Câu 1.1 (3 điểm): Trình bày vắn tắt các dịch vụ cơ bản của sản phẩm du lịch. Theo bạn, dịch vụ nào gây ra nhiều tác động tiêu cực nhất đến môi trường? Hãy giải thích vì sao. Câu 1.2 (3 điểm): Trình bày mối quan hệ qua lại giữa môi trường và du lịch, và cho các ví dụ minh họa.Câu 1.3 (3 điểm): Trình bày tóm lược các tác động tích cực của du lịch đến môi trường tự nhiên. Câu 1.4 (3 điểm): Những hoạt động du lịch nào gây ra các tác động tiêu cực đối với môi trường nước? Hãy cho ví dụ cụ thể. Câu 1.5 (3 điểm): Phát triển du lịch và các hoạt động của du khách ven biển gây ra những tác động tiêu cực gì đối với môi trường? Hãy cho các ví dụ minh họa.Câu 1.6 (3 điểm): Ngành du lịch gây ra những tác động tiêu cực gì đối môi trường toàn cầu? Hãy minh họa bằng các ví dụ cụ thể. Câu 1.7 (3 điểm): Nêu và phân tích các tác động tiêu cực của du lịch đến tài nguyên thiên nhiên. Câu 1.8 (3 điểm): Trình bày các tác động tiêu cực của du lịch đến văn hóa xã hội của địa phương.Câu 1.9 (3 điểm): Trình bày các tác động tích cực của du lịch đến văn hóa xã hội của địa phương.Câu 1.10 (3 điểm): Nêu và phân tích các tác động tiêu cực của du lịch đến nền kinh tế của địa phương.Câu 2.1 (3 điểm): Trình bày các thành phần cơ bản của tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch. Theo bạn, thành phần nào là quan trọng nhất; hãy giải thích và cho ví dụ minh họa.Câu 2.2 (3 điểm): Những loại địa hình địa mạo nào của điểm du lịch tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của du lịch? Hãy cho các ví dụ minh họa.Câu 2.3 (3 điểm): Thời tiết và khí hậu của điểm du lịch có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển du lịch? Hãy minh họa bằng các ví dụ thực tiễn.Câu 2.4 (3 điểm): Thủy văn và tài nguyên nước có ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch? Hãy minh họa bằng các ví dụ thực tiễn.Câu 2.5 (3 điểm): Chất lượng môi trường tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến các hoạt động du lịch?
Câu 1.1 (3 điểm): Trình bày vắn tắt các dịch vụ cơ bản của sản phẩm du lịch. Theo bạn, dịch vụ nào gây ra nhiều tác động tiêu cực nhất đến môi trường? Hãy giải thích vì sao. Câu 1.2 (3 điểm): Trình bày mối quan hệ qua lại giữa môi trường và du lịch, và cho các ví dụ minh họa. Câu 1.3 (3 điểm): Trình bày tóm lược các tác động tích cực của du lịch đến môi trường tự nhiên. Câu 1.4 (3 điểm): Những hoạt động du lịch nào gây ra các tác động tiêu cực đối với môi trường nước? Hãy cho ví dụ cụ thể. Câu 1.5 (3 điểm): Phát triển du lịch và các hoạt động của du khách ven biển gây ra những tác động tiêu cực gì đối với môi trường? Hãy cho các ví dụ minh họa. Câu 1.6 (3 điểm): Ngành du lịch gây ra những tác động tiêu cực gì đối môi trường toàn cầu? Hãy minh họa bằng các ví dụ cụ thể. Câu 1.7 (3 điểm): Nêu và phân tích các tác động tiêu cực của du lịch đến tài nguyên thiên nhiên. Câu 1.8 (3 điểm): Trình bày các tác động tiêu cực của du lịch đến văn hóa - xã hội của địa phương. Câu 1.9 (3 điểm): Trình bày các tác động tích cực của du lịch đến văn hóa - xã hội của địa phương. Câu 1.10 (3 điểm): Nêu và phân tích các tác động tiêu cực của du lịch đến nền kinh tế của địa phương. Câu 2.1 (3 điểm): Trình bày các thành phần cơ bản của tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch. Theo bạn, thành phần nào là quan trọng nhất; hãy giải thích và cho ví dụ minh họa. Câu 2.2 (3 điểm): Những loại địa hình - địa mạo nào của điểm du lịch tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của du lịch? Hãy cho các ví dụ minh họa. Câu 2.3 (3 điểm): Thời tiết và khí hậu của điểm du lịch có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển du lịch? Hãy minh họa bằng các ví dụ thực tiễn. Câu 2.4 (3 điểm): Thủy văn và tài nguyên nước có ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch? Hãy minh họa bằng các ví dụ thực tiễn. Câu 2.5 (3 điểm): Chất lượng môi trường tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến các hoạt động du lịch? Nội dung trả lời Câu 1.1 a) Nêu được tổng cộng 4 loại dịch vụ du lịch, bao gồm: - Dịch vụ vận chuyển: đưa đón du khách từ nơi cư trú đến các điểm du lịch, giữa các điểm du lịch và trong phạm vi một điểm du lịch. - Dịch vụ lưu trú: đảm bảo cho du khách nơi ăn, chốn ở trong quá trình thực hiện chuyến đi của họ. - Dịch vụ lữ hành: tổ chức các chương trình du lịch cho du khách, đặt chỗ và xuất vé quốc nội và quốc tế, … - Dịch vụ bổ sung: mua sắm, giải trí, ăn uống, hướng dẫn, thông tin … b) Phần trả lời mở, sinh viên có thể chọn bất kỳ dịch vụ nào vừa mới nêu trên đây, tuy nhiên cần phải: - Làm rõ được tác động tiêu cực đến môi trường của dịch vụ đã chọn. - Giải thích được vì sao dịch vụ đã chọn có tác động đến môi trường nhiều hơn các loại dịch vụ khác. - Khi giải thích có minh họa hoặc cho ví dụ cụ thể. Câu 1.2 a) Hoạt động du lịch có quan hệ mật thiết với môi trường - Khai thác tiềm năng của môi trường tự nhiên như các cảnh đẹp quyến rũ của núi, sông, biển và các giá trị văn hoá, nhân văn gắn liền với chúng. - Cho VD thích hợp. - Thành phần, tính đa dạng và chất lượng của môi trường có vai trò rất quan trọng đối với các hoạt động của du lịch. - Cho VD thích hợp. b) Sự phát triển du lịch phụ thuộc nhiều vào môi trường. - Giá trị nguyên vẹn của các môi trường tự nhiên, tài nguyên văn hoá là những nhân tố cơ bản giúp phát triển du lịch. - Cho VD thích hợp. - Sự suy giảm của chất lượng môi trường, cho dù là tự nhiên hay nhân văn, đều có tác động rất lớn đến các hoạt động du lịch và thường dẫn đến sự suy thoái của khu du lịch. - Cho VD thích hợp. c) Du lịch gây ra các tác động tiêu cực lên môi trường. - Các tác động này liên quan đến sự khai thác và sử dụng tài nguyên ở các khu du lịch. - Cho VD thích hợp. - Sự ô nhiễm do các chất thải phát sinh từ các hoạt động du lịch. - Cho VD thích hợp. Câu 1.3 a) Bảo tồn thiên nhiên: Du lịch góp phần khẳng định giá trị và góp phần vào việc bảo tồn các diện tích tự nhiên quan trọng, phát triển các khu bảo tồn, vườn quốc gia, … b) Tăng cường chất lượng môi trường: Du lịch cung cấp những sáng kiến làm sạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, rác thải; các chương trình quy hoạch cảnh quan, c) Tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương lẫn du khách: thông qua trao đổi, học hỏi cách ứng xử đối với môi trường lẫn nhau, các thuyết trình BVMT trong các tour du lịch bền vững, d) Giảm các tác động tiêu cực của con người lên môi trường: Du lịch tạo công ăn việc làm Giảm các tác động của con người như săn bắn động vật hoang dã, phá rừng,… e) Cải thiện hạ tầng cơ sở: Các cơ sở hạ tầng như sân bay, đường sá, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc có thể được cải thiện thông qua hoạt động du lịch. f) Tạo nguồn kinh phí giúp tôn tạo cảnh quan và duy trì công tác bảo tồn: các nguồn thu từ vé vào cửa, thuế doanh thu, thu nhập, … từ các loại hình kinh doanh du lịch có thể được sử dụng để phục vụ cho bảo tồn. Câu 1.4 a) Hoạt động của các cơ sở kinh doanh du lịch - Cho ví dụ minh họa đúng: Nước thải, rác thải từ các khách sạn, khu nghỉ mát và các cơ sở vật chất phục vụ du lịch. b) Hoạt động du khách trên sông nước - Cho ví dụ minh họa đúng: xả rác bừa bãi khi qua phà, từ trên tàu, thuyền. c) Hoạt động giao thông vận tải đường thủy phục vụ du lịch - Cho ví dụ minh họa đúng: tàu, thuyền, ca nô, … thải ra dầu mỡ, hydro cacbon, vào các nguồn nước. d) Hoạt động giải phóng mặt bằng và xây dựng các công trình du lịch, nhất là những công trình ven biển. - Cho ví dụ minh họa đúng: san ủi đất, chặt phá rừng, … gây sạt lở đất đá, xói mòn các thủy vực và ô nhiễm MT. e) Hoạt động khai thác nước ngầm phục vụ xây dựng và các hoạt động của cơ sở du lịch. - Cho ví dụ minh họa đúng: khai thác nước ngầm vùng ven biển phục vụ sân gôn làm nước ngầm nhiễm mặn. f) Các hoạt động du lịch khác: lễ hội trong các tour du lịch, các lễ hội định kỳ, … - Cho ví dụ minh họa đúng: Lễ hội Điện Hòn chén gây ô nhiễm nước, gây nhiều khó khăn cho công tác xử lý nước cấp ở HUEWACO, Câu 1.5 a) Việc khai thác các vật liệu xây dựng các khu nghỉ mát ảnh hưởng đến hệ san hô, rừng ngập mặn và rừng trong nội địa, dẫn đến xói mòn và phá huỷ các môi trường sống ven biển. Cho VD thích hợp b) Việc mở mang bến thuyền và đê chắn sóng có thể làm thay đổi dòng nước và đường bờ biển. Cho VD thích hợp c) Việc xây dựng quá mức ở khu vực bờ biển có thể dẫn đến hủy hoại môi trường sống và phá vỡ các mối liên hệ đất - biển. Cho VD thích hợp d) Ô nhiễm do rác thải từ các khu du lịch và các hoạt động của du khách. Cho VD thích hợp e) Ô nhiễm từ nước thải do các khu du lịch ven biển gây ra Cho VD thích hợp f) Các hoạt động của tàu bè du lịch sự xâm nhập loài ngoại lai, dầu mỡ, … Cho VD thích hợp Câu 1.6 a) Du nhập các loài ngoại lai - Nêu được nguyên nhân du nhập các loài ngoại lai là do khách du lịch và các nhà cung cấp dịch vụ có thể là vô tình mang vào những loài ngoại lai xâm hại. - Nêu được tác hại của các loài ngoại lai, bao gồm truyền bệnh và ký sinh trùng, cạnh tranh thức ăn, ăn thịt loài bản địa, … - Minh họa bằng một VD cụ thể. b) Suy thoái tầng ôzôn - Do xây dựng, phát triển, quá trình quản lý và các hoạt động du lịch gây phát thải các khí gây suy thoái tầng ôzôn - Do giao thông vận tải phục vụ du lịch, nhất là máy bay chứa các chất gây suy thoái tầng ôzôn - Do sử dụng rộng rãi trong công nghiệp du lịch và khách sạn các tủ lạnh, máy điều hoà, các bình phun có chứa các chất gây suy thoái tầng ôzôn. c) Biến đổi khí hậu - Các phương tiện giao thông phục vụ du lịch, nhất là máy bay thải ra một lượng khí nhà kính lớn. - Các quá trình xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, các hoạt động của cơ sở kinh doanh du lịch thải ra nhiều khí nhà kính, nhất là CO 2 . - Các hoạt động của du khách và các dịch vụ phục vụ cho du khách cũng thải ra nhiều khí nhà kính. Câu 1.7 a) Đối với tài nguyên nước: Gây nhiều sức ép lên vấn đề cấp nước sạch ở các điểm du lịch, dẫn đến thiếu nước nghiêm trọng và gây ra các xung đột về nước. b) Đối với tài nguyên sinh học: sự suy giảm đa dạng sinh học có thể xảy ra khi môi trường ở khu du lịch bị khai thác và sử dụng quá mức, dẫn đến việc đánh mất đi tiềm năng của khu du lịch. c) Đối với tài nguyên đất: làm tăng nhu cầu về tài nguyên đất, dẫn đến giảm diện tích đất ngập nước, phá rừng lấy đất gây xói mòn đất, làm tăng việc khai thác cát, xói mòn bờ biển và các hình thức suy thoái đất khác d) Đối với tài nguyên rừng: Phá rừng lấy đất làm du lịch, khai thác gỗ trong rừng phục vụ cho việc xây dựng các cơ sở du lịch, khai thác lâm sản ngoài gỗ phục vụ du khách, … e) Đối với cảnh quan thiên nhiên: Hoạt động xây dựng và mở rộng cơ sở hạ tầng, phát triển du lịch vùng ven biển, phá rừng lấy đất… có thể phá vỡ các cảnh quan thiên nhiên của địa phương. f) Đối với các dạng tài nguyên khác: Du lịch, nhất là du lịch mang tính thời vụ, có thể gây áp lực lớn lên năng lượng, thức ăn và các nguyên vật liệu, … Câu 1.8 a) Thương mại hóa các đặc trưng và giá trị của địa phương: các lễ nghi, lễ hội địa phương bị biến tướng để đáp ứng nhu cầu của du khách, các thay đổi về thiết kế sản phẩm địa phương để phù hợp với thị hiếu của du khách … b) Mất bản sắc văn hoá: Ảnh hưởng do lối sống, hành vi, ứng xử, văn hóa của du khách và mất dần bẳn sắc văn hóa địa phương. c) Bất đồng về văn hoá: Hiểu lầm và xung đột có thể nảy sinh giữa khách và chủ vì những khác biệt về ngôn ngữ, thói quen, tôn giáo, cách ứng xử, d) Gây ra các căng thẳng trong xã hội: các mâu thuẫn sử dụng tài nguyên quan trọng như nước, năng lượng, đất đai, … tăng chi phí cơ sở hạ tầng cho cộng đồng địa phương, … e) Các vấn đề về đạo đức và an toàn xã hội: gia tăng tội phạm, sử dụng lao động trẻ em, gia tăng mãi dâm. f) Một số vấn đề văn hóa – xã hội khác: Ngoài những vấn đề nêu trên, sinh viên có thể nêu một số tác động tiêu cực khác, tuy nhiên phải hợp lý và thuyết phục. Câu 1.9 a) Du lịch là nguồn cổ vũ cho hoà bình: Tạo nhiều cơ hội để thông cảm, hiểu biết lẫn nhau và giảm đi những thành kiến giữa các dân tộc. b) Du lịch tạo điều kiện giao lưu văn hóa giữa các vùng miền và các quốc gia: Con người có cơ hội tiếp xúc với nhau, tạo ra sự hiểu biết giữa người và người và giữa các nền văn hoá, tạo ra sự giao lưu văn hóa giữa người địa phương và khách du lịch. c) Du lịch củng cố cộng đồng: tăng cường sức sống cho cộng đồng theo nhiều cách, gia tăng sự đoàn kết và quyết tâm của cộng đồng đối với các tài sản vốn có của mình. d) Phát triển du lịch đem lại lợi ích cho người dân địa phương: tạo ra việc làm góp phần giảm di cư từ các lên thành thị, tăng cường cơ sở vật chất và dịch vụ cho cộng đồng, đem lại mức sống cao hơn cho các điểm du lịch. e) Du lịch nâng cao các giá trị văn hóa và truyền thống: góp phần bảo tồn các di sản ở địa phương, phục hưng các nền văn hóa bản xứ, các nghề thủ công mỹ nghệ, bảo tồn và giao lưu truyền thống văn hoá-lịch sử f) Du lịch cổ vũ cho lòng tự hào và quan hệ cộng đồng: là phương tiện giáo dục lòng yêu đất nước, giữ gìn và nâng cao truyền thống dân tộc, khơi dậy niềm tự hào đối với những di sản của quốc gia và địa phương cũng như quan tâm đến việc giữ gìn chúng. Câu 1.10 a) Gây ra Sự “rò rỉ” trong du lịch: khoảng 80% thu nhập của du khách chi cho máy bay, khách sạn và các công ty quốc tế chứ không phải cho nền kinh tế và lao động ở địa phương. b) Chênh lệch trong đầu tư ở địa phương: Tiềm lực kinh tế cộng đồng được sử dụng vào xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch nên giảm sự đầu tư của chính phủ cho giáo dục, y tế c) Nguy cơ lạm phát: Khách du lịch đem khối lượng lớn tiền mặt vào một nước để du lịch, trong khi đó khối lượng hàng hóa cung ứng không tăng một cách tương ứng sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát. d) Sự quá lệ thuộc vào du lịch của nền kinh tế địa phương: Nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển ít có khả năng khai thác các nguồn tài nguyên khác nên đã xem du lịch là một cách thức chủ yếu để phát triển kinh tế quá phụ thuộc vào du lịch. e) Các tác động bất lợi khác - Tác động của tính mùa vụ trong du lịch: Sự tập trung hoạt động du lịch theo mùa dẫn tới sự quá tải trong giao thông, ăn ở,…, gây hư hỏng nhiều di tích quan trọng, … - Tác động của các tour du lịch trọn gói: các tour du lịch trọn gói bởi các doanh nghiệp bên ngoài Thu nhập địa phương từ du lịch sẽ bị giảm xuống. Điểm tổng cộng KHỐI 2: Câu 2.1 a) Các thành phần cơ bản của tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến du lịch: - Vị trí địa lý: các khu du lịch, nhất là những khu vui chơi giải trí, càng gần với các thị trường tiềm năng càng thuận tiện và thu hút nhiều du khách. Tuy nhiên, cũng có các trường hợp ngoại lệ. - Địa hình - địa mạo: đặc điểm hình thái và các dạng đặc biệt của địa hình góp phần tạo nên phong cảnh và sự đa dạng cảnh quan. Địa hình của một khu du lịch càng đa dạng, tương phản và độc đáo thì càng có sức hấp dẫn đối với du khách. - Khí hậu và thời tiết: Tổ hợp của sự thay đổi theo mùa rõ rệt của các đới nhiệt độ ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch, tính đa dạng của các loại hình vui chơi giải trí của khu du lịch. Nhìn chung, những nơi có khí hậu ôn hoà thường được du khách thích nhất. - Đa dạng sinh học: động vật và thực vật hoang dã có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với giải trí và du lịch của con người. Ở một số quốc gia, tài nguyên đa dạng sinh học đã đem lại lợi tức đáng kể cho du lịch. b) Giải thích được vì sao thành phần đã chọn có tầm quan trọng lớn nhất Cho ví dụ minh họa thích hợp. Câu 2.2 a) Địa hình đồi núi - Là nơi có sự kết hợp của nhiều dạng địa hình, có sự phân cắt của địa hình nên có tác động mạnh đến tâm lý du khách và rất thuận lợi cho việc tổ chức các loại hình thể thao - Cho VD thích hợp. - Địa hình vùng đồi thường cũng là nơi có chứa nhiều di tích khảo cổ và tài nguyên văn hoá, lịch sử độc đáo, tạo khả năng phát triển loại hình du lịch và tham quan theo chuyên đề. - Cho VD thích hợp. b) Địa hình karstơ (đá vôi) - Trong các loại địa hình, kiểu địa hình karstơ (đá vôi) có giá trị đặc biệt với du lịch, được tạo thành do sự lưu thông của nước mặt hay nước ngầm trong các đá dễ hoà tan. - Cho VD thích hợp. - Kiểu địa hình karstơ hấp dẫn nhất đối với khách du lịch chính là karstơ hang động. - Cho VD thích hợp. c) Địa hình ven bờ: - Kiểu địa hình ven bờ càng có giá trị đối với du lịch nếu có các bãi cát và có thể xây dựng thành những bãi tắm, hoặc có vị trí và địa hình đáy ven bờ thuận lợi và an toàn. - Cho VD thích hợp. - Có thể phục vụ cho du lịch với nhiều mục đích khác nhau, từ tham quan du lịch theo chuyên đề khoa học, nghỉ ngơi, an dưỡng cho đến tắm biển, thể thao dưới nước - Cho VD thích hợp. Câu 2.3 a) Thời tiết và khí hậu là nhân tố quan trọng kiểm soát về mặt môi trường tự nhiên, ảnh hưởng đến đất đai, động thực vật và các quá trình hoạt động địa mạo. - Cho VD minh họa trong thực tiễn. b) Những nơi có khí hậu ôn hòa thường được du khách thích nhất để tránh đi cái nóng khó chịu và ẩm thấp hoặc tránh giá rét trong mùa đông. - Cho VD minh họa trong thực tiễn. c) Sự thay đổi theo mùa rõ rệt của các đới nhiệt độ sẽ quyết định tính đa dạng của các loại hình vui chơi giải trí của khu du lịch. - Cho VD minh họa trong thực tiễn. d) Trong các chỉ tiêu thời tiết và khí hậu, đáng chú ý nhất là hai chỉ tiêu nhiệt độ và độ ẩm không khí đomngs vai trò quan trọng nhất. - Cho VD minh họa trong thực tiễn. e) Một số chỉ tiêu khác như gió và lượng mưa, ánh nắng mặt trời, các hiện tượng thời tiết đặc biệt, … cũng có tác động đến du lịch. - Cho VD minh họa trong thực tiễn. f) Những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt đặc biệt như bão, gió mùa Đông Bắc, khô hạn, lũ lụt đều làm cản trở tới kế hoạch và các hoạt động của du lịch. - Cho VD minh họa trong thực tiễn. Câu 2.4 a) Tính đa dạng của các nguồn nước mặt, bao gồm đại dương, biển, sông, hồ, ao, suối, thác nước, suối phun có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển du lịch. - Cho VD minh họa b) Ngoài tác dụng ngâm tắm thông thường, các nguồn nước mặt còn là một phương thuốc khá hiệu nghiệm để chữa trị stress. - Cho VD minh họa c) Nước và thuỷ văn được xem như là một tài nguyên du lịch quan trọng chỉ trong những điều kiện nhất định. Đối với bơi lội, cần tĩnh lặng; đối với lướt ván thì ngược lại. - Cho VD minh họa d) Hồ nước ngọt, suối, thác nước, … rất hấp dẫn đối với hoạt động thể thao và giải trí ngoài trời như đi thuyền, câu cá - Cho VD minh họa e) Tuyết cũng là một động lực tích cực trong điều kiện điểm du lịch có dốc núi, lượng tuyết đủ dày và chắc để khách du lịch có thể tiến hành các hoạt động thể thao trên tuyết. - Cho VD minh họa f) Tài nguyên nước khoáng có tác dụng rất tốt đối với sức khoẻ con người, rất thích hợp với loại hình du lịch an dưỡng và chữa bệnh. - Cho VD minh họa Câu 2.5 a) Chất lượng môi trường địa chất - Các biến động hay tính bất ổn về môi trường địa chất như mức độ hoạt động địa chấn cao và các đứt gãy về địa chấn có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của khu du lịch. - Các tai biến môi trường liên quan đến địa chất như động đất, xâm thực, trượt lở, nứt đất, … thường dẫn đến những hậu quả khó lường cho du lịch. - Môi trường địa chất là phần cơ sở nền rắn của môi trường chung với các đặc tính và chất lượng của địa chất liên quan đến du lịch và các tuyến du lịch. b) Chất lượng môi trường nước - Các biến động về môi trường nước ở một khu du lịch thường kéo theo nhiều sự thay đổi về sức hấp dẫn của du lịch và khu du lịch. - Trong nhiều trường hợp, sự suy thoái chất lượng nước của một điểm du lịch, cho dù là nước sinh hoạt, hay nước phục vụ cho các dịch vụ vui chơi giải trí, đều gây ra nhiều hậu quả xấu cho du lịch. - Những môn thể thao dưới nước cũng yêu cầu phải có những nguồn nước sạch để đảm bảo vệ sinh và tạo cảm giác thoải mái cho du khách. c) Chất lượng môi trường không khí - Sự ô nhiễm môi trường không khí cho dù ở thể khí, bụi hay tiếng ồn cũng đều ảnh hưởng tức thời và nghiêm trọng đến hình ảnh và sự phát triển của một khu du lịch. - Môi trường không khí ảnh hưởng đến việc quy hoạch các khu du lịch nghỉ dưỡng, đến tổ chức mùa vụ khai thác du lịch bố trí không gian và phác đồ kiến trúc các quần thể du lịch, … - Các yếu tố của môi trường không khí như chế độ nhiệt, mưa - ẩm, gió, … có vai trò khá lớn trong việc xây dựng các kiến trúc cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật của khu du lịch, quyết định hướng quy hoạch của khu du lịch, d) Chất lượng môi trường sinh học - Chất lượng an toàn về môi trường sinh học của nơi du khách đến và lưu lại: các loại côn trùng độc, rắn độc, cá độc có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của du khách. - Các dịch bệnh ở địa phương như dịch sars, dịch cúm gà… cũng gây ra những tác động rất xấu đến du lịch, làm nhụt chí du khách. - Các loài chuột bọ, ruồi, muỗi… cũng có thể gây cho du khách các bệnh nguy hiểm như sốt rét, sốt xuất huyết, dịch tả, dịch hạch…