Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 23 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
23
Dung lượng
276 KB
Nội dung
ĐẶT VẤN ĐỀ Trong ý thức cộng đồng của các dân tộc Việt Nam, gia đình luôn được coi là tổ ấm, là môi trường đầu tiên phát sinh và nuôi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, tạo nên nhân cách người Việt Nam. Gia đình có một vị trí quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người. Trong bất kì xã hội nào, gia đình luôn giữ một vai trò, vị trí quan trọng trong tiến trình phát triển của xã hội. Ngày nay, gia đình đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Quan tâm đến gia đình là đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình”. Trong tiến trình vận động và phát triển của lịch sử nhân loại, gia đình với tư cách là một thiết chế xã hội đặc thù có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và bảo vệ các giá trị văn hóa của dân tộc, gia đình là nơi tiếp nhận, kế thừa và chuyển giao những truyền thống tốt đẹp của dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những biến đổi về cơ cấu và quy mô của gia đình luôn gắn liền với những biến đổi về kinh tế – xã hội. Trong những năm cuối thế kỉ 20, gia đình ở nước ta và nhiều nước trong khu vực có sự thay đổi nhanh chóng, những thay đổi ấy được thể hiện qua tỉ lệ ly hôn gia tăng, không ít gia đình tan vỡ, hầu hết các giá trị gia đình đang bị thử thách trước những thay đổi kinh tế – xã hội. Ở nước ta mặt trái của nền kinh tế thị trường XHCN đã làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thế hệ trẻ đặc biệt là lớp thanh thiếu niên. Bảo vệ thế hệ trẻ - đó là trách nhiệm không chỉ của toàn xã hội mà trước hết là của mỗi gia đình. Là giáo viên giảng dạy bậc THCS, đối tượng là thanh thiếu niên, các em có đặc điểm tâm sinh lí phát triển – lứa tuổi đang tập làm người lớn tôi nhận thấy: các em dễ bị ảnh hưởng của các tác động xã hội. Để làm tốt công tác giáo dục trên địa bàn, mỗi nhà trường rất cần đến sự phối hợp của gia đình trong việc giáo dục trẻ. 1 Qua học tập, nghiên cứu lí luận Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề Gia đình, đồng thời qua thực tiễn ở địa phương, xuất phát từ môi trường công tác, tôi đã chọn đề tài: “Gia đình với vấn đề giáo dục trẻ trong độ tuổi thiếu niên ở xã , huyện ”. Kết cấu của đề tài bao gồm: - Đặt vấn đề. - Phần I: Cơ sở lí luận. - Phần II: Thực trạng gia đình và giáo dục gia đình đối với tuổi thiếu niên ở xã X - Phần III.Bài học kinh nghiệm. - Phần IV: Kiến nghị và kết luận. 2 PHẦN I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Định nghĩa gia đình. Gia đình là hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng cố trên cơ sở hôn nhân và huyết thống. Yếu tố tình cảm là nét bản chất nhất của gia đình. Nhưng xét rộng hơn và đầy đủ hơn, gia đình không chỉ là một đơn vị tình cảm, tâm lí mà còn là một tổ chức kinh tế – tiêu dùng, một môi trường giáo dục – văn hoá, một cơ cấu – thiết chế xã hội. 2. Mối quan hệ gia đình – xã hội. Khi nói đến xã hội thì phải nói đến gia đình bởi gia đình chính là tế bào của xã hội, gia đình hạnh phúc thì xã hội phồn vinh. Gia đình luôn giữ vai trò vị trí quan trọng trong tiến trình phát triển của xã hội. Mác - Ăng ghen đã dựa trên quan điểm duy vật để khẳng định vai trò của gia đình trong sự phát triển của xã hội: Ph.Ăngghen đã nhận định: “Theo quan điểm duy vật, nhân tố quyết định trong lịch sử, quy cho đến cùng, là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp. Nhưng bản thân sự sản xuất đó lại có hai loại. Một là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt: thực phẩm, quần áo, nhà ở và những công cụ cần thiết để sản xuất ra những thứ đó, mặt khác là sự sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền nòi giống. Những trật tự xã hội, trong đó những con người của một thời đại lịch sử nhất định và của một nước nhất định đang sống, là do hai loại sản xuất đó quyết định; một mặt là do trình độ phát triển của lao động và mặt khác là do trình độ phát triển của gia đình” (C.Mác và PH.Ăngghen: Toàn tập, NXB CTQG, H, 1996, T21, tr 44). Sự ổn định và phát triển của gia đình có ý nghĩa rất quan trọng cho sự ổn định và phát triển của xã hội và quốc gia. Quan niệm biện chứng đó được thể hiện cô đọng qua câu nói: “Dân giàu thì nước mạnh”, “Nước mất thì nhà tan”. Như vậy gia đình gắn liền với sự phát triển của xã hội, nó giữ vai trò quyết định trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế, văn hoá và ổn định xã hội. Giữa gia đình và xã hội có mối quan hệ gắn bó hữu cơ. Trước hết, gia đình có vai trò đối với sự phát triển kinh tế, mỗi gia đình tự sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Họ tự làm ra từ các sản phẩm đơn giản, đến sản phẩm phức tạp, tinh xảo, tuỳ theo nhu cầu và sự phát triển của xã hội đòi hỏi. Các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp tư nhân hay trang trại, cũng đều do các thành viên của từng gia đình tham gia dưới sự điều tiết của nhà nước. Có thể nói, không có sự tham gia sản xuất của từng cá nhân, của từng gia đình thì xã hội không thể tồn tại và phát triển được. Mặt khác gia đình còn là nơi tiêu thụ các sản phẩm. Vì vậy nó thúc đẩy nền kinh tế của xã hội phát triển. Về mặt văn hoá, nền văn hoá của một dân tộc, một quốc gia hình thành và phát triển đều bắt nguồn từ nền văn hoá của mỗi gia đinh, tất nhiên có sự loại trừ những cái không phù hợp, chắt lọc những cái đẹp từ những tinh hoa đó, nó bồi đắp nên nền văn hoá của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Đứng về góc độ văn hoá thì mỗi 3 gia đình là một nhóm nhỏ tâm lí xã hội được thông qua các mối quan hệ huyết thống đã phản ánh trình độ văn hoá của xã hội. Gia đình góp phần cho sự phát triển của xã hội, đồng thời sự phát triển mọi mặt của xã hội quyết định sự biến đổi của gia đình cả về nội dung lẫn hình thức. Trong xã hội nguyên thuỷ, trình độ lực lượng sản xuất phát triển thấp kém, cá nhân không tách rời tập thể, đã tạo nên hình thức gia đình tập thể quần hôn. Gia đình tập thể quần hôn có đặc trưng là: Kinh tế cộng đồng nguyên thuỷ, chế độ mẫu hệ, không có áp bức và bất bình đẳng giữa vợ và chồng cũng như giữa các thành viên, quan hệ tính giao bừa bãi. Trong xã hội nô lệ, lực lượng sản xuất phát triển, xã hội nảy sinh hình thức gia đình cá thể một vợ một chồng. Đó là kết quả trực tiếp của việc hình thành sở hữu tư nhân và sự phân hoá giai cấp. Gia đình cá thể là gia đình đầu tiên nên không dựa trên những điều kiện tự nhiên mà dựa trên những điều kiện kinh tế tức là trên thắng lợi của sở hữu tư nhân đối với sở hữu công cộng nguyên thuỷ. Tất nhiên kết quả này cũng vẫn còn của quy luật đào thải tự nhiên và ở đây cần nói thêm một nguyên nhân của quy luật tình cảm. Người phụ nữ ngày càng cảm thấy ê chề với kiểu tính giao quá rộng rãi và họ dần tiến tới nhu cầu chỉ sống với một người đàn ông nhất định. Từ đó gia đình trở thành một đơn vị kinh tế riêng lẻ kết cấu và quy mô thu hẹp hơn, quan hệ vợ chồng, bố mẹ với con cái mang tính phục tùng bất bình đẳng, nạn ngoại tình và mại dâm phát triển. Trong xã hội phong kiến, gia đình 1 vợ 1 chồng nhưng gia trưởng, độc đoán, trọng nam khinh nữ. Trong xã hội phong kiến đó là giai đoạn vua – tôi, nó ảnh hưởng tới gia đình, xuất hiện tính trọng nam khinh nữ, con cái phải phục tùng theo sự sắp đặt của cha mẹ có nghĩa là cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Trong xã hội tư bản, sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất được khẳng định, hôn nhân có tính toán không dựa trên cơ sở tình yêu. Trong xã hội XHCN gia đình đã có nhiều tiến bộ và khởi sắc, không có sự bất bình đẳng, các thành viên trong gia đình tôn trọng lẫn nhau, lắng nghe ý kiến bổ sung cho nhau để cùng hoàn thiện. 3. Các chức năng của gia đình. - Chức năng sinh đẻ – tái sản xuất ra con người là chức năng đặc thù nhất của gia đình. Chức năng này đáp ứng nhu cầu tình cảm riêng rất tự nhiên của cá nhân về sinh con đẻ cái, đồng thời mang ý nghĩa chung lớn lao là cung cấp những công dân mới, bảo đảm sự phát triển liên tục và trường tồn của loài người. Việc sinh đẻ diễn ra ở từng gia đình, nhưng lại quyết định mật độ dân cư của quốc gia và quốc tế – một yếu tố vật chất cấu thành của tồn tại xã hội, liên quan chặt chẽ đến phát triển mọi mặt của đời sống xã hội. Tuỳ theo từng vùng, vấn đề sinh đẻ được khuyến khích hay hạn chế về số lượng. Nhưng, giảm tốc độ tăng dân số, nhằm nâng cao chất lượng sống là hướng phấn đấu của nhiều quốc gia hiện nay. Điều đáng lưu ý là việc sử dụng ngày càng 4 nhiều thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại tác động vào chức năng sinh đẻ của gia đình đã đem lại nhiều kết quả tích cực, nhưng cũng gây ra nhiều vấn đề phức tạp và tiêu cực. Trong gia đình mới, coi trọng chức năng sinh đẻ của gia đình là phải trực tiếo quan tâm đến điều kiện vật chất và tinh thần thuận lợi, sử dụng hợp lí các thành tựu khoa học – công nghệ cho việc mang thai và sinh nở tốt hơn cho các bà mẹ. Sinh đẻ có kế hoạch là một nội dung trong toàn bộ kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của xã hội XHCN. Mục đích sinh đẻ có kế hoạch là nhằm thực hiện việc tái sản xuất con người phù hợp và hài hoà với những điều kiện đảm bảo cụ thể, để lớp người mới ra đời, có khả năng phát triển trí lực và thể lực, đưa lại niềm vui và hạnh phúc cho gia đình. - Chức năng kinh tế. Khi hình thành gia đình cá thể hôn nhân một vợ một chồng thì chức năng kinh tế đóng vai trò là cơ sở cho các chức năng khác của gia đình. Tất nhiên, cùng với quá trình lực lượng sản xuất xã hội hoá, ở trong từng lúc, từng nới, kinh tế gia đình biến đổi với nhiều dạng phong phú và có vị trí khác nhau. Trong thời kì quá độ lên CNXH còn sản xuất hàng hoá, còn nhiều thành phần kinh tế và khi kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu phong phú của cuộc sống thì kinh tế cá thể và tiểu chủ, hoạt động phần lớn dưới hình thức kinh tế hộ gia đình, có tiềm năng to lớn, lâu dài. Hoạt động kinh tế hộ gia đình có những mức độ và hình thức khác nhau ở mỗi dạng gia đình cụ thể, nhưng đều vì mục đích tăng thu nhập, làm giàu chính đáng, tạo nên điều kiện vật chất để thúc đẩy các chức năng khác của gia đình, góp phần phát triển gia đình và xã hội. Do đó, Đảng và Nhà nước cần có chính sách giúp đỡ để các hộ gia đình làm ăn có hiệu quả; đồng thời hướng dẫn, vận động kinh tế cá thể, tiểu chủ từng bước đi vào làm ăn hợp tác trên nguyên tắc tự nguyện. - Chức năng tiêu dùng là hoạt động thường xuyên của gia đình. Chức năng này hướng vào mua sắm những sản phẩm phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của gia đình. Thông qua chức năng này, tiêu dùng gia đình, trước hết để tái tạo thể chất và tinh thần cho các thành viên, sau nữa góp phần định hướng và kích thích sản xuất xã hội. Thường thì chức năng tiêu dùng phụ thuộc nhiều vào thu nhập và đóng góp chung từ kết qủa lao động của các thành viên trong hoạt động kinh tế gia đình hoặc xã hội. Xã hội ngày càng phát triển thì càng thúc đẩy chức năng tiêu dùng gia đinh. Thực tế cho thấy, việc tiêu dùng vật chất và tinh thần của con người ngày càng được mở rộng và đa dạng bằng hệ thống các dịch vụ phúc lợi xã hội. Nhưng điều đó tuyệt nhiên không thay thế hoàn toàn chức năng tiêu dùng của gia đình. Tổ chức tiêu dùng cho đời sống vật chất và tinh thần của gia đình sẽ đi vào chiều sâu, đáp ứng nhu cầu phong phú, duy trì sắc thái và sở thích sinh hoạt riêng của từng gia đình và của các thành viên. 5 Trong CNXH, phát triển kinh tế đi đôi với thực hiện bình đẳng xã hội, tạo thuận lợi cho gia đình nghỉ ngơi, hưởng thụ hợp lí và chính đáng các thành quả lao động của mình. Động viên các gia đình nâng cao thu nhập, trên cơ sở đó thực hiện tiêu dùng lành mạnh, nâng cao kiến thức khoa học cho công việc nội trợ, sử dụng thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng cuộc sống. - Chức năng nuôi nấng, giáo dục “Con người muốn trở thành con người cần phải có giáo dục”. Đó là một chân lí đã được đúc kết trong lịch sử phát triển của nhân loại. Từ nhỏ, con người không được giáo dục, lớn lên không khác gì cây hoang, cỏ dại ở ngoài đồng và nếu không được sống trong môi trường gia đình và xã hội thì cũng không khác mấy các loài động vật. Trong lịch sử hơn 30 trường hợp trẻ con bị lạc vào rừng được sói nuôi dưỡng đã trở thành “người sói”. Nhà truyền giáo Xinh (ấn độ) đã phát hiện ra trong một đàn Sói có hai bé gái là Amala và Camala đã được cứu sống. Nhưng chẳng bao lâu sau Amala bị chết, còn Camala được bà nuôi dưỡng thêm 9 năm, lúc đầu chỉ có thể đi bằng 4 chân, ban đêm đi lang thang, hú vang như chó sói, dần dần đi được bằng hai chân, tập uống nước bằng cốc. Nhưng dù kiên trì, chăm sóc, dạy dỗ, nhưng bà cũng chỉ làm cho “cô sói” biết 30 từ, không thể thêm nữa. Tất cả những trường hợp của “đứa trẻ hoang dã” dù sau khi được trở lại với xã hội người, đều có kết quả tương tự, khó lòng trở thành một con người thực thụ. Vậy, quá trình nuôi dưỡng, giáo dục con người bắt đầu từ trong bào thai của mẹ (thai giáo) và khi cất tiếng chào đời là ở trong môi trường gia đình. Sứ mệnh nuôi dưỡng, giáo dục đứa trẻ từ khi mới ra đời không thể giao phó, chuyển nhượng cho ai có trách nhiệm hơn, tốt đẹp hơn là gia đình. Gia đình là “trường học” đầu tiên đối với cuộc đời của mỗi con người. Từ khi cất tiếng khóc chào đời, việc nuôi dưỡng để phát triển thể chất, chống mọi bệnh tật không ai có thể thay được ”thiên sứ” là người mẹ bằng những dòng sữa ngọt ngào, ấm áp, bằng sự vuốt ve ân ái, bằng sự thấu cảm tinh tế, kì diệu của người mẹ với con. Những nghiên cứu của các nhà tâm lí học và giáo dục học cho rằng, trong những năm đầu của cuộc đời, hệ thần kinh của trẻ là mềm mại hơn cả nên thường rất dễ hình thành những phản xạ có điều kiện, tức là những nét cơ bản của cá tính, những thói quen nhất định. Trên cơ sở đó những phẩm chất tâm lí, những yếu tố nhân cách của con người dần dần được định hình. Theo A.C.Makarenkô:”Những gì mà bố mẹ đã làm cho con trước 5 tuổi, đó là 90% kết quả của quá trình giáo dục ”. Kinh nghiệm giáo dục truyền thống của nhân dân ta cũng khẳng định: 6 “Uốn cây từ thuở còn non Dạy con từ thuở con còn trẻ thơ” Giáo dục gia đình không những có tác dụng mạnh mé, có ý nghĩa sâu sắc đối với tuổi trẻ thở, mà còn có ý nghĩa đối với cả cuộc đời của con người lúc trưởng thành cho đến lúc tuổi già. Nói cách khác là những phẩm chất đạo đức, tính cách, cũng như năng lực chuyên biệt của bố mẹ thường ảnh hưởng rất lớn đối với con cái trong gia đình. Vì vậy, nhiều nhà khoa học đã nhận định:”Có một thực tế lạ lùng là phần lớn những thiên tài đều có bà mẹ tuyệt vời và họ nhận được ở người mẹ nhiều hơn là người cha”. Việc chăm lo nuôi nấng, giáo dục của cha mẹ đối với trẻ ở trong gia đình trước hết là nhằm giữ gìn và phát triển thể chất, không để trẻ lâm vào tình trạng đói, rét, suy dinh dưỡng, sống lay lắt, ốm đau bệnh tật ảnh hưởng đến thể trạng của người dân tương lai, đến nòi giống dân tộc. Hơn thế nữa, cha mẹ phải thường xuyên tạo ra môi trường sống có ý nghĩa và tác dụng giúp con cái hình thành và phát triển toàn diện nhân cách người công dân chân chính tương lai. Thực chất của việc tổ chức giáo dục này là xã hội hoá đứa trẻ, biến sinh thể tự nhiên thành một thực thể có khả năng hoà nhập, thích ứng, sống, học tập, làm việc theo yêu cầu biến đổi của xã hội. Quá trình xã hội hoá đứa trẻ trong gia đình về đại thể diễn ra như sau: + Ngay lúc còn thai nhi, đặc biệt từ thuở lọt lòng, đứa trẻ đã được tiếp xúc với nền văn hoá gia đình mà tiêu biểu là trân trọng vị trí, công lao của cha mẹ(“Công cha như núi Thái Sơn; Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”), yêu thương quý mến những người có quan hệ máu mủ ruột rà: ông, bà, anh em, chú bác, cô dì, (một giọt máu đào hơn ao nước lã; anh em như chân với tay); đề cao tình nghĩa vợ chồng, đạo lí giữa cha mẹ và con cái; giữa gia đình và họ hàng, làm xóm, cộng đồng (một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ); tiếp thu những kinh nghiệm về mọi mặt, nhất là về nghề nghiệp, về lao động sản xuất (đời cha cho chí đời con, đẽo vuông rồi lại đẽo tròn mới nên , hoặc: nước, phân, cần, giống, ) + Từ nền văn hoá gia đình, đứa trẻ càng trưởng thành càng tiếp xúc với nền văn hoá rộng lớn hơn, phong phú hơn qua giao tiếp, học tập, lao động, vui chơi giải trí, hoạt động xã hội, hoạt động tập thể, Nó dần dần chiếm lĩnh một cách chọn lọc, sáng tạo nền văn hoá xã hội ở mức độ cần thiết, nhất định. + Từ đứa trẻ ở trong gia đình biết vị trí của mình là con, là cháu, người anh, người chị dần dần ý thức được là người công dân tương lai của đất nước với những nghĩa vụ, quyền lợi được xã hội chấp nhận. Tất nhiên, quá trình xã hội hoá đứa trẻ không hoàn toàn do giáo dục gia đình quyết định. Giáo dục gia đình – cha mẹ với tư cách là nhà giáo dục đầu tiên khơi nguồn, mở mang cho việc hình thành và phát triển những 7 yếu tố nhân cách gồc, tạo cơ sở rất quan trọng cho đứa trẻ tiếp thu có hiệu quả giáo dục của nhà trường, đoàn thể xã hội. Giáo dục gia đình có những nét đặc thù mà giáo dục nhà trường, giáo dục xã hội không thể có, đó là tình cảm yêu thương tràn trề của cha mẹ đối với con cái, nên họ sẵn sàng hi sinh các điều kiện vật chất và tinh thần, dành mọi thuận lợi cho quá trình giáo dục, miễn sao con cái nên người. Đồng thời, giáo dục gia đình là một nền giáo dục toàn diện, cụ thể hoá và cá biệt hoá rất cao: cha mẹ giáo dục cho con cái cách đi, đứng, nói năng, chào hỏi người cao tuổi, ông bà, cô, dì, chú bác, cho con trai, con gái cũng khác nhau, mang đặc điểm giới tính. Từ những vấn đề đã được trình bày ở trên, chúng ta thấy rằng nuôi nấng và giáo dục con cái là chức năng đặc biệt quan trọng của gia đình, không có một đơn vị, tổ chức nào có thể thay thế được. Do đó, việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả giáo dục gia đình luôn luôn là một vấn đề thời sự có ý nghĩa rất mới mẻ, rất cấp thiết của mọi dân tộc, mọi quốc gia. Chính vì vậy mà còn phải chống lại những quan điểm cho rằng, trong xã hội hiện đại chức năng giáo dục trẻ của gia đình đã được chuyển giao cho các thiết chế xã hội như nhà trẻ, trường lớp mẫu giáo và phổ thông, còn gia đình chỉ có chức năng sinh đẻ và liên kết tình cảm. Trong hiện tượng của một nền kinh tế theo cơ chế thị trường còn bề bộn, nhiều tệ nạn xã hộ phát triển lan tràn, tác động xấu đến mọi lứa tuổi. Giáo dục gia đình cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng cực kì nguy hiểm đó. Nếu các bậc cha mẹ lơ là không quan tâm đến việc nuôi dạy con cái; không biết cách giáo dục con cái; hoặc lao vào con đường làm ăn kinh tế phi pháp, thiếu gương mẫu trong cách sống, lối sống của một người công dân chân chính, tất yếu sẽ đem lại những hậu quả thảm hại đối với con cái trong gia đình. - Chức năng cân bằng những nhu cầu tâm sinh lí cho các thành viên của mình. Nhiều vấn đề tâm – sinh lí thuộc giới tính, thế hệ, cần được bộc lộ và giải quyết trong phạm vi gia đình giữa những người thân. Sự hiểu biết tâm – sinh lí cá nhân, sở thích của nhau để ứng xử phù hợp, chân thành và tế nhị, tạo bầu không khí tinh thần ổn định trong gia đình, làm cho các thành viên yên tâm sống và làm việc. Đáp ứng hợp lí nhu cầu tình dục vợ chồng là nội dung đáng quan tâm của tâm – sinh lí gia đình. Điều này góp phần đáng kể củng cố hôn nhân và hạnh phúc gia đình. Tôn trọng tính đa dạng, phong phú của cá nhân mỗi thành viêc trong sự hoà thuận của gia đình, giáo dục giới tính, xây dựng quan điểm tình dục lành mạnh – hợp với đạo đức, với sức khoẻ và kế hoạch hoá gia đình, là 8 những nhiệm vụ thời sự, mang tính xã hội – nhân văn sâu sắc của sự nghiệp xây dựng gia đình mới. Gia đình là thiết chế đa chức năng và những chức năng trên đây là những chức năng cơ bản nhất. Thông qua việc thực hiện những chức năng này mà gia đình tồn tại và phát triển, đồng thời tác động đến tiến bộ chung của xã hội. Các chức năng được thực hiện trong sự thúc đẩy, hỗ trợ lẫn nhau. Việc phân chia những nội dung của chúng chỉ là tương đối. Nhiều khi, các chức năng được thể hiện đan xen trong một công việc hoặc nhiều hoạt động của gia đình. Ở từng nơi và các giai đoạn lịch sử khác nhau, nội dung và vị trí của mỗi chức năng có sự biến đổi phù hợp. Mọi thành viên – không kể tuổi tác, thế hệ, đều có trách nhiệm vun đắp cho tổ ấn gia đình và tuỳ theo cương vị và thoả thuận vụ thể mà tham gia vào thực hiện các chức năng của gia đình. 4. Quan điểm của Đảng và nhà nước ta về vấn đề gia đình và việc xây dựng gia đình mới XHCN. * Quan điểm 1: Vận dụng sáng tạo các định hướng xây dựng gia đình XHCN. Phải thực hiện xây dựng gia đình mới khác về nhiều mặt so với gia đình cũ trước đây. Gia đình mới hình thành gắn liền với những biến đổi toàn diện của CNXH. Trong thời kì quá độ lên CNXH, các điều kiện hình thành gia đình mới không xuất hiện và có tác dụng đầy đủ ngay lập tức, do vậy gia đình mới cũng ra đời và hoàn chỉnh dần từng bước. Nhiều yếu tố của gia đình cũ còn ảnh hưởng trong các tầng lớp dân cư. Xây dựng gia đình mới bắt đầu từ việc cải tạo những gia đình cũ theo tinh thần CNXH và song song với việc giáo dục lớp thanh niên đến với tình yêu và hôn nhân tiến bộ. Do xã hội đang tồn tại nhiều thành phần kinh tế việc chuyển biến hình thành yếu tố mới sẽ ở mức độ khác nhau trong các gia đình ở từng cụm dân cư, tuy vậy trong thời kì quá độ lên CNXH vẫn cần thiết những định hướng chủ yếu để xây dựng mới như sau: - Gia đình mới của CNXH ra đời kế thừa những nét đẹp của gia đình truyền thống đồng thời tiếp thu những tiến bộ của thời đại về gia đình – gia đình truyền thống được hun đúc lâu đời trong lịch sử dân tộc. Phải ngăn chặn được những hiện tượng tiêu cực, mạnh dạn lựa chọn và sử lí hợp lí những yếu tố mới nảy sinh và quan trọng hơn là biết tiếp thu những nội dung tiến bộ của thời đại không phải là cách tân giản đơn mà phải phù hợp với truyền thống dân tộc của gia đình và sự phát triển chung của xã hội. - Phương hướng quan trọng để hình thành ngày càng nhiều các gia đình mới là thực hiện hôn nhân tiến bộ. Coi tình yêu chân chính là cơ sở tinh thần chủ yếu, là yếu tố quyết định của hôn nhân. - Các thành viên trong gia đình có quan hệ bình đẳng và nề nếp thương yêu và có trách nhiệm với nhau là phương hướng chủ yếu của việc xây dựng gia đình mới. 9 - Xây dựng gia đình mới trong XHCN là bảo đảm quyền tự do li hôn, Lênin đã viết:”Thiếu quyền tự do ấy là một sự ức hiếp lớn đối với giới bị áp bức đối với phụ nữ” * Quan điểm 2: Đảng coi chính sách gia đình là một bộ phận chính của chính sách xã hội. Đại hội VI của Đảng đã mở ra giai đoạn đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng XHCN. Việc khắc phục tình trạng quan liêu bao cấp mở rộng dân chủ tinh thần “Tất cả vì con người“ nhất là việc đổi mới chính sách kinh tế trong đó chú ý thích đáng đến kinh tế gia đình, đã tác động trực tiếp đến xây dựng gia đình, ý thức xây dựng gia đình của mọi thành viên, mọi tầng lớp xã hội được nâng lên. Đặc biệt lợi ích gia đình nhất là lợi ích kinh tế, làm giàu chính đáng cho gia đình đã trở thành động lực mạnh mẽ, các chính sách xã hội – dân số kế hoạch hoá gia đình – giáo dục – y tế đã được cụ thể hoá tới từng địa phương. Luật hôn nhân gia đình được bổ sung sửa đổi được Quốc hội nước ta thông qua có hiệu lực từ 01/01/2001 gồm 13 chương và 110 điều quy định chi tiết từng điều khoản thi hành từ đó nâng cao trách nhiệm của mọi người trong việc xây dựng gia đình đảm bảo văn minh tiến bộ. * Quan điểm 3: Xây dựng gia đình mới gia đình văn hoá phải là trách nhiệm của mọi người mọi lực lượng và mọi tổ chức chính trị xã hội. * Quan điểm 4: Xây dựng gia đình mới phải gắn liền với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng vùng từng địa phương và trong cả nước. * Quan điểm 5: Phải trang bị kiến thức xây dựng hạnh phúc cho mọi người dân đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên theo từng lứa tuổi, với những nội dung và hình thức sao cho phù hợp với từng vùng từng địa phương nhất là vùng sâu vùng xa. 10 [...]... triển góp phần làm cho các gia đình ở xã có cuộc sống đầy đủ hơn Cũng từ đây sự giáo dục của gia đình đối với con cái, nhất là lứa tuổi thiếu niên ở mỗi gia đình có sự khác nhau Đa số gia đình có biện pháp giáo dục con đúng đắn, ngoài thời gian đi làm, họ vẫn dành thời gian chăm sóc con cái, tạo điều kiện về thời gian để cho con học tập, nhất là lớp cuối cấp Một số gia đình vì mải làm thêm để tăng thu... ảnh của giáo viên, nhà trường cùng giáo viên chủ nhiệm đã gặp gỡ trao đổi với các gia đình, kết hợp với UBND giáo dục, các em nhận ra sai lầm của mình và đã trở thành người tốt Trong việc giáo dục con cái thì việc thống nhất mục đích giáo dục của cha mẹ là rất quan trọng Nếu trong gia đình cha mẹ mâu thuẫn thì con cái trở thành nạn nhân, có một số gia đình do quá chiều con nên tác dụng giáo dục không... trọng của gia đình đối với giáo dục thế hệ trẻ và những yêu cầu về xây dựng gia đình mới trong giai đoạn cách mạng hiện nay, để từ đó mọi người có nhận thức đúng, xây dựng gia đình làm tốt các chức năng cơ bản của gia đình 2 Xây dựng gia đình văn hoá Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc xây dựng gia đình văn hoá, cần đưa ra tiêu chuẩn xây dựng gia đình văn hoá trong việc xét các chi bộ trong sạch... đối với thanh thiếu niên học sinh Liên kết, phối hợp chặt chẽ 3 lực lượng gia đình – nhà trường – xã hội nhất định sẽ nâng cao được hiệu quả giáo dục, rèn luyện cho thế hệ trẻ Chính vì vậy, Hồ Chủ Tịch đã căn dặn: Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình, để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường tốt hơn Giáo dục nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu. .. lấy tiền chơi điện tử 3 Việc giáo dục thiếu niên trong mỗi gia đình ở xã Nhìn chung các gia đình ở xã sống hoà thuận, ông bà, cha mẹ gương mẫu trước con cháu, quan tâm đến trẻ, dành thời gian thích hợp cho con cháu vui chơi, học tập Cùng phối hợp với nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ thành người công dân tốt cho đất nước Vì là địa bàn ở nông thôn, cơ cấu một gia đình thường có 3 thế hệ: ông... trình cho thiếu nhi - Đối với Đảng chính quyền địa phương cần đưa vấn đề giáo dục gia đình vào làm tiêu chí đánh giá Đảng viên - Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, ở địa phương cần phối hợp thực hiện chương trình giáo dục truyền thống cách mạng cho thanh thiếu niên, tạo nhiều sân chơi bổ ích cho các em trong dịp hè - Đối với nhà trường: Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Khuyến khích giáo viên... các đồng nghiệp để đề tài thực sự có hiệu quả trong công tác giáo dục Xin trân trọng cảm ơn ! 22 MỤC LỤC Nội dung Trang Lời nói đầu Phần I Cơ sở lí luận 1 Định nghĩa gia đình 2 Mối quan hệ gia đình – xã hội 3 Các chức năng của gia đình 4 Quan điểm của Đảng và nhà nước ta về vấn đề gia đình và 1 3 3 5 11 việc xây dựng gia đình mới XHCN 5 Gia đình và nghĩa vụ người công dân chân chính trong thời 13 đại... xây dựng gia đình mới XHCN 5 Gia đình và nghĩa vụ người công dân chân chính trong thời 13 đại hiện nay (Thực trạng gia đình Việt Nam) Phần II Thực trạng gia đình và giáo dục gia đình đối với tuổi thiếu niên ở xã 1 Đặc điểm tình hình địa phương 2 Thực trạng gia đình – giáo dục gia đình ở xã Hồng Phong 15 – 17 Nam Sách – Hải Dương Phần III Một số giải pháp Phần IV Kiến nghị và kết luận 23 25 29 ... viên thường xuyên liên hệ với phụ huynh học sinh, đến thăm gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh cá biệt để động viên các em và có các biện pháp giáo dục thích hợp 2 Kết luận Việc giáo dục thế hệ trẻ, đặc biệt là lứa tuổi thiếu niên là một việc rất cần thiết Vì vậy trách nhiệm của toàn xã hội, của mỗi gia đình là phải giáo dục thường xuyên đối với thanh thiếu niên về đạo đức, văn hoá, giá... hướng XHCN, trước hết là đối với vấn đề giáo dục gia đình Chức năng kinh tế cuốn hút các thành viên trong gia đình, ảnh hưởng đến việc chăm sóc con cái, nhiều gia đình làm ăn thua lỗ phá sản, thậm chí tan vỡ Môi trường xã hội vây quanh gia đình và nhà trường bị ô nhiễm trầm trọng: Các luồng văn hoá dâm ô, kích dục, bạo lực từ nước ngoài đã len lỏi vào trong nhiều tầng lớp dân cư ở thành phố và nông thôn . đề tài: Gia đình với vấn đề giáo dục trẻ trong độ tuổi thiếu niên ở xã , huyện ”. Kết cấu của đề tài bao gồm: - Đặt vấn đề. - Phần I: Cơ sở lí luận. - Phần II: Thực trạng gia đình và giáo dục. lang thang. II. THỰC TRẠNG GIA ĐÌNH VÀ GIÁO DỤC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI ĐỘ TUỔI THIẾU NIÊN Ở XÃ , HUYỆN A - Đặc điểm tình hình. 1. Vị trí địa lí: Xã nằm ở phía tây nam của huyện Xã có 4525 nhân khẩu,. hướng XHCN, trước hết là đối với vấn đề giáo dục gia đình. Chức năng kinh tế cuốn hút các thành viên trong gia đình, ảnh hưởng đến việc chăm sóc con cái, nhiều gia đình làm ăn thua lỗ phá sản,