1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Tuyển tập lời của các bài hát Tân cổ giao duyên và trích đoạn cải lương

129 7,2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 414 KB

Nội dung

TÌNH ĐỜI Tân nhạc: Lam Phương, Cổ nhạc: Loan Thảo Tân cổ giao duyên NHẠC Nữ: Khi biết em, mang kiếp cầm ca, đêm đêm phòng trà dâng tiếng hát cho người người bỏ tiền mua vui. Hỏi rằng anh ơi Còn yêu em nữa thôi? Nam: Đừng nói nữa Em ơi xin đừng nói nữa làm gì. Anh nghĩ rằng: Đời người ca sĩ đáng thương và đáng được yêu. (…đời người ca sĩ đáng thương và đáng…được … yêu) Nữ (câu 1): Trót mang kiếp cầm ca đêm đêm dưới ánh đèn sân khấu. Gượng nở nụ cười tươi gởi lời ca và giọng hát… VỌNG CỔ … cho… đời… …Dù tâm tư đang u uất, nghẹn ngào… Đêm từng đêm giữa sắc màu cuồng loạn. Bán tâm sự, nụ cười cho kẻ khác mua vui (+) Không biết rồi anh có yêu em nữa hay không? Khi biết em vương “kiếp tằm, nợ dâu” phải trả? Anh có tin rằng em trọn dạ yêu anh. Hay nghĩ rằng em đang diễn trò “thương vay, khóc mướn”? Nam (câu 2): Đừng nói nữa Em ơi Đừng nói nữa Tiếng đắng, lời cay xin đừng thốt làm gì… … Anh vẫn yêu em như buổi ban đầu… Càng thương hơn khi biết em là nghệ sĩ. Góp tâm hồn làm đẹp thế gian (+) Nữ: Hầu hết thế nhân đối với người nghệ sĩ: chỉ có đắm say mà không có tình yêu. Nam: Em hãy vui lên cho đẹp giờ tương hội. Đừng nghi ngờ mà vẩn đục tình yêu… NHẠC Nữ: Tình yêu Em sợ tình yêu. Vì tình yêu như là hương hoa. Lỡ mai sau em mất người yêu em khổ thật nhiều. Ngày mai, trên đường phố nầy những đêm khuya có anh đưa về xóm nhỏ, xa lìa ánh đèn. Có anh đưa em về… bến… mơ… Nam (câu 5): Sau những phút giây khóc, cười mang nguồn vui hiến muôn người xa lạ…Khi bóng tối bôi đen sắc màu sân khấu, anh sẽ đưa em về qua lối vắng… VỌNG CỔ … không… người… Như chỉ còn có hai ta giữa yên lặng đất trời… Cột đèn khuya ngẩn ngơ mắt đỏ. Tiếng bước khua dài trên phố nhỏ quạnh hiu (+) Tựa vào anh nghe sương lạnh thấm vai. Em cất tiếng hát ngọt ngào khe khẻ. Bản tình ca dành riêng cho hai đứa, cho tình yêu đang rào rạt trong lòng (+) NHẠC Nữ: Khi trót mang duyên kiếp cầm ca. Em xin bằng lòng nghe tiếng trách chê của đời. Chỉ cần anh thôi, chỉ cần anh thôi, còn tin anh nữa thôi Đời vẫn thế, em không bao giờ oán trách tình đời. Em nghĩ rằng: “Đời dù gian dối nhưng đôi ta mãi còn nhau” (về vọng cổ câu 6 – 4 nhịp chót) … Bài hát đó em vẫn hát một mình trong đêm vắng. Khi sân khấu về khuya tắt lặng ánh đèn màu (+) Đời người ca sĩ buồn như nước mắt. Sân khấu buông màn là bóng tối vây quanh. Em như một loài chim đêm Tiếng kêu lạc lõng khuất chìm trong sương.. NỖI BUỒN HOA PHƯỢNG Tân nhạc: Hàn Châu, Cổ nhạc: Quế Chi NHẠC Nữ: Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn. Chín mươi ngày qua chứa chan tình thương. Nam: Ngày mai xa cách hai đứa hai nơi Phút gần gủi nhau mất rồi Tạ từ là hết người ơi Nữ: Tiếng ve nức nở buồn hơn tiếng lòng. Biết ai còn nhớ đến ân tình không? Nam: Đường xưa in bóng hai đứa nay đâu? Những chiều hẹn nhau phút đầu Nữ: Giờ như…nước…trôi…qua…cầu… Nam (câu 1): Hỡi cô em gái ngây thơ với tà áo trắng phất phơ bay trong gió…Vì đâu em đứng ngẩn ngơ bên song cửa, nhìn xác phượng rơi rơi nhuộm đỏ… VỌNG CỔ … sân… trường… Nữ (giọng nhạc): Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn… Nam: Mỗi năm đến hè ngậm ngùi tương biệt, khi tiếng trống trường rộn rả vang lên (+) Nữ: Ba tháng bãi trường, chín mươi ngày xa cách. Cuối niên học nầy mình gặp lại nữa không anh? Nam: Ba tháng bãi trường em trở lại quê hương. Tà áo trắng không còn quyện bay trong gió sớm… Nữ (câu 2): Lớp em cách lớp anh bởi một sân trường rộng lớn. Tàng phượng che ngang hoa phượng thắm sân trường… Nam (giọng nhạc): Tiếng ve nức nỡ buồn hơn tiếng lòng… Nữ: Nghe tiếng ve sầu bỗng nhiên em muốn khóc Vì biết mình sắp sửa phải xa nhau (+) Nam (giọng nhạc): Ngày mai xa cách hai đứa hai nơi. Phút gần gũi nhau mất rồi. tạ từ là hết người ơi Nữ (về vọng cổ): Biền biệt nhau rồi thương nhớ cũng đầy vơi… NHẠC Nữ: Giã biệt bạn lòng ơi Thôi nay xa cách rồi. Kỷ niệm mình xin nhớ mãi. Buồn riêng một mình ai. Chờ mong từng đêm gối chiếc. Mối u hoài nầy ai có hay? Nam: Nếu ai đã từng nhặt hoa thấy buồn. Cảm thông được nỗi vắng xa người thương. Nam+Nữ: Màu hoa phượng thắm như máu con tim. Mỗi lần hè thêm kỷ niệm. Nam: Người xưa biết đâu… mà… tìm… Nữ (câu 5): Mỗi lượt hè đến rồi đi với nắng chia ly, với chiều mắt đợi…Xác phượng còn đây, sân trường còn đó mà bóng người thương vời vợi ở… VỌNG CỔ …phương…nào… Ba tháng chia tay còn vương đọng hương sầu… Trong lớp học nhìn ra ngoài cửa lớp. Xác phượng hồng như màu máu của tim ai (+) Nam (giọng nhạc): Màu hoa phượng thắm như máu con tim. Mỗi lần hè thêm kỷ niệm. Người xưa biết đâu mà tìm… Nữ: Bài ca trong lớp chiều tương biệt. Không dám nhìn ai cũng nghẹn ngào (+) Nam (câu 6): Hởi cô em gái ngây thơ bé bỏng. Cho anh cài lên mái tóc một cành hoa. Hoa phượng vỹ anh nhặt trên sân trường cũ, em giữ gìn kỷ niệm một tình thương. Nữ: Nhìn hoa phượng vỹ rơi theo gió. Mang cả nỗi niềm của nhớ thương. Nam: Người đi một nắng hai sương. Xa ngôi trường cũ vấn vương tâm hồn (+) Bao năm rồi anh không về thăm ngôi trường cũ. Không biết người em gái nhỏ đã về đâu? Mỗi lần nhìn xác phượng rơi trước ngõ. Anh bùi ngùi nhớ lại tuổi thần tiên.. NGÀY TẠM BIỆT Tân nhạc: Minh Kỳ, Cổ nhạc: Quế Chi NHẠC Hôm nay đây còn vui trông thấy nhau Bên tiếng ca, tiếng đàn vượt trời cao. Lời vui thắm thiết đưa trao như khi mới gặp nhau. Nhưng anh ơi Ngày mai ta cách xa Anh kinh đô – tôi phải về miền xa. Biệt ly ai khéo gieo chi lên bao mái đầu xanh (Biệt ly… đầu xanh…) Câu 1: Thôi Hãy tạm chia tay anh ra miền biên ải…Còn em thì bình yên ở lại chốn… VỌNG CỔ … quê… nghèo… Bến cũ chiều nay nắng nhuộm tiêu điều… Biệt ly nhau phải đâu là vĩnh viễn, buổi tao phùng sẽ nối lại tình yêu (+) Chuyện chúng mình không phải chỉ bấy nhiêu, nhưng đầu non ánh nguyệt đã hầu tàn. Xin giã biệt bạn tình chung, để anh lên đường ra nơi chiến tuyến… Câu 2: Tiễn đưa nhau băng lồi vui thắm thiết, như thưở cùng nhau gặp gỡ buổi ban đầu… Khi vầng trăng đã xế bóng ngang đầu… Em ở lại miền quê mưa nắng. Tôi vẫy vùng núi thẳm, đèo cao (giọng nhạc) Nhớ bóng dáng ai chiều ấy nâng niu tà áo. Biết nói gì khi chia ly (về vọng cổ) Em hãy nén lóng chớ vội sầu bi Nói lối Ngày tạm biệt tuy đượm buồn chia cách. Nẻo biên thùy anh lẻ bước chinh nhân Nhưng buổi trùng hoan trong chén rượu tương phùng Sẽ rạng rỡ người trai mùa chinh chiến… Câu 5: Em ơi Ngoài kia hoa vẫn rơi theo tiếng ve sầu ai oán…Như đưa tiễn người đi trên mấy dặm… VỌNG CỔ … quan… hà… Nước biếc, non xanh nơi chiến tuyến xa mờ… Tôi sẽ làm quen với cuộc đời chiến đấu, để quên lãng những ngày rượu sớm, trà trưa (+) Kiếp gió sương đổi lại kiếp quân nhân. Đời chiến sĩ thay cho đời lãng tử. Và bao nhiêu niềm thương nỗi nhớ xin hãy vì nhau mà gác lại bên lòng. (+) Câu 6 (giọng nhạc): Thôi chia ly, cạn ly vui chúc đi. Ta chúc nhau những gì đẹp lòng nhau. Dù thời gian có phôi pha ta không bao giờ quên (về vọng cổ) Đôi ngã cách xa ven trời, góc biển. Nhưng lòng đôi ta vẫn nặng tiếng giao thề (+) Em ơi (+) Gió biên thùy rộn rã thổi về đây, như giục giã người trai ra trận tuyến. Biên cương tuy đã xa rồi Đêm đêm vẫn nhớ nụ cười giai nhân..

Trang 1

Tân cổ giao duyên

TÌNH ĐỜI - Tân nhạc: Lam Phương, Cổ nhạc: Loan Thảo

Tân cổ giao duyên

Nữ (câu 1): Trót mang kiếp cầm ca đêm đêm dưới ánh đèn sân khấu Gượng

nở nụ cười tươi gởi lời ca và giọng hát…

VỌNG CỔ

… cho… đời…

…Dù tâm tư đang u uất, nghẹn ngào…

Đêm từng đêm giữa sắc màu cuồng loạn Bán tâm sự, nụ cười cho kẻ khác mua vui (+) Không biết rồi anh có yêu em nữa hay không? Khi biết em vương “kiếp tằm, nợ dâu” phải trả? Anh có tin rằng em trọn dạ yêu anh Hay nghĩ rằng em đang diễn trò “thương vay, khóc mướn”?

Nam (câu 2): Đừng nói nữa! Em ơi! Đừng nói nữa! Tiếng đắng, lời cay xin

đừng thốt làm gì…

… Anh vẫn yêu em như buổi ban đầu…

Càng thương hơn khi biết em là nghệ sĩ Góp tâm hồn làm đẹp thế gian (+)Nữ: Hầu hết thế nhân đối với người nghệ sĩ: chỉ có đắm say mà không có tình yêu

Nam: Em hãy vui lên cho đẹp giờ tương hội Đừng nghi ngờ mà vẩn đục tình yêu…

NHẠC

Nữ: Tình yêu! Em sợ tình yêu Vì tình yêu như là hương hoa Lỡ mai sau em mất người yêu em khổ thật nhiều Ngày mai, trên đường phố nầy những đêm khuya có anh đưa về xóm nhỏ, xa lìa ánh đèn Có anh đưa em về… bến… mơ…

Nam (câu 5): Sau những phút giây khóc, cười mang nguồn vui hiến muôn

Trang 2

người xa lạ…Khi bóng tối bôi đen sắc màu sân khấu, anh sẽ đưa em về qua lối vắng…

VỌNG CỔ

… không… người…

Như chỉ còn có hai ta giữa yên lặng đất trời…

Cột đèn khuya ngẩn ngơ mắt đỏ Tiếng bước khua dài trên phố nhỏ quạnh hiu (+) Tựa vào anh nghe sương lạnh thấm vai Em cất tiếng hát ngọt ngào khe khẻ Bản tình ca dành riêng cho hai đứa, cho tình yêu đang rào rạt trong lòng (+)

Em như một loài chim đêm

Tiếng kêu lạc lõng khuất chìm trong sương./

NỖI BUỒN HOA PHƯỢNG - Tân nhạc: Hàn Châu, Cổ nhạc: Quế Chi

NHẠC

Nữ: Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn

Chín mươi ngày qua chứa chan tình thương

Nam: Ngày mai xa cách hai đứa hai nơi

Phút gần gủi nhau mất rồi

Tạ từ là hết người ơi!

Nữ: Tiếng ve nức nở buồn hơn tiếng lòng

Biết ai còn nhớ đến ân tình không?

Nam: Đường xưa in bóng hai đứa nay đâu?

Những chiều hẹn nhau phút đầu

Nữ: Giờ như…nước…trôi…qua…cầu…

Trang 3

Nam (câu 1): Hỡi cô em gái ngây thơ với tà áo trắng phất phơ bay trong

gió…Vì đâu em đứng ngẩn ngơ bên song cửa, nhìn xác phượng rơi rơi

nhuộm đỏ…

VỌNG CỔ

… sân… trường…

Nữ (giọng nhạc): Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn…

Nam: Mỗi năm đến hè ngậm ngùi tương biệt, khi tiếng trống trường rộn rả vang lên (+)

Nữ: Ba tháng bãi trường, chín mươi ngày xa cách Cuối niên học nầy mình gặp lại nữa không anh?

Nam: Ba tháng bãi trường em trở lại quê hương Tà áo trắng không còn quyện bay trong gió sớm…

Nữ (câu 2): Lớp em cách lớp anh bởi một sân trường rộng lớn Tàng phượng

che ngang hoa phượng thắm sân trường…

Nam (giọng nhạc): Tiếng ve nức nỡ buồn hơn tiếng lòng…

Nữ: Nghe tiếng ve sầu bỗng nhiên em muốn khóc! Vì biết mình sắp sửa phải

Nữ: Giã biệt bạn lòng ơi!

Thôi nay xa cách rồi Kỷ niệm mình xin nhớ mãi

Buồn riêng một mình ai

Chờ mong từng đêm gối chiếc Mối u hoài nầy ai có hay?

Nam: Nếu ai đã từng nhặt hoa thấy buồn

Cảm thông được nỗi vắng xa người thương

Nam+Nữ: Màu hoa phượng thắm như máu con tim

Mỗi lần hè thêm kỷ niệm

Nam: Người xưa biết đâu… mà… tìm…

Nữ (câu 5): Mỗi lượt hè đến rồi đi với nắng chia ly, với chiều mắt đợi…Xác

phượng còn đây, sân trường còn đó mà bóng người thương vời vợi ở…

VỌNG CỔ

…phương…nào…

Trang 4

Ba tháng chia tay còn vương đọng hương sầu…

Trong lớp học nhìn ra ngoài cửa lớp Xác phượng hồng như màu máu của tim ai (+)

Nam (giọng nhạc): Màu hoa phượng thắm như máu con tim Mỗi lần hè thêm kỷ niệm Người xưa biết đâu mà tìm…

Nữ: Bài ca trong lớp chiều tương biệt Không dám nhìn ai cũng nghẹn ngào (+)

Nam (câu 6): Hởi cô em gái ngây thơ bé bỏng Cho anh cài lên mái tóc một

cành hoa Hoa phượng vỹ anh nhặt trên sân trường cũ, em giữ gìn kỷ niệm một tình thương

Nữ: Nhìn hoa phượng vỹ rơi theo gió Mang cả nỗi niềm của nhớ thương.Nam: Người đi một nắng hai sương Xa ngôi trường cũ vấn vương tâm hồn (+)

Bao năm rồi anh không về thăm ngôi trường cũ Không biết người em gái nhỏ đã về đâu? Mỗi lần nhìn xác phượng rơi trước ngõ Anh bùi ngùi nhớ lại tuổi thần tiên./

NGÀY TẠM BIỆT - Tân nhạc: Minh Kỳ, Cổ nhạc: Quế Chi

NHẠC

Hôm nay đây còn vui trông thấy nhau

Bên tiếng ca, tiếng đàn vượt trời cao

Lời vui thắm thiết đưa trao như khi mới gặp nhau

Nhưng anh ơi! Ngày mai ta cách xa

Anh kinh đô – tôi phải về miền xa

Biệt ly ai khéo gieo chi lên bao mái đầu xanh

(Biệt ly… đầu xanh…)

Câu 1: Thôi! Hãy tạm chia tay anh ra miền biên ải…Còn em thì bình yên ở

lại chốn…

VỌNG CỔ

… quê… nghèo…

Bến cũ chiều nay nắng nhuộm tiêu điều…

Biệt ly nhau phải đâu là vĩnh viễn, buổi tao phùng sẽ nối lại tình yêu (+) Chuyện chúng mình không phải chỉ bấy nhiêu, nhưng đầu non ánh nguyệt đã hầu tàn Xin giã biệt bạn tình chung, để anh lên đường ra nơi chiến tuyến…

Trang 5

Câu 2: Tiễn đưa nhau băng lồi vui thắm thiết, như thưở cùng nhau gặp gỡ

buổi ban đầu…

Khi vầng trăng đã xế bóng ngang đầu…

Em ở lại miền quê mưa nắng Tôi vẫy vùng núi thẳm, đèo cao (giọng nhạc) Nhớ bóng dáng ai chiều ấy nâng niu tà áo Biết nói gì khi chia ly (về vọng cổ) Em hãy nén lóng chớ vội sầu bi

Nói lối

Ngày tạm biệt tuy đượm buồn chia cách

Nẻo biên thùy anh lẻ bước chinh nhân

Nhưng buổi trùng hoan trong chén rượu tương phùng

Sẽ rạng rỡ người trai mùa chinh chiến…

Câu 5: Em ơi! Ngoài kia hoa vẫn rơi theo tiếng ve sầu ai oán…Như đưa tiễn

người đi trên mấy dặm…

VỌNG CỔ

… quan… hà…

Nước biếc, non xanh nơi chiến tuyến xa mờ…

Tôi sẽ làm quen với cuộc đời chiến đấu, để quên lãng những ngày rượu sớm, trà trưa (+) Kiếp gió sương đổi lại kiếp quân nhân Đời chiến sĩ thay cho đời lãng tử Và bao nhiêu niềm thương nỗi nhớ xin hãy vì nhau mà gác lại bên lòng (+)

Câu 6 (giọng nhạc): Thôi chia ly, cạn ly vui chúc đi.

Ta chúc nhau những gì đẹp lòng nhau

Dù thời gian có phôi pha ta không bao giờ quên (về vọng cổ)

Đôi ngã cách xa ven trời, góc biển Nhưng lòng đôi ta vẫn nặng tiếng giao thề (+)

Em ơi! (+) Gió biên thùy rộn rã thổi về đây, như giục giã người trai ra trận tuyến

Biên cương tuy đã xa rồi

Đêm đêm vẫn nhớ nụ cười giai nhân./

BÀI CA ĐẤT PHƯƠNG NAM - Nhạc: Lư Nhất Vũ, Lê Giang

Vọng cổ: Hoàng Thành

-Nhạc-Nhắn ai đi về, miền đất phương Nam

Trang 6

Trời xanh mây trắng soi dòng Cửu Long Giang

Mênh mông rừng tràm, bạt ngàn dừa xanh

Từng chảng đước đong đưa, nhớ người xưa từng ở nơi này

Cho ta thêm yêu dấu chân người xưa đi mở đất

Cho ta thêm yêu bầy chim sáo sổ lồng

Còn đâu đây tiếng vó ngựa phi, mà ngỡ con tàu vỗ sóng bờ xa

Nỉ non sao tiếng nhạn kêu chiều

Buồm xuôi vô phương Nam phiêu bạt theo thủy triều

Dẫu trải qua thăng trầm giông tố, qua bao cuộc bể dâu

Mãi dâng cho đời … bài tình ca đất phương Nam

-Vọng

cổ-1 Ơi điệu hát dân ca ngân vang trong khoảng trời xanh lộng gió Vùng đất phương Nam chập chùng sóng nước lưu dấu người xưa mở cõi …kiêu hùng Kiến tạo miền Nam rạng danh con Lạc cháu Hồng Chẳng ngại hiểm nguy vào sanh ra tử, đâu sá gì nước độc rừng thiêng Cánh chim bằng khuấy động Cửu Long Giang, chuyển Đồng Tháp hoang vu thàng vùng đất phì nhiêu màu mỡ Thôn xóm bây giờ rợp bóng dừa xanh, hoa trái sum xuê sắc màu rực rỡ …

2 Nhìn chảng đước đong đưa khi hoàng hôn nhạt nắng, nhớ lại người xưa đã từng ở nơi này Mang gươm khai phá phương Nam biến vùng đất hoang sơ thành ruộng lúa phì nhiêu cuộc sống dâng đầy Bao chiến tích tiền nhân không phai nhạt, những anh hùng đi mở đất cho cháu con Theo khói lam chiều man mác nhớ xa xưa, lắng tiếng ngựa phi mà ngỡ con tàu vỗ sóng Thuyền phiêu bạt phương Nam bao thăng trầm bão tố, nhưng ý chí và lòng người đã chinh phục thiên nhiên…

-Nhạc-Chờ trăng lên cất tiếng gọi nhau

Đờn khảy tang tình đượm thắm hồn ai

Biển xôn xao gió lộng tư bề,

Thuyền ai xuôi phương Nam khoan nhặt trôi lững lờ

Đã trải qua bao mùa mưa nắng,

Qua bao cuộc đổi thay mãi dâng cho đời …

Bài tình ca đất phương Nam

-Vọng

Trang 7

cổ-5 Giờ đây sóng lặng gió yên cảnh sắc trời Nam ngày thêm tươi sáng Tiếng nhạc xa đưa thanh âm trầm lắng chờ trăng lên vọng khúc …thanh bình Ơi những con sông quê hương đượm thắm nghĩa tình Đẹp làm sao những đêm trăng trên sóng nước, sông Hậu sông Tiền khoan nhặt khúc dân ca Dòng Cửu Long như chín cánh hoa dâng, gieo nhựa sống cho đất phương Nam ngày thêm màu mỡ Cho ruộng lúa phì nhiêu niềm vui hớn hở, cuộc sống sinh sôi giàu đẹp muôn đời.

-Lý Cái

Mơn-Về phương Nam, trời xanh mây trắng

Anh nước soi đưa bóng dừa thiết tha tình quê

Gởi cho nhau niềm lưu luyến những câu hẹn thề

Nhìn quê hương thắm hồn thi nhân

Bao chiến công người xưa,

trang sử vàng ghi nhớ tiền nhân

6 Đã bao thế kỷ trôi qua, lắm cuộc biến thiên sao dời vật đổi, đất phương Nam càng giàu đẹp thêm hơn Có hạnh phúc ấm no là nhờ người xưa đi mở cõi, nay cháu con được thừa hưởng cơ đồ

Đồng xanh vang khúc hoan ca

Phương Nam tấu khúc tình ca tuyệt vời

Hò xang xê cống ai ơi

Cùng nhau xây đắp rạng ngời quê hương./

CÒN THƯƠNG RAU ĐẮNG MỌC SAU HÈ

- Nhạc : Bắc Sơn, Vọng cổ : Thanh Vũ

NHẠC

Nắng hạ đi, mây trôi lang thang cho hạ buồn

Coi khói đốt đồng để ngậm ngùi, chim nhớ lá rừng

Ai biết mẹ buồn vui khi mẹ kêu cậu đến gần

Biểu cậu ngồi mẹ nhổ tóc sâu,

hai chị em tóc bạc như nhau

Đôi mắt cậu buồn hiu phiêu lưu rong chơi những ngày

Đầu chừa ba vá miếng dừa,

đường mòn xưa dãi nắng dầm mưa

Ai cách xa cội nguồn ngồi một mình nhớ lũy tre xanh

Dạo quanh khung trời kỷ niệm …

Trang 8

chợt thèm rau đắng nấu canh

VỌNG CỔ

1 Đôi lúc rảnh rang, ngắm mây bay trên khung trời thăm thẳm, bất chợt lòng như có niềm nhớ nhung xâm chiếm Hình ảnh quê hương gần mươi năm xa hiện lên trước mắt; có vóc dáng mẹ thân yêu bỏm bẻm …nhai trầu Vầng trán mẹ nhăn nheo mang nỗi thương sầu Tóc trắng rung rung vì dãi dầu sương nắng, một tấm thân gầy nuôi nấng đàn con Nồi cơm trắng thơm lừng, tô rau đắng nấu canh, cơm dẻo, canh ngon giọt mồ hôi mẹ đổ Con thơ lớn dần lòng mẹ ngại lo, rồi đây con sẽ như cánh chim rời đàn, xa tổ

2 Gió thổi, mưa sa con sông quê êm đềm nước chảy, con ngụp lặn cùng các bạn xóm trên đánh trận bằng súng bập dừa.Tuổi nhỏ ham chơi quên cả cơm chiều Mẹ rượt đánh con với chiếc roi mây nhỏ xíu, con không khóc, mẹ mỉm cười, mẹ nói: “nó thật giống cha” Đôi mắt mẹ thoáng buồn con lặng lẽ nhìn sông, nhớ từng lời mẹ thường hát khẽ: À…ơi! Canh rau đắng, cá rô đồng, đêm khuya trở giấc thương chồng đi xa …

NHẠC

Xin được làm mây mà bay khắp nơi giang hồ

Ghé chốn quê hương xa vời vợi, cất bước ly hương

Xin được làm gío dập dìu đưa điệu ca dao

Chái bếp yêu sao cũng ngọt ngào một lời cho nhau

Xin sống lại tình yêu đơn sơ,

Rong chơi những ngày đầu chừa ba dá miếng dừa

Đường mòn xưa dãi nắng dầm mưa

Xin nắng hạ thôi buồn đển mình ngồi nhớ lũy tre xanh

Dạo quanh khung trời kỷ niệm mà chợt thèm rau đắng nấu canh

VỌNG CỔ

5 Ai xa quê hương mới biết thương về kỷ niệm, bao giây phút nhớ mong, đã đọng thành núi, thành sông, thành biển rộng …tâm tình Ong có tổ, chim nhạn có bầy.Vật chất xa hoa nơi xứ xa, đâu bằng sống giữa cội nguồn yêu dấu, thanh đạm mà đậm đà, ngọt lịm câu dân ca(-) Rau đắng sau hè bám đất ông cha, nếm trải phong ba, trong vị đắng mang hương tình xứ sở Mơ ước hôm nay ta trở thành cánh gió, về với yêu thương dù khoảnh khắc sum

vầy…

Trang 9

Xin sống lại tình yêu đơn sơ

Rong chơi những ngày đầu chừa ba dá miếng dừa

Đường mòn xưa dãi nắng dầm mưa

Xin nắng hạ thôi buồn để mình ngồi

Nhớ lũy tre xanh dạo quanh khung trời kỷ niệm

Chợt thèm rau đắng nấu canh

6 Bãi rau đắng sau nhà, dầu nắng chan vẫn mọc, lá xanh nõn nà mà tuổi mẹ càng cao Còn quãng ngắn đời mình mẹ còn khắc khoải lo toan, thương con

xa xứ, thân đơn giữa dòng đời…

Mẹ ơi! Rau đắng cá rô đồng

Nồi canh mẹ nấu nhớ hoài trong con

Chiều chiều gió thổi đầu non

Chở lời con đó đến quê nhà mẹ mong./

VỀ QUÊ NGOẠI - Nguyễn Minh Tuấn

Lối:

Dòng sông nào chảy giữa lòng tôi

Như con sóng nôn nao thương về quê ngoại

Lâu quá không về nên ngoại buồn ngoại lẫy

“Nặng gánh gia đình nên bỏ ngoại phải không con?”

Vọng cổ

1/ Tội cho con lắm ngoại ơi con nào dám đâu nghĩ vậy, mẹ sinh con ra là con gái nên tính nết trầm ngâm nhưng nội, ngoại con vẫn thương đồng Ai nói cháu ngoại thì xa, cháu nội thì gần Chớ con thì vẫn một lòng thương ngoại, dẫu nhà ngoại nghèo xiêu vẹo ở ven sông Bờ kinh Tất Thạnh Lợi mùa này mưa gió trợt trơn, đường về ngoại sáng đi chiều tới Công việc bên chồng con phải đảm đương, nên lâu về thăm để ngoại buồn, ngoại nhớ

2/ Ngoại ơi con là đứa cháu mồ côi mà ngoại nuôi con khôn lớn, từ buổi lên năm lên bảy tuổi đầu Ngoại từng kể con nghe trận đánh càn Mương Trám

ba con đã qua đời Khi hay tin, mẹ chạy ùa qua trận đánh, bầy trực thăng lồng lộn trên đầu giết chết mẹ con Trời ơi, trong một giờ mà đau thương trùm phủ lấy đau thương, ngoại xé góc vải thô chít lên đầu con hai vành tang trắng Từ đó ngoại cưng, ngoại yêu cháu mồ côi của ngoại, con nhớ trong

Trang 10

lòng không dễ gì quên.

Lối

Con lớn khôn ngoại dựng vợ gả chồng

Lễ vu quy ngoại mừng ra nước mắt

Đò Thạnh Lợi đưa dâu về Bến Lức

Con thẫn thờ nhìn, ngoại đứng nhìn theo

Vọng cổ

5/ Ngoại tiễn con ra bến đò, theo chồng xây hạnh phúc, bỏ ngoại một thân đứng khóc cho con buồn Vậy mà ba tháng nửa năm con chưa về thăm ngoại một lần Thương là thương ngoại tuổi già lụm cụm, như thân cò lặn lội giữa đồng khuya Lúc ra cầu ao là hố bom sâu, khi qua ruộng bờ mương đứt nối Thương cháu có chồng xa trái bần chua ngoại cũng gửi là ngoại muốn cho con đỡ nhớ quê nhà

6/ Ngoại ơi, dòng sông này gắn bó cả đời con, bởi bóng nước in sâu dáng hình của ngoại Bởi miền đất kiên trung quê hương Thạnh Lợi, hơn ba mươi năm rồi giữ nhân nghĩa sáng lòng tin Con như thấy dáng ngoại già bắt cá hái rau, lòng thanh bạch trọn đời không thay đổi Con chợt nhớ câu “thuỳ nhân vô sử, địa sanh thảo hà thảo vô căn” Mai đây rồi ngoại già trăm tuổi,

để lại trong con một nỗi nhớ trên đời

Ngoại già ở túp lều tranh

Lâu chưa thăm viếng, chưa đành dạ con

Nay về thăm ngoại ven sông

Run run gậy trúc ngoại ôm con ngậm ngùi./

VƯỜN TIÊU QUÊ MẸ - Hà Nam Quang

Ầu ơ con chim đa đa đậu nhánh đa đa

Chồng gần sao con không lấy đi lấy chồng xa

Mai kia cha yếu mẹ già

Chén cơm đôi đũa à ơi

Ầu ơ chén cơm đôi đũa, chung trà ai dâng?

Đoản khúc Lam Giang

-Từng chiều buồng rưng rưng

Nắng hắt hiu bên vườn tiêu xanh

Trang 11

Vườn tiêu thuở xưa mẹ trồng

Sao quên được những mùa tiêu chín

Mẹ thường ngồi ưu tư

Để lắng nghe trong lòng giọt buồn

Qua từng ngày xuân xanh

Ánh mắt sâu thêm niềm nhớ mong

Ngày ngào nhìn cha đi

Nắng ngả bên đồi

Tiêu chín hương nồng

Rồi vươn tiêu vắng bóng cha

Chờ mong, chờ mong

Nhưng bóng người đi chẳng về

Đôi mắt mẹ sâu nỗi buồn

Xưa ẵm con thơ đứng chờ chồng

Vườn tiêu ấm bóng xưa

Nay nhìn con đi

Tiễn con theo chồng, bóng già cô đơn

Đứa con theo chồng cay xé vườn tiêu xanh

Vọng cổ

-1 Mẹ ơi, con đã về đây giữa vườn tiêu Bắc Đảo mà nghe từng hạt tiêu cay rơi vào nỗi nhớ, từng hạt tiêu cay rơi trong đôi mắt lưng tròng Tiếng ầu ơ xưa theo gió thì thầm Con chim đa đa đậu nhánh đa đa, chồng gần sao con không lấy, đi lấy chồng xa Lấy chồng xa là con xa mẹ, xa Đảo hiền hòa xa

cả vườn tiêu Để chiều nay về đứng giữa lòng quê mà nghe từng hạt tiêu se tròn nỗi nhớ

2 Trăm nọc tiêu cay một gian nhà nhỏ, cuộc đời mẹ tôi sáng tỏ mấy thăng trầm Con vừa lên ba, mẹ lặng lẽ tiễn chồng Buổi cơm chia tay mẹ không giấu được dòng nước mắt, nhưng sợ cha buồn mẹ nói: “Tại tiêu cay” Rồi cha về chỉ bằng một cái tin, thêm lần nữa mẹ giấu lòng mình vào hạt tiêu nhỏ bé Vườn cũ còn xanh trăm dây tiêu say hạt, mà lòng mẹ đành tắt lịm nỗi chờ mong…

Ngâm Sa mạc

-Cay ở đầu môi, hay giữa tim

Giờ đây biết bóng mẹ đâu tìm?

Nọc tiêu chung thủy, dây tiêu mướt

Trang 12

Se hạt tình chung, hạt nhớ nhung

Vọng cổ

-5 Mẹ ơi, con chim đa đa đậu nhánh đa đa, chồng gần sao con không lấy đi lấy chồng xa để vườn tiêu xưa mẹ mỏi mắt đợi con về Mai kia cha yếu

mẹ già Mai kia - đâu phải điều bất chợt, mà dạo nào con không chịu hiểu lời

ru Để chiều nay về giữa vườn tiêu, con mới thấm cái cay xưa mẹ nói Ơi, những lời ru bị lãng quên theo năm tháng, nay sống giữa lòng con se từng hạt cay nồng

- Đoản khúc lam giang - (4 câu cuối)

Xưa ẳm con thơ đứng chờ chồng

Vườn tiêu ấm bóng xưa Nay nhìn con đi

Tiễn con theo chồng nén lòng ưu tư

Bóng con xa rồi cay xé vườn tiêu xanh

6 Vườn tiêu xanh long lanh từng giọt nước, Bắc Đảo chiều mưa cho lạnh bước chân về

Hạt tiêu nào làm ướt mắt mẹ xưa

Nay cay rát trong đôi mắt trẻ

Trời mưa ướt hạt tiêu già

Sao con đành lòng đi lấy chồng xa /

VẦNG TRĂNG SÔNG TRẸM - Phi Hùng

Lý trăng soi

-Ơi vầng trăng soi tóc ai buông dài

Theo mái chèo khoan thai, gió lay bóng dừa

Bông tràm đong đưa theo sóng khua mạn thuyền

Câu hò giao duyên

Tình ai tha thiết, ai biết lòng ai

Vầng trăng nghiêng áo bay bay

Theo tháng năm dài, theo mộng tình say

Vọng cổ

-1 Tôi say tiếng hát của cô gái chèo thuyền chở đầy trăng trên dòng sông Trèm Trẹm Tiếng cô gái nhặt khoan như lời trái tim ai nghèn nghẹn đêm nào Tôi làm sao quên được ánh mắt dâng trào Cô gái Cái Tàu chiều chiều ngồi chải tóc, nhìn cánh cò, lòng mong đợi bóng người đi Ai biết cô đang

Trang 13

mơ ước những gì, ngày hội ngộ giữa mùa sen trắng nở Hay âm thầm

thương nhớ giữa trời đông, chỉ có cô mới hiểu được lòng người chung thủy

2 Thời gian qua, trăng tròn rồi lại khuyết, người năm xưa sao biền biệt mãi không về Để nhớ để thương đè nặng câu thề.Vì tiếng gọi núi sông, cô một mình lặn lội, hết Cạnh Đền, Sông Đốc đến Tam Giang Hết Chắc Băng, xuôi

đò dọc, đò ngang, vào Huyện Sử qua rừng tràm U Minh Hạ Vì tình yêu, vì quê hương mẹ, cô bám đất kiên cường như rừng đước Cà Mau

Lý Chiều Chiều

-Chiều chiều Trên bến sông Ai chờ mong

Mong chờ mong

Tiếng ca như lòng thương nhớ

Chín năm nhớ thương âm thầm

Đêm đêm ngắm trăng xuyên cành

Hương tràm ngạt ngào lan nhanh

Xanh xanh áo ai mây trời

Lao xao sóng xô vang lời

Tơ vàng trên dòng sông rơi

Bâng khuâng lặng nghe trang đời

Vọng cổ

-5 Đời cô gái như chuyện cổ tích trên vùng sông nước Hồn lâng lâng theo con thuyền xuôi ngược, nhìn trăng nghiêng nghiêng mà tôi cứ ngỡ bước …chân người Sao lung linh hay ánh mắt cô cười Là con cháu bà Trưng, bà Triệu, cô đã một thời oanh liệt, dọc ngang Ôi! Cô gái Cáu Tàu vừa đẹp lại vừa ngoan, vừa chung thủy lại vừa mang chí cả Thới Bình ơi! Trăng đêm nay thương quá Vì trong trăng có một phần má thắm, môi hồng

6 Đêm nay trên dòng sông Trèm Trẹm, trăng soi đường như dãy sông Ngân Hàng dừa nước như vẫy tay chào người cũ, tôi tìm về Cái Tàu thăm lại

người xưa Còn đâu nữa cô gái chiều chiều ngồi chải tóc, nơi ấy bây giờ là cây phượng đầy bông Màu phượng đỏ như tấm lục hồng trên nấm mộ, tôi còn đây sao cô vội bỏ đi rồi

Thới Bình ơi! Đời cô gái như một trang huyền thọai

Bên một người khơi dậy những kỷ niệm ngày xưa

Từ đây cho đến bao giờ

Vầng trăng sông Trẹm Ai chờ đợi ai /

Trang 14

TRĂNG THU DẠ KHÚC - Hải Đăng

- Trăng thu dạ khúc

Khúc ca âm điệu êm đềm ngày xưa đến nay

Ai khéo viết bài, dạ khúc thâm trầm

Ngày xưa nghệ sĩ đã so dây

Phím cung lay động gọi hồn trăng theo tiếng tơ

Nhịp đời trỗi lên, hòa bản nhạc lòng

Trăng thu dạ khúc dạo bài đêm thu dưới trăng

Đây bài hòai lang, như tiếng dặn dò

Yêu thương, bên nhau dệt mộng,

Đời nghệ nhân hay kiếp con tằm

Tơ vương lòng mang nặng nợ yêu đời nên nhả tơ

Dâng người … bao ý thơ

Vọng cổ

-1 Có phải người nghệ sĩ ngày xưa đứng dưới trăng thu nghe tim mình rung cảm Nên nắn phím so dây dạo lên khúc nhạc êm êm khi lướt nhẹ mấy …cung đàn Nghe tha thiết trong ta âm điệu nhạc đời Đem tâm tư phổ vào ca khúc, khảy tiếng lòng trỗi nhịp cả năm cung Khúc nhạc đời tình tự non sông, hay khúc nhạc thiên nhiên hòa vào lòng nghệ thuật Khúc hoài lang hay trăng thu dạ khúc, là tiếng dặn dò yêu thương của người nghệ sĩ

2 Từng nhịp đập con tim len vào nhịp nhạc, gom trọn ánh trăng thu hội tụ giữa cung đàn Rung nhẹ dây tơ, lay động dư âm bay khắp bến đời Nâng tiếng nhạc cưu mang đời nghệ sĩ, dâng mật ngọt cho đời trên sân khấu về khuya Dệt lòng vui cho phím nọ thêm vui, theo lối nghệ thuật tấu khúc ca lên bài vọng cổ Dắt dìu nhau dù bình yên hay bão tố, qua bao cuộc thăng trầm vẫn dạo bước khắp quê hương …

Trăng thu dạ khúc

-Xáng u liu phạn liu xàg xề liu xáng liu

Liu xáng liu xề, xề liu phạn xàng

Xề phan liu ú xáng ú u

Sáo ngân trỗi nhạc tâm tình ta lắng nghe…

Vọng cổ

Trang 15

-5 Tiếng sáo ai nhặt khoan bổng trầm lâng lâng trong đêm vắng có phải tiếng sáo muốn gởi tâm tư cho nàng trăng sáng Ngũ cung ta dù hò xự xang xê cống mà từ thuở xa xưa tới muôn thu sau vẫn dệt lời ca tươi thắm …cho đời Dìu dặt thanh âm như len giữa lòng người Có phải người nghệ sĩ lắm yêu thương trỗi lên từ hồn thiêng sông núi, nên rút tơ lòng ngân mãi với đời vui Như tháng Tám năm nào còn vang mãi đến muôn thu, cả dân tộc cùng khảy lên tiếng đàn độc lập Vườn nghệ thuật luôn nở hoa trăm sắc, trên đất nước Việt Nam thơm ngát hương đời.

6 Âm điệu xưa còn lưu mãi đến ngày nay, chuyển cung bậc cho đời cao giọng hát Dòng nước thời gian không bao giờ xoáy nát, gió xuôi chiều nâng nhạc khúc trăng thu Thóang dư âm nghe rung cảm tâm tư, hồn nghệ sĩ đã hòa vào hồn dân tộc Kể từ đó in dấu chân trong vườn hoa âm nhạc, mà ta nay so dây dạo lại cung đàn

Trỗi bài dù hò xự xê xang

Trăng thu dạ khúc hỡi bạn vàng tri âm

Vườn hoa âm nhạc Việt Nam

Thơm hương nghệ thuật, tiếng đàn lời ca./

AI XUÔI VẠN LÝ - Nhạc : Lê Thương, Vọng cổ : Viễn Châu

NHẠC :

Người vọng phu trong lúc gió mưa

Bế con đã hoài công để đứng chờ

Người chồng đi đã bao năm chưa thấy về

Đá mòn nhưng hồn chưa mòn ước mơ

Có- đám cây trên đồi

Sống trong-trong mơ hồ

Ngày nào tròn trăng lại nhớ đến tích xưa

Khi- tướng quân qua đồi- kéo quân-quân theo cờ

Đòan cỏ cây hãy còn trẻ thơ

Cho đến bây giờ đã thành – đòan cổ thụ già

Mà chờ người đi mất từ ngàn xưa

Trang 16

rồi Gió ngựa từ khi khuất dạng dưới chân đồi Rặng phi lao vẫn mơ màng đón gió , dãy cây rừng mấy lượt lá vàng rơi Lá vàng rơi buồn lắm anh ơi, bồng con thơ đứng trông ngóng một người, sao chỉ thấy sương bạc mờ rơi - lạnh theo về nơi rừng sâu núi thẳm

2 Quê nghèo chín nhớ mười thương, hồn quê còn đọng khói sương biên thùy … Mộng ước tàn canh vẫn lẽo đẽo đi về… Ngày anh đi cuối trời sương điểm trắng, nay mấy lần sương nhuộm núi rừng xa Núi rừng xa như mong nhớ bao la, người chinh phụ mắt mờ qua ngấn lệ Thấp một nén hương gửi theo ngọn gió - đợi anh về với một bản hùng ca

THƠ :

Một thuở căm hờn dậy núi sông

Anh đi lo trả nợ tang bồng

Sầu bao la gợn sương đầu núi

Man mác rừng thu- khói chập chùng

NHẠC :

Có ai xuôi vạn lý , nhắn đôi câu giúp nàng

Lấy cây hương thật quý, thắp lên thương tiếc chàng ……

Thôi đứng đợi làm chi, thời gian có hứa mấy khi

Sẽ đem đến trả đúng kỳ- những người mang mệnh biệt ly

Dù cho biển cạn non mòn

Còn sông, còn núi dạ còn thương anh

Trang 17

TÌNH ANH BÁN CHIẾU - Soạn giả Viễn Châu

Hò hơ chiếu Cà Mau nhuộm màu tươi thắm

Công tôi cực lắm mưa nắng dãi dầu

Chiếu nầy tôi chẳng bán đâu

Tìm cô không gặp ờ hò hơ

Tìm cô không gặp tôi gối đầu mỗi đêm

Câu 1: Ghe chiếu Cà Mau đã cắm sào trên bờ kinh ngã bảy, sao cô gái năm

xưa chẳng thấy

VỌNG CỔ

ra chào

Cổng vườn cô khóa kín tự hôm nào

Tôi vác đôi chiếu bông từ dưới ghe lên xóm rẩy, chiếc áo nhuộm bùn lấm tấm giọt mồ hôi (-) Vườn nhà cô sau trước vắng tanh, gió lạnh chiều đông bổng có ai dạo lên tiếng nguyệt cầm Như gieo vào lòng tôi một nỗi buồn thê thảm

Câu 2: Cô đã đặt đôi chiếu bông bề dài hai thước, có lẽ để điểm tô ở chốn

loan phòng

Hôm nay, cô đã quên tôi để cất bước theo chồng

Cô ơi, đôi chiếu nầy tự tay tôi dệt lấy, tôi đã lựa từng cọng lác, sợi đay (-) Hôm nay, tôi đến nơi đây thì cô đã rời bỏ quê nhà sang qua xứ khác Tôi đứng trước cổng vườn xưa với nỗi buồn man mác, còn đôi chiếu nầy tôi biết tặng cho ai?

Câu 3: Nhớ năm ngoái, khi ghe vừa tới vàm sông ngả bảy cô đã tươi cười

dẫn tôi đến tận nhà cô Cô đưa tôi vào tận chốn phòng riêng để đo ni chiếc giường gõ đỏ và cô đặt làm đôi chiếu.(-) Cô hỏi qua giá cả, tôi trả lời lấy giá

rẽ làm quen! Năm hôm sau tôi sắp sửa lui ghe, cô còn đứng trên bến dặn dò

kỷ lưỡng Sau khi cô đà quay gót, chiếc áo bông hường khuất dạng sau mấy lùm tre Cô có biết đâu, tôi đã đưa nón lá che nghiêng để giấu đôi dòng nước mắt Vì tôi không muốn bàng quan thiên hạ họ cười tôi là một gả si tình

Nói lối

Khi hỏi lại xóm giềng tôi mới biết

Trang 18

Cô theo chồng đã được bốn trăng qua.

Mình dám đâu sai hẹn với người ta

Nước mắt tuôn rơi theo lá rụng bên đường

Gió đông vụt vù thổi mạnh, lạnh đất trời lạnh đến cả tâm can (-)

Người ta đã có đôi rồi

Chiếu chăn đâu ấm bằng người tình chung

Để mình vác cặp chiếu bông

Chờ đợi chi nữa, uổng công đợi chờ

Câu 5: Khuya đêm nay ngồi chờ nước lớn, nỗi niềm riêng cứ canh cánh bên

lòng

Tôi thấy đời của tôi sao lạnh lẽo khôn cùng

Còn chi buồn hơn đời bán chiếu, để tô điểm loan phòng cho những gái còn xuân (-) Đến khi họ cất bước quay lưng lại không một lời hỏi han từ giả! Đến đôi chiếu bông tôi đã bỏ công ngồi dệt mấy ngày đêm ròng rả, mà nay vẫn còn nằm trơ ở dưới khoang thuyền

Câu 6: Ngọn gió đêm đông đừng thổi nữa, lòng tôi lạnh lắm gió đông ôi!

Tôi nhổ sào cho ghe chiếu trôi xuôi mà lòng nặng trĩu một nỗi sầu tê tái.(-) Tôi ngồi yên sau lái, đôi mắt vẫn hướng về nơi nẻo cũ, vườn xưa Hỡi ơi! Con sông Phụng Hiệp nó chảy ra bảy ngả Mà lệ của tôi sao nó cứ lai láng tuôn dòng

Có ai biết được nỗi lòng của tôi với cô gái mỹ miều trên kinh ngả bảy

Sông sâu bên lỡ, bên bồi

Tình anh bán chiếu trọn đời không phai /

VÕ ĐÔNG SƠ - Soạn giả Viễn Châu

Nhạc

1/.Biên cương lá rơi Thu Hà em ơi!

Đường dài mịt mùng em không đến nơi

Trang 19

Mây nước buồn cơn lửa binh

Hết kể chuyện chung tình

Khóc than riêng em một mình

2/.Cây tuôn lá xanh xây mồ cho anh!

Tình đầu bẽ bàng trong cơn chiến chinh

Đưa tiễn nào hay rẽ chia

Cách trở hận muôn đời

Nói nữa chi thêm nghẹn lời

Câu 1: Trời ơi, bởi sa cơ giữa chiến trường thọ tiễn! Nên Võ Đông Sơ đành

chia tay vĩnh viễn Bạch

VỌNG CỔ

Thu Hà

Bạn tình ơi! Đừng hoài công mòn mõi đợi chờ

Hãy gọi tên anh trong những chiều sương lạnh, khi cánh nhạn bay về cuối nẻo trời xa (-) Hay những lúc canh khuya tựa rèm thưa ngắm áng trăng tà, nàng có nhớ đến tháng năm nầy có một người yêu đã vùi thây giữa vùng cát trắng

Câu 2: Ta cảm thấy một vùng trời đất hình như đão lộn, máu đào tuôn ướt

đẫm nhung bào

Ta gọi tên em trong tiếng nấc nghẹn ngào

Đây mới thật là lần chia ly vĩnh viễn, hết mong gì gặp gở cùng nhau (-) Rượu ly bôi ngày ấy tiễn anh đi

Hoa lá bay theo vó ngựa phi

Có biết đâu buổi tiễn đưa hôm ấy

Là buổi chia lìa nàng chờ đợi mà chi

Nói lối

Ta cảm thấy máu ngừng trong nhịp thở

Rút gươm thiêng mà giòng lệ tuôn sa

Khắc vào cây ba chữ Bạch Thu Hà!

Để kỷ niệm ngày ta không gặp nữa

Câu 4: Tuấn mã ơi! Hãy phi mau về báo hung tin cho quân ta được rõ: Rằng

Võ Đông Sơ đã vùi thây trong gió bụi

VỌNG CỔ

Trang 20

Tiếng kiểng thu quân tắt lim tự bao giờ

Hoàng hôn phủ trùm lên bãi chiến một vẻ u buồn lạnh lẽo tiêu sơ (-)

Lá rừng rơi rụng như mưa

Phải chăng xây hộ nấm mồ cho ta!

Máu đào theo lệ tuôn sa

Nhắc câu chung thủy, lòng ta nghẹn ngào

Câu 5 ( nhạc) Máu đào tuôn ướt đẫm nhung bào

Chí anh hùng vùi trong kiếm đao

Bóng chiều rơi cuối nẻo biên thùy ( về vọng cổ )

Ta thấy miền xa như rũ bóng quân kỳ

Ta muốn kêu lên ba tiếng Bạch Thu Hà

Bạch Thu Hà ơi! Tim ta như ngừng đập, máu tuần hoàn ngưng chảy khắp châu thân (-) Thôi thôi lỡ làng rồi tiếng hẹn trăm năm Từ đây nàng có nhớ đến ta hãy ngâm câu “ Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu – Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi “

Câu 6: Bạch Thu hà Bạch Thu hà ơi! Nàng đã bao phen vượt suối trèo non

để giữ vẹn tiết trinh Ta cũng mấy bận lao mình trong nắng gió Chuyện hàn huyên chưa cùng nhau cạn tỏ, thì giọt máu chung tình đã nhuộm thắm chinh

y (-) Từ đây hết nợ, hết duyên, hết ân, hét ái Lưỡi gươm thiêng ta xin gởi lại cho người yêu lý tưởng Bạch Thu hà

Nhạc

Hỡi tình chung ơi!

Đường dài mịt mùng em không đến nơi

Mây nước buồn cơn lửa binh

Hết kể chuyện chung tình… ( về vọng cổ )

…Khóc than riêng em một mình /

BẠCH THU HÀ - Soạn giả Viễn Châu

Nhạc

Trong khói hương mơ màng tung bay

Đêm tóc tang u buồn nhớ ai!

Nửa chừng duyên kiếp chia phôi

Ai đi cách mấy phương trời

Duyên trúc mai vĩnh viễn xa rồi

Ai biết đâu một lần chia tay

Riêng thiếp cam chịu nhiều đắng cay!

Trang 21

Nỗi sầu bao thuở cho nguôi

Ly tan nhớ tiếc muôn đời

Bao đắng cay than chẳng nên lời

Câu 1: Võ lang ơi! Đôi ngã sâm thương uyên ương rã cánh Thiếp đành cam

gãy gánh

VỌNG CỔ

chung tình

- Gió kép, mưa đơn thiếp thui thủi một mình

Chàng ra đi đền ơn xã tắc, thiếp nghẹn ngào tím ruột bầm gan (-) Rảo bước theo đám quân canh đến trước`cửa tùng đình, thiếp ngập ngừng chưa dám bước vào trong Bởi thiếp đây đâu dám ngờ rằng: Võ Đông Sơ đã ra người thiên cổ

Câu 2: Đàn đứt dây rồi, phím đã long! Làm sao dạo được bản tương

phùng

thiếp gởi niềm đau theo giọt lệ ly tình

Trống thành Tây mấy dùi khoan nhặt, lòng thiếp hãi hùng như tiếng trống tàn canh (-)

Bẽ bàng thay buổi đầu xanh

Đầu xanh vương lấy nợ tình mà chi?

Để rồi gặp cảnh chia ly

Một buổi phân kỳ, lệ hận trào tuôn!

THƠ

Lỡ giấc mơ tình giữa tuổi xuân

Lầm than gió bụi biết bao lần

Thiên thu điệp mộng hồn trinh nữ

Vạn cổ tình, hoài vọng cố nhân

Câu 4: Thiếp muốn xé tan áng mây trên từng cao diệu vợi Để hỏi thử cao

xanh ông ghét ghen chi mà để tội kẻ

VỌNG CỔ

Chương Đài

-Một kiếp quần thoa lận đận biết bao ngày

Nhưng mảnh kiên trinh thiếp nguyền vẹn giữ, cho trọn lời đoan thệ cùng ai (-)

Trang 22

Thôi rồi đá nát, vàng phai

Cầu Ô lỡ nhịp mộng đời dỡ dang

Nhìn lên trướng rũ màu tang

Chàng đi để thiếp khóc than một mình

Câu 5: Ánh nguyệt mới nhô lên đã bị phủ che bởi vầng mây xám Cũng như

đời thiếp vừa thoát cơn khổ nạn, đã đành cam vắng bạn chung tình

Quấn mảnh khăn tang, thiếp quỳ trước tùng đình

Chàng ra đi muôn đời không trở lại, chén rượu đào thiếp đưa tiễn ai đây (-)( Nhạc )

Rượu sanh ly dưới làn hương khói

Trước linh sàng thiếp thổn thức từng cơn

Rượu đôi chung lễ người thiên co å( về vọng cổ )

Tiễn đưa ai đi mãi không về! (-)

Câu 6: Võ lang Võ lang trời ơi! Thiếp đã gào lên mấy lượt, sao chàng vẫn

im lìm trong cỗ áo quan! Bạch lạp lờ mờ như đỗ lệ sầu than, như khóc cho đời thiếp bẽ bàng duyên hương lửa! Lời đoan thệ đã bay theo ngọn gió thì còn tiếc chi thân của Bạch Thu Hà (-)

Võ lang ơi! Thiếp mượn lưỡi báu đao phủi rồi nợ thế

Để nơi miền âm cảnh,

Bạch Thu Hà hội ngộ Võ Đông Sơ! /

TÂN QUỲNH KHÓC BẠN - Soạn giả Viễn Châu

Nói lối

Nghe hung tín nhị ca đà thọ khổn

Hồng Đào san em quay ngựa trở về ngay

Kìa giữa pháp trường cát bụi mịt mù bay

Quân đao phủ sắp ra tay hành quyết…

Câu 1: Khoan, để anh cạn phân đừng vội giết oan một trang hào kiệt…Nghe

Trang 23

Đơn Nhị ca ơi! còn đâu đời ngang dọc, quyết vẫy vùng cho rõ mặt với núi sông (-) Nhớ năm xưa thề câu “Chị ngã, em nâng”, dẫu tử sanh quyết vẹn chữ kim bằng Thế mà nay u hiển đôi phang, giữa pháp trường đành chia tay vĩnh viễn…

Câu 2: Thủ cấp đã rơi trên thảm cỏ xanh nhưng đôi môi vẫn còn mấp máy,

phải chăng anh oán Đường Vương và hận kẻ vong thề…

…Nghe hung tin em vội vã quay về…

Trễ phút giây nhị ca đã hóa ra người thiên cổ, lòng dạ nào em chẳng tái tê (-)

La Thành ơi! Em tệ bạc làm chi nỡ xuống gươm giết người bạn cũ Dù

không thương, em cũng đừng nên hạ thủ, giết kẻ thù chứ giết bạn đành sao?

Câu 3: Nhị ca ơi! Chén rượu đoan thề hơi men còn phảng phất đầu môi, trên

lối hoạn đồ muôn nẻo ngược xuôi anh mang chí cả mong đạp thành phá lũy Nhưng mà trời không tựa được lòng người dũng sĩ, nên giữa sa trường anh mới bị sa cơ! (-) Ai còn bày ra chi cuộc tống tửu đau thương, lễ đưa tiễn rượu đào pha nước mắt Chén rượu năm xưa kết giao tình bạn hữu, chén rượu ngày nay đứt đoạn nghĩa kim bằng

Nói lối

Hùm thiêng dẫu thác danh thơm còn chói rạng

Há chi điều mũi đạn, lằn tên

Ơn Nhị ca bảo bọc mấy năm trường

Công hoạn dưỡng chưa báo đền muôn một…

Câu 4: La Thành ơi! Anh trách em ở ăn sao quá nghiệt! Nỡ vung gươm giết

thác bạn…

VỌNG CỔ

… anh hùng…

Chữ đồng tâm em bẽ gãy cho đành…

Không năm xưa nơi Tam Hiền quán, cắt máu ăn thề kết nghĩa đệ huynh (-) Thế rồi, Nhị ca giận bỏ ra đi theo Thập bát phản vương nên không đồng chí hướng ai thờ chúa nấy Người sao đặng trọn trung, trọn hiếu Còn người phải cam lãnh án bêu đầu…

Câu 5: Nhớ năm xưa khi sang nhà em chúc thọ, cũng tại Trình Giảo Kim

mới có chuyện thâm hờn…

…La đệ tuổi thanh xuân nên tánh khí can cường…

Trang 24

Trong khi ăn thề trích huyết, máu của hai người chẳng chịu trào tuôn (-) Đó

là điềm trời xui trong nhóm đệ huynh có hai kẻ tánh tình không hòa hợp Thế rồi khi lên Hồng Đào San chiêu an Tam kiệt, em về tới nơi thì sự thể quá muộn màng…

Câu 6: Nhị ca ơi! ôm thây anh máu thắm nhuộm chinh y, lòng tiểu đệ thêm

nghẹn ngào chua xót! Nhớ câu “ Tiền đồng tịch kim bằng cộng lạc – Hậu lâm nguy bất kiến đệ huynh “ (-) Đấng anh hùng đâu ngại lẽ tồn vong,

nhưng chết tức tưởi thiên thu còn ghi hận! Em cầu nguyện cho anh sớm tiêu diêu miền cực lạc, bởi có câu “Sanh vi tướng – Tử vi thần”

Đơn Nhị ca ơi! Kiếp nầy mộng tranh bá đồ vương anh không được đắc kỳ sở nguyện Em tin tưởng sau nầy anh sẽ trả được thù ở kiếp lai sinh /

ÔNG LÃO CHÈO ĐÒ - Soạn giả Viễn Châu

Thơ

Con nước mơ màng, mây vẩn vơ…

Thì còn lão với một con đò

Có tiền mua lấy vài chai rượu

Nhắp rượu xong rồi, lão nói thơ…

Thơ Vân Tiên

Linh đinh trời rộng sông dài

Đò ngang một chuyến lần hồi sớm trưa

Chiều rồi nghỉ một chuyến đưa

Nằm nghe lá rụng như mưa trên đò

Cơm ngày hai bữa cầu no

Dám đâu bàn chuyện cơ đồ viễn vông

Đời nầy có cũng như không

Sớm còn tối mất bận lòng mà chi

Câu 1: Còn nước còn non thì nơi bến cũ vẫn còn trơ một ông lão…

VỌNG CỔ

… đưa… đò…

Sông nước miền quê như say theo tiếng hát câu hò…

Trên con thuyền cũ kỹ, ai muốn sang bến sông nầy lão đưa rước giùm cho (-) Tiền bạc trả công chẳng nệ ít hay nhiều, lão chỉ cần ngày hai bữa mà thôi Bởi lão đây yêu quý con đò như thiên hạ họ yêu một người tình lý tưởng…

Trang 25

Thơ Vân Tiên.

Người ta đi ngược, đi xuôi

Kẻ ham phú quý, người đòi đĩnh chung

Lữ hành khi đã sang sông

Có ai còn nhớ đến ông chèo đò?

( về câu 2 ):…Lão chẳng mong chi cũng không đợi không chờ…

Cơm hẩm canh rau một ngày hai buổi, manh áo tồi tàn lão dãi nắng, dầm mưa (-)

Thơ Vân Tiên

Mặc dù tuổi đã già nua

Vẫn còn chèo nỗi con đò sang sông

Tai còn tỏ, mắt còn tinh

Bàn chuyện nhân tình lão chẳng nhượng gì ai…

Nói lối

Hơi thu lạnh gió đưa hàng lau lách

Nửa chiều rồi, đò vắng khách sang sông

Ngồi trầm ngâm nhìn nước bạc xuôi dòng

Lão bổng thấy cõi lòng trống trải…

Thơ

Chim bay về núi tối rồi

Lão lo xúc gạo rửa nồi nấu cơm

Bình minh rồi lại hoàng hôn

Năm cùng tháng hết lo buồn mà chi!

Sự đời sanh ký, tử quy

Mới xuân xanh đó già thì đến nơi

Sông dài mấy bận đầy vơi

Thế gian mấy bận đổi dời trắng đen…

Câu 5: Mười mấy năm qua mấy mùa khói lửa, lão đã chứng kiến biết bao nhiêu cảnh hưng vong của thế sự…

VỌNG CỔ

… thăng… trầm…

Nước mắt già nua pha lẫn nước xuôi dòng…

Trang 26

Bất giác lão đưa tay sờ lên mái tóc, thì sau cuộc ba đào nó đã trắng như bông (-)

Thơ Vân Tiên

Chuyện đời như cánh phù du

Sớm còn, tối mất dạ sầu mà chi

Sang giàu như áng mây bay

Mới vừa thấy đó phủi tay không còn

Câu 6: Hò hơ…nước giữa dòng có khi trong, khi đục

Người ở đời có lúc nhục, lúc vinh

Gẫm ai vô sự như mình,

Đò ngang một chuyến…hò hơ…

…đò ngang một chuyến mặc tình nắng mưa

Thơ Vân Tiên

Thân già gạo chợ nước sông

Khỏe thì đưa khách, mệt nằm xả hơi

Sang giàu mặc kẻ đua bơi

Công danh như thể bèo trôi giữa dòng

Ai dại, ai khôn gẫm lại vẫn không bằng đời của lão

Còn trời, còn nước, còn sông

Còn cây đa cũ, còn ông chèo đò./

GÁNH CHÈ KHUYA - Soạn giả Thu An

Em gái : (rao)

Ai ăn chè bột khoai bún tàu đậu xanh nước dừa đường cát hôn

Tân nhạc

Nam : Nghe tiếng rao trong đêm dài u buồn

Đêm từng đêm thầm vang bên phố nhỏ

Nghe tiếng rao như một lời kêu than

Cho số kiếp phụ phàng

Trang 27

Em gái : Em đi bán chè thưng

Nặng lo chữ hiếu cho tròn

Và em lo thân sống

Cho tròn nợ áo cơm

Câu 1 : Hễ mỗi lần nghe tiếng rao vang từ đầu phố là lòng tôi như nhớ

thương em gái lạ đã

VỌNG CỔ

đi rồi…

Cũng gánh gánh chè khuya qua lại đường này…

Em gái ấy ở trong cuối phố Với một mẹ già tuổi độ sáu mươi (+)

Tóc chưa xuống khỏi bờ vai

Mà em đã gánh nặng rồi thương đau

Vì nuôi mẹ khổ nghèo nên em phải chịu nhọc nhằn lo cho tròn câu hiếu thảo

Câu 2 : Tuổi mới mười lăm vo cơm chưa sạch cám Mà em đã biết nấu chè

thưng và gánh bán cho khách qua đường…

Nhưng tội nghiệp thay, chữ a bê em chưa biết một vần…

Nhưng em siêng lắm chiều nào em cũng học với bà mẹ già chỉ đọc được vần xuôi (+) Thấy thương em cố sức sống trong cảnh đói nghèo thất học Cho nên, tôi mới bảo em mỗi ngày một buổi Đến nhà để tôi dạy dùm sau bữa cơm trưa…

Thơ

Em đến học được chừng mười bữa

Bỗng nhiên em liên tiếp vắng ba hôm

Tôi đón hỏi em vào lúc nữa đêm

Khi em gánh gánh chè khuya về xóm vắng

Câu 4 : Nghe tôi hỏi em cúi đầu im lặng rồi ngẩng nhìn tôi qua ngấn lệ… VỌNG CỔ

tuôn trào

Em trả lời với tôi trong tiếng nói ngẹn ngào…

Em nói em nghèo lắm không tiền mua giấy mực

Thì làm gì trả công thầy dạy dỗ cho em (+)

Trang 28

Thơ Vân Tiên

Thầy ơi má đã dặn khuyên

Dốt đành chịu dốt đừng phiền người ta

Một con một mẹ đã già

Đói nghèo chịu được ơn kia khó đền

Câu 5 : Không, chú dạy dỗ là mong em biết chữ Chớ đâu phải được trả

công bằng quà vật bạc tiền…

Vì thương em nghèo có hiếu lại hiền…

Tôi nói chưa hết thì em đã khóc to hơn nữa

Và vội vàng quảy gánh chạy đi (+) Đường vắng giữa khuya chỉ còn một mình tôi, đưa mắt nhìn theo em khuất dần trong bóng tối Với nỗi xót thương cho một kiếp sống não nùng

Câu 6 : Rồi kể từ đêm ấy tôi không còn trông thấy bóng em đâu Chừng hỏi

thăm mới hay em bị đuổi nhà và đã ra đi ở mướn để lấy tiền nuôi bịnh mẹ tại nhà thương Nghe chuyện ấy lòng tôi nao nao buồn tủi Thương cho cuộc đời những trẻ bơ vơ Rồi đêm đêm đi về trên xóm cũ Tôi bồi hồi nhớ lại tiếng em rao Như còn vương vấn nơi phố lạnh canh buồn

"Em đi bán chè thưng

Nặng lo chữ hiếu cho tròn"

Giờ em đi mất đâu còn

Nhưng tôi nhớ mãi tâm hồn thơ ngây

GÁNH NƯỚC ĐÊM TRĂNG - Soạn giả Viễn Châu

Nói lối

Sương thu lạnh bao trùm khắp nẻo

Trăng đêm nay dìu dịu cả không gian

Tôi với em đi gánh nước cạnh đình làng

Mùi cỏ dại mơ màng trong đêm vắng…

Câu 1: Giếng nước trong giữa đồi cát mịn, ánh nguyệt mờ soi đôi bóng … VỌNG CỔ

….giao…kề…

Dưới trăng khuya, tôi với em quảy gánh ra về…

Trang 29

Giữa không gian tiếng sáo dặt dìu khoan nhặt, như tiếng hẹn hò của đôi mảnh tình quê (-) Tôi trước, em sau cùng nhau đi giữa đường làng

Mà đôi ta còn lưu luyến bên nhau Khi đến ngã ba đường là chổ chia tay để trở về xóm nhỏ…

Câu 2: Hôm sau tôi phải đi làm ăn nơi miền rừng sâu núi thẳm, trước khi ra

đi tôi còn căn dặn em rằng…

…Nếu có thương tôi, thì em chớ vội lấy chồng…

Tôi sẽ ra đi nơi miền viễn xứ, quê người vẫn giữ dạ chờ mong (-)

Gìn lòng hai chữ ngỡi nhân

Yêu ai yêu chỉ một lần mà thôi!

Em cười, em bảo với tôi

Thệ có đất trời em không phụ anh đâu!

Câu 3: Hôm sau chờ em đi gánh nước, tôi đón tại ngã ba đường dưới rặng

mù u…Tôi chưa nói được nửa câu thì đôi mắt của em đã tuôn rơi dòng ngấn lệ.(-) Tôi vội lấy khăn tay ra lau nước mắt, và gánh hộ cho em một đoạn đường gọi là lần cuối cùng mình giúp đỡ cho nhau

Khăn tay tôi cất đem theo

Còn in nước mắt bạn nghèo năm xưa

Quê người dãi nắng dầm mưa

Làm sao quên kẻ sớm trưa đợi chờ!

NHẠC

Đêm nay vầng trăng mơ màng như soi bóng

Tôi với em bên nhau cùng thẩn thờ in bóng

Ai nỡ quên câu thề ngày nào, đành sang ngang giữa ngày ly cách

Tôi quay về lòng vương vấn tơ tình

Câu 4: Ba năm sau tôi trở về quê cũ gánh nước đêm trăng để tìm lại kẻ… VỌNG CỔ

…chung…tình…

…Quảy gánh lên vai tôi thờ thẩn một mình…

Nước giếng trong leo lẻo soi rõ bóng hình tiều tụy của tôi (-) Tiếng gà đã gáy sang canh, trăng mười sáu nhô lên khỏi bờ khóm trúc Tôi ngồi bâng khuâng bên đôi gánh nước, mà lòng bâng khuâng chưa bước chân về…

Câu 5: Nước giếng trong như mối tình sâu thẳm, tự ngàn xưa thề chẳng phai

Trang 30

…Cớ sao em cất bước sang ngang không đợi không chờ…

Chồng của em ở miền đô thị lại là người tốt mã giàu sang (-) Còn tôi thì mặt nám, da đen bởi mưa nắng của rừng sâu núi thẳm Sau ba năm trở về quê với hai bàn tay trắng, biết bán ai mua một tấm chung tình

Câu 6: Hò hơ…ai phụ tôi có đất trời chứng giám,

Phận tôi nghèo đâu dám sánh cùng ai!

Tưởng giếng sâu tôi nối sợi dây dài,

Nào hay đâu giếng cạn…ờ hò hơ…

Nào hay đâu giếng cạn (-) tôi tiếc hoài sợi dây!

Trăng ơi, trăng sáng làm chi khi lòng tôi đang u tối? Nước giếng sâu trong vắt, sao tình của ai kia như vũng nước trong bùn

Đêm nay dưới ánh trăng khuya, tôi lại thẩn thờ ra đi gánh nước

Ngồi bên giếng nước một mình

Có ai giải mối hận tình cho tôi /

LỜI NGƯỜI HÁT RONG - Sáng tác: Ngô Hồng Khanh

Nói lối

Nếu em là Trác Văn Quân

Thì anh sẽ biến thành chàng Tư Mã

Trỗi khúc Phượng Cầu Hoàng cho nỗi nhớ rưng rưng

Nếu em là Mỵ Nương giữa lầu son rực rỡ

Thì anh nguyện chèo đò chở tiếng hát Trương Chi…

Câu 1: - Nhưng em không phải là Mỵ Nương si tình, yêu tiếng hát mà sao

tim anh muốn hóa thành chén ngọc in bóng chàng Trương ôm khối tương tư trên sóng nước…

VỌNG CỔ

… đa… tình…

- Đừng nhỏ lệ thương tâm, Mỵ Nương ơi! Làm vỡ khối tuyệt tình…

Anh yêu em không bồng bềnh trên sóng nước mà có điệu lý qua cầu nối nhịp tim ta! (-) Em đừng hỏi vì sao anh không hát bản tình ca, dẫu trái tim anh vốn là kẻ đa tình Bởi anh không muốn mình thành một Trương Chi bỏ lại một dòng sông mênh mông nỗi nhớ!

Trang 31

Câu 2: Anh chỉ muốn mình thành một kẻ hát rong, hát mãi bên em và hát

với cuộc đời…

… Mỗi giọt máu con tim thành mỗi lời ca chan chứa tình người…

Lời tình ca, em ơi! Phải là lời rất thật rung động đáy tâm hồn dào dạt trái tim ta! (-) Lời tình ca em ơi! Không chỉ gấm và hoa mà có cả chiến hào mưa bom, pháo dội Lời tình ca có máu rơi đồng đội, có mắt ai chờ, ai đợi nhớ thương ai!

Nói lối

Khóc phận mình hay thương người xưa bạc phận

Thúy Kiều ơi! Nhỏ máu mấy cung đàn

Hãy còn đây khúc Cao Sơn – Lưu Thủy

Sao Bá Nha đập vỡ tiếng tơ lòng?!

Câu 5: Nhỏ máu xuống cung xưa có phải tiếng đàn kia đã lầm mưu kẻ khác?

Còn đây bến Hàm Dương y lời hẹn ước mà Tử Kỳ ơi, bạn tri âm đã vắng …

VỌNG CỔ

… đâu… rồi…

Nhưng anh không phải là Bá Nha mà em cũng không phải Thúy Kiều…Khóc phận mình Kiều trỗi cung bạc mệnh, Bá Nha đập đàn bởi vắng bạn tri âm! (-) Bá Nha cô đơn, Kiều nọ cũng cô đơn, Trương Chi bạc số còn anh luôn diễm phúc Anh hóa lời ca em thành khúc nhạc quyện mãi bên nhau đi suốt cuộc đời

Câu 6: Em ơi! Lời người hát rong là tâm hồn người Nghệ sĩ, hát với cuộc

đời hát khắp nẻo quê hương Đất nước trăm miền chỉ một dạ thủy chung Chiều xứ Lạng ai bồng con hóa đá Đêm Cà Mau ai trỗi bài dạ cổ, cho lời ca anh muôn thuở chung tình

Không! Nếu em là Trác Văn Quân thì anh sẽ không biến thành chàng Tư

Mã, trỗi khúc Phượng Cầu Hoàng cho nỗi nhớ riêng em

Lời người hát rong – lời cho tất cả

Tình người hát rong – tình của kẻ đa tình /

TRÁI KHỔ QUA - Soạn giả Viễn Châu

Nói lối

Tôi với em hai người cùng một xóm

Trang 32

Nhà của em có trồng đám khổ qua

Mỗi bình mình còn nặng giọt sương sa

Tôi nhìn mãi cánh tay ngà em tưới nước

Câu 1: Dây khổ qua bông vàng nhụy trắng, trái khổ qua tuy đắng nhưng

đượm thắm

VỌNG CỔ

hương tình

Mẹ tôi thường khen em thùy mỵ dịu dàng

Em cúi đầu bẽn lẽn mà gương mặt ửng hồng và e ấp nụ cười duyên (-)

Tôi vội chạy ra sân nhìn nước, nhìn mây, nhìn đất, nhìn trời Mong cho năm nay sớm dứt trận mưa rào, để cho đám khổ qua được đâm chồi, nẩy lá

Câu 2: Tôi còn nhớ trong một buổi chiều hôm ấy, khi ánh hoàng hôn vừa

bao phủ thôn buồn

Em trao cho tôi mấy trái khổ qua và âu yếm bảo tôi rằng

“ Công em tưới nước vun phân

Khổ qua có trái dành phần tặng anh (-)

Khổ qua nhụy trắng lá xanh

Trái quê thắm đượm mối tình đồng quẽ

Sang năm anh rước em về

Đẹp câu duyên nợ, vẹn bề thất gia ”

Câu 3: Nhưng dòng nước trường giang còn có khi lớn, khi ròng Thì lòng dạ

con người cũng theo thời gian mà nay dời, mai đổi Cuối mùa Xuân năm ấy

có người đem trầu cau dạm hỏi, cha mẹ em tham giàu nên nhận lễ gã em (-) Suốt đêm ấy anh nằm không ngủ, đợi sáng ngày tìm em han hỏi chuyện vợ chồng em định liệu ra sao? Thì trời ơi! Em chỉ nhìn theo con bướm chập chờn bay lượn mà khẻ bảo với anh:

“ Việc nầy do lịnh mẹ cha,

Phận em là gái khó cãi qua huyên đường”

Hò hơ đèn nào cao cho bằng đèn Ba Giác

Gái nào bạc cho bằng gái chợ Giồng

Ngày mai em làm lễ tơ hồng

Là ngày em bẽ gãy hò hơ là ngày em bẻ gãy

chữ tơ đồng với anh

Trang 33

Câu 4: Đám cưới của em mời đông đủ bà con lối xóm Còn riêng tôi thì

chẳng thấy

VỌNG CỔ

ai mời

Nghe tiếng cười vui mà gan ruột tơi bời

Mưa rớt vườn cau theo gió lạnh Lòng tôi cũng lạnh tợ mưa rơi (-)

Em đi, cạn chén rượu mừng

Tôi về, biết mấy đêm trường khổ đau!

Người ta vui vẻ làm sao

Còn tôi thì mượn giấc chiêm bao gặp nàng

Câu 5: Lễ đưa dâu của em, bà con đổ xô ra xem đông đảo Mà lòng tôi nát

tan như xác pháo bên đàng

Em cười vui, còn tôi thì lệ đổ muôn hàng

Dẫu rằng tôi nghèo tiền, nghèo bạc nhưng không có nghèo nhân đạo, thủy chung (-) Nhưng nhân đạo thủy chung không đổi được ruộng vườn, cơm áo Còn chung thủy mà chi, khi người mình yêu không tình không nghĩa! Chỉ say mê theo vật chất kim tiền

Câu 6: Năm nay trời lạnh sương nhiều quá! Giàn khổ qua trái đã lớn rồi.Mẹ

tôi ngày một thêm già, còn lụm cụm lo bề cơm nước Chiều hôm ấy, khi người nấu chín nồi cơm mới gọi tôi vào dùng bữa và âu yếm bảo với tôi: “ Hôm nay, mẹ nấu nồi canh khổ qua Một món mà con hằng ưa thích! “ Tôi cúi đầu không nói mà lệ cứ rưng rưng, mẹ tôi biết tôi có điều chi đau khổ, nên người nhìn tôi rồi buông tiếng thở dài

Ngoài sân có một đôi bướm trắng đang chập chờn bay lượn trên giàn khổ qua sai trái

Như trêu ghẹo kẻ si tình

Quá yêu người mà không được người yêu /

CHIỀU MƯA BIÊN GIỚI - Tân nhạc: Nguyễn Văn Đông - Cổ nhạc: Viễn Châu

NHẠC

Chiều mưa biên giới anh đi về đâu?

Sao còn đứng ngóng nơi giang đầu…

Kìa rừng chiều âm u rét mướt

Trang 34

Gọi người về trong hơi giá buốt

Người về bơ vơ…

Tình anh như đám mây trôi chiều hoang

Tăng còn khuyết mấy hoa không tàn

Cờ về chiều tung bay phấp phới

Gợi lòng này thương thương nhớ nhớ

bầu trời….xanh….lơ…

Câu 1: Anh đi về đâu trong một buôi chiều mưa ngoài biên giới? Trên

đường xa diệu vợi còn lang thang trên nẻo vắng…

VỌNG CỔ

…biên…thuỳ…

Mưa rơi rơi ướt đọng lá quân kỳ…

Dưới cơn mưa cuối mùa tầm tả anh thui thủi một mình khuất nẻo biên cương (+) Chân anh bước nhanh trên lối đường mòn, tay anh ghì lên bá súng thân yêu Mắt đăm đăm hướng nẻo biên thùy, anh lầm lủi ra đi dưới bầu trời lộng gió…

Câu 2: Mưa bâng khuâng bay ngoài biên giới, mưa theo gió khung trời tê

tái, mưa rơi có lạnh lòng anh không…

Anh mãi miết ra đi với nét mặt kiêu hùng…

Gió mưa ơi hãy đưa người chinh khách tiến đến sa trường đừng để giọt mưa tuôn (+) Hay là gió mưa muốn thử dạ hùng anh có giữ vẹn được gan đồng dạ sắt? Nên chiều nay mưa như vuốt mạt một kẻ dạn dày gối tuyết màn

sương…

NHẠC

Đêm đêm chiếc bóng bên trời,

vầng trăng xẻ đôi vẫn in hình bóng một người

Xa xôi cánh chim tung trời một vùng mây nước

cho lòng ai thương nhớ ai?

Câu 4: (giọng nhạc) Về đâu anh hỡi…(về vọng cổ) để cùng ai nhìn mưa

lạnh hoàng hôn điểm trắng…

VỌNG CỔ

Trang 35

… lưng… trời…

Áo ấm chiều nay anh mặc dưới lưng đồi…

Có nghe chăng một mùi hương cũ, của kẻ khuê phòng vẫn thoang thoảng về đây (+)

Chiều mưa biên giới anh ơi

Nhìn mưa có kẻ ngậm ngùi nhớ anh!

Ngoài kia mưa gió triền miên

Gió mưa đâu lạnh bằng tim một người…

Câu 5: Anh đi đâu gió lùa manh áo chiến? Anh đi đâu thui thủi có một

mình…

…Tôi thương anh với tấc dạ chơn thành…

Ánh tà dương khuất dần sau rặng núi, nhưng khói sương mờ quyện mãi bước chân anh (+) Biên giới chiều nay mưa xuống lạnh, đường dài có một bóng người đi…Anh đi đâu khi mưa rơi trắng nẻo quan hà…?

Câu 6: Mưa biên cương lạnh lắm người ơi! lạnh vũ trụ lạnh đến ngàn hoa lá

Nhưng lòng anh vẫn bừng lên bầu máu nóng, bởi chí kiêu hùng của một kẻ mày râu Bạn tình ơi đừng nói tiếng yêu thương bởi tình yêu người lính chiến đã trao cho đất nước Khi chiều nay nhìn xa xa cánh chim tung trời một vùng mây nước, cho lòng ai thương nhớ ai đã gởi trao nhau mộng ước ban đầu…

Người đi khu chiến có thương màu áo gởi ra miền biên ải…

Đường trần còn tơ vương khanh tướng

Thì đường trần mưa bay gió cuốn còn nhiều anh ơi!

LAN VÀ ĐIỆP - SG: Viễn Châu

Nói lối

Lan xơ xác sấu ai Lan rũ cánh

Bướm lỡ làng duyên phận bướm cô đơn

Mộng lòng tan theo năm tháng tủi hờn

Nơi phật tự còn vương mùi tục lụy

1.Điệp ơi! Cánh bướm năm xưa hãy bay đi đừng trở lại, vì em hiện nay chỉ

là một đóa…

VỌNG CỔ

Trang 36

… Lan… tàn…

- Em biết anh chẳng dạ phũ phàng…

Nhưng kiếp này đã lỡ xin Điệp đừng lưu luyến chi Lan (-) Hãy để cho em yên tâm rảnh dạ tu hành,mượn kinh kệ chốn thiền môn để phôi pha mối sầu vạn cổ…

2 Khi tiếng mõ công phu nện đều trên chánh điện thì suối lệ đầy vơi cũng

thắm đượm áo nâu sồng…

Tiếng hẹn năm xưa còn nhớ mãi bên lòng…

Nếu chẳng cùng anh xây tổ ấm

Thân nầy nguyện gởi chốn thiền môn (-)

Trời ơi! Lời đoan thệ năm xưa đã thành sự thật, bởi từ khi Điệp đi cưới vợ thì Lan cũng gởi kiếp xuân tàn nơi cửa từ bi

3 Điệp ôi! Đời Lan đến ngày nầy còn kể đen làm chi, Lan đã xây đắp một

hy vọng tương lai để được cùng ai nên nghĩa gối chăn trong vòng lễ giáo, thế

mà ông Tơ cắc cớ đem sợi chỉ hồng se lộn mối duyên

Thôi rồi một kiếp xuân xanh

Điệp đi cưới vợ Lan đành xuất gia!

Lệ tràn theo giọt mưa sa

Hỏi trăng, trăng lặn hỏi hoa, hoa tàn

Nói lối

Kéo vạt áo lau đôi dòng nước mắt

Lạy mẹ cha con thí phát quy y

Con dao kia với xác bướm khô nầy

Lan chôn lấp dưới cội cây ngoài cửa Phật…

4 Điệp ơi! Mái tóc xuân xanh Lan đã cắt đi với lời khấn nguyện, trong khi

giữa thiền môn vọng lại tiếng…

VỌNG CỔ

…chuông…buồn…

Suối lệ tuôn rơi theo lá rụng quanh tường…

Tiếng côn trùng nỉ non họa lại bản nhạc sầu với tiếng mõ, hồi chuông (-)Nam mô cứu khổ chí tôn

Cầu xin phổ độ linh hồn thế gian

Con tên là Nguyễn Thị Lan

Xác thân còn đó ( mà ) hồn tan lâu rồi!

Trang 37

5 Điệp ôi! Sau khi Điệp trở về chốn cũ, thì mái nhà xưa đã vắng bóng Lan

rồi…

Lan cất bước ra đi mà tấc dạ tơi bời…

Lan biết Điệp cưới vợ chẳng qua vì nghịch cảnh chớ phải nào phụ bạc chi Lan! Nhưng mối tuyệt tình Lan phải đeo mang, bao thất vọng đọa đày thể xác Lan mới mượn lời kinh kệ để mong dập tắt lửa ưu phiền

6 Điệp ôi! Hôm Điệp đến thăm Lan là một buổi chiều sương lam mờ cảnh

vật Điệp ngập ngừng trước cổng nhìn thân bạn héo mòn mà lã chã lệ sầu tuôn Điệp ôi! Lan đã cắt đứt dây chuông để Điệp quay về cùng bổn phận,có biết đau vì không dằn được cơn cảm xúc cho nên Lan ngã gục trước sân chùa

Khi Lan tỉnh dậy thì chỉ nghe tiếng chuông mõ công phu vang rền trên chánh điện

Gia trung Điệp đã về rồi

Đêm đem quỳ trước Phật đài mình Lan /

LÒNG DẠ ĐÀN BÀ - Soạn giả Viễn Châu

Nói lối

Vua nước Sở một hôm lòng thanh thản

Cởi long bào giả dạng một thường dân

Vác cần câu ra ngồi dựa thạch bàn

Lòng vương giả mơ màng theo sóng nước

Câu 1: Gió lộng ngàn lau khua xào xạc…Sở vương thả hồn theo những

chiếc lá rơi tản mạn ở…

VỌNG CỔ

… ven… đường…

Lòng quân vương bổng xúc động một tâm tình…

Đưa tay vuốt chòm râu bạc, nhấp cạn chén rượu đào nghiền ngẫm chuyện gần xa (-) Bổng ngài đưa mắt nhìn xem một hang cua cạnh dưới thạch bàn Cua cái nằm lột vỏ trong hang, còn cua đực ngày đêm lo canh giữ vợ hiền Quên cả việc ra đi tìm mồi cho đỡ đói…

Câu 2: Mấy ngày sau, khi hiền thê coi bề cứng cáp Vợ chồng cua mới sánh

Trang 38

vai nhau dạo mát cạnh giang hà…

…Sở Vương vẫn theo dõi đôi cua âu yếm đậm đà…

Ngài hân hoan cất tiếng khen rằng: “ Lành thay tình chồng vợ, đẹp bấy đạo tào khang “(-) Rất đổi loài vật còn nặng nghĩa phu thê, huống chi là người ai chẳng trọng câu luân thường đạo lý, chữ “ Nhứt dạ đồng sàng chung dạ ái Nhứt nhựt phu thê hề bá dạ ân! “

Câu 3: Thấm thoát sáng lại, chiều qua nước thủy triều mấy phen lên xuống

giữa trường giang, hoa hồng hoa điệp rụng rơi từng cánh mỏng Đến ngày lột vỏ con cua đực, thì con cua cái mặc tình đi dọc về ngang (-) Nó bỏ con cua đực nằm hiu quạnh trong hang, con ác phụ lại đem lòng tàn nhẫn Nó đem về một gả có đôi càng to lớn đến xé xác anh chồng xấu số, vô duyên

Sở Vương thấy cảnh bạc đen mới cất tiếng than rằng:

bể rộng trời cao

Đàn bà lòng dạ hiểm sâu

Ngoài môi lại nói những câu ân tình

Nói lối

Ôi ngán ngẫm cho nhân tình thế thái

Não nùng thay câu “ Tối độc phụ nhân tâm! “

Lòng Sở vương như muối xát, kim châm

Giận bấy kẻ ân tình không giữ trọn…

Câu 4: Sở Vương muốn thử xem lòng dạ của thế nhân ai là người đen

trắng…Người mới yết bảng truyền rao cho khắp cả…

VỌNG CỔ

… dân… tình…

…Truyền cho thần dân hãy tuân theo sắc lịnh triều đình

Tất cả đàn bà Sở quốc ai can đảm giết chồng thì thủ cấp dâng lên (-)

Được ban nhứt phẩm phu nhân

Lụa là, gấm vóc vàng ròng mười xe

Từ trong thành nội ban ra

Chiếu vua nước Sở gần xa đăng tìm

Câu 5: Chiếu chỉ truyền ra không đầy nửa tháng thì những phu nhân mạng

phụ, cho tới những trang thiếu nữ chung tình

Họ đem thủ cấp người yêu đến Hoàng cung để hưởng lộc triều đình

Trang 39

Sở Vương dù lòng căm giận nhưng vẫn phê liền một chiếu chỉ thứ hai Ai giết được vợ nhà trẫm sẽ chia nửa giang san Sở quốc.Một năm lặng lẽ trôi qua không có một kẻ đàn ông nào đến tận đền Sở vương lãnh thưởng Bởi không ai nở nhẫn tâm cầm gươm đi giết thác vợ mình.

Câu 6: Khi ấy có một anh nông dân nghèo áo chẳng đặng lành, cơm chẳng

đủ ăn! Người chồng mới đến tận đền Sở vương xin nhận gươm báu về nhà giết vợ Vua nhận lời trao kiếm và lại di hành theo gót kẻ nhà quê Khi anh

ta về đến mái lều tranh đứng bên vách nghe tiếng vợ mình ru con não nuột! Anh buông gươm cất tiếng khóc vang rồi chạy tìm Sở vương mà dập đầu tạ tội Bệ hạ ơi! Ngu dân cam chịu chết chớ không nỡ nhẫn tâm giết chết vợ mình

Sở vương cất tiếng ngợi khen và truyền đem châu báu, bạc vàng ban thưởng,

Cho hay trong đạo vợ chồng

Biết ai chung thủy, ai lòng bạc đen /

ĐÊM MỘNG HỒ TÂY - Soạn giả Thu An

(trích trong tuồng cải lương “Lá của rừng xanh”)

Nói lối

Nữ: Anh ơi! Tình ta đang nồng thắm,

Lại ly tan vì chúa Trịnh hung hăng…

Nam: Đêm Hồ Tây, trăng vàng rơi xuống cỏ…

Liễu nghiêng mình, tóc xoả nước hồ ao

Em nằm anh hát ru trong gió

Êm đềm như một giấc chiêm bao…

(giọng nhạc)

Hồ Tây, gió mát quá em ơi!

Có trăng soi cội liễu

Có anh ngồi hát ru

Cho em tìm giấc ngủ

Ngủ đi em một giấc ngủ triền miên,

Không biết đêm….hay…ngày…

Nữ (câu 1): Nhưng thôi anh hãy đi đi để mặc em ở lại…Chôn đời hoa trong

bóng tối…

VỌNG CỔ

Trang 40

… muôn… đời…

Vì em tự biết thân em nhơ bợn nhiều rồi…

Dù tình cảm có đẹp như trăng sáng, cũng bị lu mờ qua thể chất tanh hôi (+) Định mệnh chia đôi còn mong gì sum họp lại Vậy em xin cam phận lỡ làng, nuốt lệ ly tan Mà cầu nguyện cho chàng sớm vùi chôn dĩ vãng…

Nam (câu 2): Xin cám ơn lời bà cầu nguyện, nhưng bà ơi! Chỉ những kẻ có

tương lai mới vội quên dĩ vãng, để họ bước ung dung trên vàng ngọc, lụa là…

Mà kẻ đó là ai, nếu không phải là bà…?

Còn tôi thì hiện tại đã mất hết tương lai nên chỉ còn có dĩ vãng mà thôi (+)

Dĩ vãng xa xôi vui buồn lẫn lộn, cũng là phần an ủi riêng tôi Vói bà: Dĩ vãng dư rồi! Với tôi: Dĩ vãng là người tôi yêu…

Thơ

Nữ: Gió cuốn lá bay…Tơi bời hiu hắt

Lá chết, lá khô, lá xa cành lìa cội

Âm thầm rơi chờ cát bụi chôn vùi…

Hãy quên tình….năm…xưa…

Nam (câu 3): Tôi cũng cố quên vết mực đen lem ố! Chứ không thể mờ phai

hình bóng ở…

VỌNG CỔ

… Tây… Hồ…

Có nhạc, có thơ, có liễu rũ dưới trăng mờ…

Tôi nhớ mãi khi ta nằm trên cỏ Thì em mở lời nho nhỏ hát bên tai (giọng nhạc)

“Hồ tây trăng sáng quá anh ơi!

Nước Hồ Tây trong vắt chiếu ngời

Anh hát đi, hát ru em ngủ (về vọng cổ)

Cho tình ta được chắp cánh lên trời!”

Ngày đăng: 24/11/2014, 20:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w