1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

PHIẾU MÔ TẢ DẠY HỌC TICH HỢP MÔN GDCD-Nhất Tỉnh

24 4K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 13,08 MB

Nội dung

1. Tên dự án dạy họcTÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN SINH HỌC, HÓA HỌC, ĐỊA LÍ, NGỮ VĂN VÀ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO BỘ MÔN GDCD.Tiết 10. Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.2. Mục tiêu dạy học2.1. Kiến thức:2.1.1. Môn GDCD Học sinh hiểu được những việc làm đúng đắn trong việc góp phần cùng với mọi người, cộng đồng bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường là góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH YÊN TRƯỜNG: THCS TÍCH SƠN TỔ: KHOA HỌC XÃ HỘI NGƯỜI THỰC HIỆN: BÙI THỊ YẾN NGỌC ĐIỆN THOẠI: 01296705588 EMAIL: BUIYENNGOC79@GMAIL.COM Năm học: 2013-2014 Dạy học theo chủ đề tích hợp môn Giáo dục công dân PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DẠY HỌC – MÔN GDCD 1. Tên dự án dạy học TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN SINH HỌC, HÓA HỌC, ĐỊA LÍ, NGỮ VĂN VÀ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO BỘ MÔN GDCD. Tiết 10. Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư. 2. Mục tiêu dạy học 2.1. Kiến thức: 2.1.1. Môn GDCD - Học sinh hiểu được những việc làm đúng đắn trong việc góp phần cùng với mọi người, cộng đồng bảo vệ môi trường. - Bảo vệ môi trường là góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư. - Thực hiện và vận động bạn bè, người thân thực hiện bảo vệ môi trường là trách nhiệm của học sinh. 2.1.2. Môn Sinh học - Học sinh thấy được vai trò quan trọng của thực vật trong việc bảo vệ đất và nguồn nước. - Thấy được sự ra tăng dân số gây tác động xấu đến môi trường. - Mỗi con người đều phải có ý thức thực hiện tốt luật Bảo vệ môi trường. 2.1.3. Môn Hóa học. - Xác định được việc bảo vệ nguồn nước là rất cần thiết cho đời sống con người. 2.1.4. Môn Ngữ văn. - Hiểu được sự nguy hiểm của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe con người. 2.1.5. Môn Địa lí. Học sinh thấy được vai trò quan trọng của đất, nước, bầu khí quyển đối với sự sống của con người, từ đó học sinh có ý thức xây dựng ý thức tích cực để bảo vệ môi trường. 2.2. Kỹ năng - Giúp học sinh hình thành nếp sống có văn hóa , có ý thức bảo vệ môi trường. - Học sinh tự nhận biết được những việc làm tốt cho môi trường. Gv: Bùi Thị Yến Ngọc-Trường THCS Tích Sơn-Tp. Vĩnh Yên 2 Dạy học theo chủ đề tích hợp môn Giáo dục công dân - Có ý thức vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà cửa, khu dân cư, trường lớp sạch sẽ. - Có ý thức trồng cây xanh tạo bóng mát, trồng cây gây rừng, bảo vệ nguồn nước 2.3. Thái độ - Các em thấy yêu quí thiên nhiên, yêu quí môi trường trong lành thân thiện - Thấy rõ trách nhiệm của bản thân về việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư, trường học góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ môi trường. - Có thái độ đúng đắn trong việc góp phần cùng với mọi người, cộng đồng bảo vệ môi trường. 3. Đối tượng dạy học - Học sinh trường : THCS Tích Sơn + Số lượng: 110 học sinh + Số lớp: 3 + Khối lớp: 8 4. Ý nghĩa của dự án 4.1. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn dạy học - Qua việc dạy học của dự án thì học sinh đã có tư duy, vận dụng được kiến thức của nhiều môn học khác nhau để giải quyết một vấn đề gặp trong cuộc sống. - Từ những kiến thức của dự án và cách vận dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau để giải quyết vấn đề mà học sinh có thể vận dụng đối với các tình huống khác. 4.2. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn đời sống - Phát hiện những hành động xấu đe dọa, tác động xấu đến môi trường . - Học sinh có ý thức tốt để bảo vệ môi trường trong cuộc sống hàng ngày, đó là nâng cao khả năng rèn luyện của bản thân và cộng đồng. - Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tích cực bảo vệ và trồng thêm cây xanh., tạo môi trường xanh sạch đẹp. - Bảo vệ nguồn nước, tránh làm ô nhiễm nguồn nước, làm trong sạch bầu khí quyển. - Biết phân loại giác , tự giác thực hiện tốt những việc làm có ích cho môi trường xung quanh mình. 5. Thiết bị dạy học và học liệu 5.1. Thiết bị dạy học - Tranh ảnh về ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường, không bảo vệ môi trường. - Một số mẩu truyện thực tế. Gv: Bùi Thị Yến Ngọc-Trường THCS Tích Sơn-Tp. Vĩnh Yên 3 Dạy học theo chủ đề tích hợp môn Giáo dục công dân - Máy chiếu. 5.2. Học liệu 5.2.1. Một số hình ảnh về hậu quả của việc phá hoại môi trường, không bảo vệ môi trường. 5.2.2. Một số hiểu biết về môi trường, ý thức, hành động của con người có tác động tới môi trường. Khái niệm về môi trường: Theo Điều 1, Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam thì môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển. Ô nhiễm môi trường: Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam: « Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường ». Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ. Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường - Dân số tăng, lượng tài nguyên thiên nhiên khai thác sử dụng nhiều, tạo ra lượng phế thải lớn, tình trạng khai thác lạc hậu, bừa bãi. - Khí thải công nghiệp, chất thải công nghiệp của các ngành sản xuất khác nhau, quy trình thu gom, xử lí còn hạn chế. - Các loại phân bón trong nông nghiệp, nhất là lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ… - Do hoạt động sản xuất của con người ở nhiều lĩnh vực khác nhau như phá rừng, xây dựng, khai thác các loại tài nguyên… - Do chiến tranh (khí độc do khói súng, cháy nhà, cháy rừng; chất độc hóa học, chất phóng xạ ; xác chết của người và động vật chưa được chôn cất kịp thời …) Thực trạng môi trường Việt Nam. Cùng với sức ép gia tăng dân số, sự nghèo nàn, quá trình đô thị hóa, sự di dân và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã tác động mạnh mẽ tới môi trường. Gv: Bùi Thị Yến Ngọc-Trường THCS Tích Sơn-Tp. Vĩnh Yên 4 Dạy học theo chủ đề tích hợp môn Giáo dục công dân Nguy cơ mất rừng và tài nguyên rừng đang đe dọa nghiêm trọng. Trung bình rừng bị phá hàng năm từ 150.000 – 200.000 ha/năm. Mất rừng, đồi núi trọc, đất bị xói mòn rửa trôi, chế độ thủy văn và khí hậu thay đổi theo chiều hướng xấu, mất đa dạng sinh học, nhất là những động vật quý hiếm. Sự suy giảm nhanh chất lượng đất và diện tích canh tác, tài nguyên đất tiếp tục bị lãng phí do canh tác không hợp lí, thiếu phân bón hữu cơ, phương thức canh tác lạc hậu. Đặc biệt là sự lạm dụng phân bón, thuốc trừ sâu đã làm cho môi trường đất, nước và không khí bị ô nhiễm ngày càng nặng nề, nhiều bệnh tật ngày càng phát sinh. Tài nguyên biển, đặc biệt là tài nguyên sinh vật vùng ven biển đang bị suy giảm nhanh, môi trường bị ô nhiễm: khai thác hải sản quá mức, đánh bắt sinh vật còn non, công cụ khai thác còn lạc hậu, đánh bắt chủ yếu ven bờ… Một số hình ảnh ô nhiễm môi trường ở Việt Nam Gv: Bùi Thị Yến Ngọc-Trường THCS Tích Sơn-Tp. Vĩnh Yên 5 Dạy học theo chủ đề tích hợp môn Giáo dục công dân Gv: Bùi Thị Yến Ngọc-Trường THCS Tích Sơn-Tp. Vĩnh Yên 6 Dạy học theo chủ đề tích hợp môn Giáo dục công dân Thực trạng môi trường Thành Phố Vĩnh Yên và trường THCS Tích Sơn. -Vĩnh Yên là một thành phố nhỏ, nhưng có số dân cư khá đông đúc, bên cạnh đó lại có nhiều nhá máy, công ty, siêu thị, chợ lớn nên môi trường dễ bị ô nhiễm. - Nguồn nước những sông ngòi ao hồ đang bị ô nhiễm do con người đang hàng ngày xả nước thải trực tiếp ra đó. Trường THCS Tích Sơn gần khu dân cư, trong khi ý thức bảo vệ môi trường của một bộ phận nhân dân gần trường học và nơi học sinh sinh sống còn hạn chế nên ảnh hưởng phần nào đến môi trường trường học. - Về phía nhà trường tuy được đầu tư nhiều về cơ sở vật chất nhưng còn nhiều hạn chế: sân trường có diện tích nhỏ, nhà trường đang trong quá trình sửa chữa và xây mới nên còn bụi bặm, ồn ào. - Đặc biệt ý thức bảo vệ môi trường của học sinh THCS Tích Sơn chưa cao, các em chưa tự giác thực hiện những hành động bảo vệ môi trường, còn có một số ít học sinh vứt bỏ rác bừa bãi ngay trong lớp học và ngoài sân trường, các em không phân loại giác điều này dẫn tới việc xử lý giác thải rất khó khăn. Một số học sinh cũng thường xuyên phá hoại cây xanh trong khu vực sân trường như: bẻ cành , ngắt lá - Qua thực trạng môi trường Việt Nam, đặc biệt là thực trạng môi trường của thành phố Vĩnh Yên và trường THCS Tích Sơn tôi đã thực hiện dự án này nhằm giúp các em có ý thức thể hiện văn hóa bảo vệ môi trường trong cuộc sống hàng ngày. Các em biết yêu quý thiên nhiên tươi đẹp, biết góp phần nhỏ bé của mình bảo vệ môi trường xung quanh. Trong bộ môn Sinh học lớp 6 các em cũng đã biết được thực vật có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ đất và nguồn nước, nếu thực vật bị tàn phá sẽ gây sói mòn đất, Gv: Bùi Thị Yến Ngọc-Trường THCS Tích Sơn-Tp. Vĩnh Yên 7 Dạy học theo chủ đề tích hợp môn Giáo dục công dân nguồn nước sẽ ô nhiễm, từ đó các em sẽ trồng cây, chăm sóc cây và yêu cây hơn. Ngoài ra trong bộ môn Sinh học lớp 9 các em còn biết được rằng sự ra tăng dân số nhanh có tác động xấu tới môi trường và các em sẽ hiểu được rằng kế hoạch hóa gia đình là việc làm rất cần thiết để có cuộc sống ấm no. Qua chương IV Bảo vệ môi trường các em cũng được trang bị thêm những kiến thức về luật bảo vệ môi trường và biết được những điều được làm và những điều không được làm để bảo vệ môi trường. Trong bộ môn Hóa học các em được học về nước, các em thấy được rằng nước có vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc sống của con người, chúng ta không thể duy trì cuộc sống nếu như thiếu nước, và nếu sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm sẽ gây ra những căn bệnh nguy hiểm tới tính mạng con người.Từ đó học sinh sẽ có ý thức bảo vệ nguồn nước bằng cách không vứt rác thải xuống các ao hồ, và còn biết vận động người thân, bạn bè mình thực hiện. Trong bộ môn Địa lí học sinh thấy được tầm quan trọng của bầu khí quyển đối với sức khỏe của con người. Bầu khí quyển bị ô nhiễm thì con người sẽ mắc các bệnh về hô hấp và một số bệnh khác nữa nên các em sẽ có ý thức bảo vệ bầu khí quyển trong lành. Qua môn Ngữ văn 8 học sinh thấy được việc lựa chọn sản phẩm tiện dùng hàng ngày cũng rất quan trọng với môi trường, các em nên sử dụng lá cây để gói đồ hơn là dùng những bao bì ni lông vì chúng khó phân hủy và còn gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Sau khi thực hiện dự án, mỗi học sinh đều hiểu được những hành động hàng ngày rất bình thường của mình cũng có ảnh hưởng tới môi trường. Các em sẽ có ý thức bảo vệ và xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp. 5.3. Ứng dụng công nghệ thông tin. - Sử dụng phần mềm Microsoft Office PowerPoint 2003. - Sử dụng phần mềm Violet bản dùng thử tải từ Internet. 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học. Tiết 10: BÀI 9 GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA Ở CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức. -Học sinh hiểu thế nào là cộng đồng dân cư và xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư. -Ý nghĩ của việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư. -Hiểu dược trách nhiện của học sinh trong việc tham gia xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư. - Chấp hành pháp luật về hôn nhân và gia đình Gv: Bùi Thị Yến Ngọc-Trường THCS Tích Sơn-Tp. Vĩnh Yên 8 Dạy học theo chủ đề tích hợp môn Giáo dục công dân - Giúp học sinh có ý thức đúng đắn trong việc góp phần cùng với mọi người, cộng đồng bảo vệ môi trường 2. Kĩ năng -Thực hiện các quy định về nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư. - Tham gia các hoạt đông tuyên truyền, vận động xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư. 3. Thái độ - Đồng tình, ủng hộ các chủ chương xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư và các hoạt động thực hiện chủ chương đó. - Chấp hành pháp luật về hôn nhân và gia đình -Có thái độ đúng đắn trong việc góp phần cùng với mọi người, cộng đồng bảo vệ môi trường tại khu dân cư. - Thực hiện và vận động bạn bè, người thân thực hiện bảo vệ môi trường là trách nhiệm của học sinh. II. THIẾT BỊ Tranh ảnh, tư liệu Máy chiếu III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Em đồng ý với những việc làm nào dưới đây? a) Bắt chước kiểu quần áo của ngôi sao điện ảnh. b) Tìm hiểu phong tục tập quán của các nước trên thế giới c) Chỉ dùng hàng ngoại chê hàng Việt Nam. d) Không xem nghệ thuật dân tộc của các nước khác. đ) Dùng tiếng Việt xen lẫn tiếng nước ngoài e) Học hỏi công nghệ sản xuất hiện đại để ứng dụng ở Việt Nam 3. Bài mới Hoạt động 1: Khởi động Những người sống cùng theo khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính: - Ở nông thôn: Thôn, xóm làng. - Ở thành phố: Thị trấn, khu tập thể, ngõ phố Cộng đồng đó được gọi là gì? Cộng đồng dân cư. Cộng đồng dân cư phải làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hóa? Để hiểu kĩ vấn đề này chúng ta cùng tìm hiểu bài 9 Hoạt động 2: Khám phá và kết nối HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC KIẾN THỨC CẦN ĐẠT ĐƯỢC HOẠT ĐỘNG : NHÓM Nhóm 1. Câu 1: Em hãy cho biết I. ĐẶT VẤN ĐỀ. Nhóm 1: Câu 1: Những hiện tượng tiêu cực: - Tảo hôn dựng vợ gả chồng sớm . - Người chết hoặc gia súc chết mời thầy Gv: Bùi Thị Yến Ngọc-Trường THCS Tích Sơn-Tp. Vĩnh Yên 9 Dạy học theo chủ đề tích hợp môn Giáo dục công dân những hiện tượng tiêu cực ở nội dung 1. Nhóm 2. Câu 2: Những hiện tượng đó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống người dân ? Tệ nạn này có vi phạm luật hôn nhân và gia đình không? GV tích hợp với môn sinh học: ? Vì lấy vợ. lấy chồng sớm , kiến thức về kế hoạch hóa gia đình không có sẽ dẫn đến điều gì? Điều này ảnh hưởng gì tới cuộc sống và môi trường? HS trả lời: cúng thầy mo để phù phép trừ ma. Nhóm 2. Câu 2 : Những hiện tượng đó gây ảnh hưởng: - Các em đi lấy chồng, lấy vợ phải xa gia đình - Các em không được đi học . - Những cặp vợ chồng trẻ bỏ nhau, cuộc sống dang dở . - Nguyên nhân sinh ra đói nghèo . - Những người được coi là ma thì bị xua đuổi. - Những người bất hạnh này phải chết vì đối xử tồi tệ, cuộc sống cô độc, khốn khổ. -Tệ nạn này đã vi phạm luật hôn nhân và gia đình. Gv: Bùi Thị Yến Ngọc-Trường THCS Tích Sơn-Tp. Vĩnh Yên 10 [...]... của học sinh THCS Tích Sơn sau khi tham gia dự án Gv: Bùi Thị Yến Ngọc-Trường THCS Tích Sơn-Tp Vĩnh Yên 20 Dạy học theo chủ đề tích hợp môn Giáo dục công dân Gv: Bùi Thị Yến Ngọc-Trường THCS Tích Sơn-Tp Vĩnh Yên 21 Dạy học theo chủ đề tích hợp môn Giáo dục công dân Gv: Bùi Thị Yến Ngọc-Trường THCS Tích Sơn-Tp Vĩnh Yên 22 Dạy học theo chủ đề tích hợp môn Giáo dục công dân Nhờ những hoạt động bảo vệ môi... các tội gia bảo vệ môi trường, thực hiện tốt các quy định của pháp luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 10 đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến 5 năm GV tích hợp với môn sinh học, hóa học và môn địa lí, nêu ra một số điều Gv: Bùi Thị Yến Ngọc-Trường THCS Tích Sơn-Tp Vĩnh Yên 13 Dạy học theo chủ đề tích hợp môn Giáo dục công dân trong luật bảo vệ môi trường Điều... lành mạnh • Bảo vệ môi trường GV tích hợp với môn sinh học, hóa học, ngữ văn Hãy nêu những việc làm nhằm bảo vệ môi trường của em? HS trả lời: 4 Trách nhiệm của học sinh trong việc tham gia xây dụng nếp sống vân hóa ở cộng đồng? Em làm gì xây dựng nếp sống văn hóa khu dân cư? HS: Trả lời cá nhân Gv: Bùi Thị Yến Ngọc-Trường THCS Tích Sơn-Tp Vĩnh Yên 16 Dạy học theo chủ đề tích hợp môn Giáo dục công dân... Vĩnh Yên 17 Dạy học theo chủ đề tích hợp môn Giáo dục công dân 3 Trách nhiệm của học sinh: - Thực hiện tốt các qui định về nếp sống văn hóa của cộng đồng; - Vận động gia đình, hàng xóm cùng thực hiện tốt; - Tích cực tham gia các hoạt động xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng phù hợp với khả năng Bài tập Gv: Bùi Thị Yến Ngọc-Trường THCS Tích Sơn-Tp Vĩnh Yên 18 Dạy học theo chủ đề tích hợp môn Giáo dục... Qua bài học này các em đã thấy mỗi chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh , để chúng ta có thể sống trong môi trường xanh sạch đẹp, bầu không khí trong lành Chúng ta không chỉ bảo vệ môi trường nơi ta sinh sống, hay trường học mà còn có ý thức bảo vệ môi trường ở mọi lúc mọi nơi có thể - Học và làm các bài tập SGK Gv: Bùi Thị Yến Ngọc-Trường THCS Tích Sơn-Tp Vĩnh Yên 19 Dạy học theo... xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư? Học sinh làm gì xây dựng nếp sống văn hóa khu dân cư? -Những việc học sinh cần làm: • Ngoan ngoãn lễ phép với mọi người • Chăm chỉ học tập • Tham gia các hoạt động chính trị xã hội • Quan tâm giúp đỡ mọi người • Thực hiện nếp sống văn hóa Gv: Bùi Thị Yến Ngọc-Trường THCS Tích Sơn-Tp Vĩnh Yên 15 Dạy học theo chủ đề tích hợp môn Giáo dục công dân • Tránh xa các tệ.. .Dạy học theo chủ đề tích hợp môn Giáo dục công dân Nhóm 3:Câu 3: Làng Hinh được công nhận Nhóm 3 Câu 3: Vì sao làng Hinh là làng văn hóa: được công nhận là làng văn hóa ? Làng Hinh có thực hiện tốt việc bảo vệ -Thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường môi trường không? - Vệ sinh sạch sẽ - Dùng nước giếng sạch - Không có bệnh dịch... nào - Mỗi người dân cộng đồng an tâm sản xuất đến cuộc sống cộng đồng ? làm ăn kinh tế Học sinh: thảo luận- đại diện nhóm trả - Nâng cao đời sống tinh thần, văn hóa của lời nhân dân Học sinh: Cả lớp nhận xét bổ sung tranh luận Gv: Bùi Thị Yến Ngọc-Trường THCS Tích Sơn-Tp Vĩnh Yên 11 Dạy học theo chủ đề tích hợp môn Giáo dục công dân Giáo viên đặt câu hỏi: 1 Thế nào là cộng đồng dân cư? 2 Xây dựng... làm gì để xây dựng môi trường xanh sạch đẹp Qua phần trả lời của học sinh đã thấy các em biết xác định được những việc nên làm ,cần làm để bảo vệ môi trường xung quanh và môi trường của toàn thế giới 8 Các sản phẩm của học sinh - Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, trồng và chăm sóc cây xanh - Tích cực tham gia các hoạt động xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng phù hợp với khả năng -... Vi phạm đạo đức và pháp luật c Không sai lệch với chuẩn mực xã hội d Kích thích con người học tập và lao động tốt e Gây hậu quả xấu về mọi mặt đồi sống xã hội Đáp án a, b, đ Gv: Bùi Thị Yến Ngọc-Trường THCS Tích Sơn-Tp Vĩnh Yên 12 Dạy học theo chủ đề tích hợp môn Giáo dục công dân ? Theo em, hành vi gây ô nhiễm môi trường , sa vào tệ nạn xã hội như những hình ảnh trên có vi phạm pháp luật không? ? Em . tích hợp môn Giáo dục công dân PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DẠY HỌC – MÔN GDCD 1. Tên dự án dạy học TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN SINH HỌC, HÓA HỌC, ĐỊA LÍ, NGỮ VĂN VÀ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO BỘ MÔN GDCD. Tiết. Khối lớp: 8 4. Ý nghĩa của dự án 4.1. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn dạy học - Qua việc dạy học của dự án thì học sinh đã có tư duy, vận dụng được kiến thức của nhiều môn học khác nhau để giải. và thi n nhiên. Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thi t cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thi n nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng,

Ngày đăng: 24/11/2014, 21:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w