1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xây dựng phần mềm convert dữ liệu csdl access sang csdl sql server

92 495 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

74 Hiện tại nhân viên thư viện phải biên mục dữ liệu bạn đọc vào cơ sở dữ liệu SQL server của phần mềm Libol thông qua phân hệ biên mục dữ liệu bạn đọc ở phần mềm này bằng cách nhập

Trang 1

MỤC LỤC

Lời mở đầu 3

Chương I – tổng quan về cơ sở thực tập và đề tài nghiên cứu 7

1 Giới thiệu tổng quát về Trung tâm Thông tin Thư viện (TT.TT.TV) ĐH Kinh tế Quốc dân 7

1.1 Cơ cấu tổ chức và chức năng của các bộ phận trong Trung Tâm 7

1.2 Các nghiệp vụ cơ bản của Trung tâm 11

1.3 Giới thiệu về phần mềm quản lý thư viện mà Trung tâm đang sử dụng (Phần mềm Libol) 12

2 Về đề tài “Xây dựng phần mềm Convert dữ liệu CSDL Access sang CSDL SQL Server” 15

2.1 Lý do chọn đề tài 15

2.2 Các công cụ sử dụng trong đề tài 16

Chư ơng ii – phương pháp luận xây dựng phần mềm và kháI quát về công cụ sử dông

17 1 Phương pháp luận xây dựng phần mềm 17

1.1 Khái niệm phần mềm 17

1.2 Các đặc trưng của phần mềm 17

1.3 Khái niệm công nghệ phần mềm 17

1.4 Tổng quan về các ngôn ngữ lập trình 18

1.3 Quy trình phát triển phần mềm 20

Quy trình phát triển theo mô hình thác nước theo sơ đồ dưới đây:

20 1.3 Nền tảng thiết kế phần mềm 21

2 Các vấn đề về phân tích hệ thống 25

2.1 Các phương pháp thu thập thông tin 25

2.2 Mã hóa dữ liệu 26

2.3 Công cụ mô hình hóa 27

Thủ công Giao tác người – máy Tin học hóa hoàn toàn Giao tác người – máy Tin học hóa hoàn toàn 27

Thủ công Tin học hóa 28

Các mức của DFD 29

Trang 2

Cỏc phớch lụgic 30

Tên phần tử thông tin: 30

Tên kho: 31

Tên tệp: 31

3 Lý thuyết về cơ sở dữ liệu 31

3.1 Khái niệm về cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu 31

2.2 Các khái niệm của cơ sở dữ liệu 32

2.3 Mô hình quan hệ 32

2.3 Thiết kế cơ sở dữ liệu logic đi từ các thông tin ra 34

Bước 2: xác định các tệp cần thiết cung cấp đủ dữ liệu cho việc tạo ra từng đầu ra 34

3 Khái quát về các công cụ sử dụng trong đề tài 35

3.1 Khái quát về hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access và SQL server 35

3.2.Giới thiệu ngôn ngữ lập trình Visual Basic 6.0 38

Chương iii – phân tích và thiết kế phần mềm convert dữ liệu từ csdl access sang csdl sql server

42 1 Phân tích tổng thể 42

1.1 Sơ đồ chức năng của phần mềm 42

42

44

1.2 Sơ đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh 46

1.3 Sơ đồ luồng dữ liệu mức 0 47

2 Thiết kế cơ sở dữ liệu 47

2.1 Liệt kờ các thông tin đầu ra 47

Danh sách Nghiên cứu sinh 48

2.2 Chuẩn hóa dữ liệu 50

2.3 Tích hợp các tệp 53

2.4 Thiết kế các tệp dữ liệu 54

2.2 Sơ đồ quan hệ thực thể 57

57

3 Các thuật toỏn chớnh trong chương trình 58

3.1 Thuật toán đăng nhập chương trình 58

Trang 3

3.2 Thuật toán thêm dữ liệu 59

59

3.3 Thuật toán sửa dữ liệu 60

3.4 Thuật toán xóa dữ liệu 61

3.5 Thuật toán Convert dữ liệu 62

3.6 Thuật toán tìm kiếm 63

4 Các giao diện chính của chương trình 64

4.1 Màn hình đăng nhập 64

4.2 Giao diện chính của chương trình 64

4.3 Màn hình quản lý người dùng 65

4.4 Màn hình đổi mật khẩu đăng nhập 66

66

4.5 Màn hình biên mục dữ liệu bạn đọc 67

4.5 Màn hình kết nối dữ liệu 70

4.6 Màn hình Convert dữ liệu 71

4.7 Màn hình tìm kiếm 72

72

4.8 Màn hình giới thiệu phần mềm 73

73

KẾT LUẬN 74

Sau thời gian thực tập tại Trung tâm thông tin Thư viện ĐH Kinh tế Quốc dân, qua khảo sát các hoạt động thực tế tại đây em được biết Trung tâm đã sử dụng phần mềm quản lý thư viện Libol để tin học hóa toàn bộ các hoạt động nghiệp vụ ở trung tâm Phần mềm này đó cú đầy đủ các phân hệ thực hiện các chức năng nghiệp vụ của trung tâm Trong đó có phân hệ bạn đọc, quản lý tất cả bạn đọc của thư viện, bao gồm việc biên mục dữ liệu bạn đọc, tra cứu bạn đọc và lờn cỏc báo cáo về bạn đọc của thư viện Libol lưu trữ những dữ liệu này trong cơ sở dữ liệu SQL server 74

Hiện tại nhân viên thư viện phải biên mục dữ liệu bạn đọc vào cơ sở dữ liệu SQL server của phần mềm Libol thông qua phân hệ biên mục dữ liệu bạn đọc ở phần mềm này bằng cách nhập thủ công Trong khi đó những dữ liệu bạn đọc đã được phòng công tác chính trị và quản lý sinh viên và các khoa lưu trữ bằng cơ sở dữ liệu Access Việc dùng một phần mềm chuyển đổi dữ liệu từ cơ sở dữ liệu Access sang cơ sở dữ liệu SQL server sẽ giúp nhân viên thư viện giảm được thời gian,

Trang 4

công sức nhập dữ liệu, hơn nữa lại tăng độ chính xác của thông tin, cũng nhờ đó

mà thông tin đầu ra có độ tin cậy cao hơn, kịp thời hơn

74

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

iện nay trên Thế giới ở bất kỳ một quốc gia nào việc cho ra đời các phầnmềm thay thế lao động thủ công của con người tăng một cách nhanh chóng,các tổ chức sản xuất phần mềm cũng như số lượng phần mềm ngày càng nhiều.Tuy nhiên, một phần mềm ra đời có giá trị khi nó phục vụ tốt cho lợi ích thiết thựccủa tổ chức, cho dù đó chỉ là một phần mềm rất nhỏ Chính vì vậy, những ngườilàm công tác xây dựng phần mềm phải đặc biệt chú ý đến tính thực tế và lợi ích màphần mềm sẽ đem lại khi đưa vào ứng dụng

H

Mặt khác, công nghệ thông tin ngày càng phát triển nhằm giải phóng sức laođộng của con người, đồng thời làm tăng năng suất lao động Do đó, việc tin họchóa phải được tiến hành không chỉ từ những công việc phức tạp mà còn thực hiệnngay cả ở những khâu nhỏ nhất trong sản xuất

Xuất phát từ những điểm đó, sau một thời gian thực tập tại Trung tâm thôngtin Thư viện trường Đại học Kinh tế Quốc dân, vận dụng những kiến thức về tinhọc đã được trau dồi trong thời gian học tại trường, em đã xây dựng phần mềmConvert dữ liệu, từ cơ sở dữ liệu Access sang cơ sở dữ liệu SQL Server Phần mềmnày đáp ứng được yêu cầu thực tế tại trung tâm, giúp giảm bớt thời gian và côngsức cho các nhân viên khi xây dựng, biên soạn cơ sở dữ liệu lưu trữ thông tin vềbạn đọc của thư viện, công việc mà hiện tại họ còn phải làm thủ công, mất rấtnhiều thời gian, lại khó thực hiện

Trang 6

Chương II - Phương pháp luận xây dựng phần mềm và khái quát về công

cụ sử dụng trong đề tài Trong chương này sẽ trình bày khái quát các vấn đề về

phần mềm, xây dựng phần mềm và lý thuyết về cơ sở dữ liệu, kỹ thuật thiết kế cơ

sở dữ liệu Các công cụ sử dụng trong đề tài cũng sẽ được giới thiệu trong phầnnày

Chương III – “Phân tích và thiết kế phần mềm Convert dữ liệu từ cơ sở

dữ liệu Access sang cơ sở dữ liệu SQL Server ở trung tâm thông tin thư viện ĐH Kinh tế Quốc dân”, trình bày chi tiết và theo trình tự những bước và những

phương pháp xây dựng phần mềm Convert dữ liệu: thiết kế cơ sở dữ liệu, các thuậttoán, các giao diện chính trong chương trình phần mềm

Em xin cảm ơn TS Cao Đình Thi và GV-ThS Đào Thiện Quốc – cán bộ tạitrung tâm thông tin thư viện ĐH Kinh tế Quốc dân đã hướng dẫn, giúp đỡ em hoànthành tốt chuyên đề thực tập này

Trang 7

Chương I – tổng quan về cơ sở thực tập và đề tài nghiên cứu

1 Giới thiệu tổng quát về Trung tâm Thông tin Thư viện (TT.TT.TV)

ĐH Kinh tế Quốc dân

1.1 Cơ cấu tổ chức và chức năng của các bộ phận trong Trung Tâm

Trung tâm thông tin thư viện là một bộ phận quan trọng của trường Đại họcKinh tế Quốc dân, đặt tại 207, Đường Giải Phóng, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Trung tâm là một trong những trung tâm thư viện với số lượng tài liệu nóichung và các tài liệu chuyên ngành kinh tế khá lớn Trung tâm phục vụ nhu cầu vềsỏch, bỏo, tạp chí, kỷ yếu, luận văn… cho tất cả cán bộ công nhân viên, nghiêncứu sinh và sinh viên trong trường

Trung tâm ra đời từ khi trường ĐH Kinh tế Quốc dân thành lập, tức là cáchđây gần 50 năm Từ khi được xây dựng và trang bị đến giờ, trung tâm đã dần đượchoàn thiện về đội ngũ cán bộ, về trang thiết bị và các tài liệu phục vụ bạn đọc Chođến nay, trung tâm đó cú đầy đủ cỏc phũng ban với các chức năng nghiệp vụ củamột thư viện lớn Đặc biệt từ khi đưa phần mềm Libol vào sử dụng thỡ cỏc hoạtđộng của trung tâm được thực hiện có chất lượng hơn, đáp ứng đầy đủ và nhanhchóng nhu cầu của bạn đọc

Trung tâm có quan hệ với nhiều trung tâm thư viện lớn khác như thư việncủa các trường ĐH tại địa bàn Hà Nội cũng như các trung tâm thư viện trên cảnước, liên hệ với nhiều nhà xuất bản và với các tòa soạn bỏo…

Hiện tại hầu hết các nghiệp vụ ở trung tâm đã được tin học hóa, cỏc phũngban đều được trang bị máy tính và có một mạng cục bộ riêng Tất cả cán bộ đều sửdụng thành thạo phần mềm Libol mà trung tâm đang sử dụng Phần mềm này cómột phân hệ tra cứu tài liệu, bạn đọc có thể sử dụng để tỡm mó tài liệu các loạimột cách nhanh chóng Hàng năm, trung tâm tổ chức các buổi giới thiệu và hướngdẫn để bạn đọc có thể sử dụng phân hệ này

Các bộ phận tại Trung tâm được tổ chức theo sơ đồ sau:

Trang 8

1.1.1 Phòng thông tin thư mục

Đây là một phòng ban đầu tiên của trung tâm thư viện ĐH Kinh tế Quốcdân, nó cú những nhiệm vụ và chức năng cụ thể như sau:

- Làm thư mục chuyên đề

- Làm dữ liệu tạp chí: Phân loại, định từ khoá, tóm tắt nội dung, nhập dữ liệuvào máy tính

- Tóm tắt sách tiếng việt

- Tổ chức biên dịch những tài liệu cần thiết

- Tổ chức các buổi giới thiệu sách hoặc những thông tin về khoa học kinh tế

xã hội mới nhất

- Tổ chức làm bản tin kinh tế xã hội

- Ghi chép đẩy đủ tất cả những số liệu cần thiết, những vấn đề liên quan tớicông việc của phòng và lưu trữ đầy đủ các giấy tớ chứng từ; sổ sách ghi chép đó

1.1.2 Phòng bổ sung và nghiệp vụ

- Làm các thủ tục xử lý nghiệp vụ và thủ tục quản lý tài sản đối với sách tiếngviệt mới nhập về thư viện

- Phân loại sách tiếng việt

- Vào sổ đăng ký các biệt các loại sách tiếng việt mới

BAN GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM

PHÒNG ĐỌC TÀI LIỆU

PHÒNG MƯỢN TÀI LIỆU

PHÒNG MÁY TÍNH CHỦ

PHÒNG TRA CỨU TÌM TIN

Trang 9

- Đánh ký hiệu, số đăng ký cá biệt, số xếp kho sách tiếng việt và phân chiasách cho các phòng đọc.

- Dán mã vạch và nhãn số đăng ký đặc biệt, dán nhãn màu cho từng loại sáchtiếng việt

- Xếp phích công cụ sách tiếng việt

- Ghi chép đầy đủ những số liệu xuất, nhập tài liệu; những vấn đề liên quanđến công việc của phòng và lưu trữ đầy đủ các giấy tờ chứng từ; sổ sách ghi chépđó

1.1.3 Phòng đọc tài liệu

Phòng này có nhiệm vụ quản lý tài liệu cho mượn tại chỗ, bao gồm phòngđọc báo, phòng đọc sách tiếng việt, phòng đọc ngoại văn, phòng đọc luận văn (chỉdành cho sinh viên năm cuối, nghiên cứu sinh và giáo viên), phũng cú cỏc chứcnăng cụ thể như sau:

- Nhận sỏch, bỏo, tạp chí mới; phân loại; sắp xếp tài liệu theo chuyên ngành

- Định từ khoỏ sỏch tiếng việt

- Giám sát, hướng dẫn và phục vụ bạn đọc tại chỗ

- Sắp xếp lại tài liệu sau mỗi buổi phục vụ

- Phục hồi lại mã vạch, nhãn số đăng ký đặc biệt, nhãn màu cho từng loại sách

và phục hồi sách hư hỏng nhẹ của phũng mỡnh Nếu khi nào số lượng công việcquá nhiều, phòng báo cáo để Ban giám đốc có phương án hỗ trợ

- Theo dõi số lượng bạn đọc và tình hình phòng đọc để cuối mỗi tháng báocáo

- Ghi chép đầy đủ tất cả các số liệu xuất, nhập tài liệu; những vấn đề liên quantới công việc của phòng và lưu trữ đầy đủ các giấy tờ chứng từ; sổ sách ghi chépđó

1.1.4 Phòng cho mượn tài liệu

Đây là phòng quản lý các tài liệu trong kho kín, cho bạn đọc mượn về nhà,

nó thực hiện các chức năng sau:

Trang 10

- Nhận sách mới, phân loại sắp xếp vào kho theo nguyên tắc xếp kho.

- Nhận yêu cầu và làm các thủ tục cho bạn đọc mượn sách

- Làm các thủ tục nhận sách bạn đọc trả

- Theo dõi và viết giấy đòi sách bạn đọc mượn quá hạn Nếu bạn đọc nào đểsách quá hạn nhiều, phòng báo cáo để Ban giám đốc có phương án xử lý

- Sắp xếp sách bạn đọc trả sau mỗi buổi phục vụ

- Phục hồi lại mã vạch, nhãn số đăng ký đặc biệt, nhãn màu cho từng loại sách

và phục hồi sách hư hỏng nhẹ của phũng mỡnh Nếu khi nào số lượng công việcquá nhiều, phòng báo cáo để Ban giám đốc có phương án hỗ trợ

- Theo dõi số lượng bạn đọc và tình hình phòng đọc để cuối mỗi tháng báocáo

- Ghi chép đầy đủ tất cả các số liệu xuất, nhập tài liệu; những vấn đề liên quantới công việc của phòng và lưu trữ đầy đủ các giấy tờ chứng từ; sổ sách ghi chépđó

1.1.5 Phòng máy tính chủ

- Nhập dữ liệu sách tiếng Việt vào máy tính

- Quản lý cơ sở dữ liệu

- Quản trị hệ thống mạng

- In phớch sỏch, in mã vạch

- Theo dõi, quản lý về mặt kỹ thuật hệ thống máy tính

- Thông báo sách mới kịp thời lên mạng

- Đưa những thông tin hoặc thông báo mới của Trung tâm lên mạng

- Phổ biến những kiến thức mới về tin học nói chung, hướng dẫn cách sử dụngcác phân hệ phần mềm quản trị thư viện – Libol nói riêng cho cán bộ Trung tâm

1.1.6 Phòng tra cứu tìm tin

Trong phòng có hệ thống máy tính, tủ phích và thư mục để bạn đọc tra cứuthông tin trên giấy và trên mạng máy tính Nhiệm vụ của nhân viên tại phòng nàylà:

Trang 11

- Luôn chuẩn bị tốt hệ thống máy tính để bạn đọc sử dụng tìm tin.

- Hướng dẫn bạn đọc tra cứu dữ liệu tài liệu của Trung tâm và dữ liệu điện tửtrực tuyến (Online)

- Quản lý, theo dõi về mặt kỹ thuật những máy tính của phòng

- Sửa chữa, cài đặt phần mềm cần thiết cho các máy tính của phòng

- Xếp phớch sỏch phục vụ và cập nhật đều các thư mục chuyên đề mới, mụclục báo tạp chí mới

- Bổ sung kịp thời phớch sỏch, thư mục, mục lục báo tạp chí bị mất hoặc ráchnát

- Theo dõi số lượng bạn đọc và tình hình phòng đọc để cuối mỗi tháng báocáo

- Ghi chép đầy đủ tất cả các số liệu xuất, nhập tài liệu; những vấn đề liên quantới công việc của phòng và lưu trữ đầy đủ các giấy tờ chứng từ; sổ sách ghi chépđó

1.2 Các nghiệp vụ cơ bản của Trung tâm

1.2.1 Nghiệp vụ làm biên mục sách

Khi tài liệu được chuyển tới từ các nhà cung cấp, thư viện làm chức năngphân loại, phân bố, lưu giữ thông tin về các loại tài liệu Khi cho mượn và nhận trả,thư viện lại lưu giữ thông tin về những tài liệu được mượn Đồng thời thư việncũng làm chức năng thống kê tài liệu phục vụ việc tra cứu tài liệu của bạn đọc, báocáo lên ban quản lý thư viện các thông tin về tài liệu hiện có trong thư viện và tìnhtrạng của chúng

1.2.2 Nghiệp vụ quản lý mượn trả

Khi cho sinh viên mượn, sau đó sinh viên trả tài liệu, thư viện sẽ lưu giữnhững thông tin cá nhân của mỗi sinh viên theo quy định Mỗi sinh viên được cấpmột thẻ mượn để mượn tài liệu Chức năng của nghiệp vụ này còn bao gồm xử lýviệc mượn quá hạn của sinh viên, những trường hợp mượn làm hỏng tài liệu

Trang 12

1.2.3 Nghiệp vụ quản lý nhân viên

Thư viện lưu giữ thông tin các nhân viên để quản lý, tổ chức, bố trí vị trí làmviệc, mỗi bộ phận, phòng ban trong thư viện được quy định số nhân viên nhất định,các nhân viên này có những nhiệm vụ riêng trong cỏc phũng ban đó

1.2.4 Nghiệp vụ quản lý nhà cung cấp

Mỗi khi nhập tài liệu từ các nhà cung cấp, thư viện đều lưu giữ thông tin vềcác nhà cung cấp đó, bổ sung, cập nhật hoặc sửa đổi, xóa bỏ thông tin về một hoặcmột số nhà cung cấp

1.2.5 Nghiệp vụ quản lý sinh viên

Mỗi năm khi có khóa sinh viên mới nhập học, thư viện có nhiệm vụ làm thẻthư viện cho các sinh viên này, thông tin của các sinh viên này được lấy từ phòngquản lý sinh viên Thư viện cũng có nhiệm vụ sửa đổi, làm lại thẻ thư viện cho cácsinh viên cỏc khóa trong trường Đồng thời thư viện lưu trữ thông tin của sinh viêntrong một hồ sơ riêng để hỗ trợ việc quản lý của các bộ phận nghiệp vụ khác

1.3 Giới thiệu về phần mềm quản lý thư viện mà Trung tâm đang sử dụng (Phần mềm Libol)

1.3.1 Giới thiệu tổng quát

Libol là giải pháp phần mềm tự động hóa thư viện tổng thể và trọn vẹn đượcCông ty Tinh Vân, Thư viện Quốc Gia và Trung tâm Thông tin tư liệu Khoa học

và Công nghệ Quốc gia phối hợp nghiên cứu và phát triển Phần mềm Libol đãnhận được tài trợ chính thức từ Ban chỉ đạo Chương trình Quốc Gia về Công nghệthông tin trong chương trình tài trợ cho các phần mềm nội địa năm 1998

Libol có thể được triển khai trên nhiều mô hình thư viện khác nhau Các thưviện này có thể là thư viện đóng hoặc mở, là những thư viện truyền thống nhưnhững thư viện công cộng, thư viện của các trường đại học, các trung tâm thôngtin, các thư viện chuyên ngành cho đến những thư viện điện tử quy mô lớn

Libol gồm các phân hệ được tích hợp trong một cơ sở dữ liệu chung và có

cơ chế vận hành thống nhất Từ mọi điểm trong chương trình, người dùng luôn

Trang 13

luôn có thể hoán chuyển vị trí làm việc giữa các phân hệ Các phân hệ mới sẽ đượctiếp tục cập nhật thêm vào chương trình và các phân hệ hiện có cũng sẽ luôn đượccập nhật để đáp ứng được những nhu cầu thực tế của thư viện cũng như tận dụngđược những công nghệ mới của ngành công nghệ thông tin.

Libol có khả năng quản lý được các loại ấn phẩm đa dạng với số lượng lớn,

có thể tới hàng triệu bản ghi

Libol được chuẩn hóa thông qua việc tuân thủ mọi tiêu chuẩn nghiệp vụ thưviện Việt Nam hiện đang được áp dụng tại Thư viện Quốc Gia và Trung tâm thôngtin Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc Gia, cũng như tuân thủ các tiêu chuẩnquốc tế như tiêu chuẩn ISO 2709, chuẩn UNIMARC của tổ chức IFLA, USMARC,chuẩn tìm kiếm liên thư viện Z39.50

Libol hỗ trợ đa ngữ, hỗ trợ tiếng Việt một cách đầy đủ (cho phép tìm kiếm

và sắp xếp theo bảng chữ cái và các dấu tiếng Việt) Libol hỗ trợ Unicode

1.3.2 Các phân hệ

Chương trình Libol hoạt động trên một cơ sở dữ liệu và cơ chế quản lýthống nhất Tuy vậy, để đảm bảo rằng các quy tắc nghiệp vụ được phân tách rõràng, chương trình Libol hiện thời được chia thành 7 phân hệ

Do thông tin được chia sẻ giữa các phân hệ, một phân hệ có thể khai thác tối

đa lượng dữ liệu liên quan đến quy tắc nghiệp vụ mà nó đảm trách từ cơ sở dữ liệuchung trong khi người sử dụng phân hệ chỉ cần nhập một lượng thông tin ít hơn rấtnhiều

Tuy nhiên, các phân hệ cũng được thiết kế với mức độc lập sao cho sự thayđổi cấu trúc cơ sở dữ liệu liên quan đến phân hệ này sẽ không làm ảnh hưởng đến

sự vận hành của các phân hệ khác

Trang 14

Phân hê Tra cứu

Phân hệ Mượn liên thư viện

Phân hệ Quản lý người sử dụng

Phân hệ tra cứu cho phép bạn đọc có thể tìm kiếm bất cứ dạng ấn phẩm nào

theo tổ hợp logic của nhiều tiêu chí khác nhau Các mẫu tìm kiếm có thể được tuỳbiến để phù hợp với tính chất dữ liệu và yêu cầu cụ thể của từng thư viện

Phân hệ Biên mục thực hiện việc thay đổi nội dung của cơ sở dữ liệu như

nhập thêm thông tin của một ấn phẩm mới, sửa các thông tin của một ấn phẩmtrong cơ sở dữ liệu hay xóa thông tin của một ấn phẩm khỏi cơ sở dữ liệu

Phân hệ Bạn đọc cho phép quản lý và cập nhật thông tin của cộng đồng

người đọc được cấp phát thẻ đọc (hoặc thẻ mượn)

Phân hệ Mượn và trả ấn phẩm dùng để quản lý và ghi lại việc người đọc

mượn và hoàn trả các ấn phẩm thư viện, từ đó để ra các báo cáo thống kê về tầnsuất, số lượt mượn ấn phẩm cũng như các tra cứu, tổng kết số ấn phẩm đang ởtrong tay bạn đọc, đang bị giữ quá hạn,

Phân hệ Bổ sung dùng để quản lý sự thay đổi số lượng của các ấn phẩm

trong thư viện kể từ lúc đăng ký vào thư viện cho đến mọi thay đổi như mất mát,thanh lý, bổ sung thêm của ấn phẩm trong suốt quá trình tồn tại của nó trong thưviện

Trang 15

Phân hệ ấn phẩm định kỳ cho phép quản lý các dạnh ấn phẩm phát hành

tiếp tục như báo, tạp chí, tập san, niên giám

Phân hệ quản lý người dùng được sử dụng bởi người quản trị hệ thống để

thay đổi, thêm mới hay xoỏ cỏc tài khoản truy cập của người dùng vào các Phân hệcòn lại của chương trình cũng như thay đổi quyền truy cập của những người dùngnày đến các phân hệ của chương trình

2 Về đề tài “Xây dựng phần mềm Convert dữ liệu CSDL Access sang CSDL SQL Server”

2.1 Lý do chọn đề tài

Hiện tại thông tin về bạn đọc của Thư viện được lưu trữ trong cơ sở dữ liệuSQL Server Song thực tế những thông tin này bắt nguồn từ những bộ phận kháctrong trường như: phòng Công tác chính trị và quản lý sinh viên được gửi đến thưviện trong cơ sở dữ liệu Access Việc chuyển đổi cơ sở dữ liệu dưới hai dạng nhưvậy cần phải được tin học hóa để tiết kiệm thời gian, chi phí đồng thời tăng đượctính chính xác của thông tin sau khi chuyển đổi

Từ tình hình thực tế đó tại Trung tâm thư viện, em đã chọn đề tài “Xõy dựngphần mềm Convert dữ liệu từ CSDL Access sang CSDL SQL Server” Phần mềmnày sẽ mang lại những lợi ích sau đây:

- Cho phép cán bộ trung tâm thư viện hay bất cứ phòng ban, bộ phận nào muốnlưu trữ thông tin về cán bộ, nghiên cứu sinh và sinh viên trong trường có thể biênmục những thông tin đó một cách dễ dàng và nhanh chóng vào cơ sở dữ liệuAccess

- Sau công việc biên mục dữ liệu trên cơ sở dữ liệu Access, cán bộ thư viện cóthể chuyển đổi dữ liệu đó sang cơ sở dữ liệu SQL server mà Libol đang sử dụng để

có thể tra cứu thông tin về bạn đọc mà không cần phải nhập dữ liệu một cách thủcông sẽ rất mất nhiều thời gian

Trang 16

- Phần mềm giúp nâng cao hiệu quả quản lý những thông tin về bạn đọc củatrung tâm thư viện.

2.2 Các công cụ sử dụng trong đề tài

Để xây dựng được phần mềm convert dữ liệu như trên cần sử dụng rất nhiềunhững kiến thức về tin học như: kiến thức về xây dựng, thiết kế phần mềm; nhữnghiểu biết về hệ thống thông tin; cách thức xây dựng hệ thống thông tin cho một tổchức thì mới có thể tạo ra một phần mềm đáp ứng được yêu cầu của tổ chức đú…Đồng thời phải sử dụng thành thạo các công cụ xây dựng phần mềm như: cơ sở dữliệu, các ngôn ngữ lập trỡnh… và rất nhiều những kiến thức khác liên quan

Cụ thể trong đề tài này, em có sử dụng những công cụ sau:

- Phương pháp phân tích, thiết kế hệ thống thông tin

- Phương pháp xây dựng phần mềm

- Thiết kế cơ sở dữ liệu

- Ngôn ngữ lập trình Visual Basic 6.0

Các công cụ này sẽ được giới thiệu chi tiết hơn trong phần sau của chuyên đề

Trang 17

Chư ơng ii – phương pháp luận xây dựng phần mềm và kháI quát về

- Các chương trình máy tính

- Các cấu trúc dữ liệu cho phép chương trình xử lý các thông tin thích hợp

- Các tài liệu mô tả phương thức sử dụng các chương trình ấy

1.2 Các đặc trưng của phần mềm

Phần mềm là phần tử hệ thống lụgíc chứ không phải là hệ thống vật lý do đó

nó có những đặc trưng khác với hệ thống phần cứng

Phần mềm có các đặc trưng sau đây:

- Phần mềm được kỹ nghệ hóa nó không được chế tạo theo nghĩa cổ điển

- Phần mềm không bị hỏng đi trong quá trình sử dụng

- Phần mềm được xây dựng theo đơn đặt hàng chứ không lắp ráp từ các thànhphần có săẵ̉n

1.3 Khái niệm công nghệ phần mềm

Công nghệ phần mềm - Software Technology bao gồm một tập hợp với 3

yếu tố chủ chốt - Phương pháp, Công cụ và Thủ tục - giúp cho người quản lý có

thể kiểm soát được quá trình phát triển phần mềm và cung cấp cho kỹ sư phầnmềm một nền tảng để xây dựng một phần mềm chất lượng cao

Các phương pháp của công nghệ phần mềm đưa ra cách làm về mặt kỹ

thuật để xây dựng phần mềm Nội dung của các phương pháp bao gồm:

- Lập kế hoạch và ước lượng dự án phần mềm

- Phân tích yêu cầu hệ thống và phần mềm

- Thiờờ́t kế cấu trúc dữ liệu

Trang 18

- Thiết kế chương trình và các thủ tục

- Mã hoá

- Bảo trì

Các công cụ của công nghệ phần mềm cung cấp sự hỗ trợ tự động hay bán

tự động cho các phương pháp Tiêu biểu là Công nghệ phần mềm có máy tính hỗ trợ CASE

Các thủ tục của Công nghệ phần mềm là chất keo dán phương pháp và công

cụ lại với nhau

1.4 Tổng quan về các ngôn ngữ lập trình

Các thành phần của phần mềm được xây dựng bằng cách dùng một ngônngữ lập trình với vốn từ vựng hạn chế và một văn phạm hoàn toàn xác định

Ngôn ngữ thế hệ thứ nhất

Tiêu biểu nhất của ngôn ngữ thế hệ thứ nhất là hợp ngữ Các ngôn ngữ thế

hệ thứ nhất có đặc điểm là phụ thuộc rất mạnh vào từng máy tính điện tử cụ thể vàmức độ trìu tượng của các chương trình thường rất thấp

Ngôn ngữ thế hệ thứ hai

Ngôn ngữ thế hệ thứ hai được phát triển từ cuối những năm 1950 và đầunhững năm 1960 Các ngôn ngữ thế hệ hai được đặc trưng bởi việc sử dụng mộtthư viện các chương trình phần mềm rất lớn được sử dụng rộng rãi trong rất nhiềulĩnh vực khác nhau

FORTRAN là ngôn ngữ thế hệ thứ hai được áp dụng rất phổ biến trong việcgiải quyết các bài toán KHKT

COBOL là ngôn ngữ thế hệ thứ hai được ứng dụng rất rộng rãi trong cáclĩnh vực thương mại và xử lý dữ liệu COBOL có khả năng định nghĩa dữ liệu mộtcách gọn gàng, chính xác

BASIC là ngôn ngữ lập trình phi cấu trúc Khi xuất hiện máy tính cá nhânIBM PC, ngôn ngữ BASIC lại được phát triển rất mạnh với rất nhiều bản khácnhau như QBASIC, GWBASIC, BASICA,

Trang 19

Ngôn ngữ thế hệ thứ ba

Ngôn ngữ lập trình thế hệ thứ ba còn được gọi là ngôn ngữ lập trình hiệnđại Nét đặc trưng của các ngôn ngữ này là khả năng cấu trúc rất phong phú và cácthủ tục mạnh Các ngôn ngữ thế hệ thứ ba có thể chia thành ba nhóm là:

- Ngôn ngữ cấp cao vạn năng

- Ngôn ngữ cấp cao hướng đối tượng

- Ngôn ngữ chuyên dụng

Ngôn ngữ cao cấp vạn năng

ALGOL là ngôn ngữ lập trình vạn năng rất phát triển với việc đưa ra các kếtcấu thủ tục và định kiểu dữ liệu

Trên cơ sở của ALGOL người ta đã sáng tạo ra các ngôn ngữ lập trình vạnnăng khác như PL/1, PASCAL, MODULA-2, C và ADA có rất nhiều ứng dụngtrong khoa học cũng như trong kinh tế và thương mại

PL/1 có thể coi như ngôn ngữ thế hệ 2.5, được thiết kế với một phạm vi rấtrộng các tính năng, có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau PL/1 cungcọõờ́p các ứng dụng trong KHKT cũng như trong kinh tế và thương mại Đồng thờiPL/1 cho phép làm việc với các cấu trúc dữ liệu phức tạp, đa nhiệm, input / outputphong phú cũng như khả năng xử lý danh sách và các tính năng khác

PASCAL, được phát triển từ những năm 1970 là ngôn ngữ lập trình có cấutrúc tiền định rất phong phú PASCAL kế thừa từ ALGOL nhiều đặc trưng như cấutrúc khối định kiểu dữ liệu, hỗ trợ đệ quy

MODULA - 2 là sự phát triển của PASCAL với việc phát huy các tính năngthông dụng của ngôn ngữ này

Ngôn ngữ lập trình C, lúc đầu được phát triển như một ngôn ngữ cho ngườicài đặt hệ điều hành Hệ điều hành UNIX được cài đặt trong C Đến nay, C là ngônngữ lập trình rất phát triển Một số lượng lớn các sản phẩm phần mềm đã đượcthiết kế trong C như các ứng dụng nhúng, các phần mềm hệ thống, các kỹ nghệphần mềm phức tạp chứa các tính năng mạnh làm cho nó trở nên mềm dẻo đáng

Trang 20

kể Ngoài ra, C có sự hỗ trợ cho các cấu trúc dữ liệu phức tạp và có các đặc trưngđịnh kiểu hợp lý, cho phép dùng nhiều con trỏ và có một tập hợp phong phú cáclệnh tính toán và xử lý dữ liệu

ADA là ngôn ngữ lập trình do Bộ Quốc Phòng Mỹ phát triển Đây là ngônngữ chuẩn dùng cho các máy tính thời gian thực Ngày nay, ADA được sử dụngtrong các mục đích quân sự lẫn dân sự ADA có cấu trúc cú pháp tựa nhưPASCAL nhưng mạnh mẽ, phong phú và phức tạp hơn nhiều ADA có các hỗ trợcho các chức năng đa nhiệm, xử lý ngắt

Các ngôn ngữ hướng đối tượng - OOL (Object Oriented Language)

Đây là các ngôn ngữ lập trình được xây dựng dựa trên các khái niệm sự vật

và các thuộc tính, lớp và thành phần, toàn thể và bộ phận Các ngôn ngữ lập trìnhhướng đối tượng tiêu biểu là C++, Object Pascal, Eiffel

Trang 21

- Các đặc trưng giao diện.

Tài liệu thiết kế phần mềm là một bộ phận của cấu hình phần mềm

1.3.1 Vai trò của thiết kế phần mềm

Thiết kế phầm mềm nằm ở trung tâm kỹ thuật của tiến trình kỹ nghệ phầnmềm và được áp dụng bất kể tới khuôn cảnh phát triển được sử dụng Một khi cácyêu cầu phần mềm đó được phân tích và đặc tả thì thiết kế phần mềm là một trong

ba hoạt động kỹ thuật – thiết kế, lập trình và kiểm thử – những hoạt động cần đểxây dựng và kiểm chứng phần mềm Từng hoạt động này biến đổi thông tin theocách cuối cùng tạo ra phần mềm máy tính hơp lệ

Trang 22

Thiết kế, lập trình và kiểm thử chiếm đến 75% hay hơn của chi phí kỹ nghệphần mềm Chính tại các bước này chúng ta quyết định rằng sự thành công củaviệc cài đặt phần mềm bị ảnh hưởng và điều quan trọng là làm dễ dàng cho việcbảo trì phần mềm Những quyết định này được thực hiện trong thiết kế phần mềm,làm cho nó thành bước thử nghiệm trong giai đoạn phát triển

Tầm quan trọng của thiết kế phần mềm có thể được phát biểu bằng hai từ –chất lượng Thiết kế là nơi chất lượng được nuôi dưỡng trong việc phát triển phầnmềm Thiết kế cung cấp cho ta cách biểu diễn phần mềm có thể được xác nhận vềchất lượng Thiết kế là cách duy nhất mà chúng ta có thể dịch một cách chính xáccác yêu cầu của khách hàng thành sản phẩm hay hệ thống phần mềm cuối cùng.Không có thiết kế, ta có nguy cơ dựng nên một hệ thống không ổn định - một hệthống sẽ thất bại khi có một thay đổi nhỏ; một hệ thống có thể khó mà thử được;một hệ thống mà người ta không thể nào xác nhận được chất lượng chừng nàochưa đến cuối tiến trình kiểm thử, khi thời gian còn rất ngắn và nhiều tiền đã phảichi ra

1.3.2 Tiến trình thiết kế

Thiết kế phần mềm là một tiến trình trong đó các yêu cầu của kế hoạch đượcchuyển đổi thành sự biểu diễn phần mềm Biểu diễn phần mềm sẽ mô tả cho quanđiểm về tiến bộ phần mềm và quá trình tiếp theo sẽ chi tiết hóa biểu diễn phầnmềm thành một bản thiết kế gần chương trình gốc

Theo quan điểm của nhà quản lý dự án một tiến trình thiết kế phần mềmgồm hai bước: thiết kế sơ bộ và thiết kế chi tiết Trong đó, thiết kế sơ bộ là việcchuyển đổi yêu cầu thành kiến trúc dữ liệu và phần mềm Thiết kế chi tiết biểu

Trang 23

diễn các kiến trúc để tạo thành cơ sở dữ liệu chi tiết và các thuật toán chi tiết chophần mềm.

Dưới góc độ kỹ thuật, quá trình thiết kế bao gồm: thiết kế dữ liệu, thiết kếkiến trúc, thiết kế các thủ tục, thiết kế giao diện

Trong phạm vi thiết kế sơ bộ và chi tiết, có một số hoạt động thiết kế khácnhau Bên cạnh việc thiết kế dữ liệu, kiến trúc và thủ tục, nhiều ứng dụng hiện đại

có thiết kế giao diện phân biệt Thiết kế giao diện lập ra cách bố trí và cơ chếtương tác cho tương tác người – máy Mối quan hệ giữa các khía cạnh kỹ thuật vàquản lý của thiết kế được minh họa trong hình dưới đây:

1.3.3 Thiết kế và chất lượng phần mềm

Trong toàn bộ tiến trình thiết kế, chất lượng của thiết kế tiến hoá được khẳngđịnh bằng một loạt các cuộc họp xét duyệt kỹ thuật chính thức Để đánh giá chấtlượng của một biểu diễn thiết kế, chúng ta phải thiết lập các tiêu chuẩn cho thiết kếtốt

- Thiết kế nêu ra cách tổ chức theo cấp bậc để dựng cỏch kiểm soát thôngminh trong số các thành phần phần mềm

- Thiết kế theo các module; tức là phần mềm nên được phân hoạch một cáchlogic thành các thành phần thực hiện những chức năng và chức năng con xác định

- Thiết kế chứa cách biểu diễn phân biệt và tách biệt giữa dữ liệu và thủ tục

- Thiết kế dẫn tới các module (như chương trình con hay thủ tục) nêu ra cácđặc trưng chức năng đặc biệt

Trang 24

- Thiết kế dẫn tới giao diện làm rút gọn độ phức tạp của việc nối ghép giữacác module và với môi trường bên ngoài

- Thiết kế được hướng theo cách dùng một phương pháp lặp lại được điềukiển bởi thông tin có trong phân tích các yêu cầu phần mềm

Các đặc trưng trên của một thiết kế tốt không thể có được bởi sự may mắn.Tiến trình thiết kế kỹ nghệ phần mềm cổ vũ cho thiết kế tốt thông qua việc áp dụngcác nguyên lý thiết kế cơ bản, phương pháp luận hệ thống và việc duyệt xét thấuđáo

1.3.4 Phương pháp thiết kế

Hai phương pháp thiết kế cơ bản là: Top dow Design và Bottom Up Design

- Thiết kế từ trên xuống (Top down Design): đây là phương pháp thiết kế dựatrên tư tưởng module hóa Nội dung của phương pháp thiết kế này như sau: trướchết người ta xác định các vấn đề chủ đề nhất mà việc giải quyết bài toán yêu cầu,bao quát được toàn bộ bài toán Sau đó phân chia nhiệm vụ cần giải quyết thànhcác nhiệm vụ cụ thể hơn, tức là chuyển dần từ module chính đến các module con

từ trên xuống dưới, do vậy phương pháp này có tên gọi là thiết kế “từ đỉnh xuống”

- Thiết kế từ dưới lên (Bottom Up Design): tư tưởng của phương pháp thiết kếnày ngược lại với phương pháp Top down design Trước hết người ta tiến hànhgiải quyết các vấn đề cụ thể, sau đó trên cơ sở đánh giá mức độ tương tự về chứcnăng của các vấn đề này trong việc giải quyết bài toán người ta gộp chúng lạithành từng nhóm cùng chức năng từ dưới lên trên cho đến module chính Sau đó sẽthiết kế thêm một số chương trình làm phong phú hơn, đầy đủ hơn chức năng củacác phân hệ và cuối cùng là thiết kế một chương trình làm nhiệm vụ tập hợp cácmodule thành một hệ chương trình thống nhất, hoàn chỉnh

Trang 25

2 Các vấn đề về phân tích hệ thống

2.1 Các phương pháp thu thập thông tin

- Phỏng vấn: cho phép thu được những xử lý theo cách khác với mô tảtrong tài liệu, gặp được những người chịu trách nhiệm trên thực tế, số người này cóthể không được ghi trên văn bản tổ chức; thu được những nội dung cơ bản kháiquát về hệ thống mà nội dung đó khó có thể nắm bắt được khi tài liệu quá nhiều.Đặc biệt là mục tiêu của tổ chức

- Nghiên cứu tài liệu: cho phép nghiên cứu kỹ và tỉ mỉ về nhiều khía cạnhcủa tổ chức như: lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức, tình trạng tài chính,các tiêu chuẩn và định mức, cấu trúc thứ bậc, vai trò và nhiệm vụ của các thànhviên, nội dung và hình dạng của các thông tin vào/ra Thông tin trên giấy tờ phảnánh quá khứ, hiện tại và tương lai của tổ chức Cần nghiên cứu kỹ các văn bản:

+ Các văn bản về thủ tục và quy trình làm việc của cá nhân hoặc mộtnhóm làm việc

+ Các phiếu mẫu sử dụng trong hoạt động của tổ chức

+ Các loại báo cáo, bảng biểu do hệ thống thông tin hiện có sinh ra

- Sử dụng phiếu điều tra: khi cần phải lấy thông tin từ một số lớn các đốitượng và trên phạm vi địa lý rộng thỡ dựng tới phiếu điều tra Yêu cầu các câu hỏitrên phiếu phải rõ ràng, cùng hiểu như nhau Phiếu ghi theo cách thức dễ tổng hợp.Thường thì phiếu điều tra được thiết kế trên giấy, tuy nhiên cũng có thể dùng quađiện thoại, đĩa từ, màn hình nối mạng, trang Web động…Phiếu điều tra cần phảiđược phát thử sau đó hiệu chỉnh lại nội dung và hình thức câu hỏi Trên phiếu điềutra nên chứa chủ yếu là câu hỏi đóng (Closed Ended) và có một số câu hỏi mở(Opened Ended) Để đảm bảo tỷ lệ phiếu thu về cao và có chất lượng người gửiphiếu phải là cấp trên của các đối tượng nhận phiếu

- Quan sát: khi phân tích viên muốn nhìn thấy những gì không thể hiệntrên tài liệu hoặc qua phỏng vấn như tài liệu để đâu, đưa cho ai, bỏ ngăn kéo, có

Trang 26

sắp xếp hoặc không sắp xếp, lưu trữ cú khóa hoặc khụng khúa…Quan sỏt sẽ có khigặp khó khăn vì người bị quan sát không thực hiện giống như ngày thường.

2.2 Mã hóa dữ liệu

2.2.1 Định nghĩa mã hóa dữ liệu

Mã hiệu được xem như là một biểu diễn theo quy ước, thông thường làngắn gọn về mặt thuộc tính của một thực thể hoặc tập hợp thực thể Bên cạnhnhững thuộc tính định danh theo ngôn ngữ tự nhiên người ta thường tạo ra nhữngthuộc tính nhận diện mới gồm một dãy ký hiệu, chủ yếu là những chữ cái chữ số,được gán cho một ý nghĩa mang tính ước lệ

Mã hóa được xem là việc xây dựng một tập hợp những hàm thức mang tínhquy ước và gán cho tập hợp này một ý nghĩa bằng cách cho liên hệ với tập hợpnhững đối tượng cần biểu diễn

Mã hóa là một công việc của thiết kế viên hệ thống thông tin Có thể coi đây

là việc thay thế thông tin ở dạng “tự nhiờn” thành một dãy ký hiệu thích ứng vớimục tiêu của người sử dụng Mục tiêu đó có thể là nhận diện nhanh chóng, khôngnhầm lẫn, tiết kiệm không gian lưu trữ và thời gian xử lý, thực hiện những phépkiểm tra logic hình thức hoặc thể hiện vài đặc tính của đối tượng

2.2.2 Các phương pháp mã hóa cơ bản

- Phương pháp mã hóa phân cấp: nguyên tắc tạo bộ mã này rất đơn giản.Người ta phân cấp đối tượng từ trên xuống, mã số được xây dựng từ trái qua phảicác chữ số được kéo dài về phía bên phải để thể hiện chi tiết sự phân cấp sâu hơn

Để thiết lập mã phân cấp cần phải xác định có bao nhiêu cấp và mỗi cấp cần baonhiêu mó Cú hai loại mã phân cấp: Mã phân cấp cố định và mã phân cấp biếnthiên Mã phân cấp cố định là loại mã số mà trong từng cấp bị giới hạn trong mộtkhoảng cho trước Ngược lại là mã biến thiên

- Phương pháp mã liên tiếp: mã kiểu này được tạo ra bởi một quy tắc tạo dãynhất định Chẳng hạn nếu người tuyển dụng vào làm việc trước có mã số 999 thìngười tiếp theo mang mã số 1000 Ưu điểm của phương pháp này là không nhầm

Trang 27

lẫn và tạo lập dễ dàng Nhưng nhược điểm là không gợi nhớ và không cho phépchốn thờm mó vào giữa hai mã cũ

- Phương pháp mã hóa tổng hợp: Khi kết hợp việc mã hóa phân cấp với mãhóa liên tiếp thì ta có phương pháp mã hóa tổng hợp

- Phương pháp mã hóa theo xeri: phương pháp chính này là sử dụng một tậphợp theo dãy gọi là xeri Xeri được coi như một giấy phép theo mã quy định

- Phương pháp mã hóa gợi nhớ: phương pháp này căn cứ vào đặc tính của đốitượng để xây dựng Chẳng hạn dùng việc viết tắt các chữ cái đầu làm mã như mãtiền tệ quốc tế: VND, USD; mó cỏc loại chứng từ: HĐ, BC…Ưu điểm của phươngpháp này là gợi nhớ cao, có thể nới rộng dễ dàng Nhược điểm là ít thuận lợi chotổng hợp và phân tích, dài hơn mã phân cấp

- Phương pháp mã hóa ghép nối: phương pháp này chia mã ra thành nhiềutrường, mỗi trường tương ứng với một đặc tính, những liên hệ có thể có giữanhững tập hợp con khác nhau với đối tượng được gỏn mó Ưu điểm của phươngpháp này là nhận diện không nhầm lẫn, có khả năng phân tích cao, có nhiều khảnăng kiểm tra thuộc tính Nhược điểm là khá cồng kềnh vì phải cần nhiều ký tự,phải chọn những đặc tính ổn định nếu không bộ mã mất ý nghĩa

2.3 Công cụ mô hình hóa

2.3.1 Sơ đồ luồng thông tin

Khái niệm: Sơ đồ luồng thông tin được dùng để mô tả hệ thống thông tintheo cách thức động Tức là mô tả sự di chuyển của dữ liệu, việc xử lý, việc lưu trữtrong thế giới vật lý bằng các sơ đồ

Các ký pháp của sơ đồ luồng thông tin:

- Xử lý

Thủ công Giao tác người – máy Tin học hóa hoàn toàn Giao tác người – máy Tin học hóa hoàn toàn

Trang 28

- Kho lưu trữ dữ liệu

Thủ công Tin học hóa

- Dòng thông tin - Điểu khiển

2.3.2 Sơ đồ luồng dữ liệu

Khái niệm: sơ đồ luồng dữ liệu dùng để mô tả cũng chính hệ thống thông tinnhư sơ đồ luồng thông tin nhưng trên góc độ trừu tượng Trên sơ đồ chỉ bao gồmcác luồng dữ liệu, các xử lý, các lưu trữ dữ liệu, nguồn và đích nhưng không hềquan tâm tới nơi, thời điểm và đối tượng chịu trách nhiệm xử lý Sơ đồ luồng dữliệu chỉ mô tả đơn thuần hệ thống thông tin làm gì và để làm gì

Ký pháp dùng cho sơ đồ luồng dữ liệu (DFD):

Ngôn ngữ sơ đồ luồng dữ liệu DFD sử dụng 4 loại ký pháp cơ bản: thực thể,tiến trình, kho dữ liệu và dòng dữ liệu

Tệp dữ liệu

Tên dòng dữ liệu Dòng dữ liệu

Tiến trình xử lý

Kho dữ liệu

Trang 29

Các mức của DFD

- Sơ đồ ngữ cảnh (Context Diagram) thể hiện rất khái quát nội dungchính của hệ thống thông tin Sơ đồ này không đi vào chi tiết mà mô tả sao cho chỉcần một lần nhìn là nhận ra nội dung chính của hệ thống Để cho sơ đồ sáng sủa, dễnhìn có thể bỏ qua kho dữ liệu; bỏ qua các xử lý cập nhật

- Phân rã sơ đồ: để mô tả hệ thống chi tiết hơn người ta dùng kỹ thuậtphân rã (Explosion) sơ đồ Bắt đầu từ sơ đồ khung cảnh, người ta phân rã ra thành

sơ đồ mức 0, tiếp sau mức 0 là mức 1…

Một số quy ước và quy tắc liên quan tới DFD

1 Mỗi luồng dữ liệu phải có một tên trừ luồng giữa xử lý và kho dữ liệu

2 Dữ liệu chứa trên 2 vật mang khác nhau nhưng luôn luôn đi cùng nhauthì có thể tạo ra chỉ một luồng duy nhất

3 Xử lý luôn phải được đánh mã số

4 Vẽ lại các kho dữ liệu để các luồng dữ liệu không cắt nhau

5 Tên cho xử lý phải là một động từ

6 Xử lý buộc phải thực hiện một biến đổi dữ liệu Luồng vào phải khác vớiluồng ra từ một xử lý

7 Thông thường một xử lý mà logic xử lý của nó được trình bày bằng ngônngữ có cấu trúc chỉ chiếm một trang giấy thỡ khụng phân rã tiếp

8 Cố gắng chỉ để tối đa 7 xử lý trên một trang DFD

9 Tất cả các xử lý trên một DFD phải thuộc cùng một mức phân rã

10 Luồng vào của một DFD mức cao phải là luồng vào của một DFD conmức thấp nào đó Luồng ra tới đích của một DFD con phải là luồng ra tới đích củamột DFD mức lớn hơn nào đó Đõy cũn gọi là nguyên tắc cân đối (Balancing) củaDFD

11 Xử lý không phân rã tiếp thêm thì được gọi là xử lý nguyên thủy Mỗi

xử lý nguyên thủy phải có một phích xử lý logic trong từ điển hệ thống

Trang 30

Cỏc phớch lụgic

Giống như phích vật lý, phích logic hoàn chỉnh tài liệu cho hệ thống Có 5loại phích logic Chúng được dùng mô tả thêm cho luồng dữ liệu, xử lý, kho dữliệu, tệp dữ liệu và phần tử thông tin

- Mẫu phích xử lý logic

- Mẫu phích luồng dữ liệu

- Mẫu phích phần tử thông tin

- Mẫu phích kho dữ liệu

- Mẫu phích tệp dữ liệu

Tên xử lý

Mô tả Tên DFD liên quan:

Các luồng dữ liệu vào:

Các luồng dữ liệu ra:

Phích luồng dữ liệu

Tên phần tử thông tin:

Trang 31

Tên kho:

Mô tả:

Tên DFD có liên quan:

Các xử lý có liên quan:

Tên sơ đồ cấu trúc dữ liệu có liên quan:

Phích kho dữ liệu

sơ đồ luồng thông tin

(Data Flow Diagram)

Sơ đồ luồng dữ liệu

SD

(System Dictionary)

Từ điển hệ thống

Các phích lôgic

3 Lý thuyết về cơ sở dữ liệu

3.1 Khái niệm về cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu

- Cơ sở dữ liệu (Data Base): là tập hợp các bảng có liên quan với nhau

được tổ chức và lưu trữ trên các thiết bị hiện đại của tin học, chịu sự quản lý củamột hệ thống chương trình máy tính, nhằm cung cấp thông tin cho nhiều người sửdụng khác nhau, với những mục đích khác nhau

Trang 32

- Hệ cơ sở dữ liệu (Data Base Systems): là tập hợp các cơ sở dữ liệu có

liên quan đến nhau

- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Data Base Management Systems): là một tập

hợp các phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu và cung cấp các dịch vụ xử lý cơ sở dữliệu cho những người phát triển ứng dụng và người dùng cuối cùng Hệ quản trị cơ

sở dữ liệu cung cấp một giao diện giữa người sử dụng và dữ liệu, biến đổi cơ sở dữliệu vật lý thành cơ sở dữ liệu logic

2.2 Các khái niệm của cơ sở dữ liệu

- Thực thể (Entity): là một đối tượng nào đó mà nhà quản lý muốn lưu trữthông tin về nó Một số thực thể có vẻ vật chất, hữu hình (máy móc thiết bị, kháchhàng…) còn một số thực thể khác chỉ là những khái niệm vô hình như dự án, tàikhoản…Khi nói đến thực thể cần hiểu rõ là nói đến một tập hợp các thực thể cùngloại

- Trường dữ liệu (Field): để lưu trữ thông tin về từng thực thể người ta thiếtlập cho nó một bộ thuộc tính để ghi giá trị cho các thuộc tính đó Mỗi thuộc tínhđược gọi là một trường Nó chứa một mẩu tin về thực thể cụ thể

- Bản ghi (Record): tập hợp bộ giá trị của các trường của một thực thể cụ thểlàm thành một bản ghi

- Bảng (Table): toàn bộ các bản ghi lưu trữ thông tin cho một thực thể tạo ramột bảng mà mỗi dòng là một bản ghi và mỗi cột là một trường

2.3 Mô hình quan hệ

Mô hình Cơ sở dữ liệu Quan hệ (gọi tắt là Mô hình Quan hệ) do E.F Codd

đề xuất năm 1971 Mô hình này bao gồm:

- Một hệ thống các ký hiệu để mô tả dữ liệu dưới dạng dòng và cột như quan

hệ, bộ, thuộc tính, khóa chính, khoá ngoại,

- Một tập hợp các phép toán thao tác trên dữ liệu như phép toán tập hợp, phéptoán quan hệ

Trang 33

- Ràng buộc toàn vẹn quan hệ.

Mô hình này được sáng lập nhằm 3 mục tiêu sau đây:

- Mục tiêu độc lập dữ liệu: vạch ra một đường ranh giới rõ ràng giữa cácphương diện logic và vật lý của việc quản trị CSDL Khi đú cỏc nhà lập trình ứngdụng không cần thiết phải để ý tới cách trình bày dữ liệu trờn cỏc phương tiện vậtchất nữa

- Mục tiêu truyền đạt: tạo ra một mô hình đơn giản mà đông đảo các nhà lậptrình và những người dùng có thể hiểu được ngay Đây là mục tiêu nhằm tăng hiệusuất và hiệu quả của việc trao đổi giữa người dùng và các cán bộ hệ thống thôngtin quản lý

- Mục tiêu xử lý tập hợp: mục tiêu này nhằm tăng khả năng xử lý từ “lần lượttừng bản ghi” đến “đồng thời nhiều bản ghi”

Đạt được các mục tiêu như vậy có nghĩa là chỉ cần viết một số ít dòng lệnhcho các trình ứng dụng, đồng thời những người dùng và những cán bộ phân tích sẽ

ít hiểu lầm nhau trong giao tiếp

Theo mô hình này thì hệ quản trị cơ sở dữ liệu xem xét và thể hiện các thựcthể như một bảng hai chiều với bản ghi là các hàng và các trường là các cột Cómột cột đóng vai trò trường khóa hay còn gọi là trường định danh Mỗi giá trị của

nó xác định một bản ghi duy nhất Bảng có thể chứa các trường liên kết, chúngkhông phải là những trường mô tả về thực thể mà là móc xích liên kết với mộthoặc nhiều bản ghi của một trường khác

Cấu trúc như vậy có rất nhiều thuận lợi cho việc thao tác với dữ liệu trờn cỏcbảng Một bảng được coi như là một tập hợp con của tích Đề Cỏc cỏc tập hợp màcác phần tử của nó là tập hợp các giá trị có thể nhận của mỗi trường Vì thế, mỗibảng còn được gọi theo gốc toán học là một quan hệ (tập hợp con tích Đề Các củacác tập hợp) Mô hình này tạo thuận lợi rất lớn cho các thao tác cơ bản có gốc rễ từtoán học như: lọc, trừ, liên kết, chiếu…giữa các quan hệ

Trang 34

2.3 Thiết kế cơ sở dữ liệu logic đi từ các thông tin ra

Theo phương pháp này, việc thiết kế CSDL bao gồm 5 bước như sau:

Bước 1: Xác định các đầu ra

- Liệt kê toàn bộ các thông tin đầu ra

- Nội dung, khối lượng, tần suất và nơi nhận của chúng

Bước 2: xác định các tệp cần thiết cung cấp đủ dữ liệu cho việc tạo ra từng đầu ra

- Liệt kê các phần tử thông tin đầu ra:

+ Liệt kê toàn bộ các thuộc tính thành một danh sách Đánh dấu cácthuộc tính lặp – là thuộc tính có thể nhận nhiểu giá trị dữ liệu

+ Đánh dấu các thuộc tính thứ sinh – là những thuộc tính được tính toán

ra hoặc suy ra từ các thuộc tính khác

+ Gạch chõn cỏc thuộc tính khóa cho các thông tin đầu ra

+ Loại bỏ các thuộc tính thứ sinh khỏi danh sách, chỉ để lại các thuộctính cơ sở Xem xét loại bỏ những thuộc tính không có ý nghĩa trong quản lý

- Thực hiện việc chuẩn hóa mức 1 (1.NF): tỏch cỏc thuộc tính lặp ra thànhdanh sách con, có một ý nghĩa dưới góc độ quản lý Gắn cho nó một cái tờn, tỡmcho nó một thuộc tính định danh riêng và thêm thuộc tính định danh của danh sáchgốc

- Thực hiện chuẩn hóa mức 2 (2.NF): tách những thuộc tính phụ thuộc hàmvào bộ phận của khóa thành một danh sách con mới Lấy bộ phận khóa đú chodanh sách mới Đặt cho danh sách mới này một tên riêng cho phù hợp với nội dungcủa các thuộc tính trong danh sách

- Thực hiện chuẩn hóa mức 3 (3.NF): nếu thuộc tính Z phụ thuộc hàm vàothuộc tính Y và Y phụ thuộc hàm vào X thì phải tỏch chỳng vào hai danh sáchchứa quan hệ Z, Y và danh sách chứa quan hệ Y với X Xác định khóa và tên chomỗi danh sách mới

Trang 35

- Mô tả các tệp: mỗi danh sách xác định được sau bước chuẩn hóa mức 3 sẽ làmột tệp cơ sở dữ liệu Biểu diễn các tệp theo ngôn ngữ của cơ sở dữ liệu về tệp.Tên tệp viết hoa, nằm phía trên Các thuộc tính nằm trong cỏc ụ, thuộc tính khóagạch chân.

Bước 3: tích hợp các tệp để chỉ tạo ra một CSDL

Từ mỗi đầu ra theo cách thực hiện của bước 2 sẽ tạo ra rất nhiều danh sách

và mỗi danh sách là liên quan tới một đối tượng quản lý, có sự tồn tại riêng tươngđối độc lập Những danh sách nào cùng mô tả về một thực thể thì phải tích hợp lại,nghĩa là tạo thành một danh sách chung, bằng cách tập hợp tất cả các thuộc tínhchung và riêng của những danh sách đó

Bước 4: xác định khối lượng dữ liệu cho từng tệp và toàn bộ sơ đồ

- Xác định số lượng các bản ghi cho từng tệp

- Xác định độ dài cho một thuộc tính Tính độ dài cho bản ghi

Bước 5: xác định liên hệ logic giữa các tệp và thiết lập sơ đồ cấu trúc dữ liệu

Xác định mối liên hệ giữa các tệp, biểu diễn chúng bằng các mũi tên haichiều, nếu có mối quan hệ một – nhiều thì vẽ hai mũi tên về hướng đó

3 Khái quát về các công cụ sử dụng trong đề tài

3.1 Khái quát về hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access và SQL server

3.1.1 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access

Access lưu giữ các thành phần như các mẫu hỏi, các mẫu biểu, và các báo

cáo trong một tệp Việc này sẽ làm cho cơ sở dữ liệu tạo và phânphối một cách đơn giản hơn

Bảng

Các bảng lưu dữ liệu được định dạng theo cột và dòng, tương tự như việcứng dụng bảng tính Chúng ta có thể tạo và mở nhiều bảng (được giới hạn bởi bộnhớ trong máy tính của bạn)

Trang 36

Các truy vấn

Mỗi truy vấn là một câu hỏi đơn giản từ cơ sở dữ liệu cho phép bạn hiển thị dữliệu thoả mãn điều kiện hỏi Mỗi lần xem dữ liệu bạn thường không muốn hiển thịtoàn bộ dữ liệu trong cơ sở dữ liệu Bằng việc dựng cỏc truy vấn bạn có thể xácđịnh xem những bản ghi nào và những trường nào từ các bảng dữ liệu đó cú sẽđược hiển thị

Các mẫu biểu

Các mẫu biểu được sử dụng để nhập dữ liệu và cập nhật các dữ liệu hiện thời.Các mẫu biểu sẽ hiển thị dữ liệu thường là một bản ghi nhiều hơn là dạng cột vàdũng Cỏc mẫu biểu có thể đại diện cho các trường trong bảng theo bất kỳ một trật

tự nào và làm cho việc nhập dữ liệu nhanh hơn và đơn giản hơn

Các báo cáo

Các báo cáo là tổng hợp các bản in ra của cơ sở dữ liệu của bạn và được tạo ratrong bất kỳ định dạng nào mà bạn muốn Các báo cáo có thể được tạo ra từ bất kỳbảng hoặc bản mẫu câu hỏi nào mà bạn đã thiết kế trước đó

3.1.2 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL server

SQL Server là một hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (Relational

Database Management System (RDBMS) ) sử dụng Transact-SQL để trao đổi dữ

liệu giữa Client computer và SQL Server computer Một RDBMS bao gồmdatabases, database engine và các ứng dụng dùng để quản lý dữ liệu và các bộphận khác nhau trong RDBMS

Trang 37

SQL Server được tối ưu để có thể chạy trên môi trường cơ sở dữ liệu rất lớn(Very Large Database Environment) lên đến Tera-Byte và có thể phục vụ cựng lỳccho hàng ngàn user SQL Server có thể kết hợp "ăn ý" với các server khác nhưMicrosoft Internet Information Server (IIS), E-Commerce Server, Proxy Server

Một thành phần quan trọng của SQL Server là Relational Database Engine.éõy là một engine có khả năng chứa data ở các quy mô khác nhau dưới dạng table

và support tất cả các kiểu kết nối (data connection) thông dụng của Microsoft nhưActiveX Data Objects (ADO), OLE DB, and Open Database Connectivity(ODBC) Ngoài ra nó cũn có khả năng tự điều chỉnh (turn up) ví dụ như sử dụngthờm cỏc tài nguyên (resource) của máy khi cần và trả lại tài nguyên cho hệ điềuhành khi một user log off

SQL Server có 7 editions:

- Enterprise : Chứa đầy đủ các đặc trưng của SQL Server và có thể chạy tốt

trên hệ thống lên đến 32 CPUs và 64 GB RAM Thêm vào đó nó cú cỏc dịch vụgiúp cho việc phân tích dữ liệu rất hiệu quả (Analysis Services)

- Standard : Rất thích hợp cho các công ty vừa và nhỏ vì giá thành rẻ hơn

nhiều so với Enterprise Edition, nhưng lại bị giới hạn một số chức năng cao cấp(advanced features) khác, edition này có thể chạy tốt trên hệ thống lên đến 4 CPU

và 2 GB RAM

- Personal: được tối ưu hóa để chạy trên PC nên có thể cài đặt trên hầu hết

các phiên bản windows kể cả Windows 98

- Developer : Có đầy đủ các tính năng của Enterprise Edition nhưng được chế

tạo đặc biệt như giới hạn số lượng người kết nối vào Server cùng một lúc éõy làedition mà các bạn muốn học SQL Server cần có Edition này có thể cài trênWindows 2000 Professional hay Win NT Workstation

- Desktop Engine (MSDE): éõy chỉ là một engine chạy trên desktop và không

có user interface (giao diện) Thích hợp cho việc triển khai ứng dụng ở máy client.Kích thước database bị giới hạn khoảng 2 GB

Trang 38

- Win CE : Dùng cho các ứng dụng chạy trên Windows CE

- Trial: Có các tính năng của Enterprise Edition, download free, nhưng giới

hạn thời gian sử dụng

3.2.Giới thiệu ngôn ngữ lập trình Visual Basic 6.0

Visual Basic, con đường ngắn nhất và đơn giản nhất để tạo các ứng dụngcho Microsoft Windows Cho dù ta là một nhà chuyên nghiệp hay là một ngườimới lập trình Windows, Visual Basic cung cấp cho ta một tập hợp các công cụhoàn chỉnh để nhanh chóng phát triển các ứng dụng

Vậy Visual Basic là gì? Thuật ngữ “Visual” dùng để nói đến các phươngthức dùng để tạo giao diện đồ hoạ người sử dụng Thay vì viết những dòng mãlệnh để mô tả sự xuất hiện và vị trí của những thành phần giao diện ta chỉ cần thêmnhững đối tượng đã được định nghĩa trước ở vị trí nào trên màn hình Còn “Basic”

là nói đến ngôn ngữ BASIC (Beginners All-purpose Symbolic Intruction Code)một ngôn ngữ được dùng bởi nhiều nhà lập trình hơn bất cứ ngôn ngữ nào kháctrong lịch sử máy tính

Visual Basic được phát triển dần dần dựa trên ngôn ngữ BASIC, cho đếnbây giờ nó đó chứa đựng hàng trăm điều lệnh, hàm, từ khoỏ… có quan hệ trực tiếptới giao diện đồ hoạ của Windows

Ngôn ngữ Visual Basic cú cỏc chức năng truy xuất dữ liệu cho phép ta tạo racác cơ sở dữ liệu những ứng dụng Visual Basic được xem là một công cụ pháttriển phần mềm hiệu quả nhất Kể từ khi Visual Basic 1.0 được công bố Microsoftluôn luôn bổ sung, hoàn chỉnh các cách thức đơn giản để thiết kế, phát triển phần

mềm Visual Basic 3.0 được bổ sung điều khiển cơ sở dữ liệu Visual Basic 4.0

được bổ sung hỗ trợ phát triển 32 bit và bắt đầu chuyển Visual Basic thành công cụlập trình hướng đối tượng đầy đủ Visual Basic 5.0 thì bổ sung khả năng tạo tập tinthi hành thực sự thậm chí có khả năng tạo điều khiển riêng Đến giờ Visual Basic6.0 bổ sung một số tính năng ngôn ngữ đã được mong đợi từ lâu đó là tăng cường

Trang 39

năng lực Internet, và cả các tính năng cơ sở dữ liệu mạnh hơn Quả thật, VisualBasic đã trở thành một công cụ mạnh nhất, trôi chảy nhất từ trước tới nay.

Visual Basic gắn liền với khái niệm lập trình trực quan (Visual), nghĩa là khithiết kế chương trình, ta thấy ngay kết quả qua từng thao tác và giao diện khichương trình thực hiện Đây là thuận lợi lớn so với các ngôn ngữ lập trình khác.Visual Basic cho phép ta chỉnh sửa đơn giản, nhanh chóng hình dáng, màu sắc,kích thước của đối tượng có mặt trong ứng dụng

Một khả năng khác của Visual Basic là khả năng kết hợp các thư viện liênkết động DLL (Dynamic Link Library) DLL chính là phần mở rộng cho VisualBasic tức là khi ta xây dựng một ứng dụng nào đó có một yêu cầu mà Visual Basickhông thể đáp ứng được ta có thể viết thêm DLL phụ trợ

Người dùng Visual Basic, cũng thấy tiện lợi khi tiết kiệm được thời gian,công sức so với các ngôn ngữ khác khi xây dựng cùng một ứng dụng

Khi viết chương trình bằng Visual Basic, chúng ta phải qua hai bước:

- Thiết kế giao diện ( Visual Programming)

- Viết lệnh (Code Programming)

* Thiết kế giao diện

Visual Basic là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng nên việc thiết kế giaodiện rất đơn giản Trong hộp Tools Box, ta có thể xác định đối tượng, sau đó ta đặtđối tượng vào Form và tiến hành thay đổi một số thuộc tính của đối tượng đó trựctiếp trên đối tượng hoặc thông qua cửa sổ thuộc tính Properties Window

a Form:

Tương tự như trong Access, Form là biểu mẫu mỗi ứng dụng trong VisualBasic Ta dùng Form (như một biểu mẫu) nhằm định vị và sắp xếp các bộ phậntrờn nó khi thiết kế các phần giao tiếp với người dùng.ười dùng

Ta có thể xem Form như một bộ phận mà nó chứa các bộ phận khác Formchính là ứng dụng, các thành phần của nó tương tác với các Form khỏc cỏc bộphận của chúng tạo nên giao tiếp cho ứng dụng Form chính là giao diện chính cho

Trang 40

ứng dụng, các Form khác có thể chứa các hộp thoại hiển thị các nhập liệu và hơnthế nữa.

Trong nhiều ứng dụng Visual Basic, kích cỡ và vị trí của biểu mẫu vào lúchoàn tất thiết kế (thường mệnh danh là thời gian thiết kế, hoặc lúc thiết kế) là kích

cỡ và hình dáng mà người dùng sẽ gặp vào thời gian thực hiện, hoặc lúc chạy.Điều này có nghĩa là Visual Basic cho phép ta thay đổi kích cỡ và di chuyển vị trícủa các Form đến bất kỳ nơi nào trong màn hình khi chạy một đề án bằng cáchthay đổi các thuộc tính của nó trong cửa sổ thuộc tính (Properties Window) Thực

tế, một trong những tính năng thiết yếu của Visual Basic là khả năng tiến hànhnhững thay đổi động để đáp ứng các sự kiện của người dùng

b Tools Box: Hộp công cụ

Bản thân hộp công cụ này chỉ chứa các biểu tượng biểu thị các điều khiển

mà ta có thể bổ sung vào biểu mẫu, là bảng chứa các đối tượng được định nghĩasăn của Visual Basic Các đối tượng này được sử dụng trong Form để tạo thànhgiao diện cho các chương trình ứng dụng của Visual Basic Các đối tượng trongthanh công cụ sau đây là thông dụng nhất

c Properties Window:

Là nơi chứa danh sách thuộc tính của một đối tượng cụ thể Các thuộc tínhnày có thể thay đổi để phù hợp với yêu cầu về giao diện của các chương trình ứngdụng

d Project Explorer:

Do các ứng dụng của Visual Basic thường dùng chung mã hoặc các Form đãtuỳ biến trước đú, nờn Visual Basic tổ chức các ứng dụng thành Project MỗiProject có thể có nhiều Form và mã kích hoạt các điều khiển trên một Form sẽđược lưu trữ chung với Form đó trong các tập tin riêng biệt Mã lập trình chung màtất cả các Form trong ứng dụng chia sẻ có thể phân thành các Module khác nhau vàcũng được lưu trữ tách biệt, gọi là Module mã Project Explorer nêu tất cả các biểumẫu tuỳ biến được và các Module mã chung, tạo nên một ứng dụng.ợc lưu trữ tách

Ngày đăng: 25/11/2014, 07:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Cấu trúc dữ liệu và giải thuậtPGS. TS. Hàn Viết Thuận, NXB Thống Kê, Hà Nội 2005 Khác
2. Giáo trình Hệ thống thông tin quản lýTS. Trương Văn Tú – TS. Trần Thị Song Minh, NXB Thống kê, Hà Nội, 2000 Khác
3. Giáo trình Cơ sở dữ liệu SQL, AccessThs. Trần Công Uẩn, NXB Thống kê, Hà Nội, 2000 Khác
4. Giáo trình Công nghệ phần mềmCông ty tư vấn Tài ngân BFC, Hà Nội, 1999 Khác
5. Giáo trình nhập môn Lập trình Visual Basic 6.0 Phạm Hữu Khang, NXB Lao động Xã hội Khác
6. Quản lý CSDL với Microsoft SQL Server 2005Ks. Nguyễn Nam Thuận – Lữ Đức Hào, NXB Giao Thông Vận Tải Khác
7. Lập trình ứng dụng chuyên nghiệp SQL Server 2000 Phạm Hữu Khang, NXB Lao động Xã hội Khác
8. Visual Basic 6.0 và lập trình CSDLNguyễn Thị Ngọc Mai, NXB Lao động Xã hội Khác
9. Phát triển ứng dụng bằng Access 2002 Phạm Hữu Khang, NXB Lao động Xã hội Khác
10.Quản trị SQL Server 2000 Phạm Hữu Khang, NXB Thống kê Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.3.1. Sơ đồ luồng thông tin - xây dựng phần mềm convert dữ liệu csdl access sang csdl sql server
2.3.1. Sơ đồ luồng thông tin (Trang 27)
2.3.2. Sơ đồ luồng dữ liệu - xây dựng phần mềm convert dữ liệu csdl access sang csdl sql server
2.3.2. Sơ đồ luồng dữ liệu (Trang 28)
1.1. Sơ đồ chức năng của phần mềm - xây dựng phần mềm convert dữ liệu csdl access sang csdl sql server
1.1. Sơ đồ chức năng của phần mềm (Trang 42)
1.2. Sơ đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh - xây dựng phần mềm convert dữ liệu csdl access sang csdl sql server
1.2. Sơ đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh (Trang 46)
1.3. Sơ đồ luồng dữ liệu mức 0 - xây dựng phần mềm convert dữ liệu csdl access sang csdl sql server
1.3. Sơ đồ luồng dữ liệu mức 0 (Trang 47)
2.2. Sơ đồ quan hệ thực thể - xây dựng phần mềm convert dữ liệu csdl access sang csdl sql server
2.2. Sơ đồ quan hệ thực thể (Trang 57)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w