1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề Văn hóa an toàn lao động tại các Doanh nghiệp Việt Nam trong tình hình hiện nay

16 2,2K 37

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 33,2 KB

Nội dung

Năm 2012, cả nước mới có hơn 19 nghìn doanh nghiệp có báo cáo về tình hình tai nạn lao động (chiếm khoảng 5,1% tổng số doanh nghiệp toàn quốc). Tai nạn lao động xảy ra nhiều và nghiêm trọng ở các ngành có nguy cơ cao, như: cơ khí, xây dựng, khai thác khoáng sản... Tập trung tại các địa bàn trọng điểm phát triển công nghiệp như: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Ðồng Nai, Quảng Ninh, Hà Tĩnh... Nguyên nhân chính là do người sử dụng lao động chưa có các quy trình, biện pháp thiết bị bảo đảm về an toàn vệ sinh lao động. Ðiều kiện làm việc ở các doanh nghiệp, nhất là nhà xưởng, công nghệ, thiết bị của các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn lạc hậu, không an toàn, thậm chí nguy hiểm; công tác huấn luyện định kỳ về an toàn vệ sinh lao động cho công nhân lao động ở nhiều doanh nghiệp mang nặng tính đối phó; nhiều cơ sở che giấu, không khai báo về tai nạn lao động, biến tai nạn lao động thành tai nạn giao thông để giảm nhẹ chi phí hoặc vì bệnh thành tích; không tổ chức điều tra các vụ tai nạn lao động và nếu điều tra thì thường quy kết trách nhiệm cho người lao động... Trước tình hình trên, em chọn đề tài Vấn đề Văn hóa an toàn lao động tại các Doanh nghiệp Việt Nam trong tình hình hiện nay để nghiên cứu.

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Năm 2012, cả nước mới có hơn 19 nghìn doanh nghiệp có báo cáo về tình hình tai nạn lao động (chiếm khoảng 5,1% tổng số doanh nghiệp toàn quốc). Tai nạn lao động xảy ra nhiều và nghiêm trọng ở các ngành có nguy cơ cao, như: cơ khí, xây dựng, khai thác khoáng sản Tập trung tại các địa bàn trọng điểm phát triển công nghiệp như: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Ðồng Nai, Quảng Ninh, Hà Tĩnh Nguyên nhân chính là do người sử dụng lao động chưa có các quy trình, biện pháp thiết bị bảo đảm về an toàn vệ sinh lao động. Ðiều kiện làm việc ở các doanh nghiệp, nhất là nhà xưởng, công nghệ, thiết bị của các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn lạc hậu, không an toàn, thậm chí nguy hiểm; công tác huấn luyện định kỳ về an toàn vệ sinh lao động cho công nhân lao động ở nhiều doanh nghiệp mang nặng tính đối phó; nhiều cơ sở che giấu, không khai báo về tai nạn lao động, biến tai nạn lao động thành tai nạn giao thông để giảm nhẹ chi phí hoặc vì bệnh thành tích; không tổ chức điều tra các vụ tai nạn lao động và nếu điều tra thì thường quy kết trách nhiệm cho người lao động Trước tình hình trên, em chọn đề tài "Vấn đề Văn hóa an toàn lao động tại các Doanh nghiệp Việt Nam trong tình hình hiện nay" để nghiên cứu. Bài viết gồm 3 chương: Chương 1. Tổng quan về Văn hóa an toàn lao động Chương 2. Thực trạng về vấn đề Văn hóa an toàn lao động tại các Doanh nghiệp Việt Nam trong tình hình hiện nay Chương 3. Kiến nghị và đề xuất 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA AN TOÀN LAO ĐỘNG 1. Khái niệm 1.1. Văn hóa an toàn Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã đưa ra khái niệm: “Văn hoá an toàn tại nơi làm việc là văn hoá trong đó quyền có một môi trường làm việc an toàn và vệ sinh của người lao động được tất cả các cấp tôn trọng. Chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động đều tham gia tích cực vào việc đảm bảo môi trường làm việc an toàn và vệ sinh thông qua hệ thống các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ được xác định. Trong đó, nguyên tắc phòng ngừa được đặt vào vị trí ưu tiên hàng đầu” [1]. Theo khái niệm trên Văn hóa an toàn có nghĩa là người lao động phải có một môi trường làm việc an toàn và vệ sinh. Tât cả mọi người bao gồm người lao động, người sử dụng lao động và chính phủ phải chung tay góp sức vào việc đảm bảo môi trường làm việc được an toàn thông qua các quyền và nghĩa vụ. Văn hóa an toàn lao động gồm 3 yếu tố: Hệ thống pháp luật hoàn chỉnh của Nhà nước; việc doanh nghiệp chấp hành pháp luật, tạo điều kiện tốt nhất để thực thi quy trình, quy phạm an toàn lao động; sự tự giác, tự thân nêu cao ý thức tự bảo vệ mình của người lao động. 1.2. An toàn lao động Theo ILO: "An toàn lao động là tình trạng nơi làm việc đảm bảo cho người lao động làm việc trong điều kiện không nguy hiểm đến tính mạng, không bị tác động xấu đến sức khoẻ. Tình trạng điều kiện lao động không gây ra sự nguy hiểm trong sản xuất". [1] 2. Lợi ích của văn hóa an toàn đem lại • Thực hiện tốt văn hóa an toàn tại doanh nghiệp thì tai nạn lao động sẽ bị đẩy lùi, làm giảm nỗi đau, thiệt hại cho các gia đình công nhân và xã hội. • Khi kinh doanh không đảm bảo an toàn lao động, doanh nghiệp có thể phải gánh chịu nhiều tổn thất nặng nề. Nhưng ngược lại, nếu doanh nghiệp xây 3 dựng được một nền văn hóa an toàn, kết quả thu được của doanh nghiệp sẽ ngoài sự mong đợi. • Văn hoá an toàn góp phần tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp trên cơ sở phát huy nhân tố con người và phát triển con người nhờ giải quyết hài hoà mối quan hệ lợi ích các bên (Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động), tạo động lực mới cho phát triển của doanh nghiệp. Có thể nói rằng, xây dựng và nâng cao văn hoá an toàn trong doanh nghiệp vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển của doanh nghiệp. • Xây dựng và duy trì văn hóa an toàn tại nơi làm việc là xu hướng tất yếu mang lại những lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, cho người lao động và cho cả đất nước. Đó là việc tạo ra không khí làm việc lành mạnh, phấn khởi ở cơ sở; làm cho người sử dụng lao động và người lao động thấy rõ hơn trách nhiệm của mình; chủ động tích cực thực hiện các quy định của pháp luật, các kế hoạch, biện pháp để cải thiện điều kiện làm việc, phòng chống tai nạn và bệnh nghề nghiệp, góp phần tăng năng suất lao động và nâng cao uy tín của doanh nghiệp. • Văn hoá an toàn được coi là một bộ phận rất cơ bản, chính yếu của văn hoá doanh nghiệp sẽ góp phần củng cố và nâng cao uy tín, thương hiệu của sản phẩm, của doanh nghiệp trong cạnh tranh (trong nước và quốc tế). • Trong phát triển nền kinh tế dựa trên nền công nghiệp hiện đại, thì phát triển thể chế văn hoá an toàn trong doanh nghiệp (luật và các tiêu chuẩn, quy phạm vận hành máy móc thiết bị công nghệ hiện đại, công nghệ cao; các nguyên tắc pḥng ngừa, về vệ sinh lao động…), nhất là thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về an toàn và sức khoẻ người lao động trong doanh nghiệp, là một trong những điều kiện quan trọng để hội nhập. 4 Ngược lại, khi doanh nghiệp không có văn hóa an toàn sẽ dẫn tới hậu quả tai nạn lao động tiếp tục gia tăng thậm chí còn gây tổn thất nặng nề cho doanh nghiệp cả về mặt nhân lực lẫn kinh doanh 3. Xây dựng văn hóa an toàn trong doanh nghiệp Để xây dựng bền vững văn hóa an toàn cần thay đổi nhận thức và thái độ của người lao động tạo nên nền tảng thay đổi về niềm tin và giá trị. • Nhận thức: thay đổi nhận thức của người lao động về an toàn sẽ không thể thay đổi hành vi của họ. Nhưng nếu có sự nhất quán và xuyên suốt thì nó có thể tạo nên tiền đề thay đổi thái độ của con người lao động. Biện pháp để thay đổi nhận thức bao gồm: tuyên truyền, tổ chức các cuộc họp an toàn định kỳ, nói về chủ đề an toàn tại mỗi cuộc họp, • Thái độ: thái độ về an toàn có thể thay đổi khi có sự nhất quán ở mọi cấp độ trong tổ chức phản ánh mức độ ưu tiên của công ty đối với an toàn. Thái độ có thể thay đổi khi: công ty không xem nhẹ vấn đề an toàn ngay cả khi chịu sức ép của tiến độ hoàn thành công việc, lãnh đạo lắng nghe những nỗi bận tâm và đề xuất, người lao động được ghi nhận hay khen thưởng khi có những đề xuất hay phát hiện về an toàn, • Niềm tin: niềm tin thay đổi thông qua hành vi khi có sự tham gia của người lao động. Khi người lao động đóng vai trò tích cực trong nỗ lực an toàn, họ là một phần của thành công. Nếu có sự tham gia của người lao động, niềm tin của họ có thể được thay đổi, tạo ra nền tảng cho sự thay đổi về giá trị. Người lao động có thể trở thành thành viên tích cực bằng cách: là thành viên của hội đồng bảo hộ, thực hiện việc kiểm tra, trực tiếp giảng dạy, đánh giá và kiểm soát các mối nguy. • Giá trị: thay đổi giá trị đòi hỏi sự cam kết bền vững để thu hút sự tham gia của người lao động và chia sẻ thành công. Mọi người phải thấy được sự cam kết qua một vài năm trước khi nó trở thành một phần giá trị của công ty và người lao động. Một công ty có thể có một chương trình an toàn tốt nếu như công ty đó có các điều kiện an toàn và sự tuân thủ tốt nhưng vẫn 5 chưa thể có được một văn hóa an toàn tốt. Bởi vì để tạo ra một môi trường làm việc an toàn không thể thiếu được sự tham gia của người lao động. Văn hóa an toàn dựa trên nền tảng người lao động có thể giúp giảm nhiều rủi ro với chi phí thấp và hiệu quả cao 4. Văn hóa an toàn và văn hóa doanh nghiệp Văn hóa an toàn lao động chính là một bộ phận không thể tách rời của Văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp cũng bao gồm các yếu tố: pháp luật và đạo đức. Yếu tố pháp luật của doanh nghiệp chính là hệ thống pháp luật hoàn chỉnh của Nhà nước, trong đó có những quy định cho quy trình, quy phạm về Bảo hộ lao động. Yếu tố đạo đức ở đây được hiểu là cái tâm của người chủ doanh nghiệp đối với người lao động, thể hiện ở việc thực thi nghiêm chỉnh những quy trình, quy phạm về Bảo hộ lao động; chăm lo đời sống, tình cảm của người lao động đối với doanh nghiệp. Văn hóa an toàn không chỉ là một nét văn hóa mang đậm chất nhân văn của doanh nghiệp mà nó còn có thể giúp doanh nghiệp tạo ra những thành tích đáng kể trong kinh doanh. Các nhà lãnh đạo cần hiểu rằng văn hóa an toàn phải được xây dựng trước hết bằng cái tâm của người quản lý và cái tâm đó được thể hiện bằng hành động: làm tất cả những gì có thể làm được vì sự an toàn cao nhất cho người lao động. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đều hiểu được rằng Văn hóa doanh nghiệp, Văn hóa doanh nhân và Văn hóa an toàn lao động, xây dựng thương hiệu tuy là các khái niệm khác nhau, nhưng có sự liên quan hữu cơ với nhau trong một chỉnh thể - Văn hóa doanh nghiệp. 6 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ VĂN HÓA AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY 1. Tình hình chung An toàn lao động nên là mục tiêu mà tất cả doanh nghiệp cần không ngừng hướng đến. Lãnh đạo doanh nghiệp phải xây dựng văn hóa an toàn trong doanh nghiệp, để từ đó lan tỏa tinh thần an toàn lao động trong các nhân viên. Lãnh đạo doanh nghiệp cần nhận thức được rằng nhân viên chính là tài sản quý nhất. Sự an toàn của nhân viên cần được đặt ở vị trí ưu tiên hàng đầu, từ đó doanh nghiệp xây dựng môi trường làm việc tốt nhất để nhân viên thực hiện được những mục tiêu, ước mơ nghề nghiệp, đồng thời đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp. Điều quan trọng không kém là chính các công nhân phải hình thành ý thức an toàn, thay đổi những thói quen để hướng tới an toàn lao động và biết cách dự đoán, đánh giá những rủi ro khi làm việc. 2. Thực trạng về vấn đề văn hóa an toàn lao động tại các doanh nghiệp Việt Nam trong tình hình hiện nay 2.1.  c  i  m lao   n g trong ngành công nghi  p Vi  t Nam hi n nay Công nghiệp có môi trường lao động khá phức tạp và tiềm ẩn nhiều nhân tố đe dọa gây nguy hại đến sức khoẻ, tính mạng của người lao động. Bởi đây là ngành có rất nhiều máy móc công cụ (máy khoan, máy cắt, máy cưa, máy dập, máy tời, thang máy vận chuyển,…và các dụng cụ thủ công), hoá chất (thuốc nhuộm, thuốc tẩy, hoá chất bảo vệ nguyên vật liệu,…), nhiều tia độc hại và nhiều chất thải độc hại (bụi, mùn, chất thải rắn,…). Công nhân tiếp xúc liên 7 tục với các nguồn điện lớn. Quy tắc tại nơi làm việc của các doanh nghiệp công nghiệp rất nghiêm ngặt vì vi khí hậu những nơi đó (tổng hợp các yếu tố vật lý trong không khí, trong không gian nơi làm việc có liên quan đến sức khoẻ, năng suất lao động như: nhiệt độ, độ ẩm không khí, vận tốc không khí, chế độ bức xạ, bụi, tiếng ồn, ánh sáng,tư thế, bức xạ Iôn hoá) có ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến người lao động. Chưa kể đến trong quá trình làm việc, công nhân còn bị đe doạ bởi các vật rơi, đồ, sập và có thể mắc các bệnh nghề nghiệp do tính chất lặp lại nhiều lần, tính đặc thù của mỗi công việc. Ở Việt Nam, ngành công nghiệp phát triển hơn một nửa thế kỉ kể từ năm 1945 đã trải qua nhiều thời kì với những đặc điểm và điều kiện rất khác nhau. Ngành công nghiệp Việt Nam được coi là non trẻ do sự xuất hiện muộn so với ngành công nghiệp của các nước trên thế giới. Nhưng không phải vì thế mà ngành mất vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân hay giảm thiểu tính phong phú, đa dạng trong hoạt động. Công nghiệp ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm phát triển do vị trí quan trọng và vai trò chủ đạo của ngành trong quá trình phát triển nền kinh tế Việt Nam định hướng Xã hội chủ nghĩa. Do sự phát triển nhanh chóng, đặc biệt là trong những năm gần đây (giá trị sản xuất công nghiệp năm liên tục tăng cao, đạt trên 15%), môi trường ngành công nghiệp ngày càng trở nên phức tạp. Dù xuất phát từ điểm lạc hậu nhưng các doanh nghiệp công nghiệp nước ta vẫn theo kịp trình độ công nghệ 8 thế giới: các dây chuyền công nghệ không ngừng được hiện đại hoá, nhiều trang thiết bị mới, hiện đại được đưa vào sản xuất, khai thác. Quy mô ngành mở rộng nên mặc dù các máy móc thiết bị hiện đại góp phần đáng kể vào việc giải phóng sức lao động của công nhân nhưng các nhân tố có thể gây ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động vẫn ngày càng gia tăng. Theo khảo sát, thực trạng về khả năng đáp ứng của y tế công nghiệp: Về nhân lực y tế của các ngành công nghiệp, tỷ lệ bác sỹ chiếm khá cao. Về phương tiện sơ cứu, số lượng các trang thiết bị y tế cần thiết để cấp cứu tai nạn lao động là khá đầy đủ. Về tủ thuốc cấp cứu, ngành công nghiệp nặng 75% số cơ sở y tế có tủ thuốc cấp cứu tai nạn lao động trong khi đó ở ngành công nghiệp nhẹ, tỷ lệ cơ sở y tế có tủ thuốc cấp cứu chiếm 88%. Ngành công nghiệp hoá chất có tủ thuốc cấp cứu nhiều hơn cả. Về thuốc cấp cứu, chỉ có 69,6% các cơ sở y tế của các ngành công nghiệp có đủ thuốc cấp cứu tai nạn lao động.[2] Như vậy, có thể nhận thấy vấn đề đảm bảo an toàn lao động đang ngày càn g trở nên bức xúc và vấn đề cải thiện môi trường lao động của ngành công nghiệp nước ta hiện nay đang rất cần được quan tâm. Có như vậy thì công nghiệp mới đạt được sự phát triển bền vững, có tính cạnh tranh mạnh trên thị trường thế giới và xứng đáng là ngành kinh tế dẫn đầu trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta. 9 2.2. Thực trạng công tác thực hiện văn hóa an toàn lao động tại các Doanh nghiệp Việt Nam trong tình hình hiện nay Tai nạn lao động thường xảy ra ở bất kỳ những cơ sở sản xuất nào, đặc biệt là ở những cơ sở sản xuất công nghiệp và có thể gây ra những chấn thương về mặt thể lực, về mặt tâm lý, về mặt xã hội, cũng như có thể gây ra tử vong. Trong ngành công nghiệp, điều kiện và môi trường lao động đáng lo ngại, nguy cơ tiếp xúc với bụi, nóng, ồn và hoá chất cao. Các chất gâ y ô nhiễm môi trường xung quanh chủ yếu là nước thải độc hại, hơi khí độc, hoá chất, bụi và ồn. Các ngành nghề gây ô nhiễm môi trường xung quanh thường là các cơ sở sản xuất giấy, dệt, cán thép, đúc, nhựa và vật liệu xây dựng. Tai nạn lao động do điện giật là thường gặp hơn cả trong cả 3 ngành công nghiệp (công nghiệp nặng khoảng 70% các vụ tai nạn, công nghiệp nhẹ khoảng 82.35% và công nghiệp hoá chất khoảng 77.78%). Tiếp theo là các loại ta i nạn khác như shock phản vệ, say nóng, say nắng, và bỏng. Tuy nhiên, một số tai nạn lao động phổ biến như sơ cấp cứu gẫy xương, ngộ độc CO thì lại không có sẵn. Đặc biệt, các vụ cấp cứu ngừng tim thì các cơ sở y tế ngành công nghiệp nặng và hoá chất đều không có.[3] Qua kiểm tra thực tế tại nhiều doanh nghiệp cho thấy, những chủ doanh nghiệp quan tâm đến người lao động và sự an toàn của doanh nghiệp mình, họ sẽ đầu tư trang thiết bị đủ những phương tiện an toàn - vệ sinh lao động trong 10 [...]... mấu chốt của Văn hoá an toàn 13 KẾT LUẬN Tiểu luận "Vấn đề Văn hóa an toàn lao động tại các Doanh nghiệp Việt Nam tình hình hiện nay? " đã hoàn thành và đạt được những vấn đề sau: - Những con số về tai nạn lao động trong những năm qua tại Việt Nam đã dóng lên hồi chuông báo động về thực trạng yếu kém về văn hóa an toàn lao động trong các doanh nghiệp Việt Yêu cầu bức thiết đối với các doanh nghiệp là cần... tác an toàn lao động + Phân công, phân cấp rõ ràng trong công tác an toàn lao động + Nâng cao nhận thức về an toàn lao động cho người sử dụng lao động và người lao động LỜI CẢM ƠN Em xin gởi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với cô Ngô Kim Tú đã nhiệt tình hướng dẫn hướng dẫn em hoàn thành tốt bài tiểu luận với đề tài "Vấn đề Văn hóa an toàn lao động tại các Doanh nghiệp Việt Nam trong tình. .. với các doanh nghiệp là cần phải xây dựng một chuẩn văn hóa an toàn lao động, phải xem an toàn lao động là tiêu chuẩn hàng đầu để xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp phát triển bền vững - Từ thực tế đó thấy rằng văn hóa an toàn tại các doanh nghiệp vẫn còn yếu kém - Qua đó để đưa ra kiến nghị để nâng cao văn hóa an toàn tại các doanh nghiệp Việt Nam thông qua biện pháp sau: + Bố trí sử dụng con người... nhận thức văn hóa an toàn lao động Được lấy về từ: http://www.baovanhoa.vn/forum/52629.vho 4.Ban KTAT - EVNSPC (2013), Văn hóa an toàn trong lao động tại nơi làm việc Được lấy về từ: http://www.evnspc.vn/index.php/tuyen-truyen-tiet-kiem-dien/antoan-dien/5246-van-hoa -an- toan -trong -lao- dong-tai-noi-lam-viec 5 Thanh Loan (2011), Văn hóa an toàn lao động: Bao giờ có trong doanh nghiệp Việt? Được lấy về từ:... VÀ ĐỀ XUẤT Từ thực tế trên cho thấy văn hóa an toàn ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa thực sự được trú trọng Các cấp lãnh đạo trong tổ chức đôi khi vẫn còn thờ ơ với sự an toàn của người lao động Có nhiều vụ tai nạn lao động xảy ra do trang thiết bị không được đảm bảo, điều kiện môi trường ô nhiễm, kiến thức về an toàn của người lao động còn kém, Tất cả những lý do này các doanh nghiệp đều... nghiệp đều có thể khắc phục và hạn chế được tai nạn lao động xảy ra Các doanh nghiệp cần thực hiện tốt văn hóa an toàn lao động để hạn chế mức tối thiểu tai nạn xảy ra để đảm bảo tính mạng, sức khỏe cho người lao động Qua tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng và qua thực tế có một số những biện pháp nhằm đảm bảo an toàn lao động mà các doanh nghiệp hay áp dụng, đó là: 1 Bố trí sử dụng con người... Ngoài các mục nêu trên, Văn hoá an toàn còn được thể hiện thông qua thái độ của người lao động đối với việc chấp hành các Quy trình, Quy định về an toàn lao động, thái độ với việc xây dựng môi trường làm việc an toàn, thái độ của người lao động chấp hành nghiêm túc các Quy trình vận hành thiết bị, ý thức tự bảo vệ mình… Sự thể hiện của các bên - Người sử dụng lao động - Người lao động sẽ là hình ảnh... bộ máy làm công tác an toàn lao động đảm bảo về số lượng và từng bước nâng cao chất lượng, tạo điều kiện để cán bộ làm công tác an toàn lao động được đào tạo nâng cao 3 Phân công, phân cấp rõ ràng trong công tác an toàn lao động, phổ biến để đảm bảo từng cán bộ quản lý đều nắm rõ được nhiệm vụ của mình 4 Nâng cao nhận thức về an toàn lao động cho người sử dụng lao động và người lao động qua: + Tuyên... thực hiện Trần Minh Tú TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Tài liệu tham khảo, Thuật ngữ lao động và xã hội Được lấy về từ: https://sites.google.com/site/thuatngulaodongxahoi/atvsldh 2 Tài liệu tham khảo (2014), Văn hóa an toàn để ngăn ngừa tai nạn lao động Được lấy về từ: http://laodong.com.vn/cong-doan/van-hoa -an- toan-de-nganngua-tai-nan -lao- dong-188199.bld 3 Tài liệu tham khảo (2013), Nâng cao nhận thức văn hóa an. .. về an toàn lao động cho người lao động + Cải thiện điều kiện lao động, thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe người lao động + Xây dựng chế tài nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý an toàn lao động, xử lý vi phạm 12 + Tổ chức điều hành sản xuất khoa học, hợp lý + Khắc phục các tồn tại trong thiết kế, thi công, lấy kỹ thuật cơ bản làm then chốt + Lựa chọn các công nghệ thiết bị phù hợp đáp ứng các . MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Năm 2012, cả nước mới có hơn 19 nghìn doanh nghiệp có báo cáo về tình hình tai nạn lao động. Nâng cao nhận thức về an toàn lao động cho người sử dụng lao động và người lao động LỜI CẢM ƠN Em xin gởi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với cô Ngô Kim Tú đã nhiệt tình hướng. nhân viên chính là tài sản quý nhất. Sự an toàn của nhân viên cần được đặt ở vị trí ưu tiên hàng đầu, từ đó doanh nghiệp xây dựng môi trường làm việc tốt nhất để nhân viên thực hiện được những

Ngày đăng: 30/11/2014, 22:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w