Chỉ số AQ gồm 4 chỉ số thành phần C, O, R, E.
Chỉ số C (Control) khả năng kiểm soát, điều khiển. Đây là một trong số những nhân tố quan trọng chỉ ra cách một người nào đó phản ứng lại với những trở ngại. Chỉ số C đánh giá khả năng kiểm soát và hạn chế bất lợi chi phối cuộc sống, đánh giá sự quyết tâm kiên cường đối mặt với trở ngại.
Chỉ số O (Ownership): Khả năng xử lý tình huống. Đo chỉ số O để xác định mức độ chịu trách nhiệm và khả năng xử lý tình huống, hành động.
Chỉ số R (Reach) là khả năng chịu đựng. Đo chỉ số R để xác định mức độ phạm vi tiếp cận sự kiện và sức chịu đựng các mức độ căng thẳng.
Chỉ số E (Endurance) khả năng nhẫn lại, tinh thần lạc quan. Đo chỉ số E để xác định thời gian chịu đựng các tình huống xấu, là thước đo về sự lạc quan.
Kết quả nghiên cứu các chỉ số thành phần của AQ được thể hiện trong bảng 3.23 và hình 3.29. Bảng 3.23. Các chỉ số thành phần của AQ Tuổi n Điểm các chỉ số C O R E Chung X SD± X SD± X SD± X SD± X SD± 7 94 16,07 ±1,30 16,12 ±1,45 17,09 ±1,44 17,30 ±1,56 133,15 ±5,28 8 93 16,32±1,68 16,63±1,64 17,24±1,54 17,45±1,31 135,27±5,31 9 105 16,37±1,35 16,74±1,58 17,22±1,69 18,16±1,85 136,98±4,89 10 93 16,48±1,54 17,02±1,24 17,51±2,07 18,53±1,99 139,07±5,46 11 100 16,94±1,68 17,10±1,29 18,18±1,74 18,37±1,40 141,18±4,15 12 105 17,20±1,45 17,43±1,52 18,14±1,46 18,88±1,62 143,30±5,42 13 105 17,07±1,52 17,57±1,60 18,26±1,02 19,72±1,35 145,24±4,58 14 99 17,42±1,44 18,11±1,06 18,40±1,09 19,86±1,71 147,58±4,73 15 103 17,64±1,36 18,42±1,57 18,43±1,52 19,95±1,86 148,87±4,28 Tổng 897 16,85±1,48 17,25±1,44 17,84±1,50 18,72±1,61 141,33±4,89
Hình 3.29. Biểu đồ thể hiện các chỉ số thành phần của AQ theo tuổi
Các số liệu trong bảng 3.23 cho thấy, các chỉ số thành phần của AQ đều tăng dần theo tuổi. Cụ thể, chỉ số C ở độ tuổi 7 là 16,07 tăng lên 17,64 ở độ tuổi 15, tốc độ tăng trung bình 0,20 điểm/năm. Chỉ số O ở độ tuổi 7 là 16,12 tăng lên 18,42 ở độ tuổi 15, tốc độ tăng trung bình 0,29 điểm/năm. Chỉ số R ở độ tuổi 7 là 17,09 tăng lên 18,43 ở độ tuổi 15, tốc độ tăng trung bình 0,18 điểm/năm. Chỉ số E ở độ tuổi 7 là 17,30 tăng lên 19,95 ở độ tuổi 15, tốc độ tăng trung bình 0,33 điểm/năm.
Trong cùng một độ tuổi, các chỉ số thành phần của AQ cũng tăng dần từ chỉ số C đến chỉ số E (hình 3.29).
3.4.3.1. Khả năng kiểm soát, điều khiển của học sinh
Kết quả nghiên cứu khả năng kiểm soát (chỉ số C) của học sinh theo giới tính được thể hiện trong bảng 3.24 và hình 3.30.
Các số liệu trong bảng 3.24 cho thấy, chỉ số C của học sinh tăng dần theo tuổi. Đối với học sinh nam ở độ tuổi 7 là 16,14 điểm tăng lên 17,82 điểm lúc 15 tuổi, tốc độ tăng trung bình 0,21 điểm/năm. Đối với học sinh nữ ở độ
tuổi 7 là 16,00 điểm tăng lên 17,64 điểm, tốc độ tăng trung bình 0,21 điểm/năm.
Bảng 3.24. Khả năng kiểm soát của học sinh theo tuổi và theo giới tính
Tuổi Điểm chỉ số C X 1-X 2 p (1-2) Nam (1) Nữ (2) Chung n X SD± n X SD± n X SD± 7 46 16,14 ±1,36 48 16,00±1,23 94 16,07±1,30 0,14 >0,05 8 46 16,52±1,84 47 16,13±1,52 93 16,32±1,68 0,39 >0,05 9 54 16,58±1,30 51 16,15±1,41 105 16,37±1,35 0,43 >0,05 10 50 16,74±1,23 43 16,18±1,90 93 16,48±1,54 0,56 >0,05 11 54 17,00±1,64 46 16,88±1,85 100 16,94±1,68 0,12 >0,05 12 53 17,34±1,63 52 17,05±1,27 105 17,20±1,45 0,29 >0,05 13 53 17,19±1,50 52 16,97±1,54 105 17,07±1,52 0,22 >0,05 14 50 17,64±1,29 49 17,21±1,59 99 17,42±1,44 0,43 >0,05 15 54 17,82±1,31 49 17,45±1,41 103 17,64±1,36 0,37 >0,05 Tổng 460 17,02±1,19 437 16,68±1,50 897 16,85±1,48 0,34 >0,05
Trong cùng một độ tuổi, chỉ số C của học sinh nam và học sinh nữ có sự khác nhau. Tuy nhiên, sự khác nhau về chỉ số C giữa học sinh nam và học sinh nữ không rõ và không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
3.4.3.2. Khả năng xử lý tình huống của học sinh
Kết quả nghiên cứu khả năng xử lí tình huống (chỉ số O) của học sinh theo giới tính được thể hiện trong bảng 3.25 và hình 3.31.
Các số liệu trong bảng 3.25 cho thấy, chỉ số O (khả năng xử lí tình huống) của học sinh tăng dần theo tuổi. Đối với học sinh nam, ở độ tuổi 7 chỉ số này là 16,30 điểm tăng lên 18,56 điểm lúc 15 tuổi, tốc độ tăng trung bình 0,28 điểm/năm. Đối với học sinh nữ ở độ tuổi 7 là 15,97 điểm tăng lên 18,25 điểm, tốc độ tăng trung bình 0,29 điểm/năm.
Trong cùng một độ tuổi, chỉ số O của học sinh nam và học sinh nữ có sự khác nhau. Tuy nhiên, sự khác nhau về chỉ số O giữa học sinh nam và học sinh nữ không rõ và không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Bảng 3.25. Khă năng xử lý tình huống của học sinh theo tuổi và theo giới tính
Tuổi Điểm chỉ số O (Ownership) X 1-X 2 p (1-2) Nam (1) Nữ (2) Chung n X SD± n X SD± n X SD± 7 46 16,30 ±1,24 48 15,97 ±1,65 94 16,13±1,45 0,33 >0,05 8 46 16,82±1,68 47 16,40±1,60 93 16,62±1,64 0,45 >0,05 9 54 16,94±1,43 51 16,52±1,74 105 16,74±1,58 0,42 >0,05 10 50 17,24±1,25 43 16,78±1,23 93 17,03±1,24 0,46 >0,05 11 54 17,30±1,46 46 16,87±1,09 100 17,10±1,29 0,43 >0,05 12 53 17,68±1,75 52 17,17±1,29 105 17,43±1,52 0,51 >0,05 13 53 17,80±1,29 52 17,35±1,92 105 17,58±1,60 0,45 >0,05 14 50 18,24±1,11 49 17,98±1,01 99 18,11±1,06 0,26 >0,05 15 54 18,56±1,63 49 18,25±1,50 103 18,41±1,57 0,31 >0,05 Tổng 460 17,46 ±1,43 437 17,04 ±1,46 897 17,26 ±1,44 0,41 >0,05
Hình 3.31. Biểu đồ thể hiện chỉ số O của học sinh theo tuổi và giới tính
3.4.3.3. Khả năng chịu đựng của học sinh
Kết quả nghiên cứu khả năng chịu đựng (chỉ số R) của học sinh theo giới tính được thể hiện trong bảng 3.26 và hình 3.32.
Bảng 3.26. Khă năng chịu đựng của học sinh theo tuổi và theo giới tính
Tuổi Điểm chỉ số R X 1-X 2 p (1-2) Nam (1) Nữ (2) Chung n X SD± n X SD± n X SD± 7 46 17,18 ±1,72 48 17,01 ±1,17 94 17,09±1,44 0,17 >0,05 8 46 17,36±1,68 47 17,13±1,40 93 17,24±1,54 0,23 >0,05 9 54 17,38±1,54 51 17,05±1,85 105 17,22±1,69 0,33 >0,05 10 50 17,62±2,15 43 17,38±1,98 93 17,51±2,07 0,24 >0,05 11 54 18,24±1,67 46 18,10±1,82 100 18,18±1,74 0,14 >0,05 12 53 18,30±1,28 52 17,99±1,64 105 18,15±1,46 0,45 >0,05 13 53 18,41±1,19 52 18,11±0,85 105 18,26±1,02 0,30 >0,05 14 50 18,54±1,27 49 18,25±0,91 99 18,40±1,09 0,29 >0,05 15 54 18,62±1,56 49 18,22±1,48 103 18,43±1,52 0,40 >0,05 Tổng 460 17,98 ±1,56 437 17,70 ±1,45 897 17,84 ±1,50 0,28 >0,05
Hình 3.32. Biểu đồ thể hiện chỉ số R của học sinh theo tuổi và giới tính
Các số liệu trong bảng 3.26 cho thấy, chỉ số R (khả năng chịu đựng) của học sinh tăng dần theo tuổi. Đối với học sinh nam, ở độ tuổi 7 chỉ số này là 17,18 điểm tăng lên 18,62 điểm lúc 15 tuổi, tốc độ tăng trung bình 0,18 điểm/năm. Đối với học sinh nữ, ở độ tuổi 7 chỉ số này là 17,01 điểm tăng lên 18,22 điểm lúc 15 tuổi, tốc độ tăng trung bình 0,15 điểm/năm.
Trong cùng một độ tuổi, chỉ số R của học sinh nam và học sinh nữ có sự khác nhau. Tuy nhiên, sự khác nhau về chỉ số R giữa học sinh nam và học sinh nữ không rõ và không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
3.4.3.4. Khả năng nhẫn nại, lạc quan của học sinh
Kết quả nghiên cứu khả năng nhẫn nại, sự lạc quan (chỉ số E) của học sinh theo giới tính được thể hiện trong bảng 3.27 và hình 3.33.
Các số liệu trong bảng 3.27 cho thấy, chỉ số E (khả năng nhẫn nại, sự lạc quan) của học sinh tăng dần theo tuổi. Đối với học sinh nam, ở độ tuổi 7 điểm của chỉ số này là 17,46 điểm tăng lên 20,22 điểm lúc 15 tuổi, tốc độ tăng trung bình 0,35 điểm/năm. Đối với học sinh nữ, ở độ tuổi 7 chỉ số này là 17,15 điểm tăng lên 19,63 điểm lúc 15 tuổi, tốc độ tăng trung bình 0,31 điểm/năm.
Bảng 3.27. Khă năng nhẫn nại, sự lạc quan của học sinh theo tuổi và theo giới tính
Tuổi Điểm chỉ số E X 1-X 2 p (1-2) Nam (1) Nữ (2) Chung n X SD± n X SD± n X SD± 7 46 17,46 ±1,46 48 17,15 ±1,66 94 17,30±1,56 0,31 >0,05 8 46 17,66±1,47 47 17,24±1,15 93 17,45±1,31 0,42 >0,05 9 54 18,28±1,96 51 18,03±1,73 105 18,16±1,85 0,25 >0,05 10 50 18,76±2,04 43 18,26±1,93 93 18,53±1,99 0,50 >0,05 11 54 18,61±1,31 46 18,10±1,51 100 18,38±1,40 0,51 >0,05 12 53 18,98±1,58 52 18,75±1,66 105 18,87±1,62 0,23 >0,05 13 53 19,86±1,43 52 19,60±1,27 105 19,73±1,35 0,26 >0,05 14 50 19,94±1,63 49 19,75±1,81 99 19,85±1,72 0,19 >0,05 15 54 20,22±1,49 49 19,63±1,89 103 19,94±1,68 0,59 >0,05 Tổng 460 18,90 ±1,60 437 18,52 ±1,62 897 18,72 ±1,61 0,37 >0,05
Hình 3.33. Biểu đồ thể hiện chỉ số E của học sinh theo tuổi và giới tính
Trong cùng một độ tuổi, chỉ số E của học sinh nam lớn hơn của học sinh nữ. Tuy nhiên, sự khác nhau về chỉ số R giữa học sinh nam và học sinh nữ không rõ và không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
3.5. MỐI LIÊN QUAN GIỮA NĂNG LỰC TRÍ TUỆ VỚI MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH HỌC
Kết quả nghiên cứu về mối liên quan giữa năng lực trí tuệ (chỉ số IQ) với một số chỉ số của học sinh được thể hiện trong bảng 3.28.
Bảng 3.28. Mối liên quan giữa năng lực trí tuệ với một số chỉ số
Mối liên quan giữa các chỉ số Hệ số tương quan (r)
IQ - Trí nhớ thị giác 0,76731 IQ - Trí nhớ thính giác 0,76556 IQ - AQ 0,61056 IQ - Chỉ số C 0,60695 IQ - Chỉ số O 0,60577 IQ - Chỉ số R 0,61602 IQ - Chỉ số E 0,62052
3.5.1. Mối liên quan giữa năng lực trí tuệ với trí nhớ ngắn hạn
Kết quả nghiên cứu trong bảng 3.28 cho thấy, hệ số tương quan giữa chỉ số IQ với trí nhớ thị giác của học sinh có giá trị dương (r = 0,76731). Điều này chứng tỏ, giữa chỉ số IQ và trí nhớ thị giác có mối liên quan thuận và chặt chẽ vì r > 0,7 (hình 3.34). Chỉ số IQ càng cao thì trí nhớ thị giác càng tốt.
Hệ số tương quan giữa chỉ số IQ và trí nhớ thính giác của học sinh có giá trị trị dương (r = 0,76556). Đây là mối liên quan thuận và chặt chẽ vì r >0,7. Điều này chứng tỏ, học sinh có chỉ số IQ càng cao thì trí nhớ thính giác ngắn hạn càng tốt (hình 3.35).
Hình 3.34. Biểu đồ thể hiện mối liên quan giữa chỉ số IQ và trí nhớ thị giác
Hình 3.35. Biểu đồ thể hiện mối liên quan giữa chỉ số IQ và trí nhớ thính giác
r = 0,767531
3.5.2. Mối liên quan giữa năng lực trí tuệ với các chỉ số thành phần của AQ
Hình 3.36. Biểu đồ thể hiện mối liên quan giữa IQ và AQ
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.28 cho thấy hệ số tương quan giữa chỉ số IQ và AQ là r = 0,61065. Chứng tỏ đây là mối liên quan thuận và chặt chẽ. Điều này chứng tỏ rằng học sinh có chỉ số IQ càng cao thì khả năng vượt khó càng tốt.
Hình 3.37. Biểu đồ thể hiện mối liên quan giữa chỉ số IQ với chỉ số C
r = 0,60695 Chỉ số AQ
Chỉ số IQ r = 0,61056
Kết quả nghiên cứu trong bảng 3.28 cho thấy, hệ số tương quan giữa chỉ số IQ với khả năng kiểm soát (chỉ số C) của học sinh có giá trị dương (r=0,60695). Đây là mối liên quan thuận và chặt chẽ vì r >0,6. Điều này có nghĩa là học sinh có chỉ số IQ càng cao thì khả năng kiểm soát các tình huống càng tốt. Tuy nhiên, mức tương quan này chỉ trên mức trung bình, nên không nhất thiết học sinh có chỉ số IQ cao thì chỉ số C cũng cao (hình 3.37).
Kết quả nghiên cứu trong bảng 3.29 cho thấy, hệ số tương quan giữa chỉ số IQ và khả năng xử lí tình huống (chỉ số O) của học sinh có giá trị dương (r = 0,60577). Đây là mối liên quan thuận và chặt chẽ vì r >0,6. Điều này có nghĩa là học sinh có chỉ số IQ càng cao thì khả năng xử lí tình huống càng tốt. Tuy nhiên, mức tương quan này chỉ trên mức trung bình, nên không nhất thiết học sinh có chỉ số IQ cao thì chỉ số O cũng cao (hình 3.38).
Hình 3.38. Biểu đồ thể hiện mối liên quan giữa chỉ số IQ và chỉ số O
Hệ số tương quan giữa chỉ số IQ và khả năng chịu đựng (chỉ số R) của học sinh có giá trị dương (r = 0,61602). Đây là mối liên quan thuận và chặt chẽ vì r >0,6. Điều này có nghĩa là học sinh có chỉ số IQ càng cao thì khả năng chịu đựng càng tốt. Tuy nhiên, mức tương quan này chỉ trên mức trung bình, nên không nhất thiết học sinh có chỉ số IQ cao thì chỉ số O cũng cao (hình 3.39).
Hình 3.39. Biểu đồ thể hiện mối liên quan giữa chỉ số IQ và chỉ số R
Hệ số tương quan giữa chỉ số IQ và khả năng nhẫn nại, sự lạc quan (chỉ số E) của học sinh có giá trị dương (r = 0,62052). Đây là mối liên quan thuận và chặt chẽ vì r >0,6. Điều này có nghĩa là học sinh có chỉ số IQ càng cao thì khả năng nhẫn nại, sự lạc quan càng tốt. Tuy nhiên, mức tương quan này chỉ trên mức trung bình, nên không nhất thiết học sinh có chỉ số IQ cao thì chỉ số R cũng cao (hình 3.40).
Hình 3.40. Biểu đồ thể hiện mối liên quan giữa chỉ số IQ và chỉ số E
Hệ số tương quan giữa chỉ số IQ và chỉ số E cao hơn hệ số tương quan giữa chỉ số IQ và chỉ số thành phần khác của AQ. Điều này chứng tỏ, mối liên quan giữa chỉ số IQ và chỉ số E chặt chẽ hơn.
r = 0,61602
Chương 4 BÀN LUẬN
4.1. CÁC CHỈ SỐ THỂ LỰC CỦA HỌC SINH 7-15 TUỔI
4.1.1. Chiều cao của học sinh 7-15 tuổi
Chiều cao của cơ thể là một chỉ số cơ bản của sự phát triển thể lực, thể hiện đặc điểm lứa tuổi, giới tính, chủng tộc và điều kiện sống [69]. Do đó chiều cao được coi là một chỉ số quan trọng để đánh giá thể lực của con người.
Qua nghiên cứu trên 897 học sinh từ 7-15 tuổi, chúng tôi nhận thấy chiều cao của học sinh tăng dần theo tuổi, với tốc độ khá lớn, trung bình mỗi năm chiều cao của học sinh nam tăng 5,31cm và của học sinh nữ tăng trung bình 4,67cm. Chiều cao của các em học sinh tăng nhanh là do ở thời kì này, quá trình sinh trưởng và phát triển diễn ra mạnh. Tuy nhiên, tốc độ tăng chiều cao của học sinh không đồng đều và có thời điểm tăng trưởng nhảy vọt. Hiện tượng tăng trưởng nhảy vọt chiều cao của các em học sinh liên quan trực tiếp đến tuổi dậy thì [69]. Ở tuổi dậy thì, xương phát triển mạnh đặc biệt là các xương ống dài ra rất nhanh làm chiều cao của các em tăng trưởng nhảy vọt [55], [69], [88].
Thời kỳ tăng trưởng nhảy vọt về chiều cao của học sinh nữ (12-13 tuổi) xuất hiện sớm hơn của học sinh nam (13-14 tuổi) một năm là do tuổi dậy thì của nữ thường đến sớm hơn của nam. Thời điểm tăng nhảy vọt chiều cao của học sinh 7 - 15 tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Thẩm Thị Hoàng Điệp và cs [24], Trần Thị Loan [62], Đoàn Yên và cs [88], và đến muộn hơn so với kết của Trần Văn Dần và cs [14], Đào Huy Khuê [41], Trần Đình Long và cs [65].
Tốc độ tăng chiều cao của học sinh nam và học sinh nữ không đồng đều. Ở giai đoạn đầu (7-10 tuổi), tốc độ tăng chiều cao của học sinh nữ là 4,94 cm/năm lớn hơn so với học sinh nam (4,55 cm/năm). Ở giai đoạn sau (11-15
tuổi), tốc độ tăng chiều cao của học sinh nam là 5,76 cm/năm lớn hơn so với học sinh nữ (4,54 cm/năm). Tạo nên hai điểm giao chéo trên đường biểu diễn sự biến đổi chiều cao theo tuổi của học sinh (điểm giao chéo lần thứ nhất lúc 10 tuổi và điểm giao chéo lần thứ hai lúc 14 tuổi).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về thời điểm giao chéo tăng trưởng chiều cao của học sinh phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Loan [62], Trần Đình Long và cs [65], của “HSSH” [85], nhưng sớm hơn so với Thẩm Thị Hoàng Điệp và cs [25], Đoàn Yên và cs [88]. Trong khi đó, điểm