng cắm lại muộn trên thực nghiệm. 1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Chấn thương bật răng khỏi huyệt ổ răng là chấn thương thường gặp trong cộng đồng, kết quả điều trị phụ thuộc vào thời gian răng nằm ngoài huyệt ổ răng, trong khi đó, ở Việt Nam bệnh nhân thường đến muộn. Vậy đặc điểm lâm sàng của những trường hợp răng chấn thương đến muộn như thế nào? Quá trình lành thương sau cắm lại răng muộn ra sao? Răng có tồn tại trên cung hàm không? Có thực hiện tốt chức năng và thẩm mỹ hay không? Các thay đổi về mô học của răng và vùng quanh răng sau cắm lại răng trên thực nghiệm ra sao là các vấn đề cần khảo sát, xác định, nhằm góp phần xây dựng quy trình điều trị cắm lại răng muộn trên lâm sàng đạt hiệu quả cao. Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ ĐÓNG GÓP MỚI 1. Mô tả được đặc điểm lâm sàng răng chấn thương bật khỏi huyệt ổ răng, thời gian khô ngoài huyệt ổ răng ≥ 60 phút. 2. Khẳng định cắm lại răng muộn sau 60 phút vẫn cho kết quả điều trị tốt đạt 79,6% tại thời điểm thăm khám cuối cùng. 3. Đưa ra bằng chứng cụ thể về lành thương sau cắm lại răng muộn trên thực nghiệm. 4. Sáng tạo nẹp cố định răng bằng Polyethylen fiber CẤU TRÚC LUẬN ÁN Luận án gồm 138 trang, ngoài phần đặt vấn đề, kết luận và kiến nghị 5 trang, luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan gồm 31 trang; Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu gồm 28 trang; Chương 3: Kết quả nghiên cứu gồm 37 trang; Chương 4: Bàn luận gồm 37 trang. Luận án có 37 bảng, 15 biểu đồ, 49 hình ảnh, 136 tài liệu tham khảo (9 tiếng Việt, 126 tiếng Anh). 2 B. NI DUNG LUN N Chng 1 TNG QUAN 1.1. Gii phu ng dng rng v vựng quanh rng 1.1.1. Cỏc giai on phỏt trin ca chõn rng vnh vin Theo Moorrees v cng s phõn chia cỏc giai on hỡnh thnh chõn rng vnh vin lm 7 giai on. Trong cm li rng sm, nhng rng ang hỡnh thnh chõn cú tiờn lng tt hn rng ó úng chúp hon ton do chúp rng m rng nờn rng cú kh nng lnh thng ty cao. Ngc li, trong trng hp cm li rng mun, nhng rng cha úng chúp li cú tiờn lng kộm hn do chõn rng cha phỏt trin hon ton, ng ty rng, lp ng chõn rng mng do vy m quỏ trỡnh tiờu viờm v tiờu thay th din ra rt nhanh, trong mt vi nm chõn rng b tiờu ht. 1.1.2. Mụ hc vựng quanh rng. phớa chúp ca mt chõn rng ang phỏt trin cú bao biu mụ Herwig, bao ny giỳp cho quỏ trỡnh hỡnh thnh tip tc ca chõn rng. Trong quỏ trỡnh cm li rng ngay lp tc, ngay k c khi ty rng khụng lnh thng m vn gi c bao Hertwig cũn sng, chõn rng vn cú kh nng tip tc phỏt trin. 1.1.3. Gii phu vựng quanh rng Dây chằng quanh răng là tổ chức liên kết, có cấu trúc đặc biệt nối liền khoảng trống giữa răng và XOR. Cấu trúc tổ chức dây chằng quanh răng gồm những sợi keo sắp xếp thành những bó sợi mà một đầu dính vào xê măng, một đầu dính vào XOR. Xờ mng l lp bo v chõn rng, khỏng vi cỏc quỏ trỡnh tiờu chõn rng. Khi lp xờ mng b tn thng, c bit trong trng hp cm li rng, quỏ trỡnh dớnh khp rng v tiờu thay th xy ra. 3 1.2. Chấn thương bật răng khỏi huyệt ổ răng 1.2.1 Định nghĩa 1.2.2. Dịch tễ, nguyên nhân chấn thương bật răng khỏi huyệt ổ răng 1.2.2.1. Dịch tễ: Chấn thương bật răng gặp từ 0,5-16% trong chấn thương răng, ở Việt Nam gặp 5,6%. 1.2.2.2. Nguyên nhân chấn thương bật răng khỏi huyệt ổ răng: Tai nạn sinh hoạt, bạo lực, tai nạn thể thao, tai nạn giao thông 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến lành thương sau điều trị 1.2.3.1. Tuổi bệnh nhân 1.2.3.2. Giải phẫu phát triển răng 1.2.3.3. Thời gian răng khô ngoài huyệt ổ răng 1.2.3.4. Môi trường bảo quản răng 1.2.3.5. Vai trò của cục máu đông và huyệt ổ răng 1.2.3.6. Các yếu tố trên bề mặt chân răng 1.2.4. Kết quả điều trị cắm lại răng qua các nghiên cứu 1.2.4.1. Việt nam: Đến nay, Việt Nam vẫn chưa có báo cáo nào về nghiên cứu điều trị cắm lại răng muộn một cách có hệ thống, toàn diện trên lâm sàng và thực nghiệm. 1.2.4.2. Trên thế giới: Tổng hợp các nghiên cứu trên lâm sàng và trên thực nghiệm cho thấy: Kết quả điều trị cắm lại răng phụ thuộc vào thời gian răng khô ngoài huyệt ổ răng. Những răng được cắm lại ngay lập tức cho kết quả lành thương tốt. Những răng cắm lại muộn có tỷ lệ cao tiêu thay thế và dính khớp. Trong cắm lại răng muộn, tuổi trưởng thành có tiên lượng tốt hơn tuổi đang phát triển 1.3. Lành thương sau điều trị cắm lại răng 1.3.1. Sự lành thương của dây chằng quanh răng Sự lành thương của hệ thống dây chằng quanh răng bao gồm: tái bám dính, bám dính mới Xảy ra khi còn dây chằng quanh răng sống nằm trên chân răng. 4 1.3.2. Tiêu chân răng Tiêu chân răng xảy ra khi dây chằng quanh răng bị mất một phần hay toàn bộ, tùy tình trạng dây chằng quanh răng bị mất và tủy hoại tử mà xảy ra loại tiêu nào. Có ba loại tiêu chân răng là: Tiêu bề mặt, tiêu thay thế, tiêu viêm. 1.3.3. Lành thương của mô lợi 1.3.4. Lành thương của xương ổ răng 1.3.5. Sự lành thương của tủy răng và tiếp tục hình thành chân răng Chỉ có thể xảy ra trong điều kiện chân răng chưa phát triển hoàn toàn, lỗ chóp còn mở rộng và răng được cắm lại ngay lập tức. Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu gồm 2 cấu phần: Lâm sàng và thực nghiệm 2.1. Nghiên cứu trên lâm sàng 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn: Răng bị chấn thương là răng cửa vĩnh viễn hàm trên. Thời gian răng khô ngoài miệng ≥ 60 phút. Răng rơi ra ngoài còn nguyên vẹn chân răng. Có sự phù hợp của huyệt ổ răng, huyệt ổ răng không bị vỡ hoặc bị vỡ mà có thể nắn trở lại, có thể đặt lại răng vào huyệt ổ răng. Bệnh nhân và gia đình đồng thuận tham gia nghiên cứu. 2.1.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: Không thỏa mãn các tiêu chuẩn trên. Bệnh lý quanh răng giai đoạn tiến triển. Chấn thương hàm mặt, chấn thương toàn thân nặng. Bệnh nhân mắc các bệnh toàn thân như: bệnh tâm thần, bệnh tim, bệnh máu, bệnh tiểu đường không kiểm soát được 5 2.1.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt- Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội. Thời gian nghiên cứu từ tháng 09/2009 đến 5/2013. 2.1.2. Phương pháp nghiên cứu 2.1.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng mở, không đối chứng, đánh giá hiệu quả can thiệp theo mô hình trước sau. 2.1.2.2. Cỡ mẫu Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho việc kiểm định tỷ lệ phần trăm một nhóm can thiệp: p a : Tỷ lệ thành công ước lượng trong nghiên cứu này (p a =0,9), q a = 1- p a p o : Tỷ lệ thành công cắm lại răng muộn của Schatz (1995): p o =0,72, q o = 1- p o Z 1-α/2: Hệ số tin cậy ở mức xác suất 95% ( =1,96) 1-β: Lực mẫu (=90%); Z 1-β =1,28 Tính được cỡ mẫu là 50 răng, thực tế, nghiên cứu này chọn được 54 răng trên 38 bệnh nhân. 2.1.2.3. Kỹ thuật chọn mẫu nghiên cứu: Sử dụng kỹ thuật lấy mẫu không xác suất: mẫu thuận tiện. 2.1.3. Quy trình tiến hành nghiên cứu 2.1.3.1. Lập phiếu thu thập thông tin 2.1.3.2. Thu thập thông tin trước phẫu thuật Khám lâm sàng và chụp phim X-quang đánh giá các đặc điểm của răng chấn thương và các tổn thương lân cận trong miệng. 6 2.1.3.3. Các bước tiến hành phẫu thuật cắm lại răng Bước 1: Xử lý răng chấn thương: Bơm rửa chân răng nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý để loại bỏ các cặn bẩn. Dùng gạc mềm tẩm nước muối sinh lý xoa nhẹ chân răng để lấy bỏ DCQR bị hoại tử. Mở tủy, lấy tuỷ hoại tử trước khi cắm lại răng. Ngâm răng trong dung dịch natri florua 2% trong 20 phút. Đặt canxi hydroxit vào trong ống tuỷ, hàn miệng vào ống tuỷ. Bước 2: Xử lý HOR và xử lý các tổn thương khác trong miệng. Bước 3: Đặt lại răng vào HOR với áp lực ấn của ngón tay. Kiểm tra lại vị trí của răng bằng lâm sàng và x- quang. Bước 4: Cố định răng. Bước 5: Chăm sóc hậu phẫu: Cho bệnh nhân dùng kháng sinh, tiêm phòng uốn ván, ăn mềm trong 2 tuần, tăng cường vệ sinh răng muộn, xúc miệng bằng Clohexidine trong 2 tuần. 2.1.4. Đánh giá hiệu quả điều trị Đánh giá hiệu quả điều trị dựa vào các tiêu chí lâm sàng và x- quang, nghiên cứu này chia ra kết quả tốt, khá và kém. Các tiêu chí trên lâm sàng và trên x-quang được xây dựng dựa trên phương pháp đánh giá của tác giả Adreasen 2007, Ousama 2012. Mỗi bệnh nhân có một phiếu theo dõi quá trình điều trị riêng và được ghi chép sau mỗi lần khám theo dõi. 2.1.5. Biến số nghiên cứu Biến độc lập là đặc trưng cá nhân của bệnh nhân. Biến phụ thuộc là biến dùng để đánh giá kết quả điều trị: Tốt, khá, kém, và phân loại kết quả: tốt, chưa tốt; còn tồn tại, không tồn tại. 2.1.6. Xử lý số liệu Các số liệu thu thập được được xử lý bằng phương pháp thống kê y học với các thuật toán kiểm định khi bình phương, kiểm định giá trị trung bình, phân tích hồi quy đơn biến bằng chương trình SPSS 16.0. 7 2.2. Nghiên cứu trên thực nghiệm 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu trên thực nghiệm 12 con thỏ đực, khỏe mạnh, giống Newzealand, khoảng 3 tháng tuổi, cân nặng từ 1,8 - 2kg, nguồn gốc từ trung tâm giống dê và thỏ Sơn Tây. Mỗi con thỏ tiến hành nghiên cứu 1 răng. 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt Trường Đại học Y Hà Nội, Bộ môn Mô Phôi Trường Đại học Y Hà Nội, Khoa Hình thái học, viện 69 - Bộ Tư Lệnh Lăng. 2.2.3 Phương pháp nghiên cứu Là nghiên cứu invivo - nghiên cứu thực nghiệm trên động vật nhằm xác định những bằng chứng liền thương về mặt mô học của những răng được cắm lại muộn khi dây chằng quanh răng đã bị hoại tử. Mô tả hình thái dưới kính hiển vi quang học và kính hiển vi điện tử quét. 2.2.4. Quy trình tiến hành nghiên cứu Gây mê thỏ, mỗi con thỏ nhổ răng cửa hàm dưới bên trái, để khô ngoài miệng 60 phút. Dùng gạc mềm tẩm nước muối sinh lý xoa nhẹ chân răng để lấy bỏ DCQR bị hoại tử. Mở tủy, lấy tuỷ hoại tử trước khi cắm lại răng. Ngâm răng trong dung dịch natri florua 2% trong 20 phút. Đặt canxi hydroxit vào trong ống tuỷ, hàn miệng vào ống tuỷ. Đặt răng trở lại vào huyệt ổ răng. Cố định răng trong 1 tuần. Tại mỗi thời điểm 2 tuần, 4 tuần, 8 tuần 12 tuần, giết 3 con thỏ làm tiêu bản mô học. Trước khi giết, chụp phim X- quang tại chỗ. Ở mỗi con thỏ, phẫu tích mảng xương hàm dưới theo cả chân răng. Khử khoáng mảnh cắt, cố định mảnh cắt trong paraffin. Tiến hành cắt lát và nhuộm tiêu bản: mỗi răng cắt 3 mẫu ngang qua chân răng tại vị trí 1/3 giữa chân răng, mỗi mẫu dày 3 micromet và cách nhau 1mm. Các mẫu được nhuộm Hematoxilin–Eosin (H.E). 8 Nghiên cứu trên KHVĐTQ: Các mẫu nghiên cứu giai đoạn 4 tuần được mô tả sự lành thương trên siêu cấu trúc của bề mặt răng, bề mặt xương ổ răng, và DCQR. Phân tích kết quả, so sánh răng cắm lại và răng bình thường. 2.2.5. Đánh giá kết quả Đánh giá lành thương trên đại thể và vi thể. Đại thể, đánh giá lành thương trên lâm sàng và X- quang. Vi thể: Quan sát các hiện tượng của lành thương DCQR, hiện tượng tiêu chân răng gồm tiêu bề mặt, tiêu thay thế, tiêu viêm… 2.2.6. Các biến số nghiên cứu: Các biến định tính về thay đổi sau cắm lại răng trên lâm sàng và trên thực nghiệm. 2.3. Biện pháp hạn chế sai số: Các biện pháp được áp dụng để hạn chế sai số từ chọn mẫu, nhập số liệu, xử lý số liệu, đọc kết quả mô học. 2.4. Đạo đức nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân trước khi tham gia nghiên cứu được giải thích đầy đủ, cặn kẽ và chu đáo về điều trị cắm lại răng. Bệnh nhân được hiểu về kết quả và tác dụng phụ có thể xảy ra. Bệnh nhân tự nguyện ký vào bản tham gia nghiên cứu. Các thông tin của bệnh nhân được giữ bí mật, chỉ dùng với mục đích nghiên cứu. Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm lâm sàng, x-quang bệnh nhân chấn thương bật răng khỏi HOR 3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Tổng số 38 bệnh nhân được nghiên cứu: Tỷ lệ nam:nữ=2,45;1. Nhóm ≤ 18 tuổi chiếm 68,4%. Tuổi trung bình 17,61 ± 7,027. Nguyên nhân chấn thương hay gặp là tai nạn sinh hoạt, bạo lực. 9 Bảng 3.2. Phấn bố nguyên nhân theo nhóm tuổi Nguyên nhân Nhóm tuổi TNXM TNXĐ TNSH Bạo lực Tổng p ≤ 18 n 3 6 9 7 25 < 0,05 % 12,0 24,0 36,0 28,0 100,0 >18 n 6 0 2 5 13 % 42,2 0,0 15,4 38,5 100,0 Tổng N 9 6 11 12 38 % 23,7 15,8 28,9 31,6 100,0 Nhóm dưới 18 tuổi, nguyên nhân gặp cao nhất là tai nạn sinh hoạt, nhóm trên 18 tuổi là tai nạn xe máy. 3.1.2. Đặc điểm lâm sàng của răng bị bật khỏi huyệt ổ răng 38 bệnh nhân được điều trị cắm lại 54 răng với các đặc điểm sau: 63,2% chấn thương bật 1 răng, 87% tổn thương gặp ở răng cửa giữa, thời gian răng khô ngoài huyệt ổ răng trung bình 167,5 ± 116,933 phút, 70,4%(38/54) thời gian khô > 120 phút. 87% (47/54) răng để khô không được bảo quản, 87% răng đã phát triển hoàn toàn. Bảng 3.4: Phân bố răng chấn thương theo vị trí. Răng Tổng n % N % Răng cửa giữa Răng 11 24 44.4 47 87,0 Răng 21 23 42.6 Răng cửa bên Răng 12 4 7.4 7 13,0 Răng 22 3 5.6 Tổng 54 100,0 54 100,0 Chấn thương gặp chủ yếu ở răng cửa giữa với 87%. 3.1.3. Đặc điểm tổn thương trong miệng Tổn thương lân cận trong miệng: 74,1% có tổn thương phần mềm kèm theo, trong đó chủ yếu là các tổn thương liên quan đến môi. 83,3% có kèm theo chấn thương răng lân cận, loại chấn thương hay gặp nhất là lung lay răng. Bảng 3.10: Liên quan giữa tuổi và tổn thương xương ổ răng. 10 [...]... 28.9% 1.2 Đặc điểm răng cửa hàm trên chấn thương bật khỏi HOR, thời gian khô ngoài HOR lớn hơn 60 phút: - Chủ yếu chấn thương bật một răng: 63,2% - Răng cửa giữa là răng chấn thương chính: 87% - Thời gian răng khô ngoài huyệt ổ răng trung bình 167,5 ± 116,93 phút - Bảo quản răng ngoài huyệt ổ răng: 87% để khô - Giai đoạn phát triển răng: 87% chân răng phát triển hoàn toàn 1.3 Đặc điểm tổn thương trong miệng... như sau: Hầu hết bệnh nhân chấn thương ở nhóm tuổi răng vĩnh viễn trẻ, khoảng dây chằng quanh răng rộng, xương ổ răng mềm, do vậy chỉ cần một lực tác động vừa phải đã làm răng bật khỏi HOR mà không kèm theo thương tổn thân răng 4.2 Kết quả điều trị cắm lại răng muộn Lành thương lợi: Phần mềm lợi là tổ chức có tốc độ lành thương diễn ra nhanh nhất, sau 1 tháng 96,3% lợi lành thương bình thường Tác giả... 4.1.2 Đặc điểm của răng bị bật khỏi huyệt ổ răng Trên 38 bệnh nhân đã được điều trị cắm lại 54 răng ta thấy bệnh nhân bật một răng chiếm tỷ lệ cao, 63,20% Kết quả này phù hợp nghiên cứu của Andreasen, Ousama (2012), Donaldson (2005), Schatz (1995) Răng chấn thương thường gặp là hai răng cửa giữa với tỷ lệ 87%, tương tự nghiên cứu của Nguyễn Phú Thắng, Adreasen, 16 Ousama, Pohl, Donaldson, Schatz Các... cậy 95% Răng chấn thương không kèm theo gãy XOR, kết quả điều trị tốt chênh gấp 4,762 lần nhóm có kèm gãy XOR Trong cắm lại răng muộn, những răng chưa đóng kín cuống, kết quả điều trị kém hơn nhóm răng đóng kín cuống Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 3.3 Kết quả lành thương cắm lại răng muộn trên thực nghiệm 3.3.1 Lành thương đại thể sau cắm lại răng Ngay sau tháo nẹp, các răng cắm lại chắc,...11 Huyệt ổ răng Gãy xương ổ Bình thường Tổng Nhóm tuổi răng N 29 4 33 ≤18 % 87,9 12,1 100,0 N 10 11 21 >18 % 47,6 52,4 100,0 p < 0,05 n 39 15 54 Tổng % 72,2 27,8 100,0 Tỷ lệ gãy xương ổ răng ở nhóm dưới 18 tuổi thấp, chỉ có 12.1% Ngược lại, nhóm >18 tuổi chiếm tới 52,4% 3.2 Kết quả điều trị cắm lại răng bật khỏi huyệt ổ răng 3.2.1 Kết quả lâm sàng Bảng 3.17: Kết quả lành thương lợi qua... tháng rồi giảm dần Từ 1 năm trở đi, không răng nào có hiện tượng tiêu viêm - Tiêu xương ổ răng cao nhất tại thời điểm sau phẫu thuật 3 tháng chiếm 41,5%, hầu như không thay đổi theo thời gian 2.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị cắm lại răng muộn Kết quả điều trị cắm lại răng muộn tốt hơn khi: - Thời gian răng khô ngoài huyệt ổ răng nhỏ hơn 120 phút - Thành huyệt ổ răng còn nguyên vẹn - Răng. .. 1.3 Đặc điểm tổn thương trong miệng - 74,1% có tổn thương phần mềm kèm theo - 83,3% có chấn thương răng lân cận kèm theo, loại chấn thương hay gặp nhất là lung lay răng, chiếm 51,9% - Xương ổ răng tại vị trí răng bật: 72% bình thường, 28% gãy xương ổ răng Tuổi lớn hơn 18 tỷ lệ gãy xương ổ răng cao hơn nhóm dưới 18 tuổi 23 2 Kết quả điều trị cắm lại răng muộn: 2.1 Lâm sàng Kết quả chung tốt dần theo... biến kiến thức, áp dụng rộng rãi phương pháp điều trị cắm lại răng muộn cho các cơ sở chuyên khoa - Giáo dục truyền thông kiến thức chăm sóc, sơ cứu, bảo quản răng chấn thương bật khỏi huyệt ổ răng ở cộng đồng - Nghiên cứu với số lượng răng lớn hơn với thời gian theo dõi dài hơn để đánh giá khả năng đảm nhiệm lâu dài chức năng, thẩm mỹ của răng được cắm lại ... về chấn thương bật răng khỏi HOR chưa tốt, cũng cho thấy giáo dục truyền thông về chấn thương răng ở ta chưa được chú trọng 4.1.3 Đặc điểm tổn thương trong miệng Nhóm bệnh nhân ≤ 18 tuổi, 87,9% không kèm gãy xương ổ răng Ngược lại, ở nhóm > 18 tuổi, tỷ lệ có gãy xương ổ răng tương đối cao, chiếm 52,4% Kết quả này đồng thuận với nghiên cứu của Andreasen (1995), Rhouma, Petrovic B., Ceallaigh P.O Điều. .. những vùng hủy khoáng xen kẽ vùng tái khoáng Khoảng cách giữa chân răng và xương ổ răng hẹp hơn so với răng bình thường, nhiều vùng chân răng nằm sát xương Hệ thống dây chằng quanh răng thưa thớt, có nơi không thấy dây chằng quanh răng Chương 4 15 BÀN LUẬN 4.1 Đặc điểm lâm sàng, x-quang bệnh nhân chấn thương bật răng khỏi HOR 4.1.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu trên 38 bệnh nhân . có răng cửa hàm trên bật khỏi huyệt ổ răng do chấn thương, thời gian răng khô ngoài huyệt ổ răng lớn hơn hoặc bằng 60 phút. 2. Đánh giá kết quả điều trị cắm lại răng trong số bệnh nhân trên. 3 3 1.2. Chấn thương bật răng khỏi huyệt ổ răng 1.2.1 Định nghĩa 1.2.2. Dịch tễ, nguyên nhân chấn thương bật răng khỏi huyệt ổ răng 1.2.2.1. Dịch tễ: Chấn thương bật răng gặp từ 0,5-16% trong chấn thương. THIỆU LUẬN ÁN ĐẶT VẤN ĐỀ Chấn thương bật răng khỏi huyệt ổ răng là tình trạng răng rơi hoàn toàn ra khỏi huyệt ổ răng sau chấn thương. Trên thế giới, tỷ lệ gặp từ 0,5 - 16% sau chấn thương.

Ngày đăng: 18/12/2014, 13:07

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1. Giải phẫu ứng dụng răng và vùng quanh răng

  • 1.1.1. Các giai đoạn phát triển của chân răng vĩnh viễn

  • Ở phía chóp của một chân răng đang phát triển có bao biểu mô Herwig, bao này giúp cho quá trình hình thành tiếp tục của chân răng. Trong quá trình cắm lại răng ngay lập tức, ngay kể cả khi tủy răng không lành thương mà vẫn giữ được bao Hertwig còn sống, chân răng vẫn có khả năng tiếp tục phát triển.

  • 1.1.3. Giải phẫu vùng quanh răng

  • 1.2. Chấn thương bật răng khỏi huyệt ổ răng

  • 1.2.1 Định nghĩa

  • 1.2.2. Dịch tễ, nguyên nhân chấn thương bật răng khỏi huyệt ổ răng

  • 1.2.4. Kết quả điều trị cắm lại răng qua các nghiên cứu

  • 1.3.1. Sự lành thương của dây chằng quanh răng

  • 1.3.3. Lành thương của mô lợi

  • 1.3.4. Lành thương của xương ổ răng

  • 1.3.5. Sự lành thương của tủy răng và tiếp tục hình thành chân răng

  • 2.1.2. Phương pháp nghiên cứu

  • 2.1.4. Đánh giá hiệu quả điều trị

  • 2.1.6. Xử lý số liệu

  • 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu trên thực nghiệm

  • 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu

  • 2.2.3 Phương pháp nghiên cứu

  • 2.2.4. Quy trình tiến hành nghiên cứu

  • 2.3. Biện pháp hạn chế sai số: Các biện pháp được áp dụng để hạn chế sai số từ chọn mẫu, nhập số liệu, xử lý số liệu, đọc kết quả mô học.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan