Lời nói đầu
Trong quá trình học tập và trau dồi kiến thức về chính trị - pháp lý ở trường Đại học Luật Hà Nội, có một van dé da lam ching em hết sức băn khoăn
Tại sao Điều 16 của Tuyên ngôn Nhân quyên và Dân quyên của Cách mạng Pháp lại nhân mạnh rằng : "Mộ/ xã hội trong đó khơng bảo đảm việc sử dụng các quyên và không thực hiện sự phân qun thì khơng có Hiến pháp "®): hay tại sao Điều 13 của Tuyên ngôn về chủ quyền quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết Liên bang Nga lại khẳng định: “Việc phân công các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là nguyên tắc quan trong nhat trong hoạt động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết Liên bang Nga như là một nhà nước pháp quyền 29
Việc chưa biết gì nhiều về tư tưởng phân chia quyền lực, và việc không
thể dùng những kiến thức đã có của mình để giải thích cho mối liên hệ giữa tư
tưởng này với công cuộc xây dựng một xã hội tôn trọng pháp luật, một nhà nước pháp quyền đã thực sự cuốn hút chúng em để tâm tìm hiểu và nghiên cứu
Với sự giúp đỡ và chỉ đạy tận tình của các thầy cô giảng viên bộ môn Lý luận Nhà nước và Pháp luật, khoa Luật Hành chính - Nhà nước, trường Đại học Luật Hà Nội, chúng em đã rút ra được những bài học rât quý báu
Để đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân - một nhiệm vụ đã được Đảng ta dé ra
trong các Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX, va X, thi
việc vận dụng những hạt nhân tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước trong tổ chức và xây dựng bộ máy nhà nước Việt Nam theo hướng dân chủ,
tiến bộ, khoa học và nhân đạo là điều tất yếu Điều đó đã được thể hiện rõ
trong Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Dang: ” Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp quyển của dân, do dân, vì dân Quyên lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyên lập pháp, hành pháp và tư pháp”
Trang 2quyền lực nhà nước và sự vận dụng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam ”
Do nguồn tư liệu được tiếp cận còn hạn ché, lại phải đề cập tới những van đề có sức bao trùm cao, có ý nghĩa sâu sắc như học thuyết phân chia quyền lực và mơ hình nhà nước pháp quyền nên bản báo cáo kết quả nghiên cứu này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu xót Rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp của các thầy cô để giúp chúng em hoàn thiện được kiến thức của mình Chúng em xin chân thành cảm ơn
Trang 3Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước và sự vận dụng trong xây dựng
Nhà nước pháp quyên việt Nam
Mục lục
Mục lục H110 1T 1111k 1kg KH KH TC TT TH HC g1 7e 3
IEUNuluo 5
Chương 1
Quá trình hình thành và phát triên của tư tưởng
phân chia quyền lực nhà nước trong lịch sử 7 1 Tư tưởng phân chia quyền lực
nhà nước trong thời kỳ cÕ đại 2- 5+©ccz2cseccxcez 10
- Tư tưởng của Aristote
- Tư tưởng của Polybe và Cicéron
- Bộ máy nhà nước Athène - ¿+ +5+++s<+++xs+ 13 - Bộ máy nhà nước Roma thời kỳ cộng hoà 15
2 Học thuyết phân chia quyền lực
nhà nước trong thời kỳ cách mạng Tư sản - 17
- John Locke ( 1632 - 1704 ) "
- Chales Louis Montesquleu ( 1689 - 1755 ) 25 - Jean - Jacques Rousseau ( 1712 - 1788 ) 34 3 Học thuyết phân chia quyền lực
nhà nước trong giai đoạn hiện nay -.- «s2 42 - Phân quyền ngang
Trang 4
Chuong 2
Sự vận dụng Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước trong xây dựng
Nhà nước pháp quyền Việt Nam - 5- <2 52 1.Sự vận dụng tư tưởng phân chia quyền lực
vào việc tô chức bộ máy Nhà nước theo hướng
xây dựng nhà nước pháp quyÊn - ¿+ -+<s+++++ 33 - Khái niệm Nhà nước pháp quyền . . -¿ 33 - Mối quan hệ giữa tư tưởng phân chia quyền lực
nhà nước với mơ hình Nhà nước pháp quyền 57 2 Về cách thức tô chức, phân công và phối hợp
hoạt động giữa các nhánh quyên lực nhà nước trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta 60
2.1 Thực trạng bộ máy Nhà nước ta
hiện nay và những tồn tại cần khắc phục - 60
2.2 Một số giải pháp nhằm xây đựng
Nhà nước pháp quyền Việt Nam . 2-24 67
KẾ luận cvcccctttrtrhnrHrr re 87
Trang 5Chuong 1
Qua trinh hinh thanh va phat trién
tư tưởng phân chia quyên lực
trong lịch sử
Bàn về quyền lực, Jean - Jacques Rousseau đã viết lên những dòng thật đẹp trong Chương 3, Quyền thứ nhất của tác phẩm kinh điển Bàn về khế ước xã hội hay là các nguyên tắc của quyên chính trị ( Du Contrat social - ou principes du droit politique ) Ong cho rang quyền lực là sức mạnh có khả
năng buộc người khác phải nghe theo Và quyên lực nhà nước cũng vậy Quyên lực nhà nước là sức mạnh mang tính ý chí của nhà nước, có tính bắt buộc phải tuân theo đối với mọi cá nhân, tổ chức, lực lượng trong xã hội; được đảm bảo thực hiện bởi một bộ máy chuyên nghiệp quan ly moi mat đời sống xã hội, bới các công cụ sức mạnh như nhà tù, toà án, cảnh sát, quân đội , và bởi hệ thống các quy tắc xử sự chung thống nhất cho toàn xã hội Quyên lực nhà nước về bản chất là biểu hiện tập trung cho quyên lực chính trị của lực lượng chiếm ưu thế về kinh tế trong xã hội
Từ điển Luật học do Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp biên soạn có nêu ra những đặc điểm cơ bản của quyền lực nhà nước như sau:
"]) Luôn luôn gắn với sự ton tại của chính quyển nhà nước; 2) Được phân chia thành các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; 3) Do giai cấp,
hoặc liên minh các giai cấp thong trị xã hội tô chức và thực hiện; 4) Được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước " t9
Trong một xã hội có gia1 cấp, quyên lực nhà nước là sức mạnh có tính bao trùm rộng lớn nhất, quan trọng nhất, có khả năng khống chế và bắt buộc mọi cá nhân, tô chức, lực lượng trong xã hội phải phục tùng ý chí của mình
(1) Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp: 7 điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa, Nxb Tư pháp, Hà Nôi, 2006, tr.652, từ mục " quyén lực nhà nước "
Từ xưa đến nay, đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về cách thức thực hiện thứ quyền lực này, nhưng tựu chung lại thì có hai quan điểm cơ bản, do la tap quyên và phân quyên
Tập quyên là “nguyên tắc tổ chức quyên lực nhà nước thể hiện việc tập trung quyên lực vào tay một người hoặc một cơ quan na),
Trang 6tối cao Các chức vụ quan lại, đều do vua cắt cử hoặc bãi chức, chính là hệ thơng những người có nhiệm vụ thực thi các mệnh lệnh, chiêu chỉ của nhà vua
Phân quyên, hiểu một cách đơn gian là #rái với tập quyên, là nguyên tắc tổ chức quyên tực nhà nước sao cho không một cá nhân hay cơ quan nào nắm trọn vẹn quyên lực
Nhà nước quân chủ nhị hợp là một dạng nhà nước phân quyền Vua nắm
toàn quyền hành pháp với quyền hạn thành lập và điều hành Chính phủ, nhưng
lại không được tham gia vào công việc lập pháp, là quyền được Hiến pháp giao cho cơ quan đại diện nhân dân (có thể là cơ quan đại diện đẳng cấp hoặc Nghị viện), cũng như không nắm quyên tư pháp - thứ quyền lực đã thuộc về cơ quan Toà án
Trong nhà nước quân chủ đại nghị thì vua chỉ còn là một chức danh tượng trưng, hình thức, khơng có thực quyền trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của quyền lực nhà nước Nghị viện nắm quyền lập pháp, quyền hành pháp nằm trong tay Chính phủ do Nghị viện bầu ra, và Toà án nắm quyền tư pháp
Những nhà nước cộng hoà tư sản thể hiện hình thức phân quyền rõ rệt và triệt để hơn nữa Ba nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp được giao cho các co quan khac nhau nhu Téng thống, Nghị viện, Chính phủ và Toà án, với cơ cấu tổ chức để các cơ quan này có thê giám sát, kiềm chế lẫn nhau, không cho phép cơ quan nào có khả năng thâu tóm toàn bộ quyền lực
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước mà tất cả quyền lực nhà nước
thuộc về nhân dân, do nhân dân ủy quyền cho cơ quan đại diện cao nhất của họ,
do họ trực tiếp bầu ra qua phổ thông đầu phiếu ở Việt Nam, Điều 82 Hiến pháp 1980 và Điều 83 Hiến pháp 1992 đều
(1) Từ điển Luật học, Sdd, tr.694, tir muc "tdp quyển "
khăng định: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyên lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Al) Nhưng cơ quan đại điện của nhân dân này chỉ nắm giữ quyền lập pháp, giám sát tối cao các hoạt động của Nhà nước, và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; nó phải thành lập các cơ quan khác như nguyên thủ qc gia, chính phủ, tồ án đề chúng thực hiện những quyền lực khác của Nhà nước
Trang 7quyên của Cách mạng Pháp năm 1789 có nêu : "Mội xã hội mà trong do viéc tuân thu pháp luật không được đảm bảo, hay sự chia tách các quyên không được rõ ràng, thì cũng chẳng có một hiến pháp nào hết " Điều 13 của Tuyên ngôn về chủ quyên quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết Liên bang Nga do Đại hội đại biéu nhan dan Liên bang Nga thông qua ngày 12/12/1989 khăng định: “Việc phân công các quyên lập pháp, hành pháp và tư pháp là nguyên tắc quan trọng nhất trong hoạt động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa X@iễt Liên bang Nga như là một nhà nước pháp quyên 3),
Nguyén tắc nền tảng cho cách thức xây dựng bộ máy nhà nước của đa số các quôc gia trén thé gidi ngay nay ấy được rút ra từ một học thuyết có tên \ gọi học thuyết phân chia quyền lực, hay còn được gọi là học thuyết phân quyền
Học thuyết phân chia quyền lực lần đầu tiên được nêu ra thành hệ thống lý luận hoàn chỉnh vào năm 1689 bởi John Locke, trong tác phẩm Khảo luận thứ hai về Chính quyên hay Luận về Nguồn gốc, Phạm vì và Mục dich chân chính của Chính quyển dan sự; và được phát triển hoàn thiện bởi Charles Louis Montesquieu
() Hiến pháp Việt Nam ( Năm 1946, 1959, 1980, 1992 ), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm
1995, tr.102 va tr.163
(2) Declaration of the Rights of Man and of the Citizen, Approved by the National Assembly of France, 1789, translate by Marquis de Lafayette and Thomas Jefferson `
(3) TS Trân Hậu Thành: Cơ sở lý luận và thực tiên xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa cua nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, năm 2005,
tr.225 - 226
với tác phẩm De L'esprit des Lois (Ban vé tinh than Pháp luật) xuất bản năm 1748 ở Paris Nhà nước đầu tiên trên thế giới mà trong hiến pháp công nhận thực hiện nguyên tắc phân chia quyền lực giữa các cơ quan nhà nước là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ với bản Hiến pháp năm 1787
Nhưng đó khơng phải là lần đầu tiên con người tìm đến nguyên tắc này như một cách thức hữu hiệu dé xây dựng bộ máy nhà nước, chống lại sự lạm quyền của những người cai tr Mam mông của tư tưởng phân quyền đã xuất hiện ngay từ những xã hội sơ khai đầu tiên của nhân loại
L Tư tưởng phân chia quyền lực trong thời kỳ cổ đại
Trang 8
có quy củ, để có sự quy củ này thì mọi nhà nước đều phải có "ba bộ phận: bộ phận tư vấn pháp lý về hoạt động của nhà nước, bộ ian thứ hai là các tồ thị chính, bộ phận thứ ba là các cơ quan tư pháp" và "chính sự khác nhau của chế độ nhà nước bắt nguôn từ sự khác nhau của mỗi bộ phận này"t),
Không dừng lại ở đó, ơng cịn trình bày về cách thức hình thành, chức năng, quyên hạn và cơ cấu của từng bộ phận cụ thé
Về bộ phận thứ nhất, hay còn được gọi là Hội nghị nhân dân, được ông chỉ các chức năng là: "quyết định vê vấn đề chiến tranh và hồ bình, lập ra hoặc phá vỡ những liên mình, ban hành các đạo luật, những an tử hình, di đày hoặc tịch thu tài sản và yêu câầu các pháp quan giải thích về cách xử sự của họ trong thời gian giữ chức vụ 1 Nói theo ngơn ngữ ngày nay thì Hội nghị nhân dân này năm quyền lập pháp và quyết định những vẫn đề quan trọng nhất của quốc gia Số lượng, cách thức lựa chọn các thành viên và quyên hạn của Hội nghị công dân có liên quan tới hình thức nhà nước: ở chế độ
(1) TS Tran Hau Thanh: Sdd, tr 34 ` -
(2) TS Nguyen Thi Hoi: Tir ưởng phân chia quyên lực nhà nước với việc tô chức bộ máy
nhà nước ở một số nước, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2005, tr.34
dân chủ mọi công dân đều được tham gia Hội nghị nhân dân và có quyền quyết định mọi vấn đề trọng yếu của đất nước; chế độ đầu sỏ chính trị thì chỉ một sô công dân đặc biệt mới được tham gia quyết định các vấn đề nhà nước; còn trong chế độ quý tộc thì một bộ phận quyết định vấn đề này, trong khi một bộ phận khác quyết định những vấn đề khác
Về các tồ thị chính, mà cụ thể là về các pháp quan, Aristote cho rằng cần có nhiều pháp quan đề chăm lo cho từng việc cụ thê trong nhà nước: quản lý thị trường, quản lý đường xá, nhà cửa, quản lý đất đai Nhưng cần có một pháp quan cao nhất, có quyên chỉ huy toàn bộ nhân dân với tư cách như là người đứng đầu nhà nước Theo ô ông, trong chế độ dân chủ, các pháp quan được chọn ra từ trong toàn thể nhân dân; trong chế độ đầu sỏ chính trị thì được chọn ra từ một đăng cấp đặc biệt; còn trong chế độ quý tộc thì một số pháp quan được chọn ra từ nhân đân, và một số khác được chọn ra từ những đăng câp trên trong xã hội
Về cơ quan tư pháp toà án, Aristote chia ra rất nhiều loại khác nhau, tuỳ theo tính chất và đặc điểm các vụ việc mà tồ án đó chuyên giải quyết Về cách thức lựa chọn các thâm phán, ông cũng chỉ ra nhiều dạng tuỳ theo hình thức nhà
nước: việc mọi công dân đều có thể trở thành thẩm phán là đặc điểm của nhà
nước dân chủ; nếu chỉ có một số công đân thuộc những đẳng cấp nhất định mới có thể trở thành thâm phán thì đó là chế độ đầu sỏ chính trị; cịn tuỳ theo từng vụ việc cụ thé mà chọn thấm phán trong nhân dân hay trong những người đặc biệt là
biểu hiện của chế độ quý tộc
Trang 9-10-Dù là một trong những nhà tu tưởng đầu tiên đề cập tới vấn dé phân chia quyền lực, nhưng tư tưởng này của Aristote vẫn chưa chứa đựng quan điểm phân chia quyền lực theo tinh thần của thuyết phân chia quyền lực hiện đại, và ông mới chỉ dừng lại ở mô tả bộ máy nhà nước mà chưa đi sâu, chỉ ra mối liên hệ giữa các cơ quan nhà nước, cũng như chưa chỉ được ra nguyên nhân phải chia quyền lực nhà nước thành các nhánh quyền lực như vậy
Polybe và Cicéron là những người đã thể hiện tư tưởng phân chia quyền lực qua quan điểm về sự cai trị hỗn hợp
Polybe ( khoảng 200 -120 TCN ) cho rằng một nhà nước lý tưởng là nhà nước hỗn hợp của ba chính quyền - ba thế lực chính trị: chính qun qc vương, chính quyên quý tộc và chính quyền nhân dân, mà theo quan điểm ngày nay đó chính là ba thứ quyền lực: quyền hành pháp {rong tay vua, quyền lập pháp trong tay viện nguyên lão của giới quý tộc và quyên tư pháp thuộc vê sự phán xét của dư luận nhân dân Polybe chỉ ra nhà nước tông thể thực hiện quyền lực bằng cách nào, và các chính quyền khác nhau trong nhà nước ấy bằng cách thức nào có thê cản trở, kiềm chế nhau, hoặc ngược lại, bảo vệ và ủng hộ nhau Khi một thế lực muốn vượt quyền hạn của mình và gây phương hại tới lợi ích của các thế lực khác thì sẽ đụng độ sự phản đối thích đáng từ các thế lực này, và kết quả là sẽ đạt đến một trật tự đúng đắn, đảm bảo cho sự ôn định và vững mạnh của nhà nước tông thê
Cicéron ( 106 - 43 TCN ) - nhà lập pháp nỗi tiếng của Roma thời kỳ Cộng hoà Trong tác phâm Đối thoại, ông viết: " mộf phan quyén lực của nhà nước phải được phân chia và trao cho uy thế của những người chiếm hàng đâu, cịn một số cơng việc phải dành cho nhân dân xét đoán và giải quyet ") Cicéron di nghiên cứu nhiều hình thức của nhà nước hỗn hợp, và cuôi cùng ủng hộ cho hình thức nhà nước có sự cân bằng giữa các phần quyên lực: "phân chia quyên lực: nghĩa vụ và quyên hạn công bằng"),
Như vậy, ngay từ thời cổ đại, tư tưởng phân chia quyền lực đã hình thành với nhiều quan điêm, trường phái khác nhau, và trở thành nền tảng cho sự phát triển của tư tưởng trong thời kỳ cách mạng tư sản và giai đoạn hiện nay
Khi nói đến tư tưởng phân chia quyền lực thì không thể không nhắc đến
Trang 10nước cũng như cơ cấu phân chia quyền lực ở các thành bang này để có thể hiểu rõ hơn tư tưởng phân quyên trong thời kỳ cô đại
(1) TS Tran Hau Thành: Sđd, tr.37
(2) TS Tran Hau Thanh: Sdd, tr.38
B6 may nha nude Atheéne:
Athéne 1a thanh bang nam 6 vùng đồng bằng Attic, miền trung Hy Lạp Nhà nước Athène có chính thê Cộng hồ dân chủ chủ nô, là kết quả của những cuộc cải cách chính trị, đã biến liên minh các bộ lạc của thời mạt kỳ xã hội thị tộc thành đỉnh cao của nền chuyên chính dân chủ thời kỳ cô đại
Theo truyền thuyết, Thésée là người đặt nền móng cho sự ra đời của
nhà nước Athène Ông chia lãnh thổ miền đồng bằng Attic thành 48 địa khu,
và chia đân tự do Athène thành 3 tầng lớp: quý tộc, nông dân và thợ thủ công Dấu vết của các bộ lạc cũ trong liên minh đã bị xố nhồ Đại hội nhân dân của các bộ lạc cũ vẫn còn tồn tại, nhưng quyền lực thực tế đã được chuyên sang một tổ chức khác - Viện nguyên lão - gôm những đại biểu của tầng lớp quý tộc giàu có Viện ngun lão có tồn qun trong các lĩnh vực lập pháp, tư pháp, giám sát và quyết định mọi vấn đề hệ trọng của đất nước Chức vụ thủ lĩnh quân sự của các bộ lạc ( basileus ) được thay thế bằng chức vụ quan chấp chính, được cử ra từ tầng lớp quý tộc Athène trở thành một thành bang theo chế độ cộng hoà quý tộc chủ nô
Trước đà phát triên của nền kinh tế công thương, năm 594 TCN, Solon - đang là chấp chính quan của Athène, đã tiến hành một cuộc cải cách mang tính đân chủ tiến bộ Quan trọng nhất trong những cải cách về tổ chức bộ máy nhà nước của ông là thành lập tồ án nhân dân có nhiều bồi thẩm, cùng thảo luận xét xử đề tránh sự tuỳ tiện và tăng cường tính dân chủ
Tiếp theo Solon là Clisthenes, và cuối cùng là hai thầy trò Ephialtes - Pericles đã tiến hành những cuộc cải cách chính trị sâu rộng, từng bước dân chủ hoá bộ máy nhà nước Athène, cũng như hạn chế quyên lực của Viện nguyên lão, đưa Viện nguyên lão từ cơ quan nắm giữ mọi quyền lực nhà nước thành tổ chức chỉ có quyền trong các hoạt động tôn giáo
Cải cách của Pericles đã xây dựng bộ máy nhà nước Athène một cách hoàn thiện nhất, bao gồm các cơ quan chủ yêu: Hội nghị công dân, Hội đồng 500 người, Toà án nhân dân và Hội đồng 10 tướng lĩnh
Hội nghị công dân ( người Hy Lap goi la Eccolédia ) la co quan quyén lực cao nhất của thành bang, có quyền thảo luận và biểu quyết các vấn đề hệ trọng của đất nước, thông qua hay phủ quyết các dự luật, chọn cử những viên
Trang 11-12-chức nhà nước Eccolêdia là đại hội của tất cả các công dân nam Athène tuổi từ 18 trở lên, họp hàng tháng, và ít nhất là 10 lần trong một năm Trong hội nghị, mọi công dân đều có quyền đưa ra một dự án luật hoặc đề nghị bãi bỏ một điều luật hiện hành
Hội nghị công dân bầu ra Hội đồng 500 người ( gọi là Bulê ) - là cơ
quan hành pháp của nhà nước Bulê có nhiệm vụ thay mặt nhân dân thực hiện các công việc hành chính của nhà nước trong suốt một năm Ngoài ra Bulê cịn có nhiệm vụ kiểm tra tư cách công dân cũng như tư cách của các viên chức trong bộ máy nhà nước Hội đồng được chia thành 10 uỷ ban - Poritani Mỗi Poritani có chức năng thường trực thay mặt Bulê giải quyết các cơng việc hành chính hàng ngày trong nhiệm kỳ 1/10 năm ( khoảng từ 36 đến 39 ngày )
Toà án nhân dân là cơ quan tư pháp của nhà nước có cơ cấu gồm 6000 thành viên, do Hội nghị công dân bầu ra, vừa làm thâm phán, vừa làm bồi thâm trong nhiệm kỳ một năm Khi cần xét xử một vụ án cụ thể thì tiến hành bốc thăm trong số 6000 người này đề chọn ra một số thâm phán
Hội đồng 10 tướng lĩnh có thành viên là các quý tộc giàu có, ban đầu chỉ nắm quyền chỉ huy quân sự, nhưng sau dần trở thành cơ quan hành chính cao nhất của nhà nước Hội đồng được Hội nghị công dân bầu ra theo hình
thức biểu quyết chứ không phải là bỏ phiếu kín như việc bầu cử các cơ quan
nhà nước khác, và hoạt động của Hội đồng 10 tướng lĩnh phải chịu sự giám
sát của Hội đồng 500 người
Trong mỗi kỳ họp của Hội nghị công dân, đều có thủ tục biểu quyết chấp thuận hay khiến trách các viên chức nhà nước Nếu bị khiển trách, viên chức ấy sẽ bị bãi miễn chức vụ Ngoài ra, tại phiên họp cuối cùng hàng năm, các viên chức phải tường trình trước một uỷ ban đặc biệt của Hội nghị công dân về số tiền cơng quỹ do mình thu giữ và chỉ tiêu Đây chính là hình thức đầu tiên của hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ quan quyền lực tối cao - chính là nhân dân, đối với hoạt động của các viên chức trong bộ máy nhà nước, với các cơ quan nhà nước khác
Bộ máy nhà nước Roma thời kỳ Cộng hoà:
Theo truyền thuyết, thành Roma được vua Romulux xây dựng vào năm 753 TCN trên bờ sông Tibes, miền Trung bán đảo Italia
Lich str Roma có thé chia làm ba thời kỳ: thời kỳ Vương chính ( thế kỷ
7 TCN đến thế thế kỷ 4 TCN ), thời kỳ Cộng hoà (từ thế kỷ 4 TCN đến thế kỷ 1), và thời kỳ Đế chế ( từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 5 ) Nhưng ở đây ta chỉ xem xét
Trang 12Dưới thời kỳ Cộng hoà, bộ máy nhà nước Roma bao gồm các bộ phận chủ yếu sau: Đại hội nhân dân Centuries, Đại hội bình dân Plebs, Viện nguyên lão, hai quan chấp chính, và hội đồng các quan bảo dân Bộ máy này thể hiện khá rõ tư tưởng phân chia quyền lực giữa các cơ quan nhà nước
Đại hội nhân dân Centuries, Đại hội bình dân Plebs và Viện nguyên lão là các cơ quan nắm quyền lập pháp của nhà nước
Đại hội nhân dân Centuries họp mỗi năm hai lần tại quảng trường Thần Chiến tranh Mars, để quyết định những vấn đề cơ bản của nhà nước như: chiến tranh, hoà bình, và bầu chọn các quan chức nhà nước Hai chấp chính quan ( consul ) cũng do Đại hội bầu ra với nhiệm kỳ 1 năm
Đại hội bình dân Plebs ra đời muộn hơn các cơ quan khác của nhà nước Roma, là kết quả của cuộc đấu tranh giữa các cư đân mới tới ( Plebs ) đòi hỏi phải có tiếng nói của mình bên cạnh Đại hội nhân dan Centuries của cư dân Roma bản địa Do người Plebs chiếm tỉ lệ cao trong số cư dân Roma nên họ tự coi đại hội của mình là đại hội của toàn thê cư dân Roma, những quyết nghị của đại hội này có hiệu lực như pháp luật với tồn thể cơng dân Roma, nhưng Đại hội bình dân Plebs chỉ quyết định các vấn đề liên quan tới các bộ lạc hay
liên quan tới các đơn vị hành chính lãnh thỏ
Viện nguyên lão ( Senate ) bao gồm 300 thành viên, là các quý tộc giàu có, hoạt động theo nguyên tắc: Đại hội Centuries là cơ quan quyền lực tối cao, nhưng mọi quyết định đều phải thông qua sự phê chuẩn của Viện nguyên lão; các quan chức của bộ máy nhà nước cũng chỉ được bầu chọn từ những nghị viên của Viện, bởi vậy, thực tế Viện nguyên lão chính là cơ quan đại diện thường trực của Đại hội nhân dân Centuries để quyết định những vấn đề thường xuyên của nhà nước như: hành chính, ngân sách, ngoại giao, lễ nghi tơn giáo
Hai chấp chính quan do Đại hội Centuries bầu ra nắm trong tay quyền hành pháp, ngoài ra, cịn có một số quyền lập pháp nhất định Trong nhiệm kỳ 1 năm, nếu xảy ra trường hợp Tổ quốc lâm nguy thì một trong hai chấp chính quan sẽ được chọn cử làm Dictato - hay Độc tài, trong thời hạn 6 tháng Trong thời gian này, Dictato nắm giữ quyền hành tối cao về mọi van đề
Hội đồng các quan bảo dân lúc đầu chỉ gồm 2 người, rồi là 4, 6 và 10 người, để bảo vệ, bênh vực người dân trước những quyết định đi ngược lại lợi ích nhân dân của Viện nguyên lão hay của các quan chấp chính, giám sát và có ý kiến đối với những dự luật và việc làm của chính quyền Roma, ngồi ra cịn giải quyết các vụ án dân sự Hội đồng này tương ứng với cơ quan tư pháp
Theo thoả thuận giữa Viện nguyên lão với nhân dân, quyền lực và tư cách của các quan bảo dân ( tribun ) là thiêng liêng và bất khả xâm phạm Nằm bên cạnh các cơ quan của nhà nước Cộng hoà, các quan bảo dân có quyền phủ quyết đối với mọi dự luật hay đề án chính sách của Viện nguyên
Trang 13-14-lão nếu xét thấy có hại cho nhân đân Quan bảo dân cũng có quyền tham dự và theo dõi các phiên họp của của Viện nguyên lão để có thê can thiệp trực tiếp hay phủ quyết tại chỗ các quyết nghị bất lợi cho người dân Tuy nhiên, quyền lực của các quan bảo dân ở Roma không phải là vô biên Theo thoả thuận, có một số giới hạn đối với quyền phủ quyết của quan bảo dân như: quan bảo dân không được can dự vào chuyện quân sự, và quyền lực của quan bảo dân chỉ có hiệu lực trong thành Roma Trong trường hợp Tổ quốc lâm nguy, và một trong hai quan chấp chính đã trở thành Độc tài thì quyền hành của quan bảo dân tạm thời bị đình chỉ
Như trên, ta đã thấy tổ chức nhà nước ở Athène và Roma thời kỳ Cộng
hồ là một hình thức phân quyền khá triệt để, các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp tách biệt nhau trong cơ cấu tổ chức và hoạt động; giữa các cơ quan này đã có sự kiểm tra, giám sát, kiềm chế và đối trọng nhau một cách hợp lý Bởi vậy, nhà nước Athène và nhà nước Cộng hoà Roma là biểu hiện cao nhất của tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước trong thời kỳ cổ đại
2 Học thuyết phân chia quyền lực trong thời kỳ cách mạng Tư
Trong gần 1500 năm của "đêm trường Trung cổ", tất cả các nhà nước ở Châu Âu đều theo chính thể quân chủ chuyên chế, và không hề có sự tiếp nỗi tư tưởng phân chia quyền lực từ thời kỳ cô đại Nhưng sự chuyên quyên của các vua, và sự khủng hoảng của nhà nước phong kiến, cũng như sự xuất hiện và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã làm thay đổi tất cả
Bối cảnh chuyển tiếp từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản đã tao ra nhiều quan điểm mới về nhà nước, cũng như về vai trò của nó trong đời sống xã hội Vị trí trung tâm của các quan điểm này là vấn đề tổ chức và hoạt động của nhà nước: làm sao để loại trừ sự độc đoán quyền lực trong tay một người hay một nhóm người, làm sao để bảo vệ được quyền tự do, bình dang cua moi cá nhân trong xã hội bằng pháp luật ? Và các học giả trong thời kỳ này đã tìm được câu trả lời qua một tư tưởng cổ xưa: phân chia quyền lực nhà nước
John Locke ( 1632 - 1704):
Trang 14tac pham vĩ đại nhất của nền triết học chính trị và chính trị học nhân loại, chính là nơi Locke trực tiếp đưa ra học thuyết của mình về nhà nước - một học thuyết đan xen các tư tưởng pháp quyền tự nhiên, khế ước xã hội và phân chia quyền lực
Trong những chương đầu của tác phẩm, Locke giải thích cho sự ra đời của nhà nước là từ một bản khế ước, khi những con người ở trạng thái tự nhiên chấp thuận kết hợp bản thân mình vào cộng đồng quốc gia, và nhường những quyền tự nhiên của mình cho nhà nước, nhằm mong muốn có được sự bảo vệ tài sản và bản thân mình một cách ơn định Từ đó, ơ ơng nêu cao yêu cầu nhà nước và pháp luật thực định phải tôn trọng những quyền tự nhiên của con người, như là sự thực hiện đúng những cam kết trong khế ước
Về quyền lực nhà nước, Locke cho rằng đó là “quyên làm luật có án phạt tử hình, và do đó, bao ham tat cả những hình phạt thấp hơn, để quy định và bảo toàn sở hữu, quy định và bảo toàn việc sử dụng vũ lực của cộng đồng khi thực thi các luật này, rong việc phòng vệ của cộng đông quốc gia trước những phương hại gây ra từ nước ngoài; và tắt cả những việc như thế chi duy nhất là
vì lợi ích cơng ®),
Từ quan điểm trên, có thể thấy Locke đồng nhất quyền lực nhà nước với quyền lập pháp Ông nhấn mạnh: "chi có thể có một quyền lực tối cao, là cơ quan lập pháp, mà tắt cả các quyên lực còn lại là, và phải là, những cái phụ thuộc vào nó"? Hơn thế, theo ông, “} việc quyền luc lap phap được đặt ở cương vị nào mà hình thức của cộng dong quốc gia là nh thế đó" Nếu như quyên lực lập pháp nằm trong tay đa sô cộng đồng, và việc thi hành các đạo luật này là bởi các quan chức do chính họ bổ nhiệm thì đó là một nền dân chủ hoàn hảo Nếu như quyền lực này nằm trong tay một số Ít người được lựa chọn và những người thừa kế của họ thì đó là chính thể đầu so Con nếu như quyền lực này được giao trọn cho một người, thì đó là một nền quân chủ Khi quyên lực được dành cho ông ta và những người thừa kế của ơng ta, đó là nền quân chủ cha truyền con nơi Cịn khi nó được dành cho ông ta trọn đời nhưng vào lúc ông ta chết đi, quyền đề cử một người kế vị trở về với số đông nhân dân, thì đó là nền quân chủ tuyên cử Và từ những chính thể này mà cộng đồng quốc gia có thể tạo sự kết hợp hoặc hỗn hợp giữa các hình thức chính quyền, theo như cách họ cho là tốt nhất
Bởi vậy, Locke cho rằng "Luật xác thực đẫu tiên và làm nên tảng của mọi cộng động quốc gia, là việc thiết lập cơ quan quyên lực lập pháp «) Co quan lập pháp không những là quyền lực tối cao của cộng đồng qc gia, mà cịn là quyền lực thiêng liêng và khơng thê hốn đổi một khi cộng đồng đã nhất trí đặt nó vào cương vị đó Cơ quan lập pháp là cơ quan duy nhất có quyền ban hành pháp luật, bởi nếu khơng có sự phê chuẩn của cơ quan lập pháp - cơ quan đại diện cho cộng đồng tồn xã hội, thì đù đó là sắc lệnh của bất cứ ai, được bất
Trang 15-l6-cứ quyền lực nào hậu thuẫn đi chăng nữa thì cũng khơng thể có được điều tuyệt đối cần thiết đối với pháp luật - đó chính là sự chấp thuận của xã hội Đồng thời, không một thành viên nào của cộng đồng có thê khơng tn thủ hay đi xa hơn những luật mà cơ quan
(1) John Locke: Khảo luận thứ hai về Chính quyền - Chính quyền dân sự, Nxb Tri thức, Hà
Nội, năm 2007
(2) John Locke: Sdd, tr.203 (3) John Locke: Sdd, tr.180
(4) John Locke: Sdd, tr.183
lập pháp đã ban hành, khi nó vẫn hoạt động phù hợp với sự uỷ thác của xã hội, dù cá nhân đó có được sự ủng hộ từ một quyền lực ngoại quốc hay của bất cứ một quyền lực nào khác trong nước
Bên cạnh những quyền hạn ấy, Locke cũng vạch ra những ranh giới mà cơ quan lập pháp không được phép vượt qua
Thứ nhất, nó khơng thể là quyền lực độc đoán, chuyên chế đặt trên cuộc sống và vận mệnh nhân dân Con người trong trạng thái tự nhiên không thể xâm hại đến tính mạng và tài sản của người khác, nếu như đó khơng phải là sự trừng phạt thích đáng với những gì người đó đã gây ra cho mình, vậy nên cơ quan lập pháp - thứ quyền lực có được từ tong số tất cả những quyên tự nhiên được uỷ thác từ các cá nhân trong cộng đồng, cũng không thể có quyền huỷ hoại sinh mạng của bat kỳ ai trong xã hội một cách vô cớ Không một luật lệ nào được coi la tốt hay là có căn cứ nếu chống lại cái luật tự nhiên căn bản là bảo tồn lồi người Khơng một luật lệ nào được coi là tốt hay là có căn cứ nếu khơng được thiết lập nhằm mục đích tối thượng là vì lợi ích của nhân dân
Thứ hai, hay thực chất là nguyên tắc để ngăn chặn sự độc đoán, chuyên chế của cơ quan lập pháp, là yêu câu phải có những đạo luật thường trực đã ban hành và những quan tồ có hiểu biết được trao thẩm quyền khi đưa ra những quyết định có liên quan tới các quyền của mỗi thành viên trong xã hội Chỉ khi có những luật được minh định, những quy tắc thường trực để ràng buộc thì con người mới biết đâu là quyền và đâu là sở hữu của mình; “côn nêu không như thé thì hồ bình, sự n ổn và sở hữu của họ vẫn chỉ là trong cùng một trạng thái bắt định như đã có ở trạng thái tự nhiên r0),
Trang 16bởi có thể bị người khác hay bởi chính chính quyền tước mất Cụ thé,
Locke nhân mạnh răng: “zêu một người bat ky nao đòi hỏi một
(1) John Locke: Sdd, tr.189
quyên lực để đặt ra và thu thuế đối với nhân dân bằng thẩm quyên riêng của ông ta mà khơng có sự chấp thuận của nhân dân, thì ơng ta đã xâm lấn vào luật căn bản của sở hữu và làm biến chất mục đích của chính quyên")
Thứ tư, cơ quan lập pháp không thể chuyên giao quyền làm luật vào tay bất kỳ ai khác, bởi theo khế ước, các cá nhân trong xã hội đã trao quyền lực vào cơ quan lập pháp với nhiệm vụ "dé lam luật mà không phải là để làm nên các nhà lập pháp, do đó, cơ quan lập pháp khơng có qun gì đề chuyển giao thẩm quyền làm luật của họ và đặt nó vào tay người khác!
Theo Locke, luật pháp được làm nên trong thời gian ngắn nhưng có sức mạnh bắt biến và đài lâu, nên cơ quan lập pháp không phải lúc nào cũng cần hiện diện Hơn thế, sự cám dỗ của quyên lực rat dễ khiến những nhà làm luật có tham vọng nắm ln quyền thi hành nó, để rồi đặt lợi ích và bản thân mình lên trên luật pháp, và đi trái lại mục đích của xã hội và chính quyền Do đó, ơng đưa ra mơ hình của cơ quan lập pháp tốt nhất là tập hợp của những người
khác nhau trong một thời gian nhất định để làm luật, và khi đã hồn thành
cơng việc, họ sẽ lại tách ra, trở lại là một thành viên của cộng đồng và chịu sự chi phối của những luật mà mình làm ra, như thế mới đảm bảo cho việc làm luật của họ là vì lợi ích chung của toàn cộng đồng
Trang 17-18-Trong chuong XII: Vẻ cơ quan lập pháp, hành pháp và quyên liên hiệp của cộng đồng quốc gia, Locke chỉ ra trong quyền lực tối cao của cộng đồng xã hội, bên cạnh quyền lập pháp còn có quyên hành pháp và quyền liên hiệp
Bởi nếu như cơ quan lập pháp không cần, và cũng không nên hiện diện thường xuyên thì việc thực hiện những đạo luật đã được làm ra lại luôn cần tồn tại một cách thường trực, đó chính là quyền hành pháp Và như đã trình bày ở trên, nếu quyền lập pháp và hành pháp cùng nằm trong tay một cá nhân hay một nhóm người nào đó thì có thể họ sẽ miễn cho bản thân việc chấp hành các đạo luật, hay khiến cho cả quá trình làm luật và thực hiện luật đều chỉ vì lợi ích của bản thân mình, nên hai quyền lực này cần được trao vào những bàn tay khác nhau
Theo Locke, nếu như trong một nhà nước mà cơ quan lập pháp không tồn tại thường xuyên, một người nào đó nắm toàn quyền hành pháp và cũng có quyên tham dự vào cơ quan lập pháp thì con người này, theo một nghĩa có thê chấp nhận được, chính là quyền lực tối cao, bởi lẽ ô Ong ta nam toan quyén hành pháp, và bởi lẽ không có một cơ quan lập pháp cấp trên nào có thể thông qua một đạo luật nếu khơng có Sự đồng ý của ông ta Từ bản thân ông ta xuất phát ra thứ quyền cai trị của tất cả các quan câp dưới, và các viên quan này cũng như toàn thể dân chúng phải tuyệt đối trung thành với ông ta, phải tuân thủ mọi ý chí của ơng ta Nhưng sự trung thành và sự tuân thủ này chỉ là một su chap hành luật pháp không hơn không kém Hành động của ông ta là dựa theo ý chí xã hội, là thứ đã được minh định trong pháp luật, bởi vậy, ông ta không có ý chí nào khác, quyền lực nào khác ngoài ý chí và quyên lực của luật pháp Nếu ô ông ta không thực hiện, hoặc thực hiện trái lại nhiệm vụ mà cơ quan lập pháp đã uỷ nhiệm cho, nghĩa là ông ta đã tự giáng chức mình, trở thành một thành viên của cộng đồng như mọi thành viên khác, và khơng cịn bất cứ một quyền lực nào hơn những thành viên còn lại để buộc họ phải tuân thủ theo ý chí của mình, khi mà bản thân họ chỉ duy nhất phải tuân thủ theo ý chí chung của pháp luật
Những cá nhân nắm quyền hành pháp phải luôn nhớ rằng quyền lực của mình là do cơ quan lập pháp uỷ thác, đề thực hiện cũng như giám sát sự thực hiện các đạo luật đã được ban hành Và
(1) John Locke: Sdd, tr.203
do quyén lực đó được cơ quan lập pháp trao cho, nên cơ quan lập pháp cũng có quyên thu hồi nó lại khi nhận thấy su yéu kém hay sự di ngược lại luật pháp của quyền hành pháp, và trao lại cho một cá nhân hay tập thể khác thích hợp hơn năm giữ
Trang 18tên gọi cho nó Ơng cho răng thứ quyền lực này "bao hàm quyên lực về chiến tranh và hồ bình, tạo liên minh và lập dong mình, cũng nhự tắt cả mọi giao kết khác, với mọi cá nhân và cộng đồng, bên ngồi cộng dong quốc gia"©), Giải thích cho nguồn gốc của quyên liên hiệp, Locke chỉ ra răng trong trạng thái tự nhiên con người có những mối liên hệ với các cá nhân khác, bởi vậy, khi đã liên kết lại với nhau thành xã hội, thì cái cơ thê chính trị mới này - tức là cộng đồng quốc gia, cũng phải có những mối liên hệ với các cá nhân hoặc với những cơ thê chính trị - cộng đồng quoc gia khác
Theo Locke, quyén liên hiệp có tầm quan trọng to lớn đối với cộng đồng quốc gia, hon thé, lai rat khó đề có thể điều chỉnh hoạt động của nó theo những luật xác thực đã được cơ quan lập pháp thông qua, do những biến đổi thường xuyên trong hành động, ý đồ và quyền lợi của những người nước ngoài, nên cần phải trao nó vào tay một cá nhân cụ thê thông thái và cân trọng
Về quyền liên hiệp này, nhiều nhà nghiên cứu hiện đại cho rằng nó khơng có ý nghĩa thực tiễn trong bộ máy nhà nước Nhưng chúng em không nghĩ như thế, nhất là xét trong hoàn cảnh thế giới hiện nay: khi xu thế tồn câu hố, hợp tác quốc tế đang ngày càng được tăng cường, ranh giới giữa các quốc gia ngày càng bị xoá nhoà, và sau các cuộc chiến tranh "bất hợp pháp” của Mỹ ở Afghanistan năm 2001, ở Iraq năm 2003 thì theo chúng em, việc quan tâm tới quyền liên hiệp đang là một yêu cầu quan trọng của tô chức bộ máy nhà nước trong thời đại ngày nay
Theo Locke, dù quyền hành pháp và quyền liên hiệp rất khác nhau, vì một thứ là sự thực thi các đạo luật đã có ở bên trong cộng đồng quốc gia đối với những thành viên của nó, cịn một thứ là sự bảo đảm an ninh và lợi ích của các cá nhân cũng như toàn thê cộng đồng trong mối liên quan bên ngoài với các cá nhân và cộng đồng khác, nhưng thực chất chúng luôn thống nhất với nhau Ông viết:
(1) John Locke: Sdd, tr.201
"quyên hành pháp và quyên liên hiệp của mỗi cộng dong thực sự phân biệt với nhau, những chúng khó mà bị chia tách và cùng lúc
đặt vào tay của những cá nhân khác nhau Vì cả hai quyên luc nay déu can đến vũ lực của xã hội cho việc thực thi chúng, nên hau nh phi thực tế nếu đặt vũ lực của cộng đồng quốc gia vào những bàn tay riêng biệt và không phụ thuộc nhau, hay đối với cơ quan hành pháp và quyên lực liên hiệp phải được đặt vào những cá nhân có thể hành động tách rời nhau, và theo đó mà sức mạnh cưỡng bức của dân chúng sẽ được đặt dưới những mệnh lệnh khác nhau, là điễu có khuynh hướng gây ra sự hỗn loạn và phá hoại, vào lúc này
hay lúc khác °),
Trang 19-20-Quay lại với cơ quan lập pháp, về thời điểm nhóm họp và hoạt động của cơ quan quyền lực tối cao này, Locke đưa ra hai phương án: thứ nhất là thời điểm này được â ấn định rõ rang trong hiến pháp gốc, và cơ quan hành pháp chỉ phải điều hành cụ thể việc bầu chọn và hội họp của cơ quan lập pháp theo đúng quy định; thứ hai là cơ quan hành pháp, bằng sự cân nhắc thận trọng của mình, tiễn hành tuyển cử hay triệu tập cơ quan lập pháp, khi nhận thấy đòi hỏi phải tu chỉnh, sửa đổi những luật cũ hay ra những luật mới, hoặc khi nhận thấy những hiểm nguy đang đe doạ nhân dân
Việc trao quyền triệu tập hay giải tán cơ quan lập pháp cho cơ quan hành pháp không phải là trao một vị thế cao hơn cho nó Đó đơn giản chỉ là niềm tin được uỷ thác cho nó, vì lợi ích cao nhất của nhân dân Có thể cần ban hành ngay một điều luật mới, có thể cần sửa đồi hay bãi bỏ ngay một điều luật cũ, có thé cần qiải quyết một vấn đề khẩn cấp của cộng đồng, cũng có khi là khơng có việc gì cần tới cơ quan lập pháp ., mà thời gian hội họp của cơ quan lập pháp được ghi nhận trong hiến pháp là không hợp lý ở hồn cảnh đó, bởi vậy, một cá nhân luôn ln hiện diện, có nhiệm vụ canh giữ cho lợi ích cơng, được nắm quyền triệu tập "hay giải tán cơ quan lập pháp là phương cách tốt nhất có thê tìm được cho khiếm khuyết này
Một câu hỏi được đặt ra là phải làm sao khi cơ quan hành pháp, với vũ lực của toàn thể cộng đồng trong tay, sử dụng nó đề cản trở việc hội họp và hoạt động của cơ quan lap phap ? Locke khang dinh rằng hành động đó của cơ quan hành pháp là trái với thâm quyền và nhiệm vụ đã được uỷ thác cho nó, và hơn thế, khi dùng sức mạnh dé chống lại nhân dân thì đây đã là trạng thái chiến
(1) John Locke: Sđd, tr 202
tranh đối với nhân dân, và nhân dân có đầy đủ lý do cũng như thắm quyền để xoá bỏ sức mạnh ấy đi bằng vũ lực
Trang 20có thể giải quyết các sự vụ khác với quy định trong pháp luật, thậm chí là đi ngược lại, bởi sự khắc nghiệt của luật pháp không phải lúc nào cũng đúng, Locke cho vi dụ của trường hợp này là: không cho kéo sập nhà của một người vô can đề dừng ngọn lửa lại khi căn nhà bên đang cháy; do vậy, việc làm này trái với quy định của pháp luật thực định nhưng lại phù hợp với pháp luật tơi cao, chính là lợi ích của nhân dân, như câu nói nơi tiếng của nhà luật học Lamã Cicéron: "Salus populi suprema lex - Hanh phic cua nhan dan la phap luật tối cao"
Trong những dòng cuối cùng của tác phâm, Locke đưa ra một câu hỏi: Vậy ai sẽ là người phán xét rằng quốc vương hay cơ quan lập pháp có hành động trái với sự uỷ thác đã được đặt vào họ hay không ? Locke khẳng định: đó chính là nhân đân Ông cho rằng khi có tranh cãi giữa quốc vương với một SỐ người đân khi pháp luật khơng có quy định rõ ràng, hay khi vấn đề tranh cãi có hậu quả lớn thì người trọng tài thích hợp nhất phải là cơ quan quyền lực của nhân dân, bởi ai sẽ là người phán xét răng một người được uỷ nhiệm có hành động tốt và theo đúng sự uỷ nhiệm hay khơng thích hợp hơn chính người đã uỷ nhiệm ? Nhưng nêu quôc vương phản đối cách giải quyết của cơ quan quyền lực nhân dân thì việc cáo kiện buộc phải "đwø đến trời cao", mà ở đây có thể hiểu là việc sử dụng bạo lực và cách mạng để lật đỗ ông vua ấy đi, dé thay thế cái hình thức chính quyền cũ ay di, bang những con người mới, những hình thức mới mà nhân dân cho là tốt đẹp nhất
Tóm lại, qua tác phẩm Khảo luận thứ hai về chính quyên hay cịn có tựa đề phụ là Luận về Nguồn gốc, Phạm vi và Mục đích chân chính của chính quyên dân sự của Locke, ta có thể khắng định tư tưởng phân quyền của Locke là một bước phát triển hon han so với các học giả thời kỳ cô đại Hy Lạp - Lamã Tuy vẫn còn một sỐ điểm hạn chế, mà chủ yếu là chưa phân tách quyền tư pháp ra độc lập với quyền hành pháp, nhưng tư tưởng phân chia quyên lực của Locke vẫn là nền tảng đầu tiên vững chắc cho các học gia tu sản vê sau tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện
Charles Louis Montesquieu ( 1689 - 1755 ):
Bàn về Tinh than pháp luật ( De Lesprit đes Lois ) - viên ngọc sáng trong kho tàng lý luận vê khoa học pháp lý cũng như triết học và nhiều môn khoa học xã hội khác của nhân loại, là tác phẩm đồ sộ nhất và cũng là tác phẩm xuất sắc nhất của người tiên phong cho phong trào Khai sáng Pháp Charles Louis Montesquieu Day chinh 1a noi éng thé hién mét cach sâu sắc toàn bộ tư tưởng của mình
Trang 21-22-Thành tựu to lớn nhất của Bàn vé Tinh than pháp luậi chính là tư tưởng phân chia quyền lực, bởi vậy khi nhắc đến Bàn về Tỉnh thân pháp luật là người ta nghĩ ngay đến tư tưởng phân quyền, và bởi sự xuất sắc của Montesquieu trong tac pham kinh dién nay ma khi nhắc đến tư tưởng phân quyền, người ta cũng sẽ nghĩ ngay đến Bàn vé Tinh thân pháp luậi Tư tưởng này của Montesquieu dugc tap trung thể hiện trong quyên I1, chương 6: Hiến
pháp nước Anh, mà ta có thê dễ dàng nhận ra nhiều sự tiếp thu, kết nối với tư
tưởng phân quyền của Locke trong Khảo luận thứ hai về chính quyển
Ngay từ dòng đầu tiên của chương này, Montesquieu đã khăng định: "Trong môi quốc gia đều có ba thứ quyên lực: quyên lập pháp, quyên thi hành những điều hợp với quốc tế công pháp và quyên thì hành những điều trong luật dân sự
Với quyên lực thứ nhất, nhà vua hay pháp quan làm ra các thứ luật cho một thời gian hay vĩnh viễn, và huỷ bỏ hay sửa đổi các luật này
Với quyên lực thứ hai, nhà vua quyết định việc hoà hay chiến, gửi đại sứ di các nước, thiết lập an ninh, đề phòng xâm lược
Với quyên lực thứ ba, nhà vua hay pháp quan trừng trị tội phạm, phân xử tranh chap giữa các cá nhân Người ta sé gọi đây là quyên tư pháp, vì trên kia là quyên hành pháp quốc gia"°)
Ta có thể nhận ra ngay sự tiến bộ hơn hắn trong tư tưởng phân quyền của Montesquleu so với tư tưởng của Locke, khi đã tách quyên lực xét xử - quyền tư pháp ra độc lập với các thứ quyền lực khác
Theo Montesquieu, m6t nha nước tự do hoàn hảo là một nhà nước mà ba thứ quyền lực này được phân chia và được đặt vào tay những cá nhân, tổ chức khác nhau: “7 do chính trị chỉ có được khi khơng có sự lạm dụng quyên lực Nhưng kinh nghiệm muôn đời chỉ ra cho chúng ía rang bat ky ai khi duoc trao quyên tực là sẽ có khuynh hướng lạm dụng quyén luc dy, va sé tang quyén luc cua anh ta lén dén hết mức Đề ngăn chặm sự lạm dung nay, điều cân thiết rất tự nhiên là quyên lực phải được ngăn cản ( kiềm chế ) bởi quyên lực ®),
về nguyên nhân của sự phân quyền, ông viết:
Trang 22Nếu một người hay một tổ chức của quan chức, hoặc của quý tộc, hoặc của dân chúng năm luôn cả ba thứ quyén lực nói trên thì tắt cả sẽ mắt nét®®),
Nguyên nhân này, so với nguyên nhân do Locke đưa ra về cơ bản là giống nhau, bởi đều xuất phát từ luận đề: ngudi nam qun ln có xu hướng lạm quyền, nên muốn chống sự lạm quyền đó để
(1) Charles Louis Montesquieu: Ban về Tình thần pháp luật, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2006, tr.105
(2) TS Nguyễn Thị Hồi: Sđd, tr.75 (3) C.L Montesquieu: Sdd, tr.106
bảo vệ quyền tự do đân chủ của nhân dân thì phải tổ chức và phân chia quyền lực sao cho đảm bảo "quyên lực ngăn cản quyền lực” Thực tế lịch sử đã chứng minh: xu hướng lạm quyền của nhà cầm quyền là rất phổ biến khi các quyên lực không được phân tách rõ ràng Chính bản thân Montesquieu da dua ra rất nhiều minh chứng cho hiện tượng này
Ông cho rằng ở phần lớn các nước châu Âu, khi nhà vua nắm quyền lập pháp, hành pháp và nhường quyền tư pháp cho nhân dân thì việc cai trị cịn có mức độ; nhưng ở các nhà nước mà quyền lực bị thâu tóm tồn bộ trong tay một người hay một nhóm người thì “»zên chun chế nghiệt ngã đè lên đất nước), Và ông nghiên cứu khá kỹ các nhà nước cộng hoà Italia - những biểu hiện của việc quyền lực tập trung trong tay một tập đoàn quý tộc Theo ông, nhân dân trong các nhà nước này có ít quyên tự do hơn nhiều so với trong các nước quân chủ châu Au Ong khang dinh: "6 đây, tat ca quyén luc chỉ là một Tuy bé ngoài chẳng có sự phơ trương gì của ông vua chuyên chế, mà người ta van cam thay sự chuyên chế vào bắt cứ hic nao “2 Nhưng sự chuyên chế của những nhà nước cộng hoà này khơng giống hắn chính thê chuyên chế ở châu a, vi du như ở Cộng hoà Venise có sự phân quyền tương đối, khi Đại hội đồng có quyền lập pháp, các đại quý tộc Prégadi năm quyên hành pháp, và năm quyên tư pháp là các quý tộc Quaranties; nhưng cái dở oO nhà nước Venise nay là: tuy có sự phân quyên, nhưng mọi cơ quan này đều nằm trong tay tầng lớp quý tộc, nên cả ba quyên lập pháp, hành pháp và tư pháp thực chất cũng chỉ là một thứ quyền lực mà thôi, thực chất là chang có một sự phân quyên nào cả Và ông chỉ ra cái tai hại của nhà nước ay: “cơ quan cam quyén vita la ke thi hành luật vừa tự cho mình là kẻ lập pháp Họ có thể tàn phá quốc gia bằng những ý chí chung sai lầm của họ Mà họ còn nắm cả quyên xét xử nữa thì họ có thể đè nát môi công dân theo ý muốn của họ "®)
Cũng giống nhu Locke, Montesquieu dac biệt chú trọng tới cơ quan lập pháp, dù ơng hoản tồn khơng thừa nhận rằng đây là cơ quan quan trọng nhất, có khả năng uỷ thác quyên lực để hình thành nên các cơ quan khác như trong học thuyết của Locke
Trang 23-24-(1) C.L Montesquieu: Sdd, tr.106 (2)(3) C.L Montesquieu: Sdd, tr.107
Theo 6ng, trong một nước tự do thì mọi người dân cũng được tự do, và do đó họ có quyên tự quản, bởi vậy, dân chúng phải năm quyền lập pháp Nhưng theo ông, nêu mọi người dân đều tham gia vào công việc lập pháp, như trong Hội nghị công dân của các nhà nước dân chủ thời cổ đại thì hồn tồn khơng thích hợp, vì họ thường địi hỏi thực hiện những việc mà bản thân họ và cộng đồng không đủ sức làm Bởi vậy, tốt nhất đân chúng chỉ nên tham gia vào công việc của nhà nước bằng cách bầu chọn đại biểu của mình Và cơ quan đại biêu dân chúng cũng không nên giải quyết các công việc cụ thể, vì họ khơng thể làm tốt điều này, họ chỉ nên làm ra luật, và xem xét người ta thực thi những luật này ra sao
Về tổ chức của cơ quan lập pháp - cơ quan đại biểu nhân đân, Montesquieu cho rang no nén gom hai viện: Viện quý tộc và Viện thứ dân
Nguyên nhân của việc cần có hai nghị viện riêng biệt, theo ông là do trong xã hội có những người mà dòng giống, của cải hoặc danh vọng của họ nổi bật lên trên những người khác, nên nếu trong cuộc bầu cử họ chỉ có được một phiếu bầu như các cơng dân khác thì sự tự do chung là xiềng xích nơ lệ đối với họ, bởi phần lớn các quyết nghị chung sẽ chống lại họ Bởi vậy, những người này cần phải có một cơ quan đại diện riêng bên cạnh cơ quan đại diện dân chúng, để bảo vệ quan điểm và lợi ích của mình Ngồi ra, theo ông, quyền lập pháp cần phải có một uy lực điều chỉnh để dung hoà, nên cơ quan lập pháp gồm hai viện riêng biệt là một cơ chế thật thích hợp để phát huy sự dung hoa này
Quan diém này là một hạn chế của Montesquieu, bởi chính bản thân ông cũng là một nam tước - nam tước De La Brède Nhưng cách thức hoạt động của các viện này được ông đưa ra lại là sự tiễn bộ rất rõ ràng
Theo ông, cơ quan đại diện quý tộc có thể đình chỉ dự định của cơ quan đại diện dân chúng, cũng như cơ quan đại diện dân chúng có thể ngăn cản các quyết định từ cơ quan đại diện các nhà quý tộc Montesquieu chia quyền lập pháp ra làm hai chức năng: chức năng quy định và chức năng ngăn cản Trong đó, “chức năng quy định là quyên tự mình ra lệnh, hoặc tu mình sửa lại điều mà người khác ra lệnh": còn "chức năng ngăn cản là quyền làm cho quyết định của người khác trở thành vô hiệu 4 Theo ông, Viện quý tộc chỉ được
(1) C.L Montesquieu: Sdd, tr.113
Trang 24nhóm người, nên có thể nó sẽ chỉ biết đến lợi ích riêng tư của mình mà quên đi lợi ích chung của cả cộng đồng
Về hoạt động của các đại biểu dan ching trong co quan lập pháp, theo Montesquieu, các đại biểu này là người đã nhận được ý kiến chung của những người bầu ra họ, là đại diện cho ý chí của các cử tri, nên khong nhat thiét moi việc đều phải hỏi ý kiến đân chúng Ông thừa nhận làm như thế mới đảm bảo được quyền tự do và dân chủ của nhân dân, nhưng như vậy thì công việc sẽ kéo đài vô tận, và trong những trường hợp cấp bách thì lối làm việc này sẽ làm ngưng trệ cả quốc gia, hay thậm chí là huỷ diệt nó Và ơng đưa ra cách làm mà ông cho là hợp lý như ở quốc hội Hà Lan, khi các đại biểu chỉ phải báo cáo lại công việc với các cử t1
Về cách thức bầu cử cơ quan lập pháp, Montesquieu cho rằng người
dân biết rõ nhu cầu của thành phố mình hơn là của các thành phố khác, hiểu
năng lực của người láng giềng mình hơn là láng giềng của người khác, nên dân chúng ở môi địa phương phải được chọn ra một người đại biểu, chứ không nên tiến hành bầu cử chung trong cả nước
Về tỉnh thần của người lập pháp, được ông nêu lên trong Chương 1,
Quyền 29, và được khang dinh lại bởi một chính khách Pháp về sau là Abel
Francois Villemain thì: “Luật phải thật vô tư, không thiên vị Chính người lập pháp phải vô tư để không ghi tham vọng của mình vào tác phẩm luật) Và Montesquieu nhấn mạnh lại quan điểm chính phủ phải "ng dưng" của Aristote trong quyên 1, sách Polifics: "Một chính phủ càng xa đảng phái và càng gắn với phương sách trung dung thì càng được vững vàng Nhiễu nhà lập pháp trong chính thể quý tộc đã cho người giàu quá nhiễu và rút bớt của người nghèo cũng quá nhiều Lâm lần đưa tói cái xấu xa thực sự; ưu thế của nhà giàu đánh đồ chính phủ nhiều hơn là ưu thế của người nghèo, của mn
dân"? Có thê nhận thấy đây là một
(1) C.L Montesquieu: Sdd, tr.228 (2) C.L Montesquieu: Sdd, tr.228
quan điểm rất tiến bộ của Montesquieu, nhưng tiếc là ông lại không chỉ ra làm sao để có được sự "vồ /" và "trung dung" Ấy, nên ta chỉ có thể phỏng đoán dựa trên tư tưởng của ông rằng, theo ông, cái mà một nhà lập pháp khơn ngoan cần có chính là “đức hạnh” và trí thông minh
Về thời điểm họp bàn của cơ quan lập pháp, ông khẳng định nếu trong thời gian dài mà cơ quan này khơng nhóm họp thì cũng sẽ khơng có tự do nào hết, bởi hoặc nhà nước sẽ rơi vào tình trạng vơ chính phủ do khơng có nghị quyết lập pháp mới phù hợp hoàn cảnh, hoặc cơ quan hành pháp sẽ năm lấy và thao túng các nghị quyết lập pháp cũ, dẫn đến tình trạng chuyên chế Nhưng cơ quan lập pháp họp liên tục thì cũng bất hợp lý Thứ nhất nó là sự bất tiện với các đại biểu Thứ hai nó là khó khăn cho cơ quan hành pháp, bởi sẽ mãi
Trang 25-chi lo bao vé quyén han chuyên trách của mình mà không lo được việc chấp hành các đạo luật Và cuôi cùng, nếu như nghị viện rơi vào tinh trang sa doa thì thật là vơ phương cứu chữa, bởi nó luôn hiện diện nên nhân dân sẽ nhận thấy ngay sự bại hoại của cơ quan lập pháp, nhận thấy ngay sự vô nghĩa ở pháp luật, họ sẽ tức giận mà nồi loạn, hoặc thờ ơ, hững hỡ với công việc quốc gia
Vậy là cơ quan lập pháp phải có thời gian họp bàn nhất định, và sau thời gian đó nó phải giải tán Nhưng sự triệu tập và triển hạn của cơ quan này sẽ diễn ra như thế nào ?
Theo Montesquieu, cơ quan lập pháp không nên tự mình triệu tập lấy mình mà cơ quan hành pháp, tuỳ theo hoàn cảnh mà nó cho là hợp lý, sẽ quyết định thời gian và thời hạn họp bàn của nghị viện
Vậy nghị viện có quyền tự triển hạn cho mình hay khơng ? Nếu như vậy thì có thể nó sẽ khơng bao giờ tự triển hạn cả, và như thế thật là nguy hiểm khi nghị viện có ý định cơng kích cơ quan hành pháp Và Montesquieu lại nhân mạnh rằng ở nước Anh, nhà vua - người nắm quyên hành pháp có thẻ triển hạn nghị viện và tổ chức bầu cử nghị viện mới; nhưng ông cũng khơng loại trừ hình thức xác định nhiệm kỳ của nghị viện bằng Hiến pháp
Về quyền hành pháp, Montesquieu cho rang no phai nằm trong tay một vị vua chúa, bởi bản thân quyên hành pháp luôn cân đến những hành động tức khắc, kịp thời, mà nếu phải qua một cuộc họp bàn thì quyết định đưa ra thường đã muộn hơn yêu câu thực tế Ông cũng khẳng định cần phải có một vị vua, bởi vua nắm quyên bằng con đường thế tập chứ không phải do được bầu chọn ra; nếu cá nhân hành pháp lại được nghị viện bầu ra thì đó thường đà người trong nghị viện, và như thế thì sẽ chăng cịn tự do nữa, bởi hai quyền lập pháp và hành pháp đã nhập lại với nhau, con người hành pháp ấy có thê nhúng tay vào cả quyền này lẫn quyền kia
Trang 26Về sự tham gia của quyền hành pháp vào chức năng lập pháp, ông chỉ rõ: “Quyên hành pháp chỉ tham gia việc lập pháp bằng chức năng ngăn cản, chứ không chen vào bàn cãi công việc, mà cũng không phải làm các kiến nghị ) Và ông lấy ví dụ trong các nước cộng hồ thời kỳ cơ đại, trong các cuộc Hội nghị nhân dân, nhà nước phải có quyên đưa ra kiến nghị và cùng bàn cãi với dân, nếu khơng thì quyết nghị cuối cùng sẽ có sự hỗn độn, xa lạ với chính thé, bởi dân chúng không phải lúc nào cũng hiểu hết được đất nước bằng những nhà cầm quyền
Nhưng nếu như cơ quan lập pháp khơng có quyền ngăn cản hoạt động của cơ quan hành pháp, nhưng nó vẫn phải có chức năng xem xét các đạo luật
do nó ban hành đã được thực thi như thế nào, như thế mới đảm bảo cho sự tự
do của công dân Nhưng như thế thì nó cũng khơng có quyền xét xử con người hành pháp, bởi cá nhân con người hành pháp là bất khả xâm phạm, ông ta là cần thiết cho quốc gia; nếu cơ quan lập pháp xâm phạm tới ơng ta thì có nghĩa là nó đã trở thành chuyên chế, và như vậy cũng khơng cịn có tự do gì nữa cả
Montesquieu con chi ra một vài vẫn đề quan trọng trong hoạt động của hai cơ quan này, là vấn đề thu thuế, và vấn đề quân đội
(1)(2) C.L Montesquieu: Sdd, tr I 17
Đầu tiên là vấn đề thu thuế Ông khẳng định đây phải là công việc của cơ quan lập pháp mà cơ quan hành pháp không thể can thiệp vào, do đó là : "điểm quan trọng nhất của việc lập pháp "Ở Ơng cịn cho răng cơ quan lập pháp không nên quy định việc thu thuế một cách vĩnh viễn bởi như thế thì cơ quan hành pháp cũng không còn phụ thuộc vào cơ quan lập pháp nữa, và tự do của công đân cũng sẽ biến mắt
Còn về vấn đề quân đội, Montesquieu cho rằng nó phải nằm dưới sự quản lý của cơ quan hành pháp chứ không phải của cơ quan lập pháp, như thế mới hợp với bản chất của quân đội là hành động chứ không phải là bàn cãi Nhưng "để cho người hành pháp không áp bức được dân chúng thì quân đội trong tay cơ quan hành pháp phải mang tính nhân dân, cùng lòng voi dan", "và muốn được như vậy thì chỉ có hai cách: hoặc là những người tham gia quân đội phải có tài sản bảo đảm tính mạng của mình trước các cơng dân khác và chỉ tòng quân trong thời hạn một năm, hoặc là có một quân đội thường trực mà quân nhân thuộc tầng lớp thấp kém nhất trong nước, để cơ quan lập pháp muốn giải tán nó lúc nào cũng được Binh sĩ thường trực này 2 ngay trong dân chúng, khơng có doanh trại hay đồn luỹ tách biệt với dan™”
Con vé thir quyền lực cuối cùng, quyền tư phap, Montesquieu cho rang nó khơng nên được giao cho một cơ quan hay một ca nhân cu thể, thường trực như hai quyền lực kia, mà do một đoàn thể dân chúng được cử ra trong một
Trang 27-28-thời gian ngắn do luật định Làm như thế thì thứ quyền lực đáng sợ với người đời này mới không phải là một sự hữu hình, như thế người ta mới sợ cơ chế cai trị chứ không phải là sợ các quan cai trị
Nghiêng theo cơ câu tô chức nhà nước của Anh, ông cho rằng quyền tư pháp không nên kết hợp với bộ phận nào của quyền lập pháp, nhưng vẫn có những trường hợp ngoại lệ đặc biệt
Thứ nhất, khi người bị xét xử thuộc tầng lớp quý tộc, néu giao cho dan chúng xét xử thì thường do bị ganh ghét mà bị xử sai lệch, hơn thế, người này lại không được hưởng quyền cơ bản của công dân là chỉ bị xét xử bởi những người ở cùng đăng cấp với mình, bởi vậy, trong trường hợp này, Viện quý tộc sẽ năm quyên xét xử
(1)(2) C.L Montesquieu: Sdd, tr.118
Thứ hai, Viện quý tộc nên xem xét các vụ án mà điều chỉnh cho khi tuyên án, bản án do các quan toà đưa ra bớt phần khắc nghiệt và không mù quáng theo luật một cách máy móc
Thứ ba, khi một viên chức nhà nước vi phạm quyền của đân chúng, gây tội ác với nhân dân, thì Viện thứ dân sẽ tố cáo lên Viện quý tộc, và bộ phận trong Viện q tộc khơng có chung quyền lợi hay ý đồ với cả hai bên sẽ nắm quyên xét xử
Quan điểm này của ơng có những hạn chế nhất định khi vẫn chủ trương đề cao các đặc quyên của tầng lớp quý tộc phong kiến, nhưng mặt khác vẫn có điểm tiến bộ, khi đề cao thủ tục đàn hạch, đảm bảo sự phụ thuộc của cơ quan hành pháp vào cơ quan lập pháp
Nói tóm lại, qua tac pham Bàn về Tình thân pháp luật của Montesquieu, ta có thể nhận thấy một bước phát triển mới của tư tưởng phân chia quyên lực, khi tác giả đưa ra quan điểm phân tách các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp một cách triệt để, có sự giám sát, kiềm chế và đối trọng giữa các nhánh quyên lực, và ngay giữa các cơ quan trong cùng một nhánh quyền lực với nhau, nhằm ngăn chặn sự lạm quyên, những vân tạo nên một bộ máy nhà nước thống nhất: “Cả ba quyên luc nay do rang buộc lẫn nhau mà dường như nghỉ ngơi hay bắt động Tuy nhiên, vì tính tất yếu của mọi sự vật là vận động nên cả ba quyên lực vẫn buộc phải đi tới, mà di tới một cách nhịp nhàng "°)
Trang 28Có thể khẳng định sau Aristote 1300 năm, véi Charles Louis
Montesquieu, tư tưởng phân chia quyền lực đã hồi sinh trở lại, và với lần trở lại này nó đã thực sự trở thành một học thuyết đầy đủ, trọn vẹn và hoàn hảo Montesquieu xứng đáng được mệnh danh là cha đẻ của tư tưởng phân quyền hiện đại
(1) C.L Montesquieu: Sdd, tr.117
Jean - Jacques Rousseau (1712 - 1778 ):
Bàn về Khé ước xã hội hay là các nguyên tắc của quyên chính trị ( Du contrat social - ou principes du droit politique ) cua Jean - Jacques Rousseau là một tác phâm mà tư tưởng của nó đã tạo ra sự chuyên biến lớn lao trong xã hội và đã trở thành di sản trí tuệ quý báu cho nhiều thế hệ Trong 5 năm của cuộc Đại Cách mạng Pháp 1789-1794, Bàn về Khé ước xã hội đã được coi như “một thứ kinh Coran của cách mạng dân chủ nd)
Đúng như tên gọi của mình, Bàn về Khế ước xã hội trình bày một cách rất hoàn thiện về học thuyết khế ước xã hội, mà nội dung chủ yếu của nó là cho rằng: xã hội và nhà nước ra đời không phải do ý muốn của Chúa trời, mà do những con người trong trạng thái tự nhiên liên kết lại với nhau thông qua
một bản khế ước Theo khế ước, nhân dân có nghĩa vụ phải phục tùng nhà
nước, nhưng nhà nước cũng có nghĩa vụ phải chăm lo cho nhân dân; xã hội và nhà nước chỉ có thể tồn tại nếu như mối quan hệ hai chiều này được đáp ứng một cách thích đáng và đầy đủ Một khi nhà nước đã vi phạm những nguyên tắc của khế ước xã hội, lạm quyền, chà đạp lên quyền lợi của nhân dân thì nhân đân có quyền lật đỗ nhà nước ấy di mà thiết lập một bản khế ước mới, tạo dựng một nhà nước mới mà họ cho là phù hợp hơn, vì lợi ích của họ hơn
Dù nội dung chủ yếu của tác phẩm là trình bày về học thuyết khế ước xa hội, nhưng bên cạnh đó, tác giả Rousseau cũng đã đưa ra những quan điểm rất mới mẻ và tiến bộ về sự phân chia quyền lực trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
Trong cả 4 quyền, 48 chương của tác phẩm, Rousseau không hề đề cập tới VIỆC: quyền lực nhà nước được chia quyên lập pháp, quyên hành pháp và quyền tư pháp; hơn thế Rousseau còn cho răng quyên lực tối cao là không thể phân chia, ông cực lực phản đối việc chia tách các quyền: "Trong chính trị cua ta, tuy về nguyên tắc thì quyên lực tối cao là không thể phân chia, nhưng trên thực tỄ người ta vẫn chia tách nó trong đối tượng Họ chia nó thành lực lượng và ý chí, thành quyên tực lập pháp và quyên lực hành pháp, thành
Trang 29-30-quyền quan thuế, -30-quyền tư pháp, quyên chiến tranh, thành cai trị đối nội
(1) Jean - Jacques Rousseau: Ban vé Khé ước xã hội, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, năm
2006, tr 27
và ứng phó đối ngoại; khi thì người ta trộn lẫn các bộ phận, khi thì người ta tách rời chúng với nhau Họ biến quyên lực tối cao thành một thứ quái di, ghép lại bằng nhiều mảnh, giống như họ ghép một hình người từ nhiễu cơ thể, mặt của anh này, tay của chị nọ, chân của người kia sau khi tách rời các bộ phận trong cơ thể xã hội, họ ding uy tin tap nham mà ghép các bộ phận ay lai
một cách tuỳ tiện, chang ai hiểu ra lam sao ca"
Dù nêu cao tư tưởng quyền lực là không thể phân chia, nhưng Rousseau lại cho rang phân quyên là phương cách tốt nhất đê ngăn chặn sự lạm quyền, ông viết: "ai da truyền lệnh cho người thì khơng được truyền lệnh cho pháp luật Và kẻ đã truyên lệnh cho pháp luật thì cũng không nên truyền lệnh cho người Khơng như thế thì luật pháp vốn là công cụ chế ngự tham vọng sé trở thành công cụ để duy trì bắt cơng Ơng đưa ra dẫn ching: "La Ma dén thoi cuc thinh thi bắt đâu quy vào cho một số người cả quyên lập pháp và quyén cai tri tối cao; tir dé nay sinh các tệ nạn độc đoán chuyên quyên và nhà nước La Mã cổ đại bước dân vào chỗ suy vong "9,
Và ngay trong bố cục của tác phẩm Khế ưóc xã hội đã tốt lên rất rõ tư tưởng phân quyên Nếu như trong Quyền 1, ông dành để đề cập khái quát tới học thuyết khế ước xã hội, thì Quyền 2 là để "bàn về người lập pháp" (đầu đề Chương 7) và nghiên cứu về "các hệ thống lập pháp khác nhau ” (đầu đề Chương I1); Quyền 3 được dành trọn vẹn cả 18 chương để viết về chính phủ, hay cơ quan hành pháp; và Quyền 4, di nhiên là được dành để “bàn về cơ quan tư pháp" và "chức quan tư pháp” (đầu đề Chương Š và Chương 7)
Sự phân quyền của Rousseau không giống với Locke, và càng khác xa so với Montesquieu, bởi ông vẫn luôn khăng định một điều duy nhất rằng "những bộ phận quyền hành được chia tách ra đều phụ thuộc vào quyên lực tối cao" và "mỗi bộ phận đểều chỉ thực hiện ý chí tối cao đó") mà thơi
Khi nói về sự phân tách quyền lập pháp và quyền hành pháp, ông viết: "Mỗi hành động tự do đều có hai nguyên nhân tạo sinh ra nó Một nguyên nhân thường và một nguyên nhân vật lý Nguyên nhân vật lý tức là cái lực tác động thành việc làm Cơ thể chính trị cũng có những động lực như thé: sức mạnh và ý chí Một cái gọi là
(1) J.J Rousseau: Sdd, tr.81 (2)(3) J.J Rousseau: Sdd, tr.101 (4) J.J Rousseau: Sdd, tr.82
Trang 30quyén lap phap thuc chat là ý chí, và quyền hành pháp thực chất là sức mạnh của một cơ thê chính trị duy nhất, là quyên lực tối cao Rousseau chủ trương không phân quyền, nhưng thực chất lại phân quyền tương đối giữa lập pháp và hành pháp
Về quyền lực lập pháp, theo Rousseau, "quyên lực lập pháp thuộc về nhân dân và chỉ có thể thuộc về nhân dân mà thơi "°)
Ơng khẳng định: "Dân chứng tuân theo luật phải là người làm ra luậi Chỉ những người họp thành xã hội mới có quyên xử lý các điều kiện xã hội" Nhưng ông cũng đặt ra một câu hỏi: “Làm sao mà một đám người muôn vẻ, mù quáng, thường khơng biết mình muốn gì, hoạ hoằn lắm mới hiểu cái gì là tốt cho mình, lại có thể cùng nhau thực hiện một công trình lớn lao và khó khăn như cơng trình lập pháp ?"®) "Chính vì thế mà cân phải có một người lập pháp '“': con người này sẽ giúp dân chúng nắm được thời điểm, thấy được những món Tợi và những mối nguy hại, giúp định hướng cho ý chí của dân chúng luôn hướng tới một cái đích đúng đắn, vì lợi ích chung của tồn thê
Vậy phải có một cá nhân phi thường đứng ra vạch đường chỉ lối cho ý chí chung, và ghi chép ý chí chung ấy thành luật Nhưng "người lập pháp quyết không phải là một vị pháp quan hay một quốc vương" bởi lập pháp "là một chức năng đặc biệt và cao cả, không giống với chức năng của một con người cụ thể; bởi vì ai đã truyền lệnh cho người thì khơng được truyền lệnh cho luật pháp Và kẻ đã truyền lệnh cho luật pháp cũng không nên truyền lệnh cho người Khơng như thế thì luật pháp vốn là công cụ chế ngự tham vọng sẽ trở thành công cụ để duy trì bắt cơng © ), Đây chính là một biểu hiện cụ thê cho chủ trương phân quyền của Rousseau
Về hoạt động của con người lập pháp, như đã nói ở trên, Rousseau cho rằng con người này chỉ đứng ra vạch đường chỉ lối cho ý chí chung, và ghi chép lại ý chí chung â ấy thành luật, chứ khơng có quyền quy định luật một cách tuỳ tiện Bởi “/heo như Công ước cơ
(1) J.J Rousseau: Sdd, tr.121
(2) J.J Rousseau: Sdd, tr.122 (3) J.J Rousseau: Sdd, tr.97 (4) J.J Rousseau: Sdd, tr.98 (5) J.J Rousseau: Sdd, tr.101
bản thì chỉ có ý chí chung buộc các cả nhân phải theo nó Người ta không bao giờ chắc rằng ÿ chí cá nhân ( tức là ý chí của người lập pháp - nhóm NC ) /
nó phù hợp với ý chí chung Chỉ có thể tin như thế sau khi đã đặt ý chí cá
nhân dưới cuộc đâu phiếu tự do của dân chúng ®)
Nhưng ở đây lại nảy sinh ra một điều là với những vấn đề không hiển
nhiên, hay quá phức tạp với ngôn ngữ bình dân thì làm sao có thể khiến những con người chỉ thích thú những vấn đề liên quan tới quyền lợi của mình mà
Trang 31-32-khó nhận ra những điều lợi cho cộng đồng có thể nắm bắt và hiểu được ? Người lập pháp không thể dùng sức mạnh của bạo lực cũng như lý lẽ của Sức thuyết phục được, nên họ phải dùng đến một thứ quyền uy khác, là quyền uy của Trời Những nhà lập pháp gắn cho Trời ý chí của chính họ, để dân chúng phục tùng luật pháp của nhà nước y như phục tùng các quy luật tự nhiên Với những nhà lập pháp thông thái, luật pháp của họ có thể trở thành những quy luật tự nhiên thực sự; nhưng với những nhà lập pháp dởm thì sự nghiệp bịp bợm của họ sẽ tiêu tan ngay sau khi họ chét "Moi thir uy tin gia tao chi lam nên những mối liên hệ tạm thời; chỉ có trí tuệ uyên bác mới tạo nên những mối liên hệ vững bên)
Quyền hành pháp, Rousseau trao cho chính phủ “Vậy chính phú là gì ? Chính phủ là một cơ thể trung gian giữa các thân dân với cơ quan quyền lực tối cao, để hai bên tương ứng với nhau, thi hành các luật, giữ gìn quyền tự do dân sự cũng như tự do chính trị j9),
về tổ chức của chính phủ, theo Rouseau ” quyền hành pháp không thể thuộc về cái chung như quyên lập pháp hoặc quyên lực tôi cao, bởi lẽ quyền hành pháp chỉ liên quan đến những điều khoản cụ thể, không thuộc về thẩm quyển của luật cơ bản hoặc của cơ quan quyền lực tối cao"), Bởi vậy, nó khơng thể trao vào tay tập thể công dân như quyên lập pháp, mà phải thuộc về một cá nhân cụ thể Cá nhân ấy được gọi là pháp quan hoặc là nhà vua, tức là người cai trị ở đây, tư tưởng phân quyền được thể hiện một cách gián tiếp khi ông khẳng định quyền hành pháp không thể trao vào tay cơ quan quyền lực tối cao - tức nhân dan, 1a cơ quan đã có quyên lập pháp
(1) J.J Rousseau: Sdd, tr.102
(2) J.J Rousseau: Sdd, tr.104
(3)(4) J.J Rousseau: Sdd, tr.122
Về bản chất quyền lực của chính phủ, ơng cho rằng nó chỉ là một cơ quan thực hành, trong đó các viên chức thực hiện những điều mà cơ quan quyên lực tối cao uy thac; co quan quyén lực tối cao có thể hạn chế, sửa đổi hoặc thu hồi quyền hành của các viên chức này
Trang 32quan hệ với chính phủ, cá nhân là một công dân, tức là có địa vị pháp ly ngang bằng với chính phủ, có nghĩa vụ phục tùng chính phủ, nhưng đồng thời cũng có quyền địi chính phủ phải phục vụ những lợi ích cơng mà mình xứng đáng được hưởng
Rousseau còn bàn về việc chính phủ lạm quyền và thoái hoá Theo ơng có hai con đường dẫn chính phủ đến chỗ thoái hoá Thứ nhất là chính phủ tự siết chặt mình lại, tức là số pháp quan càng ngày càng ít, nghĩa là từ chính phủ dân chủ với tồn thể cơng đân là các pháp quan, tới chính phủ quý tộc với một số pháp quan là những công dân đặc biệt, và cuối cùng là chính phủ quân chủ chỉ với một pháp quan duy nhất là nhà vua Theo Rousseau đó là con đường sa đoạ tự nhiên của chính phủ, bởi một nguyên nhân tất yếu là : người cam quyền ln có xu hướng muốn nắm giữ quyên lực, và muôn lạm dụng quyền lực trong tay mình Con đường thứ hai dẫn đến sự thối hố của chính phủ là khi chính phủ tự bng lỏng mình, nhưng theo Rousseau việc chính phủ tự
thay đổi như thế là không thê có được, nó chỉ có thể là kết quả của một cuộc
cách mạng
Chính phủ bị giải tán trong hai trường hợp Thứ nhất là khi người cầm đầu chính phủ không cai trị theo luật, mà lắn át cơ quan quyền lực tối cao Khi Ấy, công ước cơ bản của xã hội đã bị xố bỏ; mọi cơng dân lại trở lại với trạng thái tự nhiên, họ bị cưỡng bức mà phải phục tùng nhà nước chứ không phải vì nghĩa vụ mà phục tùng Thứ hai là khi các thành viên của chính phủ thoán đoạt quyền hành một cách riêng rẽ, mà kết quả của nó là mỗi pháp quan sẽ là một thủ tướng, quốc gia bị chia cắt, xé nhỏ, đồng thời với nó là chính phủ
cũng tiêu vong
Các thành viên của chính phủ - những người được uỷ thác nắm quyền hành pháp, đơn giản chỉ là những công chức được nhân dân bầu ra, và cũng có thể bị nhân dân bãi miễn Người công chức khi làm cơng Việc của mình là đang làm nghĩa vụ của mình với qc gia, với cơ quan quyền lực tối cao, họ khơng có qun đòi hỏi hay đặt điều kiện gì với nhân dân Nhưng sẽ ra sao khi người pháp quan có âm mưu lạm quyền ? Với quyền hạn của mình, ơng ta có thê ra lệnh kéo đài thời gian triệu tập hội nghị toàn dân; và với sức mạnh hành pháp trong tay, ông ta cũng có thể đe doạ hoặc trừng phạt những người
dám lên tiếng tố cáo, phê phán mình
Để ngăn chặn việc chính phủ chiếm đoạt quyền lực như vậy, biện pháp
đơn giản nhất và cũng là biện pháp khả thi duy nhất là ban hành một đạo luật
quy định sự nhóm họp của hội nghị công dân một cách định kỳ, không cần đến thủ tục triệu tập chính thức Có như vậy, vị thủ tướng chính phủ mới khơng thể cám đốn hội nghị tồn dân, bởi nêu cấm có nghĩa là đã tự thừa nhận mình vi phạm luật, và công khai đối nghịch với cả quoc gia Trong các cuộc hội nghị toàn dân như thé, ngoai viéc ban bac cac van đề quan trọng
Trang 33-34-khác, thì có một việc mà nhân dân không thể không làm, đó là bỏ phiếu xem
có nên tiếp tục giữ nguyên hình thức chính phủ hiện nay hay không, và nhân dân có vừa lịng với các nhân viên của chính phủ hay không Cách thức này hồn tồn có thể ngăn ngừa được việc chính phủ lạm dụng quyền hành pháp mà cướp đoạt quyền lực tối cao
Cơ quan tư pháp được Rousseau nhắc tới trong Bàn về Khế ước xã hội khơng giơng hồn tồn như cơ quan tư pháp theo nghĩa hiểu của chúng ta ngày nay Theo ơng, đó là cơ quan “đă/ môi bộ phận" của nhà nước “vào đúng chỗ của nó, làm mối dây liên lạc và yếu tô trung gian giữa chính phủ với nhân dân, hoặc giữa chính phủ với cơ quan quyền lực tối cao, hoặc giữa cả ba về ấy khi cân”),
Dù không coi cơ quan tư pháp là một bộ phận cấu thành của nhà nước, nhưng ông lại đặc biệt dé cao vai trị và vị trí của nó Nhiệm vụ của nó là bảo tồn luật và quyền lập pháp, bởi vậy mà nó
(1) J.J Rousseau: Sdd, tr.218
được coi là "cơ quan thiêng liêng nhất và được coi trọng nhất") Điều đó được thể hiện ở việc một nhà nước có thể chế tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào cơ quan tư pháp Một cơ quan tư pháp hoạt động thông minh sẽ là chỗ dựa vững chắc cho một thể chế tốt: các về cơ quan quyền lực tối cao, chính phủ và nhân dân được giữ én định ở vị trí của mình, khơng có sự lạm quyền cũng như sự rệu rã của các cơ quan Một cơ quan tư pháp lạm quyền sẽ dẫn tới sự tan rã của nhà nước, như nhà nước Sparta và nhà nước Lamã thời cô đại, khi các Giám chế quan ở Sparta và các Hộ dân quan ở Roma ngày càng trở nên lộng quyền, nắm trong tay cả quyền lập pháp lẫn quyền hành pháp thì nền cộng hoà ngày càng trở nên suy đôi, và cuối cùng là nhà nước cũng tới chỗ suy vong
Muốn khơng cho cơ quan có ý nghĩa trọng đại như cơ quan tư pháp trở nên lộng quyền thì chỉ có cách là đừng để cho nó trở thành thường trực mãi mãi, phải quy định thời hạn cho nó trong luật, để sự lạm quyên khơng thê thành thói thành nết của các pháp quan Hết thời hạn â Ấy, các pháp quan trở lại làm người dân bình thường, và dân chúng lại tổ chức bầu cử ra các pháp quan mới Cơ chế bầu cử này đảm bảo cho các pháp quan được bầu ra theo luật sẽ chỉ dựa
vào luật mà làm việc chứ không bị phụ thuộc vào người khác, nếu theo cơ chế chỉ định Điều này tạo nên sự độc lập trong hoạt động của cơ quan tư pháp
Trang 34đó sao ? Pháp quan tư pháp chỉ đơn giản là người bộ trưởng chấp hành điều luật đó thơi
Trong trường hợp cơng chúng vẫn cịn đang phân vân, chưa lựa chọn phán xét một cách rõ ràng thì quyết định của pháp quan tư pháp là lời khăng định cuối cùng, nhằm ổn định dư luận nhân dân Nhưng quyết định ấy chỉ thực sự có hiệu lực khi nó khơng trái với pháp luật, với phong tục tập quán quốc gia, và nhất là phải được công chúng chấp nhận, nếu không thì nó hồn tồn chỉ là một lời nói vơ nghĩa, do dư luận là không thể bị khuất phục và cưỡng ch
(1) J.J Rousseau: Sdd, tr.219 (2) J.J Rousseau: Sdd, tr.226
Trên đây là sự trình bày của Rousseau về sự cần thiết tất nhiên phải phân chia quyên lực trong bộ máy nhà nước, nhưng ông cũng để tâm nghiên cứu tới chế độ độc tài, khi một cá nhân nắm toàn bộ quyền lực nhà nước trong
tay
Theo ông, không phải lúc nào cơ quan quyền lực tối cao cũng có thể nhìn thấy trước để ban hành những đạo luật, đưa ra những quyết nghị một cách kịp thời Mà trong những cơn khủng hoảng như thiên tai hay chiến tranh thì việc chờ cơ quan quyền lực tối cao họp bàn là điều không thê Bởi vậy nên trong nhưng hoàn cảnh mà sự tồn vong của quốc gia đang bị đe doạ, thì cần phải có một nhà độc tài
Nhà độc tài tựa hồ như đứng trên luật pháp mà điều hành quốc gia, nhưng thực ra không phải như thế Mệnh lệnh của nhà độc tài mãi mãi chỉ là
chỉ thị hay quyết định, chứ không thể là luật Nhà độc tài không thể xoá bỏ
luật pháp, hay bắt luật pháp phải nói lên ý chí của riêng mình, nhà độc tài chỉ có thể tạm thời bắt luật pháp phải im tiếng mà thôi
Trong chế độ độc tài, khi cơ quan quyền lực tối cao đã tạm thời bị gác sang một bên, thì ý chí chung của nhân dân vần tồn tại, hơn thế, ý chí chung này lại còn là cơ sở duy nhất và cao nhất để giữ vững chế độ độc tài: đó là nguyện vọng nhà nước không bị tiêu diệt
Trong một nhà nước mà tập quán đã có từ lâu đời thì người ta không sợ nhà độc tài sẽ lạm dụng quyền uy hoặc mưu toan kéo dài chế độ độc tài quá hạn định, trái lại, dường như ông ta chỉ cố làm cho xong nhiệm vụ của mình để hất bỏ chức vụ ấy đi, vì quyền lực được trao vào tay ông ta quá lớn, sứ mạng ông ta phải đảm nhiệm là quá nặng nè, và thật là nguy hiểm khi ông ta phải đứng vào vị trí của chính pháp luật
Nói tóm lại, qua tác phâm Bàn về Khế ước xã hội hay là các nguyên tắc của quyên chính trị của Rousseau, ta nhận thấy một quan điểm hết sức mới lạ về tư tưởng phân chia quyền lực cũng như sự áp dụng của tư tưởng này trong
Trang 35-36-bộ máy nhà nước Rousseau chủ trương nêu cao tỉnh thần tập quyền, tất cả quyên lực nhà nước nằm trong tay co quan quyền lực tối cao tức tồn thê cơng dân trong xã hội Nhưng ông lại chỉ ra răng phân chia quyền lực nhà nước thành quyền lập pháp và hành pháp, giao chúng vào tay của cơ quan quyền lực tối cao và chính phủ là cách thức hợp lý duy nhất để đảm bảo sự hoạt động có hiệu quả của nhà nước, cũng như ngăn chặn được xu hướng lạm quyền của cơ quan hành pháp Ngồi ra ơng còn nêu lên vai trò quan trọng của cơ quan tư pháp trong việc đảm bảo cho sự hoạt động ô én định của nhà nước, cũng như cho sự cân bằng giữa các về cơ quan quyên lực tối cao, chính phủ và nhân dân
3 Học thuyết phân chia quyền lực trong giai đoạn hiện nay Trên nền tảng tiếp thu những lý luận của các học giả đi trước, cũng như từ kinh nghiệm và nhu cầu thực tiễn trong công cuộc xây dựng bộ máy nhà nước, nội dung của tư tưởng phân chia quyên lực ngày nay đã có nhiều thay đôi
Ngày nay, khi nhắc đến phân chia quyền lực, người ta khơng cịn chỉ nghĩ đến việc phân lập theo chiều ngang thành các nhánh quyền lực, mà còn là sự phân chia quyên lực theo chiều dọc giữa chính quyền trung ương và chính quyên địa phương trong một quốc gia Báo cáo về tình hình phát triên thể giới năm 1997 của Ngân hàng Thế giới khang định "cơ chế lập hiến kinh điển” của ngày nay" /à việc phân lập theo chiều ngang và chiêu dọc các quyên lực "),
Như đã nói ở trên, ngày nay, tư tưởng phân chia quyền lực khơng cịn được chú trọng nghiên cứu trên phương diện lý luận đơn thuần như dưới thời cách mạng tư sản nữa, mà đã được biểu hiện cụ thể trong cách thức tổ chức bộ máy nhà nước, được ghi nhận cụ thể trong hiến pháp của nhiều nhà nước Bởi vậy, khi nghiên cứu về tư tưởng phân chia quyền lực trong giai đoạn hiện nay, ta phải xem xét qua cách thức tổ chức bộ máy nhà nước ở các nước
Phân quyên ngang:
Phân quyền ngang là cách thức phân quyền cổ điển đã có từ thời của
Aristote, và được hoàn thiện bởi Locke, boi Montesquieu, va Rousseau Do da
trình bày về tư tưởng của các nhà học giả này ở phần trên, và do nội dung chủ yếu của cách thức phân quyền này khơng có nhiều thay đổi trong thời đại ngày nay, nên chúng em sẽ
(1) Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi, Báo cáo về tình hình phát triển thế giới
Trang 36khơng trình bày nhiều về cách thức phân quyền này, mà chỉ xin nhấn mạnh vào hai vấn đề:
Thứ nhất, nội dung chủ yếu của phân quyền ngang là:
- Quyền lực nhà nước được phân chia thành các nhánh khác nhau, do các cơ quan khác nhau nắm giữ, để không một cá nhân
hay tổ chức nào nắm được trọn vẹn quyền lực nhà nước Cụ thể: Nghị viện nắm quyền lập pháp, chính phủ năm quyền hành pháp, và toà án năm
quyền tư pháp
- Có sự chun mơn hoá trong hoạt động của các cơ quan quyền lực công, mỗi cơ quan chỉ hoạt động nhăm thực hiện chức năng riêng của mình, khơng ảnh hưởng tới công việc của các cơ quan khác
- Giữa các cơ quan quyền lực tồn tại thé cân bằng, các cơ quan có thể giám sát, kiểm tra, đối trọng và chế ước lẫn nhau, để không cho một cơ quan nào có khả năng lạm quyền
Thứ hai, ở nhiều nhà nước hiện nay, tư tưởng phân quyền ngang có một số thay đổi, mà chủ yếu là ở số nhánh quyền lực được phân chia ra từ quyền lực nhà nước "Thuyết "Tam quyên phân lập" và bộ máy nhà nước tư sản hiện dai" cua Vién thong tin khoa học xã hội - Viện khoa học xã hội Việt Nam đã trình bày khá kĩ về vấn đề này, chúng em chỉ xin nhắc lại một số dẫn chứng cụ thê
ở một số nước Mỹ Latinh, quyền lực nhà nước không phải chỉ được chia thành 3 quyền là lập pháp, hành pháp và tư pháp, mà ngoài ra cịn có quyền lực thứ tư, là quyên bầu cử Quyền này thuộc về tổ chức bầu cử (gồm toàn bộ các công dân đạt đến độ tuổi luật định, và đáp ứng các yêu cầu nhất định) Về tổ chức, quyền này thuộc về Hội đồng bầu cử (ở cấp độ toàn quốc) Hội đồng này giải quyết tranh chấp giữa các ứng cử viên, tuyên bố về các cuộc bầu cử Việc lập thêm quyền này và sự biểu thị về mặt tổ chức - pháp lý của nó gắn với đặc điểm của nhóm nước thường xảy ra các cuộc đảo chính, hay các vị tổng thống thất bại trong cuộc bầu cử ít khi tự nguyện rời bo vi tri của mình
Trong Dự thảo Hiến pháp Nicaragoa năm 1986 do Đảng Xã hội - Thiên chúa giáo đối lập đưa ra còn nhắc tới năm thứ quyền lực, ngồi bốn quyền nói trên cịn có quyền kiểm tra do Tổng thanh tra nhà nước và bộ máy dưới quyền ông ta thực hiện
Hiến pháp năm 1976 của Angiêri quy định tới 6 loại quyền lực, đó là: quyền chính trị thuộc về Đảng câm quyên; quyền lập pháp thuộc về Nghị viện; quyền hành pháp thuộc về Tổng thống và Chính phủ; quyền tư pháp thuộc về Toà án; quyên kiểm tra thuộc về các cơ quan khác nhau của hà nước ( khơng có một hệ thống thống nhất ); và quyền tô chức thuộc về cơ quan có chức năng xây dựng và sửa đôi Hiến pháp
Trang 37-38-ở một số nước khác, tuy vẫn có sự phân công hoạt động của các cơ quan nhà nước, nhưng đứng trên tất cả lại là một cá nhân hay một cơ quan đặc thù Như Hiến pháp Iran năm 1979 quy định toàn bộ quyên lực của nhà nước thực tế thuộc về người đứng đầu giáo hội Hiến pháp Zair nam 1980 quy dinh quyền lực nhà nước về mặt tổ chức là thống nhất, do đảng cầm quyền có tên gọi Phong trào nhân dân cách mạng nắm giữ Mọi công dân trong nước đều là đảng viên của Đảng Các cơ quan trong nước - Hội đồng lập pháp ( Nghị viện
), Hội đồng hành pháp ( Chính phủ ), Hội đồng Tư pháp ( hệ thống Toà án ) được coi là các cơ quan của Đảng!
Cách thức phân quyền ngang được áp dụng trong tô chức và hoạt động của bộ máy nhà nước các nước hiện đại một cách rộng rãi, và được biểu hiện dưới nhiều mức độ khác nhau, mà rõ ràng nhất là qua hình thức chính thể của các nhà nước
Có ba mức độ biểu hiện của cách thức phân quyền ngang trong bộ máy nhà nước tư sản hiện nay là:
- Phân quyền cứng rắn được áp dụng trong chính thể Cộng hồ Tổng thống, như ở các nước Hoa Kỳ, Phillipine, và đặc biệt phổ biến ở các nước Mỹ Latinh Đặc điểm của chính thể này là Tổng thống nam toàn quyền hành pháp, mà các biêu hiện cụ thể là Tổng thống được bầu ra do nhân dân trực tiếp bỏ phiếu chứ không phải do Nghị viện bầu chọn; Tổng thống có quyền thành lập Chính phủ, và các thành viên Chính phủ chỉ chịu trách nhiệm trước Tổng thống chứ không chịu trách nhiệm trước Nghị viện Tổng thống
có quyền phủ quyết các dự luật do Nghị viện thông qua Khi dự luật bị phủ
quyết, Nghị viện phải thảo luận lại và dự luật chỉ được thơng qua khi có đủ từ 2/3 sô nghị sĩ trở lên bỏ phiếu thuận Sự phân quyền một cách cứng rắn, rạch rịi trong hình thức chính thể này được thể hiện qua việc Nghị viện khơng có quyền giải tán Chính phủ, cũng như Tổng thống khơng có qun giải tán Nghị viện; các Thâm phán được cơ quan hành pháp bồ nhiệm với nhiệm kỳ suốt đời,
(1) Viện thông tin khoa học xã hội - Viện khoa học xã hội Việt Nam: Thuyết "Tam
quyền phân lập " và bộ máy nhà nước tư sản hiện đại, Hà Nội, năm 1992 và hoạt động
xét xử mang tính độc lập cao Tổng thống có thể bị xét xử theo thủ tục đàn hạch nếu vi phạm pháp luật ( Hạ viện là cơ quan công tố, còn Thượng viện là cơ quan xét xử )
- Phân quyền mềm dẻo được áp dụng trong chính thé đại nghị, như ở
các nhà nước quân chủ Anh, Nhật , và các nhà nước cộng hoà Đức, Italia
Trang 38Chính phủ là thủ lĩnh đảng chiếm ưu thế trong Nghị viện Chính phủ vừa chịu
trách nhiệm trước Nguyên thủ vừa chịu trách nhiệm trước Nghị viện; Nghị viện có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ và buộc Chính phủ phải giải tán Ngun thủ qc gia có quyền giải tán Hạ nghị viện Hệ thống Toa an hoạt động xét xử trên nguyên tắc độc lập cao, chỉ tuân theo pháp luật; các Thảm phán được chỉ định với sụ tham gia từ cả hai phía lập pháp và hành pháp
- Phân quyền trong chính thể cộng hồ hỗn hợp, như ở các nước Pháp, Nga, Bồ Đào Nha, Hàn Quốc, Singapore Đặc điểm của chính thé này là sự tham gia hạn chế của Tổng thống vào công việc hành pháp, mà các biêu hiện cụ thê là Tổng thống do nhân dân bầu ra; Tổng thống chỉ đứng đầu Nhà nước chứ không đứng đầu Chính phủ, nhưng vẫn có quyên chủ toạ các phiên họp của Chính phủ (như ở Nga) hay của Hội đồng Bộ trưởng (như ở Pháp) Tổng thống có quyền bổ nhiệm Thủ tướng nhưng phải được sự phê chuẩn của Nghị viện; Chính phủ vừa chịu trách nhiệm trước Tổng thống vừa chịu trách nhiệm
trước Nghị viện; Nghị viện có thể bỏ phiếu bắt tín nhiệm Chính phủ, và buộc Chính phủ phải giải tán Tổng thống có quyền giải tán Hạ nghị viện Toà án
xét xử theo nguyên tắc độc lập, chỉ tuân theo pháp luật; cac Tham phan do co quan hành pháp chỉ định
Phân quyền đọc:
Như đã nói, phân quyền đọc là cách thức phân quyền mới, nói mới là so với việc áp dụng nó trong tơ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản, chứ thực ra lịch sử của tư tưởng phân quyền dọc không hề thua kém so với cách thức phân quyền ngang Nhìn lại dịng lịch sử, ta có thể nhận ra chính Polybe và Cicéron, những học giả đưa ra tư tưởng về sự cai trị hỗn hợp giữa các dạng chính quyên của vua, của quý tộc và của nhân dân, chính là những người đầu tiên đề ra tư tưởng phân quyên đọc
Về nội dung, tư tưởng phân quyên dọc bao hàm các ý chính như sau: - Tổn tại hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước do dân bầu ở các cấp địa phương, song song với bộ máy nhà nước trung ương
- Có sự phân cơng nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn cụ thể giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương trong những lĩnh vực cụ thể; mà chủ yếu là chính quyền trung ương sẽ giải quyết các vân đề cơng, vì lợi ích của cả cộng đồng xã hội, như vấn đề về an Tĩnh - quốc phòng, về chủ quyền quốc gia, về dịch vụ cơng ; cịn chính quyền địa phương sẽ phụ trách các vấn đề định hướng phát triên kinh tế, xã hội, văn hoá ở địa phương, ngồi ra cịn có thể chủ động, tiến hành hợp tác, giao lưu với các địa phương khác hoặc các tổ chức quốc tế trong khuôn khổ quyền hạn của mình
Trang 39-40 Tổ chức và hoạt động của các cấp chính quyền trong nhiệm vụ và quyền hạn của mình là tương đối độc lập VỚI nhau Chính qun trung ương khơng có quyền điều hành, chỉ đạo chính quyền địa phương, mà chỉ có quyên xây dựng chủ trương, chính sách, tạo dựng khuôn khổ pháp lý, và kiểm tra, giám sát hoạt động của các chính quyền cấp dưới, mọi vi phạm của chính quyền địa phương sẽ do Tồ án Hành chính xét xử độc lập
Với nội dung chủ yếu nêu trên, cách thức phân quyền dọc còn được gọi bằng những cái tên khác như phi đập trung hod hay tan quyên
Không giống với cách thức phân quyền ngang là có sự ảnh hưởng qua lại với hình thức chính thể của nhà nước, cách thức phân quyền đọc có thể tồn
tại ở gần như hầu khắp các chính thể nhà nước hiện đại, như Philipine với chế
độ Cộng hoà tổng thống, Đức với chế độ Cộng hoà đại nghị, Pháp với chế độ Cộng hoà hỗn hợp, và New Zealand với chế độ Quân chủ đại nghị ( mà nguyên thủ nhà nước hiện nay chính là nữ hoàng Anh ) đều thực hiện nguyên tắc phi tập trung hoá này
Phân quyên dọc có thể thực hiện theo hai phương pháp:
Thứ nhất là phân quyền theo lãnh thổ: là cách phân quyền của chính quyền trung ương cho chính quyền địa phương theo địa giới hành chính - lãnh thé, mà có các biểu hiện chính là:
- Chính quyền trung ương giao quyền tự quyết, tự quản lý cho chính quyền địa phương Trong phạm quyên hạn được giao, chính quyên địa phương có thể tự mình ra nghị quyết mà không cần xin ý kiến từ câp trên, chỉ tuân theo đúng pháp luật và quy định của trung ương Chính quyên trung ương chỉ thực hiện sự kiểm tra, giám sát với các nghị quyết của địa phương, và nếu xét
thấy chúng có sai phạm thì có quyền đình chỉ, bãi bỏ, và tiến hành kỷ luật
hành chính
- Chính quyền địa phương có ngân sách độc lập, được tự quản lý việc thu chi theo khuôn khổ pháp luật; địa phương có quyền vay tiền, phát hành công trái địa phương
- Cơ câu tự trị yêu cầu chính quyền địa phương phải có một cơ quan ra nghị quyết và một cơ quan thi hành các nghị quyết đó, giống như mơ hình Nghị viện và Chính phủ ở địa phương
Thứ hai là phân quyên theo ngành chuyên môn: là cách phân quyền giữa các bộ chuyên môn với chính quyền địa phương
Ví dụ:
Trang 40ở New Zealand, Chính phủ khơng quản lý bất kỳ một bệnh viện công nao, tat cả các bệnh viện được giao vê cho các bang Các quan chức cao câp của Chính phủ khi bị bệnh cũng đều phải đến các bệnh viện ở bang
Phân quyền dọc hay Phi tập trung hoá ở mỗi nhà nước cũng có những
điểm khác biệt nhất định, tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng nhà nước
ở Philipine, '? mặc dù về mặt hành chính, bộ máy nhà nước vẫn được chia thành năm câp độ, là cấp Trung ương, cấp tinh (79 don vi), cấp thành phố (115 don vi), cap d6 thi (1497 don vi) va cấp cơ sở (tiếng Philippine là Barangay - 41.956 đơn vị), song mỗi đơn vị địa phương có quyền tự chủ rất lớn, từ quyền thu thuế, định đoạt các công
(1) LS Nguyễn Văn Thảo: Xây dựng Nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nxb Tư pháp, Hà Nội, năm 2006, tr.273
(2) ThS Nguyễn Thị Minh Hà: Phân cấp quản lý giữa chính quyển Trung ương và chính quyên địa phương ở Philipine, Tạp chí Tổ chức nhà nước số 4/2002
việc, đến việc quyết định ngân sách của mình sao cho đạt hiệu quả cao nhất Công cuộc cải cách theo hướng phi tập trung hoá được thực hiện từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước, mà mục tiêu chủ yếu của nó, theo quy định Hiến pháp và Luật Chính quyền địa phương, là:
- Trao quyền tự chủ cho chính quyền địa phương trong việc định hướng, phát triên kinh tế, văn hoá, xã hội ở địa phương, chủ động hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước
- Nâng cao năng lực hoạt động của chính quyền địa phương để hoạt động có hiệu quả
- Tạo ra sự thay đổi trong nhận thức của người lãnh đạo địa phương Với cơ chế phân quyền như vậy, người lãnh đạo địa phương phải đối mặt trực tiếp với các thách thức và cũng phải chịu trách nhiệm trước nhân dân
Để thực hiện mục tiêu này, về tổ chức các cấp chính quyền địa phương, Luật chính quyền địa phương ( năm 1991 ) quy định:
- Cơ quan lập pháp: Hội đồng địa phương hình thành theo cơ chế dân cử, hoạt động theo nguyên tắc độc lập cao, có thể tự mình đưa ra các quyết định mang tính quy phạm đề thực hiện nhiệm vụ và kế hoạch phát triển ở địa phương
- Cơ quan hành pháp: Người lãnh đạo bộ máy hành chính ở các cấp tỉnh, thành phố và đô thị là tỉnh trưởng và thị trưởng, còn ở cấp cơ sở là chủ tịch Giúp việc cho nhà lãnh đạo này là các văn phòng, uỷ ban như Hội đồng phát triển địa phương, ban y tế địa phương, ban giáo dục địa phương Người đứng đầu các ban, ngành này được hình thành theo cơ chế bổ nhiệm
- Cơ quan tư pháp: là hệ thống cơ quan có tơ chức và hoạt động độc lập