Tìm hiểu về nhà sàn dân tộc thái
Trang 1BÀI TIỂU LUẬN TÌM HIỂU VỀ:
NHÀ SÀN DÂN TỘC THÁI
Giáo viên hướng dẫn:
Nhóm sinh viên thực hiện :
Lê Thị Thanh An 10k5
Đèo Thuận Thắng 10k5
Khương Hải Hoàn 10k5
Nguyễn Văn Thắng 10k3
Mục lục: Chương 1: Đôi điều về dân tộc Thái.
Chương 2: Kiến trúc độc đáo của nhà sàn dân tộc Thái Sơn La
Chương 3: Nhà sàn dân tộc Thái thời hiện đại ở Sơn La.
Chương 4: Tín ngưỡng dân gian được thể hiện trong kiến trúc nhà sàn dân tộc Thái Chương 5: Giá trị vật chất tinh thần của nhà sàn người Thái.
Chương 6: Bài học.
Trang 2Các tư liệu sử dụng trong bài viết:
Hình ảnh đi chụp thực địa Tại một số xã của Tỉnh Sơn La : Bản Lưng - huyện Sông Mã , Bản
Bó –thành phố Sơn La…
Phỏng vấn các già làng, trưởng bản, thầy mo, thầy cúng, nghệ nhân văn hoá dân gian,cùng đồng bào người dân tộc
Tư liệu từ 1 số bài viết của Trần Vân Hạc: http://vanhac.org/
Tìm kiếm tài liệu qua mạng internet, thư viện tỉnh
Thông tin từ 1 số địa chỉ Web:
http://www.baoyenbai.com.vn/26/78922/Giu_nhung_gia_tri_van_hoa_truyen_thong_kien_truc_nha_san.htm
http://www.baosonla.com.vn/images/12dantoc/dantocthai.asp
http://baodatviet.vn/Home/congdongviet/Dieu-xoe-dan-toc-Thai/20103/85226.datviet
Thai/40038587/148/
http://vietbao.vn/Kham-pha-Viet-Nam/Xen-ban-Net-van-hoa-truyen-thong-cua-dan-toc-http://vifash.com.vn/p0c80s155n558/trang-phuc-net-dac-trung-trong-van-hoa-thai.htm
Trang 3Chương 1: Đôi điều về dân tộc Thái.
*Dân tộc Thái có khoảng 60 vạn người bao gồm nhiều ngành, mỗi ngành lại chia làm nhiều nhóm khác nhau : Thái Đen, Thái Trắng và Thái Đỏ gồm nhiều nhóm phức tạp cư trú chủ yếu
ở Mộc Châu ( Sơn La), Mai Châu ( Hòa Bình) và các huyện miền núi hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ Tĩnh : Thái Mai Châu , Thái Mộc Châu và Thái Thanh Hoá
*Dân tộc Thái thuộc nhóm địa phương : Ngành Đen(Thái Đen), Ngành Trắng(Thái Trắng)
và thuộc nhóm ngôn ngữ Tày Thái
I/ Dân cư
1/ Thái Đen ( hay còn gọi là Táy Đăm).
Địa bàn cư trú: chủ yếu ở hai tỉnh Sơn La , Hoàng Liên Sơn , và các huyện Điện Biên , Tuần Giáo tỉnh Lai Châu Ở miền tây Thanh Hoá và Nghệ Tĩnh , những nhóm Tày Thanh (Man Thanh), Tày Mười, Tày Khăng đã bị ảnh hưởng nhiều về văn hoá và nhân chủng của các dân cư địa phương và Lào
Nguồn gốc: Đến Việt Nam vào khoảng thế kỷ XI va XII Tày Thanh từ Muờng Thanh (Điện Biên) qua Lào và Thanh Hoá tới Nghệ Tĩnh cách đây 200,300 năm Nhóm này gần gũi với Thái Yên Châu và chịu ảnh huởng văn hoá Lào Nhóm Tày Mười là 1 phần cư dân xã Chiềng Pấc di vào Thanh Hoá và Nghệ Tĩnh từ thời Lê Thái Tổ
2/ Thái Trắng (Táy Đón).
Địa bàn cư trú: Chủ yếu ở Lai Châu và các huyện Quỳnh Nhai, Bắc Yên, Phủ Yên (Sơn La)
Nguồn gốc: Thái Trắng là con cháu người Bạch Y đã
cư trú từ lâu ở Tây Bắc và Nam Vân Nam Nhưng đến đầu thiên niên kỉ thứ 2 sau Công Nguyên, họ mới chiếm được ưu thế ở dọc hữu ngạn sông Hồng và tỉnh Lai Châu Đến thế kỉ thứ XIII, họ đã làm chủ Muờng Lay Ở vùng ven sông Hồng, họ đến sớm hơn nguời Thái Đen vì trong hành trình hành quân, Lạng Chượng
đã gặp cái tù trưởng Thái Trắng ở dọc đường Bộ phận Thái Trắng sau phát triển thế lực sang các vùng Quỳnh Nhai (Sơn La), Mường Tè (Lai Châu), tới Mường Tấc (Phủ Yên) và một bộ phận xuống Đà Bắc và Thanh Hoá
Trang 4II/ Kinh tế:
Dân tộc Thái có nền kinh tế khá đa dạng, họ biết tận dụng tất cả những tài nguyên sẵn có cũng như sáng tạo và phát minh ra những công cụ để phục vụ cho công việc của họ dưới đây là những hình thaí kinh tế chủ yếu của dân tộc Thái
1/ Lúa nước:
<= Cọng nước Khi đến Việt Nam , người Thái đã biết làm ruộng nước, nước là yếu tố quan trọng bậc nhất trong việc trồng lúa, cần quanh vụ và khi có nước mới bắt đầu cáy cấy được,chính vì thế mà
họ có nhiều kinh nghiệm trong việc đào mương, đắp phai, bắc ống dẫn nước về ruộng cũng như trong việc sử dụng một cách phổ biến và rất tài tình chiếc cọng nước_một thứ máy móc giản đơn vào việc dẫn nước vào ruộng
2/ Nương rẫy
Nương Thái có 2 loại : Nương và rẫy Như là nương lúa, ngô, sắn, làm hai hoăc ba năm phải bỏ hóa, thường đi đôi với công cụ là gậy chọc lổ hay là cuốc Nương bông, chàm đã được xới, bón kỹ Loại nương này đã bắt đầu được thâm canh nhưng chưa đến mức độ chuyển hóa thành ruộng hay thành vườn được
+) Địa bàn cư trú: Chủ yếu ở Mộc Châu (Sơn La), Mai Châu (Hà Sơn Bình) và các huyện miền núi 2 tỉnh Thanh Hoá và Nghệ Tĩnh
+) Nguồn gốc: Nhóm Thái Mộc Châu từ Lào sang từ thế
kỉ thứ XIV, chịu ảnh hưởng về nhân chủng và văn hoá của
cả hai nghành Thái Trắng và Thái Đen Nhóm Thái Mai Châu gốc từ miền Bắc Hà (Hoàng Liên Sơn) chuyển về vào khoảng thế kỉ thứ XIV, từ đó xuống Mường Khòong (Thanh Hoá) và một số ngược lên Châu Mộc (Sơn La) hoà vào nhóm Thái cũ đã ở đó Người Thái Thanh Hoá tiếp tục được
bổ sung bằng những luồng thiên di từ Lào qua hay Tây Bắc
về, có quan hệ qua lại về huyết thống với văn hoá và người Mường
Trang 5Nhưng sau ngày giải phóng , việc trồng lúa có tăng năng suất cao hơn nhờ vào việc tiếp thu những kỹ thuật
và phương pháp canh tác mới “ Nước ,phân ,cần, giống,” được chú trọng và giải quyết theo khả năng của địa phương với sự giúp đỡ của chính phủ Đã xuất hiện những máy móc nông nghiệp cày , bừa máy , máy bơm nước .vv những công trình thủy nông loại nhỏ hay vừa vv Đất được khai thác mạnh hơn nhờ làm thủy lợi,bỏ phân tro, tăng diện tích, tăng vụ
3/ Rừng
Nhờ ruộng đất, đời sống cư dân Thái có phần sung túc hơn các cư dân quanh vùng Nhưng
họ cũng chưa thoát khỏi đói kém do lũ lụt, hạn hán gây ra và họ vẫn tồn tại và phát triển đến tận bây giờ là nhờ có rừng phòng hộ và từ đó họ phát triển được kinh tế rừng, cung cấp cho họ các thứ rau củ, hạt dại,nấm, mộc nhĩ, măng, rêu , và các loại côn trùng , dưới khe suối còn có tôm, cua,ốc cá nhỏ Những thứ đó thường xuyên tham gia vào hai bữa ăn chính hàng ngày của đồng bào Nên hái lượm vẫn đóng một vị trí nhất định trong đời sống kinh tế của cư dân người Thái
Rừng còn cung cấp cho đồng bào Thái những nguyên vật liệu để làm nhà , đan lát những gia
cụ , cung cấp củi đun, dầu thắp sáng, những cáy thuốc và những lâm thổ sản quý, và do chính sách thu mua lâm thổ sản và khuyến khích việc khai thác và trông rừng , có hợp tác xã đã thu nhập được một số tiền mặt lớn góp phần nâng cao đời sống xã viên
4/ Chăn nuôi, đánh cá
Rừng không chỉ là nguồn cung cấp ,dự trữ nguyên liệu lương thực,là đất để săn bắn,mà còn là nơi chăn gia súc.Ở dây ít có đồng cỏ lớn .Nhưng ở từng địa phương ,người Thái vẫn tìm kiếm được chỗ để tha rông trâu bò trong những lúc không dùng chúng vào sản xuất
Nghề đánh cá khá phát triển: “Pày kin pà, ma kin lảu” tức đi ăn cá, về uống rượu là câu nói cửa miệng của đồng bào Cá là món ăn có trong bữa cơm hằng ngày, và không thể thiếu được trên mâm lễ và khi nhà
có khách khứa
5/Dệt vải
Có thể coi phụ nữ Thái là những thợ dệt chăm chỉ,lành nghề ,sản xuất không những đủ chăn màn ,quần áo cho gia đình mà còn đem trao đổi.Người Thái nổi tiếng với những tấm thổ cẩm dệt rất tinh vi với những mô típ hoa văn hình thú ,chim ,cây cối
Trang 6Dệt vải là một nghề thủ công truyền thống lâu đời của người Thái Hình ảnh cô gái Thái bên khung cửi, nét đẹp quen thuộc vẫn thường gặp ở mỗi nhà trong làng bản.Họ dệt ra những tấm vải thổ cẩm rất tinh xảo và đẹp.
III/ VĂN HÓA
A/ Văn hóa vật thể
1, Trang phục người Thái
TRANG PHỤC NAM
Người Thái phân bố rải rác ở những vùng, miền khác nhau Ở mỗi vùng, từng nhóm người
Thái lại có những phong cách trang phục khác nhau.Trang phục nam giới gồm áo, quần, thắt lưng và các loại khăn
Áo nam giới có hai loại, áo cánh ngắn và áo dài Áo ngắn may bằng vải chàm, kiểu xẻ ngực, tay dài hoặc ngắn, cổ tròn Khuy áo làm bằng đồng hay tết bằng nút vải, có hai túi phía vạt trước có khi có túi con ở phía ngực trái
Áo ngắn loại này hầu như không có trang trí hoa văn, mà chỉ dịp trang trọng người ta mới thấy nam giới Thái mặc tấm áo cánh ngắn mới, lấp ló đôi quả chỉ (mak may) ở đầu đường xẻ tà hai bên hông áo Mak may quấn bằng chỉ mầu xanh, đỏ vàng, xen kẽ nhau
TRANG PHỤC NỮ
Cũng như nhiều dân tộc khác, trang phục của phụ nữ Thái còn bảo lưu và thể hiện rõ nét nhất bản sắc văn hóa dân tộc Các bộ phận của nữ phục Thái gồm: áo ngắn, (xửa cỏm), áo dài (xửa chái và xửa luổng), váy (xỉn), thắt lưng (xải cỏm), khăn (piêu), nón (cúp), xà cạp (pepăn khạ), các loại hoa tai, vòng cổ, vòng tay, xà tích…
Mô hình thiếu nữ Thái dệt vải Khuyên tai của dân tộc Thái đen
Trang 7Áo ngắn của người Thái có nhiều loại, trong đó xửa cỏm (áo ngắn bó sát người có hàng cúc bướm) là đặc trưng hơn cả Loại áo xửa cỏm may vừa khít thân, rất ngắn, gấu áo vừa chấm cạp váy, làm tôn thêm những đường nét đẹp của người phụ nữ Bởi thế, loại áo phụ nữ này rất khó may cắt, sao cho bó sát người vừa làm cho người mặc cử động thoải mái.
Váy (xỉn) cùng với xửa cỏm tạo nên dáng nét chính của bộ nữ phục Thái Thắt lưng (xài ẻo) làm bằng vải tơ tằm hay sợi bông màu xanh lam hoặc tím xẫm, giữ cho cạp váy quấn chặt lấy
eo bụng
Nói về bộ trang phục nữ Thái không thể thiếu chiếc khăn piêu Chiếc khăn piêu được các
cô gái Thái thêu thùa rất cầu kì, nó thể hiện sự khéo léo của mỗi cô gái Piêu tết 3 sừng là piêu thường dùng, piêu tết 5 hay 7 sừng là piêu sang, dùng làm quà biếu, đội lúc bản mường có hội
Y phục phụ nữ Thái– Lai Châu Y phục phụ nữ Thái Trắng – Sơn La
Trang 8tự nó đã bao quát cả âm dương, ngũ hành một cách tổng thể Xét riêng từng phần, sự hài hoà cũng lại là một nét riêng tạo nên một tác phẩm vô cùng quyến rũ
Xôi nếp đựng trong “ếp khảu” Hình ảnh người phụ nữ Thái bên bếp lửa
đang dùng “Tàu hày”để đồ xôi.
Đối với người Thái, trong một mâm cơm, các món ăn bao giờ cũng phải đảm bảo đủ 2 yếu
tố âm, dương Chúng bổ sung, pha trộn cho nhau làm thực khách mê mải cùng hương rượu, quấn quít với những hương vị được gia giảm rất kỹ càng Món cá mang tính âm (hàn) nên khi
ăn, người Thái dùng với một số gia vị mang tính dương như: ớt, sả, gừng, tiêu để cân bằng
Và những vị cay này cũng lại được điều hoà bằng vị chua của khế, của chanh Mang trong mình hơi thở của núi rừng rộng thẳm cùng những sản vật được thiên nhiên ưu đãi
Món Pà pỉnh tộp Chuẩn bị làm món rêu nướng
4, Phương tiện vận chuyển.
Trang 9Do sinh sống bên cạnh dòng sông, con suối, người Thái nổi tiếng là những người đi thuyền giỏi Nhiều người du lịch không hết lời ca ngợi cách lái thuyền của họ vượt qua các thác ghềnh, xuôi ngược sông Đà Ngày xưa, trước khi lấy vợ,người thanh niên Thái buộc phải lên rừng kiếm gỗ đóng xong chiếc thuyền độc mộc cho mình Nổi tiếng ở vùng Thái là chiếc thuyền đuôi én dùng để chở hàng, dọc các dòng sông lắm thác ghềnh Thân thuyền thon, mũi thuyền nhọn, phảng phất như hình chiếc thuyền trên trống đồng Ngọc Lũ Thuyền có nhiều loại: có loại to 5 mái chèo, có loại nhỏ 2 mái chèo Thuyền to dài tới 15-16m, có thể chở được
20 tạ hàng
Đến ngày nay, bên cạnh những phương tiện giao thông vận tải cổ truyền còn thấy thông dụng ở nông thôn, đã xuất hiện những phương tiện hiện đại: ôtô, xe đạp, thuyền gắn máy Mạng lưới đường sá đã mở rộng xuống các làng mạc, tao điều kiện cho đồng bào dễ tiếp xúc với văn minh bên ngoài của cả nước, thúc đẩy sự phát triển về các mặt kinh tế, xã hội, văn hoá ở địa phương
B/Văn hoá phi vật thể.
1, Ngôn ngữ.
a, Tiếng nói
Người Thái nói các thứ tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ gốc Thái của hệ ngôn ngữ Thái-Kadai Trong nhóm này có tiếng Thái của người Thái (Thái Lan), tiếng Lào của người Lào, tiếng Shan ở Myanma và tiếng Choang ở miền nam Trung Quốc Tại Việt Nam, 8 sắc tộc ít người gồm Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái được xếp vào nhóm ngôn ngữ Thái
b, Chữ viết
Sách cổ của người Thái
Ở Việt Nam, Thái là dân tộc thiểu số có tiếng nói và sớm có chữ viết riêng Theo cuốn Quan Tô Mương (kể chuyện Mường) thì chữ Thái Đen dòng Tạo Xuông, Tạo Ngần ở đất Mường Lò (nay
là huyện Văn Trấn và thị xã Nghĩa Lộ - Yên Bái)
đã có từ thế kỉ XI
Chắc chắn chữ Thái là phương tiện duy nhất để ghi chép các thông tin kinh tế, xã hội, văn hoá của dân tộc Và như thế chữ Thái cổ đã trở thành di sản văn hoá của tộc người và nhân dân Thái
2,Tôn giáo tín ngưỡng.
Do sinh sống bằng nông nghiệp trong điều kiện còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, khoa học còn kém phát triển, người Thái tin rằng các lực lượng siêu nhiên quyết định số phận của
họ Họ tin trên trời có Then Luông là đấng cai quản trời đất,loài người và vạn vật, Then Luông được các quần thần giúp việc Còn ở trần gian, bất cứ nơi nào cũng có các ma cai quản Muốn lập bản, khai phá ruộng, phát nương, đánh cá, săn thú đều phải xin phép các ma ruộng, ma nương, ma rừng ma suối… Những vị thần trên trời, các ma dưới trần cùng với ma nhà, ma họ, những ông bà cụ kị đã mất là những lực lượng phù hộ, bảo vệ con người
Trang 10Thầy mo đang cúng lễ
Người Thái theo trật tự gia đình phụ quyền, có hình thức thờ cúng tổ tiên Người Thái có nơi thờ cúng từng dòng tộc, từng dòng họ Chỗ đó có thể là một rừng cấm, một gốc cây, một hòn đá Nếu người trong một họ liên kêt với nhau bằng việc thờ cúng ma dòng họ, thời thành viên trong gia đình liên kết với nhau bằng việc thờ ma nhà
Bố mẹ đã khuất được coi là siêu linh tác động đến toàn
bộ đời sống của con cháu Chỉ có người chủ nhà mới được thay mặt gia đình cúng ma nhà, chủ trì lễ xên hươn, cầu xin tổ tiên nói chung phù hộ cho con cháu
3, Văn hoá dân gian
Sinh sống hàng ngàn năm trên dải đất Việt Nam thừa hưởng một nền văn minh cổ truyền lớn lao của cha ông người Thái đã góp phần cống hiến không nhỏ vào kho tàng văn hoá chung của cả dân tộc Việt Nam Nhờ có văn tự, cư dân Thái đã lưu lại cho đến nay nhiều sách, chuyện ghi trên giấy, trên lá cây Đó là những cuốn sách sử chép tay dày hằng trăm trang, những bộ luật hay tập quán tương đối hoàn chỉnh, phản ánh tình hình xã hội đương thời những bản trường ca làm kích động lòng người, những chuyện thơ tuy khuyết danh nhưng đầy giá trị nghệ thuật, những tập dân ca những bài hát đồng giao những bài hát răn đời, những tầp ghi chép những nghi lễ tôn giáo …Có thể nói vốn văn nghệ cổ truyền Thái rất phong phú Thơ ca dân gian chiếm một vị trí rất lớn gồm những câu ca dao, những tập thơ tình yêu, thơ ca hát trong dịp hội hè, đám cưới, mừng lên nhà mới ,trong những dịp lao động sản xuất, cho đến những bản trường ca, những truyện thơ lịch sử
Đất Thái còn nổi tiếng về múa Múa còn gọi là múa xoè Ban đầu xoè có hình thức đơn giản và có tính phổ thông Có điệu xoè vòng hay xoè theo hàng, múa theo nhịp đàn hay theo điệu hát khi vui chơi dưới ánh trăng hay lúc nghỉ giữa hai thời gian sản xuất Sau cách mạng, nghệ nhân dân gian mới phát triển thành những điệu xoè mang biểu diễn lên sân khấu như điệu xoè khăn, xoè quạt, xoè nón, xoè bướm, xoè đèn…
Thiếu nữ Thái múa điệu múa dân tộc Thiếu nữ Thái múa quạt
Nhà sàn của người Thái Tây Bắc là một công trình kiến trúc đậm đà bản sắc văn hoá
dân tộc,ta sẽ tìm hiểu điều này qua những nét chính sau:
Trang 11I Sơ đồ mặt đứng.
II Sơ đồ mặt bằng và phân chia không gian nội thất trong nhà sàn
III.Kết cấu khung
IV Họa tiết trang trí nhà sàn
V Một số kiểu cầu thang nhà sàn
VI Vật liệu làm nhà sàn
I Sơ đồ mặt đứng.
Nhà sàn của người Thái - "hướn hạn phủ táy" là một công trình kiến trúc tài hoa, hoà đồng
với thiên nhiên, đất trời cùng vạn vật Từ kiến trúc xây dựng đến nghệ thuật trang trí đều bắt nguồn từ thực tế cuộc sống khách quan được cách điệu hoá đạt tới trình độ thẩm mỹ cao Cộng đồng người Thái sống thành những bản, mường, ở những thung lũng Cuộc sống hoà với thiên nhiên để tiện cho việc gieo cấy lúa nước, trồng lanh dệt vải nên ngôi nhà sàn của người Thái đặc trưng khác biệt với nhà ở của các dân tộc khác
Khí hậu Tây Bắc khắc nghiệt, hàng năm có thể chia làm 3 mùa : hanh, sương, mưa Mùa hanh từ tháng 10 đến tháng Giêng, mùa sương từ tháng 2 đến tháng 5, mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9 Từ xa xưa, trong nhận thức của người Thái là phải làm một kiểu nhà an toàn, chịu đựng được những điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên Vì thế, những ngôi nhà truyền thống ra đời gắn với đồng bào hàng ngàn năm, giúp họ tồn tại, phát triển Để có được ngôi
Trang 12nhà sàn vừa ý, người Thái phải chọn những loại gỗ tốt làm khung nhà, mái lợp gianh,bây giờ thì đa phần là lợp ngói
Chùm ảnh đi chụp thực tế 1 ngôi nhà sàn ở bản Lưng-xã Chiềng en-huyện Sông Mã-SơnLa.
Phía trước nhà Nhìn chéo từ phía trước nhà.
Phía sau nhà.
Nhà sàn thường cao hơn mặt đất chừng 2 mét,như vậy giúp chống được ẩm thấp,thú dữ (ngày xưa), phía trên để sinh hoạt, phía dưới có thể dùng để chăn nuôi Mặt sàn được lát bằng những cây bương, tre, vầu hoặc gỗ Điều đặc biệt, trong nếp nhà sàn truyền thống là mặc dù được cấu trúc từ các loại cây gỗ và cây có dóng, lợp bằng cỏ tranh hay ván thông, nhưng không hề dùng đến một mẩu sắt nhỏ nào trong thiết kế xây dựng Tất cả các hệ thống dây chằng buộc, thắt khá công phu và tinh xảo bằng lạt tre, giàn mây hoặc vỏ những cây chuyên dùng trong rừng Tuy đơn sơ, mộc mạc, nhưng nhà sàn rất chắc chắn và bền với mưa rừng, gió núi và khí hậu ẩm ướt quanh năm Có những ngôi nhà tồn tại tới hàng trăm năm tuổi
Ảnh đi chụp thực tế 2 ngôi nhà sàn khác ở xã Chiềng Lề-Sơn La.