1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chữ tâm trong thơ đường

81 867 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Luận văn thạc sĩ Chữ Tâm trong Thơ Đường PHẦN MỞ ĐẦU 1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ất nước Trung Quốc vốn là một trong những cái nôi lớn của nền văn minh nhân loại. Với hơn 5000 năm lịch sử, nền văn hóa Trung Quốc đã trải qua nhiều cuộc tang thương. Trong hơn 5000 năm ấy thì đã có tới hơn 2000 năm Trung Quốc từng tồn tại chế độ phong kiến (Kể từ khi Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ lập nên chế độ phong kiến năm 221 trước Công nguyên đến cách mạng Tân Hợi năm 1911). Hơn 2000 năm ấy đã taọ cho Trung Quốc một nền thi ca đồ sộ về số lượng, tinh túy về chất lượng. Người Trung Quốc vốn rất coi trọng thi ca, coi đó là loại hình nghệ thuật cao quý nhất. Và thực sự loại hình nghệ thuật ấy đã khiến cho văn học Trung Quốc được tỏa sáng. Nhà Đường là triều đại huy hoàng nhất của chế độ phong kiến Trung Quốc. Thơ Đường cũng là đỉnh cao cao rực rỡ của thơ ca cổ điển Trung Quốc. Sự phát triển của thơ Đường được chia làm 4 thời kỳ: Sơ Đường (618- 713) Thịnh Đường (714-765) Trung Đường (76-835) Vãn Đường (836- 907). Chỉ tính những bài thơ Đường còn lưu lại được cho đến ngày nay đã có tới hơn 5 vạn bài thơ của hơn 2300 nhà thơ. Thời đại nhà Đường đã sản sinh ra những tên tuổi như thi phật Vương Duy, thi tiên Lý Bạch, thi thánh Đỗ Phủ, thi quỷ Lý Hạ. Thịnh Đường là thời kỳ phát triển nhất của thơ Đường mà như Ngô Tất Tố đã viết: “Sơ Đường phần nhiều hay về khí cốt nhưng lối dùng chữ đặt câu chưa được chải chuốt cho lắm. Vãn Đường giỏi về từ tảo, lời rất đẹp, ý tứ rất sâu sắc, nhưng lại thiếu phần hùng hồn. Duy có Thịnh Đường ở giữa hai thời kỳ ấy nên chẳng những không có cái dở của hai thời kỳ kia mà còn có cái hay của hai thời kỳ ấy nữa ”. Đ Sự uyên bác, trác việt của thơ Đường là đề tài nghiên cứu của nhiều tác giả, nhiều thế hệ, nhiều quốc gia trên thế giới. Đề tài của thơ Đường tương đối đa dạng (Đề tài về sự sống – cái chết, hữu hạn – vô hạn, biến hóa - bất biến; đề tài về tình cảm bằng hữu, quê hương; đề tài về tuổi xuân, tình yêu và thân phận người phụ nữ; đề tài về thiên nhiên; đề tài về chiến tranh và số phận con người, đất nước). Hình thức thể hiện của Thơ Đường cũng phong phú (Thi phong phù hoa diễm lệ Sơ Đường, phái biên tái, phái hiện thực, phái lãng mạn, phái điền viên sơn thủy, phong trào cổ văn, phong trào tân nhạc phủ ). Mỗi hình ảnh mà Đại học Sư phạm Hà Nội, Lớp Cao học K14-Ngữ văn 1 Luận văn thạc sĩ Chữ Tâm trong Thơ Đường thơ Đường sử dụng đều mang tính ước lệ tượng trưng, đều là sự dồn nén cao độ tư tưởng cảm xúc và tư duy nghệ thuật của nhà thơ. Từ cổ chí kim, người ta vẫn cho rằng thơ vốn là để thể hiện tình cảm. Thơ Đường lại càng quán triệt tinh thần này. Bạch Cư Dị cho rằng với thơ thì “tình là gốc, lời là cành, thanh là hoa, nghĩa là quả”. Thơ phải được phát tiết từ Tâm. Tứ thơ là tấm lòng trước sự vật hiện tượng. Vì vậy người Trung Quốc đã đặt chữ Tâm bên dưới chữ Điền để tạo thành chữ Tứ ( ).Tâm là trái tim, là tấm lòng, là tình cảm. Điền là ruộng vườn, là cảnh vật nói chung. Rõ ràng ý nghĩa của chữ Tứ là rất sâu sắc. Vì coi trọng Tâm nên trong ngôn ngữ Trung Quốc có một hệ thống những từ có từ căn là Tâm. Những gì liên quan đến tình cảm thì cũng liên quan đến Tâm. Bộ Tâm có thể được viết đứng ( ) hoặc viết nằm ( ). Thơ Đường sử dụng rất nhiều những từ chỉ những tình cảm cảm xúc kiểu như : oán, hận, sầu, bi, phiền, muộn Điều này chỉ có thể lý giải được bởi thời đại và thi ca. Tất cả những từ ấy đều có từ căn là Tâm. Vì vậy việc nghiên cứu sự vận dụng những từ có từ căn là Tâm là một việc làm cần thiết. Điều đó sẽ giúp ta hiểu phần nào tư duy xúc cảm thẩm mỹ của thơ Đường đồng thời sẽ giúp ta hiểu phần nào nội dung tư tưởng cuả thơ ca cổ điển Việt Nam. Bởi sự ảnh hưởng của thơ Đường đối với thơ ca cổ điển Việt Nam là rất lớn. Những trạng thái tình cảm cuả thơ ca cổ điển Việt nam rất gần với các trạng thái tình cảm cuả thơ Đường. Thời đại thì khác nhau nhưng tấm lòng của thi nhân thì có thể tương thông tương cảm. Trần Tử Ngang (nhà thơ thời Sơ Đường) khi xưa đứng giữa lòng thiên địa mênh mông, giữa thời gian tiền hậu vô thủy vô chung mà một mình gửi giọt lệ cảm thương vào thiên cổ: Tiền bất kiến cổ nhân Hậu bất kiến lai giả Niệm thiên địa chi du du Độc thương nhiên nhi thế hạ Người trước chẳng thấy ai Người sau càng không thấy Ngẫm trời đất vô cùng Riêng lòng đau lệ chảy. Nỗi lòng ấy của Trần Tử Ngang cũng là nỗi lòng của hầu hết các nhà thơ Đường, là nỗi lòng của những con người ý thức được sự hữu hạn của kiếp người trước cái vô hạn của vũ trụ. Càng cô độc lại càng cần tri âm. Càng cần tri âm lại càng cảm thấy mình cô độc.Nguyễn Du khi xưa khóc nàng Tiểu Thanh mà cũng là khóc cho mình Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như? Đại học Sư phạm Hà Nội, Lớp Cao học K14-Ngữ văn 2 Luận văn thạc sĩ Chữ Tâm trong Thơ Đường Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa Người đời ai khóc Tố Như chăng? Những tài tử giai nhân, các tao nhân mặc khách vốn là những người dễ tương cảm với nhau. Tiếc thay, thường khi con người ta tìm được người tương cảm thì khi ấy đã thành thiên cổ mất rồi. Thơ Đường là thế giới thẩm mỹ của hầu hết các nhà thơ cổ điển Việt Nam. Những khi uống rượu ngắm hoa người ta vấn có thể đọc những bài thơ Đường tuyệt tác: Kim nhật hoa tiền ẩm Cam tâm túy sổ bôi Đãn sầu hoa hữu ngữ Bất vị lão nhân khai. (Ẩm tửu khán mẫu đơn – Lưu Vũ Tích) Hôm nay uống rượu ngắm hoa Cạn đôi ba chén gọi là mua vui Chỉ e hoa nói nên lời Hoa không phải nở cho người già nua. Ngày nay, nền Hán học của chúng ta không còn được như thời xưa nữa. Nhưng khi tết đến xuân về, người ta vẫn còn thú đi xin chữ Tâm( ), chữ Đức( ).Ông bà ta xưa nay vốn rất trọng chữ Tâm. Nói như Nguyễn Du “Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”.Hy vọng rằng chúng ta vẫn còn thấy cảnh “Bao nhiêu người thuê viết.Tấm tắc ngợi khen tài.Hoa tay thảo những nét. Như phượng múa rồng bay” như hình ảnh ông đồ trong quá khứ của thơ Vũ Đình Liên. Hy vọng rằng thế hệ trẻ ngày nay biết thực sự yêu quý nền thi ca của ông bà ta, cũng như biết quý trọng thơ Đường. Thơ Đường cô đọng, ngắn gọn, hàm xúc nên khi đọc thơ Đường người ta phải tìm “cái sau, cái sâu, cái xa” bên ngoài ngôn ngữ. Người đọc được thơ Đường không phải là ít nhưng người hiểu được thơ Đường cũng không phải là nhiều. Chúng tôi thiết nghĩ rằng việc tìm hiểu chữ Tâm trong thơ Đường vừa là việc làm có tính khoa học, tính thiết thực, tính sư phạm vừa phù hợp với sở thích cá nhân và phù hợp với điều kiện của môi trường ĐHSP. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Thơ Đường có một bề dày nghiên cứu, phê bình của nhiều tác giả, nhiều thế hệ. Bản thân những người dịch thơ Đường cũng đồng thời là các nhà nghiên cứu. Bản dịch của Tản Đà, Ngô Tất Tố, Trần Trọng Kim, Đại học Sư phạm Hà Nội, Lớp Cao học K14-Ngữ văn 3 Luận văn thạc sĩ Chữ Tâm trong Thơ Đường Nam Trân, Tương Như tất cả đều khá hay, nói được cái thần thái của cả bài thơ, mạch thơ (trừ một vài trường hợp còn chưa dịch sát ý). Đó chính là sự thành công trong việc nghiên cứu thơ Đường, từ đó có thể đưa thơ Đường vào việc giảng dạy ở các trường đại học và phổ thông. Đó là không kể các nhà thơ thời phong kiến- những người có kiến thức uyên bác về thơ Đường. Có rất nhiều người nghiên cứu thơ Đường trên lĩnh vực thi pháp học như (F. Cheng, Trần Đình Sử, Nguyễn Thị Bích Hải ), nghiên cứu thơ Đường trong lịch trình phát triển của nó (Lịch sử văn học Trung Quốc -tập 2), nghiên cứu về tác giả như cuốn “Thơ Đỗ Phủ” của Trần Xuân Đề, cuốn “Đỗ Phủ - nhà thơ của dân đen”của Phan Ngọc, cuốn “Lý Bạch tứ tuyệt” của Phạm Hải Anh, nghiên cứu về thể loại như cuốn “Một số đặc trưng nghệ thuật thơ tứ tuyệt đời Đường” của Nguyễn Sĩ Đại Những công trình khoa học ấy đều là những vấn đề lớn của thơ Đường chứng tỏ thơ Đường chiếm vị trí khá quan trọng trong tư duy văn học của người phương Đông. Ngoài ra còn một số lượng rất lớn các bài viết, tạp chí, các luận văn về thơ Đường. Riêng về đề tài chữ Tâm trong thơ Đường thì chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện. Có một số tài liệu có đề cập đến một vài trạng thái tình cảm của thi nhân đời Đường (chủ yếu là báo cáo khoa học của sinh viên). Đáng chú ý là bài viết của Nguyễn Thị Bích Hải đăng lần đầu tiên trên “Báo khoa học”của Học viện Sư phạm Quảng Tây - Trung Quốc số 1/1995, bài viết này nay được in trong sách “Văn học Châu Á trong trường phổ thông” của NXBGD năm 2002. Tuy nhiên bài viết chỉ đề cập đến một vấn đề chung nhất là sự quan trọng của tình cảm (tâm) trong thơ Đường , ngay cả khi thi nhân không trực tiếp sử dụng chữ tâm. Bài viết đó cũng cho rằng hầu hết các trạng thái tình cảm trong thơ Đường được thể hiện bằng những từ thuộc trường ngữ nghĩa chỉ trạng thái ức chế theo chiều “âm” của tâm lý như (sầu, oán, hận, tăng, ưu, phẫn, bi, hoài ). Chúng tôi thấy rằng cần phải có một đề tài khoa học nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc vấn đề “chữ Tâm trong thơ Đường”. Do vậy chúng tôi cố gắng hoàn thành luận văn về đề tài này. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn những người đi trước đã nghiên cứu thơ Đường và gợi mở cho chúng tôi ý tưởng viết về đề tài ấy. Trong đề tài này, chúng tôi sẽ viết phân loại rõ các trạng thái tình cảm của Tâm trong Đường thi, tìm hiểu xem tâm của thi nhân thể hiện Đại học Sư phạm Hà Nội, Lớp Cao học K14-Ngữ văn 4 Luận văn thạc sĩ Chữ Tâm trong Thơ Đường ra như thế nào, bằng phương tiện gì, từ đó có thể so sánh với thơ Việt Nam 3. PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI Đề tài được thực hiện trong một quỹ thời gian có hạn, một số lượng nhất định của đối tượng khảo sát (2 tập “Đường thi tuyển dịch”của Lê Nguyễn Lưu bao gồm 1049 bài thơ Đường). Đề tài chỉ nghiên cứu việc vận dụng từ Tâm và những từ có liên quan đến bộ Tâm để qua đó thấy được phần nào tư tưởng tình cảm và nghệ thuật thơ Đường. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Từ việc khảo sát, thống kê, chúng tôi đi đến sự phân loại và nhận định, đánh giá việc các thi nhân sử dụng và thể hiện những từ có liên quan đến bộ Tâm như thế nào. Trong quá trình đó, chúng tôi cố gắng sử dụng những tác phẩm được độc giả đánh giá cao và những tác phẩm được đưa vào giảng dạy tại trường phổ thông. Sử dụng 2 tập thơ Đường (Đường thi nhất thiên thủ) mà Lê Nguyễn Lưu dịch tuyển là có thể đủ để thấy được sự tương đối toàn vẹn những đặc điểm sáng tác của các tác giả thời Đường. Đồng thời, chúng tôi cũng cố gắng nghiên cứu việc sử dụng chữ Tâm theo các đặc điểm sáng tác của từng tác giả, từng thời kỳ, từng trường phái, từng phong trào Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng so sánh với thơ cổ điển Việt Nam bởi sự ảnh hưởng của thơ Đường đến thơ Việt là rất lớn, đồng thời so sánh để thấy rằng tuy nền thi ca Việt Nam còn rất khiêm tốn so với thơ Đường nhưng nền thi ca của chúng ta cũng đã có những tác phẩm mà tinh hoa không kém gì thơ Đường. Đại học Sư phạm Hà Nội, Lớp Cao học K14-Ngữ văn 5 Luận văn thạc sĩ Chữ Tâm trong Thơ Đường PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CHỮ TÂM TRONG QUAN NIỆM VĂN HÓA TRUNG QUỐC 1. Chữ Tâm trong quan niệm triết học Một học thuyết triết học cổ đại Trung Quốc là học thuyết Âm Dương – Ngũ hành. Học thuyết này cho rằng vạn vật trên thế giới đều do âm dương giao cảm biến hóa mà thành. Theo Kinh Dịch (Dịch = biến chuyển, thay đổi) thì sự biến dịch trong vũ trụ từ Vô cực đến Thái cực rồi từ Thái cực sinh Lưỡng nghi (Lưỡng nghi là Nghi âm và Nghi dương), Lưỡng nghi sinh Tứ tượng (Thái Dương, Thiếu Âm,Thái Âm, Thiếu Dương), Tứ tượng sinh Bát quái (Bát quái là 8 quẻ bao gồm: Càn, Đoài, Khôn, Ly, Tốn, Chấn, Cấn, Khảm). Mỗi quẻ gồm ba vạch, vạch liền biểu tượng cho khí Dương ( ), vạch đứt biểu tượng cho khí Âm ( ) Tám quẻ này lần lượt chồng lên nhau sẽ taọ ra 64 quẻ kép. Và như thế, vạn vật được tạo thành, không ngừng sinh sinh hóa hóa. Con người cũng như vạn vật, do hai khí Âm Dương giao cảm biến hóa mà thành. Nhưng con người là trội hơn bất cứ vạn vật nào vì con người nhận được khí tốt đẹp hơn cả. Ngũ hành là 5 yếu tố cơ bản đầu tiên của vũ trụ, bao gồm: Thủy( ) Hỏa( ) Mộc( )Kim( )Thổ( ). Tính năng của năm yếu tố ấy quy định tính chất, chủng loại của vạn vật trong giới tự nhiên. Năm yêu tố ấy luôn tương tác với nhau, có thể tương sinh (Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy), cũng có thể tương khắc (Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy). Vòng sinh khắc của Ngũ hành kết hợp với Âm Dương làm nên thế giới vạn vật thiên hình vạn trạng, không ngừng biến hóa, chẳng có khởi đầu cũng chẳng có kết thúc. Đời người chỉ là một mắt xích trong vòng sinh hóa đó. Học thuyết Âm Dương – Ngũ hành chi phối rất sâu sắc các luồng tư tưởng Trung Quốc cổ đại. Người Trung Quốc cho rằng Tam tài bao gồm (Thiên, Nhân, Địa). Như thế, con người là trung tâm nối Trời với Đất. Có lẽ vì thế mới có khái niệm “trên trời, dưới đất”. Con người là linh khí, tinh khí của Trời Đất. Con người có Đạo, có Tâm, có đủ hình khí (theo cách nói của Đạo gia). Trong con người thì Tâm là chủ thể, là vị trí ở giữa (vì vậy mới có khái niệm “trung tâm”). Tâm là một trong Ngũ tạng (Tâm, Can, Tì, Phế, Thận). Tâm ứng với phương Nam, ứng Đại học Sư phạm Hà Nội, Lớp Cao học K14-Ngữ văn 6 Luận văn thạc sĩ Chữ Tâm trong Thơ Đường với Ngũ hành thuộc Hỏa, ứng với Ngũ vị thuộc Khổ (đắng), ứng với Ngũ sắc thuộc Đỏ. Tâm là khái niệm quan trọng nhất của con người. Nếu như người phương Tây rất coi trọng đại não thì người phương Đông lại rất coi trọng trái tim (Tâm). Tâm là nơi lưu giữ máu, là gốc của sự sống. Bệnh từ Tâm là việc thường thấy trong quan niệm của người Trung Quốc (có lẽ vì thế mà trong văn học và điện ảnh Trung Quốc xuất hiện rất nhiều những nhân vật chết vì thổ huyết, điều này thì trong văn học và điện ảnh phương Tây hầu như không có).Tâm tạo ra tính tình. Có được hình hài thì có Tâm. Tâm nhận lí của trời gọi là Tính, nhận sự tác động bên ngoài gọi là Tình. Mục đích của học tập là làm sao cho Tâm được làm chủ tính tình của mình. Người học đạo thì phải “tồn tâm, dưỡng tính” (theo cách nói của Mạnh Tử). Trung Quốc là một trong những nơi du nhập tốt nhất Phật giáo Ấn Độ (mặc dù Nho gia vẫn chiếm địa vị thống soái trong suốt thời kỳ phong kiến). Có giai đoạn, lịch sử tư tưởng Trung Quốc là sự dung hòa của ba tư tưởng (Nho, Phật, Đạo) gọi là “tam giáo đồng nguyên”. Tuy nhiên, Phật giáo của Ấn Độ khi du nhập vào Trung Quốc đã được người Trung Quốc vận dụng biến thái đi để hợp với đất nước của mình. Theo Phật giáo, muốn đạt đến sự minh triết thì rất cần phải có cái Tâm thanh tịnh, Vì vậy cái Tâm trong quan niệm Phật giáo là cái Tâm tĩnh, hướng thiện. Đó là cái Tâm “từ, bi, hỉ, xả”, cái Tâm không mang các trạng thái “tham, sân, si”, không chút oán hận sầu muộn, là cái Tâm đốn ngộ. Tư tưởng Nho gia (Khổng Tử là người đề xướng) là tư tưởng mang tính giường cột của Trung Quốc suốt thời phong kiến. Sách của Khổng Tử được gọi là sách thánh hiền. Việc đọc sách thánh hiền được coi là việc làm cao quý nhất Những nguyên lý cơ bản trong học thuyết của Khổng Tử là Nhân, Lễ, Trí, Dũng Tư tưởng Thiên mệnh cũng được đề cao và mối quan hệ giữa Trời với Người là mối quan hệ “Thiên nhân tương đồng” tức là giữa Trời và Người có quan hệ đồng cảm. Lớp người được Khổng Tử đề cao là lớp người quân tử (Khổng Tử không bàn đến kẻ tiểu nhân và cho rằng chỉ có thể có người quân tử biến thành tiểu nhân chứ không thể có kẻ tiểu nhân biến thành người quân tử).Chữ Nhân mà Khổng Tử nhắc đến cũng là chữ Nhân dành cho người quân tử. Vì vậy chữ Tâm của Nho gia cũng là chữ Tâm dành cho người quân tử. Đó là chữ Tâm ưu thời mẫn thế, chữ Tâm có thể thấu suốt lòng thiên địa mênh mông. Đại học Sư phạm Hà Nội, Lớp Cao học K14-Ngữ văn 7 Luận văn thạc sĩ Chữ Tâm trong Thơ Đường Đạo gia gắn liền với tên tuổi của Lão Tử, Trang Tử. Nổi bật trong tư tưởng của Đạo gia là học thuyết về “đạo”, về “vô vi’”. Đạo không phải là hiện tượng sự vật cụ thể mà là cái tất cả mọi vật từ đó sinh ra, là cái tồn tại vĩnh viễn, bất biến. Vạn vật muôn hình muôn vẻ cũng chỉ là sự biểu hiện khác nhau của cái duy nhất là Đạo. Vì vậy Đạo không tồn tại ở đâu ngoài các sự vật hữu hình, hữu danh, đa dạng và phong phú vô cùng vô tận. Đạo còn là con đường, là quy luật sinh thành biến hóa của vạn vật. Vạn vật đều bị chi phối bởi hai quy luật là quy luật quân bình và quy luật phục phản. Quy luật quân bình giữ cho không có gì thái quá “Cái gì khuyết ắt được tròn đầy, cái gì cong sẽ được thẳng, cái gì cũ sẽ lại mới, cái gì ít sẽ được, cái gì nhiều sẽ mất” (Đạo đức kinh). Quy luật phản phục giúp cho “vật cùng tắc biến” tức là vật phát triển đến tận cùng thì sẽ biến thành cái đối lập với nó. Như thế, phản phục tức là trở về với đạo tự nhiên “Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên” (Người theo lẽ đất, đất theo lẽ trời, trời theo lẽ đạo, đạo thuận theo lẽ tự nhiên). Rút gọn lại là “Nhân pháp tự nhiên” (Người thuận theo lẽ tự nhiên). Trở về với đạo tự nhiên thì “vô vi”(không làm gì cả mà không gì không làm). Vì vậy cái Tâm của Đạo là cái Tâm trong trạng thái hòa đồng với vạn vật “quên thân thể, bãi thông minh, lìa hình hài, bỏ tri thức” (Nam hoa kinh). Đó là cái Tâm sẵn sàng đón nhận bất cứ điều gì một cách bình thản, tự nhiên giống như Trang Chu (Trang Tử) vẫn cười khi vợ chết. 2. Chữ Tâm trong quan niệm với đạo đức Người Trung Hoa cổ đại cho rằng “đức” ( ) có gốc từ Tâm. Tâm là nơi phát sinh tình cảm, đạo đức. Phải có Tâm tốt thì mới có đức tốt. Vì vậy cần phải có chân tâm, thành tâm, thiện tâm Ngoài ra cần phải có minh tâm để thấu hiểu lẽ thị phi “Tâm như minh kính đài”. Đài gương tuy sáng nhưng cũng cần được gột rửa luôn và Tâm cũng thế. Tâm là cái bên trong, ẩn giấu (vì vậy chữ ẩn mới có từ căn là Tâm). Mặc dù vậy, người ta thường nói phàm làm việc gì nếu người khác không biết thì cũng có trời biết, đất biết, quỷ thần biết “Tâm động quỷ thần tri”. Tâm chính là tấm lòng. Tâm chịu tác động của cuộc sống bên ngoài sinh ra tính (Bộ Tâm đứng ghép với chữ “sinh” sẽ tạo thành “tính” ). Mạnh Tử thì cho rằng “Nhân chi sơ tính bản thiện”. Người có tính thiện là biết giữ phần quý, bỏ phần hèn, giữ cái cao đạo, bỏ phần ti tiện, có thể trở thành thánh nhân. Tính thiện của con người được biểu hiện ở bốn đức lớn là: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí. Bốn đức lớn đó lại bắt Đại học Sư phạm Hà Nội, Lớp Cao học K14-Ngữ văn 8 Luận văn thạc sĩ Chữ Tâm trong Thơ Đường nguồn từ “tứ đoan” là : lòng trắc ẩn (biết thương xót), lòng tu ố (biết thẹn ghét), lòng tư nhượng (biết cung kính), lòng thị phi (biết phải trái). Lòng thương xót là đầu mối của Nhân, lòng thẹn ghét là đầu mối của Nghĩa, lòng cung kính là đầu mối của Lễ, lòng thị phi là đầu mối của Trí. Khác với Mạnh Tử, Tuân Tử thì cho rằng “Nhân chi sơ tính bản ác”. Tính Thiện chỉ là do con người trong quá trình sống rèn rũa mà có. Vì vậy cần phải giữ cho Tâm chính định, sáng suốt, theo đạo lý đúng đắn mới tránh khỏi nhận thức sai lầm. Đức Phật rất chú ý đến việc răn người làm điều thiện và cho rằng “Hạnh phúc lớn nhất là Tâm thanh tịnh”. Một cái Tâm thanh tịnh phải là cái Tâm từ bi hỉ xả , biết vì người khác, vừa biết giác ngộ cho chính mình lại vừa biết giác ngộ cho người khác “tự giác giác tha”. Phật giáo không hoàn toàn tiêu diệt cái Tôi mà khuyên cái Tôi hòa vào cái Ta chung cũng giống như muốn làm cho một giọt nước không bị tan biến đi thì chỉ còn cách hòa nó vào biển cả mênh mông. Cái Tâm thanh tịnh phải biết gạt bỏ “tham, sân, si”, phải tránh mọi cảm xúc thái quá. Nhìn chung, thất tình (bảy loại tình cảm của con người là: hỉ, nộ, ưu, tư, bi, kinh, khủng) nếu thái quá thường ảnh hưởng đến sức khỏe con người Người ta thường nói “Cáu giận quá thì hại gan, buồn rầu quá thì hại phổi, lo lắng quá thì hại tì, sợ hãi quá thì hại thận, vui quá thì hại tim”. Muốn thân thể vô bệnh, ắt trước hết phải giữ cho tâm đoan chính, tâm không đòi hỏi ngông cuồng, tâm không tham ham muốn, không bị mê hoặc, tâm cần phải thư thái, lạc quan. Nhưng tuyệt đối không nên để xảy ra tình trạng “đắc ý vong hình”tức là vì đắc ý mà quên cả thân mình. Người Trung Quốc xưa nay vẫn cho rằng bốn niềm vui lớn (tứ hỉ) là: Cửu hạn phùng cam vũ Tha hương ngộ cố tri Động phòng hoa chúc dạ Kim bảng quải danh thì. Nắng lâu gặp mưa rào Tha hương gặp người cũ Đêm động phòng hoa chúc Lúc ghi tên bảng vàng Từ xưa đã có rất nhiều người vì vui qúa, cười lớn mà chết. Cần phải lấy sợ để chế ngự bớt niềm vui. Xưa có câu chuyện rằng: Một người nọ thi đỗ trạng nguyên, xin phép về quê, giữa đường bỗng ngã bệnh, bèn mời thầy thuốc đến chữa bệnh. Thầy thuốc xem mạch xong liền nói “Bệnh này không chữa được, bảy ngày nữa sẽ chết, mau lên đường, may ra về nhà kịp”. Vị tân trạng nguyên buồn bã ủ rũ, ngày đêm vội về nhà, bảy ngày sau vẫn bình an vô sự. Lúc này người đầy tớ mới nói :Vị đại phu nọ có một phong thư dặn tiểu nhân sau bảy ngày mới Đại học Sư phạm Hà Nội, Lớp Cao học K14-Ngữ văn 9 Luận văn thạc sĩ Chữ Tâm trong Thơ Đường được cho đại nhân xem”. Hóa ra thư viết: “Sau khi thi đỗ, ngài quá vui mà hại đến tim, không thuốc nào chữa được, nên tôi dùng nỗi sợ chết để trị, nay hết bệnh rồi đó”. Như vậy, con người rất cần phải tiết chế tình cảm. Tâm bị tổn thương thì toàn bộ công năng của cơ thể cũng bị tổn hại. Sách Hoàng đế nội kinh viết: “Bi ai sầu ưu tắc tâm động, tâm động tắc ngũ tạng lục phủ giai dao”.Tâm là chủ thể trong con người. Con người là chủ thể, là tinh hoa của trời đất. Vì vậy Tâm cũng là chủ thể, là cái quý nhất giữa lòng thiên địa.Tâm là gốc của sự sống. Loài thảo mộc cũng có Tâm. Vì thế nhà thơ Trương Cửu Linh (nhà thơ Đường) trong bài “ Cảm ngộ” mới viết: Thảo mộc hữu bản tâm Hà cầu mỹ nhân triết Cây cối cũng có tình riêng Cần gì đến người đẹp vin bẻ Vì cho rằng thảo mộc có tâm, sơn thủy có tình cho nên con người có thể ký thác tâm sự vào đó. Người và vật tương cảm mà tạo thành tứ thi. Khắp Đường thi đều nhuốm màu tâm sự. 2. Chữ Tâm trong văn học trước Đường Văn học Trung Quốc từ khởi thủy đến trước Đường đã có một lịch sử lâu dài. Có thời kỳ “văn sử triết bất phân”. Những tác phẩm của Nho gia, Đạo gia cũng đồng thời là những tác phẩm văn học. Kinh Thi là bộ tổng tập thơ ca đầu tiên của Trung Quốc đã trở thành kinh điển của Nho gia. Với khoảng 300 bài thơ, Kinh Thi được chia làm bốn bộ phận: Quốc phong, Tiểu nhã, Đại nhã, Tụng. Đó chủ yếu là những bài ca dao giàu tính âm nhạc. Nội dung Kinh Thi phong phú, hình thức Kinh Thi hàm súc gọn gàng. Có khi là những bài nói về tình duyên, lúc thở than cay đắng, lúc nhớ nhung xa cách. Có khi là những bài ca ngợi cảnh thanh bình, cảnh vợ chồng tương đắc, cảnh vua tôi thân thiết. Cũng có khi là cảnh chiến tranh cơ cực, cảnh tử biệt sinh li Kinh Thi xứng đáng là tấm gương để muôn thủa soi chung về cả hai phương diện: luân lý và văn chương. Ở Kinh Thi, tình cảm thường được thể hiện rất bộc trực, rõ ràng. Chữ Tâm được sử dụng với tần số cao. Nhưng những từ có từ căn là Tâm chỉ những trạng thái tình cảm tiêu cực như sầu, bi, oán, hận thì tương đối ít. Dường như ở Kinh Thi, tình cảm của con người vẫn có cái gì đó lạc quan hơn so với tình cảm của các thi nhân đời Đường. Bài “Quan thư” thường được đặt đầu tập Kinh Thi. Khổng Tử cho rằng : “thiên Quan thư vui mà không dâm, buồn mà không thương tâm” Đại học Sư phạm Hà Nội, Lớp Cao học K14-Ngữ văn 10 [...]... đây chính là tâm, là tấm lòng 1.2 Tâm biểu tứ Tứ là suy nghĩ, có từ căn là Tâm Như thế, người Trung Quốc cho rằng phải suy nghĩ bằng Tâm chứ không phải bằng đại não Suy nghĩ bằng Tâm thì vừa chính xác, vừa chân thành, lạ vừa đủ cả tình lẫn Luận văn thạc sĩ Đường Chữ Tâm trong Thơ lý Trong quan niệm về văn học nghệ thuật, người ta hay nói đến tứ thơ Không có tứ thì không thành thơ Các nhà thơ Đường rất... đối cuộc chiến tranh phi nghiã và khốc liệt Hình hài ấy đã nói thay lời cho cái Tâm Luận văn thạc sĩ Đường Chữ Tâm trong Thơ Còn khi nhà thơ đã trực tiếp miêu tả cái Tâm thì cái Tâm lại càng trở thành trung tâm của tứ thơ Thi tiên Lý Bạch đã cho rằng Lao Lao đình là một thương tâm xứ vì ở đó thẫm đẫm nỗi đau li biệt (Thơ Đường thường nói đến nỗi buồn chia ly - nỗi buồn chiết liễu ở những nơi như lầu... hàng mấy thế kỷ Ở Đường thi, tâm trạng bi ai đã được các nhà thơ Đường - nhất là các nhà thơ hiện thực, thơ biên tái thể hiện một cách sâu sắc Nổi bật trong các nhà thơ đó là Thánh thi Đỗ Phủ Nếu như Lý Bạch sầu nhiều thì Đỗ Phủ bi nhiều Một nhà nghiên cứu đã nhận định Thơ Lý Bạch dắt ta tiêu dao trên chín tầng mây Thơ Đỗ Phủ lại dắt ta Luận văn thạc sĩ Đường Chữ Tâm trong Thơ đi sâu vào giữa tình đời... niệm của người Trung Quốc, chữ Thu ghép với chữ Tâm tạo thành chữ sầu ý nói tấm lòng mùa thu thường là nỗi buồn Nhưng đối với các nhà thơ Đường thì bốn mùa đều đáng buồn cả Buồn là bản chất của thi nhân Có buồn mới đẹp, càng buồn càng đẹp, lấy buồn làm đẹp Cuộc đời đẹp vì cuộc đời có nhiều nỗi buồn – đó là quan niệm của rất nhiều Luận văn thạc sĩ Đường Chữ Tâm trong Thơ nhà thơ Thơ Nhật Bản cũng đã từng... tiếng cầm Mọi giác quan của họ rất nhạy cảm Có như thế, cái Tâm của họ mới dễ động Tâm động mới dễ thành thơ Thơ ra dễ khiến quỷ thần sầu 2 TÂM BIỂU HIỆN TÌNH 2.1 Tâm là tấm lòng Con người ta sống ở trên đời xét đi xét lại chỉ đáng nói đến một chữ tình mà thôi Tình từ Tâm mà ra Hầu hết các trạng thái tâm lý, tình cảm đều có bộ tâm như (tâm, tình, cảm, ưu, tư, lự, luyến, ái, ố, sầu, bi, oán, hận,... Chỉ có Tâm, Tâm, và Tâm Dùng Tâm để hiểu biết vạn vật, có lẽ đó mới là sự hiểu biết “viên mãn” Cũng cần phải nói rằng, người Trung Quốc còn thường dùng Tâm để nghe Vì vậy chữ thính bao gồm cả nhĩ và tâm Phàm là việc gì đều phải nghe hoặc nhìn Người Trung Quốc rất coi trọng thính giác và thị giác trong thất khiếu của con người Đối với nhà thơ thì hai năng lực này lại càng quan trọng Thực tế, trong tiếng... tư ẩn chứa trong lòng, khó mà phát tiết ra ngoài Đối với thi nhân thì tình cảm trong mùa thu lại càng bi thiết Như vậy, để có tứ thì không thể thiếu Tâm Nếu như người phương Tây cho rằng tư duy, ý thức con người nằm ở đại não thì người Luận văn thạc sĩ Đường Chữ Tâm trong Thơ Trung Quốc lại cho rằng quá trình tư duy, ý thức chủ yếu nằm ở Tâm Tâm đứng trước vật sẽ nảy sinh ý thức tình cảm Thơ Đường gần... thái của tình đều trú ngụ trong Tâm, biểu hiện ra ngoài thành hình, âm, sắc, tướng Vì vậy người ta mới nói “đối diện đàm tâm 2.2 Các trạng thái tình cảm của chữ Tâm trong thơ Đường Thực tế, nói đến thi ca là nói đến sự thể hiện của cái Tâm Tình cảm là yếu tố được đề cao nhất trong văn học nghệ thuật Tình cảm là nguồn gốc, là cái được thể hiện, là mục đích của văn học nghệ thuật Trong bộ Văn tuyển do Tiêu... trọng Thực tế, trong tiếng Hán đã có từ văn là nghe (Chữ nhĩ trong chữ môn tạo thành chữ văn ý nói người đứng ghé tai vào sau cánh cửa tức là nghe) Nhưng các nhà thơ thường lắng nghe bằngTâm Nghe bằng Tâm thì có thể lắng nghe cả tiếng trong quá khứ, từ ngàn xưa vọng lại, nghe thấy cả tiếng quỷ khóc thần sầu, tiếng hồn than phách oán Chỉ nghe bằng Tâm mới có thể thành được tri âm Người ta vẫn thường... Thi nhân bao giờ cũng là những người cảm nhận thấy trước tiên bước đi của thời gian trong từng cánh hoa, ngọn cỏ Đỗ Phủ - nhà thơ hiện thực đời Đường từng nhận thấy: “Nhất phiến hoa phi giảm khước xuân” (Một cánh hoa rơi làm giảm vẻ xuân) Xuân Diệu – Luận văn thạc sĩ Đường Chữ Tâm trong Thơ nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới cũng không khỏi ngậm ngùi khi nhận ra : “Xuân đang tới nghĩa là xuân đương . kém gì thơ Đường. Đại học Sư phạm Hà Nội, Lớp Cao học K14-Ngữ văn 5 Luận văn thạc sĩ Chữ Tâm trong Thơ Đường PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CHỮ TÂM TRONG QUAN NIỆM VĂN HÓA TRUNG QUỐC 1. Chữ Tâm trong. quân tử) .Chữ Nhân mà Khổng Tử nhắc đến cũng là chữ Nhân dành cho người quân tử. Vì vậy chữ Tâm của Nho gia cũng là chữ Tâm dành cho người quân tử. Đó là chữ Tâm ưu thời mẫn thế, chữ Tâm có thể. thạc sĩ Chữ Tâm trong Thơ Đường lý. Trong quan niệm về văn học nghệ thuật, người ta hay nói đến tứ thơ. Không có tứ thì không thành thơ. Các nhà thơ Đường rất coi trọng tứ thơ. Tứ thơ của

Ngày đăng: 18/12/2014, 00:36

Xem thêm: chữ tâm trong thơ đường

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

Mục lục

    Người trước chẳng thấy ai

    Cạn đôi ba chén gọi là mua vui

    CHỮ TÂM TRONG QUAN NIỆM VĂN HÓA TRUNG QUỐC

    Nhớ khi thức ngủ triền miên chẳng rời

    Nguyện lòng chỉ nhớ chàng thôi

    Đau tim thế mấy, chàng ôi chẳng từ

    CÁC LOẠI HÌNH CHỮ TÂM

    Đào hoa y cựu tiếu đông phong

    Chàng trấn tây cương thiếp ở đông

    Một hàng thư gửi nghìn hàng lệ

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w