1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỀ TÀI: Nghiên cứu một số chỉ số thể lực, trí tuệ của học sinh tiểu học và trung học cơ sở xã Minh Đạo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

114 1,5K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 2,23 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Xã hội ngày càng văn minh, đời sống vật chất ngày càng được nâng cao đòi hỏi mỗi con người phải không ngừng phấn đấu vươn lên trong mọi lĩnh vực. Con người còn là nền tảng của gia đình và là nguồn nhân lực quan trọng của đất nước. Hơn nữa phát triển con người là mục tiêu của sự phát triển kinh tế xã hội, là nhân tố cơ bản để đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước [28], [29]. Theo đánh giá của Liên hợp quốc [13], thực trạng chỉ số phát triển của con người Việt Nam đứng vị trí 116 trên tổng số 173 nước trên thế giới, chỉ số này thuộc nhóm thấp của thế giới. Do đó công tác giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Nguồn nhân lực tri thức của đất nước chính là thế hệ học sinh, sinh viên đang học tập và nghiên cứu trong các trường phổ thông, trung học chuyên nghiệp và đại học. Các chỉ số hình thái thể lực và trí tuệ của học sinh được coi là hai mặt cùng phát triển trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực tri thức cho đất nước. Thực tế cho thấy, muốn đưa ra một biện pháp đúng đắn và hiệu quả đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo một cách toàn diện, phải dựa vào hiện trạng thể lực và năng lực trí tuệ của học sinh. Ngay từ trước năm 1975, nhiều tác giả đã nghiên cứu về các chỉ số thể lực và trí tuệ của con người Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong quyển “HSSH” [85]. Tài liệu này được sử dụng trong các sách giáo khoa, các giáo trình, tài liệu dạy và học Trong thời kì đổi mới cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu về thể lực và trí tuệ của học sinh Việt Nam ở các địa bàn khác nhau. Các kết quả nghiên cứu đã được trình bày trong các tạp chí, tài liệu chuyên ngành và trong cuốn “Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam” [65]. 1 Đáng chú ý là công trình “Nghiên cứu đặc điểm sinh thể con người Việt Nam, tình trạng dinh dưỡng và các biện pháp nâng cao chất lượng sức khỏe” mã số KX-07-07 do GS. TS Lê Nam Trà làm chủ nhiệm đề tài [81], [82] và nhóm đề tài “Nghiên cứu các chỉ tiêu thể lực và trí tuệ ở học sinh” do GS. TSKH Tạ Thúy Lan làm chủ nhiệm đề tài [47], [48], [49], [50], [51], [52] và của một số tác giả khác [57], [58], [59], [62] Các chỉ số thể lực và trí tuệ của học sinh không phải hằng định mà có thể thay đổi phụ thuộc vào đối tượng nghiên cứu và các kỳ điều tra đáng kể nhất là chế độ dinh dưỡng và lượng thông tin [4], [14], [24], [81]. Vì vậy, việc nghiên cứu các chỉ số thể lực và trí tuệ của học sinh cần phải tiến hành thường xuyên và rộng khắp. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu một số chỉ số thể lực, trí tuệ của học sinh tiểu học và trung học cơ sở xã Minh Đạo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Xác định được thực trạng một số đặc điểm thể lực của học sinh tiểu học và trung học cơ sở xã Minh Đạo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh như chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình, chỉ số pignet, BMI. - Xác định được thực trạng một số đặc điểm về chức năng sinh lý của một số hệ cơ quan của học sinh tiểu học và trung học cơ sở xã Minh Đạo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh như tần số tim, huyết áp động mạch. - Xác định được các chỉ số trí tuệ, trí nhớ của học sinh tiểu học và trung học cơ sở xã Minh Đạo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. - Xác định chỉ số vượt khó (AQ) của học sinh tiểu học và trung học cơ sở xã Minh Đạo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. - Xác định được mối liên quan giữa các chỉ số nghiên cứu. 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu các chỉ số thể lực của học sinh tiểu học và trung học cơ sở xã Minh Đạo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình, chỉ số pignet, BMI). 2 - Nghiên cứu một số chỉ số chức năng ở học sinh tiểu học và trung học cơ sở xã Minh Đạo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (tần số tim, huyết áp động mạch). - Nghiên cứu các chỉ số trí tuệ của học sinh tiểu học và trung học cơ sở xã Minh Đạo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (chỉ số IQ, mức trí tuệ và trí nhớ). - Nghiên cứu chỉ số vượt khó (AQ) của học sinh tiểu học và trung học cơ sở xã Minh Đạo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu là học sinh tiểu học và trung học cơ sở ở xã Minh Đạo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Tất cả có 9 nhóm với 9 độ tuổi khác nhau từ 7 - 15 tuổi. Tổng số đối tượng nghiên cứu khoảng 897 học sinh trong đó có khoảng 460 học sinh nam và 437 học sinh nữ. - Địa điểm nghiên cứu là trường tiểu học và trung học cơ sở xã Minh Đạo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Các chỉ số chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình được xác định theo phương pháp hiện hành của ngành y tế. - Tần số tim được xác định bằng ống nghe tim phổi. - Huyết áp được xác định bằng phương pháp Korotkov. - Năng lực trí tuệ được xác định bằng cách sử dụng test “Khuôn hình tiếp diễn” của Raven loại A, B, C, D và E dùng cho người từ 6 tuổi trở lên. - Trí nhớ được xác định bằng phương pháp Nechaiev. - Chỉ số AQ được xác định bằng cách sử dụng test Paul Stoltz. PH. D, có cải tiến. 6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Là đề tài đầu tiên xác định được một số chỉ số về thể lực và trí tuệ của học sinh tiểu học và trung học cơ sở xã Minh Đạo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. - Kết quả trong luận văn có thể góp phần vào việc bổ sung số liệu cho hướng nghiên cứu về thể lực, sinh lý, trí tuệ của học sinh tiểu học và trung học cơ sở, cung cấp dẫn liệu cho quá trình giảng dạy, nghiên cứu khoa học và là dẫn liệu cho công tác giáo dục học sinh được tốt hơn. 3 NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. ĐẶC ĐIỂM THỂ LỰC CỦA TRẺ EM 1.1.1. Các chỉ số thể lực Các chỉ số thể lực của con người phản ánh mức độ phát triển tổng hợp của các hệ cơ quan trong cơ thể hoàn chỉnh, thống nhất. Ở bất kỳ người bình thường nào cũng đều có mức độ phát triển thể lực nhất định. Một trong những biểu hiện cơ bản của thể lực là các số đo kích thước của cơ thể, trong đó chiều cao, cân nặng và vòng ngực là các chỉ số cơ bản phản ánh thể lực của con người. Từ các chỉ số cơ bản kể trên có thể tính thêm các chỉ số khác biểu hiện mối liên quan giữa chúng như chỉ số pignet, chỉ số khối cơ thể (BMI) Các chỉ số đó có ý nghĩa trong việc đánh giá sự phát triển thể lực của trẻ em, biểu hiện sự tăng trưởng của cơ thể con người từ lức mới sinh đến lúc chết. Trong các chỉ số trên, chiều cao là chỉ số phát triển thể lực quan trọng nhất và được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực nghiên cứu nhân trắc học. Chiều cao phản ánh quá trình phát triển chiều dài của xương và nói lên tầm vóc của con người. Sự phát triển chiều cao mang tính chất đặc trưng cho chủng tộc, giới tính và chịu ảnh hưởng của môi trường [5], [6], [8], [9], [19], [20], [21], [22], [43], [66]. Cân nặng cũng là một chỉ số được sử dụng thường xuyên trong các nghiên cứu nhằm đánh giá thể lực của con người. So với chiều cao, cân nặng ít phụ thuộc vào yếu tố di truyền, mà liên quan đến điều kiện dinh dưỡng. Cân nặng cơ thể là đặc điểm tổng hợp, biểu thị mức độ và tỉ lệ giữa quá trình hấp thu và sử dụng năng lượng [30], [69]. 4 Vòng ngực cũng được coi là đặc trưng cơ bản của thể lực. Mức độ phát triển của lồng ngực có liên quan đến hoạt động hô hấp và sức khỏe của con người. Thể lực của con người là một chỉ tiêu phức hợp nên không thể đáng giá qua một số chỉ số riêng biệt. Vì vậy, muốn đánh giá thể lực phải dựa vào mối liên quan giữa các chỉ số hình thái giải phẫu, sinh lý khác nhau. Đây là phương pháp đánh giá thể lực bằng các chỉ số. Loại chỉ số đơn giản nhất được xác định dựa vào chỉ số là chiều cao, cân nặng như chỉ số Broca, Kaup, chỉ số khối cơ thể (BMI) Còn loại chỉ số phức tạp hơn dựa vào nhiều chỉ số hơn (chiều cao, cân nặng, vòng ngực ) như chỉ số pignet, QVC, Vervaek. Bởi vậy, đã có nhiều công trình ngiên cứu về các chỉ số này [5], [7], [8], [12], [14], [15], [23], [24], [25], [30], [32], [33], [41], [43], [49], [62], [64], [81]. Công trình nghiên cứu đầu tiên về thể lực của con người là của C.F.Jumpert (theo [83]). Ông đã nghiên cứu cân nặng cơ thể, chiều cao và các đại lượng khác ở trẻ em từ 1 đến 25 tuổi. Nghiên cứu dọc đầu tiên về chiều cao do P.Montbeilard (theo [83]) thực hiện ở người con trai của mình trong 18 năm liên tục, kể từ khi sinh ra đến năm 1777. Sau này số liệu của P.Montbeilard được D.A.Thomson thể hiện trên đồ thị (theo [83]). Tiếp theo đã có nhiều tác giả nghiên cứu về thể lực của trẻ em. Theo một số tác giả, quá trình phát triển cơ thể con người diễn ra không đồng đều [6], [7], [14], [15], [24], [41], [62], [81], [82], [83]. Sự phát triển không đồng đều ở trẻ em thể hiện qua các thời kỳ khác nhau, có thời kỳ tốc độ tăng trưởng nhanh, còn thời kỳ khác lại tăng trưởng chậm [14], [62], [69]. Trong quá trình phát triển ở trẻ em từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành có hai giai đoạn tăng trưởng “nhảy vọt”. Đó là giai đoạn từ 5 đến 7 tuổi và giai đoạn dậy thì [62], [69]. Trong quá trình phát triển ở trẻ em, sự 5 hoàn chỉnh các cơ quan xảy ra không đồng thì và không đồng tốc [6], [27], [39], [50], [83], [88]. Nhiều tác giả khác [62], [81], [88] nhận thấy có sự khác nhau về tốc độ phát triển thể lực giữa nam và nữ. Từ 7 đến 10 tuổi, tốc độ tăng chiều cao của nữ nhanh hơn của nam. Từ 11 tuổi trở đi, tốc độ tăng chiều cao của nam lại nhanh hơn của nữ. Đó là nguyên nhân đã tạo ra điểm giao chéo tăng trưởng chiều cao lần thứ nhất và lần thứ hai lúc 11 và 14 tuổi [62]. Thực tế cho thấy, sự phát triển thể lực ở trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố và là kết quả của sự tác động qua lại giữa cơ thể với môi trường [4], [5], [50]. Dưới tác động của yếu tố di truyền và điều kiện của môi trường sống, đã xảy ra quá trình cải tổ về mặt hình thái và chức năng, làm cho cơ thể trẻ em ngày một hoàn thiện hơn [44], [62], [88]. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu thể lực của trẻ em ở Việt Nam Ở Việt Nam, người nghiên cứu đầu tiên về sự tăng trưởng chiều cao và cân nặng của trẻ em là Mondiere (1875) và sau này là của Huard và Bogot (1938), Đỗ Xuân Hợp (1943) (theo [83]). Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đó còn lẻ tẻ và các phương pháp nghiên cứu còn đơn giản. Sau năm 1954, có nhiều tác giả tiến hành nghiên cứu các đặc điểm hình thái, giải phẫu, sinh lý của người Việt Nam và năm 1975 cuốn “HSSH” [85] được xuất bản. Đây là một công trình trình bày khá hoàn chỉnh về các chỉ số sinh học, sinh lý, hóa sinh của người Việt Nam Năm 1980, 1982, 1987, Đoàn Yên và cs [88] đã nghiên cứu một số chỉ số sinh học của người Việt Nam từ 3 đến 10 tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở mọi lứa tuổi, chiều cao, cân nặng của người Việt Nam nhỏ hơn so với người châu Âu, châu Mĩ, nhịp độ tăng trưởng chậm, thời kỳ tăng trưởng kéo dài hơn và bước vào thời kỳ nhảy vọt tăng trưởng dậy thì cũng muộn hơn. Tăng trưởng nhảy vọt về chiều cao của nữ xuất hiện vào lúc 12-13 tuổi, của 6 nam lúc 13-16 tuổi và đến 23 tuổi đạt giá trị tối đa. Tăng trưởng nhảy vọt về cân nặng ở nữ lúc 13 tuổi, ở nam lúc 15 tuổi và kết thúc tăng trưởng cân nặng cơ thể lúc 19 tuổi ở nữ và 20 tuổi ở nam. Do đó, nữ bước vào thời kỳ tăng tiến và ổn định về chiều cao, cân nặng sớm hơn so với nam. Từ năm 1980 đến năm 1990, Thẩm Thị Hoàng Điệp [24] nghiên cứu dọc trên 101 học sinh Hà Nội từ 6-17 tuổi. Với 31 chỉ tiêu nhân trắc học được nghiên cứu, tác giả đã rút ra kết luận là chiều cao phát triển mạnh nhất lúc 11- 12 tuổi ở nữ, 13-15 tuổi ở nam, chiều cao trung bình của nữ trưởng thành là 158cm và của nam là 163cm. Cân nặng phát triển mạnh nhất lúc 13 tuổi ở nữ và 15 tuổi ở nam. Vòng ngực trung bình của nữ trưởng thành là 79cm và của nam là 78cm. Năm 1989, nhóm tác giả Thẩm Thị Hoàng Điệp, Nguyễn Quang Quyền, Vũ Xuân Khôi và cs [25] đã tiến hành nghiên cứu chiều cao, vòng đầu, vòng ngực, chỉ số dài chi dưới trên 8000 người từ 1-55 tuổi ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Nhóm tác giả nhận thấy, chiều cao của nam tăng nhanh đến 18 tuổi, của nữ tăng nhanh đến 14 tuổi và có quy luật gia tăng chiều cao cho người Việt Nam (tăng 4cm/20 năm). Vòng ngực tăng nhanh nhất ở nam lúc 13-16 tuổi và ở nữ lúc 11-14 tuổi. Đào Huy Khuê [41] nghiên cứu 36 chỉ tiêu kích thước về sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể trên 1478 học sinh từ 6-17 tuổi ở thị xã Hà Đông. Tác giả nhận thấy, hầu hết các thông số hình thái đều tăng dần theo tuổi, nhưng nhịp độ tăng không đều. Tốc độ tăng tối đa các thông số nghiên cứu của nữ là lúc 11-15 tuổi và của nam lúc 14-16 tuổi. Từ 6-9 tuổi, các kích thước của nữ và nam không có sự khác biệt rõ rệt. Từ 11-15 tuổi, các kích thước của nữ thường cao hơn của nam và 16-17 tuổi, các chỉ số này của nam lại vượt của nữ. Tác giả cũng cho rằng, có sự gia tăng chiều cao của người Việt Nam. Năm 1991-1995, nhóm tác giả Trần Văn Dần và cs [14], nghiên cứu trên 13747 học sinh từ 8-14 tuổi ở các địa phương Hà Nội, Vĩnh Phú, Thái 7 Bình về các chỉ số chiều cao, cân nặng và vòng ngực trung bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, so với số liệu trong cuốn “HSSH” [85] thì sự phát triển chiều cao của trẻ em từ 6-16 tuổi tốt hơn, đặc biệt là trẻ em thành phố, thị xã, nhưng sự gia tăng cân nặng chỉ thấy rõ ở trẻ em Hà Nội, còn ở khu vực nông thôn chưa thấy có sự thay đổi đáng kể. Học sinh thành phố và thị xã có xu hướng phát triển thể lực tốt hơn so với ở nông thôn. Nghiêm Xuân Thăng [77], đã đo 17 chỉ số hình thái (chiều cao, cân nặng, vòng ngực, chỉ số pignet, Broca ) của người Việt Nam từ 1-25 tuổi ở một số vùng của Nghệ An và Hà Tĩnh. Tác giả có nhận xét rằng, sự phát triển chiều cao ở tất cả các độ tuổi của cư dân vùng Nghệ An có khí hậu vừa nóng khô vừa nóng ẩm so với cư dân vùng đồng bằng Bắc Bộ không có thời kỳ nóng khô thấp hơn 0,5-4cm, nhưng cân nặng lại tương đương, mức chênh lệch cao nhất cũng chỉ là 0,5kg. Theo tác giả, điều kiện sống đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển các chỉ số hình thái của con người. Tác giả còn cho biết các chỉ số về kích thước có sự khác biệt giữa nam và nữ, ở các độ tuổi, các kích thước của nam đều lớn hơn của nữ. Tuy nhiên, cũng có một số giai đoạn nữ phát triển nhanh hơn nam và đạt giá trị lớn hơn. Ở các lứa tuổi khác nhau có sự phát triển không đồng đều, phát triển nhanh ở độ tuổi 5-7 tuổi, 10-11 tuổi và 13-14 tuổi. Năm 1995, nhóm tác giả Trần Đình Long, Lê Nam Trà, Nguyễn Văn Tường và cs [64] nghiên cứu trên học sinh ở thị xã Thái Bình. Nhóm tác giả cho thấy, chiều cao đứng, chiều cao ngồi, cân nặng, vòng cánh tay của học sinh thị xã Thái Bình lớn hơn so với số liệu trong cuốn “HSSH” [85] nhưng thấp hơn so với học sinh ở quận Hoàn Kiếm [65]. Năm 1998 - 2002, Trần Thị Loan [60], [62] nghiên cứu trên học sinh Hà Nội từ 6-17 tuổi. Tác giả cho thấy, các chỉ số chiều cao, cân nặng, vòng ngực của học sinh lớn hơn so với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác từ 8 những thập kỷ 80 trở về trước và so với học sinh ở Thái Bình và Hà Tây ở cùng thời điểm nghiên cứu. Điều này chứng tỏ, điều kiện sống đã ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển thể lực của học sinh. Năm 2009, Đỗ Hồng Cường [12], nghiên cứu học sinh trung học cơ sở các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Tác giả cho biết, các chỉ số hình thái- thể lực ở học sinh nam, nữ giữa các dân tộc Mường, Thái, Kinh không có sự khác biệt và giữa các dân tộc Tày, Dao cũng không có sự khác biệt. Tuy nhiên, các chỉ số hình thái- thể lực của học sinh nam, nữ các dân tộc Mường, Thái, Kinh đều cao hơn so với học sinh nam, nữ các dân tộc Tày, Dao. Sự vượt trội của các chỉ số hình thái -thể lực ở học sinh các dân tộc Mường, Thái, Kinh so với ở học sinh các dân tộc Tày, Dao có thể có liên quan với sự khác biệt về điều kiện kinh tế- xã hội giữa các huyện ở tỉnh Hòa Bình. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về thể lực của học sinh ở Việt Nam khá phong phú. Tuy kết quả nghiên cứu trong các công trình có sự khác nhau ít nhiều, nhưng đều xác định được là chúng biển đổi theo lứa tuổi và mang đặc điểm giới tính. Trong quá trình phát triển ở trẻ em có hai giai đoạn nhảy vọt tăng trưởng. Mốc đánh dấu lứa tuổi nhảy vọt của các công trình là tương đối thống nhất đó là chiều cao tăng nhanh nhất từ 13-15 tuổi ở nam, 11- 13 tuổi ở nữ và có sự khác biệt về những chỉ số này giữa nam và nữ, giữa học sinh thành phố, thị xã và học sinh nông thôn. 1.2. CÁC CHỈ SỐ VỀ CHỨC NĂNG CỦA MỘT SỐ HỆ CƠ QUAN 1.2.1. Tần số tim và huyết áp động mạch Hoạt động của hệ tuần hoàn đảm bảo cung cấp ôxi và chất dinh dưỡng cho toàn bộ cơ thể sống, trong đó tần số tim và huyết áp động mạch là những chỉ số cơ bản biểu hiện hoạt động của hệ tuần hoàn. Tim có chức năng vừa hút và vừa đẩy máu, là động cơ chính của hệ tuần hoàn. Bởi vậy tần số tim là một trong các chỉ số dùng để đánh giá hoạt động của hệ tuần hoàn và tình trạng sức khỏe của con người. 9 Theo Tur A. P. (theo [62]), tần số tim trung bình của trẻ sơ sinh trong những ngày đầu tiên là 120-140 nhip/phút, sau đó giảm dần theo độ tuổi và đạt mức ổn định ở lứa tuổi trưởng thành. Nhiều công trình nghiên cứu đã cho biết ở trẻ lứa tuổi đang bú mẹ tần số tim trung bình là 110-160 nhip/phút, trước tuổi đến trường là 80-100 nhịp/phút và ở tuổi học đường là 72-82 nhip/phút (theo [62]). Sự giảm tần số tim trong quá trình phát triển của trẻ em có liên quan đến sự giảm hoạt động của nút xoang và giảm ảnh hưởng của các dây thần kinh ngoài tim [62]. Trong những năm tiếp theo, tần số tim tiếp tục giảm đi chút ít [53], [70]. Tần số tim có thể thay đổi theo độ tuổi, theo trạng thái cơ thể, khí hậu, bệnh lý, giới tính. Tần số tim của trẻ em cao hơn của người lớn, càng nhỏ càng nhanh và rất dễ thay đổi khi khóc, sốt, sợ hãi, gắng sức [72]. Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch. Huyết áp khi tim co gọi là huyết áp tối đa hay huyết áp tâm thu, huyết áp khi tim giãn gọi là huyết áp tối thiểu hay huyết áp tâm trương. Mức chênh lệch giữa huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu gọi là huyết áp hiệu số. Đây là điều kiện cần cho sự tuần hoàn máu. Huyết áp hiệu số lớn nhất ở các động mạch chủ và động mạch lớn [26], [84]. Panaven V. V. (theo [88]) đã theo dõi sự biến đổi huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu, huyết áp hiệu số ở trẻ em 7-17 tuổi và nhận thấy, huyết áp tăng dần theo tuổi, nhưng tăng không đều, thời điểm huyết áp tăng nhảy vọt ở nam là 9, 12 và 13 tuổi, ở nữ là 9 và 12 tuổi. Theo Fedorova E. V. và Zasukhina V. N. (theo [62]), lứa tuổi huyết áp tăng nhảy vọt ở cả nam và nữ là 7-8 tuổi. Theo Frolkis V. V. (theo [62]), dưới 5 tuổi huyết áp của nam và nữ hầu hết giống nhau, nhưng 5-9 tuổi huyết áp của nam cao hơn của nữ. Kết quả nghiên cứu của Fedorova E. V. (theo [62]) và Kaluifnaia R. A. (theo [62]) cũng cho thấy, lúc 8-12 tuổi huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu của nam đều 10 [...]... PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Các chỉ số được nghiên cứu - Các chỉ số về thể lực (chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình, chỉ số pignet, chỉ số BMI) - Các chỉ số chức năng của một số hệ cơ quan (tần số tim, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương) - Các chỉ số trí tuệ (Chỉ số IQ, trí nhớ ngắn hạn) - Chỉ số vượt khó (AQ) và các chỉ số thành phần của AQ ( C, O, R, E) 2.2.2 Phương pháp nghiên cứu các chỉ số 2.2.2.1... ngiên cứu cho thấy, khả năng trí tuệ của học sinh nông thôn kém hơn so với của học sinh Hà Nội, giữa học sinh nữ và học sinh nam không có sự khác biệt rõ về khả năng độ hoạt động trí tuệ Điều này chứng tỏ, hoạt động trí tuệ của học sinh không phụ thuộc vào giới tính Trần Thị Loan [57], [58], [59], [61], [62], nghiên cứu mối quan hệ giữa năng lực trí tuệ và học lực của học sinh phổ thông và nghiên cứu trí. .. TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2.1.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là học sinh tiểu học và trung học cơ sở ở xã Minh Đạo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh Tất cả có 9 nhóm với 9 độ tuổi khác nhau từ 7-15 tuổi Các đối tượng nghiên cứu đều có sức khỏe và trạng thái tâm sinh lý bình thường Tuổi của các đối tượng được tính theo quy ước chung của Tổ chức y tế thế giới 2.1.2 Phân bố đối tượng nghiên cứu. .. Bảo và cộng sự [4], [5], đã nghiên cứu mối quan hệ giữa yếu tố di truyền và sự phát triển trí tuệ của học sinh Tác giả nhận thấy, yếu tố di truyền là tiền đề cho sự phát triển trí tuệ của học sinh 17 Tạ Thúy Lan và Võ Văn Toàn [47], [48], [75], [76], nghiên cứu khả năng hoạt động trí tuệ của học sinh tiểu học, trung học cơ sở ở Hà Nội và Quy Nhơn bằng test Raven và điện não đồ Kết quả nghiên cứu cho... [38] cho thấy, có thể sử dụng test trí tuệ để đánh giá khả năng hoạt động trí tuệ của trẻ em Việt Nam Đơn vị được sử dụng để đánh giá năng lực trí tuệ của con người là chỉ số thông minh (IQ) Từ cuối những năm 80 trở lại đây đã có một số công trình nghiên cứu trí tuệ của học sinh Việt Nam Một số tác giả [3], [36], [80] quan tâm đến bản chất và cấu trúc của trí tuệ Kết quả nghiên cứu của các công trình... năng lực trí tuệ của học sinh tăng dần theo lứa tuổi và có mối liên quan thuận với kết quả học tập Khả năng trí tuệ của học sinh Quy Nhơn kém hơn so với học sinh Hà Nội Khả năng hoạt động trí tuệ của trẻ em tương quan với quá trình hoàn chỉnh hóa điện não đồ, thể hiện qua nhịp α và nhịp β ở vùng chẩm, trán Tạ Thúy Lan và Trần Thị Loan [50], [51], [52], nghiên cứu trí tuệ của học sinh nông thôn và thành... [12], nghiên cứu trên học sinh trung học cơ sở các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã cho thấy, từ 11-15 tuổi tần số tim của học sinh nam và của học sinh nữ các dân tộc giảm dần Ở học sinh nam mỗi năm giảm khoảng 1,95-2,36 lần/phút còn ở học sinh nữ giảm khoảng 1,75-2,02 lần/phút Tần số tim của nam nữ học sinh giữa các dân tộc không có sự khác biệt và ở các lứa tuổi khác nhau tần số tim của nữ đều cao hơn của. .. lực của học sinh Ông nhận thấy, sự phân phối điểm IQ của học sinh Việt Nam gần với phân phối chuẩn, năng lực trí tuệ của học sinh nông thôn và thành thị, với trình độ học lực và thành phần gia đình có sự khác biệt Ngô Công Hoàn [34], khi nghiên cứu sự phát triển trí tuệ của học sinh thành phố Huế và Hà Nội đã cho thấy, có sự chênh lệch về mức độ phát triển trí tuệ giữa học sinh bình thường với học sinh. .. có thể sử dụng các trắc nghiệm trí tuệ để chẩn đoán khả năng hoạt động trí tuệ của trẻ em Người đầu tiên nghiên cứu sự phát triển trí tuệ của học sinh Việt Nam là Trần Trọng Thủy [78], tác giả đã nghiên cứu sự phát triển trí tuệ bằng test Raven và đã xác định được chiều hướng, cường độ, trình độ và chất lượng phát triển trí tuệ ở học sinh, đồng thời còn đề cập đến mối liên quan giữa trí tuệ và thể. .. [77], nghiên cứu khả năng ghi nhớ của học sinh và sinh viên Nghệ Tĩnh từ 10-20 tuổi trong các điều kiện khí hậu khác nhau Kết quả nghiên cứu cho thấy, khả năng ghi nhớ của học sinh biến đổi theo sự biến động của nhiệt độ, độ ẩm, cường độ bức xạ và đối lưu không khí Trịnh Văn Bảo và cs [5], nghiên cứu trí nhớ của học sinh lớp 6 trường Marie-Curie và trường Trung học cơ sở Tô Hoàng Hà Nội có nhận xét, trí . các chỉ số trí tuệ của học sinh tiểu học và trung học cơ sở xã Minh Đạo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (chỉ số IQ, mức trí tuệ và trí nhớ). - Nghiên cứu chỉ số vượt khó (AQ) của học sinh tiểu học. của học sinh tiểu học và trung học cơ sở xã Minh Đạo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Xác định được thực trạng một số đặc điểm thể lực của học sinh tiểu học và trung học. tiểu học và trung học cơ sở xã Minh Đạo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu là học sinh tiểu học và trung học cơ sở ở xã Minh Đạo, huyện Tiên

Ngày đăng: 05/12/2014, 09:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w