1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

Các thao tác cơ bản và nâng cao, phím tắt trong Powerpoint Office

45 3,4K 42

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 1,5 MB

Nội dung

Các thao tác cơ bản và nâng cao, phím tắt trong Powerpoint Office, học powerpoint, power point căn bản, powerpoint nâng cao, phím tắt powerpoint, Các thao tác cơ bản và nâng cao, phím tắt trong Powerpoint Office, học powerpoint, power point căn bản, powerpoint nâng cao, phím tắt powerpoint, Các thao tác cơ bản và nâng cao, phím tắt trong Powerpoint Office, học powerpoint, power point căn bản, powerpoint nâng cao, phím tắt powerpoint,

Bài 1 THAO TÁC CƠ BẢN 1. Khởi động PowerPoint: Cách 1: Start - Programs - Microsoft Office - Microsoft Office PowerPoint 2003. Cách 2: Start - Run: powerpnt. Enter 2. Tạo mới một trình chiếu (Presentation): Cách 1: File - New. Cách 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + N Ngay sau đó vùng tác nghiệp (Task Pane) sẽ hiện ra ở bên phải màn hình Powerpoint cho phép bạn lựa chọn 1 trong các cách tạo mới một trình chiếu (presentation). * Blank presentation: Tạo mới một trình chiếu trống hoàn toàn, không có định dạng, không có nội dung sẵn có * From design template: Tạo một trình chiếu từ các mẫu có sẵn do Microsoft cung cấp, các mẫu này bạn cũng có thể tải về tự mạng Internet hoặc tự thiết kế theo ý mình. * From AutoContent wizard : Tạo một trình chiếu theo mẫu nội dung có sẵn. * From existing presentation : Tạo một trình chiếu từ các trình chiếu đã có nội dung sẵn trước đó * Photo album: Tạo một trình diễn bằng ảnh. 3. Lưu một trình chiếu: Cách 1: Vào File - Save. Cách 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + S. 1 Mặc định, trong hầu hết các trường hợp file trình chiếu của bạn sẽ được lưu vào My Documents (thư mục dành riêng cho người sử dụng - có trên mọi máy). bạn có thể chọn một thư mục khác, ổ đĩa khác để lưu tùy theo nhu cầu sử dụng. Gõ tên tài liệu vào mục filename, tên tài liệu nên gõ bằng tiếng Việt không dấu, không khoảng trắng (hoặc dùng dấu gạch dưới _ thay khoảng trắng). Nhấn nút Save để kết thúc thao tác lưu. bạn nên lưu tài liệu ngay khi mới bắt đầu thực hiện bài trình chiếu của mình để tránh sự cố mất điện làm mất tài liệu của bạn. Sau khi thực hiện thao tác lưu, trong quá trình soạn thảo bạn chỉ cần nhấn tổ hợp phím Ctrl + S hoặc nhấn vào nút trên thanh công cụ. Nếu bạn mới bắt đầu sử dụng các phần mềm soạn thảo nói chung và phần mềm PowerPoint bạn phải cân nhắc khi lưu mà xuất hiện thông báo như hình bên dưới. Thông báo này cảnh báo cho bạn biết bạn đang lưu nội dung đang soạn thảo đè lên một tập tin trình chiếu khác. Chọn Yes thì nội dung mới sẽ thay thế hoàn toàn nội dung cũ, vì vậy bạn phải cân nhắc thật kỹ thi thấy xuất hiện cảnh báo này. 4. Mở một trình chiếu: Trong quá trình giảng dạy bạn phải thường xuyên chỉnh sửa bài giảng của mình ngày càng hoàn thiện để nên thao tác mở trình chiếu là bắt buộc bạn phải thường xuyên thực hiện. Trước tiên bạn phải xác định nơi lưu tài liệu của mình (ở thư mục nào, ổ đĩa nào, tên gì) để mở tài liệu được nhanh hơn. Cách 1: Mở trình duyệt file Windows Explorer, nhấn đúp vào tập tin trình chiếu cần mở, file trình chiếu có phần mở rộng là .ppt, biểu tượng . Trong một số trường hợp nếu tên tập tin 2 trình chiếu có tiếng Việt có dấu khi bạn sử dụng cách này sẽ xuất hiện lỗi. Vì vậy khi lưu một trình chiếu nên lưu bằng tiếng Việt không dấu để khi mở ra dễ dàng hơn. Cách 2: Khởi động PowerPoint, vào File - Open. Chọn đường dẫn tập tin trình chiếu với sự trợ giúp của hộp thoại Open. Nhấn đúp vào tập tin trình chiếu hoặc kích chọn Cách 3: Khởi động PowerPoint, nhấn tổ hợp phím Ctrl + O. Dùng hộp thoại để mở tập tin trình chiếu của bạn. bạn có thể chọn cùng lúc nhiều tập tin trình chiếu, nhấn Open để mở chúng cùng lúc. 5. Đóng cửa sổ trình chiếu: Cách 1: Ctrl + W để đóng cửa sổ trình chiếu đang mở, Alt + F4 để đóng cửa sổ PowerPoint cùng với tất cả các trình chiếu đang soạn thảo. Cách 2: Nhấn vào nút ở góc trên cửa sổ. Cách 3: Kích phải trên tiêu đề cửa sổ trình chiếu đang mở trên Taskbar. Chọn Close. Cách 4: Kích đúp vào biểu tượng ở góc trái thanh tiêu đề cửa trình chiếu đang soạn thảo. Lưu ý: Các thao tác đóng cửa sổ này bạn có thể áp dụng cho mọi cửa sổ khác. 6. Yêu cầu thực hành: - Thời gian: 1 - 2 tiết. - Yêu cầu: Thực hiện nhuần nhuyễn các thao tác cơ bản, đặt biệt là cách sử dụng các phím tắt trong thực hiện các thao tác. Và bạn sẽ bắt gặp các phím tắt này trong hầu hết các phần mềm khác cùng chức năng tương tự. 3 Designed by CHM Master Email: qhaivn@gm Bài 2 GIỚI THIỆU CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN 1. Cấu trúc màn hình PowerPoint: Về cơ bản cấu trúc cửa sổ của PowerPoint có các thành phần cơ bản giống tất cả các cửa sổ của các phần mềm soạn thảo khác. Có một vài khác biệt nhỏ là trong cửa sổ PowerPoint có các ô cửa sổ nhỏ bên trái và bên phải giúp người sử dụng thao tác nhanh với các trang trình chiếu của mình, tên gọi của chúng là task pane tạm dịch là vùng tác nghiệp. 2. Thanh công cụ: Thanh công cụ là nơi tập hợp các lệnh thông dụng nhất từ thanh thực đơn lệnh thành các nút lệnh để giúp người sử dụng thao tác nhanh. 4 • Standard chứa các lệnh cơ bản từ menu File, Edit. • Formatting chứa các lệnh định dạng như thay đổi kiểu chữ, cỡ chữ, màu nền, màu chữ, canh lề • Control Toolbox các đối tượng điều khiểu bao gồm các nút lệnh, các ô chữ (textbox), và các đối tượng dùng để điều khiển trình chiếu - thường dùng trong việc kết hợp lập trình với PowerPoint. • Drawing chứa các lệnh đồ họa như vẽ các ô chữ, các hình đồ họa như trong các trình soạn thảo thông thường khác. • Outlining chứa các lệnh làm việc với bản thảo trình chiếu. • Picture dùng để định dạng hình ảnh, đối tượng đồ họa • Reviewing, Revisions • Tables and Borders dùng để làm việc với bảng và đường kẻ, khung viền • Task pane vùng tác nghiệp, là ô cửa sổ nằm ở góc phải màn hình. • Visual Basic hiển thị cửa sổ lập trình, viết lệnh điều khiển trình chiếu • Web các công cụ dành cho web khi bạn muốn biến trình chiếu của mình thành một trang web • WordArt chữ nghệ thuật Trong quá trình soạn thảo trình chiếu bạn nên hiển thị 3 thanh công cụ Standard, Formatting và Drawing để thao tác nhanh với bản thảo của mình. Và nên tắt bớt những thanh công cụ khác nếu chưa thực sự cần dùng đến chúng để có không gian soạn thảo rộng rãi hơn. Để ẩn hiện các thanh công cụ bạn có thể dùng 1 trong 2 cách sau: Cách 1: Vào menu View - Toolbars. Đánh dấu vào thanh công cụ cần hiển thị, bỏ đánh dấu để ẩn thanh công cụ chưa sử dụng đến. Cách 2: Kích phải trên thanh công cụ hoặc thanh menu, đánh dấu và thanh công cụ cần hiển thị và bỏ đánh dấu thanh công cụ chưa dùng đến. 3. Soạn thảo 5 - Chọn một phương thức thể hiện phù hợp với nội dung cần trình bày bằng cách kích chọn một layout trên vùng tác nghiệp (task pane) ở bên phải màn hình soạn thảo như hình bên. Ví dụ: trang trình chiếu thể hiện tiêu đề bạn chọn layout là title layout. Lưu ý: Trong trường hợp không có Slide Layout ở bên phải màn hình bên phải bạn kích phải trên thanh menu đánh dấu vào Task pane. Khi có Task pane ở bên phải nhưng không phải là Slide Layout thì bạn kích vào mũi tên gần dấu X, chọn Slide Layout. - Các hình thức thể hiện chỉ là gợi ý, bạn có thể tạo một trang trình chiếu (slide) với hình thức tùy thích miễn sao thể hiện hiệu quả nội dung cần trình bày. - Gõ nội dung vào các ô chữ hiển thị ở vùng soạn thảo giữa màn hình, số lượng các ô chữ có thể thêm bớt tùy vào nội dung của bạn. Việc định dạng các nội dung này bạn có thể làm tương tự như các phần mềm soạn thảo thông thường khác, nên dùng thanh công cụ Formatting để thao tác nhanh hơn. - Nên sử dụng các font chữ thuộc bảng mã Unicode để khi chép sang máy khác bạn không cần phải lo thiếu font chữ. Font nên dùng là Verdana. 4. Tạo mới slide: Cách 1: Vào Insert - New Slide. Cách 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + M. Cách 3: Kích vào nút trên thanh công cụ. Chọn một layout phù hợp cho nội dung cần thể hiện và gõ nội dung vào phần soạn thảo. 5. Thay đổi vị trí các slide: Bằng cách kích giữ chuột và kéo thả các silde trên phần cửa sổ bên trái màn hình soạn thảo bạn có thể thay đổi vị trí các trang trình chiếu. 6. Trình chiếu. Để xem kết quả soạn thảo bạn vào menu View - Slide Show hoặc nhấn phím F5. Để thoát phím ESC để thoát khỏi màn hình trình chiếu trở về màn hình soạn thảo. Để trình chiếu từ trang hiện tại trở về sau bạn dùng tổ hợp phím Shift + F5 hoặc kích vào nút ở cuối phần cửa sổ bên trái màn hình soạn thảo. Chức năng này bạn thường xuyên sử dụng khi bắt phải bắt đầu từ một slide không phải là trang đầu tiên của bài giảng. Designed by CHM Master Email: qhaivn@gmail.com 6 Bài 3 LÀM VIỆC VỚI TEXTBOX, AUTOSHAPE Tất cả các nội dung trong trình chiếu đều phải đặt trong các textbox, vì vậy làm việc với textbox là một yêu cầu tất yếu để soạn thảo các nội dung trình chiếu nhanh, hiệu quả. 1. Hiển thị thanh công cụ Drawing Để thao tác nhanh với các đối tượng textbox, autoshape chúng ta nên hiển thị thanh công cụ Drawing bằng cách kích phải trên menu, đánh dấu chọn Drawing. Khi đó thanh công cụ Drawing sẽ xuất hiện phía góc dưới màn hình soạn thảo. 2. Textbox Kích chọn nút trên thanh công cụ Drawing. Kích chuột kéo vào vùng soạn thảo tại vị trí bất kỳ. Để thay đổi màu nền của textbox, kích vào mũi tên màu đen nhỏ ngay cạnh biểu tượng để chọn một màu thích hợp cho textbox. • Chọn No Fill để màu nền của textbox trong suốt. • Chọn Automatic để lấy màu nền mặc định. • Chọn 1 trong các màu có sẵn. Nếu các màu có sẵn không thích hợp, có thể kích vào nút More Fill Colors để chọn một màu thích hợp hơn trong bảng màu. • Kích chọn Fill Effects để chọn các hiệu ứng đặc biệt khác. Để thay đổi màu đường viền bao quanh textbox, kích chọn mũi tên màu đen nhỏ ngay cạnh bên biểu tượng . Cách chọn màu tương tự như chọn màu nền. Để mất đường viền bao quanh textbox chọn No Line trong bảng màu. Trong trường hợp sử dụng các textbox để chứa một nội dung chú thích cho một nội dung khác thì nên chọn tại là No Fill để mất màu nền, và chọn tại để mất đường viền bao quanh textbox. Để thay đổi màu chữ, kích chọn mũi tên màu đen ngay cạnh bên biểu tượng trên thanh công cụ Drawing. Chọn một màu thích hợp đảm bảo không trùng với màu nền của trang trình chiếu và màu nền của textbox đó. Nên sử dụng các màu sáng, có độ tương phản cao để sử dụng phù hợp trong mọi đều kiện ánh sách giúp học sinh, sinh viên dễ theo dõi. Ngoài ra bạn còn có thể thay đổi kích thước, hình dạng các đường viền, các hiệu ứng 3D, đổ bóng để làm cho nội dung bên trong textbox nổi bật hơn. Để lần sau khi kích chọn một textbox mới thì textbox có định dạng giống textbox hiện tại thì kích phải tại vị trí các đường khung của textbox, sao cho xuất hiện menu ngữ cảnh. Chọn Set Autoshape Defaults. 3. Autoshape 7 Autoshape giúp bạn làm cho nội dung sinh động hơn, giúp bạn thể hiện sơ đồ, nội dung đặc biệt, . Kích vào nút Autoshapes trên thanh công cụ Drawing để chọn một hình thích hợp cho nội dung của bạn và kích giữ chuột vẽ vào vùng soạn thảo. Các thao tác định dạng đường viền, màu nền đều tương tự như với các textbox như đã hướng dẫn ở phần trên. Mặc định khi bạn vẽ xong một autoshape thì vẫn chưa thể gõ chữ vào bên trong nó, kích phải chọn Add text trên menu ngữ cảnh để gõ nội dung vào bên trong Autoshape. Kinh nghiệm cho thấy khi đưa một nội dung vào Autoshape thì nội dung đó khó nằm giữa hình, vì vậy bạn nên kết hợp một textbox chứa nội dung không màu nền, không đường kẻ và đè lên Autoshape. 4. Thay đổi kích thước Đưa con trỏ và vị trí các biên của textbox, autoshape cần thay đổi kích thước, khi xuất hiện con trỏ dạng: , , , thì nhấn giữ chuột để thay đổi độ rộng. Kết hợp phím Alt và kéo chuột sẽ giúp bạn thay đổi được kích thước theo ý muốn. 5. Thay đổi vị trí Kích chọn textbox, autoshape tại vị trí các đường biên của chúng sau cho xuất hiện con trỏ di chuyển , giữa chuột và kéo hình đến vị trí mới. Kết hợp phím Alt và chuột để di chuyển hình đến vị trí mới dễ dàng và chuẩn xác hơn. Trong một số trường hợp nếu bạn khó chọn hình thì kích chuột vào nút trên thanh công cụ Drawing và giữ chuột kéo quanh đối tượng cần chọn. Cách này cũng có thể dùng để chọn nhiều đối tượng cùng lúc thay vì nhấn phím Shift để chọn từng đối tượng 1. Lưu ý: Trong khi thao tác với textbox, autoshape cũng như các đối tượng đồ họa khác trong PowerPoint bạn phải phân biệt thao tác chọn nội dung bên trong đối tượng hay chọn đối tượng để làm việc. Nếu chọn đối tượng để làm việc thì phải đưa con trỏ tới vị trí biên của đối tượng đó đến khi xuất hiện con trỏ 4 chiều rồi mới kích chọn. 6. Xoay chiều Kích chuột chọn textbox, autoshape hoặc đối tượng đồ họa khác cần xoay chiều khi xuất hiện con trỏ 4 chiều . Để xoay chiều hình bạn kích giữ chuột tại nút màu xanh ngay trên hình đó, giữ chuột và xoay theo chiều bất kỳ. 7. Nhóm các đối tượng 8 Trong quá trình soạn thảo trình chiếu có thể bạn sử dụng nhiều hình ảnh, textbox, autoshape để minh họa cho một nội dung, để tránh trường hợp khi sao chép, thay đổi làm ảnh hướng đến vị trí các đối tượng đồ họa bạn nên nhóm chúng thành một nhóm bằng cách chọn tất cả các đối tượng đồ họa liên quan, kích phải chọn Grouping - Group. Khi cần sửa chữa một các đối tượng nào bên trong nhóm thì kích phải trên nhóm chọn lệnh phân rã: Grouping - Ungroup. Sửa xong nên nhóm lại bằng cách kích phải trên đối tượng đồ họa đó chọn Grouping - Regroup để phục hồi lại trạng thái nhóm các đối tượng như trước lúc sửa chữa. 8. Thực hành - Yêu cầu nắm vững nguyên tắc chọn các đối tượng đồ họa để làm việc. - Cách làm một hình ảnh có định dạng mẫu để các hình tiếp sau có định dạng giống nó. - Cách hiển thị và sử dụng thanh công cụ Drawing để thao tác nhanh với các đối tượng đồ họa - Cách nhóm các đối tượng đồ họa lại để khi di chuyển không bị lệch. - Sử dụng phím Alt kết hợp với chuột để thay đổi kích thước, vị trí của các đối tượng đồ họa (so sánh việc có và không có sử dụng phím Alt bạn các thao tác này). Designed by CHM Master Email: qhaivn@gmail.com Bài 4 LÀM VIỆC VỚI HÌNH ẢNH Hình ảnh cũng là đối tượng thường được sử dụng thường xuyên trong trình chiếu của bạn, bài này hướng dẫn bạn một số kỹ năng cơ bản với hình ảnh. 1. Chuẩn bị Để nội dung phong phú bạn nên chuẩn bị trước các hình ảnh minh họa từ nhiều nguồn khác nhau như tự thiết kế bằng các phần mềm chuyên dụng như Photoshop, Corel, ; từ mạng Internet; chụp từ màn hình; từ ClipArt có sẵn của bộ Office. Cần phải chọn những hình minh họa phụ hợp với chủ đề đang trình bày, không nên chèn các hình có tính giải trí vào bài giảng làm người học phân tán tâm lý không tập trung vào bài giảng. Nên sử dụng hình có nền đơn giản phù hợp với nền trang trình chiếu và nên sửa lại màu chữ phù hợp để tránh trường hợp hình ảnh che mất nội dung. 2. Sử dụng ClipArt 9 Khi bộ Office của bạn được cài đầy đủ các thành phần thì mới có các hình ảnh có sẵn trong Clipart và trình quản lý hình ảnh Clipart. Nếu không có bạn phải đưa đĩa cài đặt Office vào ổ CD để cài bổ sung. Clipart sẽ xuất hiện tại vùng tác nghiệp (task pane) ở phần cửa sổ bên phải giúp bạn tìm kiếm nhanh một hình ảnh theo chủ đề, theo phân loại. Nếu không muốn tìm kiếm theo tên, bạn có kích vào nút Organize clips để khởi động trình quản lý hình ảnh. Những hình ảnh của clipart được phân loại theo chủ đề và tổ chức dưới dạng cây. Chọn hình phù hợp với nội dung cần minh họa, kích phải trên hình chọn lệnh Copy, đóng cửa sổ trình quản lý ClipArt để trở về màn hình soạn thảo trình chiếu. Nhấn Ctrl + V để dán hình ảnh từ ClipArt. Trong trường hợp muốn lấy nhiều hình từ ClipArt thì bạn chỉ cần thu nhỏ cửa sổ trình quản lý Clipart không nên tắt. Các thao tác di chuyển, thay đổi kích thước, xoay chiều hình ảnh tương tự như cách làm việc với textbox và autoshape đã hướng dẫn tại bài 2. 3. Chèn hình từ file 10 [...]... 9 Hiệu ứng cho từng đoạn văn bản trong textbox Thông thường khi bạn mới bắt đầu với PowerPoint để tạo hiệu ứng cho một đoạn văn bản thì bạn thường đưa mỗi đoạn văn bản vào một textbox riêng rẽ, thao tác này sẽ làm mất thời gian của bạn bạn có thể đưa tất cả các đoạn văn bản trong slide vào một textbox duy nhất và chỉ định cách thể hiện hiệu ứng để tất cả các đoạn văn bản trong textbox có hiệu ứng chung... giảng trong PowerPoint, chọn Solid Converter PDF - Using convert Wizard để chuyển đổi PDF sang file doc của Word Xem hướng dẫn PDF sang Word chi tiết hơn trong Sổ tay tin học ứng dụng Designed by CHM Master Email: qhaivn@gmail.com PHÍM TẮT TRONG POWERPOINT Để làm việc hiệu quả hơn với PowerPoint bạn nên sử dụng các phím tắt, vì đơn giản khi bạn đang sử dụng bàn phím thì dùng phím tắt để thao tác sẽ... dưới các tiêu đề trong mỗi slide Alt + Shift + A mở rộng để hiển thị tất cả các nội dung và tiêu đề F6 di chuyển theo kim đồng hồ giữa các đối tượng trong chế độ Normal View Shift + F6 di chuyển theo chiều ngược kim đồng hồ giữa các đối tượng trong chế độ Normal View Ctrl + Shift + Tab chuyển đổi qua lại giữa 2 thẻ Slides và Outline trong chế độ Normal View 3 Làm việc với các đối tượng đồ họa Phím tắt. .. tiên trong màn hình soạn thảo * Đối với PowerPoint 2003 - Vào menu Tools - Options chọn thẻ View - Bỏ chọn mục End with black slide - Nhấn OK 27 * Đối với PowerPoint 2007 - Kích nút Office, nhấn nút PowerPoint Options ở cuối menu - Trong hộp thoại PowerPoint Options, kích mục Advanced trong phần cửa sổ bên trái - Bỏ chọn mục End with black slide trong nhóm Slide Show - Nhấn OK để đóng hộp thoại PowerPoint. .. chuột vào các mẫu để xem và chọn mẫu phù hợp với nội dung của bạn Nếu sử dụng một mẫu khác mà bạn đã lưu ở một thư mục khác của riêng mình thì nhấn nút Browse ở cuối vùng tác nghiệp Các mẫu (template) này bạn có thể bổ sung thêm vào máy của bạn bằng cách vào www.microsoft.com để tải về hoặc dùng từ khóa "free powerpoint template" trong www.google.com.vn để tìm những website cho bạn tải những mẫu Powerpoint. .. bàn phím để cầm chuột thao tác 1 Phím tắt cơ bản Phím tắt Chức năng Ctrl + N tạo mới một trình chiếu Ctrl + M tạo mới một slide Ctrl + D tạo một bảng copy của slide đang chọn Ctrl + O mở một trình chiếu Ctrl + W đóng một trình chiếu Ctrl + P in một trình chiếu Ctrl + S lưu một trình chiếu F5 chạy trình chiếu trình trang đầu tiên Shift + F5 chạy trình chiếu từ trang hiện tại Alt + F4 thoát khỏi PowerPoint. .. dung phong phú, hấp dẫn chúng ta thường sử dụng nhiều font và các ký hiệu, nhưng các font chữ mà bạn dụng trong slide có thể máy khác không có Để tránh trường hợp thiếu font chữ làm sai lệch các nội dung trong slide bạn nên lưu font chữ đi kèm trong slide nếu silde có sử dụng các font chữ không thuộc bảng mã Unicode * Đối với PowerPoint 2003 - Vào menu Tools - Options, chọn thẻ Save - Đánh dấu chọn mục... cần trình bày và tổ chức nó vào một thư mục riêng và luôn chép kèm theo file trình chiếu của bạn vì file video không lưu vào file trình chiếu như đối với hình ảnh và các đối tượng đồ họa khác - Những đoạn video và âm thanh nên sử dụng các định dạng thông thường mà phần mềm Windows Media có thể mở được Nếu sử dụng các định dạng khác bạn có thể không mở được file video hoặc âm thanh - Video và âm thanh... trữ các thông tin về định dạng font chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, vị trí các đối tượng, màu nền, hình nền Slide master còn cho phép người sử dụng chèn vào các đối tượng đồ họa, các siêu liên kết để dùng chung cho tất cả các slide trong trình chiếu của bạn Bạn có thể tự thiết kế một mẫu slide dùng chung cho tất cả các trang trình chiếu của mình bằng cách chỉnh sửa slide master 1 Chỉnh sửa slide master Vào... Speed trong vùng tác vụ Custom Amination Chọn một trong các mức tốc độ có trong danh sách Tốc độ Giải thích Very Slow Rất chậm Slow Chậm Medium Trung bình Fast Nhanh Very Fast Rất nhanh Trong mọi trường hợp, bạn nên chọn tốc độ Medium là hợp lý nhất 8 Lặp lại một hiệu ứng 22 Kích phải trên hiệu ứng cần lặp, chọn Timing , chọn các thông số trong hộp thoại theo yêu cầu của bạn Trong đó: • Start: Cách

Ngày đăng: 03/12/2014, 10:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w