1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tóm tắt luận án tiến sĩ phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9- 18 tháng tuổi thông qua tương tác mẫu tính

24 1,3K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 300 KB

Nội dung

1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Ngôn ngữ có vai trò đối với sự phát triển tâm lý, nhân cách của trẻ em Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt trong xã hội loài người. Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể phản ánh thế giới một cách lý tính, gián tiếp và khái quát như A.R.Luria đã so sánh: “Động vật có một thế giới - thế giới của những vật thể và hoàn cảnh được tri giác một cách cảm tính; con người có hai thế giới, trong đó có thế giới của những vật thể được tri giác một cách trực tiếp và thế giới của những hình ảnh, vật thể, những quan hệ, những tính chất mà chúng được xác định bằng các từ.” . Cũng nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể giao tiếp với nhau một cách thuận lợi, dễ dàng nhất, làm cơ sở để liên kết và tổ chức xã hội loài người. Vì vậy, Lê-nin cũng đã từng khẳng định “ngôn ngữ là công cụ giao tiếp trọng yếu nhất trong xã hội loài người”. Đối với trẻ em nói chung, và trẻ 9 - 18 tháng tuổi nói riêng, trước khi có ngôn ngữ, trẻ cũng đã giao tiếp với người lớn nhưng chủ yếu thông qua các phương tiện phi ngôn ngữ và mang tính cảm xúc. Khi lĩnh hội được ngôn ngữ, thì ngôn ngữ trở thành phương tiện giúp hoạt động giao tiếp của trẻ mang tính mục đích, tính ý hướng rõ ràng hơn, truyền tải lượng thông tin phong phú, chính xác hơn. Hơn thế nữa, ngôn ngữ giúp trẻ thúc đẩy được nhanh hơn, hiệu quả hơn quá trình xã hội hóa bản thân, để hòa nhập vào xã hội loài người với tư cách là một thành viên thuộc xã hội đó. 1.2 Tương tác mẫu tính là một trong những nhân tố quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9- 18 tháng tuổi. Trong quá trình phát triển của nhân loại nói chung, và phát triển ngôn ngữ của con người nói riêng, yếu tố di truyền hay yếu tố hoàn cảnh đóng vai trò quyết định trong sự phát triển ngôn ngữ của con người nói chung và trẻ em nói riêng? Những câu hỏi này là đề tài tranh luận diễn ra trong nhiều thế kỉ nhưng nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều nhận thấy việc lĩnh hội ngôn ngữ một phần phụ thuộc vào năng lực bẩm sinh của trẻ nhưng hoàn cảnh cũng có những tác động không nhỏ thông qua các kiểu kinh nghiệm ngôn ngữ mà trẻ có thể tiếp xúc. Như đã nêu, hoàn cảnh tác động không nhỏ tới sự lĩnh hội ngôn ngữ của trẻ, nếu không giao tiếp bằng ngôn ngữ với những người xung quanh thì việc lĩnh hội ngôn từ cũng trở nên khó khăn. Trong số các tác nhân bên ngoài ảnh hưởng tới sự lĩnh hội ngôn ngữ, tương tác mẫu tính được xem là tác nhân đầu tiên và quan trọng nhất làm xuất hiện các mốc đánh dấu sự phát triển ngôn ngữ của trẻ từ giai đoạn tiền ngôn ngữ sang giai đoạn ngôn ngữ chính thức. Tương tác mẫu tính có ảnh hưởng rất lớn như vậy, nhưng trên thực tế việc tìm hiểu, nghiên cứu và đánh giá vai trò của kiểu tương tác này đối với sự phát triển nói chung và phát triển ngôn ngữ nói riêng ở trẻ nhỏ ở nước ta vẫn còn một số hạn chế. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung ở nhà trường và nhấn mạnh vai trò của giáo viên mầm non (GVMN), chưa quan tâm đúng mức tới mắt xích gia đình, đặc biệt là những người đầu tiên tiếp xúc, trực tiếp chăm sóc và giáo dục trẻ. Thực tế là chúng ta đã vô tình quên mất rằng “lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo”, cho nên mảng đề tài nghiên cứu về vai trò, kiểu tương tác mẫu tính đối với sự phát triển nhân cách, năng lực của trẻ vẫn còn tương đối mới mẻ ở nước ta. Trong khi đó, trẻ ở giai đoạn tiền ngôn ngữ cũng như giai đoạn chuyển giao từ tiền ngôn ngữ sang ngôn ngữ chính thức – 9-18 tháng tuổi chủ yếu được chăm sóc tại gia đình. Mặt khác, vì chưa nghiên cứu những cách thức nuôi dạy, tương tác với trẻ tương đối hiệu quả của các bà mẹ trong mỗi gia đình, nên chúng ta vô tình đã bỏ qua những bài học thực tiễn quí báu, bỏ qua cơ hội vận dụng chúng 2 trong quá trình đào tạo GVMN, để mỗi cô giáo được trau dồi thêm phẩm chất và năng lực mẫu tính trong quá trình tương tác, giao tiếp với trẻ, để “khi đến trường cô giáo như mẹ hiền”. 1.3 9-18 tháng tuổi là giai đoạn chịu ảnh hưởng sâu đậm của tương tác mẫu tính. Đa số trẻ 9-18 tháng tuổi được chăm sóc, giáo dục tại gia đình, mẹ và những người thân chính là người tạo ra mối quan hệ xã hội đầu tiên, chủ yếu cho trẻ, do vậy tương tác xã hội của trẻ chủ yếu là tương tác mẫu tính. Điều đó cho thấy tương tác mẫu tính có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, đặc biệt là đối với ngôn ngữ bởi đây là giai đoạn chuyển biến về chất trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, từ việc phát ra những âm thanh vô nghĩa sang phát âm có nghĩa, từ giai đoạn tiền ngôn ngữ sang giai đoạn ngôn ngữ. Vì vậy, sự tương tác ở giai đoạn này có ý nghĩa chuẩn bị quan trọng cho các bước phát triển tâm lý-ngôn ngữ ở giai đoạn sau. Nói cách khác, việc quan tâm phát triển ngôn ngữ thông qua tương tác mẫu tính chính là một lựa chọn hướng đến những nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất thuộc về môi trường có ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý - ngôn ngữ của trẻ ở giai đoạn 9-18 tháng. Thực hiện tốt tương tác mẫu tính là cơ sở cho các hướng tác động cụ thể nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở giai đoạn này cũng như giai đoạn kế tiếp. 1.4. Nghiên cứu ảnh hưởng tích cực của tương tác mẫu tính đối với sự phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non góp phần phát huy giáo dục gia đình đối với sự phát triển của trẻ Giáo dục một con người toàn diện cần có sự phối hợp khăng khít giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Một trong những cách để hiện thực hóa được quan điểm trên là cần tăng cường hơn nữa các công trình nghiên cứu về vai trò gia đình, vai trò của bà mẹ trong việc chăm sóc, nuôi dạy con cái. Riêng đối với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhỏ, vì xuất phát từ thực tế là hầu như trẻ đã nói được hoặc đã được chuẩn bị để biết nói trước khi đến trường mầm non nên sự chuẩn bị đó phần lớn thuộc về gia đình, còn trường mầm non là nơi tiếp tục duy trì, phát huy các năng lực ngôn ngữ đó cho trẻ. Để quá trình đổi mới giáo dục hiệu quả hơn nữa, chúng ta cần cố gắng tham khảo và vận dụng kinh nghiệm của một số nước trên thế giới để nhìn nhận lại vấn đề tương tác mẫu tính ở góc độ lí luận chứ không chỉ đánh giá nó ở góc độ kinh nghiệm, bản năng. Bởi lẽ kiểu chăm sóc giáo dục mầm non có một đặc thù rất riêng, đó là “cô giáo như mẹ hiền”. Và làm thế nào để “cô giáo như mẹ hiền”, góp phần phát huy tiềm năng vốn có ở trẻ, trong đó có tiềm năng ngôn ngữ, lại rất cần đến việc tìm hiểu một cách hệ thống và khoa học về kiểu tương tác mẫu tính cũng như vai trò của nó trong việc chuẩn bị các tiền đề giúp trẻ lĩnh hội ngôn ngữ. Thực tế này đặt ra yêu cầu cần có những nghiên cứu khoa học tìm hiểu về kiểu tương tác mẫu tính trong mối liên hệ với sự phát triển chung và phát triển ngôn ngữ nói riêng của trẻ. 1.5 Thực tiễn nghiên cứu về ảnh hưởng của tương tác mẫu tính đối với sự phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non ở Việt Nam hiện nay còn hạn chế Hiện nay, với những thay đổi về quan điểm giáo dục mầm non, những công trình nghiên cứu về tương tác mẫu tính đã xuất hiện. Tuy nhiên, một mặt, trong số các nghiên cứu lý luận thì một số công trình chưa được công bố rộng rãi, một số khác còn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về các thuật ngữ quốc tế nên có nhiều cách quan niệm khiến nội hàm khái niệm bị thu hẹp lại. Mặt khác, các công trình nghiên cứu thực tiễn về vấn đề này còn đang rất ít. Thực trạng đó cũng đặt ra yêu cầu cần thiết phải nghiên cứu cặn kẽ hơn về mối liên hệ giữa tương tác mẫu tính với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Vì những lí do trên, chúng tôi đã chọn đề tài: “Phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9-18 tháng tuổi thông qua tương tác mẫu tính” để nghiên cứu trong luận án của mình. 3 2. Mục đích nghiên cứu Luận án nhằm tìm hiểu thực trạng phát triển ngôn ngữ của trẻ 9 - 18 tháng tuổi dưới tác động của tương tác mẫu tính. Trên cơ sở đó, bước đầu đưa ra một số nội dung và biện pháp tương tác mẫu tính cụ thể nhằm nâng cao năng lực ngôn ngữ - giao tiếp cho trẻ. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu: khái niệm, nguồn gốc và đặc điểm của tương tác mẫu tính. 3.2. Làm rõ thực trạng phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9-18 tháng tuổi thông qua tương tác mẫu tính. 3.3 Đề xuất nội dung và biện pháp phát triển ngôn ngữ thông qua tương tác mẫu tính. 3.4. Làm rõ tính khả thi của nội dung, biện pháp tác động được đề xuất để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 9- 18 tháng tuổi thông qua tương tác mẫu tính. 4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9 - 18 tháng tuổi thông qua tương tác mẫu tính. 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu về phát triển ngôn ngữ thông qua tương tác mẫu tính có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau. Trong phạm vi luận án này, chúng tôi tập trung tìm hiểu một nội dung như sau: chúng tôi hệ thống hóa lí luận về vấn đề TTMT có ảnh hưởng đến sự PTTN tuổi mầm non, tìm hiểu thực trạng PTNN ở trẻ 9-18 tháng tuổi thông qua TTMT, đề xuất nội dung và biện pháp PTNN ở trẻ 9-18 tháng tuổi thông qua TTMT. Chúng tôi tập trung vào giai đoạn 9-18 tháng tuổi vì đây là giai đoạn chuyển tiếp từ giai đoạn tiền ngôn ngữ sang giai đoạn ngôn ngữ chính thức ở trẻ mầm non. - Về địa bàn nghiên cứu: Chúng tôi mong muốn thực hiện quá trình nghiên cứu trên nhiều địa bàn khác nhau trong cả nước, nhưng do đối tượng nghiên cứu có nhiều nét đặc biệt, nên chúng tôi lựa chọn địa bàn Hà Nội để có thể kiểm soát được tính khách quan trong quá trình điều tra và thực nghiệm. 7. Các phương pháp nghiên cứu: chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu lý luận và phương pháp nghiên cứu thực tiễn để làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu. 8. Đóng góp của luận án Từ việc hệ thống hoá cơ sở lí luận về phát triển ngôn ngữ và tương tác mẫu tính trên thế giới và ở Việt Nam, khảo sát thực trạng tương tác mẫu tính và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 9-18 tháng tuổi, luận án có những đóng góp sau đây: - Hệ thống được những vấn đề lý luận cơ bản về tương tác mẫu tính, ảnh hưởng của tương tác mẫu tính đối với sự phát triển ngôn ngữ trẻ mầm non. - Mô tả được thực trạng phát triển ngôn ngữ của trẻ 9 - 18 tháng tuổi qua tương tác mẫu tính. - Đề xuất được một số nội dung và biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ của trẻ giai đoạn 9 - 18 tháng tuổi thông qua tương tác mẫu tính. - Đề xuất bộ công cụ đánh giá một số phương diện của sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9 - 24 tháng tuổi. Vì những đóng góp kể trên, luận án có thể làm tài liệu tham khảo giúp phụ huynh, GVMN trong việc chăm sóc giáo dục nói chung và phát triển ngôn ngữ nói riêng ở trẻ mầm non. 9. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, phần tổng quan nghiên cứu, phần nội dung gồm 3chương và cuối cùng là phần kết luận, đề xuất. 4 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ VÀ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẦM NON THÔNG QUA TƯƠNG TÁC MẪU TÍNH 1. Những nghiên cứu ở nước ngoài 1.1. Những quan điểm cơ bản về sự phát triển ngôn ngữ 1.1.1 Thuyết bẩm sinh (Nativist Theories) Nội dung của thuyết này cho rằng ngôn ngữ là năng lực bẩm sinh đặc thù của loài người, thể hiện đặc biệt ở trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh lĩnh hội ngôn ngữ thông qua một chương trình di truyền học. Do đó sự lĩnh hội ngôn ngữ khác với các quá trình nhận thức khác. Noam Chomsky, đại biểu của thuyết bẩm sinh đã chỉ ra công cụ lĩnh hội ngôn ngữ (the language acquisition device –LAD[79]). Quan điểm này nhấn mạnh trẻ em được sinh ra với sự hiểu biết cơ bản về ngôn ngữ và với một năng lực trí tuệ sẵn có để lĩnh hội ngôn ngữ một cách thuận lợi và nhanh chóng. 1.1.2 Thuyết học tập (Learning Theories) Thuyết học tập lại cho rằng năng lực ngôn ngữ là do học tập mà có được. Đại biểu của thuyết này là Skinner, Pavlov,….Các nhà khoa học theo thuyết này cho rằng ngôn ngữ được lĩnh hội thông qua một quá trình cơ bản như liên tưởng, củng cố và bắt chước (associations, reinforcement and imitation). Thuyết này còn được gọi bởi một cái tên khác là Thuyết hành vi chủ nghĩa. Tuy vậy giới hạn của thuyết học tập là những quá trình mà thuyết này đề ra chưa tính toán một cách đầy đủ đến các yếu tố liên quan tới quá trình phát triển ngôn ngữ, bởi lẽ nó quá đơn giản để giải thích sự phức tạp của bản thân ngôn ngữ. 1.1.3 Thuyết nhận thức( Cognitive theory ) Thuyết nhận thức cho rằng sự phát triển của ngôn ngữ được sự phát triển nhận thức chuẩn bị và hậu thuẫn. Piaget, J. và những nghiên cứu về phát triển nhận thức của ông có ảnh hưởng lớn nhất đến thuyết nhận thức. Đối với Piaget, năng lực ngôn ngữ được xem là một phần năng lực biểu tượng phổ thông nhất, phức hợp hơn cả so với trò chơi biểu tượng, sự mô phỏng trì hoãn (延滞模倣), vẽ v.v…Sự xuất hiện của ngôn ngữ là vào cuối thời kì vận động trở đi, nhờ vào sự hậu thuẫn của năng lực biểu tượng hay còn gọi là tư duy tượng trưng (là năng lực dùng một sự vật khác thay thế cho một sự vật ở trong suy nghĩ, và dùng ngôn ngữ để biểu hiện, làm tái hiện được sự vật không có ở trước mắt). 1.1.4 Thuyết nhận thức xã hội (hay còn gọi là quan điểm tương tác xã hội )(Interactionist Theory) Thuyết nhận thức xã hội cho rằng mặc dù bẩm sinh và học tập là rất quan trọng, nhưng sự tồn tại của con người mang tính xã hội nên ngôn ngữ và tâm lí không đơn thuần là sản phẩm của cá nhân mà còn là sản phẩm của quá trình giao tiếp với người khác. Kiểu tư duy này được gọi là chủ nghĩa cấu thành xã hội. Người mở đầu cho quan điểm này trong tâm lý học phát triển là Vygosky, L. Vygosky đã nhấn mạnh ngôn ngữ được sự hậu thuẫn bởi sự phát triển của tư duy, kí ức tùy theo sự vật hay công cụ có tư cách là di sản văn hóa, mà được truyền lại từ sự tương tác và hỗ trợ của người lớn . Bruner, nhà lí luận phát triển ngôn ngữ sẽ tiếp tục hướng tư duy trên. Như vậy thông qua các thuyết về sự phát triển ngôn ngữ, ta thấy rõ ngôn ngữ rõ ràng là có liên quan đến khía cạnh di truyền học. Trước hết ngôn ngữ chỉ xuất hiện trong thế giới loài người với một phiên bản đầy đủ nhất, tức là ở dạng tín hiệu có sự tương ứng giữa một hình thức vật chất và một nội dung ý nghĩa . Nhưng để có sự phát triển ngôn ngữ một cách thuận lợi nhất cần rất nhiều đến các yếu tố có liên quan chặt chẽ với các yếu tố phát triển xã hội và nhận thức khác. 5 1.2 Nghiên cứu tương tác mẫu tính đối với sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ 1.2.1 Nghiên cứu về tương tác mẫu tính 1.2.1.1 TTMT như một phẩm chất có nguồn gốc bẩm sinh, có liên quan tới thuyết Gắn bó (Attacment) Mở đầu cho xu hướng nghiên cứu này về TTMT phải kể tới các nhà tâm lý học Ainsworth, M. D., Bell, S.M., & Stayton. Tiếp tục cho xu hướng nghiên cứu này phải kể tới tên tuổi của John Bowlby với các công trình nghiên cứu về Attachment (Sự gắn bó). Attachment được giới nghiên cứu giáo dục Âu Mĩ bắt đầu từ những năm 1977 với đại biểu tiêu biểu là John Bowlby. Theo John Bowlby, sự gắn bó có nghĩa là: “Là một hệ thống điều chỉnh sẵn có ở con người (do quá trình tiến hóa mang lại) để đảm bảo sự sinh tồn và phát triển của loài người. Sự gắn bó này có thể thay thế cho mọi nỗ lực khác, nó bắt đầu từ khi con người sinh ra cho đến khi chết đi. Đối với trẻ, đó là trạng thái gần gũi hoặc dễ dàng trò chuyện, giao tiếp với một ai đó, và điều này giống như nền tảng có thể đảm bảo sự an toàn (đặc biệt là về tinh thần) cho trẻ một cách tốt nhất.” 1.2.1.2 TTMT mang nhiều nét đặc thù như sự nhạy cảm, tính tự nhiên Tương tác mẫu tính giữa người mẹ với trẻ khi được xét như là một quá trình thì đòi hỏi phải mang những đặc tính nhất định phù hợp với trẻ mầm non. Những đặc tính này thể hiện ở chỗ người mẹ thường xuyên kiểm soát, điều chỉnh được hướng nhìn và hành động của trẻ một cách gắn bó, thân thiết, và sau đó phản ứng lại một cách tinh tế, nhạy bén, tự nhiên và phù hợp. 1.2.2 Nghiên cứu về những ảnh hưởng của tương tác mẫu tính đối với sự PTNN của trẻ mầm non 1.2.2.1 TTMT như là một cấu trúc xã hội tối ưu giữa mẹ - trẻ nhằm phát triển ngôn ngữ Hầu hết những mô tả về cấu trúc xã hội tối ưu giữa mẹ và trẻ đã đóng góp những giả thuyết quan trọng cho rằng những đoạn cảnh đáp ứng qua lại ngẫu nhiên và manh tính xã hội giữa mẹ và trẻ là một nhân tố thuận lợi cho quá trình phát triển của trẻ ở giai đoạn mầm non (Moore & Dunham, 1995). Theo đó, với quan điểm thực tiễn-xã hội trong phát triển ngôn ngữ, trẻ lĩnh hội ngôn ngữ như một phần toàn vẹn từ những tương tác xã hội với những người xung quanh (Bruner, 1983). Bruner cũng là một trong những người đầu tiên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu hành vi giao tiếp tiền ngôn ngữ để hiểu về quá trình lĩnh hội ngôn ngữ, trong đó nhấn mạnh trẻ em đã nỗ lực để truyền đạt thông tin như thế nào ở giai đoạn tiền ngôn ngữ. 1.2.2.2 TTMT là một nhân tố dự báo sự phát triển ngôn ngữ của trẻ Nhiều nghiên cứu của Barrett, Harris và Chasin, 1991]; D’Odorico, Salerni, Cassibba và Jacob, 1999; Menyuk, Liebergotts và Schultz, 1995, Snow, 1977 đã khẳng định những khía cạnh liên quan tới sự tương tác mang tính xã hội có thể đặc biệt quan trọng trong suốt quá trình chuyển đổi từ giai đoạn tiền ngôn ngữ tới giai đoạn ngôn ngữ chính thức. 2 Những nghiên cứu ở Việt Nam 2.1 Nghiên cứu sự phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non 2.1.1 Nghiên cứu về đặc điểm phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non Có thể thấy sự phát triển của bộ môn khoa học Phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non là một bộ phận của bộ môn nghiên cứu Phương pháp dạy học Văn và Tiếng Việt ở các Khoa Ngữ văn. Có thể kể ra đây các giáo trình, công trình nghiên cứu đầu tiên theo hướng cấu trúc của bộ môn khoa học Phương pháp phát triển ngôn ngữ trẻ em: “Tiếng Việt và phương pháp phát triển lời nói cho trẻ em”(Cao Đức Tiến, Nguyễn Quang Ninh, Hồ Lam Hồng- Trung tâm nghiên cứu Đào tạo và Bồi dưỡng Giáo viên, Hà Nội, 1993); …Bên cạnh phương diện cấu trúc, phát triển ngôn ngữ trẻ em còn được nhìn nhận ở phương diện chỉnh thể, tức là việc trẻ sử dụng các phương tiện giao tiếp trong đó có ngôn ngữ trong giao tiếp xã 6 hội để xã hội hóa chính bản thân mình và phát tiển các khả năng, kĩ năng khác trong đó có khả năng, kĩ năng ngôn ngữ. Việc nghiên cứu về giao tiếp của trẻ được nhìn nhận nhiều từ góc độ tâm lý học trẻ em, nhưng chưa trở thành một hướng nghiên cứu giao tiếp – ngôn ngữ trẻ em với những công trình nghiên cứu thuyết phục và có sức ảnh hưởng sâu rộng có thể làm thay đổi diện mạo của bộ môn Phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non. 2.1.2 Nghiên cứu về biện pháp phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non gắn Ngay từ khi xuất hiện ở Việt Nam, ngành này đã có tên gọi Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo hoặc phương pháp phát triển lời nói trẻ em. Như vậy, từ trong tên gọi, đã thể hiện mối gắn kết giữa khoa học phát triển ngôn ngữ với Giáo dục học mầm non theo mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung. Theo đó, các thành tựu nghiên cứu của ngành khoa học non trẻ này tập trung một lượng đáng kể vào việc tìm kiếm, đề xuất nội dung, biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Có thể kể ra đây các công trình tiêu biểu cho xu hướng nghiên cứu này: “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo” (Nguyễn Xuân Khoa, NXB ĐHQG HN, 1999), “Các biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo” (Nguyễn Thị Oanh),)…Như vậy, nếu như ở phương Tây, PTNN được xem là một ngành khoa học gắn bó chặt chẽ với ngành tâm lý, ngôn ngữ (vì thế được gọi là tâm lý – ngôn ngữ học hoặc tâm lý học phát triển) thì ở Việt Nam, PPDH Văn và Tiếng Việt nói chung và PTTN cho trẻ mầm non nói riêng lại gắn bó thực tiễn với Giáo dục học, và có mã ngành đào tạo là Giáo dục học. 2.2 Nghiên cứu về PTNN cho trẻ mầm non thông qua tương tác mẫu tính ở Việt Nam 2.2.1 Nghiên cứu phát triển ngôn ngữ theo định hướng giao tiếp nói chung 2.2.1.1 Nghiên cứu về giao tiếp có ảnh hưởng tới nhân cách trẻ nói chung Về giao tiếp nói chung vào những năm đầu của thập kỉ 80,“Giao tiếp” là đề tài được giới khoa học xã hội quan tâm nghiên cứu. Cuối năm 1981, Ban Tâm lý thuộc Viện Triết học của Ủy ban Khoa học xã hội tổ chức một hội nghị khoa học lớn để bàn về:“ Hoạt động và giao tiếp”. Sau đó, nhiều công trình về giao tiếp cũng được nghiên cứu và công bố. Ngoài ra có một số công trình nghiên cứu lí luận và thực tiễn về giao tiếp của trẻ mầm non: “ Giao tiếp và ứng xử của cô giáo với trẻ em” của Ngô Công Hoàn, “ Giáo dục trẻ em trong nhóm bạn bè” của Nguyễn Ánh Tuyết, “ Một số đặc điểm giao tiếp của trẻ mẫu giáo bé trong nhóm chơi không cùng độ tuổi”( Lê Xuân Hồng )…Những công trình này có đề cập vai trò của giao tiếp với trẻ, nhưng chủ yếu là giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ mà chưa đề cập đến kiểu giao tiếp mẫu tính đặc thù, một kiểu giao tiếp có xuất phát điểm từ giao tiếp mẫu tử. 2.2.1.2 Nghiên cứu về gia đình có ảnh hưởng tới phát triển ngôn ngữ của trẻ Đã có những công trình bắt đầu nghiên cứu đến vai trò của gia đình đối với ngôn ngữ của trẻ nhỏ như:“ Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành, phát triển vốn từ ở trẻ 1-3 tuổi” của Lưu Thị Lan (Nghiên cứu giáo dục, 1989, số 8, tr10), “ Vai trò của gia đình trong việc sửa tật ngôn ngữ cho trẻ” – Lưu Thị Lan (Nghiên cứu giáo dục, 1986, số 3, tr8). Những nghiên cứu này tập trung vào vấn đề giao tiếp của trẻ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo, vào quá trình phát sinh, phát triển giao tiếp của trẻ từ 0-6 tuổi, nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa giao tiếp với các chức năng tâm lý… những vấn đề phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cụ thể giao tiếp của trẻ em. Mặc dù vậy, các nghiên cứu trên cũng chưa đề cập tới kiểu giao tiếp mẫu tính trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhỏ. Trong khi đó, tương tác mẫu tính lại là tương tác xã hội đầu tiên của trẻ, tạo nên nền tảng tâm lý- nhân cách- ngôn ngữ cho các giai đoạn phát triển tiếp sau của trẻ nhỏ. 7 2.2.2. Nghiên cứu về phát triển ngôn ngữ thông qua tương tác mẫu tính Tương tác là bản chất của giao tiếp do đó tương tác mẫu tính là một bộ phận của giao tiếp nói chung, mặc dù vậy vấn đề PTNN thông qua tương tác mẫu tính hầu như chưa được đặt ra ở GDMN Việt Nam. Một số giáo trình tâm lý học trẻ em như giáo trình “Tâm lý học mầm non” (Nguyễn Ánh Tuyết, NXB ĐHQGHN, 2003), giáo trình Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non (Từ lọt lòng đến 6 tuổi),In lần thứ 11, Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên) có đề cập tới các kiểu quan hệ mẹ- con có ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý, nhân cách của trẻ. Những nội dung lý thuyết đã được đề cập phần lớn là được kế thừa từ tâm lý học phương tây, nhưng chưa có nghiên cứu cụ thể nào ở Việt Nam để kiểm chứng hoặc để phát huy vào các công trình mang tính ứng dụng khác. Vì lẽ đó hầu như chưa có một tường thuật đầy đủ nào về Gắn bó mẹ - con, khái quát hơn là Gắn bó mẫu tính đối với người học về ngành mầm non. Do vậy mà chưa có công trình nghiên cứu nào có tính chất kiểm chứng lại lý thuyết của Ainsworth, Bowlby, Bruner ở Việt Nam và tiến tới vận dụng các lý thuyết này trong các công trình nghiên cứu ứng dụng khác. Tóm lại, qua việc tìm hiểu việc nghiên cứu PTTN ở trẻ mầm non nói chung và trẻ 9-18 tháng tuổi nói riêng ở Việt Nam, chúng tôi nhận thấy ở nước ta đã có những manh nha cho xu hướng nghiên cứu này, chẳng hạn có đặt ra việc nghiên cứu ảnh hưởng của giao tiếp đối với sự phát triển nhân cách, phát triển ngôn ngữ của trẻ, có đặt ra việc nghiên cứu vai trò của gia đình đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Tuy nhiên, một cách chính thức thì vấn đề phát triển ngôn ngữ của trẻ 9-18 tháng tuổi thông qua tương tác mẫu tính vẫn chưa hề được đặt ra. Vì thế chúng tôi mạnh dạn theo đuổi một hướng nghiên cứu ứng dụng tương đối mới mẻ ở Việt Nam : “Phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9-18 tháng tuổi thông qua tương tác mẫu tính”. Chương 1 TƯƠNG TÁC MẪU TÍNH VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ TUỔI MẦM NON 1.1 Quan niệm về sự “ phát triển” và “ phát triển ngôn ngữ” Quan điểm của chúng tôi là, “ phát triển ngôn ngữ” được hiểu theo cả hai nghĩa danh từ và động từ, tức là quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Chúng tôi cho rằng, xuất phát từ việc cố gắng hiểu thấu các cơ chế phát triển ngôn ngữ của con người nói chung, trẻ nhỏ nói riêng các nhà tâm lý – ngôn ngữ, giáo dục học sẽ đưa ra các phương pháp, biện pháp nhằm can thiệp sớm hoặc hỗ trợ cải thiện chất lượng lĩnh hội và phát triển ngôn ngữ ở giai đoạn tuổi mầm non; đồng thời đưa ra các tiêu chí phổ quát đánh giá các mốc phát triển ngôn ngữ cần đạt của trẻ ở mỗi một độ tuổi nhất định của tất cả các cộng đồng ngôn ngữ khác nhau. 1.2 Tương tác mẫu tính và sự phát triển ngôn ngữ thông qua tương tác mẫu tính 1.2.1 Khái niệm 1.2.1.1 Sự tương tác mẫu tính được dịch từ thuật ngữ tiếng Anh là maternal interaction, theo nghĩa hẹp đó là hành vi phản ứng, tương tác giữa người mẹ và trẻ nhỏ. Hành vi tương tác mẫu tính đặc trưng cho năng lực và kĩ năng giao tiếp của mẹ và trẻ ,bao gồm nhiều dạng tương tác như tương tác thể chất, tương tác ngôn ngữ v.v…TTMT được xem là những điều kiện quan trọng để phát triển nhận thức – trí tuệ, phát triển tình cảm- xã hội, phát triển ngôn ngữ của trẻ. Theo nghĩa rộng, hành vi tương tác mẫu tính cũng là hành vi của người lớn trong trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non. Do công việc chăm 8 sóc trẻ trước tuổi học đường có nhiều nét đặc thù nên giáo viên mầm non cũng cần có những phẩm chất và năng lực của một người mẹ. 1.21.2 Phát triển ngôn ngữ thông qua tương tác mẫu tính Phát triển ngôn ngữ thông qua tương tác mẫu tính là việc thực hiện các tương tác mẫu tính nhằm hỗ trợ trẻ đạt được các quá trình tâm lý liên quan đến giao tiếp, lĩnh hội các phương tiện giao tiếp, lĩnh hội và rèn luyện các kĩ năng giao tiếp để hoạt động giao tiếp nói chung và hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ nói riêng, vận dụng những kĩ năng giao tiếp vào hoạt động giao tiếp để đạt được hiệu quả hơn. Các khái niệm được lý thuyết Sự gắn bó xây dựng là các khái niệm maternal attachment, maternal responsive, maternal interaction, maternal sensitive…Trong số những khái niệm này chúng tôi lựa chọn khái niệm maternal interaction làm cơ sở lí luận cho đề tài của luận án bởi lẽ bản thân nội hàm của nó có sự liên hệ trực tiếp tới các phương tiện giao tiếp nói chung và phương tiện giao tiếp ngôn ngữ nói riêng. Việc Việt hóa khái niệm này cần có những cân nhắc cụ thể. Quan điểm của luận án là “maternal” không chỉ có nội hàm là một kiểu quan hệ mà hơn thế nữa còn có nội hàm gắn với một phẩm chất. Do đó, chúng tôi không dịch là phản ứng bà mẹ hay tương tác bà mẹ, mà dịch là phản ứng mẫu tính và tương tác mẫu tính. “Mẫu tính” về mặt từ loại cũng là tính từ, tức là từ loại tương ứng với từ “maternal”.Với cách dịch của luận án, chúng tôi có thể vận dụng và phát triển những thành tựu nghiên cứu trên không chỉ vào việc tư vấn cho các bà mẹ mà còn vào việc tư vấn cho những người khác tham gia vào quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt hơn cả vào việc đào tạo đội ngũ GVMN, phát triển khả năng tương tác mẫu tính không chỉ là phẩm chất cần thiết của một người mẹ mà còn là một phẩm chất, kĩ năng quan trọng của một GVMN. Tuy nhiên, để kết quả nghiên cứu được nhất quán và thể hiện rõ nét nhất, chúng tôi vẫn tiến hành chỉ quan sát và tiến hành thực nghiệm trong quá trình tương tác, giao tiếp giữa mẹ và bé, tức là quá trình tương tác của một kiểu quan hệ điển hình nhất – quan hệ mẫu tử. 1.2.2 Đặc trưng của tương tác mẫu tính 1.2.2.1Tương tác mẫu tính có nguồn gốc từ tự nhiên, mang tính bẩm sinh Có thể nói, tương tác mẫu tính có nguồn gốc từ những đặc điểm sinh học độc đáo của con người. Những tiến hóa về hình thái cơ thể và sự phát triển về đại não ở trên đã cho thấy con người tiến hóa hơn hẳn các loài động vật có vú bậc cao khác. Tuy nhiên, sự tiến hóa đó cũng chứa đựng một mâu thuẫn: một em bé được sinh ra thì hệ vận động chưa phát triển mà chỉ có các giác quan phát triển. Chính điều đó em bé mới cần sự chăm sóc đặc biệt của người mẹ, và quá trình chăm sóc ấy đòi hỏi sự tương tác, giao tiếp mẫu tử. Giao tiếp trở thành tình cảm bẩm sinh sinh tồn của con người. Đó chính là sự gắn bó giữa mẹ và bé. Như vậy, mâu thuẫn của sự tiến hóa cũng cho ta thấy được nhu cầu giao tiếp của loài người ngay khi vừa mới chào đời. Có thể thấy, tương tác mẫu tính trước hết ra đời từ những nhân tố tự nhiên, bẩm sinh của con người. Đến lượt mình, tương tác mẫu tính lại trở thành một trong những nhân tố tự nhiên – xã hội để nhằm hình thành ngôn ngữ mang bản chất tín hiệu ở loài người. 1.2.2.2 Tương tác mẫu tính có nền tảng từ sự nhạy cảm mẫu tính (maternal sensitive) Sự nhạy cảm (sensitive) được xem như một trong những yếu tố then chốt trong thuyết Sự gắn bó (Attachment Theory, Bowlby 1969, 1973, 1980) và cũng là nền tảng của sự tương tác mẫu tính. Và Tóm lại, sự nhạy cảm chính là khả năng của người mẹ trong việc cảm nhận chính xác những tín hiệu trên cơ sở cân nhắc quan điểm của trẻ và đáp ứng lại những tín hiệu đó một cách tinh tế, tự nhiên và phù hợp. 9 1.2.2.3 Tương tác mẫu tính thông qua phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (Maternal nonverbal) và ngôn ngữ mẫu tính (child-directed speech–CDS). Gogate và những nhà nghiên cứu khác phát hiện ra rằng những bà mẹ có con ở giai đoạn tiền ngôn ngữ sẽ sử dụng từ đồng thời với cử chỉ điệu bộ hơn là những bà mẹ có con ở giai đoạn lĩnh hội từ vựng. Tương tác mẫu tính phi ngôn ngữ giúp trẻ hình thành các công cụ giao tiếp sơ khai như ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ và phát âm. Dần dần, trong suốt quá trình tương tác hai chiều đó, trẻ trở nên chủ động và linh hoạt hơn trong việc chuyển đổi ánh nhìn của mình từ kích thích này sang một kích thích khác. (McConnell & Bryson ,2005. Sau đó, trong sự phát triển của mình, ở trẻ sơ sinh bắt đầu dõi theo sự chú ý của người khác trong khi cùng chia sẻ kinh nghiệm về thế giới xung quanh với họ bằng cách xen cái nhìn của mình vào giữa đối tượng xã hội cùng tương tác và đối tượng vật thể quan tâm. Tương tác mẫu tính còn được thể thiện một cách rộng rãi bởi các dạng thức khác nhau của ngôn ngữ trực tiếp với trẻ (child-directed speech–CDS). Đây là một vấn đề có tính chất độc đáo và giữ một vai trò quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ trẻ nhỏ. Harris (1996) đã chỉ ra những phát hiện đầu tiên về ngôn ngữ mà người lớn nói với trẻ - hay đặc biệt hơn là ngôn ngữ mẫu tính (maternal speech) khá là nhất quán. CDS có xu hướng có cao độ cao và có kiểu ngữ điệu cường điệu và tốc độ hội thoại thì chậm hơn so với sự hội thoại giữa người lớn với người lớn. Clark (2003) đã chứng tỏ rằng những điều chỉnh đó sẽ giúp người mẹ và những bảo mẫu khác gây được và duy trì được sự chú ý của trẻ. Tóm lại, tương tự với những phương diện có liên quan tới tương tác xã hội nói chung, lời nói mẫu tính (maternal speech) có thể sẽ có ảnh hưởng tới trẻ nhiều hơn cho tới khi trẻ bắt đầu nói những từ đầu tiên so với giai đoạn phát triển ngôn ngữ về sau này. 1.2.3.4 Tương tác mẫu tính là sự điều chỉnh tích cực, năng động qua lại giữa mẹ và trẻ TTMT không chỉ đơn thuần là sự tác động từ mẹ đến trẻ, mà ngược lại còn là quá trình điều chỉnh ngược lại giữa trẻ đối với mẹ. Khi chúng ta nói chuyện với trẻ, trẻ thường sẽ tham gia và đáp lại bằng một cách nào đó. Các biểu hiện đáp lại của trẻ hướng tới giao tiếp sẽ cho chúng ta biết những phản hồi quan trọng mà trẻ dành cho người lớn. Việc người lớn sử dụng ngôn ngữ mẫu tính CDS cũng không đơn thuần chỉ là người lớn thích làm điều đó, mà chính là do sự “yêu cầu, điều chỉnh” từ phía trẻ. Cha mẹ và những người lớn khác, kể cả trẻ em lớn đều sử dụng một loại ngôn ngữ đặc biệt khi nói chuyện với trẻ. 1.2.3 Tương tác mẫu tính có vai trò quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ từ giai đoạn tiền ngôn ngữ đến giai đoạn đầu của giao tiếp ngôn ngữ 1.2.3.1 Tương tác mẫu tính giúp trẻ phát triển các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ Tương tác mẫu tính, đặc biệt là trong giai đoạn ngôn ngữ sớm, việc sử dụng những cử chỉ điệu bộ thích hợp kết hợp với ngôn ngữ miêu tả có thể sẽ giúp trẻ tập trung được chú ý vào vật, việc và vật chất thay vì chỉ thuần túy khuyến khích bằng lời hướng sự chú ý trong các hành vi mẫu tính cũng có tác dụng tăng cường phát triển ngôn ngữ một cách gián tiếp (Gogate, Bahrick & Watson 2000, Karrass, Braungart-Rieker, Mullins & Lefever 2002, Schmidt & Lawson 2002, và xem Masur, 2005. Tương tác mẫu tính còn giúp trẻ phát triển được hành động trỏ tay với tư cách là khởi nguồn của ngôn ngữ. Thông qua tương tác mẫu tính ở giai đoạn 3-4 tháng tuổi trở đi, trẻ được tiếp xúc và làm quen với hành động trỏ tay. Từ đó trẻ cũng học cách định hướng sự chú ý của người đối diện bằng hành động trỏ tay. 1.2.3.2 Tương tác mẫu tính giúp trẻ phát triển tư duy tượng trưng (năng lực biểu tượng)- nền tảng của việc lĩnh hội ngôn ngữ Lyytinen, Eklund và Lyytinen (2003) phát hiện ra rằng những lời nói mẫu tính trong quá trình tương tác mẫu tính chính là một gợi ý giúp trẻ tiếp cận trò chơi biểu tượng (symbolic play), và khi trẻ 10 được 14 tháng tuổi- ở vào giai đoạn nghe hiểu ngôn ngữ, lời mẹ nói sẽ giúp trẻ những bài học vỡ lòng về trò chơi biểu tượng. 1.2.3.3 Tương tác mẫu tính giúp trẻ phát triển phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và thói quen giao tiếp ngôn ngữ Trên thực tế, nhìn chung ngôn ngữ đầu vào (in put language) có đặc điểm tự nhiên và được đơn giản hóa (Snow 1995). Cả hai loại điều chỉnh này có lẽ khá quan trọng để tạo thuận lợi cho phát triển ngôn ngữ một cách hiệu quả, ít nhất là trong một vài cách cụ thể ở những giai đoạn nhất định trong phát triển ngôn ngữ (cf. Tamis-LeMonda và cộng sự 2001). Một tỉ lệ lớn những lời nói mẫu tính là để phản ứng lại lời hay hành động của trẻ (Snow 1977, 1986)Điều này chứng tỏ rằng mẹ nói không đơn thuần chỉ là cung cấp thông tin tới cho trẻ mà còn để khuyến khích trẻ giao tiếp ngôn ngữ. Do đó, một vài đặc điểm của ngôn ngữ mẫu tính là chỉ có thể giải thích trong một khung tương tác nhất định của mẹ (bảo mẫu) và trẻ. Chẳng hạn như một tỉ lệ lớn những câu hỏi trong lời nói mẫu tính được xem như là một cách đẩy lượt thoại tiếp theo tới trẻ. Để xây dựng một cuộc thoại đảm bảo cấu trúc lượt lời luân phiên với trẻ nhỏ, người mẹ (bảo mẫu) phải phản ứng tương tác bằng cách vừa phát ra câu hỏi (chủ yếu là câu hỏi có/không) lại vừa tự trả lời cho lượt thoại tiếp theo. Rất nhiều khía cạnh khác liên quan đến chất lượng và bản năng giao tiếp mẹ - bé đã được chứng minh là có ảnh hưởng rõ rệt đến việc lĩnh hội các kĩ năng giao tiếp và ngôn ngữ của trẻ nhỏ như Bloom 1998, Bruner 1983, Dunham & Moore 1995, Landry, Smith, Miller-Loncar & Swank 1997, Tomasello 1995, Vygotsky, 1978). Chẳng hạn như, Landry và các đồng nghiệp (1997) đã nhận ra rằng những hành vi mẫu tính mà nhạy cảm trước mối quan tâm của trẻ và không kiểm soát hay giới hạn các hoạt động của trẻ đều có tác dụng phát triển ở trẻ cả về nhận thức-ngôn ngữ lẫn tính xã hội. Như một tồn tại của thực tế, trong những ghi chép mang tính kinh nghiệm, những đặc điểm khá giống nhau giữa những kiểu giao tiếp mẫu tính là thường thể hiện sự gắn bó giữa Sự gắn bó (attachment) và ngôn ngữ. 1.2.3.4 Tương tác mẫu tính ở giai đoạn trước có chức năng dự báo sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ở các giai đoạn sau Cho đến nay, những tổng kết từ các nghiên cứu đã chỉ ra một số khía cạnh hành vi tương tác/ giao tiếp của bà mẹ có thể đóng góp vào tiến bộ của trẻ em trong kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ - đặc biệt là trong giai đoạn đầu phát triển. Kỹ năng giai đoạn đầu của trẻ có thể tự nó có giá trị tiên đoán về các kết quả ngôn ngữ ở giai đoạn sau này. Bởi vì hiện tại các nghiên cứu cho thấy rằng tất cả những quan hệ tiên đoán trên thường là những biểu hiện có tính cụ thể hơn là toàn cục, một cách tiếp cận hữu ích để tiếp tục nghiên cứu trong lĩnh vực này có thể là việc tìm hiểu mối liên quan giữa một số lượng hợp lý các khía cạnh của người chăm sóc tương tác - giao tiếp ứng xử và các kĩ năng tiền ngôn ngữ và ngôn ngữ giai đoạn đầu của trẻ sơ sinh cũng như khả năng tiên đoán của chúng với các kết quả ngôn ngữ ở giai đoạn sau. 1.3 Đặc điểm tâm sinh lý và ngôn ngữ của trẻ 9-18 tháng tuổi và tương tác mẫu tính 1.3.1 Đặc điểm sinh lý Sự hoạt động của cơ thể trẻ cũng như cơ thể của người lớn không phải là gồm những hoạt động riêng lẻ của từng hệ cơ quan, mà các cơ quan trong cơ thể đều hoạt động trong một hệ thống hoàn chỉnh. Não bộ, cơ quan phát âm và thính giác là những cơ quan có liên hệ trực tiếp đến hoạt động lĩnh hội ngôn ngữ. Những cơ quan này ở trẻ đều chưa hoàn thiện cả về cấu tạo và chức năng. Vì vậy giai đoạn 9-18 tháng tuổi là giai đoạn hoàn thiện dần ở cả hai phương diện kể trên. [...]... MẪU TÍNH 2.1 Thực trạng về phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9-1 8 tháng tuổi thông qua tương tác mẫu tính Chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng tương tác mẫu tính đối với sự phát triển sự phát triển ngôn ngữ của trẻ thông qua tương tác mẫu tính của trẻ 9-1 8 tháng tuổi ở một số gia đình Nội dung điều tra chủ yếu là vấn đề nhận thức, thói quen và biện pháp phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9-1 8 tháng tuổi thông qua tương. .. ngôn ngữ và phát triển các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ và ngôn ngữ) 2.3 Biện pháp phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9-1 8 tháng tuổi thông qua tương tác mẫu tính Việc đề xuất biện pháp phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9-1 8 tháng tuổi thông qua tương tác mẫu tính cần đảm bảo các yêu cầu như: coi trọng tính tích cực chủ động của trẻ trong quá trình lĩnh hội phát triển ngôn ngữ, phù hợp với đặc điểm ngôn ngữ tiếng... cho trẻ trong cuộc sống hiện tại cũng như sau này Tìm hiểu tương tác mẫu tính và phát triển ngôn ngữ qua tương tác mẫu tính từ góc độ lí luận đã góp phần nêu rõ các khái niệm công cụ như phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non và tương tác mẫu tính, phát triển ngôn ngữ thông qua tương tác mẫu tính 12 Chương 2 THỰC TRẠNG, NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Ở TRẺ 9-1 8 THÁNG TUỔI THÔNG QUA TƯƠNG TÁC MẪU... đề phát triển khả năng ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ từ 9 -18 tháng tuổi cho thấy rằng: nhận thức của phụ huynh chưa thật sự đầy đủ đối với việc hỗ trợ quá trình phát triển khả năng ngôn ngữ và giao tiếp ở 9-1 8 tháng tuổi Do đó việc sử dụng các biện pháp, phương tiện nhằm phát triển ngôn ngữ chưa phù hợp để phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9-1 8 tháng tuổi Phát triển khả năng ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ thông. .. cho sự phát triển nhân cách, tâm lý và ngôn ngữ cho trẻ ở các giai đoạn sau Trước hết là tương tác phi ngôn ngữ: tương tác phi ngôn ngữ giai đoạn này đạt tới một chất lượng mới Về tương tác ngôn ngữ, ở giai đoạn 9-1 8 tháng tuổi, không chỉ mẹ sử dụng ngôn ngữ mẫu tính mà trẻ cũng bắt đầu xuất hiện khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ Khoảng thời gian từ 9-1 8 tháng tuổi là khoảng thời gian người lớn quan sát... trẻ nào giống trẻ nào Có những trẻ chậm ngôn ngữ do bẩm sinh trẻ mắc một loại bệnh nào đó những những trẻ khác phát triển bình thường cũng có thể chậm nói hơn so với mức độ phát triển trung bình 2.2 Nội dung phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9-1 8 tháng tuổi thông qua tương tác mẫu tính 9-1 8 tháng tuổi là giai đoạn phát triển có tính chất chuyển giao trên nhiều phương diện: thể chất vận động, tâm sinh lý, ngôn. .. “Sự tương tác mẫu tính ảnh hưởng tới sự phát triển ngôn ngữ của trẻ nhỏ từ giai đoạn tiền ngôn ngữ sang giai đầu của sự phát triển ngôn ngữ ” KẾT LUẬN KẾT LUẬN 1.1 Nghiên cứu lý luận cho thấy, tương tác mẫu tính là một hoạt động chủ đạo trong suốt những năm đầu đời của trẻ, giúp kiến tạo những nền tảng tâm lý để phát triển nhân cách trẻ Trong đó, thông qua tương tác mẫu tính, đặc biệt là tương tác mẫu. .. thông qua tương tác mẫu tính bao gồm phát triển về mặt năng lực ngôn ngữ theo hướng cấu trúc và năng lực giao tiếp ngôn ngữ theo hướng chỉnh thể Dựa vào kết quả khảo sát ở trên cũng như vào các nội dung phát triển ngôn ngữ thông qua tương tác mẫu tính chúng tôi đã đề xuất những biện pháp phát triển khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ cho trẻ từ 9 -18 tháng tuổi, tạo tiền đề vững chắc cho phát triển ngôn ngữ. .. động, tâm sinh lý, ngôn ngữ Trên cơ sở đó, chúng tôi đã đề xuất nội dung phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9-1 8 tháng tuổi như sau: 2.2.1 Phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9-1 8 tháng tuổi theo phương diện cấu trúc Khi đánh giá về sự phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non, ta thấy trước hết là có xu hướng đánh giá xem trẻ phát âm được bao nhiêu âm, bắt đầu là âm vô nghĩa tiến tới là âm có nghĩa, trẻ sẽ nói được bao nhiêu... những vấn đề liên quan đến sự phát triển giao tiếp và giao tiếp của trẻ từ 9- 18 tháng tuổi đến 12-21 tháng tuổi thông qua tương tác mẫu tính − Tiến hành thực nghiệm các biện pháp đã đề xuất trên Nhóm TN gồm các cặp mẹ - bé 9-1 8 tháng tuổi − Đánh giá mức độ hiệu quả của các biện pháp được đề xuất đối với việc phát triển ngôn ngữ và giao tiếp khi bé 12-21 tháng tuổi tức là sau 3 tháng kể từ khi áp dụng . : Phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9-1 8 tháng tuổi thông qua tương tác mẫu tính . Chương 1 TƯƠNG TÁC MẪU TÍNH VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ TUỔI MẦM NON 1.1 Quan niệm về sự “ phát triển và “ phát triển. ngôn ngữ ở trẻ 9-1 8 tháng tuổi thông qua tương tác mẫu tính Chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng tương tác mẫu tính đối với sự phát triển sự phát triển ngôn ngữ của trẻ thông qua tương tác mẫu. tương tác mẫu tính. 3.2. Làm rõ thực trạng phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9-1 8 tháng tuổi thông qua tương tác mẫu tính. 3.3 Đề xuất nội dung và biện pháp phát triển ngôn ngữ thông qua tương tác mẫu tính. 3.4.

Ngày đăng: 18/12/2014, 13:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w