Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 59 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
59
Dung lượng
473 KB
Nội dung
Luận văn tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Lương Trọng Yêm MỤC LỤC * Ngành nghề kinh doanh: 13 Nhật ký chứng từ 44 SVTH: Trần Thị Mai Hương MSV: 08A06538 Luận văn tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Lương Trọng Yêm DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTC Bộ tài chính CP Chi phí CPBH Chi phí bán hàng CPQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp ĐL Đại lý GTGT Giá trị gia tăng HĐ Hóa đơn KH Khấu hao LN Lợi nhuận NTXT Nhập trước xuất trước NVL Nguyên vật liệu TK Tài khoản TNDN Thu nhập doanh nghiệp TSCĐ Tài sản cố định SVTH: Trần Thị Mai Hương MSV: 08A06538 Luận văn tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Lương Trọng Yêm TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình nghiệp vụ Kế Toán – Trường Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội. 2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010, 2011 của Công ty cổ phần may xuất khẩu Trường Thắng. 3. Chế độ kế toán trong doanh nghiệp SVTH: Trần Thị Mai Hương MSV: 08A06538 Luận văn tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Lương Trọng Yêm LỜI NÓI ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường mục tiêu quan trọng nhất của các doanh nghiệp là lợi nhuận. Để thực hiện được điều này các nhà quản lý doanh nghiệp phải tìm ra mọi biện pháp để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, mở rộng thị trường, và tăng lợi nhuận đảm bảo sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Chi phí NVL là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh. Chi phí NVL chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, chi phí NVL có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh. Từ đó, buộc doanh nghiệp phải quan tâm tới việc sử dụng tiết kiệm, hợp lý NVL sao cho việc sử dụng đó đạt kết quả cao nhất. Đây là biện pháp đúng đắn và hữu hiệu nhất để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp đồng thời tiết kiệm tài nguyên cho xã hội. Nhiệm vụ cơ bản của kế toán NVL không những phải hạch toán đầy đủ chi phí NVL mà còn phải làm thế nào để kiểm soát chặt chẽ thực hiện tiết kiệm chi phí, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu của chế độ hạch toán kinh doanh, đồng thời cung cấp thông tin kịp thời, hữu ích cho công tác quản lý trong doanh nghiệp. Công việc này không những mang ý nghĩa về mặt lý luận, mà còn mang ý nghĩa thực tiến to lớn trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất. Với nhận thức đó, sau thời gian thực tập tìm hiểu thực tế tại Công ty cổ phần may xuất khẩu Trường Thắng, em đã lựa chọn để tài luận văn: “Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần may xuất khẩu Trường Thắng” Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận được chia làm ba chương: Chương I: Cơ sở lý luận về tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất. Chương II: Thực trạng về tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty cổ phần may xuất khẩu Trường Thắng. Chương III: Một số ý kiến đề xuất về tổ chức công tác kế toán nguyên vật tại Công ty cổ phần may xuất khẩu Trường Thắng. Trong thời gian làm luận văn tốt nghiệp với vốn kinh nghiệm cũn ít ỏi,luận văn không tránh khỏi những sai xót, những suy nghĩ chủ quan của bản thân. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ và những ý kiến bổ sung của các thầy cô giáo, của các bạn. Qua luận văn này, em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo Gs. Ts Lương Trọng Yờm đó tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian qua để em có thể hoàn thành tốt luận văn này. SVTH: Trần Thị Mai Hương MSV: 08A06538 1 Luận văn tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Lương Trọng Yêm CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGUYÊN VẬT LIỆU. 1.Khái niệm nguyên vật liệu. NVL là đối tượng lao động, thuộc tài sản dự trữ được dùng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là một trong những yếu tố đầu vào không thể thiếu trong quá trình sản xuất, là đối tượng lao động thể hiện dưới dạng vật hóa, là tài sản lưu động dự trữ cho quá trình sản xuất kinh doanh, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể của sản phẩm. 2. Đặc điểm, vai trò, vị trí của nguyên vật liệu 2.1. Đặc điểm của nguyên vật liệu trong doanh nghiệp. Nguyên vật liệu là một bộ phận của đối tượng lao động khi tham gia vào sản xuất cấu thành nên thực tế của sản phẩm. Xét về mặt giá trị lẫn hiện vật, NVL là một trong những yếu tố không thể thiếu trong sản xuất. Về mặt hiện vật: NVL khi tham gia vào quá trinh SXKD, thay đổi hình thái vật chất ban đầu và biến đổi theo yêu cầu của qỳa trình sản xuất, NVL chỉ tham gia vào ột số chu kỳ SXKD nhất định. Về mặt giá trị: Giá trị của NVL được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm mới tạo ra hoặc vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kì. 2.2. Vị trí, vai trò của nguyên vật liệu trong doanh nghiệp. Trong DNSX, giá thành sản phẩm là toàn bộ chi phí bỏ ra để SX sản phẩm, trong đó chi phí NVL chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí SX và giá thành sản phẩm. Trong quá trình SX, các loại đối tượng lao động được chuyển hóa toàn bộ giá trị vào giá trị sản phẩm mới và hình thành chi phí NVL trực tiếp. Mỗi sự biến động về chi phí NVL cũng làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. 3. Yêu cầu cơ bản về quản lí nguyên vật liệu trong doanh nghiệp. Do NVL thuộc loại tài sản lưu động, giá trị vật liệu thuộc vốn lưu động dự trữ của doanh nghiệp, NVL thường chiếm một tỷ trọng rất lớn trong chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các DN, cho nên việc quản lý quá trình thu SVTH: Trần Thị Mai Hương MSV: 08A06538 2 Luận văn tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Lương Trọng Yêm mua, vận chuyển, bảo quản dự trữ và sử dụng NVL trực tiếp tác động đến những chỉ tiêu quan trọng nhất của DN như chỉ tiếu sản lương, chất lượng sản phẩm, chỉ tiếu giá thành, chỉ tiếu lợi nhuận… Để sản xuất ra một loại sản phẩm phải sử dụng rất nhiều loại nguyên liệu khác nhau, mỗi loại nguyên liệu lại được mua từ nhiều nguồn cung cấp khác nhau. Vì vậy, để đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, không bị gián đoạn thì việc cung cấp nguyên liệu phải kịp thời, đúng thời gian quy định. Tổ chức công tác quản lý NVL phải bao gồm trờn cỏc phương diện: số lượng, chất lượng, chủng loại và giá trị từ khâu cung cấp đến khâu sử dụng. • Ở khâu thu mua: cần quản lý vật liệu về số lượng, chất lượng quy cách, chủng loại, giá mua và chi phí mua cũng như kế hoạch mua theo đúng tiến độ thời gian phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. • Ở khâu bảo quản: DN cần tổ chức tốt kho hàng, bến bãi, trang bị đầy đủ các phương tiện cân đo, thực hiện chế độ bảo quản đối với từng loại NVL tránh hư hỏng, mất mát, hao hụt, đảm bảo an toàn là một trong những yêu cầu quản lý đối với NVL. • Ở khâu sử dụng: đòi hỏi phải thực hiện việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở các định mức, dự toán chi phí nhằm hạ thấp mức tiêu hao vật liệu trong giá thành sản phẩm, tăng thu nhập, tích lũy cho doanh nghiệp, do vậy trong khâu này cần tổ chức việc ghi chép phản ánh tình hình xuất dùng và sử dụng vật liệu trong quá trình SXKD • Ở khâu dự trữ: DN phải xác định được định mức tối đa, tối thiểu cho từng loại NVL để đảm bảo cho quá trình sản xuất không bị ngừng trệ, gián đoạn cho việc cung ứng, mua không kịp thời, gây tình trạng ứ đọng vốn do dự trữ quá nhiều. II. PHÂN LOẠI, ĐÁNH GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU. 2.1. Phân loại nguyên vật liệu. 2.1.1.Phân loại NVL theo nội dung kinh tế. SVTH: Trần Thị Mai Hương MSV: 08A06538 3 Luận văn tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Lương Trọng Yêm - Nguyên vật liệu chính: là đối tượng lao động chủ yếu cấu thành nên thực thể của sản phẩm, khái niệm này gắn liền với từng loại hình DN cụ thể như các loại vải trong xí nghiệp may, xi măng, sắt thép trong xây dựng cơ bản… NVL chớnh dựng vào sản xuất hình thành nên chi phí NVL trực tiếp. - Vật liệu phụ: là các loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất không cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm mà có thể kết hợp với NVL chính làm thay đối hình dạng, kiểu dỏng…tăng thờm chất lượng sản phẩm, hoàn chỉnh sản phẩm hoạc phục vụ cho công việc quản lý sản xuất, đóng gói sản phẩm như tỳi búng, tem, thẻ bài… - Nhiên liệu: Được sử dụng để phục vụ cho công nghệ sản xuất sản phẩm, cho phương tiện vận tải, máy móc thiết bị hoạt động trong quá trình SXKD như xăng, dầu mỏy… - Phụ tùng thay thế: Gồm các loại phụ tùng, chi tiết được sử dụng thay thế sửa chữa máy móc, thiết bị sản xuất phát triến vận tải… - Thiết bị xây dựng cơ bản: bao gồm các loại thiết bị cần lắp và thiết bị không cần lăp, công cụ, khí cụ và kết cấu…dựng cho công tác xây lắp cơ bản. - Phế liệu thu hối: là các loại vật liệu không được xếp vào các loại kể trên, các loại vật liệu này do quá trình sản xuất tạo ra, phế liệu thu hồi từ việc mua thanh lý tài sản cố định. 2.1.2 Phân loại NVL theo nguồn gốc NVL. Toàn bộ NVL của Công ty được chi thành: - Nguyên vật liệu mua ngoài - Nhận góp vốn liên doanh - NVL tự chế biến gia công II.2. Đánh giá nguyên liệu, vật liệu. • Nguyên tắc đánh giá: đánh giá nguyên liệu, vật liệu là việc xác định giá trị của vật tư hàng hóa ở những thời điểm nhất định theo các nguyên tắc kế toán quy định. Theo chuẩn mực số 02 – hàng tồn kho thuộc hệ thoongw SVTH: Trần Thị Mai Hương MSV: 08A06538 4 Luận văn tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Lương Trọng Yêm chuẩn mực kế toán Việt Nam, các nguyên tắc đánh giá NVL được dựa trên một số nguyên tắn sau: - Giá gốc NVL: bao gồm chi phí thu mua, chi phí chế biến, và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được vật liệu ở địa điểm và trạng thái hiện tại. + Chi phí mua: chi phí mua của vật liệu bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua vật liệu. Các loại chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách phẩm chất được trừ khỏi chi phí mua. + Chi phí chế biến: chi phí chế biến NVL bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản phẩm SX, như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí SX chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi trong quá trình chuyển hóa vật liệu thành thành phẩm. + Chi phí liên quan trực tiếp khác: là chi phí phát sinh ngoài chi phí mua và chi phí chế biến như chi phí thiết kế sản phẩm cho từng đơn đặt hàng cụ thẻ. Việc đánh giá nguyên liệu, vật liệu còn được tiến hành theo các thời điểm cụ thể sau: + Tại thời điểm mua + Tại thời điểm xuất kho + Tại thời điểm xác định là tiêu thụ + Tại thời điểm nhập kho Đánh giá NVL tại thời điểm mua: giá gốc NVL là giá mua , các loại thuế không được hoàn lại. Đánh giá NVL tại thời điểm nhập kho: do NVL trong doanh nghiệp được nhập từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó lại xuất cho mục đích sử dụng khác nhau, vì thế có những nguyên tắc ghi nhận khác nhau. • Theo trị giá vốn thực tế: - Đối với NVL nhập kho: + Do mua ngoài: giá thực tế nhập kho là giá mua ghi trên hóa đơn người bán, thuế nhập khẩu, thuế khác (nếu có), các chi phí thu mua thực tế (chi phí vận SVTH: Trần Thị Mai Hương MSV: 08A06538 5 Luận văn tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Lương Trọng Yêm chuyển, bốc dỡ, chi phí nhân viên thu mua, chi phí kho bói…), cỏc khoản giảm giá hàng mua được hưởng (giảm giá, chiết khấu thương mại được hưởng (nếu có). + Do tự gia công chế biến Trị giá vốn thực tế nhập kho = Trị giá NVL xuất gia công chế biến + Chi phí giá công chế biến ( nhân công, KH) + Do nhận vốn góp liên doanh. Trị giá vốn thực tế nhập kho = Trị giá vốn góp liên doanh do HĐ liên doanh đánh giá + Chi phí vận chuyển bốc dỡ (nếu có) - Đối với NVL xuất kho: + Tính theo đơn giá bình quân: Phương pháp này áp dụng giữ tồn kho đầu kỳ và nhập kho trong kỳ. Theo phương pháp này kế toán xác định giá bình quân của một đơn vị vật liệu căn cứ vào lượng vật liệu xuất trong kỳ và giá đơn vị bình quân để xác định giá thực tế của vật liệu xuất dùng trong kì. Đơn giá bình quân gia quyền = Trị giá vốn thực tế vật tư tồn đầu kỳ + trị giá vốn thực tế vật tư nhập trong kỳ Số lượng vật tư tồn đầu kỳ + số lượng vật tư nhập trong kỳ Trị giá vật tư xuất kho = Số lượng vật liệu xuất kho x Đơn giá mua bình quân Điều kiện áp dụng: DN phải hạch toán được chặt chẽ về mặt lượng của từng vật liệu nhập xuất tồn kho. + Nhập trước – xuất trước (FIFO) Theo phương pháp này số hàng nào nhập kho trước thì xuất kho trước và lấy đơn giá mua của lần nhập đó để tính giá thành hàng xuất kho. Như vậy hàng nào cũ nhất trong kho sẽ được tính là xuất trước, hàng tồn kho là hàng nhập kho SVTH: Trần Thị Mai Hương MSV: 08A06538 6 Luận văn tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Lương Trọng Yêm mới nhất. Theo cách này trị giá NVL tồn kho sát với giá trị trường tại thời điểm lập bảng cân đối kế toán. + Nhập sau – xuất trước ( LIFO) Theo phương pháp này người ta giả thiết số hàng nào nhập kho sau thì xuất kho trước. Hàng xuất thuộc lô hàng nào thì lấy đơn giá mua thực tế của lô hàng đó để tính. Theo phương pháp này hàng nào mới nhất trong kho sẽ được xuất trước, còn hàng tồn kho sẽ là hàng cũ nhất trong kho. + Tính theo giá đích danh. Theo phương pháp này căn cứ vào số lượng xuất kho và đơn giá nhập kho của lô hàng xuất kho để tính. Giá thực tế NVL xuất kho = Đơn giá thực tế nhập kho x Số lượng xuất của lần nhập kho đó II.3. Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu - Thực hiện việc đánh giá, phân loại NVL phải phù hợp với các nguyên tắc, yêu cầu quản lý thống nhất của Nhà nước và yêu cầu quản lí của doanh nghiệp. - Tổ chức chứng từ, tài khoản kế toán, sổ kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho áp dụng trong doanh nghiệp để ghi chép, phân loại tổng hợp tình hình hiện có và sự biến động tăng giảm của vật liệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp kịp thời để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. - Tham gia việc phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch mua, tình hình thanh toán với người bán, người cung cấp, tình hình sử dụng NVL trong quá trình SXKD. III. KẾ TOÁN CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU. 3.1. Chứng từ kế toán sử dụng. Các chứng từ kế toán vật liệu bao gồm: - Phiếu nhập kho( mẫu 01 – VT) - Phiếu xuất kho( mẫu 02 – VT ) SVTH: Trần Thị Mai Hương MSV: 08A06538 7 [...]... nhiều nên việc tập hợp cho phí rất phức tạp II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU TRƯỜNG THẮNG 2.1 Tình hình chung về nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần may xuất khẩu Trường Thắng 2.1.1 Đặc điểm của nguyên vật liệu tại Công ty Công ty cổ phân may xuất khẩu Trường Thắng là công ty về may mặc nên sản phẩm của công tu nhiều về số lượng, đa dạng về chủng loại... II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU TRƯỜNG THẮNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU TRƯỜNG THẮNG 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần may xuất khẩu Trường Thắng Sản xuất hàng hóa may mặc xuất khẩu là một trong số những ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta, tạo vật chất cho nền kinh tế quốc dõn,xó hội Chính vì vậy, xuất. .. Lương Trọng Yêm MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU TRƯỜNG THẮNG 1 Đánh giá chung về công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phân may xuất khẩu Trường Thắng 1.1 Ưu điểm Công ty có quy mô tổ chức sản xuất rông, mô hình tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung hoạt động rất có hiệu quả - Hình thức kế toán công ty áp dụng theo hình thức “nhật... gian thực tập tại Công ty cổ phần may Xuất Khẩu Trường Thắng, qua tham khảo tài liệu, nghiên cứu số liệu, thâm nhập tình hình thực tế và dựa trên nền tảng kiến thức đã học Em đã nhận thức được tầm quan trọng của kế toán nguyên vật liệu trong công ty Em mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Nhưng, do thời gian thực tế tại công ty ngắn,... nhiều lỗi khi tính toán 1.3 Một số ý kiến về công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Ý kiến 1: sử dụng phần mềm kế toán hợp lý Công ty nên sử dụng một phần mềm kế toán máy phù hợp để quản lý tài chính của Công ty Khi nhập dữ liệu vào mỏy, mỏy sẽ vừa cập nhập vào sổ kế toán tổng hợp vừa cập nhập được vào sổ kế toán chi tiết đảm bảo sự phù hợp giữa sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết Và ưu... chức bộ máy kế toán của công ty Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập chung chỉ có một phòng kế toán duy nhất đó giỳp cho công ty hạch toán kế toán thực hiện nhanh chóng, kịp thời Phòng kế toán của Công ty được phân công với trách nhiệm cụ thể: - Kế toán trưởng :phụ trách các phòng kế toán, phụ trách chung, hướng dẫn chỉ đạo cho các kế toán viên thực hiện theo yêu cầu quản lý - Kế toán tiền... quản lý bảo quản chặt chẽ vật liệu Trong điều kinh hiện này, cùng với việc sản xuất công ty tổ chức quy hoạch thành các kho: - Kho chứa các loại vải (NVL chính) - Kho vật liệu phụ - Kho thiết bị - Kho nhiên liệu - Kho vật tư bao - Kho vật liệu xây dựng 2.2 Đánh giá nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần may xuất khẩu Trường Thắng 2.2.1 Đối với nguyên vật liệu nhập kho: NVL mà công ty đang sử dụng chủ yếu... trị của vật liệu do khách hàng gửi đến mà chỉ hạch toán đến phần chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất Do đó, trên sổ kế toán chi tiết vật liệu, phiếu vật tư, kế toán chỉ theo dõi chỉ tiêu số lượng của vật liệu (phụ lục số 12) 2.4 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu: 2.4.1 Tài khoản sử dụng: Hạch toán tổng hợp NVL tại công ty sử dụng chủ yếu một số tài khoản: - TK 152: Nguyên liệu, vật liệu. .. Chi phí vải bóng da xuất dùng = 80.000.000 + 85.782.621 320 + 4171 X 300 = 11.074.323đ 2.3 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần may xuất khẩu Trường Thắng 2.3.1 Thủ tục, chứng từ nhập, xuất kho nguyên liệu, vật liệu * Thủ tục, chứng từ nhập kho Phòng kế hoạch vật tư là một bộ phận đảm nhiệm cung ứng vật tư, có nhiệm vụ mở sổ theo dõi tình hình thực hiện cung ứng, thực hiện hoạt động... phần công tác kế toán tại công ty - Qua phân tích tình hình chung của công tác kế toán NVL tại công ty, có thể thấy rằng công tác kế toán NVL được tiến hàng đảm bảo tuân thủ theo chế độ kế toán, phù hợp với yêu cầu của công ty, đáp ứng được yêu cầu quản lý, tạo điều kiện để quản lý chặt chẽ tình hình nhập – xuất – tồn kho, tính toán phân bổ chính xác giá trị NVL cho từng đối tượng sử dụng 1.2 Tồn tại . TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU TRƯỜNG THẮNG. 2.1. Tình hình chung về nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần may xuất khẩu Trường Thắng. 2.1.1. Đặc điểm của nguyên. Thực trạng về tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty cổ phần may xuất khẩu Trường Thắng. Chương III: Một số ý kiến đề xuất về tổ chức công tác kế toán nguyên vật tại Công ty cổ phần. Trọng Yêm CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU TRƯỜNG THẮNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU TRƯỜNG THẮNG 1.1. Quá trình