1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phát triển kinh tế biển nhằm góp phần xoá đói giảm nghèo vùng ven biển thừa thiên – huế

49 389 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 391 KB

Nội dung

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 LỜI NÓI ĐẦU 18 năm qua để từ năm 1986, sau khi nước ta chuyển đổi nền kinh tế từ quan niêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần, thực hiện nền kinh tế mở cửa đất nước ta đã có sự thay đổi mạnh mẽ trong nền kinh tế. Đời sống nhân dân được cải thiện, cơ sở hạ tầng phát triển, phúc lợi cho người dân ngày càng tăng. Các ngành sản xuất tiến bộ không ngừng trong cả trình độ sản xuất cũng như giá trị sản xuất. Nhưng vẫn không thể phủ nhận một điều rằng trình độ sản xuất của chúng ta vẫn thuộc trình độ lạc hậu trên thế giới và chúng ta vẫn phải tiếp tục học hỏi cũng như tự hoàn thiện bộ máy sản xuất cuả mình để phù hợp với trình độ trên thế giới. Các ngành kinh tế biển đóng góp một phần không nhỏ cho của cải xã hội, đặc biệt là ngành khai thác thuỷ sản, cảng biển Tuy nhiên thực tế cho thấy rằng dân cư sống ven biển, phụ thuộc vào biển lại khó khăn cần nhiều sự giúp đỡ từ phía Chính Phủ để tự cải thiện mức sống cho mình, giải thoát mình khỏi nghèo đói. Đó một trong những mâu thuẫn chúng ta phải giải quyết trong quá trình đổi mới đất nước. Xuất phát từ thực tế đó cùng với sự động viên và hướng dẫn của TS. Nguyễn Tiến Dũng và Cử nhân. Lê Hồng Quân cùng các anh chị, cô chú trong đơn vị thực tập : Ban nghiên cứu phát triển các ngành sản xuất vật chất – Viện Chiến lược phát triển – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, em đã chọn đề tài : “Phát triển kinh tế biển nhằm góp phần xoá đói giảm nghèo vùng ven biển Thừa Thiên – Huế”. Do thời gian, trình độ, hiểu biết thực tế có hạn nên bài chuyên đề chắc chắn còn rất nhiều sai sót, rất mong 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 nhận được sự chỉ bảo hơn nữa từ TS. Nguyễn Tiến Dũng cũng như các anh chị, cô chú trong đơn vị thực tập. PHẦN I : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG I. PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN 1. Quan điểm về phát triển ngành sản xuất a. Vai trò của ngành sản xuất đối với nền kinh tế quốc dân - Các ngành sản xuất giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Bởi vì ở các nước này đa số người dân lao động trong các ngành sản xuất vật chất, đặc biệt là nông nghiệp nông thôn. Để phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi cho nhân dân, chính phủ cần có sự quan tâm thích đáng và có chính sách tác động vào sự phát triển của các ngành sản xuất để nâng cao năng suất cũng như giá trị của các ngành này. - Như đã nói ở trên, đối với các nước đang phát triển như Việt Nam thì một bộ phận lớn của dân số lao động trong các ngành sản xuất vật chất. Vì vậy vai trò giải quyết việc làm của các ngành sản xuất là rất lớn. Trước hết đối với ngành nông nghiệp với hơn 70% dân số Việt Nam thì đó quả là nguồn lao động dồi dào. Tuy rằng nhà nước Việt Nam có su hướng chuyển dần một bộ phận lao động của nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ thì vai trò của các ngành sản xuất đối với việc giải quyết việc làm cho người lao động vẫn là rất lớn. - Với đặc điểm của các nước đang phát triển, có tiền thân là các nước thuộc địa. Sau khi giành độc lập các quốc gia này khó khăn và thiếu thốn nên họ phải tập trung nguồn lực phát triển các ngành sản xuất 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 đáp ứng được những yêu cầu trước mắt đó là những của sản phẩm tiêu dùng thiết yếu. Do đó nền kinh tế của các quốc gia này phụ thuộc rất lớn vào các ngành sản xuất. Thu nhập của Chính Phủ, các doanh nghiệp, người lao động phụ thuộc rất lớn vào các ngành sản xuất vật chất. Do đó các ngành sản xuất là nhân tố quyết định đến sự tăng trưởng của các quốc gia đang phát triển. -Như đã nói ở trên các nguồn thu của các quốc gia đang phát triển phụ thuộc rất lớn vào sự tăng trưởng và phát triển của các ngành sản xuất vật chất. Do đó nó cũng ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống nhân dân các quốc gia này. Khi các ngành sản xuất phát triển, sản xuất được nhiều hàng hoá chất lượng cao. Đã đáp ứng được những nhu cầu trong nước và đủ tiêu chuẩn đem xuất khẩu sang các quốc gia khác. Các sản phẩm này lại mang về cho quốc gia một nguồn ngoại tệ không nhỏ. Nguồn ngoại tệ này là nguồn lực vô cùng quí giá, các quốc gia đang phát triển sử dụng nó để nâng cấp cơ sở hạ tầng vốn đã nghèo nàn lạc hậu của mình, một phần trong số đó sẽ được các chính phủ củ các quốc gia đem chi tiêu vào các hoạt động phúc lợi xã hội. Qua đó người dân được hưởng nhiều hơn các dịch vụ công mà Chính phủ mang lại cho họ. Về phía người lao động, khi các ngành sản xuất được phát triển nguồn thu nhập của họ cũng cải thiện đáng kể, và gần hơn nữa với mức thu nhập trung bình của thế giới trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của các quốc gia. Với nguồn thu nhập tăng thêm họ có điều kiện quan tâm đến sức khoẻ bản thân và gia đình, học vấn con cái Và cũng với khoản thu nhập tăng thêm này họ có điều kiện tiêu dùng những sản phẩm 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 chất lượng cao mà trong nước sản xuất được cũng như nhập khẩu từ các quốc gia khác. b. Cơ cấu ngành và nội bộ ngành sản xuất. - Loại cơ cấu này phản ánh số lượng và chất lượng cũng như tỉ lệ giữa cac ngành và sản phẩm trong nội bộ ngành của nền Kinh tế quốc dân. Nền kinh tế quốc dân là hệ thống sản xuất bao gồm những ngành lớn như công nghiệp, nông – lâm – ngư nghiệp, thương mại dịch vụ. Trong mỗi ngành lớn lại hình thành các ngành nhỏ hơn thường gọi là các tiểu ngành. Nhỏ hơn nữa là các ngành kinh tế – kỹ thuật c. Các hướng phát triển ngành sản xuất. - Phát triển gia tăng hàm lượng khoa học – kĩ thuật trong sản xuất Khoa học kĩ thuật đã làm thay đổi những thói quen sản xuất, tiêu dùng của thế giới loài người trong thời gian qua. Đối với đời sống dân sinh khoa học kĩ thuật đóng vai trò ngày càng lớn. Các tiến bộ trong các lĩnh vực năng lượng, vật liệu, điện tử – tin học, công nghệ sinh học trong thời gian qua đã mang lại cho người những bước tiến dài trong quá trình phát triển. Năng suất của các ngành tiếp tục tăng không giới hạn, chất lượng ngày càng cao, mẫu mã ngày càng đổi mới và đổi mới với tốc độ chóng mặt. Thấy rõ được vai trò và vị trí của khoa học kĩ thuật trong quá trình phát triển kinh tế nói chung cũng như đối với sự phát triển của các ngành sản xuất nói riêng. Việt Nam phải có hướng đi riêng phù hợp với tình hình hình thực tế và trình độ phát triển của đất nước. Đặc điểm của công nghệ Việt Nam hiện nay là có trình độ thấp so với thế giới. Chúng ta lạc hậu từ 3 – 4 thế hệ công nghệ, hay về từ 50 – 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 100 năm về thời gian so với các nước công nghiệp trên thế giới. So với các nước trong khu vực ASEAN công nghệ Việt Nam cũng lạc hậu từ 20 – 30 năm. Để đổi mới công nghệ cần có vốn, đây cũng là vấn đề nan giải của Việt Nam. Nhưng chúng ta có tiềm năng về lao động, tài nguyên, vị trí địa lí của đất nước và có cơ hội tiếp thu công nghệ hiện đại của các nước đi trước. Lịch sử thế giới đã chứng kiến sự ruát ngắn quá trình công nghiệp hoá qua các thời kỳ khác nhau. Nếu nước Anh cần 120 năm, Tây Âu và Mỹ cần 80 năm, Nhật Bản cần 60 năm và các nước NICs châu á Hàn Quốc, Đài Loan, Singapor cần trên dưới 30 năm. Lợi thế của các nước đi sau được thể hiện trên nhiều mặt: về mặt công nghệ các nước đi sau không phải tập trung nhiều vốn và công sức vào phát minh, quan trọng hơn là biết cách lựa chọn, tiếp thu, thích nghi và làm chủ các công nghệ sẵn có. Những nước này có thể rút ngắn thời gian và mức độ mạo hiểm khi sử dụng công nghệ mới. Về mặt kinh tế, những nước này có thể lựa chọn công nghệ tiêu tốn ít năng lượng và nguyên liệu. Về môi trường có thể rút kinh nghiệm bài học củ những nước đi trước, có thể lựa chọn những công nghệ phù hợp với điều kiện sinh thái của đất nước mình. Tuy nhiên lịch sử cũng ghi nhận rằng, cùng trong những môi trường như nhau khôn gphải tất cả các nước đi đầu về công nghịi để đưa đất nước phát triển, rút hẹp khoảng cách công nghệ và kinh tế với các nước đi trước. Phương hướng cơ bản phát triển công nghệ Việt Nam được xác định như sau: Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong các ngành sản xuất, các ngành nghề truyền thống và dịch vụ có thể tận dụng lợi thế 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 về lao động và tài nguyên. Đi thẳng vào công nghệ hiện đại đối với các ngành, các lĩnh vực sản xuất then chốt có tác động sâu rộng đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực sản xuất và có khả năng phát huy trong tương lai như các ngành điện tử – tin học, công nghệ sinh học, vật liệu mới. - Chuyển dịch cơ cấu theo hướng phát triển ngành dịch vụ, công nghiệp chế biến Với đặc điểm của Việt Nam hiện nay là hơn 70% dân số sinh sống ở nông thôn và sản xuất nông nghiệp. Trình độ sản xuất còn lạc hậu, tuy trong thời gian qua đã có những tiến bộ do khoa học công nghệ mang lại nhưng năng suất tính theo đầu người vẫn thấp do tỉ lệ người ở khu vực nông thôn quá cao mà lượng đất nông nghiệp có hạn. Do đó chuyển lao động từ ngành có giá trị kinh tế thấp là nông nghiệp sang các ngành có giá trị kinh tế cao là dịch vụ, thương mại, công nghiệp, công nghiệp chế biến Tuy lao động trong công nghiệp có hạn chế là trình độ văn hoá và chuyên môn thấp nhưng có lợi thế là giá nhân công rẻ, chịu khó cần cù và ít đòi hỏi. Đây là một lợi thế lớn thu hút các nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào đầu tư phát triển. Việc phát triển dịch vụ, thương mại, công nghiệp đã góp phần không nhỏ vào việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, là một nguồn thu hút luồng di dân từ nông thôn, hình thành nên các khu công nghiệp, khu chế xuất và các đô thị cùng với các hoạt động dịch vụ kèm theo. Vì đặc điểm của lao động sản xuất nông nghiệp là thất nghiệp tương đối nên giải quyết thất nghiệp tại chỗ bằng việc phát triển tiểu thủ công nghiệp cũng là một hướng đi đúng đắn. Việc phát triển tiểu thủ 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 công nghiệp đã khẳng định được vị trí và vai trò của mình trong thời gian qua. Với lợi thế, giá trị hàng hoá tiểu thủ công nghiệp cao, có giá trị xuất khẩu cao. Giải quyết triệt để được tình trạng thất nghiệp tương đối ở khu vực nông thôn. Đem lại cho người lao động nguồn thu nhập cao và ổn định hơn hẳn so với việc chỉ sản xuất nông nghiệp. Và hơn hết nó còn tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương. Một trong những ngành đem lại giá trị xuất khẩu cao, có sức phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua và giành được sự quan tâm của nhà nước đó là ngành thuỷ sản. Những sản phẩm từ ngành thuỷ sản có giá trị cao trong xuất khẩu, đem lại nguồn thu lớn cho người lao động, cho các doanh nghiệp và cho ngân sách nhà nước. Tuy thời gian gần đây gặp một số trở ngại mang lại do những khó khăn trong việc tiếp cận thị trường ngoài nước. Song ngành thuỷ sản vẫn còn nhiều lợi thế và nếu có những điều chỉnh thích hợp từ phía các doanh nghiệp, từ phía nhà nước thì ngành thuỷ sản sẽ vẫn đóng vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới của đất nước. 2. Phát triển kinh tế biển a. Ngành kinh tế biển - Ngành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản Ngành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản có thể nói là một trong những mặt quan trọng nhất của kinh tế biển. Hoạt động đánh bắt và khai thác thuỷ sản có từ lâu đời, và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống của con người. Hoạt động nuôi trồng mới xuất hiện gần đây do 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 giá trị kinh tế của thuỷ sản là khá lớn, và cũng do những tiến bộ về sinh học đã giúp người lao động hiểu rõ về tập tính sinh hoạt, đặc điểm sinh học của thuỷ sản. Hoạt động khai thác thuỷ sản ở nước ta hiện nay vẫn ở trình độ thấp, qui mô khai thác nhỏ lẻ. Trình độ của người lao động chủ yếu hình thành trên cơ sở kinh nghiệm, cha truyền con nối. Địa bàn đánh bắt gần bờ do các phương tiện đánh bắt lạc hậu, tàu bè không thể ra khơi xa. Chưa có sự hỗ trợ cần thiết của nhà nước trong vấn đề dự báo ngư trường, những thay đổi của tự nhiên dẫn đến những thay đổi về ngư trường. Do đó chúng ta còn đang lãng phí nguồn tài nguyên quí giá này. Hoạt động nuôi trồng tuy mới phát triển mạnh trong một số năm gần đây nhưng lại là một lĩnh vực có vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giải quyết công ăn việc làm và mang lại nguồn thu nhập chính đáng cho người lao động. Hoạt động nuôi trồng hiện nay của nước ta hiện nay là khá tốt, do chúng ta chủ động trong khoa học – kĩ thuật. Tạo ra được nguồn con giống có chất lượng, tuyên truyền giáo dục được người lao động nắm bắt được quy trình sản xuất hiện đại. Do đó năng suất là khá cao, giá trị kinh tế mang lại là rất lớn. Tuy nhiên một khó khăn nẩy sinh mà nếu không có những chính sách giải quyết triệt để trong thời gian tới thì sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành nuôi trồng thuỷ sản. Đó là vấn đề ô nhiễm, đặc biệt là môi trường nước của chúng ta đang ô nhiễm nghiêm trọng. Các nguồn ô nhiễm chủ yếu từ nguồn nước thải công nghiệp, từ lượng thuốc sâu, thuốc diệt cỏ mà nông dân sử dụng trong sản xuất nông nghiệp tạo ra. - CN cảng biển và hàng hải 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế thì công nghiệp cảng biển và hàng hải là không thể thiếu. Nó góp phần quan trọng trong việc giao lưu hàng hoá, phát triển thương mại giữa các quốc gia và trong nội bộ một quốc gia. Với vị trí địa lí của Việt Nam thì công nghiệp cảng biển và hàng hải còn có tiềm năng trở thành một hàng hoá dịch vụ mang lại nguồn thu nhập lớn cho ngân sách nhà nước qua các hoạt động: tạm nhập tái xuất Về cảng biển và hàng hải, địa lí Việt Nam mang lại nhiều thuận lợi. Việt Nam có đường bờ biển dài trên 7000 km, có nhiều vị trí thuận lợi cho việc đặt cảng biển. Việt Nam có nhiều cảng lớn có thể đón các tàu có trọng tải lớn như: cảng Hải Phòng(Hải Phòng), cảng Cam Ranh(Vũng Tàu), cảng Cái Lân(Quảng Ninh) - Ngành khai thác muối Ngành khai thác muối ra đời từ khá lâu, tuy giá trị kinh tế của ngành không cao nhưng ngành lại có vị trí khá quan trọng. Khai thác muối cũng thu hút được một số lượng lớn lao động dân cư ven biển. Sản phẩm muối tuy giá trị kinh tế không cao nhưng lại là sản phẩm rất quan trọng trong cuộc sống và sản xuất. Các sản phẩm từ muối còn nằm trong chương trình y tế: chống biếu cổ và còn cả trong sản xuất như đánh bắt cá - Ngành du lịch biển và ven biển Ngành du lịch nói chung và du lịch biển và ven biển nói riêng phát triển khi đời sống xã hội đã được nâng cao. Nằm trong ngành dịch vụ và là ngành mang lại cho ngân sách nhà nước những khoản thu lớn, giải quyết được một lượng lớn lao động. 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Hàng năm, Việt Nam đón hàng triệu khách du lịch từ các nước trong khu vực và trên thế giới. Với lợi thế giá rẻ, thì du lịch nói chung và du lịch biển và ven biển nói riêng đang và sẽ là nguồn đem lại cho Việt Nam nguồn thu ngoại tệ lớn và ổn định. Khi khách du lịch đến chúng ta còn có cơ hội xuất khẩu tại chỗ các sản phẩm của chúng ta làm ra đặc biệt là các sản phẩm lưu niệm. Ngành du lịch biển và ven biển của chúng ta là ngành có tiềm năng và cần phải phát triển mạnh mẽ để tiếp tục là ngành thế mạnh của chúng ta. Việt Nam có lợi thế về đường bờ biển dài, nhiều bờ biển đẹp có thể làm khu du lịch được. Có thể kể ra như là Vịnh Hạ Long ( Quảng Ninh ), Đồ Sơn ( Hải Phòng ), Sầm Sơn ( Thanh Hoá ), biển Nha Trang ( Khánh Hoà) Hơn nữa ngành du lịch Việt Nam còn có lợi thế là giá rẻ hơn so với các nước trong khu vực. Có khả năng thu hút được nhiều thành phần khách du lịch. Việt Nam cũng là điểm đến an toàn cho du khách, Việt Nam không bị ảnh hưởng bởi các cuộc nội chiến, khủng bố. Nhưng trong thời gian qua Việt Nam đã xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên mất an toàn, Việt Nam cần chấn chỉnh ngay để không bị mất lợi thế của mình. b. Vai trò của ngành kinh tế biển đối với nền kinh tế quốc dân - Đóng góp vào ngân sách nhà nước . Vai trò của ngành kinh tế biển đối với nền kinh tế quốc dân Vai trò kinh tế biển có vai trò hết sức to lớn đối với nền kinh tế quốc dân.Từ đây, rất nhiều ngành kinh tế được phát triển hết sức đa dạng và phong phú. Trước tiên, phải kể tới phát triển ngành kinh tế đánh bắt hải sản, với vùng biển rộng thì đây là ngành phát triển kinh tế chiến lược 10 [...]... suất và chất lượng sản phẩm PHẦN II : PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN NHẰM GÓP PHẦN XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO VÙNG VEN BIỂN THỪA THIÊN – HUẾ 15 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 I KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ – XÃ HỘI DÂN CƯ VÙNG VEN BIỂN THỪA THIÊN – HUẾ 1 Khái quát về kinh tế – xã hội dân cư vùng ven biển Thừa Thiên – Huế GDP qua các năm tỉnh Thừa Thiên – Huế DVT 1.GDP tổng số Triệu... có phương hướng phát triển các lợi thế của tỉnh đặc biệt là nguồn lợi từ biển để từ đó phát triển kinh tế của tỉnh và đặc biệt là vùng ven biển Góp phần mình vào nâng cao mức sống, xoá đói giảm nghèo ở địa phương 3 Vai trò việc phát triển KT biển Thừa Thiên – Huế với việc xoá đói giảm nghèo vùng ven biển Thừa Thiên – Huế - Vai trò trong việc gia tăng thu nhập Thừa Thiên – Huế có dải bờ biển dài 120 km,... lệ đói nghèo của nước ta giảm đi một phần Cho nên có thể nói phát triển kinh tế biển có một vai trò rất quan trọng trong xoá đói giảm nghèo 3 Các chính sách đối với việc phát triển ngành kinh tế biển - Chính sách thương mại Để phát triển kinh tế biển thì các chính sách thương mại của nhà nước là rất quan trọng, đóng góp một phần to lớn vào sự phát triển của các ngành nói chung và đối với kinh tế biển. .. kiện tự nhiên của vùng ven biển Thừa Thiên – Huế Vùng ven biển Thừa Thiên – Huế bao gồm dải đồng bằng và đất cát ven biển, vùng đầm phá và vùng biển ven bờ có độ sâu 40 m nước thuộc 6 huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Hương Thuỷ, Phú Vang, Phú Lộc và thành phố Huế; trong đó có vùng đầm phá Tam Giang – Cầu hai diện tích 22.000ha, lớn nhất vùng Đông Nam á Vùng ven bờ Thừa Thiên – Huế chiếm 1/3 diện... sống ven bờ và phụ thuộc vào biển thì mức sống còn thấp hơn Từ đó có thể kết luận rằng tỉnh Thừa Thiên – Huế vẫn ở mức khó khăn, tỷ lệ đói nghèo đạt cao Điều này đặt tỉnh Thừa Thiên – Huế phải có biện pháp phát triển các ngành đúng hướng để nâng cao mức sống của dân cư, góp phần giảm hộ nghèo và tiến tới xoá hẳn tình trạng hộ nghèo - Từ nguồn số liệu trên có thể thấy rằng tuy tỉnh Thừa Thiên – Huế có... cũng góp một phần không nhỏ vào công tác xoá đói giảm nghèo của tỉnh Với đặc điểm, đa số lao động hoạt động trong ngành khai thác thuỷ sản, khai thác muối đều là các hộ khó khăn, các hộ nghèo Do đó việc phát triển mở ra một hướng đi đúng hướng góp một phần quan trọng vào việc giảm và tiến tới xoá hộ nghèo của tỉnh Thừa Thiên – Huế II ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN CỦA VÙNG VEN. .. nhưng vẫn là tỉnh nghèo Kinh tế phụ thuộc nhiều vào du lịch và các hoạt động từ biển Với hơn 81% dân số sống ven biển có thể thấy kinh tế Thừa Thiên – Huế phụ thuộc nhiều vào các hoạt động từ biển 27 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Đặc trưng của dân cư ven biển Thừa Thiên – Huế là dân cư nghèo, trình độ văn hoá và chuyên môn thấp Hoạt động khai thác biển giá trị vẫn... liên quan đến biển Từ đó có thể thấy rằng biển là thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên – Huế, các ngành liên quan đến biển là các ngành mũi nhọn của cả tỉnh Chỉ tính riêng ngành thuỷ sản năm 175777,9 tỷ đồng trong GDP toàn tỉnh, chiếm 4,69% GDP toàn tỉnh Điều đó cho thấy rằng các ngành liên quan đến kinh tế biển ở Thừa Thiên – Huế chưa phát triển đúng với tiềm năng.Việc kinh tế biển chưa phát triển đúng tiềm... việc làm kia còn có rất nhiều lao động không có việc làm và đang cần việc Do đó phát triển kinh tế biển có thể coi là phương pháp khá hiệu quả trong giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho người lao động vùng ven biển - Vai trò trong việc xoá đói giảm nghèo dân cư vùng ven biển Như đã trình bày ở trên, phát triển kinh tế biển tao việc làm cho lao động, tạo thu nhập cho người lao động, người lao động... diện: phát triển đúng hướng mở ra tiền đề và cơ hội cho bước phát triển mới Để đảm bảo thúc đẩy kinh tế – xã hội của tỉnh Thừa Thiên – Huế trong thời gian đến phát triển bền vững với nhịp độ cao hơn đòi hỏi phải có cơ chế điều hành và quản lý tốt nhằm sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn tài nguyên của tỉnh Đây là một yêu cầu bức thiết đang đặt ra cho chính quyền và nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế nhằm . phát triển các ngành sản xuất vật chất – Viện Chiến lược phát triển – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, em đã chọn đề tài : Phát triển kinh tế biển nhằm góp phần xoá đói giảm nghèo vùng ven biển Thừa Thiên. KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ – XÃ HỘI DÂN CƯ VÙNG VEN BIỂN THỪA THIÊN – HUẾ 1. Khái quát về kinh tế – xã hội dân cư vùng ven biển Thừa Thiên – Huế. GDP qua các năm tỉnh Thừa Thiên – Huế DVT N1995 N1996. phẩm PHẦN II : PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN NHẰM GÓP PHẦN XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO VÙNG VEN BIỂN THỪA THIÊN – HUẾ 15 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 I. KHÁI QUÁT VỀ KINH

Ngày đăng: 04/12/2014, 08:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w