Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 29 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
29
Dung lượng
0,92 MB
Nội dung
SIÊU THỊ CO.OP MART I. Giới thiệu hệ thống siêu thị Saigon Co.op Mart 1. Lịch sử hình thành Hình 1: Logo của chuỗi siêu thị Co-opMart Saigon Co.op đã khởi đầu bằng việc liên doanh liên kết với các công ty nước ngoài để gia tăng thêm nguồn lực cho hướng phát triển của mình. Là một trong số ít đơn vị có giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp của thành phố, hoạt động xuất nhập khẩu phát triển mạnh mẽ mang lại hiệu quả cao, góp phần xác lập uy tín, vị thế của Saigon Co.op trên thị trường trong và ngoài nước. Sự kiện nổi bật nhất là sự ra đời Siêu thị đầu tiên của Hệ thống Co.opMart là Co.opMart Cống Quỳnh vào ngày 09/02/1996, với sự giúp đỡ của các phong trào HTX quốc tế đến từ Nhật, Singapore và Thụy Điển. Từ đấy loại hình kinh doanh bán lẻ mới, văn minh phù hợp với xu hướng phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh đánh dấu chặng đường mới của Saigon Co.op. Cho đến nay, hệ thống Co.opMart đã là chuỗi siêu thị bán lẻ trực thuộc Saigon Co.op, bao gồm 40 siêu thị tại TP.HCM và các tỉnh miền Nam và Nam Trung Bộ. Các siêu thị Co.opMart có đặc điểm chung là thân thiện, gần gũi với khách hàng, mang đến cho khách hàng sự tiện lợi và nhiều dịch vụ tăng thêm. Với phương châm “Hàng hóa chất lượng, giá cả phải chăng, phục vụ ân cần”, Co.opMart đã được ngày càng nhiều khách hàng chọn lựa để đến mua sắm và thư giãn cùng gia đình mỗi ngày. Thực phẩm tươi sống tươi ngon, thực phẩm công nghệ đa dạng, đồ dùng phong phú với nhiều mẫu mã mới, hàng may mặc thời trang, chất lượng, giá phải chăng, cùng với dịch vụ khách hàng phong phú, tiện lợi và sự thân thiện của nhân viên Co.opMart là lý do Co.opMart trở thành “Nơi mua sắm đáng tin cậy, bạn của mọi nhà”. Chuỗi siêu thị Co-opMart đã đạt được những kết quả như sau : Số lượng siêu thị: 39 siêu thị. Doanh số: gần 6.000 tỷ ñồng/năm. Nghĩa vụ thuế: trên 120 tỷ ñồng/năm. Số lao ñộng: 6.630 người. Thu nhập bình quân: 3,5 triệu ñồng/người/tháng. Thị phần: khoảng 60 % thị phần siêu thị tại Tp.Hồ Chí Minh. Kế hoạch phát triển mạng lưới Co-opMart dự kiến ñến 2015 sẽ có 100 siêu thị Co- opMart trên phạm vi cả nước, như vậy bình quân hàng năm sẽ khai trương 10 CoopMart (Cuối quý II/2009 đã đạt mức 46 Co-opmart). địa bàn trọng điểm mà Saigon Co-op nhắm tới để đầu tư các siêu thị Co-opMart là Tp.HCM, Cần Thơ, Biên Hoà, Hà Nội, đà Nẵng, Hải Phòng và các Tỉnh - thành, thị xã - thị trấn đông dân cư; tuy nhiên trong tương lai sẽ “phủ sóng” toàn quốc. Saigon Co.op đã tự đề ra và thực hiện nghiêm túc ba chính sách về chất lượng như sau Hệ thống Co.opMart - Nơi mua sắm đáng tin cậy - Bạn của mọi nhà Hàng hóa phong phú và chất lượng Giá cả phải chăng Phục vụ ân cần Luôn đem lại các giá trị tăng thêm cho khách hàng Saigon Co.op luôn ưu tiên chọn những sản phẩm của nhà sản xuất có chứng chỉ ISO- 9000 hoặc một hệ thống quản lý chất lượng tương đương, tối thiểu là nhà sản xuất có hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn. Saigon Co.op là mái nhà thân yêu của toàn thể cán bộ nhân viên. Mọi hoạt động của Saigon Co.op luôn hướng đến cộng đồng xã hội. 3.Hệ thống Co.op Mart 1. Co.opMart Cống Quỳnh, Q.1 - Tp. HCM 2. Co.opMart Hậu Giang, Q.6 - Tp. HCM 3. Co.opMart Đầm Sen, Q.11 - Tp. HCM 4. Co.opMart Nguyễn Đình Chiểu, Q.3 - Tp. HCM 5. Co.opMart Đinh Tiên Hoàng, Q.Bình Thạnh - Tp. HCM 6. Co.opMart Phú Lâm, Q.6 - Tp. HCM 7. Co.opMart Thắng Lợi, Q. Tân Phú - Tp. HCM 8. Co.opMart Nguyễn Kiệm - Q. Phú Nhuận - Tp. HCM 9. Co.opMart Quy Nhơn - Tp.Qui Nhơn - Bình Định 10. Co.opMart Xa Lộ Hà Nội, Q.9 - Tp. HCM 11. Co.opMart Cần Thơ, Q.Ninh Kiều - TP.Cần Thơ 12. Co.opMart Mỹ Tho, TP Mỹ Tho - Tiền Giang 13. Co.opMart BMC, Q.Tân Phú - Tp. HCM 14. Co.opMart An Đông, Q.5, TPHCM 15. Co.opMart Phú Mỹ Hưng, Q.7 – TPHCM 16. Co.opMart Lý Thường Kiệt, Q.10 – TPHCM 17. Co.opMart Vĩnh Long, Tx.Vĩnh Long 18. Co.opMart Pleiku, Tp. Pleiku – Gia lai 19. Co.opMart Long Xuyên, TP. Long Xuyên - An Giang 20. Co.opMart Phan Thiết, Tp.Phan Thiết - Bình Thuận 21. Co.opMart Biên Hoà, Tp.Biên Hoà - Đồng Nai 22. Co.opMart Vị Thanh, Tx.Vị Thanh - Hậu Giang 23. Co.opMart Tam Kỳ, Tx.Tam Kỳ - Quảng Nam 24. Co.opMart Tuy Hoà, Tp.Tuy Hoà - Phú Yên 25. Co.opMart Nhiêu Lộc, Q.3 – TPHCM 26. Co.opMart Bình Tân, Q.Bình Tân - Tp.HCM 27. Co.opMart Vũng Tàu, TP.Vũng Tàu 28. Co.opMart Hùng Vương, Q.5 - TP.HCM 29. Co.opMart Huế, P.Phú Hòa, Tp Huế 30. Co.opMart Bến Tre, Tx.Bến Tre - Bến Tre 31. Co.opMart Buôn Ma Thuột, TP.Buôn Ma Thuột - tỉnh Đắclắk 32. Co.opMart Tuy Lý Vương, Q.8 - Tp.HCM 33. Co.opMart Nguyễn Ảnh Thủ, Q.12 - Tp.HCM 34. Co.opMart Suối Tiên, Q.9 - Tp.HCM 35. Co.opMart Đồng Xoài, TX.Đồng Xoài - tỉnh Bình Phước 36. Co.opMart Bà Rịa, TX.Bà Rịa - tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 37. Co.opMart Thanh Hà, TP.Phan Rang – Tháp Chàm - tỉnh Ninh Thuận 38. Co.opMart Kiên Giang, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang 39. Co.opMart Tân An, TP Tân An, Tỉnh Long An II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI CỦA CHUỖI SIÊU THỊ CO.OPMART 1.Môi trường vĩ mô: a. Các yếu tố kinh tế: Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Tốc độ tăng GDP (%) 7,79 8,43 8,17 8,44 6,23 Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa - dịch vụ (%) 7,26 8,48 8,29 8,5 7,2 GDP bình quân đầu người (USD) 523 637 715 762 1.024 Qua bảng số liệu trên, chúng ta nhận thấy kinh tế VN tăng trưởng tốt qua các năm. Năm 2008 mặc dù kinh tế toàn cầu suy thoái nhưng tốc ñộ tăng GDP của VN cũng đạt mức khá (6,23%), đặc biệt tổng mức bán lẻ hàng hóa - dịch vụ cũng tăng đáng kể (7,2% sau khi đã loại trừ yếu tố tăng giá). GDP bình quân đầu người tăng đều qua các năm thể hiện thu nhập tăng, đời sống người dân ngày càng được cải thiện, là cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển. Năm 2009, kinh tế xã hội nước ta diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn đang suy giảm. Trước tình hình đó, đảng và Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương thực hiện quyết liệt các giải pháp nhằm thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XII, trọng tâm là ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, bảo đảm an sinh xã hội. Do đó, mặc dù còn gặp khó khăn nhưng kết quả đạt được của một số ngành, lĩnh vực vẫn tiếp tục giữ được mức tăng khá so với cùng kỳ năm 2008, đơn cử ngành bán lẻ: tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng bốn tháng ñầu năm là 360.358 tỉ đồng. Theo Cục Thống kê, nếu loại trừ yếu tố giá, bốn tháng đầu năm tổng mức bán lẻ đã tăng 7,4% so với cùng kỳ. Tuy nhiên khó khăn vẫn chưa qua hết biểu hiện ở chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng mạnh: năm 2008 tăng 23% so với năm 2007 và sáu tháng ñầu năm 2009 tăng 10,46% so với cùng kỳ năm ngoái. Vẫn biết đây là xu hướng chung trên toàn thế giới và mức tăng giá đang dần chậm lại nhưng vẫn là vấn đề phải khắc phục. b. Yếu tố chính phủ và chính trị: Những năm qua, sự ổn định về chính trị tại VN được xem là một trong nhiều yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư trong khi tình hình thế giới còn nhiều biến động. Hơn nữa, Chính phủ đã có (và sẽ có) nhiều chính sách, văn bản tạo điều kiện phát triển và nâng cao tính cạnh tranh của tất cả các ngành/nghề sản xuất - kinh doanh - thương mại - dịch vụ; ngành bán lẻ cũng không ngoại lệ. Trước hết, luật HTX ra đời năm 1997 giúp cho các HTX (trong ñó có tiền thân của Saigon Co-op ngày nay) hoạt động hữu hiệu hơn so với trước đây (chỉ có chức năng phân phối hàng hóa). Quyết định 258 của UBND Tp.HCM thành lập Liên hiệp HTXTM Tp.HCM với tên giao dịch là Saigon Union of Trading Co-operative (Saigon Co-op), đồng thời là đơn vị đầu tiên được Bộ Thương mại cấp phép kinh doanh XNK trực tiếp giúp cho Saigon Co-op được chủ động và linh hoạt trong kinh doanh đồng thời thuận lợi vận động phong trào HTX trong nước. Quyết định 1371/2004/Qð-BTM quy định về tiêu chuẩn STh, TTTM, hàng hóa và dịch vụ kinh doanh tại các nơi này; phương thức quản lý hoạt động của STh, TTTM; việc tổ chức thực hiện và xử lý vi phạm… đều được quy định rõ ràng, đưa ngành bán lẻ vào hoạt động theo trật tự và có tổ chức. QĐ 64 của UBND Tp.HCM quy định các loại thực phẩm tươi sống hoặc đã sơ chế chỉ được bán trong các chợ, STh, TTTM và cửa hàng tiện ích nhằm đảm bảo VSATTP và mỹ quan thành phố. Quyết định này cũng giúp tăng doanh thu các mặt hàng trên tại hệ thống STh, vốn trước nay vẫn là thế mạnh của các chợ tự phát. Ngoài ra, còn có các quy hoạch và đề án đã ñược phê duyệt, ban hành có sức ảnh hưởng ñến thị trường bán lẻ trong nước: - Bộ Công thương với đề án “Kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, mở rộng khai thác thị trường nội địa”. Theo đề án này, Nhà nước sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nghiên cứu thị trường nội địa, tổ chức một số hội chợ chuyên đề, hỗ trợ đầu ra cho doanh nghiệp và hỗ trợ kinh phí tập huấn kỹ năng bán hàng tại nông thôn. - Quy hoạch định hướng phát triển hệ thống chợ - STh - TTTM đến năm 2015 của Sở Công thương Tp.HCM: chỉ xây chợ mới ở khu vực ngoại thành, các chợ trong nội thành đang hoạt động hiệu quả sẽ được nâng cấp, chuyển những chợ hoạt động không hiệu quả thành siêu thị, dẹp bỏ chợ tự phát (áp dụng ñối với 238 chợ lón nhỏ ở Tp.HCM). Siêu thị sẽ có số lượng là 177 (so với hiện nay là 82) và sẽ có thêm 140 TTTM (hiện có 22). - đề án phát triển hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ trên toàn quốc và trên địa bàn Tp.HCM đến năm 2015, tầm nhìn đến 2020. Nhưng hiện nay vẫn chưa có quy chuẩn ñối với cửa hàng tạp hóa và cửa hàng tiện ích (chiếm thị phần không nhỏ trong hoạt ñộng bán lẻ), đồng thời một số chợ được tiếp tục hoạt động sau quy hoạch vẫn chưa được quản lý chặt chẽ, cần có văn bản cụ thể quy định những vấn đề này. Ngoài ra, theo Bộ Thương mại, hệ thống bán lẻ Việt Nam hiện phát triển còn tự phát, thiếu ổn định và chưa bền vững. Các doanh nghiệp bán lẻ VN có quy mô nhỏ và tăng trưởng chậm; thiếu những doanh nghiệp lớn có phương pháp quản trị tiên tiến (VietNamNet). Trong khi ñó, Việt Nam đã phải mở cửa cho nhiều tập đoàn bán lẻ lớn nước ngoài vào kinh doanh. Trước một viễn cảnh cạnh tranh không cân sức với nhiều khó khăn nhưng các chuyên gia cho rằng, ngành bán lẻ Việt Nam vẫn có thể lớn mạnh nếu Nhà nước có chính sách tốt. Theo ông Nguyễn Ngọc Hoà - Tổng giám đốc Saigon Co-op, trong những năm gần đ ây, các doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức rõ về ngành bán lẻ và ra sức đầu tư nhưng thực sự vẫn còn nhiều trở ngại. Về chủ quan doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu nguồn lực tài chính, thiếu nhân lực quản lý; trong khi đó vẫn còn nhiều vướng mắc do cơ chế chính sách chưa đầy dủ, thiếu các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển Tuy nhiên, ông Phạm Đình Đoàn - Giám đốc tập đoàn bán lẻ Phú Thái lại cho rằng, thiếu vốn không lo bằng thiếu các chính sách phát triển. Thậm chí ông Đoàn còn khẳng định: doanh nghiệp rất cần vốn nhưng cái doanh nghiệp cần nhất hiện nay là chính sách". Theo ông Đoàn, Phú Thái đang có dự định xây dựng 10 tổng kho bán lẻ cần đến hàng trăm tỷ đồng. "Ngân hàng sẵn sàng cho chúng tôi vay nhưng Nhà nước phải có các chính sách rõ ràng và thuận lợi cho doanh nghiệp. đơn giản, xây 10 tổng kho phải cần rất nhiều đất nhưng với chính sách đất đai như hiện nay có khi doanh nghiệp phải chờ 3 - 4 năm trời thì cơ hội đã không còn". Doanh nghiệp Việt Nam còn nhỏ và yếu nhưng thiếu vốn không lo bằng thiếu các chính sách hợp lý. c. Các yếu tố xã hội: VN là nước có dân số đông (khoảng 86,2 triệu người, đứng thứ 12 trên thế giới), tỷ lệ tăng dân số còn cao (thời kỳ 2000-2008 có mức tăng 1,31%/năm) và cơ cấu dân số trẻ (độ tuổi từ 15-59 chiếm tỷ lệ cao và tăng đều qua các năm); đồng thời kinh tế ngày càng phát triển, đời sống người dân được cải thiện ñáng kể làm ảnh hưởng rất nhiều đến xu hướng tiêu dùng. Cụ thể, GDP bình quân đầu người đã tăng khá: từ 289USD năm 1995 lên 402USD năm 2000, 639USD năm 2005, 1.024USD năm 2008. Bảng 2.3: Cơ cấu dân số Việt Nam theo tuổi (Đvt: %) NHÓM TUỔI 1979 1989 1999 2008 0 – 14 42,55 39,06 33,48 25,51 15 – 59 50,49 53,80 58,41 65,04 Trên 60 6,96 7,14 8,11 9,45 Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Hình 2.7: Dân số Việt Nam qua một số mốc thời gian (đvt: 1.000 người) [Nguồn: điều tra biến động DS-KHHGĐ năm 2008] d. Các yếu tố tự nhiên: Giới chuyên gia hiện bày tỏ lo ngại về việc nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục phải Đối mặt những khó khăn, thách thức mới do ảnh hưởng từ yếu tố khách quan và chủ quan. Từ năm 2007 Đến nay liên tục xảy ra dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng ở gia súc, dịch tai xanh ở lợn… mặc dù đã được khống chế đáng kể nhưng cũng ảnh hưởng tiêu cực đến việc cung cấp nông sản trong nước. Hơn nữa, thiên tai, lũ lụt (đáng kể là những ñợt mưa lũ lớn kéo dài tại nhiều tỉnh vùng Trung bộ, mưa trái mùa và triều cường tại vùng đồng bằng sông Cửu Long), các dịch bệnh cây trồng khác và gần đây là dịch cúm H1N1 trên người cũng gây ra nhiều khó khăn, thiệt hại đối với sản xuất và đời sống nhân dân. Ngoài ra, còn một vấn đề liên quan ñến môi trường là hầu hết các nhà bán lẻ VN (kể cả tại siêu thị, các chợ, các điểm bán lẻ) đều sử dụng túi nylon để gói hàng hóa (trừ Metro, nay có thêm hệ thống BigC và Co-opmart) thay vì sử dụng túi giấy hoặc túi tái chế như các nước tiên tiến khác, càng làm tăng thêm tình trạng ô nhiễm vốn có. e. Yếu tố công nghệ và kỹ thuật: Tuy ngành bán lẻ không đòi hỏi công nghệ cao cấp nào nhưng vẫn phải tuân thủ các chỉ tiêu về quản lý chất lượng; hệ thống kho bãi, hệ thống trữ lạnh, hệ thống tính tiền - hệ thống quản lý thông tin khách hàng, hệ thống quầy kệ có chất lượng tốt sẽ tăng tính cạnh tranh đáng kể. Ngoài ra, công nghệ thông tin phát triển kéo theo thương mại điện tử phát triển, tuy nhiên hiện nay tại Việt Nam vẫn còn ít người mua sắm qua mạng do vấn đề về long tin và việc sử dụng thẻ thanh toán còn hạn chế. 2. Môi trường vi mô: a. Đối thủ cạnh tranh: Tình hình chung của ngành: Hiện nay, Việt Nam Đang là thị trường bán lẻ tiềm năng và nhiều tập đoàn nước ngoài đang có kế hoạch chi tiết để thâm nhập thị trường Việt Nam. Tỉ lệ tiêu dùng trên GDP của Việt Nam thuộc loại cao so với các nước trong khu vực; trong giai đoạn 2001- 2008, tốc độ tiêu dùng tăng cao hơn nhiều lần so với tốc ñộ tăng dân số chứng tỏ tiêu dùng bình quân đầu người và mức sống của dân cư ñã ñược nâng cao đáng kể. Theo báo cáo hàng năm lần thứ 8 của Cty tư vấn quản lý A.T.Kearney Inc.(Mỹ) về “cơ hội mới cho các nhà bán lẻ toàn cầu”, Việt Nam là một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư, mặc dù thị trường bán lẻ 60 tỷ USD của VN là không đáng kể so với Ấn Độ hay Trung Quốc nhưng cạnh tranh ít hơn và mức tăng trưởng kinh tế tốt. Theo các chuyên gia thuộc Bộ Thương mại, đây chính là lý do nhiều tập đoàn đã và đang xây dựng kế hoạch để thâm nhập thị trường bán lẻ VN. Trong số đó phải kể đến 3 tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới là Wal-Mart (Mỹ), Carrefour (Pháp), Tesco (Anh) và các tập đoàn bán lẻ hàng đầu của châu Á như Dairy Farm (Hồng Kông), South Asia Investment Pte (Singapore) Ở trong nước, những tập đoàn đã kinh doanh lâu dài như Metro, BigC đang làm ăn rất thành công. Các tập ñoàn này liên tục mở rộng các chuỗi siêu thị, trung tâm buôn bán vượt trước kế hoạch ban đầu. Thậm chí, các nhà ñầu tư ñến trước ñang vận động để ñược cho phép mở thêm các trung tâm mới. Rõ ràng, các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đang nhìn thấy một thị trường bán lẻ béo bở ở Việt Nam. Một đất nước có hơn 50% dân số độ tuổi dưới 30 ngày càng có thu nhập cao và đang chuyển hướng tiêu dùng chuyển dịch từ "ăn no, mặc ấm" sang yêu cầu "ăn ngon, mặc đẹp". Sức ép không chỉ từ các tập đoàn nước ngoài mà còn từ chính thị trường nội địa: Doanh nghiệp Việt Nam ña phần là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong đó, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại có quy mô nhỏ nhất. Theo Bộ Thương mại, năm 2004 bình quân 1 doanh nghiệp Việt Nam có 72 lao động và 24 tỷ đồng vốn, trong đó ngành thương mại có qui mô rất khiêm tốn: 18 lao động và 6 tỷ đồng vốn. Con số này sẽ còn nhỏ hơn nếu tính cả hộ kinh doanh cá thể. Khảo sát mới đây của Bộ Thương mại cũng cho biết, hầu hết các cửa hàng truyền thống đều có diện tích nhỏ, trung bình chỉ 11,8 m2/cửa hàng với trang thiết bị thô sơ, lao động chân tay là chủ yếu. Các siêu thị hiện đại mới xuất hiện ở 30/64 tỉnh thành chủ yếu là các thành phố lớn nhưng qui mô chưa lớn, trình độ quản lý, công nghệ, thiết bị kỹ thuật và phương thức kinh doanh chưa theo được chuẩn mực quốc tế. Cơ sở hậu cần bán lẻ như cảng, kho, phương tiện vận chuyển… vừa ít lại thiếu đồng bộ. Trong khi xu hướng của thế giới là sử dụng các loại xe có tải trọng lớn 10-14 tấn, thậm chí 32 tấn hoặc xe kéo container thì ở VN phổ biến vẫn là các loại xe dưới 7tấn. Các đối thủ cạnh tranh chính: Metro cash & carry VN Theo một khảo sát mới đây của phòng Nghiên cứu và Phát triển Co.opmart với 250 khách hàng VIP của hệ thống tại Tp.HCM (mà những khách hàng này đều có mua sắm tại Metro và BigC) đã thu ñược kết quả sau đây: • 60% nhận định rằng giá cả các mặt hàng tại Metro có rẻ hơn Co.op (đặc biệt là mặt hàng hóa mỹ phẩm), tuy nhiên tại Metro phải mua số lượng từ 2 đơn vị sản phẩm trở lên, không thích hợp với hộ gia ñình (ngày nay các hộ gia đình thường ít thành viên); nhưng đặc biệt rất thích hợp với khách hàng mua về để kinh doanh. • Khoảng 30% khách hàng quan tâm đến sự tiện ích nhiều hơn là chênh lệch giá cả vì mức chênh lệch giữa Co.op và Metro cũng không nhiều nhưng hệ thống siêu thị Co.op lại rải đều khắp, riêng Metro mới chỉ có 3 trung tâm tại Tp.HCM. • 10% khách hàng thú nhận họ yêu thích nhiều chương trình khuyến mãi lồng hép tại Co.op hơn là giảm giá trực tiếp trên sản phẩm như Metro. • Tuy nhiên hơn 80% khách hàng cho rằng phòng hậu mãi (dịch vụ khách hàng) tại Metro đặc biệt kém so với Co.op và BigC. Ngoài ra, không chỉ riêng phòng hậu mãi mà hệ thống nhân viên Metro có quan hệ trực tiếp với khách hàng đều bị cho ñiểm thấp hơn nhân viên của Co.opmart. Tất nhiên khảo sát này chỉ mang tính tham khảo trên 250 khách hàng. BigC Việt Nam BigC là thương hiệu của tập đoàn Casino, một trong những tập đoàn bán lẻ hàng đầu châu Âu với hơn 9.000 cửa hàng tại VN, Thái Lan, Achentina, Uruguay, Venezuela, Braxin, Colombia, Ấn Độ, Hà Lan, Pháp…, sử dụng trên 190.000 nhân viên. BigC VN khai trương siêu thị ñầu tiên tại Đồng Nai năm 1998. Hiện nay BigC có mặt ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Tp.HCM và Đà Nẵng. Hàng năm BigC VN xuất khẩu khoảng 700 container hàng VN sang các chi nhánh BigC tại các nước khác. Năm 2008, BigC gởi thư mời đến một số doanh nghiệp VN gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm, liên hệ với BigC để có cơ hội bán hàng tại hệ thống này. Cứ 3 tuần, sẽ có một bản tin khuyến mãi và khách hàng sẽ nhận được qua mail nếu có đăng ký. ► Một số điểm mạnh - yếu của Big C so với Co-opmart: - Big C có diện tích cửa hàng ñủ tiêu chuẩn. Riêng Co-opmart vì thành lập đã lâu nên có một số siêu thị ra đời trước thời điểm có quy chuẩn (trước 2005) thì chưa đủ chuẩn. - Một số ít mặt hàng hóa - mỹ phẩm có giá mềm hơn, tuy nhiên Co-opmart tìm được các nhà cung cấp ưu đãi nhiều hình thức khuyến mại hơn do mua số lượng nhiều hơn cung cấp cho cả chuỗi Co-op. - Số lượng cửa hàng ít hơn hẳn Co-opmart. - Chủng loại hàng hóa có nguồn gốc nội địa ít hơn so với Co-opmart, chủng loại hàng hóa nhập khẩu lại nhiều hơn. - Quầy thức ăn chế biến sẵn ít thay ñổi mỗi ngày như Co-opmart và giá có phần nhỉnh hơn. - Hoạt động quảng cáo tốt hơn Co-opmart. - Nhãn hàng riêng có phần đa dạng hơn Co-opmart. Bảng 2.4 dưới đây trình bày một số nghiên cứu tại hiện trường của tác giả (chỉ mang tính tham khảo. Ý kiến của chuyên gia về các đối thủ cạnh tranh sẽ được trình bày sau. Big C Co-opMart Metro Sở hữu Nước ngoài Nhà nước Nước ngoài Số lượng siêu thị 8 46 9 Chủng loại hàng hóa 50.000 40.000 – 60.000 80.000 Cơ cấu hàng hóa (nội địa/nhập khẩu) 70% 30% 90% 10% 80% 20% Nhãn hàng riêng: • Chủng loại • Giá cả • Chất lượng Đa dạng Rẻ Khá Đa dạng Rẻ Khá Đa dạng Trung bình Khá Dịch vụ khách hàng Tốt Tốt Trung bình [...]... hiệu Co.opMart Đây là một trong những ưu thế cạnh tranh của Co.opMart so với các siêu thị giá rẻ khác -Gần đây, Co.opMart đang mở rộng các mặt hàng mang thương hiệu riêng của siêu thị cũng vớicùng tên là “Co.opMart” Các mặt hàng này cũng giúp siêu thị thực hiện Chiến lược giá rẻ” vì Co.opMart đã chọn đƣợc các đơn vị gia công với mức giá thấp, lại thêm lợi thế thương hiệu và kênh phân phối có sẵn nên Co.opMart... Walmart kiểm soát gần một nửa lượng hàng bán chạy nhất nước Mỹ Những ông chủ của Walmart ngày càng giàu có Nghệ thuật kinh doanh “Hòa khí sinh giàu”: Nghệ thuật kinh doanh “hòa khí sinh giàu” không những vận dụng về mặt đối đãi với khách hàng mà còn được Walmart vận dụng ngay với các nhân viên của tập đoàn siêu thị khổng lồ này Đây là một trong những bí quyết thành công của Walmart Hiện nay mục tiêu của. .. mối… Sự sát nhập của các siêu thị lớn Khủng hoảng và tình hình biến động của thế giới ảnh hưởng đến sức mua của người dân V.Đề xuất Thông qua ma trận SWOT của chuỗi siêu thị Co.opMart, chúng tôi đã xác định được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe doạ của chuỗi siêu thị Co.opMart, trên căn cứ vào tiến trình mở thị trường phân phối của nước ta và những áp lực đặt ra đối với Co.opMart cùng với những... hợp với tốc độ phát triển kinh doanh của hệ thống siêu thị Co.opMart, Saigon Co.op đã bỏ ra gần 1,5 triệu USD để đặt mua hệ thống điện toán hiện đại từ hai tập đoàn chuyên cung cấp phần mềm nước ngoài, nhằm hiện đại hóa toàn bộ hoạt động kinh doanh của hệ thống Co.opMart Đây là hệ thống điện toán có các hệ phân tích thông minh, được thiết kế phù hợp với mô hình hoạt động của siêu thị Hệ thống có thể... ở siêu thị nào mà cứ xem đó là khuyến mãi của toàn hệ thống Co.opMart Đây là nhược điểm cần phải khắc phục cho các chƣơng trình khuyến mãi của Co.opMart -Co.opMart đã thực hiện Chiến lươc giá rẻ” thông qua các chƣơng trình khuyến mãi được lien tục đưa ra trong mỗi tháng nhằm thu hút khách hàng đến siêu thị với tần suất nhiều hơn Từ đầunăm 2010 đến nay Co.opMart đã đưa ra các chương trình khuyến mãi... siêu thị Co.opMart, chúng tôi đã đưa ra những giải pháp xây dựng mô hình chuỗi siêu thị Co.opMart tại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế như sau: Đổi mới cơ cấu sở hữu chuỗi siêu thị Co.opMart: Đa dạng hoá cấu trúc sở hữu bao gồm sở hữu thuần nhất 100%, sở hữu liên doanh và nhượng quyền kinh doanh Điều chỉnh cơ chế hoạt động và quản lý; thiết lập cơ chế giám sát, kiểm tra của chuỗi... giám sát, kiểm tra của chuỗi siêu thị Co.opMart: Xây dựng cơ chế chỉ đạo và điều hành các siêu thị liên doanh và nhượng quyền thông quan Hợp đồng nhượng quyền kinh doanh Xây dựng hoàn chỉnh các nội dung trong mô hình chuỗi siêu thị Co.opMart bằng cách: • Hoàn thiện và nâng cao chất lượng việc triển khai các nội dung quan điểm kinh doanh Hình thành mối liên kết chiến lược với khách hàng mục tiêu và các... về sản phẩm đều đƣợc đăng trên trang web chính của Co.opMart để thuận tiện cho mọi đối tượng khách hàng có thể theo dõi và nắm bắt thông tin vì cẩm nang mua sắm của Co.opMart chỉ đƣợc gửi riêng cho những khách hàng đã làm thẻ thành viên Nhƣ vậy, ngoài việc marketing cho đông đảo khách hàng, Co.opMart còn chú trọng đến việc marketing cho từng thành viên của mình để đảm bảo cung cấp các dịch vụ tốt nhất... Phiếu Thực Phẩm Xanh cho khách hàng sử dụng Túi môi trường xanh Co.opMart khi mua sắm tại hệ thống Co.opMart Phát động Ngày Không Túi Ni Lông (27/03) Tặng 100.000 hộp sữa V-fresh Smoothie 330ml cảm ơn khách hàng sử dụng túi Co.opMart vì môi trường xanh khi mua sắm Tổ chức tuần lễ làm túi giấy (từ 22/03 đến 27/03) Giảm giá 50% Túi Co.opMart vì môi trường xanh loại lớn Thực hiện chương trình “Tiết Kiệm... bình cứ khi một siêu thị do Walmart mở, giá cả hàng hóa của các siêu thị khác sẽ phải giảm 10-15% Khoảng 30% các loại mùng mền, giấy toilet, xà phòng, kem đánh răng; 20% loại thức ăn cho thú nuôi trong nhà và 15-20% đĩa CD, đầu máy video và đĩa DVD khác… được bán tại Mỹ đều do Walmart phân phối Doanh số của Walmart đạt tới 259 tỉ USD, tức cao hơn tổng GDP của cả Thụy Điển Walmart đã thông báo dự định mở . sẽ có 100 siêu thị Co- opMart trên phạm vi cả nước, như vậy bình quân hàng năm sẽ khai trương 10 CoopMart (Cuối quý II/2009 đã đạt mức 46 Co-opmart). địa bàn trọng điểm mà Saigon Co-op nhắm tới