Giải pháp cho phát triển các ngành sản xuất vùng ven biển Thừa

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế biển nhằm góp phần xoá đói giảm nghèo vùng ven biển thừa thiên – huế (Trang 44)

BIỂN THỪA THIÊN – HUẾ

1- Các chính sách hỗ trợ

- Nhà nước và tỉnh cần mở rộng diện được vay vốn, tăng cường các hình thức và diện được vay vốn để người lao động có điều kiện mở rộng sản xuất.

- Nhà nước cần đi trước hỗ trợ kĩ thuật cho người lao động. Nghiên cứu tìm giải pháp bảo vệ tài nguyên biển bền vững góp phần khai thác lâu dài. Trong nuôi trồng thuỷ sản tạo ra giống mới có giá trị kinh tế cao, đủ tiêu chuẩn chất lượng.

- Tiếp tục hỗ trợ người lao động xây dựng cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội để người lao động yên tâm sản xuất. Tiếp tục dự án sống chung với lũ ở các tỉnh miền chung và Huế

2- Thông tin dự báo

- Nhà nước cần có nguồn dự báo chính xác sự thay đổi của các thị trường ngoài nước để người lao động và các doanh nghiệp kịp thời lắm bắt và có hướng thay đổi thích hợp, không để bị động trong sản xuất.

- Nhà nước cũng cần có những dự báo đáng tin cậy của kinh tế vĩ mô trong trung và ngắn hạn để có thể đưa ra các chính sách kinh tế phù hợp, các địa phương như Huế có thể chủ động trong sự thay đổi chính sách của mình.

- Dự báo thời tiết chính xác và kịp thời đến ngư dân và người lao động để kịp thời ứng phó với những sự thay đổi khắc nghiệt của thời tiết. Chủ động tìm ra và dự báo ngư trường mới, hướng đi của đàn cá giúp ngư

dân đánh bắt hiệu quả.

3- Chính sách qui hoạch

- Nhà nước và UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cần đưa ra những qui hoạch phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại và phù hợp với những thay đổi trong tương lai.

- Quy hoạch phù hợp và khai thác hiệu quả nguồn lợi thuỷ sản ở địa phương, nhưng quy hoạch cũng phải có những bước bảo vệ tài nguyên môi trường biển để gìn giữ khai thác lâu dài.

4- Nâng cao năng lực tổ chức quản lý ở địa phương

- Tuyên truyền và nâng cao nhận thức về quản lý tổng hợp vùng bờ cho cộng đồng và cán bộ chính quyền địa phương.

- Xây dựng, triển khai chương trình đào tạo, tập huấn năng lực quản lý tổng hợp vùng bờ cho đội ngũ cán bộ của các sở, ban, ngành, các địa phương.

- Tiến hành rà soát để đề xuất chỉnh lý, bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật không phù hợp và soạn thảo, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm phương thức quản lý tổng hợp

xuyên suất quá trình từ khâu lập quy hoạch, kế hoạch đến tổ chức thực hiện các dự án trên vùng bờ.

- Nâng cao năng lực, tăng cường trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các tổ chức bảo vệ tài nguyên và môi trường.

- Xây dựng quy trình hành chính bắt buộc về QLTHVVB, nêu rõ mối quan hệ chủ trì, phối hợp trong quá trình thực hiện các công việc liên quan đến vùng bờ giữa các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bản tỉnh.

- Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo vệ tài nguyên, môi trường vùng ven bờ.

5. Giải pháp xoá đói giảm nghèo

- Nhà nước cần xây dựng các chợ đầu mối để các sản phẩm của ngư dân có thể có đầu ra, không bị tư thương ép giá. Có điều kiện để ra tăng thu nhập một cách chính đáng.

- Có các chính sách tín dụng cụ thể với hợp tác xã để phát triển hợp tác xã, phát triển các phương tiện sản xuất của các hội viên. Tạo điều kiện nâng cao mức sống của các hội viên

- Kết hợp với UBND tỉnh, huyện và xã để xây dựng cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội để nâng cao mức sống và trình độ cho ngư dân. Kết hợp xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước và bằng nguồn vốn thu hút từ sự đóng góp trong nhân dân.

1. Chiến lược quản lý tổng hợp vùng ven bờ tỉnh Thừa Thiên – Huế Ban nghiên cứu phát triển các ngành sản xuất – Viện chiến lược phát triển

2. Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Thừa Thiên – Huế giai đoạn 1996 – 2010 Ban nghiên cứu phát triển các ngành sản xuất – Viện chiến lược phát triển

3. Báo cáo tổng hợp : Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu ngành nghề nhằm nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư vùng bãi ngang ven biển Quỳnh Lưu – Nghệ An Ban nghiên cứu phát triển các ngành sản xuất – Viện chiến lược phát triển

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU...

PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

I. Phát triển kinh tế biển...

1. Quan điểm về phát triển ngành sản xuất ...

2. Phát triển kinh tế biển...

3. Các chính sách đối với việc phát triển ngành kinh tế biển...11

PHẦN II: PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN NHẰM GÓP PHẦN XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO VÙNG VEN BIỂN THỪA THIÊN - HUẾ...

I. Khái quát về kinh tế - xã hội dân cư vùng ven biển Thừa Thiên - Huế...14

1. Khái quát về kinh tế - xã hội dân cư vùng ven biển Thừa Thiên - Huế ...14

2. Đánh giá về mức sống của dân cư vùng ven biển Thừa Thiên - Huế với mức trung bình trong cả nước và trung bình tỉnh Thừa Thiên - Huế....25

3. Vai trò việc phát triển kinh tế biển Thừa Thiên - Huế với việc xoá đói giảm nghèo vùng ven biển Thừa Thiên - Huế...26

II. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên và các nguồn lực phát triển của vùng ven biển Thừa Thiên - Huế...28

1. Tổng quan về địa lý tỉnh Thừa Thiên - Huế...28

2. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên của vùng ven biển Thừa Thiên - Huế ...29

3. Các nguồn lực chủ yếu của vùng...31

Phần III. Phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế biển xoá đói

giảm nghèo vùng ven biển thừa thiên Huế...34

I. Phương hướng phát triển kinh tế biển Thừa Thiên - Huế...34

1. Phương hướng phát triển kinh tế biển...34

2. Phương hướng giải quyết hài hoà giữa khai thác và bảo vệ...37

3. Phương hướng trong việc phát triển kinh tế biển để xoá đói giảm nghèo...39

II. Giải pháp cho phát triển các ngành sản xuất vùng ven biển Thừa Thiên - Huế...39

1. Các chính sách hỗ trợ...39

2. Thông tin dự báo...40

3. Chính sách qui hoạch...40

4. Nâng cao năng lực tổ chức quản lý ở địa phương...40

5. Giải pháp xoá đói giảm nghèo...41

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế biển nhằm góp phần xoá đói giảm nghèo vùng ven biển thừa thiên – huế (Trang 44)