1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tài liệu ôn tập tổng hợp lý thuyết và bài tập môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lê nin cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng.

52 2,4K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 480,5 KB

Nội dung

Đề cương tổng hợp cho sinh viên ôn thi môn triết 2, đã qua tham khảo, biên soạn và chỉnh sửa.Đề cương ôn tập triết 2Biên soạn: Nguyên_ tài năng sinh k58Nguyenthuy.husmail.comTài liệu đã qua tham khảo, biên soạn và chỉnh sửa.Nguồn: internetCâu 1: Trình bày khái niệm hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa?Hàng hóa là sản phẩm của lao động, nó có thể thỏa mãn những nhu cầu nhất định nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.Khi nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, C.Mác bắt đầu bằng sự phân tích hàng hóa. Điều này bắt nguồn từ các lí do sau:Thứ 1, hàng hóa là hình thái biểu hiện phổ biến nhất của của cải trong xã hội tư bảnThứ 2, hàng hóa là hình thái nguyên tố của của cải, là tế bào kinh tế trong đó chứa đựng mọi mầm mống mâu thuẫn của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.Thứ 3, phân tích hàng hóa nghĩa là phân tích giá trị phân tích cái cơ sở của tất cả các phạm trù chính trị kinh tế học của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Hai thuộc tính của hàng hóa là :Giá trị sử dụng:1.Là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người(VD: gạo để ăn, áo để mặc...)2.Giá trị sử dụng của hàng hóa do thuộc tính tự nhiên của hàng hóa quy định.Nó là một phạm trù vĩnh viễn.3.Số lượng giá trị sử dụng của một vật không phải ngay một lúc đã phát hiện ra được hết, mà nó được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển của khoa học – kĩ thuật.4.Giá trị sử dụng chỉ thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng, nó là nội dung vật chất của của cải, không kể hình thức xã hội của của cải đó như thế nào.5.Một vật muốn trở thành hàng hóa thì thì giá trị sử dụng của nó phải là vật được sản xuất ra để bán, để trao đổi, cũng có nghĩa là vật đó phải có giá trị trao đổi. Trong kinh tế hàng hóa, giá trị sử dụng là cái mang giá trị trao đổi.Giá trị hàng hóa:1.Muốn hiểu được giá trị của hàng hóa phải đi từ giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi là quan hệ tỷ lệ về số lượng trao đổi các giá trị sử dụng khác nhau. Hai giá trị sử dụng khác nhau có thể trao đổi được với nhau theo một tỷ lệ nhất định vì chũng đều là sản phẩm của lao động, đều có cơ sở chung là sự hao phí sức lao động của con người.2.Vì vậy người ta trao đổi hàng hóa cho nhau chẳng qua là trao đổi lao động của mình ẩn giấu trong những hàng hóa ấy.3.Chính lao động hao phí để tạo ra hàng hóa là cơ sở chung của việc trao đổi và nó tạo thành giá trị của hàng hóa.4.Vậy giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa .Chất của giá trị là lao động. Còn lượng của giá trị là số lượng lao động của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa.5.Giá trị là cơ sở của của giá trị trao đổi, còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị .6.Giá trị là một phạm trù lịch sử, gắn liền với nền sản xuất hàng hóa.7.Giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa.Giá trị hàng hóa biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa.Mối quan hệ giữa giá trị và giá trị sử dụng là mối quan hệ thống nhất của các mặt đối lập. Do vậy hai thuộc tính của hàng hóa vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau.

Trang 1

Đề cương ôn tập triết 2

Trang 2

định nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.

Khi nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, C.Mác bắt đầu bằng

sự phân tích hàng hóa Điều này bắt nguồn từ các lí do sau:

Thứ 1, hàng hóa là hình thái biểu hiện phổ biến nhất của của cải trong xã hội

tư bản

Thứ 2, hàng hóa là hình thái nguyên tố của của cải, là tế bào kinh tế trong đóchứa đựng mọi mầm mống mâu thuẫn của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

Thứ 3, phân tích hàng hóa nghĩa là phân tích giá trị - phân tích cái cơ sở của tất cả các phạm trù chính trị kinh tế học của phương thức sản xuất tư bản chủnghĩa

Hai thuộc tính của hàng hóa là :

3 Số lượng giá trị sử dụng của một vật không phải ngay một lúc

đã phát hiện ra được hết, mà nó được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển của khoa học – kĩ thuật

4 Giá trị sử dụng chỉ thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng, nó là nội dung vật chất của của cải, không kể hình thức

xã hội của của cải đó như thế nào

5 Một vật muốn trở thành hàng hóa thì thì giá trị sử dụng của nó phải là vật được sản xuất ra để bán, để trao đổi, cũng có nghĩa

là vật đó phải có giá trị trao đổi Trong kinh tế hàng hóa, giá trị

sử dụng là cái mang giá trị trao đổi

2 Vì vậy người ta trao đổi hàng hóa cho nhau chẳng qua là trao đổi lao động của mình ẩn giấu trong những hàng hóa ấy

Trang 3

3 Chính lao động hao phí để tạo ra hàng hóa là cơ sở chung của việc trao đổi và nó tạo thành giá trị của hàng hóa.

4 Vậy giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa Chất của giá trị là lao động Còn lượng của giá trị là số lượng lao động của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa

5 Giá trị là cơ sở của của giá trị trao đổi, còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị

6 Giá trị là một phạm trù lịch sử, gắn liền với nền sản xuất hàng hóa

7 Giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa.Giá trị hàng hóa biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa

Mối quan hệ giữa giá trị và giá trị sử dụng là mối quan hệ thống nhất của các mặt đối lập Do vậy hai thuộc tính của hàng hóa vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau.

Câu 2: Trình bày lượng giá trị của hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa?

Lượng giá trị hàng hóa là số lượng lao động của người sản xuất hàng

hóa kết tinh trong hàng hóa Lượng giá trị của hàng hóa là do lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó quyết định

Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa:

1) Năng suất lao động:

 Là năng lực sản xuất của lao động, nó được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn

vị sản phẩm

 Có 2 loại năng suất lao động : năng suất lao động cá biệt

và năng suất lao động xã hội

 Trên thị trường, hàng hóa được trao đổi không phải theo giá trị cá biệt mà là giá trị xã hội  Năng suất lao động

có ảnh hưởng đến giá trị xã hội của hàng hóa đó chính là năng suất lao động xã hội

 Năng suất lao động xã hội càng tăng, thời gian lao động

xã hội cẩn thiết để sản xuất ra hàng hóa đó giảm, lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng ít và ngược lại

 Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa tỷ lệ thuận với số lượng lao động kết tinh và tỷ lệ nghịch với năng suất lao động xã hội  Muốn giảm giá trị của mỗi đơn vị hàng hóa xuống, thì ta phải tăng năng suất lao động xã hội

Trang 4

 Năng suất lao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố: trình độ khéo léo của người lao động, sự phát triển của khoa học –

kĩ thuật và trình độ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, sự kết hợp xã hội của sản xuất, hiệu quả của tư liệu sản xuất và các điều kiện tự nhiên

 Cường độ lao động là khái niệm nói lên mức độ khẩn trương, là sự căng thẳng mệt nhọc của người lao động

 Khi cường độ lao động tăng lên, lượng lao động hao phí trong cùng một đơn vị thời gian cũng tăng lên và lượng sản phẩm được tạo ra cũng tăng lên tương ứng còn lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm không đổi

 Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo,huấn luyện thành lao động lành nghề

 Trong cùng một thời gian lao động như nhau, lao động phức tạp tạo ra được nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn Lao động phức tạp là lao động giản đơn được nhân lên gấp bội

 Để cho các hàng hóa do lao động giản đơn tạo ra có thể quan hệ bình đẳng với các hàng hóa dao lao động phức tạp tạo ra, trong quá trình trao đổi người ta quy mọi lao động phức tạp thành lao động giản đơn trung bình

 Lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết, giản đơn trung bình

Câu 3: Trình bày nội dung qui luật giá trị và tác động của qui luật giá trị? Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa,

ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của quy luật giá trị

 Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ

sở giá trị của nó, tức là dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết

 Trong sản xuất, quy luật giá trị đòi hỏi người sản xuất phải điều chỉnh làm cho hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức chi phí

Trang 5

mà xã hội chấp nhận được(giá trị cá biệt hàng hóa nhỏ hơn hoặc bằng giá trị xã hội hàng hóa)

 Trong lưu thông, trao đổi phải tuân theo nguyên tắc ngang giá

 Sự vận động của quy luật giá trị thông qua sự vận động của giá cả hàng hóa

 Giá cả hàng hóa là biểu hiện bằng tiền tệ của giá trị hàng hóa

 Trên thị trường, giá cả hàng hóa phụ thuộc vào các yếu tố: giá trị của hàng hóa, cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền…

 Giá cả hàng hóa biến động lên xuống xoay quanh giá trị của nó Sự vận động của giá cả thị trường của hàng hóa xoay quanh trục giá trị của nó chính là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị

Tác động của quy luật giá trị:

Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa:

- Điều tiết sản xuất tức là điều hòa, phân bố các yếu tố sản xuất giữa các ngành,các lĩnh vực của nền kinh tế

- Tác động này của quy luật giá trị thông qua sự biến động của giá cả hàng hóa trên thị trường dưới tác động của quy luật cung cầu

- Nếu cung nhỏ hơn cầu, giá cả hàng hóa sẽ lên cao hơn giá trị, hàng hóa bán chạy, lãi cao, thì người sản xuất sẽ đổ xô vào ngành đó Do

đó, tư liệu sản xuất và sức lao động được chuyển dịch vào ngành ấy tăng lên và ngược lại

- Điều tiết lưu thông của quy luật giá trị cũng thông qua giá cả trên thị trường Sự biến động của giá cả thị trường cũng có tác động thu hút luồng hàng từ nơi giá cả thấp đến nơi giá cả cao, và làm cho lưu thônghàng hóa thông suốt

Kích thích cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.

- Trong nền kinh tế hàng hóa, mỗi người sản xuất hàng hóa là một chủ thể kinh tế độc lập, tự quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của mình

- Do điều kiện sản xuất khác nhau nên hao phí lao động cá biệt của mỗi người sẽ khác nhau, người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội của hàng hóa sẽ có lợi, sẽ thu được lãi cao và ngược lại

- Đề giành lợi thế trong cạnh tranh và tránh nguy cơ vỡ nợ, phá sản, họ phải hạ thấp hao phí lao động cá biệt của mình sao cho bằng hao phí lao động xã hội cần thiết

- Muốn vậy, họ phải luôn tìm cách cải tiến kĩ thuật, cải tiến tổ chức quản lí, thực hiện tiết kiệm chặt chẽ, tăng năng suất lao động

Trang 6

- Sự cạnh tranh quyết liệt càng thúc đẩy quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn, mang tính xã hội Kết quả là lực lượng sản xuất xã hội được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ.

Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản xuất hàng hóa thành người giàu, người nghèo.

- Quá trình này dẫn đến kết quả là:

- Những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao, trang thiết bị kĩ thuật tốt nên có hao phí lao động cá biệt thấp hơnhao phí lao động xã hội cần thiết nhờ đó giàu lên nhanh chóng

- Họ mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh và ngược lại đối với những người không có điều kiện thuận lợi làm ăn kem cỏi,hoặc gặp rủi ro trong kinh doanh nên bị thua lỗ dẫn đến phá sản trở thành người nghèo khó

***** Những tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hóa có ỹ nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức to lớn:

Một mặt qui luật giá trị chi phối sự lựa chọn tự nhiên, đào thải các yếu kém, kích thích các nhân tố tích cực phát triển

Mặt khác, phân hóa xã hội thành kẻ giàu người nghèo, tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội.

*Câu 4: So sánh công thức lưu thông tư bản và công thức lưu thông của hàng hóa?

Điểm giống: Cả hai sự vận động, đều là do hai giai đoạn đối lập nhau là mua

và bán hợp thành, trong mỗi giai đoạn đều có hai nhân tố vật chất đối diện nhau là tiền và hàng, và hai người có mối quan hệ kinh tế với nhau là người mua và người bán

Khác nhau:

Đặc điểm so sánh Công thức lưu thông hàng

hóa giản đơn(H-T-H)

Công thức lưu thông của tư bản(T-H-T)

Khởi đầu và kết

thúc

Khởi đầu bằng việc bán(H-T) và kết thúc bằngviệc mua(T-H)

Điểm xuất phát và điểm kết thúc đều là hàng hóa

Bắt đầu bằng việc H) và kết thúc bằng việc bán(H-T)

mua(T-Tiền là điểm bắt đầu và là điểm kết thúc

Mục đích Là giá trị sử dụng để thỏa

mãn nhu cầu, nên các hàng hóa trao đổi phải có giá trị sử dụng khác nhau

Không phải là giá trị sử dụng, mà là giá trị tăng thêm

Số tiền thu về phải lớn hơn

số tiền ứng ra theo công

Trang 7

thức tư bản: T-H-T’

Giới hạn Khi người trao đổi có

được, giá trị sử dụng mà

họ muốn thì sự vận động kết thúc(giới hạn có hạn)

Nhà tư bản muốn giá trị tăng thêm nên sự vận động liên tục(giá trị vô hạn)

Vai trò của tiền Tiền đóng vai trò là

phương tiện lưu thông

Tiền đóng vai trò là mục đích của lưu thông

Câu 5: trình bày khái niệm hàng hóa sức lao động, điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa?

Sự biến đổi giá trị của số tiền cần phải chuyển hóa thành tư bản không thể xảy ra trong bản thân số tiền ấy, mà chỉ có thể xảy ra từ hàng hóa được mua vào(T-H)

Hàng hóa đó không thể là một hàng hóa thông thường, mà phải là một hàng hóa đặc biệt, mà giá trị sử dụng của nó có đặc tính là nguồn gôc sinh ra giá trị.Thứ hàng hóa đó là sức lao động mà nhà tư bản đã tìm thấy trên thị

trường.Vậy,

Hàng hóa sức lao động: Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực tồn tại

trong cơ thể con người và được người đó sử dụng đưa vào trong quá trình sản xuất

Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa là:

- Người có sức lao động phải được tự do về thân thể, làm chủ được sức laođộng của mình và có quyền bán sức lao động của mình như một hàng hóa

- Người có sức lao động phải bị tước đoạt hết mọi tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt, họ trở thành người “vô sản”, để tồn tại buộc anh ta phải bán sức lao động của mình để sống

- Sự tồn tại đồng thời hai điều kiện nói trên tất yếu biến sức lao động thànhhàng hóa Sức lao động biến thành hàng hóa là điều kiện quyết định để tiề biến thành tư bản Nhưng để tiền biến thành tư bản thì lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ phải phát triển tới một mức độ nhất định

- Trong các hình thái xã hội trước chủ nghĩa tư bản chỉ có sản phẩm của lao động mới là hàng hóa Chỉ đến khi sản xuất hàng hóa phát triển đến một mức độ nhất định nào đó, các hình thái sản xuất xã hội cũ( sản xuất nhỏ, phường hội, phong kiến) bị phá vỡ, thì mới xuất hiện những điều kiện để cho sức lao động trở thành hàng hóa, chính điều này đã làm cho sản xuất hàng hóa trở nên có tính chất phổ biến

Câu 6: Phân tích hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động?

1) Giá trị hàng hóa sức lao động:

Trang 8

- Do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động quyết định

- Nhưng sức lao động chỉ tồn tại như năng lực sống của con người Muốn tái sản xuất ra năng lực đó, người công nhân phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định

về ăn, mặc, ở …và phải thỏa mãn những nhu cầu của gia đình và con cái anh ta nữa Chỉ có như vậy, sức lao động mới được sản xuất và tái sản xuất ra một cách liên tục

- Vậy thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động sẽ được quy thành thời gian lao động xã hộicần thiết để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt ấy

- Là hàng hóa đặc biệt, giá trị hàng hóa sức lao động khác với hàng hóa thông thường ở chỗ nó còn bao hàm cả yếu

tố tinh thần và lịch sử

- Tuy hàng hóa sức lao động bao hàm yếu tố tinh thần và lịch sử, nhưng đối với mỗi nước nhất định, thì qui mô những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho người lao động là một đại lượng nhất định, do đó có thể xác định được lượng giá trị hàng hóa sức lao động do những bộ phận sau hợp thành:

- Một là, giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết để tái sản xuất sức lao động, duy trì đời sống của bản thân công nhân người lao động

- Hai là, phí tổn đào tạo người công nhân

- Ba là , giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thầncần thiết cho con cái người công nhân

- Để biết sự biến đổi của giá trị sức lao động trong một thời kì nhất định, cần nghiên cứu hai loại nhân tố tác động đối lập nhau đến sự biến đổi của giá trị sức lao động

- Một mặt, sự tăng nhu cầu trung bình của xã hội về hàng hóa và dịch vụ, về học tập và nâng cao trình độ lành nghề, đã làm tăng giá trị sức lao động

- Mặt khác, sự tăng năng suất lao động xã hội sẽ làm tăng giá trị sức lao động

2) Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động:

- Hàng hóa sức lao động không chỉ có giá trị mà còn có giátrị sử dụng như bất kì một hàng hóa thông thường nào

- Giá trị của hàng hóa sức lao động cũng chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động

Trang 9

- Nhưng quá trình sử dụng hay tiêu dùng hàng hóa sức lao động khác với quá trình tiêu dùng hàng hóa thông thường

ở chỗ: hàng hóa thông thường sau quá trình tiêu dùng hay

sử dụng thì giá cả hay giá trị sử dụng của nó đều tiêu biếnmất theo thời gian

- Trái lại , quá trình tiêu dùng hàng hóa sức lao động, đó lại là quá trình tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân hàng hóa sức lao động Phần lớn hơn đó là giá trị thặng dư mà nhà tư bản sẽ chiếm đoạt

- Như vậy, giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính chất đặc biệt, nó là nguồn gốc sinh ra giá trị Đó là chìa khóa để giải thích mâu thuẫn của công thức chung tưbản.Chính điều đặc biệt này đã làm cho sự xuất hiện của hàng hóa sức lao động trở thành điều kiện để tiền tệ chuyển hóa thành tư bản

*Câu 7: Trình bày khái niệm giá trị thặng dư, so sánh phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối.

Giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao

động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không

Điểm giống:

Đều làm tăng giá trị thặng dư và kéo dài thời gian lao động thặng dư.Hơn nữa, đều còn làm tăng tỉ suất giá trị thặng dư và nâng cao trình độ bóc lột của nhà tư bản

Đặc điểm so sánh PP sx giá trị thặng dư tuyệt

đối

PP sx giá trị thặng dư tương đối

Khái niệm Giá trị thặng dư tuyệt đối là

giá trị thặng dư được tạo ra

do kéo dài thời gian lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năngsuất lao động xã hội, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi

Giá trị thặng dư tương đối

là giá trị thặng dư được tạo ra do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách nâng cao năng suất lao động xã hội, nhờ

đó tăng thời gian lao độngthặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động vẫn như cũ

Câu 8: Trình bày bản chất của tư bản, vai trò của tư bản bất biến và tư bản khả biến trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư?

Trang 10

Bản chất của tư bản: Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách

bóc lột lao động không công của công nhân làm thuê

Như vậy, bản chất của tư bản là thể hiện quan hệ sản xuất xã hội mà trong

đó giai cấp tư sản chiếm đoạt giá trị thặng dư do giai cấp công nhân sáng tạora

Vai trò của tư bản bất biến và tư bản khả biến:

Xét bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức tư liệu sản xuất :

Tư liệu sản xuất có nhiều loại, có loại được sử dụng toàn bộ trong quá trình sản xuất, nhưng chỉ hao mòn dần, do đó chuyển dần từng phần giá trị của nó vào sản phẩm như máy móc, thiết bị…, có loại khi đưa vào sản xuất thì chuyển toàn bộ giá trị của nó trong một chu kỳ sản xuất như nguyên liệu, nhiên liệu

Song, giá trị của bất kỳ tư liệu sản xuất nào cũng đều nhờ có lao động cụ thểcủa công nhân mà được bảo toàn và di chuyển vào sản phẩm, nên giá trị đó không thể lớn hơn giá trị tư liệu sản xuất đã bị tiêu dùng để sản xuất ra sản phẩm

Cái bị tiêu dùng của tư liệu sản xuất là giá trị sử dụng, kết quả của việc tiêu dùng đó là tạo ra một giá trị mới

Giá trị tư liệu sản xuất được bảo toàn dưới dạng giá trị sử dụng mới chứ không phải được sản xuất ra

Bộ phận tư bản biến thành tư liệu sản xuất mà giá trị được bảo toàn và chuyển vào sản phẩm , tức là không thay đổi về lượng giá trị của nó được gọi là tư bản bất kiến(KH: c)

Bộ phận dùng để mua sức lao động thì khác Một mặt, giá trị của nó biến thành các tư liệu sinh hoạt của người công nhân và biến đi trong tiêu dùng của công nhân

Mặt khác, trong quá trình lao động, bằng lao động trừu tượng, công nhân tạo

ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân sức lao động, nó bằng giá trị sức lao động cộng với giá trị thặng dư

Như vậy bộ phận dùng để mua sức lao động đã không ngừng chuyển hóa từ đại lượng bất biến thành một đại lượng khả biến, tức là đã tăng lên về lượng trong quá trình sản xuất

Bộ phận tư bản biến sức lao động không tái hiện ra, nhưng thông qua lao động trừu tượng của công nhân làm thuê mà tăng lên, tức là biến đổi về lượng gọi là tư bản khả biến(KH:v).

Như vậy, tư bản bất biến là điều kiện cần thiết không thể thiếu được để sản xuất ra giá trị thặng dư, còn tư bản khả biến có vai trò quyết định trong quá trình đó, vì nó chính là bộ phận tư bản đã lớn lên

Câu 9: Tại sao sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản?

Trang 11

 Mỗi phương thức sản xuất có một quy luật kinh tế tuyệt đối, quy luật phản ánh mối quan hệ kinh tế bản chất nhất của phương thức sản xuất đó.

 Thật vậy, giá trị thặng dư – phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức laođộng do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không, phản ánh mối quan hệ kinh tế bản chất nhất của chủ nghĩa tư bản – quan hệ tư bản bóc lột lao động làm thuê Giá trị thặng dư do lao độngkhông công của công nhân tạo ra là nguồn gốc làm giàu của các nhà

tư bản

 Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là giá trị sử dụng

mà là sản xuất ra giá trị thặng dư Nhà tư bản cố gắng sản xuất ra hànghóa với chất lượng tốt đi chăng nữa, thì đó cũng chỉ vì nhà tư bản muốn thu được nhiều giá trị thặng dư

 Sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa không chỉ phản ánh mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa mà còn vạch rõ phương tiện, thủ đoạn

mà các nhà tư bản sử dụng để đạt được mục đích như tăng cường bóc lột công nhân làm thuê bằng cách tăng cường độ lao động và kéo dài thời gian lao động, tăng năng suất lao động và mở rộng sản xuất

 Như vậy sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản, là cơ sở tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản

 Nội dung của nó là sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa bằng cách tăng cường bóc lột công nhân làm thuê Quy luật giá trị thặng dư ra đời và tồn tại cùng với chủ nghĩa tư bản

 Nó quyết định các mặt chủ yếu, các quá trình kinh tế chủ yếu của tư bản.Nó là động lực vận động, phát triển của chủ nghĩa tư bản, đồng thời nó cũng làm cho mọi mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản ngày càng sâu sắc, đưa đến sự thay thế tất yếu chủ nghĩa tư bản bằng một xã hội cao hơn

 Hiện nay ở một số nước tư bản phát triển, giai cấp công nhân đã có mức sống khá hơn Nhưng mức sống đó vẫn là kết quả của việc bán sức lao động Họ vẫn bị nhà tư bản bóc lột giá trị thặng dư Trong điều kiện hiện nay, sản xuất giá trị thặng dư có những đặc điểm mới sau đây:

1) Một là, do kĩ thuật và công nghệ hiện đại được áp dụng rộng rãi

nên khối lượng giá trị thặng dư được tạo ra chủ yếu nhờ tăng năng suất lao động Việc tăng năng suất lao động do áp dụng kỹthuật và công nghệ hiện đại có đặc điểm là chi phí lao động sống trong một đơn vị sản phẩm giảm nhanh, vì máy móc hiện đại thay thế được nhiều lao động sống hơn

Trang 12

2) Hai là, cơ cấu lao động xã hội ở các nước tư bản phát triển

hiện nay có sự biến đổi lớn Do áp dụng rộng rãi kỹ thuật và công nghệ hiện đại nên lao động phức tạp,lao động trí tuệ tăng lên và thay thế lao động giản đơn, lao động cơ bắp Do đó, lao động trí tuệ, lao động có trình đọ kỹ thuật cao ngày càng có vai trò quyết định trong việc sản xuất giá trị thặng dư Chính nhờ

sử dụng lực lượng lao động ngày nay và tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư đã tăng lên rất nhiều

3) Ba là, sự bóc lột các nước tư bản chủ nghĩa phát triển trên

phạm vi quốc tế ngày càng được mở rộng dưới nhiều hình thức:xuất khẩu tư bản và hàng hóa, trao đổi không ngang giá lợi nhuận siêu ngạch mà các nước tư bả chủ nghĩa phát triển bòn rút từ các nước kém phát triển trong mấy chục năm qua đã tăng lên gấp nhiều lần Sự cách biệt giữa những nước giàu và những nước nghèo ngày càng tăng và đang trở thành mâu thuẫn nổi bậttrong thời đại ngày nay Các nước tư bản chủ nghĩa phát triển

đã bòn rút chất xám, hủy hoại môi sinh, cũng như cội rễ đời sống văn hóa của các nước lạc hậu, chậm phát triển

Câu 10: Tích lũy tư bản là gì, những nhân tố ảnh hưởng đến tích lũy tư bản?

Tích lũy tư bản là sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư thành tư bản Các nhân tố ảnh hưởng tới tích lũy tư bản là:

Với khối lượng giá trị nhất định thì quy mô tích lũy tư bản phụ thuộc vào tỷ

lệ phân chia giữa tích lũy và tiêu dùng

Nếu tỉ lệ giữa tích lũy và tiêu dùng đã được xác định, thì quy mô tích lũy tư bản phụ thuộc vào giá trị thặng dư Có bốn nhân tố ảnh hưởng đến khối lượng giá trị thặng dư là:

Nhà tư bản sẽ thu được lợi ích ở chỗ không cần ứng thêm tư bản để thuê thêm công nhân, mua thêm máy móc, thiết bị Hơn thế nữa, máy móc, thiết

bị còn được khấu hao nhanh hơn, hao mòn vô hình và chi phí bảo quản được giảm đi

Năng suất lao động:

Trang 13

Năng suất lao động xã hội tăng lên thì giá cả tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng giảm đi Sự giảm này đem lại hai hệ quả cho tích lũy:

Một là, với khối lượng giá trị thặng dư nhất định, phần dành cho tích lũy có thể lấn sang phần tiêu dùng, trong khi sự tiêu dùng của nhà tư bản không giảm mà vẫn có thể bằng hoặc cao hơn trước

Hai là, một lượng giá trị thặng dư nhất định dành cho tích lũy cũng có thể chuyển hóa thành một lượng tư liệu sản xuất và sức lao động phụ thêm nhiềuhơn trước

Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ đã tạo ra nhiều yếu tố phụ thêm cho tích lũy nhờ việc sử dụng vật liệu mới và tạo ra công dụng mới của vật liệu hiện có như những phết thải trong tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân của xã hội, những vật vốn không có giá trị Cuối cùng năng suất lao động sẽ

là cho giá trị của tư bản cũ tái hiện dưới hình thái hữu dụng mới càng nhanh

Chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng:

Tư bản sử dụng là khối lượng giá trị những tư liệu lao động mà toàn bộ quy

mô hiện vật của chúng đều hoạt động trong quá trình sản xuất sản phẩm

Tư bản tiêu dùng là phần giá trị những tư liệu lao động ấy được chuyển vào sản phẩm theo từng chu kỳ sản xuất dưới dạng khấu hao

Giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng có sự chênh lệch Sự chênh lệch này là thước đo sự tiến bộ của lực lượng sản xuất Sau khi trừ đi những tổn phí hàng ngày trong việc sử dụng máy móc và công cụ lao động - nghĩa là sau khi trừ đi giá trị hao mòn của chúng đã chuyển vào sản phẩm - nhà tư bản sử dụng những máy móc và công cụ lao động đó mà không đòi hỏi một chi phí khác

Kỹ thuật càng hiện đại, sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng càng lớn, thì sự phục vụ không công của tư liệu lao động càng lớn

Đại lượng tư bản ứng trước:

Trong công thức M = m’*V, nếu m’ không thay đổi thì khối lượng giá trị thặng dư chi có thể tăng khi tổng tư bản khả biến tăng.Và tất nhiên tư bản bất biến cũng phải tăng theo lên theo quan hệ tỷ lệ nhất định Do dó, muốn tăng khối lượng giá trị thặng dư phải tăng quy mô tư bản ứng trước

Đại lượng tư bản ứng trước càng lớn thì quy mô sản xuất càng được mở rộngtheo chiều rộng và chiều sâu

Tóm lại, để nâng cao qui mô tích lũy cần khai thác tốt nhất lực lượng lao động xã hội, tăng năng suất lao động, sử dụng triệt để năng lực sản xuất của máy móc, thiết bị và tăng quy mô vốn đầu tư ban đầu

*Câu 11: Phân biệt tư bản cố định và tư bản lưu động?

*Tư bản cố định là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới dạng máy

móc, thiết bị, nhà xưởng, tham gia vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của

Trang 14

nó không chuyển hết một lần vào sản phẩm mà chuyển dần từng phần theo mức độ hao mòn của nó trong thời gian sản xuất.

Tư bản cố định được sử dụng lâu dài trong nhiều chu kì sản xuất và nó

bị hao mòn dần trong quá trình sản xuất

Có hai loại hao mòn là hao mòn vô hình và hao mòn hữu hình Hao

mòn hữu hình là hao mòn về vật chất, hao mòn về cơ học có thể nhận thấy

được Hao mòn hữu hình do quá trình sử dụng và sự tác động của tự nhiên làm cho các bộ phận của tư bản cố định dần dần hao mòn đi tới chỗ hỏng và phải được thay thế

Hao mòn vô hình là sự hao mòn thuần túy về mặt giá trị Hao mòn vô

hình xảy ra ngay cả khi máy móc còn tốt nhưng bị mất giá Để tránh hao mòn vô hình, các nhà tư bản tìm cách kéo dài ngày lao động, tăng cường lao động , tăng ca kíp làm việc nhằm tận dụng máy móc trong thời gian càng ngắn càng tốt

Tăng tốc độ chu chuyển của tư bản cố định là một biện pháp quan trọng để tăng quỹ khấu hao tài sản cố định, làm cho lượng tư bản sử dụng tăng lên tránh được thiệt hại hao mòn hữu hình do tự nhiên phá hủy và hao mòn vô hình gây ra.Nhờ đó, mà có điều kiện đổi mới các thiết bị nhanh

*Tư bản lưu động là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới dạng

nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ, sức lao đông, …giá trị của nó được hoàn lại toàn bộ cho các nhà tư bản sau mỗi quá trình sản xuất, khi hàng hóa

đc bán song

Tư bản lưu động chu chuyển nhanh hơn tư bản cố định Việc tăng tốc

độ chu chuyển của tư bản lưu động có ỹ nghĩa quan trọng

Một mặt, tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động tăng lên sẽ làm tăng

lượng tư bản lưu động được sử dụng trong năm, do đó tiết kiệm được tư bản ứng trước

Mặt khác, do tăng tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động khả biến

làm cho tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư hàng năm tănglên

Câu 12: Trình bày nguyên nhân chuyển biến của chủ nghĩa tư bản từ tự

do cạnh tranh sang độc quyền?

Sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động của khoa học kĩ thuật đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, hình thành các xí nghiệp cóquy mô lớn

Vào năm 30 của thế kỉ XIX, những thành tựu khoa học kĩ thuật mới xuất hiện như lò luyện kim mới của Tô Mát…đã tạo ra sản lượng lớn gang thép với chất lượng cao; phát hiện ra hóa chất mới như H2SO4, thuốc

nhuộm, máy móc mới ra đời: động cơ đi- ê- zen, máy phát điện…Những

Trang 15

thành tựu khoa học kĩ thuật này, một mặt làm xuất hiện những ngành sản xuất mới đòi hỏi xí nghiệp phải có quy mô lớn.Mặt khác nó dẫn đến tăng năng suất lao động, tăng khả năng tích lũy tư bản, thúc đẩy phát triển sản xuất lớn.

Trong điều kiện phát triển của khoa học kĩ thuật, sự tác động của các quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản như quy luật giá trị thặng dư, quy luật tích lũy ngày càng mạnh mẽ làm tăng cơ cấu kinh tế của xã hội tư bản theo hướng tập trung sản xuất quy mô lớn

Cạnh tranh khốc liệt buộc các nhà tư bản phải tích cực cải tiến kĩ thuật, tăng quy mô tích lũy để thắng thế trong cạnh tranh Đồng thời cạnh tranh gay gắt làm cho các nhà tư bản vừa và nhỏ bị phá sản, còn các nhà tư bản lớn phát tài, làm giàu với số tư bản tập trung và quy mô xí nghiệp ngày càng to lớn.Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1873 trong toàn bộ thế giới tư bản chủ nghĩa làm phá sản hàng loạt xí nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy nhanh chóng quá trình tích tụ và tập trung tư bản

Sự phát triển của hệ thống tín dụngư bản chủ nghĩa trở thành đòn bẩy mạnh

mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất, nhất là việc hình thành các công ty cổ phần, tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức độc quyền

Câu 13: Trình bày những đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền?

Năm đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền là :

- Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền:

Sự kết hợp này thực hiện thông qua các đảng phái tư sản.Thông qua các hội chủ doanh nghiệp Một mặt, các đại biểu của các tổ chức độc quyền tham giavào bộ máy nhà nước với những cương vị khác nhau.Mặt khác, các quan chức và nhân viên chính phủ được cài vào các ban quản trị của các tổ chức độc quyền, nắm giữ những chức vụ trọng yếu chính thức hoặc danh dự,hoặc những người đỡ đầu các tổ chức độc quyền

- Sự hình thành và phát triển của sở hữu nhà nước:

Nét nổi bật là sự kết hợp sức mạnh của độc quyền và sức mạnh của nhà nước trong lĩnh vực kinh tế

Sở hữu nhà nước hình thành dưới những hình thức sau: xây dựng doanh nghiệp nhà nước bằng vốn của ngân sách, quốc hữu hóa các doanh nghiệp tưnhân bằng cách mua lại Nhà nước mua cổ phiếu của các doanh nghiệp tư nhân và mở rộng doanh nghiệp bằng vốn tích lũy

Đồng thời, sở hữu nhà nước thực hiện các chức năng quan trọng sau:

Thứ 1, mở rộng sản xuất TBCN , bảo đảm địa bàn rộng lớn cho sự phát triển

của chủ nghĩa tư bản

Trang 16

Thứ 2, giải phóng tư bản của tổ chức độc quyền từ những ngành ít lãi đề đưa

vào những ngành kinh doanh có hiệu quả hơn

Thứ 3, làm chỗ dựa về kinh tế cho nhà nước để nhà nước điều tiết một số

quá trình kinh tế phục vụ lợi ích của tầng lớp tư bản độc quyền

Hơn nữa, sở hữu tư bản nhà nước phản ánh xuyên tạc bản chất của chế độ sởhữu tư nhân tư bản chủ nghĩa Song thực tế, nó không vượt được khuôn khổ của sở hữu tư bản chủ nghĩa Vì vậy, công nhân vẫn không phải là người chủđối với tư liệu sản xuất của xí nghiệp nhà nước

- Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản:

Sự điều tiết này được thực hiện bằng nhiều công cụ như pháp luật, giá cả, chính sách tài chính và tiền tệ…

Mặc dù sự điều tiết của nhà nước đã đưa lại kết quả thiết thực, nhưng những sai lầm trong sự điều tiết của nhà nước lại đưa đến hậu quả là tác động tiêu cực của cạnh tranh tự do và độc quyền kinh doanh tư nhân

Vì thế, hệ thống điều tiết kinh tế của nhà nước đã dung hợp cả 3 cơ chế: thị trường độc quyền tư nhân và điều tiết của nhà nước , nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực từng cơ chế

Câu 14: Trình bày nguyên nhân ra đời và bản chât của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước?

Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là:

1) Tích tụ và tập trung tư bản càng lớn thì tích tụ và tập trung sản xuất càng cao, do đó cơ cấu ngành kinh tế thay đổi đòi hỏi vai trò điều tiết

và kế hoạch hóa của nhà nước Nói cách khác, lực lượng sản xuất xã hội hóa ngày càng cao càng mâu thuẫn gay gắt với hình thức chiếm hữu tư nhân TBCN, do đó tất yếu đòi hỏi một hình thức mới của quan

hệ sản xuất TBCN để lực lượng sản xuất có thể tiếp tục phát triển đó

là TBCN độc quyền nhà nước

2) Sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một số ngành mà các tổ chức độc quyền tư bản tư nhân không thể hoặc khôngmuốn kinh doanh nhưng rất cần thiết cho sự phát triển kinh tế Từ đó đòi hỏi vai trò của nhà nước đầu tư

3) Sự thống trị của độc quyền đã làm sâu sắc thêm sự đối kháng giai cấp

tư sản với giai cấp vô sản và nhân dân lao động Do đó cần vai trò nhànước để xoa dịu , tạm thời hòa hoãn những mâu thuẫn đó

4) Cùng với xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế, sự bành trướng của các liên minh độc quyền quốc tế vấp phải những hàng rào quốc gia dân tộc và xung đột lợi ích với các đối thủ trên thị trường quốc tế Tình

Trang 17

hình đó đòi hỏi phải có sự điều tiết các quan hệ chính trị và kinh tế quốc tế của nhà nước.

5) Ngoài ra, việc thi hành chủ nghĩa thực dân mới, cuộc đấu tranh với chủ nghĩa xã hội thực hiện và tác động của cách mạng khoa học và công nghệ cũng đòi hỏi sự can thiệp trực tiếp của nhà nước vào đời sống kinh tế

Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước:

 Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự kết hợp sức mạnh của các

tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước tư sản thành một thiết chế và thể chế thống nhất, trong đó nhà nước tư sản bị phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền và can thiệp vào các quá trình kinh tếnhằm bảo vệ lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản

 Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là nấc thang phát triển mới của chủ nghĩa tư bản độc quyền Nó là sự thống nhất của ba quá trình gắn

bó chặt chẽ với nhau: tăng sức mạnh của các tổ chức độc quyền, tăng vai trò can thiệp của nhà nước vào kinh tế , kết hợp sức mạnh của kinh

tế độc quyền tư nhân với với sức mạnh chính trị của nhà nước trong một thể chế thống nhất và bộ máy nhà nước phụ thuộc vào các tổ chứcđộc quyền

 Lê Nin từng nói: “Bọn đầu sỏ tài chính dùng một mạng lưới dày đặc những quan hệ lệ thuộc để bao chum hết thảy các thiết chế kinh tế và chính trị đó là biểu hiện rõ rệt nhất của sự độc quyền ấy”

 Trong cơ cấu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, nhà nước đã trở thành một tập thể tư bản khổng lồ Nó cũng là chủ sở hữu những xíngiệp, cũng tiến hành kinh doanh, bóc lột lao động làm thuê như một nhà tư bản thông thường

 Như vậy, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là một quan hệ kinh

tế, chính trị, xã hội, chứ không phải là một chính sách trong giai đoạn độc quyển của chủ nghĩa tư bản

 Bất cứ nhà nước nào cũng có vai trò kinh tế nhất định đối với xã hội

mà nó thống trị, song ở mỗi chế độ xã hội, vai trò kinh tế của nhà nước có sự biến đổi thích hợp đối với xã hội đó

 Các nhà nước trước chủ nghĩa tư bản chủ yếu can thiệp bằng bạo lực

và theo lối cưỡng bức siêu kinh tế Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản

tự do cạnh tranh, nhà nước tư sản ở bên trên, bên ngoài quá trình kinh

tế, vai trò của nhà nước chỉ dừng lại ở việc điều tiết bằng thuế và phápluật

 Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản độc quyền vai trò của nhànước tư sản dần dần có sự biến đổi, không chỉ can thiệp vào nền sản

Trang 18

xuất xã hội bằng thuế, luật pháp mà còn có vai trò tổ chức và quản lí các xí nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước, điều tiết bằng các biện pháp đòn bẩy kinh tế vào tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất.

 Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là hình thức vận động mới của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa nhằm duy trì sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản, làm cho chủ nghĩa tư bản thích nghi với điều kiện lịch

sử mới

Câu 15: Trình bày những biểu hiện của chủ nghĩa tư bản độc quyển nhà nước?

Sự kết hợp về nhân tố giữa tổ chức độc quyền và nhà nước

 Sự kết hợp về nhân sự được thực hiện thông qua các đảng phái tư sản.Chính các đảng phái này đã tạo ra cho tư bản độc quyền một cơ sở xã hội để thực hiện sự thống trị và trực tiếp xây dựng đội ngũ công chức cho bộ máy nhà nước

 Thông qua các hội chủ xí ngiệp, một mặt, các đại biểu của các tổ chứcđộc quyền tham gia vào bộ máy nhà nước với những cương vị khác nhau, mặt khác, các quan chức và nhân viên chính phủ được cài vào các ban quản trị của các tổ chức độc quyền, nắm giữ những chức vụ trọng yếu chính thức hoặc danh dự, hoặc trở thành những người đỡ đầu các tổ chức độc quyền

 Sự thâm nhập vào nhau này đã tạo ra những biểu hiện mới trong mối quan hệ giữa các tổ chức độc quyền và cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương ở các nước tư bản

 Đúng như Lê Nin đã viết: “Hôm nay là bộ trưởng, ngày mai là chủ ngân hàng; hôm nay là chủ ngân hàng, ngày mai là bộ trưởng”

Sự hình thành và phát triển của sở hữu nhà nước

 Sở hữu độc quyền nhà nước là sở hữu tập thể của giai cấp tư sản độc quyền có nhiệm vụ ủng hộ và phục vụ lợi ích của tư bản độc quyền nhằm duy trì sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản.Nó biểu hiện không những ở chỗ sở hữu nhà nước tăng lên mà còn ở sự tăng cường mối quan hệ giữa sở hữu nhà nước và sở hữu độc quyền tư nhân, hai loại

sở hữu này đan kết với nhau trong quá trình tuần hoàn của tổng tư bảnchủ nghĩa

 Sở hữu nhà nước không chỉ bao gồm động sản và bất động sản cần cho bộ máy của nhà nước, mà gồm cả những xí nghiệp nhà nước trongcông nghiệp và trong các lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội : giaothông, y tế

 Nhà nước được xây dựng dưới nhiều hình thức khác nhau là vì:

 Xây dựng xí nghiệp nhà nước bằng vốn của ngân sách

Trang 19

 Quốc hữu hóa các xí nghiệp tư nhân bằng cách mua lại

 Nhà nước mua cổ phần của các xí nghiệp tư nhân

 Mở rộng xí nghiệp nhà nước bằng vốn tích lũy của các xí nghiệp tư nhân

 Đồng thời, sở hữu nhà nước thực hiện các chức năng quan trọng như:

 Một là, mở rộng sản xuất tư bản chủ nghĩa, đảm bảo địa bàn rộng lớn cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản

 Hai là, giải phóng tư bản của tổ chức độc quyền từ những ngành ít lãi

để đưa vào những ngành kinh doanh có hiệu quả

 Ba là, làm chỗ dựa về kinh tế cho nhà nước để nhà nước điều tiết một

số quá trình kinh tế phục vụ lợi ích của tầng lớp tư bản độc quyền

 Mặc dù có những chức năng quan trọng như vậy, nhưng không phải lúc nào giai cấp tư sản cũng muốn mở rộng sở hữu tư bản nhà nước Vấn đề là ở chỗ, khi nào nó mang lại lợi ích cho giai cáp tư sản thì sẽ được chú ý phát triển và ngược lại

Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản

 Hệ thống điều tiết kinh tế của nhà nước đã dung hợp cả ba chơ chế: thị trường, độc quyền tư nhân và điều tiết của nhà nước nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của từng cơ chế Xét đến cùng và về bản chất, hệ thống điều tiết đó phục vụ cho chủ nghĩa tư bản độc quyền

 Bản thân sự điều tiết của nhà nước cũng có những mặt tích cực và tiêucực Chẳng hạn, những sai lầm của nhà nước trong sự điều tiết kinh tế nhiều khi đưa lại những hậu quả còn tai hại hơn là tác động tiêu cực của cạnh tranh tự do và độc quyền tư nhân

 Nhà nước điều tiết kinh tế bằng những hình thức như: hướng dẫn, kiểm soát, uốn nắn những lệch lạc trong các hoạt động kinh tế bằng các công cụ kinh tế, hành chính, pháp lí

 Từ những nội dung trên, có thể thấy rằng: CNTB độc quyền nhà nước

ra đời là một tất yếu kinh tế nhằm đap ứng yêu cầu xã hội hóa cao độ của lực lượng sản xuất

Câu 16: Trình bày khái niệm của giai cấp công nhân, nội dung và điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân?

Khái niệm giai cấp công nhân

Trong nhiều tác phẩm của mình C.Mác và Ăng ghen đã sử dụng nhiều thuật ngữ như: giai cấp công nhân, giai cáp vô sản, giai cấp vô sản hiện đại, giai cấp công nhân công nghiệp, giai cấp công nhân hiện đại Dù khái niệm giai

Trang 20

cấp công nhân có nhiều tên gọi khác nhau như thế nào đi nữa thì theo Mác

và Ăng ghen giai cấp công nhân vẫn chỉ mang hai thuộc tính cơ bản đó là :

Thứ 1, về phương thức lao động, phương thức sản xuất đó là những người

lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa cao Đây là tiêu chí cơ bản để phân biệt người công nhân hiện đại với người thợ thủ công thời Trung cổ thay người thợ trong công trường thủ công C.Mác viết: “ Trong công trườngthủ công và trong nghề thủ công,người công nhân sử dụng lao động của mình, còn trong công xưởng thì người công nhân phải phục từng máy móc”

“Công nhân cũng là phát minh của thời đại mới Giống như máy móc vậy…công nhân Anh là đứa con đầu lòng của nền công nghiệp hiện đại”

Thứ hai, về vị trí trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa , giai cấp công

nhân là những người lao động không có hoặc về cơ bản không có tư liệu sản xuất, làm thuê cho giai cấp tư sản và bị bóc lột giá trị thặng dư Đây là đặc trưng cơ bản nhất của giai cấp công nhân dưới chế độ tư bản chủ

nghĩa.Chính vì vậy, C.Mác và Ăng ghen đều gọi là giai cấp cấp công nhân dưới chủ nghĩa tư bản là giai cấp vô sản

Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, bộ mặt của chủ nghĩa tư bản đã có những thay đổi to lớn và đi cùng với nó là sự thay đổi nhất định của giai cấp công nhân so với trước kia

Cơ cấu nghành nghề của giai cấp công nhân đã có những thay đổi to lớn: bên cạnh công nhân của nền công nghiệp cơ khí, đã xuất hiện công nhân củanền công nghiệp tự động hóa- Giai cấp công nhân hiện nay không chỉ bao gồm những người lao động trong công nghiệp , trực tiếp tạo ra giá trị vật chất cho xã hội mà còn bao gồm những người lao động trong cá bộ phận dịch vụ công nghiệp, gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất vật chất Song, dù cho trình độ kỹ thuật có thay đổi như thế nào đi chăng nữa thì xét xem tiêu chí kinh tế - xã hội, giai cấp công nhân vẫn tồn tại như một giai cấpđặc tù với cả hia tiêu chí cơ bản nói trên

Căn cứ vào hai thuộc tính nói ở trên chúng ta có thể đưa ra định nghĩa như sau về giai cấp công nhân:

Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hoá ngày càng cao; là lực lượng sản xuất cơ bản tiên tiến, trực tiếp hoặc tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; Đại biểu cho lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất tiên tiến trong thời đại hiện nay

Nội dung sứ mện lịch sử của giai cấp công nhân:

Trang 21

Trong mỗi thời kỳ chuyển biến cách mạng lên một hình thái kinh tế

-xã hội cao hơn luôn có một giai cấp đứng ở vị trí trung tâm của lịch sử, đóngvai trò là động lực chủ yếu và là lực lượng lãnh đạo quá trình cách mạng đó.Giai cấp công nhân là sản phẩm của nền đại công nghiệp, lực lượng sản xuấttiên tiến, phương thức sản xuất tiên tiến, đại biểu cho xu hướng phát triểncủa xã hội tương lai do vậy về mặt khách quan nó có nhiệm vụ xóa bỏ xã hội

cũ, tổ chức lãnh đạo, xây dựng xã hội mới phù hợp với quy luật phát triểncủa lịch sử Nhiệm vụ này do chính địa vị kinh tế xã hội của giai cấp đóquyết định

Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:

Xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa và tiền tư bản chủ nghĩa, từng bướcxây dụng xã hội mới xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa, xóa bỏ

áp bức bóc lột giải phóng mình đồng thời giải phóng toàn nhân loại Đó lànội dung cơ bản bao trùm sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

Lịch sử phát triển của xã hội loài người chính là lịch sử của đấu tranhgiai cấp, đấu tranh giai cấp chính là động lực phát triển của lịch sử Để hoànthành sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân phải tập hợp các tầnglớp nhân dân lao động xung quanh mình, tiến hành cuộc đấu tranh cáchmạng xóa bỏ xã hội cũ và xây dựng xã hội mới về mọi mặt

Con đường để giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình

đó chính là phải tiến hành cuộc cách mạng không ngừng và triệt để qua haigiai đoạn:

Một là, lật đổ giai cấp tư sản giành lấy chính quyền, thiết lập nềnchuyên chính cách mạng của giai cấp công nhân

Hai là, sử dụng chính quyền mới làm công cụ cải tạo xã hội cũ, tậphợp quần chúng nhân dân lao động xây dựng thành công xã hội mới – xã hội

xã hội chủ nghĩa để tiến lên chủ nghĩa cộng sản

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân vừa mang tính dân tộc vừa mangtính quốc tế, có nghĩa vụ vừa kết hợp nghĩa vụ dân tộc đồng thời mang nghĩa

vụ quốc tế

Điều kiện khách quan quy định xứ mệnh lịch sử:

* Đơn vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa

Xét một cách tổng quát chúng ta có thể khẳng định rằng, địa vị kinh tế xãhội của giai cấp công nhân quy định một cách khách quan vai trò xứ mệncủa giai cấp công nhân bởi vì:

Thứ 1, giai cấp công nhân là bộ phận quan trọng nhất, cách mạng nhất trong

bộ phận cấu thành lực lượng sản xuất tiên tiến nhất dưới chủ nghĩa tưbản.Trong nền sản xuất hiện đại, giai cấp công nhân vừa là chủ thể trực tiếp,vừa là sản phẩm căn bản nhất của nền sản xuất đó Tất cả các giai cấp khác

Trang 22

đều suy tàn và tiêu vong cùng với đòn đại công nghiệp, còn giai cấp côngnhân lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp.

Giai cấp công nhân hiện đại có xu hướng ngày càng được tri thức hóacao.Có điều này là bởi do yêu cầu khác quan của sự phát triển côn nghiệptrong thời đại mà khoa học và công nghệ đã và đang trở thành lực lượng sảnxuất trực tiếp

Thứ 2 là, do không có tư liệu sản xuất nên giai cấp công nhân phải bán sức

lao động của mình cho nhà tư bản và bị nhà tư bản chiếm đoạt giá trị thặng

dư, họ bị lệ thuộc hoàn toàn trong quá trình phân phối các kết quả lao độngcủa chính mình Do vậy, về mặt lợi ích giai cấp công nhân là giai cấp đốikháng trực tiếp với giai cấp tư sản Xét về bản chất, họ là giai cấp cách mạngtriệt để nhất chống lại chế độ áp bức,bóc lột tư bản chủ nghĩa

Điều kiện sinh hoạt khách quan của họ quy định rằng, họ chỉ có thể tự giảiphóng bằng cách giải phóng toàn xã hội khỏi chế độ tư bản chủ nghĩa Trongcuộc cách mạng ấy, họ không mất gì ngoài xiềng xích và được cả thế giới vềmình

Thứ 3, giai cấp công nhân có lợi ích căn bản thống nhất với lợi ích của toàn

thể nhân dân lao động nên họ có thể tập hợp, đoàn kết, lãnh đạo đông đảoquần chúng đi theo làm cách mạng, đồng thời họ cũng là người đi đầu trongcuộc đấu tranh của toàn thể nhân dân lao động và của dân tộc vì sự nghiệpxây dựng và bảo vệ tổ quốc

*Đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân

Thứ 1, giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất thời đại ngày nay.

Giai cấp công nhân là đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ hơn phươngthức sản xuất tư bản chủ nghĩa Giai cấp công nhân luôn phát triển và lớnmạnh không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng cùng với sự phát triểncủa khoa học và công nghệ hiện đại Chính điều kiện làm việc ở thành thị vàcác khu công nghiệp giúp cho giai cấp công nhân mở rộng các quan hệ xãhội, mở mang trí tuệ Cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột vì dân sinh dânchủ, cái thiện điều kiện làm việc đã tôi luyện cho giai cấp công nhân thốngnhất với lợi ích căn bản của nhân dân lao động nên họ có đủ khả năng vàđiều kiện tập hợp quần chúng nhân dân làm cách mạng

Thứ 2, giai cấp công nhân là giai cấp có tính cách mạng triệt để

Trong tuyên ngôn của đảng cộng sản C.Mác và Ăng ghen đã chỉ rõ: “trongtất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản chỉ có giai cấp vô sản

là giai cấp thực sự cách mạng, tất cả các giai cấp khác đều là những tầng lớptrung đẳng Đó là giai cấp công nhân không gắn với tư hữu, do vậy, họ kiênđịnh trong cuộc đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa tư bản và xây dựng xã hội mới’

Thứ 3, giai cấp công nhân có ý thức tổ chức kỷ luật cao

Trang 23

Môi trường làm việc của giai cấp công nhân là sản xuất tập trung cao và cótrình độ kỹ thuật ngày càng hiện đại, có cơ cấu tổ chức ngày càng chặt chẽ,làm việc theo dây chuyền bắt buộc giai cấp công nhân phải luôn tuân thủnghiêm ngặt kỷ luật lao động Do yêu cầu của cuộc đấu tranh giai chống lạigiai cấp tư sản- là một giai cấp có tiềm lực về kinh tế - kỹ thuật nên giai cấpcông nhân phải đấu tranh bằng phẩm chất kỹ thuật của mình.

Thứ 4, giai cấp công nhân có bản chất quốc tế

Giai cấp công nhân ở tất cả các nước đểu có chung một mục đích là giảiphóng mình đồng thời giải phóng xã hội khỏi áp bức bóc lột và họ dể cóchung một kẻ thù là giai cấp tư sản bóc lột.Và cũng do yêu cầu của cuộc đấutranh giai cấp, để chống lại chủ nghĩa tư bản, giai cấp tư sản khi mà chúng

đã liên kết với nhau thành tập đoàn tư bản, chủ nghĩa đế quốc,vì vậy mà giaicấp công nhân càng phải nêu cao tinh thần quốc tế của giai cấp mình

Vô sản ở các nước phải đoàn kết lại(C.Mac và Ăng ghen)

Vô sản tất cả các nước và các dân tộc vị áp bức đoàn kết lại(Lê nin)

Câu 17: Trình bày quy luật ra đời của đảng cộng sản , vai trò của đảng cộng sản trong việc thực hiện sứ mệnh của giai cấp công nhân?

Quy luật ra đời của đảng cộng sản :

Trong thực tế lịch sử, phong trào của giai cấp công nhân chống lại giai cấp

tư sản đã nổ ra ngay từ khi chủ nghĩa tư bản hình thành và phát triển, theoqui luật có áp bức có đấu tranh

Mặc dù, phong trào công nhân có thể phát triển về số lượng, qui mô cuộcđấu tranh có thể được mở rộng nhưng cuối cùng đều bị thất bại vì thiếu một

lí luận khoa học và cách mạng soi đường

Chỉ khi nào giai cấp công nhân đạt đến trình độ tự giác bằng cách tiếp thu lýluận khoa học và cách mạng thì lúc đó phong trào đấu tranh của giai cấp nàymới thật sự là phong trào mang tính chất chính trị

Khi đảng cộng sản việt nam ra đời, thông qua sự lãnh đạo của đảng, giai cấpcông nhân nhận thức được vai trò, vị trí của mình trong xã hôi, hiểu đượccon đường, biện pháp đấu tranh cách mạng, từ đó tập hợp được đông đảoquần chúng nhân dân lao động, thực hiện việc lật đổ chủ nghĩa tư bản, giảiphóng giai cấp mình, giải phóng toàn xã hội và tổ chức xây dựng xã hội mới

về mọi mặt

Đảng cộng sản muốn hoàn thành vai trò lãnh đạo cách mạng thì trước hếtphải luôn luôn chăm lo xây dựng về tư tưởng và tổ chức, phải luôn luôn làmcho đảng vững mạnh về chính trị, không ngừng nâng cao về trí tuệ, gắn bóvới quần chúng nhân dân, có năng lực lãnh đạo và hoạt động thực tiễn

Do vậy, sự ra đời của đảng là một tất yếu khách quan, là vấn đề có tính quiluật Đó là , Đảng cộng sản là sự kết hợp biện chứng giữa chủ nghĩa Mác lê

Trang 24

nin và phong trào công nhân Tuy nhiên, ngoài tính quy luật chung, còn cóthể có cái riêng đặc thù Chẳng hạn như: ĐCS VN là sự kết hợp giữa chủnghĩa Mác lê nin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

Vai trò của đảng cộng sản trong việc thực hiện sứ mệnh của giai cấp công nhân:

Với một đảng cộng sản chân chính thì sự lãnh đạo của đảng cũng chính là sựlãnh đạo của giai cấp công nhân.Giai cấp công nhân thực hiện vai trò lãnhđạo của mình thông qua đảng cộng sản Tuy nhiên, không thể đồng nhấtđảng cộng sản với giai cấp công nhân

Đảng là một tổ chức chính trị tập trung những công nhân tiên tiến, có giácngộ lí tưởng cách mạng, được trang bị lí luận cách mạng, do vậy đảng trởthành đội tiên phong chiến đấu, lãnh tụ chính trị và bộ tham mưu chiến đấucủa giai cấp công nhân

Là đội tiên phong chiến đấu , đảng có sự tiên phong trong lí luận và hànhđộng cách mạng Đảng viên là những người được trang bị lí luận, nắm vữngđược quan điểm đường lối của đảng, do vậy “họ hơn bộ phận còn lại củagiai cấp vô sản ở chỗ là họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết quảchung của phong trào vô sản” Cán bộ đảng viên phải bằng hành độnggương mẫu của mình để tập hợp, lôi cuốn quần chúng nhân dân vào cácphong trào cách mạng

Đảng cộng sản là bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân và cả dântộc Khi nói tới vai trò tham mưu chiến đấu của đảng là muốn nói tới vai tròđưa ra những quyết định của đảng, nhất là trong những thời điểm lịch sửquan trọng

Những quyết định đúng đắn sẽ tạo điều kiện đưa phong trào cách mạng tiếnlên,ngược lại có thể gây lên những tổn thất cho cách mạng Sở dĩ đảng cộngsản trở thành tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân vì đảng bao gồmnhững người tiên tiến trong giai cấp công nhân,được trang bị kĩ thuật khoahọc, cách mạng và là những người được tôi luyện từ trong thực tiễn phongtrào cách mạng

Câu 18: Trình bày khái niệm và nguyên nhân của cách mạng xã hội chủ nghĩa?

Khái niệm cách mạng xã hội chủ nghĩa:

Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng nhằm thay thế chế độ tưbản chủ nghĩa lỗi thời bằng chế độ xã hội chủ nghĩa, trong cuộc cách mạng

đó, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo và cùng với quần chúng nhân dânlao động xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội chủ nghĩa được hiểu là một cuộc cách

mạng chính trị, được kết thúc bằng việc giai cấp công nhân cùng nhân dân

Trang 25

lao động giành được chính quyền,thiết lập nên nhà nước chuyên chính vôsản- nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động

Theo nghĩa rộng, cách mạng xã hôi chủ nghĩa bao gồm cả hai thời kì: cách

mạng về chính trị nhằm thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản và thời kỳ

sử dụng nhà nước của mình để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới vềmọi mặt kinh tế,chính trị, văn hóa tư tưởng

Nguyên nhân của cách mạng xã hội chủ nghĩa:

Nguyên nhân sâu sa của mọi cuộc cách mạng trong xã hội là do mâu thuẫn gay gắt giữa nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất với sự kìm hãm của quan hệ sản xuất đã trở nên lỗi thời

Trong xã hội tư bản chủ nghĩa,lực lượng sản xuất ngày càng phát triển,ngày càng có tính xã hội hóa cao, mâu thuẫn gay gắt với quan hệ sản xuất mang tính tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất

Biểu hiện trong lĩnh vực kinh tế là tổ chức, tính kế hoạch cao trong từng doanh nghiệp ngày càng tăng với tính vô tổ chức của toàn xã hội do tính cạnh tranh của nền sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa đã tạo ra

Khi xảy ra khủng hoảng thừa, sản xuất đình trệ, công nhân không có việc làm, họ đã đứng lên đấu tranh chống lại giai cấp tư sản Mọi biện pháp của nhà nước tư sản đều không thể giải quyết được căn bản vấn đề khủng hoảng trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa

Sự phù hợp thực sự với tính chất ngày càng xã hội hóa cao của lực lượng sảnxuất chỉ có thể là sự thay thế quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng quan

hệ sản xuất mới thông qua cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa

Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa không tự diễn ra mà nó chỉ diễn ra khi giaicấp công nhân nhận thức được sứ mệnh lịch sử của mình, tập hợp quần chúng nhân dân lao động đứng lên xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa khi có thời cơ cách mạng

Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa nổ ra do nguyên nhân sâu xa từ mâu thuẫn gay gắt giữa lực lượng sản xuất có tính xã hội hóa cao với tính chất tư nhân tư bản chủ nghĩa, cho nên chừng nào quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩavẫn được duy trì thì nguyên nhân của cuộc cách mạng xã hội vẫn còn tồn tại

Câu 19: Trình bày tính tất yếu và đặc điểm của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Tính tất yếu :

Một là, chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội khác nhau về bản chất Chủ

nghĩa tư bản được xây dựng trên cơ sở chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, dựa trên chế độ áp bức và bóc lột Chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, tồn tại dưới hai

Trang 26

hình thức là nhà nước và tập thể, không còn các giai cấp đổi kháng , không còn tình trạng áp bức, bóc lột

Hai là, chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên nền sản xuất đại công nghiệp

có trình độ cao Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản đã tạo tiền đề vật chất – kỹ thuật nhất định cho chủ nghĩa xã hội, nhưng muốn cho tiền đề vật chất kỹ thuật đó phục vụ cho chủ nghĩa xã hội cần có thời gian tổ chức, sắp xếp lại

Ba là, các quan hệ xã hội của chủ nghĩa xã hội không tự phát sinh trong lòng

xã hội chủ nghĩa tư bản, chúng là kết quả của quá trình xây dựng và cải tạo

xã hội chủ nghĩa Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, dù đã ở trình độ cao cũng chỉ có thể tạo ra những điều kiện, tiền đề cho sự hình thành các quan hệ

xã hội mới xã hội chủ nghĩa

Bốn là, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là một công việc mới mẻ, khó

khăn và phức tạp, phải cần có thời gian để giai cấp công nhân từng bước làmquen với những công việc đó

Đặc điểm

Đặc điểm của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là sự tồn tại của xã hội cũ đan xen với những nhân tố mới của chủ nghĩa xã hội trong mối quan hệ vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như: chính trị, kinh tê, văn hóa, tư tưởng và phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Trên lĩnh vực kinh tế là sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần trong hệ

thống kinh tế quốc dân thống nhất vận động theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Nền kinh tế có nhiều thành phần được xác định trên cơ sở khách quan của sự tồn tại nhiều loại hình sở hữu về tư liệu sản xuất với những hình thức

tổ chức kinh tế đa dạng, đan xen hỗn hợp với nhau, nhiều hình thức phân phối thu nhập khác nhau

Trên lĩnh vực chính trị là sự tồn tại kết cấu giai cấp xã hội đa dạng,phức tạp

do đó ý thức chính trị của các bộ phận khác nhau cũng có sự khác nhau.Trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa- xã hội là sự tồn tại nhiều tư tưởng và văn hóa khác nhau Bên cạnh tư tưởng xã hội chủ nghĩa, tư tưởng Mác – Lê nin giữ vai trò thống trị vẫn tồn tại các tưởng tư sản, tiểu tư sản, tâm lý tiểu nông

Câu 20: Trình bày tính tất yếu và nội dung của liên minh giữa giai cấp công nhân và nông dân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa?

Tính tất yếu :

+ Khi tổng kết thực tiễn phong trào công nhân châu Âu, Mác Ăngghen đãkhái quát lý luận về liên minh công nông và các tầng lớp lao động khác Cácông đã chỉ ra nguyên nhân chủ yếu của thất bại trong các cuộc đấu tranh là

Ngày đăng: 26/11/2014, 09:43

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w