Những ưu nhược điểm của thuế xuất nhập khẩu tại Việt Nam hiện nay a Ưu điểm.

Một phần của tài liệu Tiểu luận phân tích chính sách thuế Phân tích tác động của thuế xuất nhập khẩu (Trang 27 - 29)

III. TÌNH HÌNH THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY – ƯU NHƯỢC ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT

1.Những ưu nhược điểm của thuế xuất nhập khẩu tại Việt Nam hiện nay a Ưu điểm.

a. Ưu điểm.

Chính sách thuế xuất nhập khẩu hiện hành nay đã có nhiều thay đổi căn bản và ngày càng hoàn thiện hơn so với trước đây. Cụ thể:

- Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành được xây dựng trên cơ sở danh mục điều hòa 1996 của Hội Đồng Hợp Tác Hải Quan Thế Giới, đã bước đầu tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân loại hàng hóa dựa trên cấu tạo, đặc điểm của hàng hóa…góp phần làm cho chính sách thuế xuất nhập khẩu dần dần phù hợp với thông lệ quốc tế. - Thuế xuất nhập khẩu được thiết kế hợp lý hơn. Hiện nay đối với phần lớn hàng

xuất khẩu có thuế xuất 0%, trừ một số hàng như dầu thô, một số loại quặng và song mây. Thuế nhập khẩu được quy định có 3 mức thuế là thuế suất ưu đãi, thuế suất thông thường và thuế suất ưu đãi đặc biệt để áp dụng trong những trường hợp khác nhau tùy thuộc vào mức quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước, tạo thuận lợi trong đàm phán về thuế, phù hợp với các quy đinh quốc tế mà nước ta cam kết thực hiện. Theo tài liệu của Bộ Thương mại, hiện nay Việt Nam đã có thỏa thuận về đối xử ưu đãi đặc biệt trong quan hệ thương mại với một số nước trong khu vực như: Brunei, Indonesia, Lao…. Nước ta đã có thỏa thuận về đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với 66 nước trên thế giới.

- Mức thuế nhập khẩu tối đa đang có xu hướng giảm dần. Ngoài việc giảm số lượng các mặt hàng chịu sự quản lý giá tối thiểu của nhà nước xuống còn 15 mặt

hàng, nhà nước còn quy định bỏ áp dụng giá tối thiểu đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Công tác quan lý, thực thi chính sách thuế nhập khẩu được hoàn thiện hơn, các thủ tục hải quan được thực hiện nhanh chóng, công khai, đảm bảo thông thoáng, nhanh chóng và thuận tiện tạo điều kiện tốt cho hoạt động xuất nhập khẩu.

- Do hệ thống chính sách, cơ chế quản lý trong lĩnh vực xuất nhập khẩu được cải tiến theo hướng ngày càng đơn giản, thông thoáng hơn đã có tác dụng tích cực thúc đẩy sản xuất xuất khẩu tăng nhanh và hướng nhập khẩu phục vụ tốt cho sản xuất và đời sống.

- Có thể nói rằng chính sách thuế xuất nhập khẩu đã có tác động tích cực trong việc quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần phát triển, bảo vệ sản xuất trong nước, hướng dẫn tiêu dùng và tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

b. Hạn chế

- Thuế suất thuế xuất khẩu áp dụng theo biểu thuế, trong đó, các dòng hàng chủ yếu áp dụng mức thuế suất 0%, ngoại trừ một số nguyên liệu chưa qua chế biến mà Nhà nước không khuyến khích xuất khẩu. Trong điều kiện Việt Nam thời gian qua, việc duy trì các mức thuế suất thuế xuất khẩu ngoài mức 0% là hoàn toàn cần thiết, vừa tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước (NSNN), đồng thời góp phần quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, khuyến khích hoạt động xuất khẩu các sản phẩm đã qua chế biến nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

- Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu và rộng, đặc biệt khi đã là thành viên chính thức của WTO, các quy định về trợ cấp xuất khẩu vi phạm nguyên tắc của WTO phải bãi bỏ thì việc duy trì hàng rào thuế xuất khẩu sẽ không đưa lại nguồn thu bao nhiêu cho NSNN, mà lại không khuyến khích hoạt động xuất khẩu. Thông lệ các nước thường không đánh thuế xuất khẩu, chỉ đánh thuế nhập khẩu. Vì vậy, quy định này chưa phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Mặc dù chính sách thuế nhập khẩu đã chú trọng bảo hộ sản xuất trong nước, khuyến khích đầu tư thông qua việc phân biệt mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu từ các thị trường. Tuy nhiên, hiệu quả bảo hộ qua thuế

chưa cao, chưa có sự chọn lọc, và xác định cụ thể về thời hạn và lộ trình bảo hộ để các doanh nghiệp chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh, phát huy lợi thế sẵn có của mình.

- Hiện nay, những ngành được bảo hộ cao nhất là những ngành sản xuất hàng thay thế nhập khẩu chứ không phải là những ngành sản xuất có tiềm năng xuất khẩu hoặc những ngành có tiềm năng, có tầm ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế nhưng hiện tại chưa đủ sức cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Hàng rào bảo hộ hiện nay chỉ chú trọng trong các ngành công nghiệp. Điều này gây bất lợi khi Việt Nam tham gia vào các tổ chức thương mại khu vực và quốc tế, khi hàng rào thuế quan dần dần bị xoá bỏ - hàng nhập khẩu có nguy cơ tràn ngập, trong khi đó hàng xuất khẩu chủ lực lại không có điều kiện chiếm lĩnh thị trường.

- Do biến động của thị trường thế giới và trong nước, biểu thuế nhập khẩu đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần, đặc biệt là mặt hàng xăng, dầu, sữa bột. Việc thường xuyên sửa đổi biểu thuế suất thuế nhập khẩu tuy đáp ứng yêu cầu bảo hộ một số ngành sản xuất, góp phần đảm bảo nguồn thu ngân sách, tạo điều kiện bình ổn thị trường khi giá cả của một số mặt hàng trên thế giới tăng đột biến làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) trong nước nhưng lại gây không ít khó khăn trong quá trình thực hiện, các doanh nghiệp sẽ bị động khi có sự thay đổi về thuế trong tính toán hiệu quả SXKD, trong xây dựng được chiến lược kinh doanh, thương hiệu sản phẩm.... Mặt khác, việc thường xuyên thay đổi biểu thuế suất thuế nhập khẩu sẽ làm cho chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam không minh bạch theo quy định của WTO.

- Biểu thuế suất thuế nhập khẩu quá phức tạp. Thuế suất thuế nhập khẩu nhìn chung thấp đối với nguyên liệu đầu vào (thường là 0%) và cao đối với các sản phẩm đầu ra, thuế suất cao nhất thường áp dụng cho hàng tiêu dùng. Thực tế cho thấy, chiến lược thúc đẩy tăng trưởng hàng sản xuất trong nước thay thế hàng nhập khẩu thông qua việc đưa ra rào cản thuế nhập khẩu cao, thường dẫn đến mức độ bảo hộ cao và việc lợi dụng chính sách bảo hộ của các nhà sản xuất thay vì hướng đến việc thay đổi công nghệ, cắt giảm chi phí.

Một phần của tài liệu Tiểu luận phân tích chính sách thuế Phân tích tác động của thuế xuất nhập khẩu (Trang 27 - 29)