Tiểu luận phân tích chính sách thuế Phân tích tác động của thuế xuất nhập khẩu Sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển dẫn đến các quan hệ mua bán trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia diễn ra ngày càng tăng. Mỗi một quốc gia độc lập có chủ quyền đều sử dụng một loại thuế thu vào hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới nước mình. Thuế này được gọi chung là thuế quan (Custom duty).
Trang 1I.TỔNG QUAN VỀ THUẾ XUẤT, NHẬP KHẨU
a.Nguồn gốc và khái niệm thuế xuất, nhập khẩu:
Sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển dẫn đến các quan hệ mua bán trao đổihàng hoá giữa các quốc gia diễn ra ngày càng tăng Mỗi một quốc gia độc lập có chủquyền đều sử dụng một loại thuế thu vào hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua cửakhẩu, biên giới nước mình Thuế này được gọi chung là thuế quan (Custom duty).Trong điều kiện nền kinh tế thế giới phát triển theo xu hướng quốc tế hóa thì phápluật của các nước về thuế quan ngày càng có xu thế hội nhập với các quốc gia trongkhu vực và trên phạm vi toàn thế giới
Tại Việt Nam, thuế xuất, nhập khẩu được ban hành vào năm 1951, thời điểm nàythuế xuất, nhập khẩu là công cụ để nhà nước thực hiện chức năng quản lý việc xuấtkhẩu, nhập khẩu hàng hoá giữa vùng tự do và vùng bị tạm chiếm, bảo vệ và pháttriển kinh tế vùng tự do, xúc tiến việc giao lưu các loại hàng hoá là nhu yếu phẩmcần thiết cho quân đội và nhân dân Phương châm đấu tranh kinh tế với địch là đẩymạnh xuất khẩu, tranh thủ nhập khẩu các loại hàng hoá cần thiết cho kháng chiến,sản xuất và đời sống nhân dân Do đó, nhà nước miễn thuế xuất khẩu cho tất cả cácloại hàng hoá của vùng tự do Mặt khác, hạn chế nhập khẩu hàng hoá từ vùng địch.Thuế suất áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu là từ 30 % trở lên
Luật thuế xuất, nhập khẩu hàng mậu dịch được Quốc hội nước ta ban hành ngày
29 -12 -1987 Ðạo luật này chỉ điều chỉnh quan hệ thu nộp thuế phát sinh từ hoạtđộng xuất khẩu, nhập khẩu hàng mậu dịch Do đó có sự phân biệt trong áp dụng chế
độ thu thuế giữa hàng hoá mậu dịch với các loại hàng hoá phi mậu dịch khác
Luật thuế xuất, nhập khẩu hiện hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuếxuất, nhập khẩu đã được Quốc hội thông qua ngày 26 -12-1991 và Luật sửa đổi, bổsung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhậpkhẩu đã được Quốc hội thôngqua ngày 5 -7- 1993 Luật này được Quốc hội thông qua ngày 20 -5 1998 và có hiệulực thi hành từ ngày 1 -1- 1999 Mới đây nhất Quốc hội thông qua luật thuế xuấtkhẩu, nhập khẩu ngày 14 – 6 – 2005 Luật thuế xuất, nhập khẩu hiện hành có phạm
vi điều chỉnh rộng Theo đó, Nhà nước thu thuế xuất, nhập khẩu không phân biệt tính
Trang 2Ðối tượng điều chỉnh của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu là quan hệ thu nộp thuếxuất, nhập khẩu giữa nhà nước với các tổ chức và cá nhân có hàng hoá được phépxuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, kể cả hàng hoá từ thị trườngtrong nước đưa vào khu chế xuất và từ khu chế xuất đưa ra thị trường trong nước.Theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu thì thuế xuất, nhập khẩu đốivới hàng hoá mậu dịch mang tính chất gián thu Còn đối với các loại hàng hoá khácthì tùy theo từng trường hợp mà thuế xuất, nhập khẩu có tính chất gián thu hoặc tínhchất trực thu.
Tóm lại: Thuế xuất nhập khẩu hay thuế quan (custom duty) là một biện pháp tài
chính mà các nước dùng để can thiệp vào hoạt động ngoại thương Thực chất đây làmột loại thuế gián thu đánh vào hàng hoá được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu quabiên giới
b.Phân loại thuế quan:
Người ta phân loại thuế quan theo nhiều tiêu thức khác nhau:
+ Theo mục đích đánh thuế:
một tập hợp các mức thuế suất được đưa ra mà mục đích chính là làm tăng nguồn thucho ngân sách nhà nước, còn mục đích bảo hộ cho sản xuất trong nước chỉ là thứyếu Chẳng hạn thuế quan mà một quốc gia không trồng cũng như không chế biến càphê đánh vào cà phê nhập khẩu có mục đích chủ yếu là tăng thu cho ngân sách
tạo đối với hàng hóa nhập khẩu nhằm bảo hộ cho sản xuất trong nước trước sự cạnhtranh từ nước ngoài Ví dụ: một thuế suất 20% trên giá trị máy móc nhập khẩu vớigiá nhập khẩu của chiếc máy là 2.000.000 VNĐ sẽ cho giá trị của nó sau thuế là2.400.000 VNĐ Giả sử không có khoản thuế nào khác nữa thì các nhà nhập khẩuphải bán chiếc máy này ít nhất phải ở mức giá trên 2.400.000 VNĐ để đảm bảo cólãi Khi không có thuế nhập khẩu thì các nhà sản xuất trong nước nếu muốn bán đượcmặt hàng tương tự chỉ có thể tính giá ở mức khoảng 2.000.000 VNĐ cộng với mộtlợi nhuận hợp lý; nhưng do nhà nước đã áp thuế nhập khẩu đối với máy móc nhập
Trang 3khẩu nên họ hiện nay có thể tính giá ở mức cao hơn, có thể ở ngưỡng như giá bán racủa hàng nhập khẩu (sau khi chịu thuế) và như vậy họ sẽ có khả năng thu được nhiềulợi nhuận hơn cũng như ổn định hơn về mặt tài chính
không còn nhà nhập khẩu nào dám nhập mặt hàng đó nữa
trên giới hạn cần thiết để bảo hộ nền sản xuât trong nước, đồng thời là phương tiệndùng để đạt được những kết quả nhất định trong đàm phán với những bên tham gia
+ Thuế quan theo xu hướng vận động của hàng hoá
Thuế xuất khẩu: là loại thuế đánh vào những mặt hàng mà Nhà nước muốnhạn chế xuất khẩu Nhằm bình ổn giá một số mặt hàng trong nước, hoặc có thểnhằm bảo vệ nguồn cung trong nước của một số mặt hàng, hoặc có thể nhằm hạnchế xuất khẩu để giảm xung đột thương mại với nước khác, hoặc có thể nhằm nânggiá mặt hàng nào đó trên thị trường quốc tế (đối với nước chiếm tỷ trọng chi phốitrong sản xuất mặt hàng đó) việc hạn chế xuất khẩu có thể được Nhà nước cân nhắc.Trong các biện pháp hạn chế xuất khẩu, thuế xuất khẩu là biện pháp tương đối dễ ápdụng Ngoài ra, Nhà nước cũng có thể sử dụng thuế xuất khẩu như một biện pháp đểphân phối lại thu nhập, tăng thu ngân sách Ví dụ về thuế xuất khẩu là thuế đánh vàophân bón xuất khẩu của Trung Quốc nhằm đảm bảo cân đối cung - cầu về phânbón trong nước, thuế đánh vào một số nguyên liệu thô của Việt Nam nhằm đảm bảonguồn cung nguyên liệu cho sản xuất nội địa Xu hướng chung trên thế giới hiện nay
là để thuế xuất thuế xuất khẩu thấp để hỗ trợ cho việc xuất khẩu hàng hoá Đối vớicác nước đang phát triển, nhằm khuyến khích việc xuất khẩu sản phẩm hoàn thành,các nước thường quy định mức thuế xuất khá cao đối với nguyên, nhiên vật liệu xuấtkhẩu
nước đều sử dụng loại thuế quan này vào mục đích: Chống lại các hành vi phá giá bằng cách tăng giá hàng nhập khẩu của mặt hàng phá giá lên tới mức giá chung
Trang 4khác đánh thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của mình, nhất là trong các cuộc chiến tranh thương mại Bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then chốt, chẳng hạn nông nghiệp giống như các chính sách về thuế quan của Liên minh châu Âu đã thựchiện trong Chính sách nông nghiệp chung của họ Bảo vệ các ngành côngnghiệp non trẻ cho đến khi chúng đủ vững mạnh để có thể cạnh tranh sòng phẳngtrên thị trường quốc tế Không khuyến khích nhập khẩu các mặt hàng có thể bị coi
là xa xỉ phẩm hay đi ngược lại các truyền thống văn hóa dân tộc Giảm nhập khẩubằng cách làm cho chúng trở nên đắt hơn so với các mặt hàng thay thế có trong nước
và điều này làm giảm thâm hụt trong cán cân thương mại
+ Thuế quan theo phạm vi tác dụng:
Thuế quan tự quản: là loại thuế quan thể hiện tính độc lập trong việc đánh
thuế của một quốc gia, không phụ thuộc vào các Hiệp định song phương hay đaphương đã ký kết Loại thuế quan này được chia thành thuế quan tối đa có thuế suấtcao nhất và loại thuế quan tối thiểu có thuế suất thấp nhất
Thuế quan hiệp định: loại thuế quan này có thuế suất ấn định theo những
điều khoản đã cam kết trong Hiệp định song phương hoặc đa phương
+ Theo phương pháp tính thuế:
xuất khẩu, nhập khẩu Cách tính thuế kiểu này thường được áp dụng nhiều nhất bởi
vì dễ áp dụng trong cách tính thuế và quản lý thuế và theo kịp tốc độ của lạm phát.Tuy nhiên, hạn chế của cách tính thuế quan theo giá trị là phân loại sản phẩm tínhthuế và xác định giá của sản phẩm khó thực hiện
định dựa theo khối lượng hoặc trọng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu (số tiền thuếphả nộp không phụ thuộc vào giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu) Đây là cách tính thuếkhông cần định trị giá sản phẩm, nên giảm được hiện tượng gian lận có liên quan đến
kê khai gí trị hàng hóa để trốn thuế
nhập khẩu đánh thuế 0.5USD cộng với 1% giá trị hàng nhập
Trang 5c.Vai trò của thuế xuất, nhập khẩu:
- Thuế xuất khẩu cùng với thuế nhập khẩu có tác dụng tăng thu cho ngân sáchnhà nước với chi phí rẻ hơn các loại thuế tiêu dùng, vì điểm thu thuế xuất nhập khẩu
ít hơn rất nhiều so với các điểm thu thuế tiêu dùng
- Thuế xuất, nhập khẩu cấu thành trong giá cả hàng hoá, làm tăng giá hàng hoá,
do đó có tác dụng điều tiết xuất khẩu, nhập khẩu và hướng dẫn tiêu dùng Giá cảhàng hoá cao hay thấp sẽ quyết định việc giảm hoặc tăng sức cạnh tranh của hànghoá đó trên thị trường Thông qua thuế xuất, nhập khẩu nhà nước điều tiết việc xuấtkhẩu, nhập khẩu hàng hoá
- Thuế xuất khẩu có thể được dùng để giảm xuất khẩu do nhà nước khôngkhuyến khích xuất khẩu các mặt hàng sử dụng các nguồn tài nguyên khan hiếm đang
bị cạn kiệt hay các mặt hàng mà tính chất quan trọng của nó đối với sự an toàn lươngthực hay an ninh quốc gia được đặt lên trên hết Còn thuế nhập khẩu có thể dùng đểhạn chế việc tiêu dùng hàng hoá xa xỉ hoặc các loại hàng hoá không được khuyếnkhích sử dụng như thuốc lá, rượu, bia…
- Thuế xuất, nhập khẩu có tác dụng bảo hộ nền sản xuất trong nước, đảm bảocác cam kết với chính phủ nước ngoài, là công cụ để nhà nước thực hiện các chiếnlược lớn liên quan tới thương mại quốc tế
- Thuế quan được xem là công cụ mậu dịch mang tính minh bạch hơn so vớicác công cụ phi thuế, vì người ta dễ tính được mức độ ảnh hưởng tiêu cực của chínhsách bảo hộ đối với tiến trình hội nhập kinh tế của quốc gia để qua đó gây sức épđiều chỉnh Trong hiệp định GATT (WTO) nêu rõ: nếu còn duy trì chính sách bảo hộmậu dịch ở mức độ nhất định thì thuế quan là biện pháp duy nhất được áp dụng
- Thuế quan là công cụ phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại và gây áplực đối với các bạn hàng phải nhượng bộ trong đàm phán Chẳng hạn Mỹ đòi EUphải giảm từ 30 – 50% trợ cấp trong nông nghiệp, nếu không Mỹ sẽ tăng mức thuếđánh vào nông phẩm của EU nhập khẩu vào thị trường Mỹ Hay trong năm 2001, đểtrả đũa việc Nhật Bản tăng thuế nhập khẩu đánh vào các mặt hàng rau củ của TrungQuốc nhập khẩu vào Nhật, Trung Quốc thông báo đánh thuế tăng gấp 2 lần đồi với
Trang 6Nhật – Trung phải ngồi vào bàn đàm phán để giải quyết tranh chấp và thực hiệnnhượng bộ lẫn nhau.
d.Đối tượng chịu thuế:
Tất cả hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới ViệtNam đều là đối tượng chịu thuế xuất khẩu hoặc thuế nhập khẩu ngoại trừ các trườnghợp sau:
1 Hàng quá cảnh và mượn đường qua lãnh thổ Việt Nam
2 Hàng kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu
3 Hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu vào khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất,kho bảo thuế, kho ngoại quan; Hàng hóa từ khu chế xuất, doanh nghiệp chếxuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan xuất khẩu ra nước ngoài; Hàng hóa đưa từkhu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan này sangkhu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan khác tronglãnh thổ Việt Nam; Hàng hoá xuất nhập khẩu ra vào các khu vực được phépmiễn thuế theo quy định của Chính phủ
4 Hàng viện trợ nhân đạo
+ Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
Theo số lượng từng mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Theo quy định tại điều 8 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11ngày 14 tháng 06 năm 2005 của Quốc Hội khóa 11 thì Căn cứ tính thuế, phươngpháp tính thuế và đồng tiền nộp thuế được xác định như sau:
- Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là số lượng đơn vị từng mặt hàngthực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan, giá tính thuế, thuế suất theo
tỷ lệ phần trăm (%); đối với mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối thì căn cứ tính thuế là
số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hảiquan và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa
- Phương pháp tính thuế được quy định như sau:
Trang 7a) Số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp bằng số lượng đơn vị từngmặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan nhân với giá tínhthuế và thuế suất của từng mặt hàng ghi trong Biểu thuế tại thời điểm tính thuế;b) Trong trường hợp mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối thì số thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu phải nộp bằng số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu,nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan nhân với mức thuế tuyệt đối quy định trênmột đơn vị hàng hoá tại thời điểm tính thuế.
- Đồng tiền nộp thuế là đồng Việt Nam ; trong trường hợp được phép nộp thuếbằng ngoại tệ thì phải nộp bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi
+ Đối với hàng hoá nhập khẩu: Hàng hoá nhập khẩu theo hợp đồng mua bán
hàng hoá thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư số 118/2003/TT/BTC ngày8/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 60/2002/NĐ-CP ngày 6/6/2002của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩutheo nguyên tắc của Hiệp định thực hiện Điều 7 Hiệp định chung về thuế quan vàthương mại thì giá tính thuế được xác định theo hướng dẫn tại Thông tư số 118/2003/TT/BTC nêu trên
Giá tính thuế là giá thực tế phải thanh toán cho người bán
- Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không theo hợp đồng mua bán
hàng hoá hoặc hợp đồng không phù hợp theo quy định tại Luật Thương mại thì giá
tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu do Cục Hải quan địa phương qui định
f.Thuế suất của mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu.
Thuế suất thuế xuất nhập khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu
Trang 8g.Thời điểm tính thuế:
Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là ngày đối tượng nộp thuếđăng ký Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với cơ quan Hải quan theo qui địnhcủa Luật Hải quan Trường hợp đối tượng nộp thuế khai báo điện tử thì thời điểmtính thuế là ngày cơ quan Hải quan cấp số Tờ khai tự động từ hệ thống
Quá 15 ngày kể từ ngày đăng ký Tờ khai nhưng chưa có hàng hoá thực xuấtkhẩu, thực nhập khẩu thì Tờ khai đã đăng ký không có giá trị Khi có hàng hoá thực
tế xuất khẩu, nhập khẩu phải làm lại thủ tục kê khai và đăng ký Tờ khai hàng hoáxuất khẩu, nhập khẩu
h.Thời hạn nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
i Đối với hàng hoá xuất khẩu là 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo thuếcủa cơ quan Hải quan về số thuế phải nộp
ii Đối với hàng hoá là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hànghoá xuất khẩu là 9 tháng (được tính tròn là 275 ngày) kể từ ngày nhận đượcthông báo thuế của cơ quan Hải quan về số thuế phải nộp
iii Trường hợp hàng hoá kinh doanh theo phương thức tạm xuất - tái nhập hoặctạm nhập - tái xuất thì thời hạn nộp thuế là 15 ngày kể từ ngày hết thời hạncủa cơ quan có thẩm quyền cho phép tạm xuất - tái nhập hoặc tạm nhập - táixuất (áp dụng cho cả trường hợp được phép gia hạn) theo quy định của BộThương mại
iv Đối với hàng hoá tiêu dùng phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng hoá
v Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch; hàng hoá xuất khẩu,nhập khẩu của cư dân biên giới thì đối tượng nộp thuế phải nộp xong thuếtrước khi xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài hoặc nhập khẩu hàng hoá vàoViệt Nam
vi Đối với hàng hóa không thuộc diện thực hiện nộp thuế theo qui định tại điểm
2, 3, 4 và 5 nêu trên, thì thời hạn nộp thuế là 30 ngày kể từ ngày đối tượng nộpthuế nhận được thông báo thuế của cơ quan Hải quan về số thuế phải nộp.vii Hàng hóa có thời hạn nộp thuế khác nhau thì phải mở Tờ khai hàng hóa riêng
theo từng thời hạn nộp thuế
Trang 9viii Trường hợp hàng hoá còn trong sự giám sát của cơ quan Hải quan, nhưng bị
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tạm giữ để điều tra, chờ xử lý thì thời hạnnộp thuế đối với từng loại hàng hoá thực hiện theo quy định của Luật thuếxuất khẩu, thuế nhập khẩu và tính từ ngày cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
có văn bản cho phép giải toả hàng hoá đã tạm giữ
II.TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ SUẤT NHẬP KHẨU ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM.
1.Tác động của thuế xuất nhập khẩu đến hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam
a.Tác động đến hoạt động xuất khẩu:
+ Tác động của thuế xuất khẩu đến hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu:
Thuế xuất khẩu là loại thuế gián thu Tuy nhiên, không thể xuất khẩu thuế ranước ngoài vì nhà xuất khẩu khi bán hàng ra nước ngoài không thể bán giá cao hơngiá quốc tế được
Trong điều kiện sản xuất ở Việt Nam,với công nghệ còn lạc hậu 2-3 thập kỷ sovới các nước trong khu vực, năng suất lao động còn thấp, chất lượng chưa cao nên
Trang 10khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu của Việt Nam không cao Để nâng cao khả năngcạnh tranh của hàng xuất khẩu, ngoài yếu tố về chất lượng thì giá cả là một yếu tốquyết định Khi qui định mức thuế suất cao hay thấp có ảnh hưởng rất lớn đến giá cả.Nếu chuyển toàn bộ số thuế xuất khẩu phải nộp vào giá thành của hàng hoá thì sẽlàm tăng giá xuất khẩu, dẫn đến xuất khẩu giảm.
Nếu muốn xuất khẩu được thì giá xuất khẩu giảm, bên cạnh đó, doanh nghiệpxuất khẩu phải chịu thuế xuất khẩu, dẫn đến giảm lợi nhuận và xuất khẩu giảm
Vì vậy, thuế xuất khẩu cao hay thấp có ảnh hưởng trực tiếp và ngay lập tức đếnhoạt động xuất khẩu
Thuế xuất khẩu thường thấp, chủ yếu là 0%, chỉ đánh thuế đối với một số mặthàng là nguyên vật liệu, sản phẩm thô Do đó khuyến khích các doanh nghiệp xuấtkhẩu những mặt hàng này vì lẽ giá vốn hàng xuất khẩu giảm, doanh nghiệp có khảnăng cạnh tranh về giá trên thương trường khu vực và quốc tế Tuy nhiên, thuế xuấtkhẩu cao nhất là 45%, đánh vào các hàng phế liệu, phế thải kim loại nhằm hạn chếxuất khẩu
+ Tác động của thuế nhập khẩu đến hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu
Nói đến thuế nhập khẩu chúng ta thường nghĩ đến tác động lớn nhất của nó làquản lý nhập khẩu và bảo hộ sản xuất trong nước Tuy nhiên, trong một số trườnghợp thuế nhập khẩu lại tác động đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp ỞViệt Nam, đánh thuế nhập khẩu ở mức thấp và hoàn thuế đối với máy móc, thiếtbị,vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu; miễn thuế đối với nguyên liệu nhậpkhẩu để sản xuất hàng gia công
Thuế nhập khẩu đánh vào các mặt hàng trên ảnh hưởng đến chi phí sản xuất(tăng chi phí sản xuất) và giá cả (giá cả tăng) dẫn đến xuất khẩu giảm
Khi hoàn thuế nhập khẩu cho những doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu giúpcho doanh nghiệp có thêm vốn để đẩy mạnh sản xuất, làm cho giá vốn hàng xuấtkhẩu giảm, dẫn đến, doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh về giá khi xuất khẩu, từ đólượng hàng xuất khẩu sẽ tăng và tăng kim ngạch xuất khẩu
Tuy nhiên, thời gian vừa qua, chúng ta đã làm tốt việc hoàn thuế nhập khẩunguyên liệu cho những doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu trực tiếp, nhưng nếu
Trang 11bán lại sản phẩm cho doanh nghiệp xuất khẩu khác thì lại không được hoàn thuế.Nếu vẫn duy trì chính sách thuế này sẽ làm cho thương mại hàng hoá cứng nhắc, kémnăng động.
+ Tác động của Chính sách xuất khẩu của Nhà nước:
Công cuộc đổi mới được triển khai từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đến
nay đã đưa nước ta từng bước thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội.Việc đổi mới kinh tế - xã hội một cách toàn diện là vấn đề cơ bản xuyên suốt hệthống chính sách của Đảng và Nhà nước Ngày nay, kinh tế đối ngoại có vai trò đặcbiệt trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước Để hội nhập với cộng đồng khuvực và thế giới, Việt Nam đã thực hiện chính sách đối ngoại đúng đắn, linhhoạt,mềm dẻo theo nguyên tắc độc lập, tự chủ, bình đẳng, cùng có lợi, cùng tồn tạihoà bình, nên đã thu hút được sự đồng tình ủng hộ của các nước, các tổ chức quốc tế,
mở rộng thị trường thương mại, đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ quốc tế,phá vỡ sự bao vây kinh tế, góp phần quan trọng trong việc xây dựng và phát triểnkinh tế trong nước
Sự thành công của công cuộc đổi mới trên lĩnh vực kinh tế đối ngoại có ý nghĩaquyết định đối với nhiệm vụ ổn định kinh tế - xã hội Nhờ thành tựu của công cuộcđổi mới, trong đó có phần đóng góp tích cực của kinh tế đối ngoại, không những đãcải thiện được hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế, mà còn tạo cho Việt Nammột vị thế mới trong quan hệ kinh tế với các nước trên cơ sở cùng có lợi, làm chokinh tế Việt Nam không còn bị phụ thuộc vào một nước duy nhất, một thị trường duynhất như trước đây
Xuất khẩu là hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại, là phương tiệnthúc đẩy phát triển kinh tế Việc mở rộng xuất khẩu để tăng thu nhập ngoại tệ cho tàichính và cho nhu cầu nhập khẩu cũng như tạo cơ sở cho phát triển các hạ tầng là mộtmục tiêu quan trọng nhất của chính sách thương mại Nhà nước đã và đang thực hiệncác biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích khuvực tư nhân mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệcho đất nước
Trang 12Về tiềm năng, nước ta có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế đối ngoại Một sốloại khoáng sản, nhất là dầu khí, đang thu hút sự chú ý của nhiều nước trên thế giới
và trong khu vực Các sản phẩm của nền nông nghiệp nhiệt đới, của ngành nuôitrồng, đánh bắt thuỷ, hải sản và của một số ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
có thể phát triển với quy mô lớn nhằm tạo thêm nguồn hàng xuất khẩu Tài nguyênthiên nhiên kết hợp với nguồn nhân lực, kinh tế, kỹ thuật ở trong và ngoài nước lànguồn lực quan trọng để thực hiện chiến lược kinh tế đối ngoại
Việc mở rộng xuất khẩu và các hoạt động kinh tế đối ngoại khác trong thươngmại sẽ trở thành mũi nhọn thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội Việc tăng nhanhxuất khẩu có tác dụng tích cực đến phát triển kinh tế thông qua việc đổi mới côngnghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam ởthị trường nước ngoài Nhờ kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh đã góp phần tạo điềukiện nhập khẩu vật tư, nguyên, nhiên liệu, hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ phát triểnkinh tế và cải thiện dân sinh, góp phần chống lạm phát, bình ổn giá cả
Các chính sách, chủ trương và biện pháp quản lý xuất khẩu đều nhằm vào khuyếnkhích tối đa sự phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông, đẩy mạnh xuất khẩu.Cho phépcác thành phần kinh tế tham gia hoạt động xuất khẩu Tạo mọi điều kiện thuận lợicho các doanh nghiệp xuất khẩu, hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu
Hướng đẩy mạnh xuất khẩu của nước ta trong thời gian qua là:
- Khai thác có hiệu quả tiềm năng về tài nguyên, thiên nhiên, sức lao động và đấtđai nhằm giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành, nâng cao sự cạnh tranh trên thịtrường thế giới
- Cải tiến cơ cấu xuất khẩu cho phù hợp với yêu cầu của thị trường thế giới Tăngxuất khẩu hàng chế biến, hàng công nghiệp, hạn chế xuất khẩu các sản phẩm thô
- Xuất khẩu hàng chế biến là phương pháp tốt nhất để đẩy mạnh xuất khẩu ViệtNam, tránh được tình trạng hàng nông, khoáng sản bị ép giá.Khi chúng ta giữ lạicác nông, khoáng sản, tự chế biến lấy và với tiền lương công nhân rẻ hơn thì sẽlàm ra được các hàng công nghiệp giá thấp hơn, tạo sức cạnh tranh cho các sảnphẩm nội địa
Trang 13- Tạo ra mặt hàng chủ lực đi đôi với xây dựng thị trường trọng điểm, đồng thời mởrộng mặt hàng và tìm kiếm thị trường mới.
- Các nhóm mặt hàng cần được chú ý mở rộng là các hàng nông sản đã qua chếbiến như: gạo, cà phê, cao su, chè, tơ tằm Hình thành nên những mặt hàng xuấtkhẩu mới có tầm quan trọng trên thị trường thế giới và khu vực như: hàng điện tử,viễn thông
- Nước ta đang trên con đường hội nhập vào cộng đồng thế giới Cùng với việc duytrì các mối quan hệ mậu dịch với các bạn hàng truyền thống, phải mở rộng buônbán sang các thị trường mới như đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ và thị trường Bắc
Mỹ, Nhật, EU, mở rộng hơn nữa việc xuất đổi hàng với thị trường Nga, các nướcSNG
- Nhà nước áp dụng các biện pháp khuyến khích xuất khẩu như lập quỹ hỗ trợ xuấtkhẩu để phát triển các mặt hàng có chu kỳ kinh doanh dài hạn: cấp vốn lưu độngcho các doanh nghiệp Nhà nước sản xuất và kinh doanh các hàng xuất khẩu chủyếu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất và nâng caohiệu quả hoạt động xuất khẩu; các cơ quan chuyên môn nghiên cứu xây dựng thịtrường xuất khẩu giúp các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường xuất khẩu mới; có
ưu đãi đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng thay thế nhập khẩu Để đảm bảo
an ninh quốc phòng Nhà nước ban hành qui định về hàng cấm xuất khẩu, hàngxuất khẩu có điều kiện
- Ngoài ra, Nhà nước còn quản lý hoạt động xuất khẩu thông qua các thủ tục hànhchính đối với hàng xuất khẩu.Về thủ tục thông quan Nhà nước cải cách theohướng đơn giản hoá thủ tục nhằm đẩy mạnh xuất khẩu và thực hiện các cam kếttheo Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT): tiến hành phân loạihàng hoá theo 3 luồng: luồng xanh, luồng đỏ, luồng vàng
+ Luồng xanh: cho các loại hàng xuất khẩu thông thường,giản đơn.Loại hàngnày sẽ được giải quyết thông quan nhanh
+ Luồng vàng: cho các loại hàng có một số vướng mắc nhưng ở cửa khẩu có thểgiải quyết được
Trang 14+ Luồng đỏ: cho các loại hàng hoá có những vướng mắc về chính sách,cần sựchỉ đạo của cấp trên.
- Mở rộng xuất khẩu không có nghĩa là xuất khẩu bất cứ giá nào, mà phải đảm bảocho xuất khẩu có lãi, cũng không phải chỉ để thu về ngoại tệ mà còn phải kíchthích sản xuất trong nước, tạo nhiều việc làm, xuất khẩu phải gắn liền với sử dụnghợp lý nguồn tài nguyên của đất nước, thuế xuất, nhập khẩu
b.Tác động đến hoạt động nhập khẩu:
+ Chính sách nhập khẩu của Nhà nước:
Nhập khẩu tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹthuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng từng bước công nghiệp hoá đất nước
Bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế, đảm bảo phát triển kinh tếcân đối và ổn định Nhập khẩu góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhândân.Nhập khẩu vừa thoả mãn nhu cầu trực tiếp của nhân dân về hàng tiêu dùng, vừađảm bảo đầu vào cho sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động Nhập khẩuthúc đẩy xuất khẩu
Nhiệm vụ trọng tâm của nước ta trong giai đoạn hiện nay là công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Do đó,chính sách và cơ chế quản lý nhập khẩu phải đáp ứngyêu cầu đổi mới, hiện đại hoá thiết bị và công nghệ, đảm bảo vật tư,hàng hoá thiếtyếu mà nền kinh tế chưa đáp ứng được, bảo hộ và phát triển sản xuất trong nước
-Vì thế, Nhà nước khuyến khích nhập khẩu các mặt hàng:máy móc thiết bị toàn bộ
có công nghệ cao; thiết bị, máy móc tiên tiến để hiện đại hoá công nghệ đối với cácngành công nghiệp then chốt (tin học,điện tử - viễn thông liên lạc, chế tạo máy, hoáchất cơ bản); tác động đến toàn bộ hoặc một bộ phận quan trọng của nền kinh tế.Đồng thời Nhà nước hạn chế nhập khẩu các mặt hàng: máy móc, thiết bị quá cũhoặc công nghệ quá lạc hậu và dễ gây ô nhiễm môi trường; các hàng tiêu dùng khôngthiết yếu, xa xỉ phẩm, hàng trong nước đã sản xuất được và hàng có chất lượngkhông đảm bảo nhằm bảo hộ sản xuất trong nước và bảo vệ môi trường
Để thực hiện được điều đó, kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu là biện pháp quantrọng phát triển sản xuất và xuất khẩu Cơ chế quản lý vì thế được hoàn thiện theohướng tăng cường quản lý Nhà nước, nhất là đối với nhập khẩu công nghệ và hàng
Trang 15tiêu dùng Thông qua biện pháp thuế nhập khẩu và kết hợp quản lý với các biện phápphi thuế quan, các biện pháp về tổ chức và giám sát hoạt động xuất nhập khẩu
Về thuế nhập khẩu: Nhà nước thực hiện quản lý bằng cách:
- Đánh thuế suất cao đối với những hàng tiêu dùng xa xỉ chưa phù hợp với tìnhhình kinh tế đời sống của nhân dân hiện nay
- Đánh thuế suất thấp đối với hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất, hàng tiêu dùngthiết yếu đáp ứng nhu cầu của người dân mà trong nước sản xuất với số lượngthấp
- Thay đổi thuế suất đối với hàng trong nước đã sản xuất được và đáp ứng đượcnhu cầu
- Ngoài biện pháp thuế quan, Nhà nước áp dụng những biện pháp phi thuế quannhư khống chế số lượng nhập khẩu, hàng quản lý theo chuyên ngành (Ví dụ:Nhập khẩu máy móc thiết bị phải được phép của Bộ khoa học công nghệ và môitrường), ban hành danh mục hàng cấm nhập khẩu
- Về thủ tục thông quan đối với hàng nhập khẩu, Nhà nước cũng phân loại hàngtheo 3 luồng để tiến hành quản lý tốt hơn công tác nhập khẩu:
+ Luồng xanh:cho hàng nhập khẩu có thuế suất bằng 0%,hàng nhập khẩu đượcmiễn thuế,hàng thực phẩm tươi sống bảo quản lạnh
+ Luồng vàng:cho hàng nhập khẩu có thuế suất 30% trở lên,hàng nhập khẩuchịu sự quản lý theo chuyên ngành
+ Luồng đỏ:cho hàng nhập khẩu có vướng mắc về chính sách,cần có ý kiến củacấp cao hơn
+ Tác động của thuế nhập khẩu đến hoạt động nhập khẩu:
Thuế nhập khẩu là công cụ quản lý vĩ mô Thông qua thuế nhập khẩu Nhà nướcđiều tiết lượng hàng nhập khẩu, từ đó tác động đến cung, cầu của hàng hoá được muabán trên thị trường trong nước, qua đó bảo hộ sản xuất trong nước và khuyến khíchsản xuất trong nước phát triển
Với những mặt hàng khuyến khích nhập khẩu sẽ được áp dụng thuế suất thấp, đó
là những mặt hàng trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đủ đáp ứng
Trang 16nhu cầu, cần khuyến khích nhập khẩu để đảm bảo cung cấp đủ đầu vào cho sản xuấttrong nước và góp phần đổi mới công nghệ trong nước.
Ngược lại, với những mặt hàng sản xuất trong nước đang phát triển, Nhà nướccần phải bảo hộ thì thuế suất nhập khẩu thường bị đánh cao (VD: ô tô, xe máy vàlinh kiện nhập khẩu, đường ăn, kính xây dựng, )
Để làm rõ hơn tác động của thuế nhập khẩu đến khối lượng và cơ cấu của hànghoá nhập khẩu, chúng ta giả thiết thuế đánh vào một mặt hàng cụ thể, ví dụ như hàngmay mặc Giả sử thuế suất thuế nhập khẩu là 50% và giá quốc tế của hàng may mặc
là 10.000 VNĐ Như vậy, trong điều kiện thương mại tự do mức giá bình quân là10.000 VNĐ vì khi cho tự do buôn bán nhà sản xuất trong nước không thể bán caohơn giá quốc tế được Tại mức giá 10.000 VNĐ người tiêu dùng sẽ mua với số lượng
là 30.000 chiếc Nhưng tại mức giá này, các doanh nghiệp trong nước chỉ sản xuất ởmức 20.000 chiếc Sự chênh lệch giữa mức cung trong nước (20.000 chiếc) và mứccầu trong nước (30.000 chiếc) được bù đắp bằng nhập khẩu
Bây giờ nếu đánh thuế nhập khẩu (ví dụ 50%), giá hàng may mặc nhập khẩu tăng
từ 10.000 VNĐ lên 15.000 VNĐ thì người nhập khẩu phải bỏ ra một số tiền là15.000 VNĐ để mua và đóng thuế cho đơn vị nhập khẩu mặt hàng này Giá cung lúcnày là 15.000 VNĐ, tuy giá bán quốc tế không thay đổi Với mức giá 15.000 VNĐ,cung của nhà sản xuất trong nước là 22.000 chiếc, cầu của người tiêu dùng trongnước là 27.000 chiếc Sau khi thuế nhập khẩu được thực hiện giá hàng may mặc tănglên, do đó làm cho mức tiêu thụ giảm xuống Người tiêu dùng chỉ có khả năng muamột lượng hàng là 27.000 chiếc chứ không phải là 30.000 chiếc như trong điều kiện
tự do buôn bán Lượng cầu giảm kéo theo giảm lượng hàng nhập khẩu Dưới tácđộng của thuế nhập khẩu lượng hàng nhập chỉ còn là 5.000 chiếc ( tức 27.000 chiếc -22.000 chiếc) chứ không phải là 10.000 chiếc (tức 30.000 chiếc - 20.000 chiếc).Tuy nhiên, hoạt động nhập khẩu lại do doanh nghiệp thực hiện Việc nhập khẩumặt hàng gì, giá cả bao nhiêu, lúc nào lại do doanh nghiệp quyết định Thuế nhậpkhẩu được tính vào giá thành, do đó, thuế nhập khẩu được coi là khoản chi phí nằmtrong giá hàng hoá Nó làm tăng giá vốn hàng nhập khẩu, từ đó tác động trực tiếp đếnthu nhập của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Việc đánh thuế nhập khẩu cao
Trang 17hay thấp có ảnh hưởng lớn đến quyết định của doanh nghiệp có nhập khẩu mặt hàng
đó hay không
Nếu Nhà nước bảo vệ không chính đáng nền sản xuất trong nước, chống lại hàngnhập bằng cách áp đặt thuế quan cao, cấm nhập hoặc những cản trở khác sẽ gây ranhững hậu quả khôn lường là đặt doanh nghiệp đứng trước ngã 3 đường:
i Hoặc không dám nhập khẩu chính thức mặt hàng đó nữa vì không thể cạnhtranh được với hàng lậu do trốn thuế nên giá thành hạ hoặc với hàng nhậpkhẩu thông qua hành vi gian lận thương mại Như vậy vô hình chung Nhànước đã không thu được chút nào khoản thuế này Hàng hoá vẫn tràn ngập thịtrường, khoản thu nhập từ thuế lẽ ra Nhà nước hưởng lại rơi vào túi bọn làm
ăn bất chính Khoản lợi nhuận từ kinh doanh đàng hoàng của doanh nghiệpcũng không được hưởng
ii Hoặc chính bản thân doanh nghiệp bị đẩy tới chỗ có những hành vi “gian lậnthương mại” như khai bớt số lượng, khai sai chủng loại hàng hoá, khai saiphẩm cấp chất lượng, hạ giá hoá đơn nhập khẩu Một trong những hành viphổ biến hiện nay được công luận báo chí nhắc đến nhiều là lợi dụng kẽ hởcủa biểu thuế tối thiểu, gian lận bằng cách hạ giá hoá đơn nhập khẩu, có nghĩa
là việc thông đồng giữa kẻ bán và người mua (công ty nước ngoài với công tytrong nước) để ghi giá hàng nhập trên hợp đồng thương mại thấp hơn nhiềulần so với giá thực tế Thực chất đây cũng là hành vi “trốn lậu” thuế, thu lợicho bản thân,gây thất thu không nhỏ cho Ngân sách Nhà nước và làm chaođảo không ít các doanh nghiệp làm ăn chân chính
Buôn lậu làm thất thu ngân sách rất lớn lao, làm băng hoại nền kinh tế đấtnước,phá hoại nền sản xuất,làm tiêu tan ý chí và quyết tâm của những nhà đầu
tư trong nước và nước ngoài nhưng trốn thuế nhập khẩu bằng cách hạ giáhoá đơn nhập khẩu và lo lót,hối lộ để đưa hàng nhập khẩu đi vào Việt Nammột cách công khai, hợp pháp còn nguy hiểm gấp nhiều lần vì buôn lậu aicũng biết rất dễ bị phát hiện, rất dễ bị lên án và việc ăn hối lộ, tham nhũng củabọn buôn lậu nguy hiểm hơn là việc kinh doanh bằng con đường gian lận thuế